Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN “THEO HƯỚNG MỞ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.16 MB, 17 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN “THEO HƯỚNG MỞ”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Mỗi chúng ta ai cũng trải qua thời kỳ trẻ thơ, liệu có ai chưa một lần tham gia vào
hoạt động vui chơi hay không? Hoạt động vui chơi chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
trong đời sống tuổi thơ của mỗi người. Chính vì lẽ đó mà hoạt động vui chơi từ lâu đã
lôi cuốn, thu hút sự quan tâm của mọi người, nhất là những người giáo viên mầm non
trực tiếp chỉ đạo buổi chơi cuả trẻ. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu
giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi
và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển tồn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Có
thể nói, khơng có hoạt động nào như hoạt động vui chơi vì khi chơi trẻ nói năng một
cách tự do, trẻ tự nhiên giãi bày tình cảm của mình, trẻ tự đưa ra ý đồ chơi, tự giải
quyết, tự sửa đổi, vận dụng các ấn tượng kinh nghiệm đã có để thực hiện ý đồ chơi, trẻ
tự hội nhập, tự rút lui… nhờ thế mà nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển.
Hoạt động vui chơi theo góc nếu được tổ chức tốt, đảm bảo tính tự nguyện, thỏa mãn
nhu cầu nhận thức, nhu cầu vận động, bảo đảm tính giáo dục.. thì sẽ là phương tiện giáo
dục các mặt: Trí tuệ, đạo đức, thể chất, lao động và thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo. Hoạt
động vui chơi theo góc góp phần củng cố chính xác hóa, cụ thể hóa, đồng thời mở rộng
làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về cuộc sống xung quanh.
- Nói tóm lại hoạt động vui chơi của trẻ là dạng hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo
hiện thực tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu
vui chơi, trẻ thực sự là một chủ thể hoạt động tích cực, trẻ trị chuyện, giao tiếp, vận
dụng các ấn tượng kinh nghiệm đã có để thực hiện ý đồ chơi, nhờ thế mà nhân cách của
trẻ được hình thành và phát triển. Hoạt động vui chơi nếu được tổ chức tốt thì sẽ là
phương tiện phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Chính vì lý do đó nên tơi
đã chọn đề tài này.
PHẦN II: NỘI DUNG
I.Thực trạng:
Là một giáo viên mầm non với kinh nghiệm 4 năm giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5-6 tuồi,
tôi luôn nghĩ thế nào để tiến hành các hoạt động vui chơi đến với trẻ một cách nhẹ


nhàng thoải mái, khơng gị bó mà đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài này
bản thân tơi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường năm học 2018 – 2019 đã phân công
tôi đứng lớp 5-6 tuổi cùng các chị đồng nghiệp đi trước có nhiều kinh nghiệm đã giúp
bản thân tơi học hỏi và được rèn luyện tất nhiều. Bên cạnh đó tơi cịn được nâng cao
kiến thức, kĩ năng về cách tiến hành hoạt động vui chơi theo hướng mở cho trẻ 5-6 tuổi.
- Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn trở lên, ln u nghề, mến trẻ, nhiệt
tình, đựợc phụ huynh tin u.

- Lớp tơi được trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02
1


- Mặt khác Ban lãnh đạo nhà trường còn quan tâm sát sao, tạo mọi điều kiện cho chúng
tôi được đi học hỏi trường bạn, đó là những trường chuẩn của Sao Mai, Thi Trấn,Châu
Quang… Ngồi ra cịn tạo điều kiện cho chúng tôi xây dựng hoạt động mẫu, thao giảng
20-11 tại trường để đồng nghiệp góp ý và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Ngoài việc tiếp thu chuyên đề, xem các giờ dạy mẫu tơi cịn tìm tịi khám phá nhiều
sách vở, mạng, báo…để đúc rút nhiều kinh nghiệm áp dụng vào việc tiến hành hoạt
động vui chơi trên trẻ đựơc tốt hơn. Không những thế bản thân tơi cũng có nhiều cố
gắng trong q trình tự học, tự rèn luyện.
- Bản thân tơi cịn nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, tìm tịi ra các biện pháp mới, sáng tạo
hơn để dạy trẻ, tơi cịn tun truyền với các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu được tầm
quan trọng của hoạt động vui chơi tại trường mầm non.
2.Khó khăn:
*Về trẻ:
- Trẻ còn nhút nhát, chưa hứng thú.
-Trẻ cùng một độ tuổi nhưng nhận thức khơng đồng đều vì những lí do sau:
- Đa số các em đều là con em các gia đình có hồn cảnh khó khăn về điều kiện kinh tế

