Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MÔN LUẬT NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.21 KB, 19 trang )

Đề tài : Xác định quyền năng nhận tiền gửi. thực trạng và hoạt
động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng và đề xuất ý kiến về quy
định hiện hành về quyền năng này trên cơ sở thực tiễn huy động
tiền gửi từ năm 2012 trở lại đây.
1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….2
NỘI DUNG……………………………………………………………… 2
I. KHÁI QUÁT CHUNG……………………………………………… 2
1. Tiền gửi…………………………………………………………… 2
a. Khái niệm…………………………………………………………………….2
b. Các loại tiền gửi…………………………………………………………… 3
2. Huy động vốn bằng tiền gửi…………………………………………4
3. Ý nghĩa của việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động
nhận tiền gửi……………………………………………………………….4
II. QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG…………………………………………………………………5
1. Các loại tiền gửi mà các TCTD được phép huy động…………….5
2. Giới hạn quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối
với từng loại hình TCTD………………………………………………… 6
3. Trách nhiệm, nghĩa vụ của TCTD trong việc huy động vốn bằng nhận
tiền gửi……………………………………………………………… 9
III. THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC
TCTD TỪ NĂM 2012 TRỞ LẠI ĐÂY
1. Thực trạng………………………………………………………… 10
2. Hoạt động nhận tiền gửi của các TCTD……………………………11
IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT…………………………………………………… 15
KẾT LUẬN………………………………………………………………….16
2
LỜI MỞ ĐẦU


Việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng là nghiệp
vụ thường xuyên và được xem là quan trọng nhất để tổ chức tín dụng có thể phát
triển bền vững phục vụ lợi ích cho các cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội. Ngay
từ khi nền sản suất hàng hóa sơ khai hình thành, nhu cầu xuất hiện ngành nghề
kinh doanh tiền tệ cũng ra đời, qua thời gian hình thành nên các tổ chức tín
dụng. Cho đến ngày nay xuất hiện nhiều loại hình tổ chức tín dụng với những
nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng. Ở nước ta, khoản 1 điều 4 luật các tổ
chức tín dụng 2010 quy định : “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện
một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm
ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín
dụng nhân dân”.
Năm 2012 là năm kinh tế đầy biến động với tỷ lệ lạm phát gia tăng, tăng
trưởng trì trệ, ảnh hưởng sâu sắc tới các tổ chức tín dụng. Theo đó, nhiều tổ
chức tín dụng là ngân hàng lâm vào tình trạng có nguy cơ mất thanh khoản yêu
cầu đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi tăng cao. Nhà nước
đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế vĩ mô để khắc phục những tình trạng này
song vẫn còn nhiều khó khăn trong nền kinh tế. Trong bài tập này, tôi đi sâu
phân tích và làm rõ vấn đề : “Xác định quyền năng nhận tiền gửi. thực trạng và
hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng và đề xuất ý kiến về quy định hiện
hành về quyền năng này trên cơ sở thực tiễn huy động tiền gửi từ năm 2012 trở
lại đây.”
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tiền gửi
a. Khái niệm
Khoản 9 điều 20 luật các TCTD 1997 có đưa ra định nghĩa về “tiền gửi”
như sau : “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình
thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn
3

