Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

09-3giao-duc-phat-giao-viet-nam-tu-truyen-thong-den-hien-dai-ts.ttthich-phuoc-dat_1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.38 KB, 12 trang )

19

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
TS.TT. Thích Phước Đạt*

I. NGUN LÝ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Nói đến giáo dục là nói đến nói đến việc dạy, việc truyền thọ
kiến thức kỹ năng của người dạy cho người học. Trong đó, các thành
tố làm nên một nền giáo dục bao gồm: Mục đích, mục tiêu giáo
dục; Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục... Trong quá trình
hình phát triển, Phật giáo Việt Nam đã định hình được nền giáo dục
Phật giáo, khởi nguyên từ nền giáo dục tự phát ở nhà chùa trong các
làng xã Việt Nam.
Có thể nói, nhà chùa là nhà trường, nhà sư là nhà giáo ngay từ
khi đạo Phật du nhập vào nước ta. Do đó, vai trị của nhà sư trong
việc giáo dục con em Phật tử từ khi được sinh ra cho đến lớn lên,
trưởng thành cho đến giờ phút lìa trần đều diễn ra từ trong ngôi
chùa và từ sự tiếp nối truyền thống gia đình đã tạo nên một nền
giáo dục đặc trưng riêng biệt cho Phật giáo. Thực tế cho thấy, nơi
nào có cộng đồng người Việt sinh sống nơi đó có chùa. Chùa là nơi
sư ở, tu học và đào tạo đệ tử để phát triển mạng mạch Phật pháp, sư
*. Tiến sĩ Văn học, Phó Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Phó Viện trưởng Học viện
Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.


20

PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN


cũng là người hướng dẫn cho con em Phật tử đến chùa tu học, trải
nghiệm đời sống tâm linh thông qua việc tổ chức giảng dạy giáo lý,
lễ lạt, cầu an, cầu siêu, đồng thời hướng dẫn nếp sống đạo đức qua
việc dạy nghề, nuôi dưỡng thân mạng đúng chánh pháp… nên có
sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân chúng. Nói một cách cụ thể,
Sư là những người thầy đầu tiên của nền giáo dục Phật giáo Việt
Nam được nhìn nhận như là chủ thể giáo dục. Hẳn nhiên, đối tượng
giáo dục phổ thơng, ngồi việc đào tạo Tăng tài tiếp nối dòng mạch
Phật pháp, người học chủ yếu là đồng bào con em Phật tử như đối
tượng giáo dục chủ lực.
Với đối tượng giáo dục như trên, bao gồm: Giới đệ tử xuất gia
trọn đời, sống đời sống khơng gia đình và giới đệ tử tại gia thì mục
đích tối hậu của giáo dục Phật giáo là nhằm giáo dục cho người ta tự
biết mình và cuộc đời để tiến đến mục đích giải thốt Niết-bàn ngay
giữa cuộc đời này. Hay nói cụ thể hơn, mục đích duy nhất của giáo
dục Phật giáo là cứu khổ chúng sinh, đưa chúng sinh đến cảnh giới
giải thốt. Vì thế, mục tiêu giáo dục Phật giáo khơng chứa đựng một
nội dung bao quát như giáo dục nói chung mà có mục tiêu cụ thể,
trước mắt đối với các vị phát nguyện xuất gia trọn đời thì hướng tâm
xây dựng nếp sống phạm hạnh, thánh hạnh trong tập thể Tăng già.
Thế nên, Tăng già là biểu trưng cho những mẫu người lý tưởng, cao
cả hơn làmuốn con người vươn tới thành Phật. Học tập, tu hành để
làm Phật. Con người lý tưởng mà giáo dục Phật giáo cần lấy khuôn
mẫu để đào tạo là chư Thánh Tăng đã chứng đạo, được kinh điển
ghi nhận.
Mặt khác, mục tiêu phải được hiểu là những điểm cuối của cả
quá trình mà các đối tượng của giáo dục (người học) phải đến trên
một lộ trình dài có nhiều chặng phải vượt qua để đạt được lý tưởng
tối hậu. Vì vậy, giáo dục Phật giáo tùy hồn cảnh, tùy trình độ từng
cá nhân mà có những mục tiêu trước mắt khác nhau. Đó là hình

ảnh chư Tăng tài đức, có khả năng tu tập, chứng đạt tâm linh, có khả
năng giảng dạy, hướng dẫn đồng bào Phật tử trong đời sống sinh
hoạt hàng ngày, góp phần xây dựng xã hội an lạc.


GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

21

Đối với hàng tại gia, xây dựng một nếp sống hiền thiện, đạo đức
theo tinh thần Phật giáo. Trong tinh thần đó, truyền thống tu tập
của đồng bào Phật tử Việt Nam thưở ban đầu là vào chùa tu học,
được nghe pháp, hành pháp, với ý nguyện tu tập theo giáo lý nhà
Phật, đồng thời biết thích nghi với xã hội, với những kiến thức kỹ
năng sống hiện đại, được xem một trong những đặc trưng nổi bật
của truyền thống giáo dục Phật giáo.
Khi mục tiêu giáo dục đã được đề ra như thế nào, thì nội dung
giáo dục phải có chất liệu như thế đó. Có như vậy mới có thể đáp
ứng và đạt hiệu quả tốt nhất. Kế thừa truyền thống giáo dục Phật
giáo từ thời Đức Phật, toàn bộ nội dung giáo dục Phật giáo Việt
Nam cũng khơng ngồi con đường thực thi Giới-định-tuệ đã được
giải trình qua Tam tạng thánh điển. Giới là những giới điều đã lãnh
thọ, có ý nghĩa giữ mình, nâng cao phẩm hạnh của người xuất gia,
khiến tâm trong sạch. Định là sự ổn cố tâm lý, phát triển tâm linh.
Tuệ là sự sáng suốt hợp với chân lý. Giới-định-tuệ có mối liên hệ
mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Một người có giới thì có định, có
định mới sinh tuệ, có tuệ mới thấy rõ mới hành trì giới và thành tựu
định. Đối với người tại gia, giới được xem là đạo đức, là sự tiết độ, sự răn
đe. Định là sự vững vàng, sự vươn lên. Tuệ là sự nhận thức đúng đắn,
kiến thức đầy đủ về mình, về cuộc đời. Một người Phật tử giữ năm giới,

thọ Bát quan trai là nhằm tu dưỡng đạo đức, đưa đến đời sống an lạc.
Phật giáo xem toàn bộ kinh điển Phật giáo như tài liệu giáo khoa
để người học Phật tu tập. Tại đây, chúng ta sẽ thấy thế giới hình
thành do nhân dun, vơ ngã vơ thường. Về nhân sinh, cuộc đời bản
chất là khổ. Con người hình thành do năm uẩn, và bị chi phối bởi
khổ đau, chính họ có thể diệt khổ qua việc tu hành và thăng chứng
tâm linh đi đến giải thoát. Về xã hội, mọi người đều là con Phật, mọi
người đều khổ và vượt thoát khổ nên cần phải yêu thương nhau, có
mối liên hệ đời này, đời khác. Về đạo đức, con người chịu nhận kết
quả cuả nghiệp tạo ra Vì vậy, người đệ tử Phật tin tưởng tuyệt đối
thuyết nhân quả, nghiệp báo ln hồi. Đó là tồn bộ nội dung mà
Phật giáo hướng đến việc giáo dục con người.


22

PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Để các nội dung giáo dục Phật giáo đến với mọi người, Phật
giáo Việt Nam đã áp dụng nhiều phương pháp, biện pháp giáo dục
truyền thống có từ thời đức Phật. Một trong đặc trưng phương
pháp giảng dạy hữu hiệu của Phật giáo là phương pháp thầy dạy cho
trị. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh các Phật tử đến quy y, đảnh
lễ, đàm đạo với các vị thầy để học pháp và hành pháp trong các ngôi
chùa. Trong các thời thuyết giảng, các sư đã vận dụng nhiều phương
pháp, biện pháp để giảng dạy giáo lý. Có khi do được hỏi, có khi
thầy chủ động gợi ý bằng câu hỏi, rồi trả lời bằng phương pháp trích
dẫn kinh điển, lấy ví dụ, ẩn dụ, hay so sánh đối chiếu… mà chúng
ta thấy các phương pháp này, ngày nay ngành Sư phạm học đường
thường vận dụng. Ngồi ra, các khóa thiền định hay các chương

trình sinh hoạt Tăng già như an cư, yết ma, giới đàn, thọ bát được
xem là biện pháp tự rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ mà giới
Phật giáo đã chủ trương hành trì.
II. KHÁI QUÁT VỀ NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO NƯỚC TA 

