Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ÔN tập môn QUẢN TRỊ KINH DOANH dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.53 KB, 10 trang )

ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ KD DƯỢC
Câu 1: Vai trò và kỹ năng của nhà quản trị?
a) Vai trò :
- Loại vai trò tương tác giữa người và người:
+ Vai trò tượng trungwtheer hiện như một biểu hiện về quyền lực, pháp lý, thực hiện nhiệm vụ
mang tính nghi lễ, hình thức.
+ Vai trị người lãnh đạo: Động viên, đơn đốc, thúc đẩy cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ.
+ Vai trị liên kết: Là chiếc cầu nối, truyền thơng, liên kết mọi người trong và ngoài tổ chức.
- Loại vai trị truyền thơng:
+ Trung tâm tthu nhập, xử lý Info: Đây là điểm trọng tâm thực hiện việc trung chuyển, lữu trũ,
xử lý tất cả các loại thông tin.
+ Phổ biến, truyền đạt thông tin: chuyển giao những thông tin cho cấp dưới, báo cáo thông tin
cho cấp trên.
+ Người phát ngôn của tổ chức: chuyển giao thông tin chọn lọc cho những ng ở ngồi cơng ty.
- Loại vai trò ra quyết định
+ Doanh nhân: Khởi xướng các thay đổi bên trong tổ chức.
+ Người giải quyết xung đột: Tiến hành các hoạt động điều chỉnh cần thiết, hòa giải và xử lý
những xung đột.
+ Điều phối các nguồn lực: Quyết định phân chia các nguồn lực trong tổ chức cho từng bộ
phận hay dự án.
+ Nhà thương lượng: Tham gia thương lượng với các đối tác để đem lại ổn định và quyền lợi
cho tổ chức.
b). Kỹ năng nhà quản trị:
- Kỹ năng nhận thức (hay kỹ năng tư duy):
+ Là khả năng, năng lực tư duy và hoạch định.
+ Có khả năng phán đốn tốt.
+ Ĩc sáng tạo, trí tưởng tượng cao.
- Kỹ năng quan hệ (hay kỹ năng nhân sự):
+ Là cách thức làm việc lãnh đạo và động viên.
+ Những mối quan hệ trong tổ chức.
- Kỹ năng kỹ thuật:


+ Là khả năng cần thiết để thực hiện một cơng việc cụ thể, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
nhà quản trị.
+ Cần thiết trong các lĩnh vực ký thuật như: kiến trúc, xây dựng, nghiên cứu thị trường, kế
toán, IT,…
Câu 2: Các nguyên tắc tổ chức quản trị?
a) Cơ cấu tổ chức quản trị phải gắn với phương hướng, mục đích của DN
Phương hướng và mục đích của DN sẽ chi phối cơ cấu DN. Nếu một DN mà mục tiêu, phương
hướng của nó có quy mơ lớn thì cơ cấu của DN cũng phải có quy mơ tương ứng; cịn nếu quy
mơ cỡ vừa phải với đội ngũ, trình độ, nhân cách các con người tương ứng. Một DN có mục
đích hoạt động dịch vụ thì rõ ràng cơ cấu quản trị của nó cũng phải có những đặc thù khác một
DN có mục đích hoạt động sản xuất v.v...
b) Nguyên tắc chuyên mơn hố và cân đối
1


Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị phải được phân công phân nhiệm các phân hệ
chuyên ngành, với những con người được đào luyện tương ứng và có đủ quyền hạn.
Nói một cách khác, cơ cấu tổ chức phải dựa trên việc phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Giữa nhiệm
vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích phải cân xứng và cụ thể.
Chỉ có phân giao nhiệm vụ trong DN một cách rõ ràng với sự cân xứng giữa nhiệm vụ, trách
nhiệm, quyền lực, lợi ích của từng phân hệ để phân biệt rõ ai làm tốt, ai làm chưa tốt nhiệm vụ
được giao thì DN mới có thể tồn tại và phát triển.
Cấu trúc phân giao nhiệm vụ trong DN
c) Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với MT
Ngun tắc này địi hỏi việc hình thành cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho mỗi phân hệ một mức
độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi thủ lĩnh các cấp phân hệ bên dưới phát triển được tài
năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị trí của lãnh đạo cấp trên khi cần thiết.
d) Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị phải thu được kết quả hoạt động cao nhất so với
chi phí mà DN đã bỏ ra, đồng thời bảo đảm hiệu lực hoạt động của các phân hệ và tác động

