Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại pvi thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.47 KB, 99 trang )

1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
LỜI MỞ ĐẦU
Trước tình hình tổn thất thiên tai có nhiều biến động khôn lường : giá rét,
mưa lũ, ngập úng, dịch bệnh xẩy ra liên tiếp, cộng với khủng hoảng tài chính,
suy thoái kinh tế dẫn đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm gặp
nhiều khó khăn đã đặt ra cho các DNBH một vấn đề cấp thiết là làm thế nào để
có thể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường và đứng vững trước cơn bão tài
chính toàn cầu mà một tập đoàn lớn như AIG cũng đã là nạn nhân của nó?
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như trên cũng là cơ hội để các doanh
nghiệp bảo hiểm tự xem lại mình, đây cũng chính là thời điểm bộ máy quản lý sẽ
bộc lộ rõ nhất các điểm yếu của của họ. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cần
phải quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác quản lý chi phí bồi thường. Vì: Quản
lý chi phí bồi thường hiệu quả đảm bảo chi bồi thường đúng và đủ là một trong
những biện pháp tốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng
lực cạnh tranh từ đó mới có thể đứng vững trên thị trường và tránh được nguy cơ
phá sản trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Trong những năm gần đây, Nghiệp vụ Vật chất xe cơ giới luôn là nghiệp
vụ có doanh thu lớn nhất thị trường bảo hiểm trong nước, đồng thời là nghiệp vụ
có tỷ lệ bồi thường cao. Năm 2008 doanh thu nghiệp vụ này đạt 3.182 tỷ đồng
chiếm 29.24% doanh thu toàn thị trường, tăng 24.8 % so với năm 2007. Trong
khi đó STBT là 1.830 tỷ đồng chiểm 58% doanh thu phí bảo hiểm tăng 49 % so
với năm 2007 (1228 tỷ đồng). Tốc độ tăng chi phí bồi thường gần gấp 2 lần tốc
độ tăng doanh thu phí. Như vậy có thể nói các doanh nghiệp “càng làm càng lỗ”.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
Cũng xuất phát từ thực tế nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới như trên,
em đã lựa chọn đề tài “Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long”. Nhằm tìm hiểu về nghiệp vụ
này cũng như có một cách nhìn tổng quan về công tác quản lý chi bồi thường


bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long.
Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới và chi phí bồi
thường
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi phí bồi thường bảo hiểm vật
chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long.
ChươngIII: Một số kiến nghị đối với công tác quản lý chi phí bồi thường tại
PVI Thăng Long.
Trong quá trình thực tập cũng như nghiên cứu để thực hiện bài viết này
em nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cô giáo TS. Phạm Thị Định và các
anh chị tại Phòng giám định bồi thường công ty PVI Thăng Long. Trong quá
trình viết bài mặc dù em đã có nhiều cố gắng tìm hiểu nhưng chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ
GIỚI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ BỒI THƯỜNG
1.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VCXCG
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào ngành giao thông
vận tải luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp cho việc đi lai cũng như
lưu thông hàng hóa được thực hiện một cách dễ dàng. Cùng với sự phái triển
nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, các phương tiện giao thông vận tải hiện đại
đã không ngừng gia tăng về số lượng và chủng loại, không những thay thế được
các phương tiện giao thông thô sơ từ thời xa xưa mà ngày càng cải tiến để phục
vụ cho nhu cầu không ngừng tăng của xã hội như: xe máy, ô tô, máy bay, tàu
điện ngầm, tàu thủy
Phương tiện giao thông vận tải được chia thành nhiều loại như: đường hàng

không, đường thủy, đường bộ và đường sắt. Trong đó phương tiện giao thông
đường bộ vẫn giữ vị trí quan trọng và được xem là huyết mạch của nền kinh tế vì
những tính năng ưu việt của nó như:
Là phương tiện vận tải đường bộ có tính linh hoạt cao, lưu thông được trong
các loại địa hình phức tạp trên bộ, có phạm vi hoạt động rộng do đó giúp cho
việc lưu thông được dễ dàng,
XCG có giá trị không quá lớn, chi phí mua sắm và sửa chữa thấp hơn nhiều
so với các phương tiện khác do đó phù hợp với nhiều chủ thể trong xã hội, đặc
biệt là các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
XCG tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng như đường
xá, bến bãi. Tuy nhiên so với các phương tiện khác như máy bay, tàu hỏa thi chi
phí xây dựng vẫn thấp hơn.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, XCG vẫn có hạn chế là so với các
phương tiện khác, XCG có xác suất xẩy ra rủi ro cao hơn. Vì:
• Sự gia tăng nhanh chóng các chủng loại và số lượng xe nhưng cơ sở hạ tầng
phục vụ cho lưu thông không tăng tương ứng nên các vụ tai nạn giao thông
đường bộ thường xẩy ra nhiều và gây tổn hại đến sự phát triển của nền kinh tế.
• Khi tham gia giao thông đường bộ, XCG phụ thuộc rất lớn vào ý thức của
người điều kiển xe, tuy nhiên tình trạng phóng nhanh vượt ẩu không làm chủ tốc
độ vẫn thường xuyên diễn ra dẫn đến xác suất rủi ro lớn hơn. Đặc biệt là hậu
quả của rủi ro liên quan đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của con người.
• Địa hình ở Việt Nam tương đối phức tạp (với ¾ diện tích là đồi núi), thêm
vào đó là thời tiết khắc nghiệt thường xảy ra lũ lụt đây chính là những nguy cơ
tiềm ẩn rủi ro cho các phương tiện vận tải khi tham gia giao thông.
• Chất lượng các phương tiện tham gia giao thông còn kém, hoặc quá cũ hết
thời gian khấu hao, ngoài ra các phương tiện như ô tô tải thường xuyên trong
tình trạng chở quá tải trọng của xe nên không đảm bảo an toàn khi vận hành

