Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2008 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.16 KB, 18 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2008 2010.

3.1. Nhu cầu về vốn đầu tư của Vũ Thư.
3.1.1. Những yêu cầu, định hướng về đầu tư.
* Vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế:
- Đối với công nghiệp: tập trung chỉ đạo thực hiện nhanh cơng tác giải
phóng mặt bằng, đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư để các doanh
nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp và các điểm công nghiệp đã qui hoạch.
Đề nghị tỉnh cho xây dựng từ 1 đến 2 khu công nghiệp ven QL10 tránh (khu
công nghiệp Tự Tân – Minh Quang 80 ha, khu công nghiệp Minh Quang –
Minh Khai – Tân Hòa – Minh Lãng 500 ha).
- Đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Tập trung đầu tư cho các
cơng trình thuỷ lợi đầu mối, trọng điểm phục vụ tốt cho chương trình phịng
chống thiên tai, chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đạt giá rị
sản xuất 50,0 triệu đồng/ ha/ năm, kiên cố hố kênh mương, hỗ trợ xây dựng các
cơng trình hạ tầng ni trồng thuỷ sản tập trung có quy mơ lớn( 40-50 ha trở
lên), xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, hỗ trợ xây dựng
cơ sở sản xuất giống cây, giống con cung cấp cho sản xuất trong huyện, tỉnh và
khu vực đồng bằng sông Hồng. Huy động các nguồn vốn để đầu tư các cơ sở
chế biến nông sản thực phẩm.
- Đối với ngành thương mại, du lịch: tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30 của
Ban chấp hành Đảng bộ huyện trên cơ sở bổ sung cơ chế phù hợp cho đầu tư
nâng cấp, phất triển hệ thống chợ trên địa bàn toàn huyện, chỉ đạo xây dựng mới
và cải tạo nâng cấp một số chợ như chợ Lạng xã Song Lãng, chợ đầu mối xã
Tân Lập, chợ Búng xã Việt Hùng, chợ Thuận Vi... Xúc tiến đầu tư xây dựng chợ
và trung tâm thương mại của huyện. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hướng


dẫn viên phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn huyện và từng bước mở rộng


hoạt động du lịch ra ngoài huyện.
* Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hơi:
- Về hạ tầng giao thơng: Hồn chỉnh qui hoạch mặt bằng đất ven đường
số 2 (từ thẫm đến đường tránh S1); xây dựng, nâng cấp cải tạo một số tuyến
đường như: đường 220A, đường 220D, đường du lịch chùa Lạng và một số
tuyến đường khác thuộc dự án WB3, đường và cụm dân cư bờ nam sông Kiên
Giang giai đoạn 1 phục vụ dự án mở rộng QL10 từ Na Un đến tân Đệ.
Các cơng trình văn hoá xã hội: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám
chữa bệnh; đầu tư tăng thêm từ 6 – 8 xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế cơ sở. Hoàn
thiện và xây dựng thêm các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động, tăng tỷ lệ
lao động đã được đào tạo nghề. Tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất
lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, nâng cấp phòng học cấp 4, đẩy mạnh chuẩn hóa trường lớp.
Về văn hố thể thao: Tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án thể thao như:
nhà nhà thi đấu đa năng, Trung tâm huấn luyện và đào tạo thể dục thể thao, sân
vận động, bể bơi,…
3.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tế - xã
hội.
Tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2008-2010
khoảng 250 tỷ đồng, gấp 1,5 lần giai đoạn trước; tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư
bình quân hàng năm là 24 %.
Bao gồm:
- Nguồn vốn thuộc ngân sách NN cấp trên hỗ trợ:

15 tỷ đồng.

Trong đó: Vốn NSNN do địa phương quản lý:

95 tỷ đồng.


- Nguồn vốn đầu tư của các doạnh nghiệp và dân cư :

120 tỷ đồng.


- Nguồn vốn khác:

20 tỷ đồng.

