Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

tiểu luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.26 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ
của sinh viên trường Đại học Thương Mại”

Nhóm: 4
Lớp học phần:
Giáo viên hướng dẫn:


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................................4
CHƯƠNG I - PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................ 5
2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu.................................................................................................6
2.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................6
2.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 6
2.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 7
4. Mơ hình nghiên cứu.................................................................................................................7
5. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................8
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................................................8
CHƯƠNG II - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................9


CHƯƠNG III- KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................12
1. Các khái niệm có liên quan.....................................................................................................12
2. Tiếp cận nghiên cứu...............................................................................................................13
3. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................................13
4. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................................. 14
5. Phương pháp chọn mẫu..........................................................................................................17
6. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.................................................................................18
CHƯƠNG IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................19
1. Thống kê mô tả....................................................................................................................... 19
2. Kiểm định hệ số Cronback’s Anpha.......................................................................................24
3. Phân tích nhân tố khám phá EFA...........................................................................................30
4. Phân tích hệ số tương quan Person.........................................................................................34
5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội.............................................................................................36
CHƯƠNG V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................39

1. Kết luận.................................................................................................................................. 39
2


2. Kiến nghị................................................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU..................................................................................41
PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 43

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu
TTNN

ĐHTM
GV
CTDT
HP
CSVC
VT
QCCQ
QD

Cụm từ đầy đủ
Trung tâm ngoại ngữ
Đại học Thương Mại
Giảng viên
Chương trình đào tạo
Học phí
Cơ sở vật chất
Vị trí địa lí
Quy chuẩn chủ quan
Quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên ĐHTM

4


CHƯƠNG I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng như hiện nay cũng như việc Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương mại thế
giới WTO (World Trade Organization), TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương)…mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên

toàn thế giới, từ đó cho thấy việc học ngoại ngữ thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu
của rất nhiều người, từ trẻ em, học sinh, sinh viên đến người đi làm. Nó khơng chỉ cho
phép chúng ta có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn mà còn giúp bổ sung thêm
vốn kiến thức văn hóa nhân loại, đóng góp quan trọng vào nhu cầu hội nhập, hợp tác,
phát triển với thế giới bên ngồi. Bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay cũng tạo ra một tầng
lớp được gọi là “công dân thế giới”. Đó là những người có tầm nhìn chiến lược tồn
cầu, có tư duy tồn cầu, họ làm những cơng việc vì lợi ích chung của tồn cầu, có thể
làm việc tại nhiều nơi trên thế giới, hợp tác trong các dự án, các cơng việc mang tính
quốc tế. Để có thể trở thành một cơng dân tồn cầu như vậy, họ phải nắm vững các
công cụ hỗ trợ, và hai cơng cụ cần thiết nhất chính là ngoại ngữ và tin học. Một khi đã
nắm vững hai cơng cụ này, cộng với năng lực chun mơn, có thể giúp bất cứ ai cũng
hội nhập được một cách dễ dàng vào thế giới rộng lớn và nắm bắt được nhiều cơ hội
hơn bởi nguồn thông tin đồ sộ trên internet là không của riêng ai, nhưng chỉ những
người thơng thạo ngoại ngữ và tin học mới có thể khai thác triệt để chúng.
Đặc biệt đối với các bạn sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thương Mại
nói riêng, ngoại ngữ càng cần thiết hơn, là một phần “kiến thức mềm” rất quan trọng
trong tương lai sự nghiệp sau này cùng với tấm bằng tốt nghiệp đại học. Tại trường
đại học Thương Mại, các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi sinh viên với các quốc
gia nói tiếng Anh (Đài Loan, Pháp, Hàn Quốc, Canada...) phát triển mạnh mẽ. Điều
này càng góp phần thúc đẩy việc học-thi các chứng chỉ ngoại ngữ cuả sinh viên
Thương Mại. Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn có ý định tìm học bổng
để đi du học; nhiều cơ quan chính phủ, các cơng ty, các doanh nghiệp… đều có nhu
cầu tuyển dụng những người có kỹ năng sử dụng ngơn ngữ nước ngồi. Ngoại ngữ có
thể là Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Nga… trong đó, Tiếng
Anh là mơn học được dạy và học phổ biến nhất, được đưa vào chương trình giảng dạy
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay từ bậc tiểu học.
Chính vì vậy nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên là rất lớn. Nắm bắt được nhu
cầu đó nên nhiều trung tâm ngoại ngữ đã ra đời. Theo đó trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay có 545 Trung tâm tư vấn du học, 855 Trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Theo danh sách được công bố, hầu hết các trung tâm tư vấn du học, trung tâm ngoại

ngữ tin học đều nằm trên địa bàn các quận nơi thành. Trong đó, các quận có số lượng
5