vơ cùng thiếu thốn. Ngồi việc học, các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với
gia đình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục - Học sinh miền
núi, thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ
*Về cô:
- Đồ dùng đồ chơi chưa thật phong phú, cô giáo chưa biết cách vận động tuyên truyền
phụ huynh cùng tham gia tìm kiếm các nguyên vật liệu phế thải của địa phương để tạo
ra đồ chơi mới, vât liệu mới cho trẻ hoạt động. Cơ giáo cịn hạn chế về nghệ thuật giới
thiệu các góc chơi chưa gây được hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Trong
quá trình chơi trẻ chưa phát triển được nội dung các góc chơi bởi hình thức tổ chức cịn
cứng nhắc, mang tính áp đặt nhiều, cịn xem cơ là trung tâm đóng vai trị chỉ đạo trẻ
chơi, bắt trẻ phải nghe theo lời cơ, làm hạn chế tính tích cực chủ động và hứng thú chơi
của trẻ. Cô giáo chưa chú ý đến phần nhận xét sau khi chơi, cô chỉ chú trọng vào sản
phẩm là chính, cơ làm người trọng tài để đánh giá kết quả chơi làm mất hứng thú chơi
của trẻ. Vì thế hoạt động vui chơi theo góc đạt kết quả chưa cao nhu cầu của trẻ tham
gia vào các trò chơi còn nhiều hạn chế
* Về phía phụ huynh:
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, đưa trẻ đến lớp không
giao tận tay cô mà thả trẻ ở cổng trường để trẻ tự vào lớp, chiều thì anh, chị… đón. Vậy
nên chúng tơi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền cho phụ huynh về việc
chuẩn bị đồ dùng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải.
3. Khảo sát đầu năm
- Trẻ tích cực sưu tầm, tìm kiếm các nguyên vật liệu phế thải: 13/31 trẻ = 41,9%
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc: 22/31 trẻ = 71 %
2


- Trẻ tự biết tổ chức các trò chơi và biết chơi trong tập thể: 13/31 trẻ = 41,9%
- Trẻ biết cùng nhau thảo luận bàn bạc về chủ đề chơi chung, về nội dung chơi, phân vai
chơi, cách tổ chức trò chơi: 11/31 trẻ = 35,5%
- Trẻ biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn căn cứ vào yêu cầu đưa ra của tập thể chơi:

10/31 trẻ = 32,2%
- Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức đổi mới giáo dục mầm non trước hết là
đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ. Đổi mới phương pháp
hình thức hoạt động cho trẻ chính là phải phát huy hết tính tích cực chủ động sáng tạo
của trẻ xem trẻ là trung tâm, cô giáo chỉ là người dẫn dắt, tổ chức, tạo cơ hội cho trẻ
hành động và phát triển.
- Chính vì vậy bản thân tơi ln tâm đắc và tìm tịi các biện pháp để tổ chức hoạt động
góc cho trẻ mẫu giáo lớn theo hướng mở
II. GIẢI PHÁP
* Biện pháp 1. Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn, bố trí các góc hợp lý.
- Nếu khơng có mơi trường hấp dẫn, các góc bố trí khơng hợp lý thì sẽ không thu hút
hoạt động của trẻ.Với phương châm “Học mà chơi - chơi mà học”, đồ dùng, đồ chơi
giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động và qua
đó thúc đẩy sự hình thành, phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân
cách cho trẻ.
- Lớp học được trang trí hấp dẫn, đẹp mắt, có nhiều đồ dùng đồ chơi, khơng chỉ thu hút
trẻ thích đến lớp mà còn khơi gợi niềm say mê hoạt động và đây cũng là cơ sở để giúp
trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả, phát huy trí tưởng tượng sáng
tạo cho trẻ.
- Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp nơi trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc
theo nhóm như theo hứng thú và nhu cầu riêng để xem xét, tìm hiểu khám phá cái mới.
Việc bố trí góc hoạt động khuyến khích trẻ tự quyết định chọn góc chơi, đồ chơi mà trẻ
u thích.
- Bố trí các góc hoạt động tùy theo diện tích lớp, điều kiện về đồ dùng đồ chơi và chủ đề
phù hợp với số trẻ, nên đảm bảo tối thiểu có các góc: Góc đóng vai, góc xây dựng, góc
học tập, góc nghệ thuật. Số lượng góc do giáo viên thiết kế đảm bảo trẻ dễ quan sát
được hoạt động thoải mái tích cực. Vị trí góc phải hợp lý thuận tiện cho trẻ hoạt động.
Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào, góc xây dựng tránh lối đi lại… Các góc nên có
khoảng rộng cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ, tạo ranh giới
giữa các góc hoạt động để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu, ranh