Có thể nói nền giáo dục Phật giáo Việt Nam được khởi đầu từ
nền giáo dục tự phát ở nhà chùa. Các nhà sư mở trường lớp đào tạo
đệ tử để phát triển mạng mạch Phật giáo, truyền thừa giáo lý và dĩ
nhiên, sinh hoạt chùa chiền như giảng pháp, lễ lạt cầu an, cầu siêu…
có ảnh hưởng đến đời sông dân chúng, và các sư là những người
thầy đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam.
Trung tâm Luy Lâu được thành lập và hoạt động mạnh mẽ từ
thế kỷ thứ I, xứng đáng là nơi quy tụ của các nhà sư, học giả Phật học
từ Trung quốc, Tây vực và tại nội đia Giao Châu. Dĩ nhiên, những
khóa đào tạo Tăng tài phải được thực hiện tại đây, cũng như một
vài nơi khác quanh Luy Lâu. Trong thời gian này, các cơ sở giáo dục
Phật giáo được thành lập và người ta có thể nghĩ đây là những ngôi
trường đầu tiên ở nước ta chăng?
Từ thế kỷ V đến thế kỷ thứ X, đời sống giáo dục Phật giáo đã
dần lớn mạnh thông qua sự đào tạo truyền thừa của các Thiền phái.
Tuy không phải là nhanh chóng nhưng so với nền giáo dục quốc


GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

23

dân quả là đã gây ấn tượng hơn rất nhiều. Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
truyền 19 thế hệ ; Vô Ngôn Thông, truyền 17 thế hệ ; Thảo Đường,
truyền 5 thế hệ. Tinh thần Phật giáo được phổ biến rộng rãi trong

giới chư Tăng Ni và trong quần chúng nhân dân. Phật giáo gắn liền
với dân tộc và gắn liền với mọi tầng lớp nhân dân. Tinh thần này
được truyền trực tiếp đến với nhân dân từ các vị sư thông qua các
buổi giảng pháp. Quan trọng hơn, do tài năng và đức độ, chư Tăng
được nhà cầm quyền kính phục, được hỏi ý kiến, được mời làm
quân sư, quốc sư, việc nước…
Đến đời nhà Trần, tinh thần Phật giáo được tiếp nối và phát
triển mạnh mẽ. Chính quyền và nhân dân một lịng, tạo nên được
những thành cơng vĩ đại trong việc dựng nước, giữ nước. Phật giáo
dung hợp Nho – Lão thành một thể thống nhất. Thiền phái Trúc
Lâm đã kết hợp với ba thiền phái trước tạo thành một Giáo hội
vững mạnh. Hơn 170 năm, Phật giáo đời Trần khơng ngừng phát
triển, chính giáo dục Phật giáo đã tạo được chủ thuyết Phật giáo và
dân tộc mạnh mẽ nhất. Quốc học viện của Trần Thái Tông là một
nét sáng tạo rõ ràng về một nền giáo dục Phật giáo, trong đó Nho
giáo được tơn trọng. Tinh thần giáo dục Phật giáo đã liên kết chính
quyền và nhân dân tạo ra thời kỳ Phật giáo vàng son của nước nhà.
Qua đến đời Hậu Lê, Khổng giáo được tôn sùng, giới nho sĩ bài
bác Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo giai đoạn đó đã khơng đáp
ứng được u cầu của quần chúng nhân dân, khiến đất nước mất đi
sức mạnh thời Lý - Trần. Chính vì vậy, thời Trịnh Nguyễn, các chúa
lại ủng hộ Phật giáo, củng cố sự nghiệp của mình và củng cố đất
nước. Từ đấy, tinh thần giáo dục Phật giáo lại vươn lên.
Đến đầu thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo phát khởi,
chính các diễn đàn báo chí Quốc ngữ là phương tiện mạnh mẽ để
giáo dục tinh thần yêu nước, yêu đạo. Trong thời gian này, các Phật
học viện đào tạo Tăng tài lại được mở ra khắp nước: Hà Nội, Huế,
Nha Trang, Bình Định, Biên Hịa, Sài Gịn và các tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Đến giữa thế kỷ XX, hệ thống trường Bồ đề do Phật giáo
chủ trương, dạy con em Phật từ theo chương trình nhà nước, kết



