Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

vận dụng tthcm về xây dựng nhà nước vn ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn lịch sử mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.01 KB, 17 trang )

Phần 1: Lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam ta đang ngày một
tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu, đang dần khẳng định vị
thế của mình với thế giới về một nền độc lập, tự do, dân chủ.
Để đạt được thành quả này là cả một quá trình đấu tranh gian khổ
với những hy sinh mất mát không thể bù đắp được của bao thế hệ cha ông
ta. Và để có được nền độc lập dân chủ của nước nhà thì ngoài sự cống
hiến, hy sinh của cả một dân tộc, còn có những người con kiệt xuất với
phẩm chất anh dũng, kiên cường, không sợ khó, sợ khổ, sẵn sàng hy sinh
cho tổ quốc. Người thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành đã một mình
bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường mang lại độc lập tự do
cho tổ quốc mình. Nhắc tới người là nhắc tới một vị anh hùng dân tộc,
một danh nhân văn hoá của nhân loại, một vị lãnh tụ tài ba và đặc biệt là
người cha già kình yêu của dân tộc. Cả cuộc đời Người đã cống hiến cho
nền độc lập của dân tộc cho sự tự do của đất nước. Tư tưởng của Người
đã đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc vượt qua muôn trùng khó khăn
để đi đến những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử vĩ đại, là kim chỉ nam
cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân ta.
Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây
dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và
vì dân. Đây là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng
của Đảng và Bác Hồ, đã được minh chứng và kiểm nghiệm trong lịch sử
đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ
nhân dân. Theo Hồ Chủ tịch, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền
phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đó là tư tưởng, ý chí nhất
quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1
Thật may mắn cho chúng ta vì đã được sinh ra, lớn lên và hưởng
trọn những thành quả mà cả đời Người đã cống hiến. Qua thời gian học
tập, nghiên cứu, tìm tòi trên sách vở, báo chí, đặc biệt là sự chỉ dạy tận
tình của Thầy cô giúp chúng ta tiếp cận với hệ thống tư tưởng của Người,


cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của hệ thống tư tưởng này trong
công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Hơn nữa đã giúp chúng ta hiểu
rõ hơn thế nào là độc lập, tự do, dân chủ. Chính vì tầm quan trọng này và
mong muốn được tìm hiểu, học hỏi cũng như chia sẻ những hiểu biết của
mình mà tôi quyết định chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
của dân, do dân, vì dân”. Để hiểu rõ vấn đề này xin kính mời Thầy cô và
các bạn cùng đi vào phần nội dung chi tiết.
Phần 2: Giải quyết vấn đề
1 – TTHCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền
thì vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ
quyền lợi cho ai. Năm 1927, trong cuốn "Đường Kách Mệnh" bác chỉ
rõ: "Chúng ta đã hy sinh làm kách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa
là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ
để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân
chúng mới được hạnh phúc." Sau khi giành độc lập, Người khẳng định:
"nước ta là nước dân chủ, bao nhiều quyền hạn đều của dân, bao nhiêu
lợi ích đều vì dân nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân". Đó là điểm khác nhau giữa Nhà nước ta với nhà nước bóc lột
từng tồn tại trong lịch sử.
2
- Thế nào là nhà nước của dân?
Điều 1: Hiến pháp nước VNDCCH (năm 1946) nói: "Nước Việt
Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là
của toàn thế nhân dân VN, không phân biệt giống, gái trai, giàu nghèo,
giai cấp, tôn giáo."
Điều 32, viết "Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ
đưa ra nhân dân phúc quyết "thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý,
một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta. "Nhân dân có quyền
bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những

đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân".
Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền
làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo
pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế
dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đại diện
cho dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là công bộc của dân.
- Thế nào là nhà nước do dân?
Là nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của
mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt
động; nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Bác
yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt
chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
"Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ" nghĩa là
khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân
dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó.
3
- Thế nào là nhà nước vì dân?
Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm
liêm chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là
công bộc của dân. "Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, Việc gì
có hại đến dân ta phải hết sức tránh"
HCM chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân
với cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân
thừa ủy quyền. Là người phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là
người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân. "Nếu không có nhân dân thì
chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân
không ai dẫn đường". Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung
thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính , là người lãnh đạo thì phải có trí
tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng

dụng hiền tài Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài.
2 - TTHCM về sự thống nhất giữa bản chất GCCN với tính nhân
dân và tính dân tộc của nhà nước ta.
Nhà nước ta mang bản chất giai cấp, "là nhà nước dân chủ nhân
dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do GCCN lãnh đạo." Bản
chất GCCN biểu hiện ở chỗ:
- Nhà nước tà do đảng của GCCN lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng
những chủ trương, đường lối thông qua tổ chức của mình trong quốc
hội, chính phủ, các ngành, các cấp của nhà nước; được thể chế thành
pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước.
- Bản chất giai cấp còn thể hiện ở định hướng đưa nước ta đi lên
CNXH. "Bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo
4
CNXH, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế XHCN với
công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến".
- Bản chất giai cấp của nhà nước ta còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức
cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. "Nhà nước ta phát huy dân chủ
đến cao độ mới đọng viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa
cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung cao độ để thống nhất lãnh
đạo nhân dân xây dựng CNXH."
Bên cạnh dân chủ, bác cũng nhắc đến chuyên chính, "chế độ nào
cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?", "Dân chủ là
của quý báu của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề
phòng kẻ phá hoại dân chủ cũng cần chuyên chính để giữ gìn lấy dân
chủ."
Bản chất giai cấp của nhà nước ta thống nhất với tính nhân dân
và tính dân tộc. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ:
- Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu
dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thể hệ CM.
- Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tính nhân dân và

tính dân tộc vì nó lấy lợi ích của dt làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho
nhân dân. Trong thời gian người lãnh đạo đất nước, nhờ sách lược mềm
dẻo, cũng như Người dung nạp nhiều nhân sĩ, trí thưc, quan lại cao cấp
của chế độ cũ vào bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhà nước tà là
nhà của khối đại đoàn kết toàn dt.
- Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức
toàn dân kháng chiến để bảo vệ thành quả của cách mạng.
5
3- Tư tưởng HCM về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý
mạnh mẽ.
Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là 1 nhà nước
hợp hiến. Vì vậy sau khi giành chính quyền, HCM đã thay mặt chính
phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào
và với thế giới khai sinh nhà nước VNDCCH. Chính phủ lâm thời có
địa vị hợp pháp.
Sau đó, Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức Tổng
tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập ủy ban dự thảo
Hiến pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý
đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong
thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với
nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ
phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền
pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối
quan tâm của HCM. Là người sáng lập nhà nước VN dân chủ, có công
lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn
thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước ta, mặt khác,
Người chăm lo đưa pháp luật và cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho
pháp luật được thi hành, cơ chế kiếm tra, giám sát việc thi hành của các
cơ quan nhà nước và của nhân dân.

Để tiến tới một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Bác
hồ cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành
một đội ngũ viên chức nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật,
thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm
6
liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân
công lý.
Để đảm bảo công bằng dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước,
Người ký sắc lệnh ban hành quy chế công chức. Công chức theo chế độ
chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào
nghạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện bao gồm 6
môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều
này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng
dân chủ của tthcm trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền
VN.
4 - Tthcm về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.
Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Do
tập quán của kinh tế tiểu nông, muốn hình thành ngay một nhà nước
pháp quyền là chưa được, vì vậy một mặt phải nhấn mạnh vai trò của
luật pháp, đồng thời tăng cương tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong
nhân dân nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật là hai hình
thái ý thức xã hội có thể kết hợp với nhau. Bên cạnh giáo dục đạo đức,
Người kịp thời ban hành pháp luật.
Kiên quyết chống ba thứ "giặc nội xâm" là tham ô, lãng phí,
quan liêu. Sức mạnh và hiệu quả của luật pháp, một mặt dựa vào tính
nghiêm minh của thi hành pháp luật, mặt khác dựa vào sự gương mẫu,
trong sạch về đạo đức của người cầm quyền. Bác nói: "tham ô, lãng
phí,quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân
phong kiến, tôi lỗi ấy cũng nặng như tội việt gian, mật thám." Mác và
ăngghen đã từng cảnh tỉnh cán bộ và nhân dân rằng chủ nghĩa quan liêu