giới góc khơng che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát trẻ của giáo viên.
- Ở lớp tôi tôi thường cho trẻ hoạt động theo các góc: góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc
học tập, góc đọc sách, góc phân vai, góc thiên nhiên tơi bố trí ngồi hiên. Đồ dùng, đồ
chơi, ngun vật liệu trong từng góc tơi ln bố trí sắp xếp để trẻ dễ nhìn, dễ lấy. Đồ
dùng đồ chơi phù hợp với mức phát triển của trẻ thích hợp với điều kiện, đặc điểm của
từng địa phương và thường xuyên luân chuyển giữa các góc, để gây hứng thú cho trẻ
3


đồng thời sử dụng nhiều hoạt động khác nhau. Sau mỗi chủ đề, chủ điểm tơi thường
thay đổi vị trí hoặc bố trí sắp xếp lại một số góc để tạo cảm giác lạ, kích thích sự tị mị
ham hiểu biết của trẻ.
Tên các góc đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung của chủ điểm đang thực hiện.
VD: Khi thực hiện chủ đề “Trường mầm non” góc sách tôi đặt tên “Thư viện trường
mầm non” đến chủ đề “Gia đình” góc sách tơi đặt tên “ bé kể chuyện về người thân”.
-Trang trí các góc cần linh hoạt, hấp dẫn và thay đổi theo nội dung chủ đề, không nên vẽ
bức tranh “chết” lên tường mà cần sử dụng khoảng trống của các mảng tường và mặt
sau của các giá để trang trí, cần có biểu bảng tranh minh họa cho trẻ hiểu.
Ví dụ: Góc sách tơi sắp xếp gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, trang trí phía
trên là hình ảnh hai em bé đang đọc sách và các loại sách, tranh tự tạo treo ở móc để vừa
trang trí, vừa dùng làm đồ dùng, đồ chơi trong góc
Dùng giá truyện quay góc, khi quay góc tơi dùng chiếu trải để trẻ ngồi xem sách một
cách thoải mái.
Một sơ góc chơi của trẻ lớp tơi:
Góc phân vai

Góc sách chuyện
4



Góc học tập

5


Góc nghệ thuật

6


Góc xây dựng

7


Góc thiên nhiên

* Biện pháp 2. Nghệ thuật giới thiệu để gây hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt
động góc.
- Giới thiệu góc chơi là một biện pháp cho trẻ làm quen với điều kiện chơi ở lớp. Biện
pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần triển khai chơi, thu gom và cất đồ
chơi đúng nơi quy định. Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ
yếu vào đầu năm học. Khi trẻ còn bỡ ngỡ chưa quen với các đồ dùng, đồ chơi trong lớp
chưa biết tên một số đồ chơi. Vị trí để đồ chơi và các chỗ để chơi hoặc khi trong lớp có
góc chơi mới. Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh
hoạt chiều.
Ví dụ: Trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) cần kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn có thể tổ
chức các trị chơi như “Thi xem ai đoán nhanh” với các yếu tố chơi như: “Lăn bóng”
cơ lăn bóng vào góc nào thì trẻ phải xác định đúng tên góc đó hoặc cơ nói tên góc chơi
cịn trẻ lăn bóng vào góc chơi đó. Có thể giới thiệu qua chính đồ chơi như: Cơ nói tên

một vài đồ chơi nổi bật trong góc thì trẻ sẽ nói tên góc đó hoặc cơ nói tên góc trẻ kể các
loại đồ chơi có trong góc. VD: Cơ nói “ở đó có gạch, cột điện….” trẻ sẽ nói góc xây
dựng, cơ nói góc nghệ thuật trẻ kể tên các đồ chơi như trống, sắc xô, mũ múa.
- Qua trị chơi như thế trẻ biết được góc chơi của lớp và chủ động cất lấy đồ chơi khi
cần thiết. Bước vào hoạt động góc để gây hứng thú cho trẻ thì cơ giáo phải dựa vào nội
dung của từng chủ đề để dẫn dắt trẻ vào các góc chơi một cách liên kết. Có thể cơ cho
trẻ hát hoặc đọc thơ, chơi một trị chơi có nội dung về chủ đề mình định giới thiệu sắp
tới. Hoặc giới thiệu với trẻ một số đồ chơi mới nào đó có nội dung về chủ điểm để gợi ý
cho trẻ liên tưởng đến chủ đề chơi.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn hoạt động góc theo chủ đề gia đình thì trước tiên
tơi cho ổn định bằng bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” để tạo tình huống thu hút trẻ.
8