24

PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

hợp với quản lý Phật giáo đã có ảnh hưởng rất mạnh. Năm 1965,
Viện Đại học Vạn Hạnh của Phât giáo ra đời, gồm các phân khoa :
Phật học, Văn học, Triết học… đã đào tạo rất nhiều nhân tài cho
đất nước.
Sau khi đất nước hịa bình, độc lập, thống nhất, Hội nghị đại
biểu thống nhất Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
năm 1981 tại thủ đô Hà Nội. Giáo hội đã giao cho Ban Giáo dục
Tăng Ni Trung ương có trách nhiệm, giúp Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự thực hiện việc hình thành hệ thống các trường Phật
học, đào tạo Tăng Ni trẻ có năng lực để phục vụ mọi hoạt động của
Giáo hội. Kể từ đây nền giáo dục Phật giáo Việt Nam đã kiện toàn
hệ thống tổ chức đào tạo phù hợp xu hướng phát triển của thời đại
và hội nhập song hành hệ thống giáo dục quốc dân.
1. Hệ thống Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (nay là Học viện Phật
giáo Việt Nam)
Từ năm 1981, Trường Cao cấp Phật học tại Hà Nội được thành
lập, và từ đó, các trường Phật học cả nước lần lượt được thành lập.
Đến tháng 10/1985, Trường Cao cấp Phật học Viêt Nam tại TP.
HCM, tiếp đến là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại Thừa
Thiên - Huế 1997. Từ Đại hội kỳ IV (tháng 11/1997) đã được
chuyển đổi danh xưng Học viện Phật giáo Việt Nam, đồng thời có
chức năng đào tạo hệ Cử nhân Phật học, và từng bước nâng cấp, đào
tạo Sau đại học (Cao học Phật học và Thạc sĩ Phật học) khi có đủ
điều kiện khách quan.

2. Hệ thống các trường Cơ bản Phật học được hình thành (nay là
Trường Trung cấp Phật học)
Năm 1986, Nhà nước công bố đường lối đổi mới. Tháng
10/1987, Đại hội Phật giáo kỳ II, Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam đã thông qua nghị quyết để xây dựng và phát triển Giáo
hội, trong đó có việc mở rộng hệ thống giáo dục Tăng Ni. Từ năm
1987 đến nay, Giáo hội thành lập 35 trường Cơ bản Phật học khắp
các tỉnh, thành hội cả nước. Trong quá trình củng cố và hệ thống


GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

25

hóa, nâng cao các mặt tổ chức và nội dung giảng dạy, từ Đại hội IV
(1997), Trung ương Giáo hội đã xin phép chuyển đổi danh xưng
các trường Cơ bản Phật học trước đây thành trường Trung cấp Phật
học, đồng bộ tại các tỉnh, thành.
3. Các lớp Cao đẳng Phật học
Do số lượng trường cơ bản Phật học ngày mỗi nhiều, số lượng
Tăng Ni sinh tốt nghiệp cơ bản Phật học ngày càng đơng, trong khi
cả nước chỉ có 4 Học viện Phật học đào tạo chương trình Cử nhân
Phật học, khơng đủ điều kiện đón nhận hết số Tăng Ni sinh tốt
nghiệp Trung cấp theo học. Cho nên, việc hình thành các lớp Cao
đẳng Phật học là điều tất nhiên để giúp số Tăng ni sinh này được
theo học nhằm nâng cao trình độ.
4. Hình thành các lớp Sơ cấp Phật học tại các đơn vi cơ sở từ năm 1999
Do đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni sinh tân học xuất gia,
Ban Trị sự và Ban Đại diện các tỉnh, thành có nhu cầu đã đứng ra
thành lập các lớp Sơ cấp Phật học thay thế cho hình thức gia giáo