lớn trung tâm là: Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng,
… đặc biệt là ở khu vực gần các trường đại học, cao đẳng. Trong đó, nếu chỉ tính
riêng xung quanh Trường Đại học Thương Mại đã có tới hàng chục trung tâm, cơ sở
ngoại ngữ với các các hình thức quảng cáo rất bắt mắt làm người học “hoa mắt”
không biết chọn trung tâm ngoại ngữ nào. Trên thực tế các bạn trẻ sinh viên ln băn
khoăn làm sao chọn cho mình một nơi học tập phù hợp nhất với kỳ vọng là sẽ có một
vốn ngoại ngữ tốt nhất làm hành trang bước vào đời sau khi tốt nghiệp ra trường. Vậy
đâu là nhân tố mà các bạn sinh viên Trường Thương Mại đã dựa vào đó để chọn cho
mình một nơi học ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi này nhóm 4phương pháp nghiên cứu khoa học quyết định làm nghiên cứu với đề tài: ‘‘Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại
học Thương Mại’’. Với hy vọng qua nghiên cứu này sẽ xác định, đánh giá được mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ
của sinh viên ĐHTM, từ đó nhằm tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả
đào tạo tại các trung tâm ngoại ngữ, giúp các trung tâm ngoại ngữ có thể xây dựng
chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thiết thực của người học, tạo được danh
tiếng, thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh của mình.
2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trung tâm ngoại ngữ của sinh viên đại học Thương Mại. Trên cơ sở đó đưa ra các hàm
ý phục vụ cơng tác đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo vị thế cạnh tranh
của các rung tâm ngoại ngữ trên phạm vi tiếp cận của sinh viên trường đại học
Thương Mại.

6



2.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Khảo sát thực trạng học ngoại ngữ ở trung tâm của sinh viên trường đại học
Thương mại.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ
của các bạn sinh viên trường đại học Thương Mại.
 Đo lường đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định lựa
chọn trung tâm ngoại ngữ của các bạn sinh viên trường đại học Thương Mại và xem
nhân tố nào chi phối nhiều nhất.
 Phân tích sự khác biệt trong quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên đại học
Thương mại, từ đó đưa ra các hàm ý nhằm phục vụ công tác đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo, hồn thiện mơi trường học và rèn luyện của các học viên tại các trung
tâm ngoại ngữ trên địa bàn tiếp cận của sinh viên đại học Thương Mại.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn trung tâm ngoại ngữ cho các
bạn sinh viên đại học Thương Mại: Nhân tố kích thích của marketing (Chất lượng dịch
vụ giảng dạy, giá, địa điểm, chương trình quảng cáo…); nhân tố mang tính chất xã hội
(nhóm khảo, gia đình,..);...?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào? Nhân tố nào là ảnh hưởng
nhất?
- Giải pháp nào phù hợp với các trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội trong phạm vi
tiếp cận của sinh viên trường đại học Thương Mại?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung
tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Thương Mại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại trường đại học Thương Mại.
- Về thời gian: Từ ngày /09/2020 đến ngày //2020.

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học Thương mại.
4. Mô hình nghiên cứu
Giảng viên

H1

Cơ sở vật chất

H2

7


Học phí

H3

Vị trí địa lí

H4

Chương trình đào tạo

H5

Qui chuẩn chủ quan

H6

Quyết định lựa

chọn TTNN
của sinh viên
ĐHTM

Hình 1. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn TTNN
của sinh viên ĐHTM.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
 Giả thuyết 1 (H1): Giảng viên có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm
ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại.
 Giả thuyết 2 (H2): Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung
tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại.
 Giả thuyết 3 (H3): Học phí có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm
ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại.
 Giả thuyết 4 (H4): Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm
ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại.
 Giả thuyết 5 (H5): Chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại.
 Giả thuyết 6 (H6): Qui chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Thương Mại.
6. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp.
 Nghiên cứu định tính: Tham khảo tài liệu, sách báo, các cơng trình nghiên cứu
liên quan nhằm mục đích tìm chọn những khác niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho
lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, rút ra mơ hình nghiên cứu cho đề
tài.
 Nghiên cứu định lượng:
+ Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
+ Lựa chọn thang đo và thiết kế bảng hỏi.
+ Tiến hành chọn mẫu nghiên cứu.
+ Phân tích và xử lí dữ liệu sơ cấp: Phân tích và xử lý số liệu trên laptop cá
nhân bằng các phần mềm Word, Excel, SPSS.

8


7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu:
Bổ sung, làm phong phú thêm vào các lý thuyết về quyết định lựa chọn TTNN.
 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu này cho phép học viên bày tỏ các quan điểm cá nhân về các yếu tố
tác động đến bản thân trong việc lựa chọn các TTNN và giúp cho bản thân học viên
nhận thức được vai trị của mình trong việc nâng cao chất lượng học ngoại ngữ của
bản thân.
Nghiên cứu này cũng giúp các trung tâm ngoại ngữ có cái nhìn tổng thể về tình
hình đào tạo, chất lượng dịch vụ, về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
TTNN của các học viên, qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp, định hướng chiến lược
kinh doanh tốt hơn.

CHƯƠNG II - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại
ngữ đã giành được rất nhiều sự chú ý trong những năm vừa qua. Dưới đây là một số
cơng trình nghiên cứu mà nhóm chúng em đã tham khảo :
Thứ nhất, Luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Huế (2016): “Các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học Nha
Trang”. Nghiên cứu này xác định, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn TTNN của sinh viên Trường Đại Học Nha Trang, từ
đó nhằm tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại các TTNN,
giúp các TTNN có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thiết thực
của người học, tạo được danh tiếng, thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Nghiên cứu được trình bày theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng:
Nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận tay đôi theo một nội dung được chuẩn
bị trước dựa theo các thang đo có sẵn, nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp

làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến. Nghiên cứu định lượng với kỹ
thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Dựa trên các cơng trình
nghiên cứu trước đó, tác giả xây dựng nên mơ hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất
gồm 9 nhân tố: vị trí địa lý, Marketing, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, giáo
viên, học phí, cơ sở vật chất, gợi ý/tư vấn của người thân, thương hiệu làm cơ sở. Về
kết quả nghiên cứu, phần mô tả đối tượng nghiên cứu được thực hiện trên các biến số
nhân khẩu học: giới tính, sinh viên năm nào, trình độ và các tiêu chí trong từng thang
đo. Việc xác định độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố EFA đã khẳng định được 31 mục hỏi trong 7 yếu tố: Cơ sở vật chất
9