có thể dẫn các ĐCS cầm quyền đến chỗ "đánh mất một lần nữa chính
quyền vừa giành được". Lênin cũng viết " chúng ta bị khốn khổ trước
7
hết về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành tên quan liêu.
Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó."
Vì vậy không thể nói đến một nhà nước trong sạch vững mạnh,
hiệu quả nếu không kiên quyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh
về ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân đã gây ra nạn tham ô, lãng
phí, quan liêu.
*) Vận dụng TTHCM về xây dựng nhà nước VN ngang tầm
nhiệm vụ của giai đoạn lịch sử mới.
Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân trong hệ thống chính trị của đất nước. Hệ thống chính trị của
nước ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội. Mỗi thành
phần trong hệ thống chính trị có vai trò riêng của mình trong sự nghiệp
cách mạng.
Với tư cách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là đại biểu
trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và
của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo toàn bộ quá
trình cách mạng Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là bộ máy quyền lực của nhân dân, có chức năng định ra luật pháp
và tổ chức quản lý mọi lĩnh vực của đời sống đất nước bằng luật pháp.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp các tổ chức chính trị của nhân dân,
đại diện cho lợi ích và vị trí của từng cộng đồng xã hội khác nhau, tham
gia vào công việc bảo vệ lợi ích thiết thực của người lao động và động
viên cộng đồng nỗ lực trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam lấy liên minh công nông với đội ngũ trí thức làm nền
tảng và là cơ sở chính trị của chính quyền nhà nước. Giữa các bộ phận của
hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, và mỗi bộ

8
phận có vai trò riêng của mình. Vai trò đó thể hiện ở chức năng của từng
bộ phận: Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ.
Nhân dân là người chủ của đất nước. Nhân dân lập ra bộ máy nhà
nước thay mặt mình xây dựng pháp luật và quản lý đất nước thực hiện
quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, Nhà nước ta là nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
Đảng lãnh đạo là vấn đề cốt tử để Nhà nước có thể thực hiện và
phát huy chức năng quản lý xã hội của mình. Đảng không làm thay công
việc cụ thể của Nhà nước trong công cuộc quản lý đất nước, quản lý xã
hội. Đảng chỉ lãnh đạo Nhà nước và sự lãnh đạo đó được thực hiện thông
qua đường lối, cương lĩnh, chiến lược, các định hướng… Sự lãnh đạo của
Đảng không hề đối lập với việc tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà
nước và chính sự lãnh đạo đó là cội nguồn của sức mạnh và hiệu quả hoạt
động quản lý của Nhà nước. Và Nhà nước ta cũng chỉ có thể làm được
chức năng của mình một khi có mối liên hệ gắn bó với nhân dân, biết dựa
vào dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát
của nhân dân.
Bộ máy của Nhà nước ta gồm có: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện
kiểm sát nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, cử ra cơ quan hành pháp,
tư pháp và thực hiện việc giám sát theo đúng pháp luật.
Nhà nước tư sản lấy phân chia quyền lực của ba cơ quan: nghị viện,
chính phủ, tòa án – lấy tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp)
làm nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. Các lý luận gia tư sản hết lời ca
tụng nguyên tắc tổ chức này và coi đó là biểu hiện ưu việt của nền dân
chủ tư sản… Đây chỉ là điều bịa đặt để lừa mị quần chúng nhân dân vì
9
thực chất cách tổ chức này là lấy quyền lực để hạn chế quyền lực nhằm

chống lại quyền lực độc đoán, tùy tiện trong bộ máy nhà nước mà thực
chất là để chế ngự lẫn nhau và bảo vệ quyền lợi của những phe cánh khác
nhau của giai cấp tư sản trong bộ máy nhà nước.
Quan điểm của chúng ta cho rằng, vấn đề bản chất của Nhà nước là
nhà nước của ai, do ai và vì ai. Và từ đó mà lựa chọn cách tổ chức. Nhà
nước ta thực hiện sự thống nhất ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp,
và có sự phân công rành mạch giữa ba quyền đó. Cách tổ chức này bảo
đảm cho việc nâng cao tính hiệu quả quản lý, tăng cường pháp quyền, xây
dựng một hệ thống hành pháp và quản lý hành chính thông suốt từ Trung
ương đến cơ sở có đủ năng lực và quyền lực để quản lý có hiệu quả mọi
lĩnh vực của đời sống đất nước.
Nhà nước ta được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ.
Không nhận thức đúng đắn nguyên tắc này thì không thể xây dựng được
Nhà nước ta. Vì vậy, để xây dựng bộ máy nhà nước và quản lý có hiệu
quả công cuộc xây dựng xã hội mới cần nhận rõ mối quan hệ giữa dân chủ
xã hội chủ nghĩa với kỷ cương, luật pháp xã hội chủ nghĩa. Những yếu tố
này chẳng những không loại trừ nhau mà còn làm tiền đề cho nhau hợp
thành một chỉnh thể thống nhất và là một tất yếu khách quan của đời sống
xã hội.
Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội
là chế độ xã hội trong đó người dân làm chủ xã hội, làm chủ đất nước.
Quyền làm chủ đó được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước do dân cử
ra. Vì vậy, bộ máy này phải lấy dân làm gốc, phải biết dựa vào dân, trung
thành với lợi ích của nhân dân, biết phát huy trí tuệ của nhân dân, biết tôn
trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Dân chủ là bản chất của các mối quan hệ trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
10
Đồng thời, cũng phải thấy rằng, không có kỷ cương, luật pháp thì
cũng không có chủ nghĩa xã hội. Không có kỷ cương, luật pháp thì cũng
không có nhà nước pháp quyền, không có xã hội ổn định, xã hội trở thành