buổi đầu. Hiện nay, các tỉnh thành đã mở các lớp Sơ cấp Phật học.
Như vậy, đến nay hệ thống giáo dục và đào tạo Tăng Ni của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam đã hoàn thiện từ Sơ cấp, Trung cấp, Cao
đẳng, Cử nhân và Sau đại học. Chính các Tăng Ni sinh được đào tạo
từ các Học viện Phật giáo Việt Nam, Cao đẳng và Trung cấp đã góp
phần nào cho việc hình thành và hoạt động ở Trung ương Giáo hội
và Ban Trị sự các tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.
III. PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG VÀ HƯỚNG ĐẾN
XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN ĐẠI PHÙ HỢP XU HƯỚNG
HỘI NHẬP

Mục đích và lý tưởng giáo dục Phật giáo của Đức Phật và đạo
Phật là giúp con người tự cảm nhận được những thực tế khách
quan và tự chấm dứt mọi khổ đau cho chính mình trong cuộc sống.
Muốn thành tựu mục đích và lý tưởng của giáo dục Phật giáo, người
con Phật phải biết vận dụng tính khế lý, khế cơ phù hợp mọi thời
gian, không gian. Tách rời thực tế khách quan của cuộc sống (xã


26

PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

hội) thì nhất định chúng ta khó có thể thành cơng. Trong ý niệm
đó, thiết nghĩ nền giáo dục Phật giáo Việt Nam cần phát huy các
nguyên lý giáo dục Phật giáo như đặc trưng của nền giáo dục Phật
giáo Việt Nam để định hướng phát triển phù hợp với xu hướng hội
nhập, trên nền tảng giáo dục Phật giáo truyền thống kết hợp giáo
dục học đường hiện đại như sau:
Xuất phát từ khởi điểm giáo dục tự viện trong nhà chùa, tiếp nối

là kế thừa nền giáo dục Phật giáo thời chấn hưng đầu thế kỷ XX,
nhất là kể từ khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm
1981, trong vòng 38 năm qua, ngành Giáo dục Phật giáo đã hình
thành và phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo về mặt tổ chức và
chương trình đào tạo các cấp, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho Giáo
hội và đất nước trong thời kỳ phát triển và hội nhập. Cụ thể, cả nước
có 4 Học viện đào tạo chương trình Cử nhân Phật học và Sau đại
học; 8 lớp Cao đẳng Phật học, 35 trường Trung cấp Phật học, và
50 lớp Sơ cấp Phật học. Hiện nay, giữa các Học Viện và các Trường
Đại học trong nước đã có sự phối hợp đào tạo, Học Viện tại Hà Nội
đã liên kết với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội mở lớp Hán Nôm,
hay Học Viện TP. HCM đã liên kết với Trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh mở khóa Sư phạm Giáo dục Mần non, tổ chức các
khoá bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho Tăng Ni, cư sĩ thuộc thành
viên Ban Giáo dục Phật giáo, Ban Giảng huấn các trường. Đồng
thời, giới thiệu trên 350 Tăng Ni du học tại Ấn Độ, Đài Loan, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản... trong số đó, có trên 150
Tăng Ni hồn tất chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học tại Ấn Độ,
Trung Quốc và các nước đã trở về phục vụ công tác tại các cấp Giáo
hội, Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự các tỉnh thành và các cơ sở
giáo dục Phật giáo. Có thể xem đây là hướng mở của giáo dục Phật
giáo Việt Nam trong bối cảnh giáo dục hiện nay.
Thực tế nền giáo dục Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đã trải
qua các mơ hình giáo dục Phật giáo đi từ giáo dục truyền thống cho
đến hiện đại. Khởi đầu là giáo dục tự viện, giáo dục Phật học viện,
hiện nay là giáo dục tại trường Phật học. Mục tiêu của ngành giáo


GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI


27

dục Phật giáo là có nhiệm vụ đào tạo Tăng Ni, Phật tử thành những
tu sĩ, Phật tử hướng đến giải thoát. Một trong những yêu cầu của
giáo dục là tạo cho con người học sự thích nghi, sự tự phát triển.
Giáo dục Phật giáo không nhằm nhồi nhét kiến thức, kỹ năng của
con người trong thời đại mới mà nhằm giúp mọi người thích nghi
với thời đại mới mỗi khi phải chung đụng với đời. Do đó, giáo dục
Phật giáo chú trọng thực thi con đường Giới-định-tuệ, lấy sự phát
triển tâm linh, đạo đức, thiền định làm mục tiêu cho mọi sinh hoạt.
Do đó các trường Phật học ngày nay cần có sự kết hợp giữa giáo
dục Phật giáo truyền thống và giáo dục Phật giáo hiện đại trong bối
cảnh cải cách giáo dục Việt Nam bao gồm cải cách chương trình, cải
cách phương pháp giảng dạy… để thực thi sự nghiệp giáo dục Phật
giáo Việt Nam trong thời đại hiện nay.
Ngày nay ngành Giáo dục Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam đang xây dựng và chuyển đổi thành một nền Giáo dục Phật
giáo hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục trong thời đại
phát triển hội nhập. Do đó, việc đổi mới về phương pháp giảng dạy
trên cơ sở phát huy truyền thống giáo dục Tự viện kết hợp phương
pháp giáo dục hiện đại của hệ thống học đường, trong đó người
học là chủ thể cuả giáo dục, là nhân vật trung tâm, nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học theo xu hướng hiện đại. Chúng ta có thể tìm
thấy tất cả các phương pháp sư phạm hiện đại tiềm năng trong kinh
điển Phật giáo. Trong các thời thuyết giảng, Đức Phật rất linh động
trong phương pháp. Có khi tự Đức Phật nêu vấn đề và triển khai chi
tiết (diễn giảng), có khi do được hỏi, hay do Ngài gợi ý bằng câu
hỏi (vấn đáp). Đức Phật thường dùng các phương pháp thí dụ, ẩn
dụ, so sánh, đối chiếu, quy nạp, tổng hợp, diễn dịch, loại suy... Đây
là những phương pháp về sau này, các ngành khoa học đều thường

sử dụng. Trong thiền học, chúng ta có thể tìm thấy những phương
pháp đặc biệt của giáo dục Phật giáo qua kỹ thuật thiền định, sự tập
trung quán tưởng, sự thâm nhập đề tài bằng tất cả tâm thức.
Điều cần lưu ý khi mọi phương pháp giáo dục tùy thuộc vào nội
dung giáo dục và do đó tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng, biện


28

PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

pháp và cách tổ chức giáo dục. Phương pháp giáo dục cịn tùy thuộc
vào hồn cảnh, mơi trường và thiết bị giáo dục. Trong lãnh vực dạy
(thầy) và học (trị) với mục đích đạt hiệu năng qua năm phương
pháp: 1. Kích thích học sinh học tập; 2. Trình bày thơng tin; 3. Rèn
luyện kỹ năng; 4. Cũng cố hệ thống hóa tri thức; 5. Kiểm tra đánh
giá kiến thức kỹ năng. Năm phương pháp này có thể được thực hiện
thơng qua hai biện pháp: Diễn dịch (trình bày chủ đề rồi giảng giải,
chứng minh) và qui nạp (phân tích chủ đề rồi rút ra kết luận). Thực
tế, mọi phương pháp giáo dục đều có sự tham gia của thầy và trị,
trong đó trị là chủ động (tránh việc giảng dạy theo một chiều). Do
đó, giáo dục cần chú trọng đến việc tạo điều kiện cho người học tự
khai mở, tự trau dồi và chủ động trong việc suy tư, tìm kiếm, thâu
nạp kiến thức và rèn luyện kỹ năng... Ngày nay, có nhiều phương
pháp giáo dục hiện đại nhưng khơng có phương pháp nào là ưu việt,
tất cả phải bổ túc cho nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố giáo dục.
Theo thiển ý của chúng tôi, nếu được vận dụng linh hoạt sẽ nâng
cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Phật học.
Trong xu hướng phát triển, việc hình thành Ban Giáo thọ sư
cơ hữu của Trường có chun mơn cao là điều tất yếu mang tính