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2008 – 2010.
Để tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư
trong thời gian tới, về tổng thể cần quán triệt, thực hiện một số nhiệm vụ, giải
pháp chung sau:
- Căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của UBND tỉnh
Thái Bình. UBND huyện Vũ Thư chỉ đạo, phối hợp các phòng, ban chức năng
trong huyện triển khai các quy định cụ thể về quy trình, chế tài về thanh tra,
kiểm tra, giám sát nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trong từng
khâu của quá trình đầu tư; các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn xây
dựng cơ bản; định mức lập dự toán đầu tư và tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư
cho từng dự án và từng ngành. Thực hiện công khai minh bạch các quy định
pháp luật; các dự án cơng trình từ chủ trương đầu tư, thẩm định phê duyệt dự án
đầu tư, khảo sát, thiết kế, đấu thầu đến nghiệm thu, thanh quyết tốn; cơng khai
kết quả thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý thanh tra, kiểm tra.
- Quy định, đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm các nhân trong từng
khâu đầu tư, nhất là trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch, dự án
đầu tư; làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để bằng
biện pháp hành chính, hình sự và bồi hồn thiệt hại vật chất; khắc phục tình
trạng chỉ quy kết trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung...;
kiên quyết đưa ra khỏi công quyền những cán bộ công chức phẩm chất kém,

thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, năng lực trình độ
chuyện mơn yếu trong quản lý đầu tư XDCB.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các dự án quy hoạch,
kế hoạc đầu tư. Gắn quy hoạch với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng. Triển khai
phân cấp, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng phòng, ban,


giữa huyện với xã; xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của chủ tịch UBND
huyện, hoặc phó chủ tịch UBND huyện phụ trách về công nghiệp – XDCB đối
với hoạt động quản lý đầu tư XDCB; của chủ đầu tư. Ngăn chặn và xử lý
nghiêm những trường hợp không chấp hành đúng quy định của pháp luật, quyết
định của cơ quan có thẩm quyền, của cấp trên. Xây dựng lộ trình cụ thể để từng
bước xố bỏ tình tạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư
XDCB để kịp thời bổ sung các văn bản hướng dẫn của cấp trên, sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới các văn bản thuộc thẩm quyền, hình thành hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB đồng bộ hơn, cơ tính pháp lý cao
hơn.
- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý đầu tư
XDCB trong thời gian tời, có kế hoạch chỉ đạo thanh tra, kiểm tra kịp thời
những cơng trình có biểu hiện tiêu cực được nhân dân và công luận phản ánh.
- Giải quyết triệt để nợ đọng vốn đầu tư XDCB, đặc biệt là nợ đọng của
các cơng trình, dự án có nguồn vốn từ thu tiền sử dụng đất, hàng quý, năm có
báo cáo kịp thời với sở Tài chính và các ban ngành chức năng trong tỉnh.
Trên đây là các giải pháp tổng thể cần thực hiện để tăng cường quản lý
Nhà nước về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vũ Thư. Xét về từng giai đoạn
của quy trình đầu tư XDCB có các giải pháp cụ thể cho từng khâu đầu tư như
sau:
* Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng:

+ Quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch
chung xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô
thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng chuyên ngành như quy hoạch hệ thống giao
thông, quy hoạch hệ thống cấp nước, cấp điện, thơng tin liên lạc các cơng trình
xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy hoạch phải đi trước một bước,