Thực tế cho thấy, có rất nhiều biện pháp song song tồn tại để hạn chế tai nạn
giao thông xẩy ra như: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ
rủi ro , trong đó bảo hiểm XCG là một trong những biện pháp được cho là hữu
hiệu nhất.
Như vậy sự ra đời của bảo hiểm VCXCGlà cần thiết khách quan, được biết
đến như là một cơ chế chuyển giao rủi ro, Bảo hiểm VCXCG ra đời nhằm khắc
phục hậu quả tổn thất về mặt tài chính do tai nạn giao thông gây ra.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
Bảo hiểm VCXCG có những tác dụng cơ bản sau:
• Tích cực góp phần ngăn ngừa, đề phòng tai nạn giao thông
• Góp phần ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho các chủ xe
• Mang tính xã hội sâu sắc, giảm bớt những xung đột căng thẳng giữa chủ xe
với nạn nhân khi tai nạn xẩy ra.
• Tạo thêm công ăn việc làm cho xã hôi, tăng thu ngân sách nhà nước từ đó
có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông.
1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT
CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1.1 Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm vật chât XCG là loại hình bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm
là tất cả những chiếc XCG tham gia lưu thông trên đường bộ. Tuy nhiên một
chiếc xe được coi là đối tượng bảo hiểm khi có đủ các điều kiện sau:
Có giá trị sử dụng
Được xác định về mặt giá trị
Phải đáp ứng được đầy đủ về an toàn kĩ thuật và vệ sinh môi trường
Phải có đầy đủ các bộ phận để được coi là một đối tượng bảo hiểm
Đối với xe mô tô các loại nhà bảo hiểm tiến hành bảo hiểm toàn bộ vật chất
thân xe. Tuy nhiên nhìn chung bảo hiểm vật chất xe thường được áp dụng áp
dụng cho các loại xe ô tô vì chúng thường có giá trị cao, khi xẩy ra tai nạn tổn

thất thường lớn.
Đối với các loại xe ô tô nhà bảo hiểm có thể bảo hiểm toàn bộ hoặc cũng có
thể là bảo hiểm từng tổng thành của xe. Căn cứ vào công dụng kỹ thuật xe ô tô
được chia thành 7 tổng thành. Bảng 1.1 cho biết cách phân chia xe ô tô con và xe
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
ca thành các loại tổng thành và tỷ lệ giá trị của mỗi tổng thành tại PVI Thăng
Long.
Bảng 1.1 Tỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và xe ca
Tên tổng thành
Xe con Xe ca
Tổng thành thân vỏ xe: Gồm toàn bộ phần vỏ, ghế ngồi,
chắn bùn, cửa kính, cần gạt, bàn đạp ga, côn số, phanh,
khung, Ba đờ xốc…
53.5% 53.5%
Tổng thành động cơ: Gồm động cơ, bộ chế hòa khí, bơm
cao áp, bầu lọc dầu, bầu lọc gió,bơm hơi, bộ li hợp và các
thiết bị điện
15.5% 13%
Tổng thành hộp số: Gồm hộp số chính và hộp số phụ( nếu
có).
7.5% 5%
Tổng thành hệ thống lái: Gồm vô lăng lái, khóa vành lái, trục
tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, bổ trợ tay lái( nếu
có),cơ cấu điều khiển gạt mưa.
5% 4.5%
Tổng thành hệ trục trước: Bao gồm dầm cầu, trụ đứng, trục
lắp, hệ thống treo phíp, cơ cấu phanh, vỏ cầu, vi sai.
9.5% 8.4%

Tổng thành hệ trục sau: Gồm dầm cầu, vỏ cầu, truyền lực
chính,vi sai, cụm mang ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh,
trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau.
5.2% 6.2%
Tổng thành lốp: Các bộ săm lốp của xe( kể cả săm lốp dự
phòng).
3.8% 9.4%
(Nguồn PVI Thăng Long)
Trên cơ sở phân chia các tổng thành như vậy người tham gia bảo hiểm có thể
tham gia cho toàn bộ xe hay cũng có thể tham gia bảo hiểm từng loại tổng
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
thành.Tùy vào mỗi loại xe khác nhau mà cơ cấu giá trị tổng thành trong toàn bộ
xe cũng khác nhau như bảng tỷ lệ trên.
1.1.2 Phạm vi bảo hiểm
Tương tự như các loại hình bảo hiểm nói chung, bảo hiểm VCXCGbảo hiểm
cho những rủi ro tai nạn bất ngờ không lường trước được, nằm ngoài sự kiểm
soát của chủ xe, lái xe và gây thiệt hại cho bản thân cái xe đó. Những rủi ro tai
nạn này thông thường bao gồm:
- Đâm va, lật, đổ.
- Hỏa hoạn, cháy, nổ
- Những tổn thất do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sét đánh, động đất mưa đá, sụt lở…
- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn chụi trách nhiệm thanh toán những chi phí
phát sinh hợp lý sau:
- Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất
- Chi phí kéo xe về xưởng sửa chữa
- Chi phí ra tòa (nếu có)

- Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
DNBH không chụi trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại vật chất của xe
gây ra bởi các nguyên nhân sau:
- Hành động cố ý gây tai nạn, gây thiệt hại của chủ xe hoặc những người
được giao nhiệm vụ sử dụng hay bảo quản xe.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy
định của luật an toàn giao thông đường bộ
- Lái xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như:
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
+ Lái xe đang điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn trong máu vượt quá
quy định của pháp luật hiện hành hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật
cấm sử dụng.
+ Xe không có không có giấy phép lưu hành
+ Lái xe không có bằng lái, hoặc có nhưng không hợp lệ.
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép.
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định
+ Xe đi vào đường cầm
+ Xe đi đêm không đèn
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa
- Mất cắp bộ phận của xe.
- Thiệt hại do chiến tranh.
- Hao mòm tự nhiên dẫn đến giảm giá trị của xe, hỏng hóc do khuyết tật
hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa
- Tổn thất đối với săm lốp, trừ trường hợp tổn thất do cùng một nguyên nhân
và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn.
- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận máy móc, thiết bị (kể cả máy thu thanh,
điều hòa nhiệt độ)
- Cháy xe: tự cháy do lỗi kỹ thuật của xe, do hỏng hóc về động cơ, do lỗi cố

ý của chủ xe/ lái xe gây ra.
- Tổn thất xẩy ra nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Hư hỏng tổn thất do quá trình vận hành các thiết bị chuyên dùng trên xe
- Thiệt hại động cơ do xe đi vào đường ngập nước hay do nước lọt vào động
cơ gây hiện tượng thủy kích phá hủy động cơ xe.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
1.1.3 Giá trị bảo hiểm và STBH
Đây là loại hình bảo hiểm tài sản do đó giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế xe
trên thị trường tại thời điểm người tham gia mua bảo hiểm
Thông thường giá trị bảo hiểm được xác định như sau:
Giá trị bảo hiểm = nguyên giá – khấu hao cho thời gian đã sử dụng
Quy ước sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều) tính khấu
hao theo năm. Nếu mua bảo hiểm từ ngày 1 đến ngày 15 trong tháng thì tính
khấu hao cho tháng đó, còn nếu mua bảo hiểm từ ngày 16 đến cuối tháng thì
không tính khấu hao cho tháng đó.
Tuy nhiên trong thực tế giá trị bảo hiểm tính tương đối phức tạp và có vai trò
quan trọng đối với công tác bồi thường vì giá trị xe trên thị trường thường xuyên
biến động và có thêm nhiều chủng loại mới tham gia giao thông.
Đối với xe mới đưa vào sử dụng thường giá trị xe xác định đúng bằng giá trị
thực tế của xe ghi trên hóa đơn chứng từ
Đối với xe đã sử dụng một thời gian thì giá trị của xe được tính dựa vào
- Giá mua xe lúc ban đầu
- Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất
lượng tương đương
- Tình trạng hao mòn thực tế của xe
- Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe.
STBH
STBH (STBH) là số tiền mà chủ xe yêu cầu công ty bảo hiểm nhận bảo

hiểm cho xe của mình và được ghi trong HĐBH hay GCNBH.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
STBH là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với chủ xe khi có tổn
thất xẩy ra đối với đối tượng bảo hiểm nghĩa là trong bất kỳ trường hợp tổn thất
nào thì STBT tối đa cũng chỉ bằng với STBH.
Các công ty bảo hiểm thường xác định STBH theo các trường hợp:
- Bảo hiểm ngang giá trị tức là số STBH bằng với giá trị bảo hiểm.
- Bảo hiểm trên giá trị thực tế là trường hợp STBH lớn hơn so với giá trị
thực tế của xe.
- Bảo hiểm dưới giá trị thực tế của xe là trường hợp STBH bé hơn giá trị
thực tế của xe.
Trên thực tế, hầu hết đều tham gia bảo hiểm ngang giá trị hoặc là dưới giá
trị. Còn trường hợp bảo hiểm trên giá trị chỉ xẩy ra khi có sự cam kết của chủ xe
và công ty bảo hiểm theo điều khoản giá trị thay thế mới.
1.1.4 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty
bảo hiểm để đổi lấy lời cam kết bồi thường tổn thất khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra.
Phí bảo hiểm VCXCGđược tính theo công thức:
P = Sb * (R1 + R2)
Với: R1 là tỷ lệ phí thuần
R2 là tỷ lệ phụ phí
R1 phụ thuộc vào:
+ Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông nói chung
+ Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn liên quan đến bản thân mỗi chiếc
XCG.
+ Thời hạn tham gia bảo hiểm.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
11