chuyên nghiệp của nền giáo dục hiện đại. Ngoại trừ một số tỉnh
thành lớn trong cả nước có thành phần Ban Giáo thọ là chư Tơn đức
có kinh nghiệm tu tập, truyền trao giáo điển Phật đà và có nguồn
nhân lực kế thừa tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân Phật học, Cao
đẳng Phật học. Còn lại các tỉnh thành khác ở vùng xa, thành phần
Ban Giáo thọ do Chư Tôn đức lãnh đạo phải kiêm nhiệm nhiều
Phật sự, đội ngũ kế thừa còn mỏng. Do đó, việc hình thành Ban
Giáo thọ có trình độ chun mơn cao, có học vị chun trách việc
giáo dục và đào tạo Phật học là trọng trách của của các cơ sở đào
tạo. Thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và hưởng
chế độ ưu đãi, cơ hữu, đây chính là cơ sở để phát huy năng lực giảng
dạy, nâng cao chất lượng đào tạo mà Giáo hội giao phó.
Đặc trưng của nền giáo dục Phật giáo là pháp học đi đơi với
pháp hành. Do đó, việc xây dựng trường nội trú 100% cho Tăng Ni


GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

29

sinh theo học là quy luật tất yếu, nhằm tăng cường biện pháp thúc
đẩy hiệu năng giáo dục và đào tạo. Suy cho cùng, nội dung của giáo
dục Phật giáo thường được gọi là tam học hay tam vô lậu học. Đó là
Giới-định-tuệ. Tồn bộ giáo lý của Đức Phật và những lời giảng dạy
của chư Tổ đều có thể phân thành Giới-định-tuệ, để học để hành trì
đưa đến giải thốt. Có thể xem đây là điều kiện tất yếu nhằm nâng
cao phẩm chất đạo hạnh của Tăng Ni sống theo quy củ Thiền môn.
Ban Quản chúng chịu trách nhiệm quản lý về sự tu học, Ban Giám
thị chịu trách nhiệm quản lý Tăng Ni sinh theo đúng nội quy của
trường, lớp trong việc học tập và thi cử. Hay nói khác, đây là mơ

hình giáo dục học đường Phật giáo kết hợp giáo dục Tự viện trong
môi trường tu học nội trú lý tưởng sẽ góp phần nâng cao phẩm hạnh
Tăng Ni sinh, là cơ sở phát triển nâng cao chất lượng đào tạo.
THAY CHO LỜI KẾT

Trên đây là những ý niệm xây dựng và phát nền giáo dục Phật
giáo Việt Nam hiện đại dựa trên bản chất và giá trị từ nền giáo dục
Phật giáo truyền thống. Hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng
con người được giáo dục, nhất là giáo dục Phật giáo. Đặc trưng của
nền giáo dục Phật giáo là dựa trên nền tảng giáo dục Dun khởi.
Chính vì vậy, khi xã hội con người càng phát triển bao nhiêu thì
nguyên lý giáo dục của Phật giáo cũng tùy duyên vận hành để đáp
ứng nhu cầu phát triển xã hội. Mục đích cuối cùng là xây dựng và
hướng con người đi đến giải thóat khổ đau và xã hội an lạc.

***


30

PHẬT HỌC VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI: BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Tài liệu tham khảo
Thích Minh Châu - Đức Phật nhà giáo dục vĩ đại – NXB. Tôn giáo,
2005.
Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB. Văn học, Hà Nội,
2000.
Trần Thị Thu Hương (Chủ biên), Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên,
Ngơ Đình Qua, Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Sư phạm
TP.HCM, 2017.




×