điều khiển của các bộ phận quản lý. Để bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện, cần tuân
thủ các yêu cầu sau:
- Cơ cấu tổ chức quản trị là cơ cấu hợp lý nhằm đảm bảo chi phí cho các hoạt động là nhỏ nhất,
mà kết quả thu lại của DN là lớn nhất trong khả năng có thể (tức là đảm bảo tính hiệu quả của
DN).
- Cơ cấu tổ chức phải tạo được MT văn hoá xung quanh nhiệm vụ của các phân hệ; làm cho
mỗi phân hệ hiểu rõ vị trí, giá trị của các hoạt động mà mình tham dự là nhằm tạo lợi thế, thuận
lợi cho các phân hệ có liên quan trực tiếp với mình.
- Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho thủ lĩnh các phân hệ có quy mơ (của phân hệ) được
giao quản trị là hợp lý, tương ứng với khả năng kiểm soát, điều hành của họ.
Câu 3: Ảnh hưởng MTKD đến HĐKD của DN?
Môi trường kinh doanh là tập hợp những yếu tố, điều kiện bên trong và bên ngồi có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Sự thành công trong HĐKD của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu khơng tính đến vận may, chỉ xuất
hiện khi kết hợp hai hòa các yếu tố bên trong với hoàn cảnh bên ngoài. Mọi mục tiêu chiến
lược KD của doanh nghiệp chỉ đúng đắn khi nắm vững các yếu tố của MTKD. Trong các chiến
lược và kế hoạch KD đều phải xác định đối tác và những yếu tố ảnh hưởng đến HĐKD của
DN, phải dự đốn trước xu hướng biến động của MT để có biện pháp ứng xử thích hợp.
MTKD tác động mạnh mẽ tới tổ chức bộ máy KD và bản chất các mối quan hệ nội bộ cũng như
mối quan hệ với bên ngoài, Quyết định của DN phải dựa trên cơ sở pháp luật và chế độ quản lý
kinh tế của nhà nước.
Nhìn nhận 1 cách tổng thể về MTKD là cơ sở để DN phân tích đồng bộ các tác nhân ảnh hưởng
đến q trình KD, từ đó có thể khai thác được lợi thế và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Và
xét cho cùng thì mỗi DN chỉ hoạt động trên 1 miền KD nhất định.
Việc nghiên cứu MT KD là cơ sở quan trọng để DN xác định cho mình miền KD phù hợp đem
lại hiệu quả cao nhất. Vì chỉ hoạt động trên 1 miền KD nhất định nên từ MT tổng thể, nó trợ
giúp cho DN biết sẽ phải chịu các tác động nào là chủ yếu, mức độ hoạt động của chúng ra sao,
có ảnh hưởng gì tới tính chất KT – KT của HĐKD ở DN.
Các kết quả nghiên cứu MTKD là 1 căn cứ cực kỳ quan trọng cho việc xác định các chiến lược
và sách lược KD, đặc biệt là các chiến lược và chính sách dài hạn.