Nếu là giai đoạn đầu của chủ đề thì tơi trò chuyện với trẻ về tranh mảng tường về chủ đề gia
đình. VD: Các con thấy hơm nay lớp mình có gì mới? Trong tranh các con thấy có những ai?
Mọi người trong gia đình đối với nhau như thế nào? Hoặc cô giới thiệu một số đồ chơi mới.
VD: Các con ơi hôm nay cô đã chuẩn bị một số thực phẩm ngon, cơ đố các con biết đó
là những thực phẩm gì?...Với các thực phẩm này các con hãy thi nhau chế biến để xem
ai có tài nội trợ hơn nhé.
- Cơ thăm dị ý tưởng chơi của trẻ bằng cách hỏi một số trẻ trong lớp hôm nay con thích
chơi góc nào? Chơi với bạn nào? Khi chơi phải như thế nào?...
- Nếu là trò chơi diễn ra giai đoạn giữa hoặc cuối chủ đề thì cơ có thể nói: Hơm trước ở
góc “Khoa học vui” các con chơi rất hay, hôm nay cô đã chuẩn bị thêm một số đồ dùng
để các con chơi thí nghiệm mới, ai sẽ tham gia vào góc chơi này. Hoặc hơm nay ở góc tạo
hình có một số đồ dùng mới, các con có thể tham khảo và thử xem mình có khả năng tạo
ra các đồ dùng trong gia đình như thế này khơng?
- Thỏa thuận với trẻ về một số tổ chức trong các góc, rồi có biện pháp để cho trẻ về
góc hoạt động một cách hứng thú để trẻ được chơi tất cả các góc tơi đã có một số cách
làm như sau: Tơi làm bảng “Bé chơi góc nào” và gắn hoa có các ký hiệu của trẻ để ở

một góc lớp, ở các góc hoạt động cũng có các bảng nhỏ với các họa tiết hấp dẫn. Khi trẻ
chơi ở góc nào thì lấy ký hiệu của mình gắn vào góc đó, chơi xong trẻ đưa ký hiệu gắn
vào bảng lớn chung. Hoặc tôi làm cho mỗi trẻ 1 ký hiệu có dây đeo vào cổ, các ký hiệu
đó được treo trên tường theo 3 tổ, khi vào cuộc chơi trẻ sẽ về tổ của mình để lấy ký hiệu
và chơi theo góc mà mình thích.
*Biện pháp 3. Xử lý tốt các tình huống để phát triển nội dung trong hoạt động.
- Như ở phần thực trạng tôi đã đưa ra. Một số giáo viên can thiệp quá nhiều vào trò chơi
của trẻ, bắt trẻ chơi theo ý đồ của mình làm cho buổi hoạt động góc của trẻ cịn mang
tính thụ động, áp đặt. Chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Chúng ta đã biết, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn đã có khả năng tự tổ chức trị chơi nên cơ
giáo khơng cần tham gia trực tiếp vào quá trình chơi của trẻ mà nên xem trẻ là trung tâm
hoạt động, cô giáo là người tổ chức, tạo điều kiện gợi mở dẫn dắt cho trẻ tích cực tự
giác, chủ động sáng tạo trong khi hoạt động. Cô quan sát chung cả lớp, quan sát từng
góc chơi và từng trẻ chơi để nắm bắt được hứng thú chơi của trẻ ở từng góc, từng nhóm,
nhất là những góc có bổ sung đồ chơi mới, nếu cơ phát hiện ra những góc nhóm nào
chơi khơng hứng thú thì phải tìm hiểu nguyên nhân, chọn biện pháp tác động phù hợp,
kịp thời để giúp trẻ chơi hứng thú hơn. Nếu trẻ thiếu kinh nghiệm thì tơi trị chuyện
hoặc cùng chơi với trẻ để bổ sung kinh nghiệm cho trẻ.
Ví dụ: Ở góc tạo hình của chủ đề ngành nghề. Cô yêu cầu trẻ tô màu trang phục của các
chú bộ đội nhưng Cháu My lại tô màu vàng, lúc đó tơi sẽ đến bên trị chuyện với cháu
làm cháu nhớ lại trang phục, quần áo của các chú bộ đội là màu xanh lá cây.
- Đối với chủ đề chơi mới lạ tơi có thể đóng vai hướng dẫn trẻ chơi (Cơ đóng vai người
điều khiển buổi chơi) để tổ chức trò chơi. Khi trẻ chơi quen với chủ đề mới thì tơi để cho
trẻ tự tổ chức, điều khiển buổi chơi. Khi đó cơ chỉ đóng vai trò cố vấn giúp đỡ trẻ khi cần
thiết. Mặt khác trong q trình trẻ hoạt động cơ phải quan sát để nắm bắt được kỹ năng chơi
của trẻ xem trẻ đã thể hiện vai chơi, đã biết sử dụng đồ chơi phong phú để thực hiện hành
9