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
Để xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể các công ty bảo
hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
• Loại xe: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xe khác nhau. Các loại
xe khác nhau đó có đặc điểm kỹ thuật khác nhau và mức độ rủi ro cũng khác
nhau vì vậy mức phí cũng phải khác nhau. Thông thường các công ty bảo
hiểm thường căn cứ vào tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc; chi phí, mức độ khó
khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng để phân loại xe. Mỗi công ty
bảo hiểm sẽ có một biểu phí riêng cụ thể cho từng loại xe.
• Mục đích sử dụng xe: Do mục đích sử dụng xe có quan hệ chặt chẽ với khả
năng xảy ra rủi ro nên cũng là cơ sở để doanh nghiệp phân loại các loại xe
tham gia bảo hiểm từ đó có chính sách định phí hợp lý. Hiên nay trên thị
trường Việt Nam, các DNBH có thể phân loại theo các mục đích như xe tư
nhân không kinh doanh, xe tư nhân kinh doanh, xe nhà nước không kinh
doanh
• Khu vực giữ xe và để xe: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro
của xe tham gia bảo hiểm tuy nhiên hiện nay có rất ít công ty bảo hiểm quan
tâm đến nhân tố này khi tính phí.
• Tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm lái xe của người tham gia bảo hiểm hoặc
những người thường xuyên sử dụng chiếc xe. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ
tai nạn thường cao hơn đối với những lái xe trẻ tuổi. Các lái xe trên 50 hoặc
55 tuổi do thực tế cho thấy những người này ít gặp tai nạn hơn do đó các công
ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho đối tượng này.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
Bảng 1.2 Mức phí bảo hiểm VCXCG (trường hợp bồi thường không tính
khấu hao thay thế mới)
(Đơn vị tính: %)
tt Loại xe\ mục đích sử dụng Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu

Bảo hiểm toàn bộ Bảo hiểm thân vỏ
1 Ô tô không kinh doanh 1.35 2.3
2 Ô tô kinh doanh vận tải 1.5 2.5
(Nguồn PVI Thăng Long)
Tỷ lệ phí trên áp dụng cho xe mới đăng ký và sử dụng lần đầu trong vòng 3
năm. Trong trường hợp xe cũ (thời gian sử dụng trên 03 năm kể từ năm sản xuất
cho đến năm tham gia bảo hiểm) phí sẽ được điều chỉnh tăng nếu áp dụng điều
khoản bồi thường không khấu hao thay mới bộ phận.
Bảng 1.3 Tỷ lệ phí tăng lên so với phí tiêu chuẩn đối với xe cũ
(Đơn vị tính: %)
tt Loại xe Số năm tính từ năm sản xuất
Từ 3 đến 6 năm Từ 6 đến 10 năm
1 Xe không kinh doanh 0.1 0.3
2 Xe kinh doanh vận tải 0.2 0.4
(Nguồn PVI Thăng Long)
Giảm phí bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm thường áp dụng chính sách giảm phí
cho khách hàng trong những trường hợp như khách hàng tham gia bảo hiểm với
số lượng lớn, khách hàng lâu năm hay khách hàng thực hiện tốt việc đề phòng
hạn chế tổn thất. Ngoài ra tùy thuộc vào hình thức tham gia miễn thường có khấu
trừ hay miễn thường không khấu trừ mà các doanh nghiệp giảm phí tương ứng
cho khách hàng.
Chẳng hạn như PVI Thăng Long trong trường hợp không có tổn thất, khiếu nại
bồi thường trong vòng:
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
2 năm liên tục có thể giảm 15%
3 năm liên tục có thể giảm 20%
Bảng1.4 Mức miễn thường không khấu trừ tối thiểu áp dụng cho các loại
xe:

stt Loại xe\ mục đích sử dụng Mức miễn thường không khấu trừ tối
thiểu đối với tổn thất bộ phận
1 Ô tô không kinh doanh 0.5 triệu đồng/ vụ tổn thất
2 Ô tô kinh doanh vận tải 01 triệu đồng/ vụ tổn thất
(Nguồn PVI Thăng Long)
Đối với tổn thất toàn bộ thực tế hay tổn thất toàn bộ ước tính thì không áp
dụng mức miễn thường có khấu trừ này khi tính toán.
Trong trường hợp áp dụng mức miễn thường có khấu trừ, phí bảo hiểm được
giảm tương ứng như sau:
Bảng1.5 Tỷ lệ giảm phí khi áp dụng mức miễn thường có khấu trừ
Mức khấu trừ/ vụ tổn
thất
(VND)
Tỷ lệ giảm phí (%)
Ô tô không kinh doanh Ô tô kinh doanh vận tải
500.000 5 -
1.000.000 8 5
2.000.000 11 8
3.000.000 14 11
4.000.000 17 14
5.000.000 20 17
6.000.000 23 20
7.000.000 26 23
8.000.000 29 26
9.000.000 32 29
10.000.000 35 32
(Nguồn PVI Thăng Long)
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định