2


Sự thích nghi với mơi trường KD cảu DN
Để thích nghi hồn tồn với MTKD và thích nghi với sự thay đổi, biến động của MTKD thì tất
yếu DN tiến hành nghiên cứu phân tích đặc điểm, tính chất các yếu tố, bộ phận cấu thành
MTKD. Một cách khoa học nhất ta phải chia MTKD theo những tiêu thức nhất định để có thể
phân nhóm các bộ phận nhằm đem lại kết quả cao khi khai thác MTKD.
a) MT vi mơ:
* Khách hàng:
Khách hàng là các phân nhóm người hay DN có nhu cầu và có khả năng thanh tốn về hàng
hóa, dịch vụ của DN mà chưa được đáp ứng và mong được thỏa mãn.
Thị trường của DN là tập hợp các khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức
thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội ,… DN phải chia khách hàng nới
chung thành những nhóm khách hàng khác nhau, mỗi nhóm có đặc trưng riêng phản ánh q
trình mua sắm của nhau. Đó là điểm cần lưu ý để DN đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm thu
hút khách hàng.
- Theo mục đích mua sắm: khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng trung gian,
chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận.
- Theo thành phần kinh tế: khách hàng là cá nhân, tập thể hay DN nhà nước.
Nguồn gốc khác nhau của đồng tiền thanh tốn và sự tiêu dùng cho chính họ hay tập thể và
những người khác là sự đặc trưng của nhóm khách hàng này.
- Theo khối lượng hàng hóa mua sắm: khách hàng mua với khối lượng lớn và khách hàng mua
với khối lượng nhỏ.
- Theo phạm vi địa lý: khách hàng trong vùng, trong địa phương; trong nước và ngoài nước,
khách hàng trong nước thể hiện quy mơ thị trường nội địa, khách hàng ngồi nước thể hiện mối
quan hệ đối ngoại và phạm vi của thị trường mà DN tham gia.
- Theo mối quan hệ của khách hàng với DN: có khách hàng truyền thống và khách hàng mới,
khách hàng truyền thống là những khách hàng có mối quan hệ thường xuyên, liên tục với DN,
họ có vị trí quan trọng trong sự phát triển ổn định của DN. Chi phí để lơi cuốn các khách hàng

mới ln cao hơn chi phí để giữ lại khách hàng quen. Xét về mặt hiệu quả thì việc giữ lại khách
hàng là quan trọng, khó khăn hơn.
Để giữ được khách hàng thì chìa khóa duy nhất thích hợp là ln làm họ hài lịng và u thích
hơn. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng là luôn luôn biến đổi, DN cần thích nghi với sự
biến đổi nhu cầu của DN để tăng hiệu quả KD.
Để đi sâu hơn về nghiên cứu khách hàng, DN cần phải nghiên cứ các yếu tố tác dộng tới hành
vi mua, cụ thể như đối với người tiêu dùng thì các yếu tố sau ảnh hưởng tới hành vi mua.
* Tiềm năng và các mục tiêu của DN.
Mỗ một DN có 1 số tiềm năng phản ánh thực lực của DN trên thị trường. Đó có thể là tiềm
năng về vốn, về lao động về khoa học – kỹ thuật,..Đánh giá đúng tiềm năng, khai thác thế mạnh
này để xây dựng các chiến lược KD, tận dụng thời cơ với chi phí thấp để mang lịa hiệu quả cao
trong KD.
Các nhân tố ảnh hưởng để đánh giá tiềm năng của DN so với các dối thủ cạnh tranh:
- Sức mạnh về tài chính.
- Trình độ quản lý và kỹ năng của con người trog hoạt động KD.
- Tình hình trang thiết bị hiện có.
- Nhãn hiêu hàng hóa, uy tín của DN.
- Hệ thống tổ chức quản lý, mạng lưới KD và quan điểm quản lý.
- Nguồn cung cấp vật tư.
3


- Sự đúng đắn của mục tiêu KD và khả năng kiên định trong quá trình thực hiện hướng tới mục
tiêu. DN thương mại cần biết khai thác thế mạnh của mình để tăng cường khả năng cạnh tranh
với các DN khác và hạn chế những điểm yếu của DN.
* Người cung ứng:
Người cung ứng là các tổ chức DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho DN và các đối thủ
cạnh tranh.
DN lựa chọn những nhà cung ứng đảm bảo về số lượng, chủng loại, chất lượng, sự đồng bộ và
cơ cấu hàng hóa. DN phải xác định sự lớn mạnh và khả năng cung ứng nguồn hàng trong hiện