động chơi chưa, đã biết phối hợp với nhau chưa? Đặc biệt kỹ năng sử dụng các nguyên vật

liệu mở để tạo ra ý tưởng chơi, nếu cô phát hiện ra trẻ nào chưa có kỹ năng chơi thì cơ phải
tìm hiểu ngun nhân và có biện pháp tác động kịp thời.
Ví dụ: Trẻ khơng biết lấy nước trộn với cát mà cứ làm đi làm lại mãi với vẻ mặt thất
vọng. Với tình huống đó tơi đến trị chuyện với trẻ để nắm bắt được ý tưởng cho của trẻ
như: Con chơi gì đấy? Con dùng những vật liệu nào? Con đã nhìn thấy bác thợ xây nhà
chưa? Con thử cho nước vào cát thử xem mình có dễ làm hơn khơng?. Cịn ở góc xây
dựng doanh trại cơ nhìn thấy các cháu chỉ xây một kiểu nhà là dùng khối gỗ để xây cịn
những đồ cơ đã chuẩn bị như rơm, cùi dừa… trẻ không biết sử dụng. Trước tình huống
đó cơ đến trị chuyện với trẻ nắm bắt ý tưởng chơi và gợi cho trẻ biết sử dụng các
nguyên vật liệu khác như mái nhà thì sẽ được làm bằng rơm, que gỗ làm cột nhà… để
tạo ra những kiểu nhà khác nhau làm đẹp hơn cho cơng trình của bé. Cịn nếu ở trị chơi
học tập cô yêu cầu trẻ vẽ, tô màu các nhân vật và nối tranh phù hợp với các nghề , bạn A
vẽ, tô màu xong nhưng bạn nối nhân vật (Bác sỹ)với các dụng cụ: Xơ, bai,thước, xẻng.
Trước tình huống đó tơi đến trị chuyện với trẻ về tranh mà trẻ vừa làm. Trước tiên tôi sẽ
khen ngợi bức tranh mà trẻ vừa làm sau đó tơi mới gợi ý cho trẻ nhớ lại ấn tượng về bác
sỹ như: Con đã biết về bác sỹ chưa? Bác ấy dùng những loại dụng cụ gì để khám và
chữa bệnh nhỉ? … Nếu trẻ khơng có kinh nghiệm thì tơi dùng tranh ảnh, câu chuyện để
bổ sung cho trẻ. Khi trẻ nhận thức Kim tiêm, ống nghe, kéo, hộp thuốc … là dụng cụ
của nghề Bác sỹ . Khi đó trẻ sẽ tự điều chỉnh lại bức tranh.
- Nói chung trẻ mẫu giáo lớn khi hoạt động góc thì cơ khơng cần trực tiếp tham gia vào
quá trình chơi của trẻ mà chỉ bao quát, theo dõi ý đồ chơi của trẻ để kịp thời giúp trẻ
khi cần thiết. Gợi ý cho trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các nhóm chơi bền vững để hình
thành tập thể chơi nhỏ, hay gợi ý cho trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các tập thể chơi nhỏ
để hình thành tập thể chơi chung, cơ gợi ý mở rộng nội dung chơi để trò chơi hấp dẫn
hơn, hoặc cô gợi ý cho trẻ chọn đồ chơi thay thế để thực hiện ý đồ chơi.
Ví dụ: Khi ở góc phân vai trẻ chơi nấu ăn và tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn thì cơ gợi ý
để phát triển nội dung chơi bằng cách đặt những câu hỏi: Có phải hơm nay là sinh nhật
của ai trong gia đình mình khơng? Các con nấu những món ăn này dùng để làm gì?
Chắc là con gái bác rất vui sướng khi được mẹ nấu nhiều món ăn ngon để tổ chức sinh
nhật đấy. Từ những gợi ý đó trẻ sẽ mở rộng nội dung chơi từ trị chơi nấu ăn sang trò