trả cho người gửi tiền.” Bên cạnh đó, khoản 1 điều 2 nghị định 70/2000/NĐ-CP
về việc giữa bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài
sản gửa của khách hàng cũng nêu khái niệm : “Tiền gửi của khách hàng bao
gồm tiền Đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (kể cả tiền gửi tiết kiệm) và
các hình thức tiền gửi khác”. Mặc dù khái niệm “tiền gửi” được định nghĩa ở 2
văn
bản luật khác nhau nhưng khái niệm này thực chất vẫn mang tính chất liệt kê,
chưa nêu rõ được bản chất. Đến luật TCTD 2010 cũng chưa đưa ra được một
định nghĩa về tiền gửi.
b. Các loại tiền gửi
* Tiền gửi không kỳ hạn : là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào tổ chức
tín dụng để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán.
Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền đang chờ thanh toán, không phải là
tiền mà khách hàng để dành nên họ có thể rút ra để sử dụng hoặc thanh toán bất
kỳ lúc nào theo yêu cầu. Với loại tiền gửi này, người gửi tiền có thể là tổ chức
cá nhân. Mục đích gửi tiền là để giữ hộ hoặc để chờ thanh toán. Người gửi tiền
có thể rút tiền hoặc sử dụng bất kỳ lúc nào mình muốn. Loại tiền gửi này có thể
được hưởng lãi thấp hoặc không được hưởng lãi, lãi suất hiện nay là 2%/ 1 năm.
Ngoài ra, người gửi tiền có thể sử dụng các phương tiện thanh toán không bằng
tiền mặt để chi trả như séc, ủy nhiệm chi và các lệnh chi khác.
* Tiền gửi có kỳ hạn : là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thỏa thuận với
tổ chức tín dụng về thời gian rút tiền
Với loại tiền gửi này, người gửi cũng có thể là tổ chức, cá nhân. Lãi suất
của tiền gửi có kì hạn rất cao.
* Tiền gửi tiết kiệm : là loại tiền gửi chỉ dành cho cá nhân, được gửi vào
tổ chức tín dụng để quản lý hộ, cất giữ hộ để hưởng lãi theo định kỳ. Có 2 loại
tiền gửi tiết kiệm :
- tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : gần giống tiền gửi không kỳ hạn, chỉ khác :
4

Người gửi là cá nhân và người gửi tiền không được sử dụng các phương tiện
thanh toán không bằng tiền mặt để chi trả tiền trong tài khoản.
- tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : giống như tiền gửi có kỳ hạn, chỉ khác ở chủ thể
gửi tiền là cá nhân
2. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi
Đây là 1 hình thức huy động vốn chủ yếu của tổ chức tín dụng, và đó là
hình thức huy động vốn đặc trưng đặc thù mà chỉ tổ chức tín dụng mới có hình
thức này.
Hoạt động “nhận tiền gửi” được quy định tại khoản 3 điều 4 luật các
TCTD, theo đó : “nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân
dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát
hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác
theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho người gửi tiền theo thỏa
thuận”. So với luật TCTD 1997, luật TCTD 2010 có thêm các hình thức nhận
tiền gửi là : “phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu”.
3. Ý nghĩa của việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động huy động vốn
bằng nhận tiền gửi
Việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền
gửi mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Cụ thể :
Thứ nhất, hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức
tín dụng, giúp TCTD sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thanh khoản.
Đồng thời qua đó nhà nước quản lý hiệu quả các hoạt động ngân hàng, hạn chế
rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đơn cử như việc các tổ chức tín dụng khi huy
động vốn bằng nhận tiền gửi không kỳ hạn thì không thể sử dụng số vốn này để
cho vay trung và dài hạn được mà phải sử dụng theo một tỷ lệ nhất định do ngân
hàng nhà nước quy định.
Bên cạnh đó, quy định loại tiền gửi nhằm xác lập dự trữ bắt buộc tăng khả
năng thanh toán của các TCTD.
Ngoài ra, việc xác định các loại tiền gửi và hoạt động huy động vốn bằng
nhận tiền gửi giúp người gửi tiền có thể lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp với

5
khả năng nguồn vốn, mục đích và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền quy định
mức lãi suất gửi tiền …
II. QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG
1. Các loại tiền gửi mà các TCTD được phép huy động
Tại khoản 9 điều 20 luật các TCTD 2003 có giải thích về khái niệm tiền
gửi : “Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các
tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi
hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”. Hiện tại, pháp
luật chưa có quy định cụ thể về từng loại tiền gửi trên. Việc quy định đó do các
TCTD tự xác định lấy bằng nghiệp vụ của mình để phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh của tổ chức mình. Việc pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này
gây ra khá nhiều bất cập trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
như cách tính lãi suất tiền gửi, thời hạn gửi tiền…
Điều 92 luật các TCTD 2003 cũng quy định :
“1. Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ
phiếu để huy động vốn theo quy định của luật này và quy định của Ngân hàng
nhà nước.
2. Căn cứ luật này và luật Chứng khoán, Chính phủ quy định việc phát
hành trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn của tổ chức tín
dụng”.
Ngoài ra điều 1 quyết định 432/2000/QĐ-NHNN về nghiệp vụ huy động
và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của tổ chức
tín dụng quy định : “Cho phép các tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động
ngoại hối được huy động vốn có kỳ hạn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị
theo giá vàng của dân cư theo các quy định tại Quyết định này nhằm đẩy mạnh
thu hút các nguồn vốn bằng vàng, bằng tiền để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.”