tại lẫn trong tương lai, phải xác định rõ đặc điểm của từng nguồn hàng để lựa chonk đơn vị
cung ứng tốt nhất về chất lượng có uy tín giao hàng, có độ tin cậy cao và giá cả hơp lý.
* Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức, DN có mặt hàng giống như mặt hàng của DN hoặc các mặt
hàng có khả năng thay thế lẫn nhau. DN phân chia các đối thủ cạnh tranh để có biện pháp đối
phó thích hợp:
- Các DN khác đưa ra sản phẩm, dịch vụ cho cùng 1 khách hàng ở mức giá tương tự (đối thủ
sản phẩm).
- Các DN cùng KD 1 hay 1 số loại sản phẩm (đối thủ chủng loại sản phẩm).
- Các DN cùng hoạt động trên 1 lĩnh vực nào đó.
- Các DN cùng cạnh tranh để kiếm lời của 1 nhóm khách hàng nhất định.
Trong cơ chế thị tường mọi DN đều có sự tác động lẫn nhau, DN này là đối thủ cạnh tranh của
DN kia và ngược lại DN kia cũng là đối thủ canh tranh của DN này.
Vì vậy khi DN này có chiến lược KD để đói phó với DN kia thì đồng thời DN kia cũng phải có
chiến lược KD phù hợp để ứng phó.
Cuộc chiến dai dẳng giữa những DN cạnh tranh nhằm giành khách hàng, thị trường chỉ chấm
dứt khi có DN đẩy lùi được DN kia và giành lấy thị trường.
Để làm được điều này thì ngồi ưu điểm về hàng hóa về thế lực của DN thì cịn cần phỉ nắm
bắt thơng tin về đối thủ cạnh trang kịp thời.
* Trung gian thương mại:
Trung gian thương mại là các cá nhân, tổ chức giúp DN quảng cáo, tuyên truyền, phân phối
hàng hóa và bán hàng hóa tới tay ng tiêu dùng. Họ là nhữg cá nhân, tổ chức quảg cáo tiếp thị,
vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng, bán bn, bán lẻ và làm đại lý bán hàng cho DN.
Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định khả năng thu hút khách hàng của DN và quyết định
hiệu quả KD.
Hoạt động quảng cáo, tuyên truyền có thể đem lại hiệu quả to lớn cho người KD. Để đạt dược
hiệu quả cao cho hoạt động quảng cáo cần phải nắm bắt, xử lý kịp thời thơng tin. Có thể nắm
bắt thơng tin đẻ khai thác kip thời tạo cơ hội KD.
Ngày nay phương tiện truyền thông, thu thập thông tin rất phát triển mở ra cho DN rất nhiều cơ
hội KD, kết hợp với hoạt động quảng cáo, tuyên truyền sẽ làm tăng giá trị thông tin mà ta xử

lý.
Các đại lý, mạng lưới bán hàng là bộ phận tiếp xức trực tiếp với khách hàng, tạo ra ấn tượng
tốt, xấu tới khách hàng về thái độ phục vụ dễ làm ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng, vì vậy bộ
phận này cần có sự lựa chọn, đào tạo kỹ năng.
* Cơng chúng:
Cơng chúng là bất kỳ nhóm người nào có quyền lợi thực tế và hiển nhiên tác động đến khả
năng DN nhằm trở thành đối tượng của DN, bao gồm cơng luận, chính quyền, cơng chúng tích
cự và cơng chúng nội bộ DN.
4


Khoa học nhất là DN phải bỏ thời gian và chi phí để hướng dẫn cơng chúng, tìm hiểu nhu cầu,
ý kiến và liên kết họ nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Công chúng là nơi tuyên truyền cực kỳ hiệu quả, dư luận cơng chúng đơi khi cịn mạnh hơn cả
niềm tin con người. DN nên có biện pháp khai thác tích cực dư luận cơng chúng để tạo ảnh
hưởng tốt của DN, của hàng hóa tới thị trường KD.
Nhưng công chúng cũng là 1 nguy cơ thách thức khi hàng hóa uy tín của DN có ấn tượng xấu
đối với họ.
b). MT vĩ mơ của DN: đó là những nhân tố khơng kiểm sốt được và DN phải chịu sự tác động
và đáp ứng các nhân tố đó.
* Chính trị và pháp luật:
Để thành cơng trong KD các DN phải luôn tuân thủ theo quy định của PL, phân tích, dù đốn
xu hướng của chính trị và luật pháp gồm:
- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao.
- Sự cân bằng các chính sách của nhà nước.
- Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ.
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế.
- Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành chúng. Luật pháp là giới hạn, ràng
buộc, bắt buộc đối với các DNTM, DNTM hoạt động trong khuôn khổ luật pháp cho phép dưới
sự điều tiết vĩ mô của nhà nước.

* Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu
dùng hàng hóa, quy định cách thức DN, DN sử dụng các nguồn lực của mình:
- Sự tăng trưởng kinh tế.
- Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối.
- Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư.
- Các chính sách tiền tệ, tín dụng.
DNTM quan tâm nắm bắt những nhân tố này để có định hướng phát triển đúng đắn. Tuy nhiên
tất cả các nhân tố này biến đổi theo các chu kỳ kinh tế phất triển, có thể suy thối vì vậy các
chính sách đưa ra phải căn cứ vào đó làm cơ sở.
* Kỹ thuật và công nghệ:
Yếu tố kỹ thuật và công nghệ làm cơ sở cho yếu tố kinh tế, là sức mạnh sáng tạo dẫn đến sựu ra
đời sản phẩm mới sẽ tác động vào phương thức tiêu thụ và hệ thống bán hàng. Ngược lại yếu tố
kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi cách quản lý vĩ mô:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.
- Tiến bọ kỹ thuật và khả năng ứng dụng kỹ thuật trong HĐKD.
- Chiến lược phát triển kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế.
Để khai thác MT kỹ thuật – công nghệ cần phải hoàn thiện, phát triển thể chế cho phát triển
MT kỹ thuật – công nghệ. MT kỹ thuật cơng nghệ là 1 MT mở nó có tác dụng tương tác với các
MT vĩ mô khác cần phải nắm bắt đặc điểm đó đê khai thác.
* Yếu tố văn hóa xã hội:
Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người, qua đó
ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng bao gồm:
- Dân số và xu hướng vận động.
- Các hộ gia đình và xu hướng vận động.
- Sự di chuyển của dân cư.

5



- Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động, phân bố thu nhập giữa các nhóm người và các
vùng địa lý.
- Việc làm và vấn đề phát triển việc làm.
- Dân tộc và các đặc điểm tâm sinh lý.
Để thích nghi với MT văn hóa xã hội, DNTM phải nghiên cứu tập quán phong tục của từng
nhóm khách hàng theo từng khu vực địa lý, các yếu tố này quyết định, có ảnh hưởng lớn tới
hành vi mua sắm của khách hàng.
*MT tự nhiên và cơ sở hạ tầng:
DN cần lưu ý đến các mối đe dọa và tìm cơ hội phối hợp với các khuynh hướng của MT tự
nhiên.
- Sự thiếu hụt nguyên liệu thô gồm các nguyên liệu vô tận, nguyên liệu tái sinh và nguyên liệu
khơng thể tái sinh được.
- Sự gia tăng chi phí năng lượng.
- Mức ơ nhiễm buộc các DN tìm kiếm cách thay thế để sản xuất và đóng gói sản phẩm khơng
tác hại đến MT.
- Sự thay đổi vai trị nhà nước trong bảo vệ MT.
- Trình độ hiện tại của cơ sở hạ tầng sản xuất, đường xá, giao thông, thông tin liên lạc.
* Môi tường quốc tế
Xu hướng hiện tại của thế giới là hình thành nên các khu vực kinh tế như: EU, ASEAN, Nics,
… đòi hỏi DN phải cạnh tranh với các DN khác trong khu vực. Trog hệ thống kinh tế toàn cầu,
tất cả đều có sự tác động qua lại thì DNTM khơng nằm ngồi quy luật đó, và DNTM địi hỏi
phải có biện pháp thích hợp với MTKD quốc tế, đối phó kịp thời với những thách thức, tạo cơ
hội mở rộng thị trường KD.
Câu 4: Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực?
Sự tồn tại và phát triển của một DN phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến độ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có
quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của
cải vật chất, cơng nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con
người thì khơng thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trị thiết yếu đối với
sự tồn tại và phát triển của DN.

Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù siêng năng của mình, đã phát minh ra
những dụng cụ từ ban đầu thô sơ cho đến phát triển công nghệ cao, khoa học kỹ thuật cao như
ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội.
Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó
là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm
hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra.
Quản trị nhân sựu gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có
bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc
rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các
phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị
nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu khơng khí văn hóa cho mọi DN. Đây cũng là
một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một DN.
Câu 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực?
a) MT bên ngoài
6


Khung cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ KD ảnh hưởng lớn đến quản lý nhân sự. Khi
có biến động về kinh tế thì DN phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát
triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp
tục mở rộng KD. Hoặc nếu chuyển hướng KD sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại cơng nhân.
DN một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác để giảm chi phí lao động thì DN
phải cân nhắc việc giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.
Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi
phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong cơng ty và
khan hiếm nguồn nhân lực.
Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản lý nhân sự, ràng buộc các DN trong việc tuyển dụng, đãi
ngộ người lao động: đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.
Văn hoá – xã hội: Đặc thù văn hóa – xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp…

Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi tăng
cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn
nhân lực mới có kỹ năng cao.
Các cơ quan chính quyền cùng các đồn thể có ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn
đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các
khiếu nại và tranh chấp về lao động).
Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của DN, quản lý nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng
là ưu tiên nhất. Khơng có khách hàng tức là khơng có việc làm, doanh thu quyết định tiền
lương và phúc lợi. Phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Đối thủ cạnh tranh: cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân sự. Đó là sự cạnh tranh
về tài nguyên nhân lực, DN phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, khơng để
mất nhân tài vào tay đối thủ.
b) MT bên trong
Mục tiêu của DN ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Đây là một
yếu tố thuộc MT bên trong của DN, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ
thể là bộ phận quản trị nhân sự..
Chiến lược phát triển KD định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý,
chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ.
Bầu khơng khí- văn hố của DN: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được
chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành cơng là các tổ chức
ni dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.
Cơng đồn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cả quyết định về nhân sự
(như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động).
c) Nhân tố con người
Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong DN. Trong DN mỗi người lao động
là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì
vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề
này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.
Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của ng lao động cũng được nâng cao,
khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với cơng việc,

nó cũng làm thay đổi những địi hỏi, thoả mãn, hài lịng với cơng việc và phần thưởng của họ.
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi,
điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm
7


được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lịng, gắn bó với
DN bởi vì thành cơng của DN trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều
khía cạnh khác nhau.
Tiền lương là thu nhập chính, có tác động trực tiếp đến người lao động. Một trong những mục
tiêu chính của người lao động là làm việc để được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy vấn đề tiền lương
thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là cơng cụ để thu hút lao động. Muốn cho công
tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải
được quan tâm một cách thích đáng.
d) Nhân tố nhà quản trị
Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của
DN. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngồi trình độ chun mơn phải có tầm nhìn xa, trơng
rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho DN.
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo
bầu khơng khí thân mật, cởi mở trong DN, phải làm cho nhân viên tự hào về DN, có tinh thần
trách nhiệm với cơng việc của mình. Ngồi ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt
của DN, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời
sống cho các cán bộ công nhân viên trong DN, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích
cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.
Nhà quản trị phải thu thập xử lý thơng tin một cách khách quan, tránh tình trạng bất công vô lý
gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ DN. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện
thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm
vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên,
biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.
Quản trị nhân sự trong DN có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều

vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động.
Câu 6: Những yếu cầu đối với các quyết định quản lý?
a) Tính khách quan và khoa học:
Dựa trên cơ sở phân tích tình hình mọi mặt, bằng kiến thức và kinh nghiệm để xử lý các thông
tin, đề ra giải pháp sát đúng; tránh chủ quan tùy tiện và đơn giản theo cảm tính. Bảo đảm các
nguồn nhân lực để cấp dưới thực hiện.
Tính khoa học của các quyết định là sự thể hiện của những cơ sở căn cứ, thông tin, nhận thức,
kinh nghiệm của nhà quản trị trong việc xử lý, giải quyết những tình huống có thể xuất hiện địi
hỏi có sự can thiệp bằng các quyết định của họ, nó phải tn thủ địi hỏi của các quy luật khách
quan.
b) Có định hướng: Thực hiện ý đồ chiến lược của DN, quy tụ mọi nguồn lực hướng vào mục
tiêu cần đạt tới; làm cho người thực hiện thấy rõ công việc phải làm.
Một quyết định quản trị bao giờ cũng phải nhằm vào các đối tượng nhất định, có mục đích,
mục tiêu, tiêu chuẩn xác định. Việc định hướng quyết định nhằm để người thưc hiện thấy được
phương hướng công việc làm, các mục tiêu phải đạt.
c) Tính hệ thống: Xem xét mọi yếu tố trong quá trình KD, liên kết được hoạt động của các bộ
phận trong hoạt động tổng thể; tránh phiến diện và các mâu thuẫn giữa các quyết định đơn
nhất. Tính hệ thống yêu cầu mỗi quyết định đưa ra phải nhằm đạt được một nhiệm vụ nhất
định, nằm trong một tổng thể các quyết định đã có và sẽ nhằm đạt được mục đích chung.
d) Tính tối ưu: Khẳng định phương án tốt nhất trong các phương án được xem xét, cân nhắc với
đầy đủ căn cứ. Trước mỗi vấn đề đặt ra cho DN thường có thể xây dựng được nhiều phương án
8