chơi tổ chức sinh nhật.
Hoặc ở trò chơi “Bệnh viện” các cháu đang thể hiện các vai chơi y bác sỹ khám và tiêm
thuốc cho bệnh nhân, thì cơ đến và gợi ý cho trẻ tổ chức đến trường mầm non để khám
cho các cháu. Từ đó trẻ sẽ được mở rộng nội dung chơi và liên kết với các nhóm chơi
khác để cùng chơi.
Ví dụ: Khi trẻ chơi ở góc nghệ thuật với trị chơi: xếp các loại phương tiện giao thơng
thì khi trẻ hồn thành sản phẩm rồi, cô gợi ý cho trẻ đưa thuyền ra góc thiên nhiên để
chơi thả thuyền, hoặc in hình trên cát, trẻ sẽ hứng thú khi được sử dụng sản phẩm mình
tạo ra và phát huy được tính tích cực sáng tạo, chủ động của trẻ. Nói chung tùy thuộc
vào từng hồn cảnh cụ thể mà cơ lựa chọn cách tác động cho phù hợp cốt là để thỏa mãn
nhu cầu chơi của trẻ trên cơ sở tôn trọng ý kiến của trẻ, tuyệt đối cô không can thiệp vào
trò chơi của trẻ và bắt trẻ chơi theo ý đồ của mình. Muốn phát huy được vai trị to lớn
10


của trị chơi qua hoạt động góc địi hỏi cơ giáo cần phải biết cách tổ chức, hướng dẫn.
Một mặt cần sử dụng các tình huống chơi để giáo dục cho trẻ giúp trẻ mở rộng vốn hiểu
biết phát triển các q trình tâm lý nhận thức… góp phần phát triển tâm lý trẻ nói
chung. Cơ hướng dẫn trẻ chơi phải đảm bảo tính tự nguyện và hứng thú của trẻ, cần duy
trì trong quá trình chơi những cảm xúc tự nhiên, sự sáng tạo của trẻ. Quả thật hướng dẫn
trẻ hoạt động góc là một cơng việc vừa mang tính sư phạm vừa mang tính nghệ thuật,
nó kết tinh của nhiều yếu tố. Sự nhận thức nghề nghiệp, sự mẫn cảm với thế giới nội
tâm phong phú, ngây thơ của trẻ nhỏ, sự khéo léo, linh hoạt và thông minh trong giao
tiếp với trẻ của mỗi giáo viên.
* Biện pháp 4. Nhận xét sau khi chơi.
- Trước đây khi tổ chức hoạt động góc các cơ giáo chưa chú ý đến việc nhận xét sau khi
chơi để phát huy tính tích cực của trẻ, mà chỉ chú trọng vào sản phẩm chơi của trẻ là
chính. Cơ đóng vai trị là người trọng tài để đánh giá kết quả chơi của từng nhóm chơi.
Có khi đã chỉ trích làm trẻ mất hứng thú. Nhưng để đổi mới phương pháp nhận xét theo
hướng mở tôi đã gợi ý cho trẻ tổ chức nhận xét sau khi chơi dưới hình thức tập thể và cơ

đi từng nhóm gợi cho trẻ tự nhận xét về mình và nhận xét bạn. Căn cứ vào việc thực
hiện vai chơi mà trẻ nhận, vào mối quan hệ và sự phối hợp giữa các vai chơi để gợi ý
cho trẻ biết nhận xét, đánh giá căn cứ vào tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi mà bạn mình
thể hiện.
Ví dụ: Ở góc xây dựng khi trẻ đã thực hiện xong cơng trình của mình cơ đến và gợi ý
cho trẻ quan sát tồn bộ cơng trình trẻ tạo ra, giúp trẻ cảm nhận cái đẹp thông qua cơng
trình xây dựng (Bố cục cơng trình, kỹ năng sử dụng ngun vật liệu mở để trang trí cho
cơng trình, đánh giá về sự phối hợp các hành động chơi trong nhóm và liên kết các
nhóm khác). Có thể cơ gợi ý cho trẻ bổ sung các chi tiết làm cho cơng trình hợp lý
hơn… Tạo cho trẻ chờ đợi trong buổi chơi tiếp theo.
Ví dụ: Cơ hỏi các con xây gì đây? Các bạn hãy ngắm xem cơng trình có những khu
vực gì nào? Đã có các chú bộ đội chưa? Ai muốn bổ sung? Chỗ này là khu vực gì, nếu
mà trồng thêm cây gì thì sẽ như thế nào? Bạn A muốn nói gì về buổi chơi hơm nay của
con và các bạn?.
- Với hình thức như vậy tôi đã gợi ý cho trẻ nhận xét đánh giá được buổi chơi. Hướng
dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định và chuyển hoạt động bằng trò chơi chuyển tiếp
như: “Lộn cầu vồng”, Làm chú lái tàu, làm chú bộ đội…” để trẻ thay đổi trạng thái
sang hoạt động khác.
* Biện pháp 5. Huy động phụ huynh đóng góp phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi
phong phú, đa dạng.
- Đồ chơi là phần quan trọng đối với trẻ thơ, là người bạn khơng thể thiếu trong trị
chơi của trẻ, đồ chơi giúp trẻ tạo ra hoàn cảnh chơi, đưa trẻ đến thế giới phong phú
do trẻ tưởng tượng ra. Là động cơ thúc giục trẻ tham gia chơi và là thế giới đồ vật
giúp trẻ làm quen với xã hội người lớn thâm nhập vào xã hội đó và giúp trẻ làm
người lớn.
Như chúng ta đã biết, đồ dùng đồ chơi hiện nay trên thị trường rất nhiều và phong phú
nhưng có một số đồ dùng cũng khơng thể đáp ứng được nhu cầu và mục đích của
11