Hoàn phí: Đối với những xe đóng phí cả năm nhưng vì một lý do nào đó chỉ hoạt
động một số tháng trong năm, thì chủ xe chủ xe sẽ được hoàn lại phí.
Phí
hoàn lại
=80% x
Mức
phí cả
năm
x
Số tháng xe không hoạt động trong
năm
12
Trong trường hợp PVI yêu cầu hủy bỏ hợp đồng / GCN bao hiểm thì chủ xe
được hoàn lại 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại.
1.3 Quản lý chi phí bồi thường trong bảo hiểm VCXCG
1.3.1 Khái niệm
Chi phí của DNBH được định nghĩa là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải
chi, phải trích trong kỳ (thường là 1 năm) bao gồm: chi phí hoạt động kinh
doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí cho các hoạt động khác.
1.3.1.1 Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm
Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là khoản chi bằng tiền và các khoản
trích để trực tiếp thực hiện sản xuất dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm trong kỳ kinh
doanh của DNBH sau khi trừ đi các khoản phải thu để giảm chi.
Theo mục đích và công dụng của chi phí, chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm
bao gồm:
• Chi bồi thường, bao gồm:
- Chi bồi thường bảo hiểm gốc
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm
• Chi hoa hồng bảo hiểm
• Chi trích lập dự phòng nghiệp vụ

• Chi giám định tổn thất
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
• Chi xử lý hàng bồi thường 100%
• Chi quản lý đại lý
• Chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm
• Chi đòi người thứ ba
Ngoài các khoản chi trên còn có các khoản chi, khoản trích khác theo quy
định của pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, hàng năm trích 5% tổng phí bảo hiểm
cháy nổ, bắt buộc đóng góp cho công tác phòng cháy chữa cháy, trích tối thiểu
2% tổng phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ XCG để đóng góp vào
quỹ tuyên truyền và bảo đảm an toàn giao thông.
Do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các khoản thu để giảm chi
phát sinh trong kỳ gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm:
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn
- Thu hàng đã xử lý bồi thường 100%
Các khoản tiền này làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc.
1.3.1.2 Chi phí bán hàng trong DNBH
Chi phí bán hàng là khoản chi trong quá trình bán các sản phẩm bảo hiểm.
Trong thực tế, các DNBH thường gộp khoản chi phí này vào khoản chi phí quản
lý doanh nghiệp, tuy nhiên đối với những DNBH phân phối sản phẩn bảo hiểm
trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thì đây là khoản chi quan trọng và cần có sự quản lý
theo dõi riêng.
1.3.1.3 Chi quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí cho việc quản lý
điều hành, quản lý kinh doanh chung, quản lý hành chính và phục vụ chung khác
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
16

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
liên quan hoạt động của DNBH. Bao gồm các khoản chủ yếu là: chi phí nhân
viên quản lý, chi phí vật tư quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi khấu hao tài
sản cố định dùng trong quản lý, chi trích dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi dịch
vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, thuế và các khoản phí, lệ phí, lãi vay.
1.3.1.4 Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính là toàn bộ khoản chi cho các hoạt động tài
chính của DNBH trong kỳ, bao gồm: chi phí cho thuê tài sản, chi thủ tục phí
ngân hàng, trả lãi tiền vay; chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
1.3.1.5 Chi phí hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác là những khoản chi cho những hoạt động xảy ra
không thường xuyên của DNBH trong kỳ. Chi phí hoạt động khác bao gổm: chi
nhượng bán, thanh lý tài sản cố đinh; chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu
khó đòi đã xóa nay thu hồi được; chi, trích các khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2 Chi phí bồi thường
1.3.2.1 Khái niệm
Chi phí bồi thường là khoản tiền mà DNBH trả trực tiếp theo cam kết trên
HĐBH gốc và tái bảo hiểm. Đây là khoản chi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và
quan trọng nhất trong tổng chi phí, bao gồm:
Chi bồi thường bảo hiểm gốc: là khoản tiền mà DNBH chi trả trực tiếp cho
người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm khi xảy ra những sự kiện bảo
hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của các HĐBH gốc.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm: là khoản chi mà DNBH phải trả cho công
ty nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm khi xảy ra tổn thất thuộc
trách nhiệm nhận tái bảo hiểm.
Trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính, sự kiện bảo hiểm xẩy ra có liên
quan đến lỗi của bên thứ ba, hoặc HĐBH có nhượng tái thì sau khi bồi thường