(7 mục), Học phí (6 mục), Chương trình đào tạo (6 mục), Chất lượng đào tạo (4 mục),
Giáo viên (3 mục), Thương hiệu (3 mục) và Marketing (2 mục) có độ tin cậy và đảm
bảo. Phương pháp hồi quy Enter cho kết quả xác định cường độ của các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn TTNN của sinh viên trường ĐHNT rút ra có ý nghĩa thống
kê theo thứ tự ưu tiên là: Cơ sở vật chất, Chương trình đào tạo, Thương hiệu, Giáo
viên, Học phí, Chất lượng đào tạo có tác động cùng chiều, cịn yếu tố Marketing thì có
tác động ngược chiều. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One- Way ANOVA),
phép kiểm định của Student (T-test) để so sánh mức độ Quyết định chọn TTNN theo
từng yếu tố nhân khẩu học cho thấy với độ tin cậy 95% khơng có sự khác nhau về
quyết định chọn TTNN của sinh viên theo giới tính, năm học và trình độ học vấn của
sinh. Phương pháp thống kê mơ tả với giá trị trung bình (Mean) kết hợp với độ lệch
chuẩn (SD) được sử dụng để đánh giá mức độ quyết định lựa chọn TTNN của sinh
viên của cho thấy, trong các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn TTNN của sinh
viên thì nhìn chung cả 6 yếu tố Cơ sở vật chất, Chương trình đào tạo, Thương hiệu,
Giáo viên, Học Phí, Chất lượng đào tạo đều được sinh viên đánh giá cao, thể hiện giá
trị trung bình của các biến quan sát đều cao hơn 3,15. Nghiên cứu này cũng có mặt
hạn chế của nó: Thứ nhất là bảng câu hỏi cịn chưa khoa học và đầy đủ điều này khiến
cản trở cảm nhận của của một số sinh viên. Thứ hai là kết quả nghiên cứu thu được

trong phạm vi hẹp, chưa có được tính bao qt, tồn diện. Và cuối cùng cịn do hiểu
biết bản thân còn hạn chế nên những giả giáp đưa ra cịn chưa có tính khả thi cao.
Thứ hai, Quan Minh Nhựt và Phạm Phúc Vinh - Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ với bài viết “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc học anh ngữ của sinh
viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ” (2014): Nghiên cứu
tập trung phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc học lấy chứng chỉ Anh
ngữ của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh-Trường Đại học Cần Thơ
thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố trên bộ dữ liệu thu thập từ 160 sinh viên theo
thang đo Likert 5 cấp độ. Qua kết quả nghiên cứu 160 sinh viên, những nhân tố ảnh
hưởng đến việc học Anh ngữ của sinh viên đại học Cần Thơ là: “Học phí”, “Sở thích
và giải trí”, “Giáo viên hướng dẫn”, “Tài liệu học”, “Ứng dụng thực tiễn”, “Khó khăn
trong quá trình học và thi”. Nghiên cứu này cũng chỉ ra nhiều mặt hạn chế: sự thiếu
chủ động của sinh viên trong việc tự tìm ra một mơi trường sinh hoạt Anh ngữ, sự
thiếu kiểm chứng trong quảng cáo về chất lượng giảng dạy của các trung tâm ngoại
ngữ, học phí cịn cao,…
Thứ ba, Bài báo tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương với nghiên cứu của
Ngơ Cao Hồi Linh:” Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của học viên ở các trung
tâm Anh ngữ vừa và nhỏ tại Tp.Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu đã áp dụng mơ hình chất
lượng dịch vụ SERVQUAL, trong đó sự hài lòng của học viên được chia thành 6
thành phần: “Chương trình học, Giảng viên, Cơ sở vật chất, Sự tin cậy, Sự đáp ứng,
Danh tiếng”. Thông qua điều tra, khảo sát 300 học viên đang theo học tại các trung
10


tâm Anh ngữ trên địa bàn, 3 yếu tố dẫn đầu ảnh hưởng mạnh nhất từ “Sự tin cậy”,
“Giảng viên” cuối cùng “Chương trình học”, 3 yếu tố cịn lại “Sự đáp ứng”, “Danh
tiếng”, “Cơ sở vật chất” có ảnh hưởng tới sự hài lòng học viên ở các trung tâm Anh
ngữ với các mức độ khác nhau.
Thứ tư, Luận văn thạc sĩ của La Vĩnh Tín (2015) về đề tài: “Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung

tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh.” Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở 05 trung tâm ngoại ngữ tại thành phố
Hồ Chí Minh (TP HCM). Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy có 05 yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường như sau: Đội ngũ giáo viên, Học phí, Cơ sở vật
chất, Danh tiếng, Động cơ. Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thu
nhập ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm
ngoại ngữ tại TP. HCM. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 2 yếu tố: Nỗ lực
giao tiếp với học viên của trung tâm và ảnh hưởng của xã hội khơng có tác động đến
quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP HCM.
Thứ năm, Nghiên cứu của Phạm Thị Tố Như (2010):“Tác động của yếu tố văn
hóa xã hội đối với việc học tiếng anh của sinh viên năm nhất – khoa tiếng anh trường
Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng”. Bài viết này nằm trong Tạp chí Khoa học và
Công nghệ trường Đại học Đà Nẵng. Nghiên cứu Nói chỉ ra tầm quan trọng của việc
học tiếng anh ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu tác động của yếu tố văn hóa xã hội
đối với việc học tiếng anh của sinh viên năm nhất. Qua kết qủa khảo sát cho thấy,
75% sinh viên học tiếng anh là do chương trình học bắt buộc, 25% do sở thích/nhu
cầu. Cịn các vấn đề về văn hóa mà sinh viên năm nhất khoa tiếng anh trường Đại học
Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng gặp phải thì sau khi điều tra, phỏng vấn cho thấy chỉ
25% số sinh viên (được điều tra) có cơ hội tham gia các khóa học tiếng anh bên ngoài
nên đã được làm quen với phương pháp học tiếng anh. Tóm lại, đa số các sinh viên
năm thứ nhất, khoa Tiếng anh trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng gặp phải
các vấn đề về văn hóa trong q trình học tại trường vì vậy nhà trường, cũng như giáo
viên cần có những tư vấn, trợ giúp cần thiết để các sinh viên tự tin, và đạt tiến bộ hơn
trong học tập.
 Một số tài liệu tham khảo khác:
1. Tiêu chí chọn trung tâm tiếng anh quốc tế của Báo Tuổi Trẻ
2. Tiêu chí chọn một trung tâm tiếng anh tốt ở Hà Nội – Aroma
3. Cách lựa chọn trung tâm giao tiếp tiếng anh chất lượng – mshoagiaotiep
4. Hà Nam Khánh Giao và Lê Thị Phương Liên. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo tiếng Anh của Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học trường Đại học Ngân hàng TP.

Hồ Chí Minh. 2017.

11


5. Lê Thị Huyền Trâm. Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo
tại Trung tâm Ngoại ngữ- Trường Đại học Duy Tân. 2020.
6. Nguyên Thị Bảo châu, Thái Thị Bích Châu. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên
đối với chất lượng đào tạo của khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học
Cần Thơ giai đoạn 2012- 2013. 2013.
7. Phạm Cương. Anh ngữ là quan trọng . 2016.
8. Trương Công Bằng. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của sinh viên
Việt Nam. 2017.

CHƯƠNG III- KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Các khái niệm có liên quan:
1.1. Nhân tố:
Là những yếu tố, bộ phận cấu thành một sự vật, hiện tượng, là điều cần thiết
tạo điều kiện hình thành nên cái khác. Và tập hợp của nhiều nhân tố sẽ là điều kiện kết
hợp với nhau để tạo ra kết quả.
1.2. Ảnh hưởng:
Là sự gây tác động có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư
tưởng, hành vi hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc con người nào đó.
1.3. Quyết định:
Là quá trình suy nghĩ, lựa chọn một lựa chọn hợp lý từ các tùy chọn có sẵn.
Khi cố gắng để đưa ra quyết định tốt, một người phải cần những mặt tích cực và tiêu
cực của mỗi tùy chọn và xem xét tất cả các lựa chọn thay thế. Đối với việc ra quyết
định hiệu quả, một người phải có năng lực dự đốn kết quả của mỗi lựa chọn là tốt và
dựa trên tất cả các mặt hàng ngày.

Ra quyết định có thể được coi là q trình nhận thức dẫn đến việc lựa chọn một
niềm tin hoặc một quá trình hoạt động trong một số khả năng thay thế. Một quá trình
ra quyết định đưa ra 1 lựa chọn cuối cùng có thể có hoặc khơng có hành động gợi ý.
Quy trình ra quyết định: Mơ hình đơn giản về quá trình ra quyết định mua sản
phẩm hay lựa chọn dịch vụ bảo gồm: nhận biết vấn đề, thu thập thông tin, đánh giá lựa
chọn các sản phẩm thay thế, quyết định lựa chọn, hành vi sau khi đưa ra quyết định.
(Kotler, P. & Amstrong, G., 2012).
12


1.4. Lựa chọn:
Thuật ngữ “lựa chọn” dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính tốn để
quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện
hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.
1.5. Ngoại ngữ:
Được hiểu là Tiếng nước ngoài. Ở Việt Nam, khơng có khái niệm ngơn ngữ thứ
hai, như ở những nước phương Tây. Một số ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam hiện nay
như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây
Ban Nha.
1.6. Trung tâm ngoại ngữ:
Là một loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên chuyên về đào tạo, bồi
dưỡng ngoại ngữ của hệ thống giáo dục quốc dân; trung tâm ngoại ngữ có tư cách
pháp nhân, có con dấu và có tài sản riêng.
Có 3 hình thức trung tâm ngoại ngữ đó là hình thức cơng lập, tư thục và có vốn
đầu tư nước ngoài.
 Đặc điểm của trung tâm ngoại ngữ (TTNN):
+ TTNN có chức năng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ thực hành theo hình thức
vừa làm, vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
+ TTNN tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: rất đa dạng, linh hoạt,
mang tính xã hội hóa cao, dịch vụ thuận lợi, nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng

cao trình độ hiểu biết, kĩ năng sử dụng ngoại ngữ cho mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng
nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
2. Tiếp cận nghiên cứu:
Sử dụng kết hợp giữa phương pháp tiếp cận định tính và phương pháp tiếp cận
định lượng:
 Với định tính nhóm, nghiên cứu thông qua các bạn sinh viên được phỏng vấn
nhằm thu thập được thông tin cần thiết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn trung tâm ngoại ngữ thơng qua lời nói, thái độ, ngồi ra cịn tìm thêm những sự
phát hiện mới trong quá trình cuộc phỏng vấn.
 Với định lượng, nhóm nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát bảng hỏi. Đề tài
sẽ tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố và ảnh hưởng của nó tới quyết định lựa
chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương mại, thơng qua các quy
trình: xác định mơ hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu và những
phát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngơn ngữ thống kê.
3. Phương pháp thu thập dữ liệu:
13


Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình
nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do
đó cần lựa chọn các phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp, làm cơ sở, lập kế hoạch
thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của cuộc khảo
sát.
3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu đã có sẵn và được thu thập qua internet, sách
giáo trình, các báo cáo, bài báo, bài viết hay từ các cơng trình nghiên cứu thời gian
trước đó về số lượng, yếu tố gây ảnh hưởng, tác động đến quyết định chọn TTNN, các
mơ hình liên quan đến hành vi lựa chọn hợp lý,…
3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn hoặc những dữ liệu chưa có trong
thực tế. Được thu thập bằng cách:
 Theo phương pháp thu thập dữ liệu định tính: Phỏng vấn sâu (Chủ yếu là
phỏng vấn bán cấu trúc là dựa theo mẫu có sẵn kết hợp với việc tùy cơ ứng biến để
đào sâu bên trong vấn đề cần hỏi), thảo luận nhóm (để nắm rõ được mặt bằng chung
và tìm ra được những thông tin cần thiết thông qua sự thảo luận giữa một nhóm thành
viên), kết hợp với quan sát và sử dụng những thơng tin có sẵn như những cuốn sách,
tài liệu tham khảo trên mạng và những bài luận tốt nghiệp của các sinh viên khác, các
trang web uy tín,…
 Theo phương pháp thu thập dữ liệu định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát
được thiết kế và chuẩn bị từ trước để tiến hành điều tra và thu thập dữ liệu, dữ liệu thu
thập được phụ thuộc vào chất lượng của bảng câu hỏi. Bảng khảo sát được thiết kế
online và được chia sẻ thông qua mạng xã hội: Facebook, Zalo,…; qua các trang,
group mà sinh viên ĐHTM tham gia như Tự học TMU, Đại học Thương mại,…Việc
tiến hành thu thập dữ liệu được tiến hành từ 5/10/2020 đến 18/10/2020.
4. Quy trình nghiên cứu
4.1. Quy trình nghiên cứu định tính
- Thảo luận nhóm để xây dựng bảng câu hỏi định tính đầy đủ, rõ ràng.
- Tiến hành phỏng vấn thử qua internet 2-3 người đang học tập tại Đại học
Thương mại để phát hiện thiếu sót, từ đó hồn thiện bảng hỏi định tính.
- Chọn lựa thơng tin, kết hợp với tham khảo những nghiên cứu trước để đưa ra
mơ hình nghiên cứu và bổ sung, hồn thiện bảng hỏi định lượng phục vụ cho khâu
khảo sát.
4.2. Quy trình nghiên cứu định lượng

 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu được thực hiện với số lượng phần tử ít và được lấy theo cách thuận
tiện (20 sinh viên). Mục đích của việc nghiên cứu sơ bộ này là để chuẩn hóa và chỉnh
sửa các câu hỏi sao cho dễ hiểu, thuận tiện cho người được hỏi. Sau khi thực hiện thì
14



cơ bản bố cục nội dung cũng đã được chấp nhận và chỉ cần điều chỉnh về cách diễn
đạt của một số câu hỏi để người được phỏng vấn không hiểu sai nội dung câu hỏi.

 Nghiên cứu định lượng chính thức
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, mơ hình nghiên cứu và thang đo các biến
trong mơ hình cũng đã được lựa chọn và thiết lập. Sau đó đã được kiểm tra lại thang
đo bằng cuộc nghiên cứu sơ bộ nhỏ. Về cơ bản nghiên cứu định lượng chính thức
được thực hiện đối với nhóm khách thể nghiên cứu đã được xác định từ trước.
a, Đo lường các biến và các cấp độ thang đo
- Đối với nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứu lựa chọn nhân tố (biến độc
lập): Đội ngũ giáo viên, Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất, Học phí, Khơng gian
thời gian, Qui chuẩn chủ quan.
- Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ
 1 = hồn tồn khơng đồng ý
 2 = không đồng ý
 3 = trung lập
 4 = đồng ý
 5 = hoàn toàn đồng ý
b, Xây dựng bảng hỏi khảo sát:

 Định khung bảng hỏi: Bảng khảo sát chính thức gồm:
+ Phần giới thiệu: Ở phần này nêu lên tên bảng hỏi khảo sát, mục đích, ý
nghĩa của nghiên cứu và đưa ra lời mời đối với các khách thể khảo sát tham gia cuộc
khảo sát. Với bảng khảo sát online phần này sẽ có một câu hỏi để sàng lọc qua các đối
tượng có ý định học ngoại ngữ hay không.
+ Phần I: Phần này cần đưa ra các câu hỏi chung liên quan đến quyết định lựa
chọn TTNN của sinh viên ĐHTM.
+ Phần II: Phần này cần đưa ra các chuỗi nhận định liên quan đến các nhân

tố, các biến độc lập và các biến phụ thuộc để khách thể nghiên cứu có thể đưa ra mức
độ đánh giá. Trong phần này sẽ lấy theo thang đo Likert 5 cấp độ để đánh giá.
+ Phần III: Phần này cần đưa ra câu hỏi phụ liên quan đến quyết định lựa chọn
TTNN của sinh viên ĐHTM.
+ Phần IV: Phần này là phần đưa ra các câu hỏi liên quan đến thông tin cá
nhân.
 Lưu ý:
- Xác định thứ tự các câu hỏi: câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ khái quát
đến cụ thể.
- Soạn thảo câu hỏi: văn phong sử dụng phải ngắn gọn, dễ hiểu, đơn nhất, trung
lập và phong phú.
 Hệ thống các mục hỏi đo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc:
15


Kí hiệu

Khía cạnh đo
lường

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì giảng viên của trung
tâm có trình độ cao

GV1
GV2

Mục hỏi

Giảng viên


Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì giảng viên của trung
tâm rất tâm huyết và nhiệt tình

GV3

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì giảng viên của trung
tâm hồn tồn là người bản địa

CSVC1

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì khn viên trung tâm
ln sạch sẽ, rộng rãi thống mát

CSVC2

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có phịng
học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập tiện nghi, hiện
đại

Cơ sở vật chất

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có hệ
thống website đa nội dung để học viên dễ dàng truy cập
thông tin, làm bài tập, thi online, tự học

CSVC3

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì học phí của trung
tâm phù hợp với điều kiện của tơi


HP1
HP2

Học phí

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có học
bổng hấp dẫn

HP3

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có những
chương trình khuyến mãi hấp dẫn

VT1

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì vị trí của trung tâm
thuận lợi cho việc di chuyển của tôi

VT2

Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm gần các
khu du lịch, nơi có nhiều cơ hội tiếc xúc, nói chuyện
với khách nước ngồi

Vị trí địa lí

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì vị trí của trung tâm
có sự thuận tiện về giao thơng.

VT3

CTDT1
CTDT2

Chương trình
đào tạo

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có lộ trình
học phù hợp, đủ 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết
Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có giáo
trình và tài liệu chất lượng
16


CTDT3

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì trung tâm có nhiều
hoạt động ngoại khóa bổ ích

QCCQ1

Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì có sự gợi ý, tư vấn
của người thân

QCCQ2

Quy chuẩn chủ Tơi quyết định lựa chọn TTNN vì có sự gợi ý, tư vấn
quan
của bạn bè
Tôi quyết định lựa chọn TTNN vì có sự gợi ý, tư vấn
của các chuyên viên tư vấn tại các trung tâm ngoại ngữ


QCCQ3
QD1
QD2
QD3

Quyết định lựa
chọn trung tâm
ngoại ngữ của
các bạn sinh
viên trường đại
học Thương
Mại

Tôi sẽ tiếp tục theo học tại trung tâm ngoại ngữ hiện tại
Tôi sẽ đánh giá tốt trung tâm ngoại ngữ đang theo học
với người khác
Tôi sẵn sàng giới thiệu trung tâm ngoại ngữ đang theo
học với người khác

Bảng 3.4. Hệ thống thang đo đo lường các biến
5. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:

 Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường gồm 2 bước sau đối với nghiên
cứu định lượng:
+ B1: Xác định tổng thể chung cần nghiên cứu.
+ B2: Xác định khung mẫu:
- Xác định kích thước mẫu.
- Xác định phương pháp chọn mẫu.
- Tiến hành chọn mẫu và điều tra.

 Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường gồm bước sau đối với nghiên cứu
định tính: Phỏng vấn và thảo luận cho đến khi khơng thu được thông tin nào mới.
Cụ thể đối với đề tài này, nhóm tiến hành chọn mẫu như sau:
 Theo định tính: lựa chọn phương pháp chọn mẫu theo chỉ tiêu với các chỉ tiêu
như giới tính, ngành học, sinh viên năm mấy …
 Theo định lượng:
+ Đám đông nghiên cứu: tồn bộ sinh viên chính quy trường Đại học Thương
mại.
+ Khung mẫu :
 Tổng thể nghiên cứu: khoảng 15.000 sinh viên.
 Khách thể nghiên cứu: sinh viên chính trường Đại học Thương mại.
17








Tuổi: 18-22.
Giới tính: tất cả các giới tính.
Năm học: từ năm 1-4.
Khoa: 15 khoa khác nhau.
Ngành học: kinh tế, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh
quốc tế , marketing, quản trị nhân lực, quản trị thương hiệu, luật kinh tế,
quản du lịch lữ hành, quản trị khách sạn, tài chính ngân hàng, hệ thống
thơng tin kinh tế, quản trị thương mại điện tử, tiếng Pháp thương mại.

+ Kích thước mẫu:

Để có thể chạy kiểm định nhân tố khám phá EFA thì mẫu cần có kích thước là
N> 5*m (trong đó m: số lượng câu hỏi trong bài).
Để có thể chạy phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thì mẫu cần có kích thước
là N > 50 + 5*m (trong đó m: số nhân tố độc lập).
N > 5*21  N > 105 phần tử.
mãn).