quy hoạch phải thực hiện được các mục tiêu đề ra, không chồng chéo, quy
hoạch chi tiết phải phù hợp vơi quy hoạch chung. Mọi lãng phí trong đầu tư
xuất phát không thực hiện theo quy hoạch hoạc đầu tư khơng có quy hoạch chắp
vá, hiệu quả đầu tư thấp.
+ Tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch đảm bảo các quy hoạch
kinh tế, quy hoạch xây dựng sau khi được phê duyệt phải được chỉ đạo thực
hiện thống nhất, chấm dứt việc giao đất, cấp phép xây dựng không theo quy
hoạch.
+ Tất cả các loại đồ án quy hoạch phải do các tổ chức chun mơn có tư
cách pháp nhân được Nhà nước cho phép hoạt động và quy hoạch phải được cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi quy hoạch được duyệt phải tổ chức công bố
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tại trụ sở chính
quyền để nhân dân biết và giám sát thực hiện.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên
quyết sử lý các trường hợp xây dựng trái phép không theo quy hoạch được
duyệt đặc biệt đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự
án không phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất được
UBND huyện phê duyệt.
* Nâng cao chất lượng kế hoạch hóa vốn đầu tư:
+ Kế hoạch hoá vốn đầu tư phục vụ đời sống dân sinh:
- Đó là các nhu cầu về học tập, văn hố, thể thao, vui chơi, giải trí, chữa
bệnh, đi lại phải được chú ý đúng mức trong điều kiện có thể với quan điểm đầu
tư cho con người, vì con người, trong đó rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho

giáo dục. Giáo dục và đào tạo là bộ máy cái của một quốc gia thực hiện chiến
lược đào tạo nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho trước mắt và lâu dài, đáp
ứng mục tiêu phát triển nền kinh tế trí thức. Do đó việc đầu tư nâng cấp, mở
rộng các trường, trang bị thiết bị đồ dùng học tập cho các trường học, các cấp


học, chống dạy chay, học chay là một việc làm cấp bách. Bên cạnh đó phải chú
ý đầu tư các trường dạy nghề khắc phục nhanh chóng trình trạng thừa thày thiếu
thợ, thiếu thợ có tay nghề cao. Có như vậy mới đáp ứng được sự nghiệp cơng
nghiệp hố- hiện đại hố và cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Chú trọng đúng mức đến nhu cầu về khám chữa bệnh, đầu tư nâng cấp
bệnh viện huyện, mở rộng và nâng cấp trang bị các thiết bị cần thiết cho các
trạm y tế xã phường để đủ khả năng chữa các bệnh thông thường, sơ cứu, giảm
áp lực cho các bệnh viện tuyến trên. Bên cạnh đó từng bước đáp ứng nhu cầu
vui chơi giải trí, thụ hưởng các thành quả của phúc lợi công cộng như các khu
vui chơi giải trí, các nhà văn hố cộng đồng vv…Đầu tư cho con người, phục vụ
cho con người, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế ngày một tốt hơn.
+ Kế hoạch hoá vốn đầu tư phải tuân thủ đầy đủ các trình tự XDCB
- Chỉ lập, bố trí vốn cho một dự án khi : Dự án đó phải nằm trong quy
hoạch xây dựng được duyệt, đã đảm bảo đủ điều kiện để thi công theo quy định
của quy chế đầu tư XDCB và phải bố trí sát tiến độ mục tiêu thực hiện của dự
án, tránh trình trạng bố trí vốn tách rời mục tiêu hồn thành cơng trình tạo ra
khối lượng dở dang, chậm đưa cơng trình vào sử dụng, vốn đọng chậm phát huy
được hiệu quả.
* Nâng cao chất lượng công tác tư vấn trong lập báo cáo đầu tư, lập dự án
đầu tư, thẩm định đầu tư.
Để nâng cao chất lượng của công tác tư vấn trong lập báo cáo đầu tư, lập
dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Một là: Đối với các tổ chức đơn vị thực hiện các công tác tư vấn và cơ
quan được phân cấp giao nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư cần phải nâng cao

trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ
sư, kỹ sư kinh tế làm công tác tư vấn và công tác thẩm định.