cho NĐBH sẽ có các khoản thu giảm chi bồi thường như sau:
• Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm: khi có tổn thất xẩy ra thuộc phạm vi
bảo hiểm, DNBH phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho bên tham
gia bảo hiểm. Nhưng nếu HĐBH này đã được tái bảo hiểm thì DNBH sẽ
được công ty nhận tái bảo hiểm trả một phần số tiền đã bồi thường theo
cam kết trong hợp đồng tái bảo hiểm. Khoản tiền này làm giảm chi bồi
thường bảo hiểm gốc.
• Thu đòi người thứ ba bồi hoàn: theo nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm,
nếu tổn thất xẩy ra có liên quan đến trách nhiệm của bên thứ ba bảo hiểm
vẫn bồi thường tổn thất đó nhưng sẽ thế quyền người được bảo hiểm đòi
bên thứ ba. Khoản thu này cũng làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc.
• Thu hàng đã xử lý bồi thường 100%: Trong kinh doanh bảo hiểm, nếu có
tổn thất toàn bộ (bao gồm cả tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ
ước tính) thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH bồi thường 100% giá trị thiệt
hại và giá trị còn lại của đối tượng bảo hiểm (giá trị hàng đã xử lý bồi
thường 100%) thuộc về DNBH. Đây cũng là khoản thu giảm chi bồi
thường bảo hiểm gốc.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
1.3.2.2 Ý nghĩa của chi phí bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm:
Chi bồi thường là khoản chi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí
của DNBH do đó, đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nó có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Cụ thể là:
- Xét trên góc độ pháp lý, Bảo hiểm là một thỏa thuận qua đó người tham gia
bảo hiểm cam kết trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm cho mình hoặc cho người thứ ba. Ngược lại, công ty bảo hiểm cam kết
trả một khoản tiền bồi thường khi có rủi ro xẩy ra và gây tổn thất. Như vậy,
chi bồi thường là nghĩa vụ thực hiện cam kết của DNBH đối với khách hàng

của mình và khách hàng chỉ thực sự sử dụng sản phẩm bảo hiểm khi họ được
bồi thường.
- Do chu trình tính toán đảo ngược nên nếu rủi ro xẩy ra với tần suất hoặc quy
mô lớn dự kiến thì DNBH có thể thua lỗ và ngược lại nếu rủi ro xẩy ra với tần
suất hoặc quy mô nhỏ thì doanh nghiệp có lãi. Như vậy, Kết quả của hoạt
động kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào chi bồi thường
- Cũng xuất phát từ chu kỳ tính toán đảo ngược một đặc thù trong hoạt động
kinh doanh bảo hiểm là phải trích lập dự phòng bồi thường. Số liệu về chi bồi
thường luôn là cơ sở đầu tiên cung cấp cho DNBH những thông tin từ đó xác
định đúng khoản dự phòng cần xác lập.
- Phân tích cơ cấu chi bồi thường là cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp
xây dựng mức phí bảo hiểm hợp lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh, và sử
dụng các công cụ quán lý thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
- Ngoài ra chi bồi thường còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Thực chất của bảo hiểm
là phân phối lại thu nhập một cách không đồng điều, do đó không phải ai
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
tham gia bảo hiểm cũng được bồi thường. Khi gặp rủi ro, người tham gia bảo
hiểm sẽ có một chỗ dựa vật chất để vượt qua những khó khăn ban đầu từ đó
làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Kết luận, Như vậy chi bồi thường đúng, đủ là rất quan trọng vì: Nó vừa
đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm và lợi ích xã hội
của toàn xã hội, điều này góp phần khẳng định tính hiễn hữu của sản phẩm
bảo hiểm. Không nhưng thế, chi bồi thường đúng, đủ còn đảm bảo hiệu quả
kinh doanh cho DNBH.
1.3.2.3 Đặc điểm của chi phí bồi thường
♦ Phát sinh sau khi thu phí.
Do chu trình kinh doanh đảo ngược tức là doanh thu phát sinh trước chi phí phát
sinh sau nên như đã nói ở trên chi bồi thường là nghĩa vụ của DNBH thực hiện

lời cam kết đối với khách hàng của mình chỉ khi nào sự kiện bảo hiểm xẩy ra và
sự kiện bảo hiểm xẩy ra sau thời điểm thu phí nên không phải khách hàng nào
cũng được bồi thường.
♦ DNBH chỉ bồi thường cho những tổn thất và chi phí thuộc phạm vi
bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh của các DNBH vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, họ
cũng có nguy cơ gặp rủi ro khi nhận bảo hiểm cho khách hàng. Vì vậy DNBH
chỉ chấp nhận bồi thường cho khách hàng trong những trường hợp nhất định, các
trường hợp loại trừ tức là không thuộc phạm vi bảo hiểm được DNBH quy định
rõ trong HĐBH hoặc các quy tắc bảo hiểm. Không những thế thời gian tham gia
bảo hiểm luôn được các bên quy định rõ ràng trong HĐBH là cơ sở để doanh
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
nghiệp xác định mưc phí mà khách hàng phải nộp cũng như trách nhiệm của
DNBH. Do đó, DNBH chỉ bồi thường khi vẫn còn thời hạn bảo hiểm.
♦ Xác định chí phí bồi thường
Chi phí bồi thường bao gồm STBT và các khoản chi phí phát sinh hợp lý.
Trong đó việc xác định STBT phụ thuộc vào: STBH, giá trị thiệt hại thực tế,
mức miễn thường. Và được tính cụ thể như sau:
• Bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc ước tính.
Xe bị coi là tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ ước tính khi bị cướp, bị mất cắp
sau 60 ngày không tìm lại được, hoặc chi phí sửa chữa thực tế của xe vượt quá
75% giá trị thực tế của xe tại thời điểm xảy ra tổn thất.
- Nếu STBH ≤ GTBH, thì STBT = STBH ghi trên GCNBH
- Nếu STBH ≥ GTBH thì STBT bằng giá trị thực tế của xe khi xảy ra
tổn thất.
Trong trường hợp mất cắp mà sau khi bồi thường tìm thấy xe và chủ xe
muốn chuộc lại thì phải có sự thỏa thuẫn giữa hai bên. Đối với tổn thất toàn bộ
thực tế hoặc toàn bộ ước tính thì không áp dụng mức miễn thường có khấu trừ.