vô chính phủ. Chỉ có dân chủ mà không có luật pháp thì không sao chống
được tệ quan liêu cửa quyền, độc đoán, tham nhũng và từ đó làm sao có
được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, và làm sao giải quyết được mối quan
hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa con người với con người, con người
với cộng đồng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích
tập thể, lợi ích xã hội và bảo vệ được tính công bằng xã hội.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải đi đôi với luật pháp xã hội chủ
nghĩa. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội được tổ chức trên cơ sở luật
pháp. Pháp luật là cái thể hiện và là cái bảo đảm cho quyền làm chủ của
nhân dân lao động và là công cụ để quản lý xã hội. Thiếu pháp luật sẽ
không có dân chủ và một xã hội càng dân chủ bao nhiêu thì lại càng phải
có luật pháp, kỷ cương và trật tự bấy nhiêu.
Rõ ràng, nguyên tắc tập trung dân chủ định hướng cho sự phát triển
của Nhà nước ta và xã hội ta. Nó còn là yếu tố để hình thành nhân cách
của con người xã hội chủ nghĩa, hình thành bầu không khí chính trị đạo
đức xã hội chủ nghĩa là dân chủ và kỷ luật.
Trong những năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
qua rèn luyện trong thực tiễn quản lý sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, Nhà nước ta đã trưởng thành về nhiều mặt, đã thể hiện rõ bản chất
của một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nổi bật nhất là
những thành tựu về xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý đất nước, về
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhất là dân chủ ở cơ sở. Hoạt
động của Nhà nước thể hiện được tư tưởng lấy dân làm gốc, biết dựa vào
dân, thực hiện việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhà nước
11
cũng đã tích cực đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm minh
những vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
Những thành tựu, những tiến bộ trên đây đã tạo nền tảng cho công
tác quản lý đất nước. Nhờ vậy, đất nước được ổn định và về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội có bước phát triển tốt, đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, định hướng xã hội chủ nghĩa được
giữ vững. Tuy vậy, vẫn còn hai vấn đề cơ bản sau đây cần được tiếp tục
hoàn thiện và nâng cao chất lượng lên một trình độ mới để đáp ứng kịp
thời yêu cầu của sự phát triển của cách mạng trong tình hình mới: tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý
việc thực hiện pháp luật; chăm lo bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của
đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước.
1 – Sự nghiệp cách mạng hiện nay đang đòi hỏi một hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh để làm cơ sở cho sự thống nhất quản lý của nhà
nước và hành vi của công dân. Việc xây dựng luật pháp vừa qua tuy
đã có nhiều cố gắng nhưng luật pháp vẫn chưa bao trùm hết các lĩnh
vực hoạt động của xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều lĩnh vực
của sản xuất, kinh doanh ngày càng được chia nhỏ và toàn cầu hóa đưa lại
việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội thì luật pháp cũng phải
được mở rộng để làm cơ sở cho quá trình quản lý xã hội. Hơn thế, sự
nghiệp cách mạng không ngừng biến đổi và phát triển. Những biến đổi và
phát triển đó cũng đòi hỏi những sửa đổi, bổ sung những quy định của
luật pháp đã bị thực tiễn vượt qua. Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục xây dựng
luật pháp thì sửa đổi, hoàn thiện luật pháp là công việc thường xuyên của
Nhà nước. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có phẩm
chất và năng lực thường xuyên bám sát đời sống của từng đạo luật đã ban
12
hành trong xã hội, thường xuyên rút kinh nghiệm và đề xuất những sửa
đổi, hoàn thiện pháp luật trước những biến đổi của tình hình.
Điều cơ bản nhất trong xây dựng pháp luật là, phải thể hiện đúng
chủ trương, đường lối của Đảng, phải hướng vào việc bảo đảm cho việc
thực hiện mục tiêu của cách mạng là: độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã
hội vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Để làm được điều đó thì luật pháp phải bảo đảm cho việc chống lại