6
2. Giới hạn quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi đối với từng loại
hình TCTD
Các tổ chức tín dụng đều có quyền huy động vốn song về phạm vi trong
quá trình huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác nhau là
khác nhau. Pháp luật hiện hành quy định như sau :
• Với tổ chức tín dụng là ngân hàng :
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và
mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân
hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và
các loại hình ngân hàng khác.
Khoản 1, 2 điều 98 quy định về các hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng
thương mại, bao gồm :
“1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và
các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy
động vốn trong nước và nước ngoài.”
Ngoài ra, quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng
nhà nước cũng ban hành rõ quy chế về tiền gửi tiết kiệm. Theo đó, về đối tượng
gửi tiền gửi tiết kiệm :
“1. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt
Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam.
2. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú.” (
điều 3 ). Về phạm vi tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng thương mại được nhận tiền
gửi tiết kiệm của mọi cá nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau ( khoản 1, điều 4 ).
• Với tổ chức tín dụng phi ngân hàng :
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức

tín dụng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ
7
thanh toán qua tài khoản của khách hàng
1
. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao
gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi
ngân hàng khác.
Theo điều 108 luật các tổ chức tín dụng 2010, công ty tài chính được thực
hiện quyền nhận tiền gửi dưới những hình thức sau :
“a) Nhận tiền gửi của tổ chức;
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy
động vốn của tổ chức;”
Tương tự, công ty cho thuê tài chính được thực hiện quyền :
“1. Nhận tiền gửi của tổ chức.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy
động vốn của tổ chức.” ( điều 112 )
Theo luật TCTD 2010, phạm vi quyền nhận tiền gửi của công ty tài chính,
công ty cho thuê tài chính bị hạn chế so với phạm vi quyền nhận tiền gửi của
ngân hàng thương mại. Theo đó, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính
chỉ được nhận tiền gửi từ tổ chức mà không được nhận tiền gửi từ các đối tượng
là các cá nhân. Bên cạnh đó, phạm vi huy động vốn của công ty tài chính, công
ty cho thuê tài chính cũng bị thu hẹp hơn, chỉ nằm trong khuôn khổ của “tổ
chức”, còn phạm vi huy động vốn của ngân hàng thương mại rộng hơn, trong
khuôn khổ “trong và ngoài nước”. Việc pháp luật quy định hạn chế về đối
tượng của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là tiêu chí nhằm phân
biệt rõ ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng qua hoạt động nhận tiền gửi
của cá nhân, nhằm giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
• Qũy tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã
Khoản 1 điều 118 luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về hoạt động
nhân tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, quỹ tín dụng nhân dân được

“Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây : a) nhân
tiền gửi của thành viên, b) nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân không phải là
thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Dựa theo mục tiêu của quỹ
1
Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, đại học Luật Hà Nội, NXB công an nhân dân, năm 2012, tr. 15
8
tín dụng nhân dân chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của
Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.
Vởi vậy nên đối tượng và phạm vi cho vay của quỹ tín dụng nhân dân hẹp hơn
so với ngân hàng thương mại, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Cụ
thể, đối tượng ở đây là “ thành viên”, nếu không phải là thành viên thì phải theo
quy định của Ngân hàng nhà nước, và chỉ được nhân tiền gửi bằng đồng Việt
Nam. Bên cạnh đấy, quỹ tín dụng nhân dân không được phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu trái phiếu để huy động vốn như ngân hàng thương mại và
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Các quỹ tín dụng nhân dân hợp thành ngân hàng hợp tác xã. Theo quy
định tại điều 117 luật tổ chức tín dụng 2010 quy định về hoạt động của ngân
hàng hợp tác xã. Theo đó ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một hoặc một số
hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác giống như ngân hàng thương
mại nhưng sau khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Hiện tại
chưa có ngân hàng hợp tác xã nào đí vào hoạt động.
• Tổ chức tài chính vi mô
Khoảng 1 Điều 19 luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về huy động
vốn bằng nhân tiền gửi của tổ chức tài chính vi mô. Theo đó, Tổ chức tài chính
vi mô được nhân tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức : a) Tiết kiệm
bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô; b) Tiền gửi của tổ chức và
cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền
gửi nhằm mục đích thanh toán’’.