• Bồi thường tổn thất bộ phận.
- Nếu xe được bảo hiểm dưới giá trị.
STBT = Giá trị thiệt hại thực tế x
STBH
GTBH
Giá trị thực tế của xe được xác định là giá trị thực tế tại thời điểm tham giá
bảo hiểm.
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
- Nếu xe được bảo hiểm với STBH ngang giá trị hoặc trên giá trị thực tế
của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì
STBT = Giá sửa chữa/ thay thế
Nhưng không vượt quá STBH.
- PVI bồi thường chi phí sơn lại xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe bị hư
hỏng do tai nạn.
Trong trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm có áp dụng mức miễn
thường có khấu trừ thì:
Số tiền phải bồi thường = STBT – mức miễn thường
• Bảo hiểm trùng.
Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe theo nhiều đơn bảo hiểm có cùng
thời hạn bảo hiểm và tổng GTBH lớn hơn giá trị thực tế xe tại thời điểm tham
giá thì khi tổn thất xẩy ra tổng STBT mà chủ xe nhận được ở tất cả các đơn bảo
hiểm chỉ có thể đúng bằng thiệt hại thực tế. Thông thường, các công ty bảo hiểm
giới hạn mức trách nhiệm của mình theo tỷ lệ giữa STBH ghi trong GCNBH với
tổng STBH ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm.
• Ngoài ra khi tính toán STBT còn phải lưu ý:
- Khi tai nạn xẩy ra làm tổn thất toàn bộ một bộ phận hay một tổng
thành và chủ xe phải thay mới thì phải xác định STBT tại thời điểm trước khi
xẩy ra tai nạn, tức là phải trừ đi khấu hao đã sử dụng. Nếu tai nạn xảy ra trước

SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
ngày 16 của tháng, tháng đó không tính khấu hao, nếu tai nạn xẩy ra sau ngày
16 sẽ phải tính khấu hao cho tháng đó.
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị nhưng chỉ bảo
hiểm cho một bộ phận hoặc tổng thành xe thì STBT dựa trên cơ sở giá trị
thiệt hại thực tế của tổng thành đó và bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe của bộ
phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm.
Ví dụ: Xe ô tô trị giá 400 triệu tham gia bảo hiểm tổng thành thân vỏ, (giả
định khấu hao = 0) tổng thành thân vỏ chiếm 53,5% gặp tai nạn.
- Trường hợp xe bị tổn thất toàn bộ, giá trị thiệt hại thực tế = 400tr
thì:
STBT = 400 X 53,5%
- Trường hợp tổng thành thân vỏ bị hỏng sửa chữa hết 150tr.
STBT = 150 (triệu)
- Trường hợp xe bị tổn thất 70%, giá trị tổn thất thực tế = 400 X 70%.
STBT = 400 X 70% X 53,5%
DNBH sẽ thế quyền đòi người thứ ba khi thiệt hại xảy ra có liên quan đến
trách nhiệm của người thứ ba. Nếu chủ xe không tạo điều kiện chuyển quyền đòi
bồi thường người thứ ba thì có thể bị DNBH phạt chế tài hoặc trừ vào STBT.
Các khoản chi phí phát sinh hợp lý là các khoản chi sau:
- Chi ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các
nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm
- Chi bảo vệ và đưa xe đến nới sửa chữa gần nhất
- Chi giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí bồi thường