chương trình dạy học ở trường mầm non. Chính vì điều đó nên những người giáo viên
mầm non cần phải làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi để phục vụ các tiết dạy của mình. Để
làm được những đồ dùng đồ chơi đó thì người giáo viên cần phối hợp với phụ huynh
nạp các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu thải. Tạo nguồn đồ chơi từ phụ huynh
thông qua các cuộc họp phụ huynh, qua trao đổi trực tiếp về yêu cầu hoạt động của trẻ
tôi đặt vấn đề với phụ huynh sưu tầm đóng góp các phế liệu như lọ dầu ăn, hộp bánh,
hộp sữa, vỏ trai, ốc, hến, rơm… Tơi cung cấp mẫu của mình nhờ phụ huynh làm giúp
một số đồ chơi như làm ...đan rổ rá, các loại nhà bằng mây tre, đóng sa bàn để diễn
rối… hỗ trợ cho lớp một số cây cảnh, để tạo góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động và một số
tranh ảnh phù hợp với chủ đề chủ điểm. Khi món đồ chơi do tự tay các cháu, cơ giáo, bố
mẹ làm ra các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn nhiều so với các đồ chơi mua
sắn. Đây cũng là một hình thức dạy trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé, chính
vì thế tơi đã huy động phụ huynh đóng góp các phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi.

(Đồ dùng vận động phụ huynh làm)
* Tự làm đồ dùng đồ chơi của cơ giáo
Đầu năm học tơi đã rà sốt thống kê các loại đồ chơi còn thiếu trong các góc để có kế
hoạch làm đồ dùng đồ chơi trước để kịp phục vụ vào chủ đề tới như: Chủ đề trường
mầm non, bản thân, gia đình...
Tận dụng những tấm bìa phế liệu để làm quyển tập san lớn hoặc những mẫu gỗ nhỏ để
làm biển báo giao thông, tận dụng lọ dầu rửa bát để làm cốc, chén, bát... từ các tấm xếp
thì làm các loại rau củ quả.
Sưu tầm các mẫu mã đồ chơi đẹp của bạn bè đồng nghiệp hay các tài liệu hướng dẫn
làm các loại đồ chơi để làm đồ dùng đồ chơi từ nhiều lọai ngun liệu, khác nhau.
* Khuyến khích sự tìm kiếm và làm đồ chơi ở trẻ
- Cô định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết để trẻ sưu tầm, sau đó gợi ý
cho trẻ chọn mẫu đồ chơi đồ dùng mà trẻ thích và hướng dẫn cụ thể phương pháp thực
hiện với từng loại đồ chơi sao cho phù hợp với từng trẻ.
VD1: Làm một số thực phẩm cần có vỏ lạc, hến, sị, keo dán, bao bóng. Trẻ đánh rửa
các loại vỏ trên sạch phơi khô rồi dùng keo gắn kết lại sẽ được sản phẩm giống như thật,

12


đóng vào túi, tận dụng chữ số trong vở học toán cũ cắt dán để làm nhãn mác giá trị sản
phẩm.
VD2: Trẻ tạo ra các bộ sưu tập từ tranh ảnh báo cũ hay sản phẩm tạo hình bằng cách
cắt dán đóng thành quyển tập san.
VD3: Dùng các lá khơ để sơn màu cho trẻ cắt dán tạo nên các con vật, các loại hoa quả
như:0.
- Quả bằng lăng sơn màu tím làm quả nho
- Quả bằng lăng sơn màu đỏ, vàng làm hoa.
- Lá dừa sơn các màu khác nhau cắt dán làm con mèo.
Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh trong việc hỗ trợ nguyên vật liệu và đóng góp
đồ dùng đồ chơi.Và với sự tận dụng khéo léo các phế thải để làm đồ dùng đồ chơi của
mình nên trong năm qua tơi đã làm được một số bộ đồ chơi có giá trị như: “Gia đình
búp bê”, “Các loại quả”, “Trang trại chăn ni của bé”, “Bộ đồ dùng âm nhạc” và
nhiều bộ đồ chơi khác.
Dưới đây là một số hình ảnh đồ dùng tơi đã làm được trong năm học này:
Gia đình búp bê
Trang trại chăn nuôi
Ngôi nhà