các nguy cơ mà Đảng ta đã xác định: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch
hướng xã hội chủ nghĩa, "diễn biến hòa bình", quan liêu, tham nhũng. Ví
dụ: chúng ta đang thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát triển
lực lượng sản xuất, phát triển nền sản xuất xã hội, nâng cao đời sống của
nhân dân. Nhưng vai trò của các thành phần kinh tế lại khác nhau trong
nền kinh tế quốc dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh tế
nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và là lực lượng
vật chất, là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh
tế quốc dân. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh
tế quốc dân. Tùy theo từng chặng đường phát triển của cách mạng mà
những điều đó phải được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp nhà nước,
Luật Hợp tác xã. Bỏ quên, xa rời điều đó thì không thể nói tới con đường
xã hội chủ nghĩa.
Để luật pháp thực sự là cơ sở pháp lý cho quản lý của Nhà nước và
hành vi của công dân thì phải giáo dục rộng rãi luật pháp cho toàn dân.
Cần sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên
truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân. Đặc biệt, cần tùy
theo đối tượng mà lựa chọn luật pháp để đưa vào giáo dục trong các nhà
trường, các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất kinh
doanh, các sinh hoạt chính trị của nhân dân.
13
Việc quản lý thực hiện pháp luật phải chặt, xử lý các vi phạm phải
nghiêm. Chúng ta không ảo tưởng có thể xây dựng một xã hội hoàn toàn
trong sạch, loại trừ hoàn toàn mọi tiêu cực một khi các điều kiện kinh tế
– /xã hội khách quan với tư cách là nguồn gốc sinh ra tiêu cực còn tồn tại.
Tuy nhiên, việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội kém hiệu quả lại chính là do
thiếu sót chủ quan của bộ máy nhà nước. Đó là do luật pháp chưa đầy đủ,
cơ chế có nhiều sơ hở, ngay cả những vấn đề đã có luật pháp nhưng quản
lý việc thi hành luật pháp không chặt chẽ và xử lý những vụ vi phạm luật
pháp không nghiêm, thậm chí, còn có cả tiêu cực trong việc xử lý các vi

phạm luật pháp.
2 – Vấn đề cơ bản nhất để xây dựng một Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân là phải ra sức xây dựng một đội ngũ cán bộ
viên chức nhà nước có đầy đủ phẩm chất và năng lực.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, chúng ta đang thực hiện một
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường
chứa đựng cả mặt tích cực và tiêu cực. Kinh tế thị trường thúc đẩy chủ
nghĩa cá nhân phát triển, thúc đẩy xu hướng "thương mại hóa" các quan
hệ xã hội, thúc đẩy con người chạy theo đồng tiền bằng mọi giá.
Chủ nghĩa cá nhân, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ là "bệnh mẹ" đẻ ra
muôn vàn bệnh tật khác. Một khi con người rơi vào chủ nghĩa cá nhân thì
đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, cộng đồng, xa rời phẩm chất
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lâm vào tham ô, hối lộ, xa dân, dối
trá, lời nói không đi đôi với việc làm, phá vỡ đoàn kết, phá hoại kỷ cương
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trong môi trường kinh tế – xã hội hiện nay, chủ nghĩa cá nhân
trong hàng ngũ cán bộ, viên chức nhà nước đang có cơ hội phát triển.
Tình trạng tham nhũng trong bộ máy Đảng, Nhà nước đang trở nên bức
14
xúc. Tham nhũng đã được Đảng đánh giá là quốc nạn. Nó lại gắn liền với
quan liêu cửa quyền, hách dịch, lãng phí… Nhiều hiện tượng sa sút phẩm
chất, chạy theo quyền lực bằng mọi cách như xu nịnh, tạo phe cánh để
ngoi lên, lừa đảo về bằng cấp, chứng chỉ, thành tích… thậm chí có cả việc
đút lót, mua quan bán tước cũng đã diễn ra. Thực trạng này đang phá hoại
nghiêm trọng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Vì nhân dân gắn bó máu thịt với Đảng không phải chỉ bằng đường lối, chủ
trương đúng đắn của Đảng mà bằng cả tấm gương đạo đức, lối sống trong
sáng hàng ngày của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Vấn đề xây dựng đạo đức đang trở thành vấn đề hàng đầu của công
cuộc xây dựng bộ máy nhà nước. Trong công cuộc xây dựng này, việc

chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng tinh thần tập thể, cộng đồng phải là
phương hướng cơ bản của công tác tư tưởng. Chống chủ nghĩa cá nhân
không có nghĩa là chà đạp lên cá nhân con người, phủ nhận vai trò to lớn
của cá nhân trong đời sống xã hội mà là chống cái ác, cái xấu của chủ
nghĩa cá nhân, làm cho cá nhân con người phát triển lành mạnh luôn luôn
hành động vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng và của bản thân. Phải hết
sức coi trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không biến quá trình giáo dục
thành một quá trình đạo đức đơn thuần mà đi đôi với giáo dục phải xử lý
nghiêm minh mọi sự vi phạm luật pháp của bất cứ ai.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một việc làm mới mẻ. Mô hình cũ
của chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ, mô hình mới đang được khai phá, thử
nghiệm và chưa phải mọi vấn đề đã sáng tỏ.
Kẻ thù đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa và đang thực hiện âm
mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ.
15
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã đưa lại sự xuất hiện
kinh tế tri thức và "chính phủ điện tử". Để việc quản lý kinh tế tri thức
cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong thời đại ngày nay
được nhạy bén, kịp thời và thực sự khoa học thì sự quản lý đó phải được
thực hiện với năng lực, trí tuệ cao và phương tiện kỹ thuật hiện đại, thực
hiện nhiệm vụ từng bước phát triển kinh tế tri thức như Đại hội IX của
Đảng đã đề ra cũng như việc chống lại các nguy cơ nêu trên, đòi hỏi đội
ngũ cán bộ, viên chức nhà nước có một tầm cao về năng lực trí tuệ, phẩm
chất tư duy và năng lực nghiệp vụ.
Chúng ta hiểu quản lý một cách khoa học công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước là sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch đối
với xã hội nói chung cũng như đối với từng lĩnh vực riêng lẻ của đời sống
xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan và các
xu thế tiến bộ của sự phát triển xã hội vì lợi ích của quần chúng nhân dân

lao động.
Từ những vấn đề trên đây của công tác quản lý cũng như những đặc
điểm của tình hình đất nước và đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước hiện
nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước phải
được hướng vào quán triệt các vấn đề sau: bản chất cách mạng và khoa
học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,
đường lối của Đảng, kế hoạch xây dựng đất nước trên từng lĩnh vực: kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng… và quán triệt tính quy luật phổ biến của
quản lý là hướng một cách tự giác sự phát triển của tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội vào quỹ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá
độ. Đặc biệt là, phải quán triệt tính giai cấp công nhân của công tác quản
lý. Công tác quản lý có hai mặt, một mặt, nó đáp ứng nhu cầu khách quan
của sản xuất, của đời sống xã hội; mặt khác, nó biểu hiện lợi ích giai cấp
16
của giai cấp đang quản lý đất nước. Điểm này có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng trong khi học tập kinh nghiệm quản lý của các nước tư bản. Nghĩa
là, phải phân định và tỉnh táo cái gì nên học và cái gì không nên học.
Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên phải hướng
vào việc chống các hiện tượng tiêu cực của bản thân người cán bộ, tiêu
cực trong xã hội; phải xây dựng dân chủ và kỷ luật làm hai yếu tố cơ bản
để hình thành nhân cách con người; hình thành bầu không khí chính trị
đạo đức xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là xây dựng tính gương mẫu về đạo
đức của người cán bộ, viên chức nhà nước.
Như vậy, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta theo hướng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một quá trình tương đối lâu dài với
những bước đi vững chắc gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và
tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, với sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ của Nhà nước và nhân dân
ta, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân sẽ được tiếp tục xây dựng và trở thành hiện thực ở Việt Nam.
Phần 3: Kết luận
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những tư tưởng của
Người về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên
giá trị. Giá trị trường tồn của những luận điểm đó không chỉ soi sáng mà
còn là sự tiếp sức để quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta vững
tin trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN - một bộ máy
quản lý gọn nhẹ, năng động, một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ ra sức
làm việc đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu,
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
17

×