+ Hai là: Các đơn vị tư vấn thường xuyên phải tăng cường các trang thiết
bị phù hợp với từng công việc tư vấn, đồng thời khai thác sử dụng có hiệu quả
để đảm bảo đủ điều kiện năng lực đáp ứng yêu cầu đối với công tác tư vấn theo
quy định của pháp luật; thực hiện việc thi tuyển thiết kế kiến trúc theo điều 26 –
nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơng trình .
+ Ba là: Cấp có thẩm quyền sớm thành lập hệ thống thơng tin về năng
lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn xây dựng trong
phạm vi cả nước theo quy định tại điều 4 - NĐ số 112/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 v/v sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ số 16/2005/NĐ-CP để các
chủ đầu tư quản lý dự án được tham khảo đầy đủ thông tin trong việc lựa chọn
các nhà thầu tư vấn đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của dự án.
+ Bốn là: Khi lựa chọn các nhà tư vấn để thực hiện các cơng việc tư vấn
trong hoạt động đầu tư XDCB, thì các chủ đầu tư phải căn cứ vào điều kiện
năng lực của các đơn vị tư vấn có phù hợp với quy định của Nhà nước để lựa
chọn và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do
việc lựa chọn các nhà tư tư vân không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công
việc.
+ Năm là: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầu tư, việc thẩm
định dự án đầu tư yếu tố hiệu quả kinh tế phải được coi trọng đúng mức. Cơ
quan, đơn vị thẩm định dự án đầu tư khi xem xét các yếu tố nhằm bảo đảm tính
khả thi của dự án nhất thiết cần lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ
quan chuyên ngành có liên quan để xem xét, tham khảo và phải làm rõ mục tiêu
và hiệu quả kinh tế của dự án trước khi tổng hợp trình người có thẩm quyền
quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
+ Sáu là: Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động tư vấn

đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vân xây dựng, phát hiện và có biện


pháp xử lý kịp thời hiện tượng vi phạm theo quy định của Luật xây dựng và các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
* Về cơng tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức thầu, chỉ định thầu.
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các
cơng việc, nhóm cơng việc hoặc tồn bộ công việc: Lập quy hoạch chi tiết xây
dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây
dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm
tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt
động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại và cấp cơng trình. Yêu cầu
lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải bảo đảm những yêu cầu sau
đây:
- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Phải chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng,
năng lực hành nghề phù hợp, có giá hợp lý;
- Phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng cơng trình có quyền
quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
+ Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng:
Tuỳ theo quy mơ, tính chất, nguồn vốn xây dựng cơng trình, người quyết
định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng cơng trình lựa chọn nhà thầu theo các
hình thức sau :
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
- Chỉ định thầu.
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc cơng trình xây dựng.
+ Để nâng tăng cường quản lý vốn thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần
làm tốt các công tác sau:



+ Nâng cao nghiệp vụ, tiến tới chun mơn hố chuyên nghiệp hoá về
việc lựa chọn nhà thầu cho các đối tượng tham gia, các đối tượng tham gia
trong quá trình lựa chọn nhà thầu bao gồm: Ngừơi có thẩm quyền, chủ đầu tư,
tổ chuyên gia đấu thầu, nhà thầu tham dự, cơ quan tổ chức thẩm định.
+ Thực hiện tốt trình tự thực hiện đấu thầu bao gồm: Chuẩn bị đấu thầu,
tổ chức đấu thầu, làm rõ hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ, làm rõ hồ sơ dự thầu,
xét duyệt trúng thầu, trình duyệt thẩm định kết quả trúng thầu, phê duyệt kết
quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiệnh hợp đồng và
ký kết hợp đồng.
+ Cương quyết chống các hình thức khép kín trong đấu thầu.
+ Bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu được quy định trong
Luật đấu thầu.
+ Thực hiện phân cấp triệt để trong lựa chọn nhà thầu.
+ Xử lý các tình huống trong đấu thầu theo nguyên tắc đảm bảo cạnh
tranh công bằng minh bạch và hiệu quả kinh tế , căn cứ kế hoạch đấu thầu được
duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, người có thẩm quyền là
người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết định của mình.
+ Xử lý nghiêm minh theo luật định các tổ chức cá nhân có hành vi vi
phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo Luật đấu thầu (có 17 hành vi bị
cấm trong đấu thầu - Điều 12 –Luật đấu thầu).
+ Giám sát và xử lý triệt để đối với hành vi quyết định chỉ định thầu của
người có thẩm quyền đối với những gói thầu khơng được phép chỉ định thầu.
+ Giải quyết dứt điểm các kiến nghị trong đấu thầu nếu có.
* Về quản lý thi cơng xây dựng cơng trình.