Đồ dùng âm nhạc

13


0

Các loại rau, quả


Một số loại hoa

Một số đồ dùng của bé
14


Một số hoa làm từ nguyên phế liệu
Một số phương tiên giao thông

PHẦN III. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
15


Nhờ áp dụng và thực hiện những biện pháp trên mà chất lượng tổ chức hoạt động
góc cho trẻ mẫu giáo lớn theo hướng mở ngày càng được nâng cao và phát huy được
tính tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ nên đã đạt được những thành tích nhất định.
1. Về trẻ:
Nội dung

Kết quả trên trẻ

Kết quả trên trẻ

(đầu năm)

(cuối năm)

Trẻ tích cực sưu tầm, tìm kiếm các

13/31 trẻ = 41,9%
nguyên vật liệu phế thải.
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc

22/31 trẻ = 71%

27/31 trẻ = 87%
28/31 trẻ = 90,3%

Trẻ tự biết tổ chức các trò chơi và biết
13/31 trẻ = 41,9%
chơi trong tập thể

30/31 trẻ = 96,8%

Trẻ biết cùng nhau thảo luận bàn bạc
về chủ đề chơi chung, về nội dung
11/31 trẻ = 35,5%
chơi, phân vai chơi, cách tổ chức trò
chơi

25/31 trẻ = 80,6%

Trẻ biết tự đánh giá mình và đánh giá
bạn căn cứ vào yêu cầu đưa ra của tập 10/31 trẻ = 32,2% 24/31 trẻ = 77,4%
thể chơi
2. Về phụ huynh:
- Phụ huynh nhiệt tình tham gia tạo nguồn lực vật chất và tinh thần như:
+ Đóng góp phế liệu các loại được 26 loại
+ Cây cảnh để ở góc thiên nhiên: 45 cây

+ Nhiều tranh ảnh, sách truyện, lịch cũ, ảnh của bé và gia đình và nhiều thứ khác.
3. Về cơ.
- Làm được nhiều bộ đồ dùng đồ chơi như:
+ Bộ rau củ quả.
+ Gia đình búp bê
+ Bộ đồ dùng âm nhạc
+ Trang trại chăn nuôi của bé…
+ Bộ ngôi nhà
+ Bộ một số loại hoa
+ Bộ đồ dùng của bé
+ Bộ Phương tiện giao thông
+ Một số loại hoa làm từ nguyên phế liệu
16


Qua đây tơi tóm tắt lại: để tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn theo hướng
“mở” thì cần phải:
- Tạo mơi trường hoạt động hấp dẫn, bố trí các góc hợp lý.
- Giáo viên phải có nghệ thuật giới thiệu để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt
động góc.
- Xử lý tốt các tình huống trong khi trẻ chơi để phát triển nội dung các góc chơi.
- Nhận xét sau khi chơi của trẻ.
- Huy động phụ huynh đóng góp phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua q trình học hỏi và tìm tịi, thực hiện hoạt động góc cho trẻ theo hướng mở, tơi đã
rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
+ Phải lập kế hoạch đầy đủ, lựa chọn mục tiêu phù hợp, thực hiện đầy đủ về nội dung,
đi đúng phương pháp và phải biết cách lồng ghép, tích hợp các hoạt động mọi lúc mọi
nơi để giáo dục trẻ, không ngừng nâng cao trình độ kiến thức bằng cách tự học tập, bồi
dưỡng nghiệp vụ chun mơn. Tích cực tham gia các đợt chuyên đề của phòng giáo dục

tổ chức. Thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, tham gia dự giờ dạy mẫu ghi chép cẩn thận,
thường xuyên trau dồi về phương pháp tiến hành hoạt động, phong cách nghệ thuật lên
lớp.
+ Thiết kế và tổ chức hoạt động một cách sơi nổi, hấp dẫn trẻ và trẻ đựợc hoạt động
tích cực
+ Thiết kế và tổ chức hoạt động một cách sơi nổi, hấp dẫn trẻ và trẻ đựợc hoạt động
tích cực
Trên đây là một số kinh nghiệm để tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn
theo hướng “mở” mà tơi đã rút ra trong q trình thực hiện và học hỏi kinh nghiệm từ
đồng nghiệp. Trong quá trình viết khơng thể khơng mắc phải những thiếu sót. Rất mong
sự đóng góp của hội đồng và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Châu Hồng , ngày 28 tháng 3 năm 2019

17



×