khác nhau cùng nhằm đạt tới mục tiêu. Đảm bảo tính tối ưu có nghĩa là quyết định sẽ đưa ra để
thực hiện phải là quyết định có phương án tốt hơn những phương án quyết định khác và trong
trường hợp có thể được thì nó phải là phương án quyết định tốt nhất.
e) Tính cơ đọng dễ hiểu: Các quyết định phải cô đọng, dễ hiểu, một mặt để tiết kiệm được
thông tin tiện lợi cho việc bảo mật và di chuyển, mặt khác làm cho chũng đỡ phức tạp làm cho
người thực hiện có thể hiểu sai lệch về mục tiêu, phương tiện và cách thức thực hiện.

f) Tính pháp lý: Quyết định phải tạo được dự ràng buộc trách nhiệm mang tính bắt buộc (có
thưởng phạt nghiêm minh), đúng thể chế hiện hành. Đòi hỏi các quyết định đưa ra phải hợp
pháp và các cấp thực hiện phải nghiêm chỉnh.
g) Tính có độ đa dạnh hợp lý: Trong nhiều trường hợp các quyết định có thể phải điều chỉnh
trong quá trình thực hiện. Những quyết định quá cứng nhắc, sẽ khó thực hiện và khi biến động
của MT sẽ khó điều chỉnh được.
h) Tính cụ thể về thời gian thực hiện: Quyết định phải mang tính cơ đọng và dễ hiểu với người
thực hiện, quy định về thời gian rõ ràng. Cần đảm bảo những quy định về mặt thời gian triển
khai, thục hiện và hoàn thành để cấp thưc hiện không được kéo dài thời gian thực hiện.
Câu 7: Làm thế nào để xây dựng văn hóa DN?
Để lập ra một cơng ty thì khá đơn giản nhưng để duy trì nó vững mạnh, để tồn bộ nhân viên
công ty hiểu được hướng đi, mục tiêu và có cùng suy nghĩ với lãnh đạo lại khơng hề đơn giản.
Nếu bạn là chủ DN thì chắc chắn khơng ít lần bạn suy nghĩ làm thế nào để nhân viên hiểu được
mục đích cơng việc cũng như làm việc bằng cái tâm của họ. Làm thế nào để nhân viên cảm
nhận được niềm vui khi làm việc chứ không phải làm cho xong. Câu trả lời là bạn hãy xây
dựng văn hóa DN.
a) Cách hành xử:
Văn hóa DN là phải bao gồm sự tôn trọng luật pháp trong kinh KD như: đăng ký thương hiệu,
tôn trọng các quyền tài sản trí tuệ, nộp thuế, bảo vệ mt, bảo hộ lao động,…Trong quan hệ KD
với đối tác, văn hóa DN phải bao gồm “chữ tín” đối với đối tác, khách hàng. DN quảng cáo
phải đảm bảo trung thực không nói q sự thật, khoa trương những tính chất hoặc tác dụng
khơng có thật để lừa bịp khách hàng,…
Trong quan hệ với người lao động, văn hóa DN khơng chỉ thể hiện qua việc trả lương theo cống
hiến hay năng suất, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện cho người lao động phát
triển. Nó bao gồm cả việc xây dựng mt sản xuất KD dựa trên nguyên tắc nhân ái, bình đẳng.
Một mt KD nhân ái là khuyến khích sáng tạo và cổ vũ cho sự tiến bộ, phát triển của người lao
động. Bình đẳng là taọ cơ hội học tập và phát triển chứ không phải là chủ nghĩa bình quân, cào
bằng giữa người giỏi và người kém hay sự buông thả về kỷ luật…
Để xây dựng được MT văn hóa của DN, rất cần ó sự tham gia của các cơ quan Nhà nước nhằm
hỗ trợ DN xây dựng văn hóa cơng sở, văn hóa trong ứng xử với cơng dân và DN, tơn trọng