Ở nghiên cứu này được thực hiện với kích thước của mẫu là 160 phần tử (thỏa

+ Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên đó là
phương pháp quả cầu tuyết: chọn một vài cá nhân cần tìm hiểu và thu thập thông tin từ
họ (qua internet), sau khi nghiên cứu các cá nhân này ta thông qua họ để giới thiệu
cho các người khác có đặc điểm tương tự họ. Cứ tiếp tục thu thập như vậy cho đến khi
được kích thước mẫu như ta mong muốn.
6. Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu:
Phân tích và xử lý số liệu được xử lí trên laptop cá nhân bằng các phần mềm
Word, Excel, SPSS.
Sau khi việc thu thập dữ liệu sơ cấp hoàn thành, bắt đầu loại bỏ các phiếu điều
tra không đạt yêu cầu, mã hóa các phiếu khảo sát về dạng số và tiến hành nhập liệu.
Các phiếu điều tra không đạt yêu cầu là các phiếu trả lời ở các câu hỏi cho thây người
tham gia khảo sát không phải khách thể nghiên cứu, ngồi ra các phiếu có cùng một
đáp án, khơng trả lời hết các câu hỏi, hoặc các phiếu thiếu sự logic giữa mỗi câu hỏi,
trả lời.
 Các biến khảo sát được mô tả thông qua bảng tần suất, thống kê mơ tả mẫu và
có thể được thể hiện dưới dạng bảng hoặc biểu đồ.
 Các biến được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
TTNN của sinh viên ĐHTM sẽ được đưa vào đánh giá kiểm định độ tin cậy bằng
thang đo Cronbach’s Alpha để loại bỏ đi các biến bị cho là khơng phù hợp, hay là các
biến rác trong q trình nghiên cứu. Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo
đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên và nhỏ hơn 1 nhưng hệ số tương quan biến

tổng cũng phải lớn hơn 0,3.
18


tố.

 Phân tích nhân tố khám phá EFA:
- Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue để xác định số lượng các nhân

- EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác
nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan
sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
 Phân tích tương quan person và hồi quy tuyến tính bội:
Đối với tương quan person:
- Tạo các nhân tố đại diện
- Tạo bảng các nhân tố đại diện
- Đánh giá, phân tích kết quả
Đối với hồi quy tuyến tính bội sẽ thực hiện theo các bước sau:
- Thiết lập phương trình quy hồi tuyến tính bội:
QĐ = 0 + ĐNGV + CTĐT + CPKH + CSVC + KGTG + YTTK
Trong đó:
+ QĐ: Quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên trường đại học Thương mại.
+ ĐNGV: Đội ngũ giáo viên, CTĐT: Chương trình đào tạo, CPKH: Chi phí
khóa học, CSVC: Cơ sở vật chất, KGTG: Không gian thời gian; YTTK: Yếu tố tham
khảo.
- Ước lượng các tham số của mơ hình
- Đánh giá mơ hình
- Phân tích kết quả
 Sau khi tiến hành phân tích và xử lí dữ liệu, kết quả sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể
và đa chiều. Cũng như đưa ra được mức độ tác động của từng nhân tố.


CHƯƠNG IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thống kê mô tả
1.1. Thống kê mô tả thông tin chung và thông tin cá nhân:

 Thống kê sinh viên ĐHTM có đã và đang học ngoại ngữ tại trung tâm
ngoại ngữ hay không:

19


Bạn có đã và đang học ngoại ngữ tại TTNN
khơng?


Khơng

28.1

71.9

Hình 2. Biểu đồ thống kê việc học ngoại ngữ tại trung tâm
Theo kết quả khảo sát có 115 sinh viên đã và đang theo học tại trung tâm ngoại
ngữ (chiếm 71.9%), có 45 sinh viên khơng theo học tại trung tâm ngoại ngữ (chiếm
28.1%).

 Thống kê thông tin chung:

20



Bạn đang theo học ngoại ngữ nào?
Tiếng Anh

6.9

Tiếng Trung

7.5

Tiếng Pháp

10

Ngoại ngữ khác

75.6

Hình 3. Biểu đồ thống kê ngoại ngữ theo học
Theo biểu đồ trên, thấy rằng: có 112 bạn chọn Tiếng Anh (chiếm 75.6% - cao
nhất); 15 bạn chọn Tiếng Trung (chiếm 10%); 12 bạn chọn Tiếng Pháp (chiếm 7.5%);
11 bạn chọn Ngoại ngữ khác (chiếm 6.9% - thấp nhất).

Bạn đã và đang theo học tại TTNN được bao lâu?
Dưới 1 năm
1 năm

20

hơn 1 năm

50

30

Hình 4. Biểu đồ thống kê thời gian học tại TTNN
Trong biểu đồ trên có 83 bạn chọn Tiếng Anh (chiếm 50%); 44 bạn chọn Tiếng
Trung (chiếm 30%); 33 bạn chọn Tiếng Pháp (chiếm 20%).