Hiện tại ở Việt nam chỉ có duy nhất một tổ chức tài chính vi mô “Tình
thương”(TYM) trực thuộc hội liên hiệp phụ nữ nhằm cải thiện chất lượng cuộc
sống của phụ nữ nghèo thông qua hỗ trợ tín dụng và tiết kiệm, tạo cơ hội cho
phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
• Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
9
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các hoạt
động tương tự như hoạt động của ngân hàng thương mại, trừ các hoạt động góp
vốn, mua cổ phần.
Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung ứng một số dịch
vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế cho khách hàng tại Việt nam theo quy định
về pháp luật về ngoại hối.
Như vậy, với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối mới được
nhận tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân. Quyết định số
1160/2004/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước cũng cũng ban hành
rõ quy chế về tiền gửi tiết kiệm. Theo đó, “việc nhận tiền gửi tiết kiệm bằng
ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép hoạt
động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối” ( khoản 5 điều 4 )
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ của TCTD trong việc huy động vốn bằng nhận
tiền gửi
Trách nhiệm, nghĩa vụ của TCTD trong việc huy động vốn bằng nhận tiền
gửi được quy định chung tại điều 10 luật các tổ chức tín dụng 2010. Theo đó,
các nghĩa vụ mà TCTD phải thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền
như sau :
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tham gia tổ chức bảo
toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai
việc tham gia bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu, hoàn trả đầy đủ gốc
và lãi đúng hạn.

- Phải đảm bảo bí mật số dư tiền gửi cho khách hàng, từ chối việc điều tra,
phong toả, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi, trừ những trường hợp mà pháp luật
quy định.
- Phải thông báo công khai mức lãi suất tiền gửi
10
- Phải công khai hóa thời gian giao dịch và không được tự ý ngừng giao dịch
trong thời hạn đã công bố. Trường hợp đặc biệt phải ngừng giao dịch thì phải
thông báo trước ít nhất 24 tiếng tại nơi giao dịch.
III. THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC
TCTD TỪ NĂM 2012 TRỞ LẠI ĐÂY
1. Thực trạng trong việc nhận tiền gửi của các TCTD năm 2012
Có thể nhận thấy, năm 2012 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng. Ngân hàng được xem là trái tim của nền
kinh tế. Ngân hàng có vững mạnh thì kinh tế mới phát triển. Hoạt động huy
động vốn bằng nhận tiền gửi lại được xem là hoạt động mang tính chất nòng cốt
để duy trì và phát triển các hoạt động ngân hàng giúp ích cho các mục tiêu phát
triển kinh tế của nhà nước. Song trong năm 2012, tình trạng nợ xấu của hàng
loạt ngân hàng đã khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát gia
tăng. Dưới đây là một vài thông số về tỉ lệ nợ xấu của nước ta trong năm 2012 :
Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng đối với nền kinh tế
11
Có thể nhận thấy tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng vào năm 2012. Nhiều
thông tin xấu về khả năng mất thanh khoản của các ngân hàng đã gây ra việc
người dân ồ ạt đến rút tiền, gây rủi ro cho nhiều ngân hàng và ảnh hưởng đến
việc lưu thông tiền lệ trong nền kinh tế. Hàng loạt ngân hàng rơi vào tình trạng
này như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) xuất phát từ thông tin xấu từ việc
nguyên tổng giám đốc Nguyễn Đức Kiên ( Bầu Kiên ) bị bắt vì tội “kinh doanh
trái phép”.
2. Hoạt động nhận tiền gửi của TCTD
a. Trích lập dự trữ bắt buộc

Theo thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN , các
TCTD phải gửi tại ngân hàng nhà nước một số tiền gửi được xác định đối với
từng loại TCTD. Cũng theo Điều 14 Luật ngân hàng nhà nước: “Dự trữ bắt
buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại
hình TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt
buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình TCTD đối với từng loại
tiền gửi”.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được phân chia tùy theo tính chất kỳ hạn, loại
tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải
duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ dự
trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm. Theo quy định tại Quyết
định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết
định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt
buộc được quy định như sau:
Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày
08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về
việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD có tỷ trọng cho vay nông
12
nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/ TT-NHNN ngày 29/9/2010 của
NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường, có 5 NHTM được
áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường.
Với quy định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư
của các NHTM.
b. Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý

rủi ro tín dụng.
Theo quy định tại điều 131 Luật các TCTD thì TCTD chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. (Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt
động). Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, NHNN đã quy định cụ thể hơn về
việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong các
hoạt động ngân hàng của các TCTD theo Thông tư số 02/2013 /TT-NHNN quy
định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi
ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD (TCTD),
chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 15/2010/TT-NHNN về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động
của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
Trước tình hình lạm phát năm 2012, vào khoản giữa năm 2012, thống đốc
ngân hàng nhà nước đã ban thành thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày
18/6/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có
giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các
ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển tiền gửi liên ngân hàng được xác
định lại thành tiền vay liên ngân hàng. Những ngân hàng trước nay đi gửi sẽ
chuyển thành người cho vay và buộc phải trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo
khả năng thanh khoản của ngân hàng. Điều này giảm thiểu rủi ro khá lớn cho
ngân hàng. Ví dụ như ngân hàng A gửi tiền vào liên ngân hàng và ngân hàng B
vay lại khoản tiền ấy từ liên ngân hàng. Như vậy, doanh nghiệp A sẽ khó có thể
13
kiểm soát được rủi ro của khoản vay đó dễ dẫn đến hai trường hợp. Thứ nhất là
nguy cơ nợ xấu. Thứ hai là tránh được kiểu sở hữu chéo lẫn nhau giữa các ngân
hàng thông qua việc vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng. Thời hạn cho vay
trong thông tư cũng thay đổi nhằm mục đích này, thay vì được vay ngắn hạn
như trước đây ( năm năm ) bây giờ chỉ được phép vay ngắn hạn ( trong vòng 1
năm ).
Tuy nhiên, việc phải trích lập dự phòng đồng nghĩa với việc các ngân

hàng thương mại phải gia tăng chi phí. Trích lập không có nghĩa bị mất đi,
nhưng lợi nhuận sẽ bị giảm xuống. “Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích
lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín
dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư
nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng
2
. Theo quy định
tại điều 6 quyết định này, thì việc trích lập sẽ dẫn đến việc lợi nhuận cả các ngân
hàng sẽ giảm đi đáng kể, có thể lên đến hàng chục tỷ đổng.
c. Lãi suất
Chính việc siết chặt thị trường liên ngân hàng kể từ đầu tháng 9/2012 đã
buộc các ngân hàng phải tăng huy động vốn ở thị trường dân cư và tổ chức kinh
tế nhằm đảm bảo được thanh khoản, nhất là đối với ngân hàng nhỏ. Bởi vậy, các
ngân hàng đồng loại tăng lãi suất, tính đến cuối năm 2012, lãi suất huy động tiền
gửi tiết kiệm kỳ hạn dài từ 12%/năm đến 12,5 – 13%/năm. Việc tăng lãi suất của
ngân hàng nhằm khuyết khích người dân gửi tiền vào để tăng khả năng thanh
khoản.
Mặc dù các ngân hàng đồng loại tăng lãi suất để khuyết khích người dân
gửi tiền, song một thực tế cho thấy khoản lãi suất ngân hàng vẫn không phù đắp
được mức chênh lệch của đồng tiền khi bị mất giá do lạm phát gây nên. Nên
thay vì gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất ưu đãi, người dân có xu hướng tích
trữ vàng miếng. Để ổn định kinh tế vĩ mô, từ năm 2011 nhà nước đã ban hành
nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011. Về vấn đề thực hiện chính sách tiền
tệ, khoản d điều 1 nghị quyết có quy định nhằm thắt chặt thị trường vàng, theo
2
Khoản 2, điều 2 quyết định 493/2005/NĐ- NHNN về việc ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng, để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
14
đó : “Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011
trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo

hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng
miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng
qua biên giới.”. Tiếp sau đó Ngân hàng nhà nước đưa ra quy định “ chỉ mua
vàng SJC” cũng nhằm mục đích trên. Cho đến nay, để phù hợp hơn với tình hình
thực tế, Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 06 hướng dẫn hoạt động
mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước có hiệu lực thi hành ngay từ
ngày 13/3. Theo đó, tùy điều kiện thực tế, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng
Nhà nước có thể xem xét mua, bán các loại vàng miếng khác ngoài vàng SGC
đã cho phép sản xuất trong các thời kỳ. Như vậy, mặc dù có những biện pháp
nhằm hạn chế lượn tích trữ vàng trong dân để tăng cường việc huy động vốn
bằng nhận tiền gửi, song thực tế việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các
tổ chức tín dụng trong năm 2012 vẫn không mấy khả quan.
Đến đầu năm 2013, ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 08/2013/TT-
NHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt nam của tổ chức,
cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhanh ngân hàng nước ngoài :
Điều 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất tiền
gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức
như sau:
1. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng là 2%/năm.
2. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12
tháng là 7,5%/năm: riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn
định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là
8%/năm.
3. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
15
4. Tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình

thức nhận tiền gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài), cá nhân theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín
dụng.
d. Tham gia quan hệ về bảo hiểm tiền gửi
Các quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Theo quy định
tại Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 thì: Bảo
hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi
trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào
tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Người
được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi. Cũng theo luật này, các TCTD có hoạt động tiền gửi có
trách nhiệm tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Ví dụ : cá nhân khi gửi tiền vào
ngân hàng sẽ bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp nền kinh
tế bị lạm phát, ngân hàng không có khả năng chi trả cho cá nhân đó số tiền đã
gửi thì quyền và lợi ích của người gửi tiền đó sẽ được bảo đảm bởi bảo hiểm tiền
gửi.
IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Theo khoản 3 điều 4 luật các tổ chức tín dụng nêu về khái niệm “nhận tiền
gửi”. Theo đó, “nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo
nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho người gửi tiền theo thỏa
thuận”. Nhận thấy khái niệm này chưa thực sự rõ nét về khái niệm “nhận tiền
gửi”.
Từ những phân tích trên, nhận thấy vấn đề mấu chốt trong việc huy động
vốn bằng nhận tiền gửi là phải làm sao cho người gửi tiền thấy được nhiều lợi
nhuận và sự an tâm từ việc gửi tiền trong các tổ chức tín dụng thay vì đầu tư tiền
vào mục đích khác sinh ra nhiều lợi nhuận hơn như tích trữ vàng, mua bất động
16
sản…. Để làm được điều này cần thực hiện hai việc. Thứ nhất là tăng lãi suất

tiền gửi. Việc thứ hai là phải kiểm soát thị trường vàng miếng vì thị trường vàng
tác động lớn đến hoạt động gửi tiền của người gửi tiền. Hiện tại nhà nước đã có
nhiều chính sách nhằm huy động nguồn vốn từ việc gửi tiền song cần quán triệt
rõ nét và hợp lý hơn.
KẾT LUẬN
Trên đây là những phân tích về quyền năng quyền năng nhận tiền gửi,
thực trạng và hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng và đề xuất ý kiến về
quy định hiện hành về quyền năng này trên cơ sở thực tiễn huy động tiền gửi từ
năm 2012 trở lại đây. Nhận thấy với nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn
như hiện nay, nghiệp vụ huy động vốn bằng nhận tiền gửi là nghiệp vụ hết sức
quan trọng và cần thiết. Việc thực hiện tốt các quyền năng về nhận tiền gửi của
các tổ chức tín dụng sẽ giúp các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn đạt hiệu
quả và hạn chế được rủi ro trong các hoạt động của tổ chức tín dụng. Mặc dù
gặp không ít khó khăn nhưng những chính sách của nhà nước phần nào đã ổn
định nền kinh tế vĩ mô, hạn chế lạm phát, nhờ đó việc huy động vốn của các tổ
chức tín dụng có phần khả quan hơn và có triển vọng tăng trưởng hơn vào năm
2013.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Ebook
- Luật ngân hàng nhà nước 2010
- Luật các tổ chức tín dụng 2010
- Luật bảo hiểm tiền gửi
- Giáo trình luật ngân hàng, trường đại học Luật Hà Nội, NXB công an
nhân dân 2012
- Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam số
432/2000/QĐ-NHNN về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn
bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của các
TCTD
- Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam số

1019/2001/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số
432/2000/QĐ-NHNN về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn
bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của các
TCTD
* Webside :
- />- />xuat-y-kien-ve-phap-luat-hien-hanh-ve-quyen-nang-nay-ap-dung-doi-voi-
ngan-hang-9314/
18
19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×