pháp luật,..
Một chủ DN tài ba phải biết cách khen thưởng đúng lúc, đúng chỗ,…
b) Họp hành:
Những cuộc họp trong cơng ty chứa đựng trong đó một nền văn hóa thật sự. Những điều cần
làm trong một cuộc họp:
- Có trong tay chương trình nghị sự và bám chặt vào nó để điều khiển cuộc họp.
- Chỉ có hai hoặc ba vấn đề chính cần bàn bạc trong mỗi cuộc họp.
- Bắt đầu và kết thúc cuộc họp đúng giờ quy định.
- Chắc chắn rằng những người tham gia việc ra quyết định phải có mặt.
9


- Mọi vấn đề trong cuộc họp phải được quyết định ngay, hoặc phải có kế hoạch giải quyết từ từ.
- Mỗi quyết định phải bao gồm các dữ liệu cơ bản, bao gồm ai, điều gì, khi nào, nơi đâu.
c) Nhịp đập của văn hóa cơng ty:
Nếu các phịng ban trong công ty không phối hợp nhịp nhàng với nhau thì ắt hẳn nhịp hoạt
động của cơng ty sẽ rất dễ bị rối loạn. Điều ấy sẽ tạo nên một nền văn hóa cơng ty khơng lành
mạnh và khỏe khoắn. Do đó, hãy chỉ định ra những chức vị lãnh đạo khơng chính thức trong
từng nhóm nhỏ tại cơng ty. Họ là những ng mà nhân viên của bạn sắn lòng lắng nghe nhất.
Đồng thời, hãy mời gọi tham gia vào các kế hoạch và chương trình thực hiện mục tiêu của công
ty.
Khi bạn muốn mọi thứ thay đổi, chính bạn là người đầu tiên phải tiến hành mọi việc. Một nền
văn hóa lành mạnh phải đi theo quá trình sau: Người chủ DN đưa ra quyết định, sau đó phân
phối, ủy quyền và quan sát mọi thứ tiến triển tốt đẹp ra sao. Nếu nó khơng thật sự như mong
đợi, chủ DN phải tái xem xét kế hoạch và nếu cần, thử nghiệm một vũ khí mới.
Như vậy, nền văn hóa DN thường được hình thành theo cách mặc định hơn là được thiết kế,
nhưng những công ty có chủ đích xây dựng nên nền văn hóa sẽ thành công hơn cả. Chưa bao
giờ quá trễ để tạo nên thành công cho DN bằng cách quyết tâm xây dựng lại hoặc nâng cao nền
văn hóa của DN.
Câu 8: Vì sao cần xây dựng văn hóa DN?

Văn hóa DN quyết định sự trường tồn của DN. Nó giúp DN trường tồn vượt xa cuộc đời của
những người sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hóa DN là một tài sản của DN. Cụ thể hơn,
văn hóa DN giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế
cạnh tranh; v.v..
a) Giảm xung đột: Văn hóa DN là keo gắn kết các thành viên của DN. Nó giúp các thành viên
thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối
mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và
thống nhất.
b) Điều phối và kiểm sốt: Văn hóa DN điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu
chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Khi phải ra một quyết định
phức tạp, văn hóa DN giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
c) Tạo động lực làm việc: Văn hóa DN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản
chất cơng việc mình làm. Văn hóa DN cịn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và
một MT làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa DN phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình
làm cơng việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của DN. Điều này càng có ý nghĩa khi
tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động
lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu
nhập thấp hơn để được làm việc ở một MT hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng
hơn.
d) Lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm
tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp
DN cạnh tranh tốt trên thị trường.
Như vậy: “Để nâng cao vị thế, DN cần hệ thống hóa văn hóa DN, từ kiến thức, niềm tin, tín
ngưỡng, đạo đức, pháp luật,… Muốn có được văn hóa với bản sác riêng thì DN phải tìm tịi,
nghiên cứu, họi hỏi,…”.

10




×