21


Khoảng cách từ nhà bạn tới TTNN là bao xa?
Dưới 1km
1-3km

19.4

Hơn 3km
38.1

42.5

Hình 5. Biểu đồ thống kê khoảng cách từ nhà học viên tới TTNN
Trên biểu đồ, có 68 bạn chọn khoảng cách từ 1-3km (chiếm 42.5% - cao nhất);
61 bạn chọn khoảng cách hơn 3km (chiếm 38.1%) và 31 bạn chọn khoảng cách dưới
1km (chiếm 19.4% - thấp nhất).
Mức học phí của TTNN bạn đã và đang theo học
là bao nhiêu?
Dưới 10 triệu
10-20 triệu


14.4
43.1

Hơn 20 triệu

42.5

Hình 6. Biểu đồ thống kê học phí của TTNN
Với biểu đồ trên thì có 69 bạn chọn mức học phí từ 10 đến 20 triệu (chiếm 43.13%

- cao nhất); 68 bạn chọn mức học phí dưới 10 triệu (chiếm 42.5%); 23 bạn chọn mức
học phí trên 20 triệu (chiếm 14.4% - thấp nhất).

22


 Thống kê thơng tin cá nhân:
Giới tính
Nam

6.2

Nữ
36.25

Khơng muốn
nêu cụ thể

57.5


Hình 7. Biểu đồ thống kê giới tính
Trong tổng 160 phiếu khảo sát có 92 bạn là nữ (chiếm 57.5% - cao nhất); 58
bạn là nam (chiếm 36.3%) và 10 câu trả lời không muốn nêu cụ thể (chiếm 6.2% thấp nhất). Từ điều này cho thấy các bạn nữ có nhu cầu học tiếng anh tại trung tâm
cao hơn các bạn nam.

Bạn là sinh viên năm nào?

Năm 1

11.9

Năm 2

18.8

Năm 3
Năm 4
65.6

Hình 8. Biểu đồ thống kê năm học

23


Trong biểu đồ trên, có 19 bạn là sinh viên năm nhất (chiếm 11.9%); 105 bạn là
sinh viên năm 2 (chiếm 65.6% - cao nhất); 30 bạn là sinh viên năm 3 (18.8%) và 6 bạn
là sinh viên năm 4 (chiếm 3.7% - thấp nhất). Các bạn năm hai và năm ba đã có sự
nhận thức tích cực tới việc học ngoại ngữ, bên cạnh đó là do nhà trường yêu cầu tiếng
anh đầu ra là Toeic 450 trở lên và các cơng ty cũng cần những người có bằng tiếng

anh để nhận vào làm việc.
1.2. Thống kê mô tả với các biến quan sát:
Tên biến

GTNN

GTLN

Trung
bình

Độ lệch
chuẩn

GV1

1

5

3,98

1,168

GV2

1

5


3,98

1,096

GV3

1

5

3,56

1,137

CSVC1

1

5

3,54

1,109

CSVC2

1

5


3,48

1,110

CSVC3

1

5

3,59

1,036

HP1

1

5

3,86

1,308

HP2

1

5


3,79

1,328

HP3

1

5

3,84

1,115

VTDL1

1

5

3,64

1,167

VTDL2

1

5


3,63

1,137

VTDL3

1

5

3,50

1,155

CTDT1

1

5

3,25

1,308

CTDT2

1

5


3,09

1,288

CTDT3

1

5

3,33

1,306

QCCQ1

1

5

3,27

1,186

QCCQ2

1

5


3,20

1,194

QCCQ3

1

5

3,35

1,164

24


QD1

1

5

3,71

,988

QD2

1


5

3,67

,909

QD3

1

5

3,64

,886

Bảng 4.1. Điểm đánh giá trung bình của các biến quan sát
Dựa vào bảng trên, ta thấy:
+ Tất cả các biến quan sát của 6 biến độc lập đều có điểm đánh giá nhỏ nhất là:
1; điểm đánh giá lớn nhất là: 5; điểm đánh giá trung bình giao động từ: 3 – 4 (ở mức
trung gian). Độ lệch chuẩn của tất cả các biến quan sát đều >1, điều này cho thấy câu
trả lời của các đáp viên có sự chênh lệch nhau nhiều.
+ Các biến quan sát của biến phụ thuộc đều có điểm đánh giá nhỏ nhất là: 1;
điểm đánh giá lớn nhất là: 5; điểm đánh giá trung bình giao động từ: 3 – 4 (ở mức
trung gian). Độ lệch chuẩn của tất cả các biến quan sát đều <1, điều này cho thấy câu
trả lời của các đáp viên khơng có sự chênh lệch nhau nhiều.
2. Kiểm định Cronbach’s Alpha
Sau khi chạy Cronback’s Anpha trên phần mềm SPSS 20, thu được bảng số liệu:
2.1.Thang đo giảng viên

Reliability Statistics
Cronbach's
N of Items
Alpha
,764
3
Bảng 4.2. Hệ số cronbach’s alpha của nhân tố giảng viên.

GV1
GV2
GV3

Item-Total Statistics
Scale Mean if
Scale
Corrected
Cronbach's
Item Deleted
Variance if
Item-Total
Alpha if Item
(Trung bình Item Deleted Correlation
Deleted
thang đo nếu (Phương sai (Tương quan (Alpha nếu loại
loại biến)
thang đo nếu biến – tổng)
bỏ biến này)
loại biến)
7,538
3,634

,643
,628
7,538
3,810
,666
,605
7,963
4,275
,488
,734

Bảng 4.3. Hệ số cronbach’s alpha của từng biến quan sát đo lường “Giảng viên”.
Qua bảng trên, nhóm nghiên cứu thấy:

25


×