1.3.3.1 Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm
Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ quyết định STBT của
doanh nghiệp. Theo nguyên tắc bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, STBT luôn bé hơn hoặc bằng giá tri bảo hiểm trừ trường hợp tham gia bảo
hiểm theo hình thức trên giá trị. Do đó xác định chính xác giá trị thiệt hại thực tế
thuộc phạm vi bảo hiểm có vai trò quan trọng trong công tác chi trả bồi thường
cho khách hàng cũng như công tác quản lý chi bồi thường của DNBH.
Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm được xác định dựa trên các yếu
tố sau:
Mức độ thiệt hại thực tế: Thông thường phí bảo hiểm được xác định dựa
vào xác suất rủi ro tính theo số liệu thống kê trong quá khứ. Tuy nhiên STBT
phát sinh lại phụ thuộc vào mức độ thiệt hại thực tế xẩy ra trong năm nghiệp vụ
do đó mức độ thiệt hại thực tế có thể cao hơn mức dự đoán do có nhiều yếu tố
khách quan không lường trước được tác động, làm cho mức rủi ro tăng lên cả về
mức dộ thiệt hại bình quân một vụ và số vụ tổn thất dẫn đến chi phí bồi thường
tăng cao hơn so với dự kiến. Ngược lại, mức độ thiệt hại thực tế cũng có thể thấp
hơn mức dự đoán của DNBH từ đó làm giảm chi phí bồi thường. Đây là một
nhân tố mang tính chất khách quan mà DNBH không kiểm soát được chính vì
vậy khi quản lý chi bồi thường DNBH phải đặc biệt chú ý đến nhân tố này nhằm
điều chỉnh mức phí bảo hiểm hợp lý.
Phạm vi bảo hiểm: phạm vi bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của
DNBH về phạm vi rủi ro được bảo hiểm. Phạm vi không gian và thời gian, phạm
vi STBH. Như vậy phạm vi bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến STBT hoặc chi trả
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
24
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
bảo hiểm. Phạm vi bao hiểm càng rộng thì mức độ thiệt hại thực tế của đối tượng
bảo hiểm thuộc trách nhiệm bảo hiểm càng lớn và ngược lại
1.3.3.2 Công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất
Đây là nhân tố có tính chủ quan ảnh hưởng lớn đến STBH chi trả hoặc bồi

thường của các DNBH. Nếu làm tốt công tác này mức độ thiệt hại thực tế thuộc
phạm vi bảo hiểm sẽ giảm. Từ đó STBT hay chi trả bảo hiểm cũng giảm.
Tuy nhiên không phải lúc nào DNBH cũng đạt được hiệu quả tốt nếu làm
tốt công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất. Vì trên thực tế STBT hay chi trả
bảo hiểm giảm có thể lớn hơn hoặc bé hơn chi phí mà DNBH bỏ ra để thực hiện
công tác này. Do đó, DNBH cần có những lựa chọn đúng đắn và hợp lý khi sử
dụng các công cụ đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất.
1.3.3.3 Tình hình trục lợi bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm là hành vi của người tham gia bảo hiểm cố tình gian
dối, lừa đảo, có thể có chủ ý ngay từ đầu khi tham giam bỏ hiểm hoặc phát sinh
sau khi dã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ
DNBH mà đáng lý họ không được hưởng. Trục lợi bảo hiểm còn được quan
niệm là gian lận trong bảo hiểm. Trên thế giới hiện tượng này được biết đến như
một vấn đề nhức nhối đối với DNBH. Nhiều DNBH đã phải bỏ ra rất nhiều tiền
để khắc phục vấn nạn trục lợi bảo hiểm song theo thời gian số vụ trục lợi ngày
càng gia tăng và với hình thức ngày càng tinh vi hơn.
Các hình thức trục lợi thường thấy như: hợp lý hóa ngày giờ xẩy ra tai nạn
và HĐBH; thay đổi nguyên nhân và các tình tiết quan trọng của vụ án; lập hồ sơ
khiếu nại nhiều lần; lập hiện trường giả hành vi trục lợi có thể do nguyên nhân
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B
25
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Thị Định
có thể chỉ do phía khách hàng cũng có thể có sự tham gia của các cơ quan chức
năng có liên quan thậm chí là do từ phía cán bộ của DNBH.
Tình hình trục lợi diễn biến phức tạp làm tăng chi bồi thường của DNBH,
đồng thời còn ảnh hưởng xấu đến uy tín hình ảnh của DNBH và đạo đức xã hội.
1.3.3.4 Công tác GĐBT
Công tác GĐBT ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bồi thường của DNBH.
Việc xác định đúng, đủ STBT vừa đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trong mắt
khách hàng đồng thời tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho

doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác GĐBT còn đóng vai trò quan trọng trong việc
phòng chống trục lợi bảo hiểm vì nếu các GĐV có năng lực quy trình GĐBT của
DNBH kín kẽ thì sẽ dễ dàng phát hiện các hành vi trục lợi của người tham gia
bảo hiểm từ đó có biện pháp ngăn chặn đồng thời sẽ hạn chế được rất nhiều các
khoản chi bồi thường sai.
1.2.3.5 Công tác đòi bên thứ ba và giải quyết bảo hiểm trùng
Các khoản thu giảm chi thu được từ công tác đòi bên thứ ba là khoản thu
được các DNBH thực hiện thu ở giai đoạn cuối cùng của quy trình giám định,
bồi thường. Thu đòi người thứ ba bồi hoàn tuy không phải là khoản lớn so với
tổng chi bồi thường nhưng nếu DNBH quản lý tốt khoản này không những đảm
bảo chi bồi thường đúng, đủ mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm của những
người tham giao thông.
Thêm vào đó, việc giải quyết bảo hiểm trùng cũng là một trong những biện pháp
ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng và từ đó cũng phần nào giảm chi
bồi thường của doanh nghiệp nói chung và của toàn thị trường nói riêng. Tuy
nhiên, việc này cần thiết phải có sự phối hợp giữa các DNBH ngay từ khi cấp
SVTH: Trần Thị Huế Lớp Bảo hiểm 47B

×