+ Thực hiện tốt các công tác tuyên truyền và thực hiện Luật Xây dựng và
các Nghị định của Chính phủ về công tác quản lý đầu tư XDCB đối với các cấp

các ngành, tạo sự thống nhất, nâng cao nhận thức về công tác quản lý chất
lượng xây dựng.
+ Cải tiến nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng, đây là
vấn đề hết sức quan trọng quyết định chất lượng xây dựng cơng trình. Các dự án
đầu tư phải được lấy ý kiến của các ngành có liên quan, bảo đảm sự phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành.
+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đồ án thiết kế, thực hiện
nghiêm túc quy định phân cấp thẩm định đồ án thiết kế.
+ Nâng cao chất lượng công tác thi công xây lắp để đảm bảo đúng quy
trình quy phạm xây dựng.
+ Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm
chính trong việc quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. Vì vậy chủ đầu tư phải
có trách nhiệm và năng lực điều hành, phải có quan điểm trong việc chon nhà
thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây lắp, nhà thầu giám sát, khắc phục tình
trạng năng lực nhà thầu kém, đầu thầu hình thức, bỏ thầu thấp để được xây
dựng cơng trình khi có sự cố cơng trình khơng đảm bảo chất lượng thì chủ đầu
tư đứng ngồi cuộc, đổ lỗi cho tư vấn thiết kế, giám sát và thi công xây lắp,
chấm dứt tình trạng tiêu cực như chạy trọt, mua thầu, bán thầu, gian dối trong
việc chứng nhận khối lượng và chất lượng cơng trình.
* Về cơng tác nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào sử dụng.
Cơng trình sau khi xây dựng hoàn thành, phải được nghiệm thu - bàn giao
đưa vào sử dụng. Việc nghiệm thu cơng trình xây dựng phải tuân thủ các quy
định về quản lý chất lượng xây dựng cơng trình. Nghiệm thu cơng trình xây
dựng bao gồm nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng
hạng mục cơng trình, nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dụng. Riêng các bộ
phận bị che khuất, khép kín của cơng trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ


hồn cơng trước khi tiến hành các cơng việc tiếp theo.Chỉ được nghiệm thu khi
đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định. Cơng trình

chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo
đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Việc bàn giao cơng trình
phải bảo đảm các u cầu về ngun tắc, nội dung và trình tự bàn giao cơng
trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây
dựng, đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa cơng trình vào sử
dụng.
* Nâng cao chất lượng cơng tác quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành.
Để nâng cao chất lượng quyết tốn vốn đầu tư XDCB hoàn thành trước
tiên phải thực hiện sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan cấp phát, thanh
toán vốn và đơn vị Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong việc kiểm tra, đối
chiếu, xác nhận số liệu vốn đầu tư đã cấp phát, thanh tốn cho cơng trình, hạng
mục cơng trình, dự án hồn thành. Bên cạnh đó nâng cao trách nhiệm của các
đơn vị nhận thầu trong việc cùng Chủ đầu tư tiến hành xử lý dứt điểm các vấn
đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết trước khi hoàn thiện hồ sơ thanh tốn,
quyết tốn dự án hồn thành.
* Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm cơng tác quản lý đầu tư,
quản lý tài chính đầu tư.
Con người ln là nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi sự thành cơng nói
chung và tác động to lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
từ NSNN qua các thời kỳ. Do vậy việc không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB và quản lý tài chính đầu tư là yêu cầu
khách quan, là việc làm thường xuyên liên tục. Để nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ và năng lực quản lý về cơng tác ĐTXD và cơng tác quản lý tài
chính đầu tư trong thời gian tới đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn
hiện nay cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:


+ Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội
ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng như đối với
chương trình đào tạo phân theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau để thực

hiện đào tạo chuyên môn sâu lĩnh vực đang công tác.
+ Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm nhiệm vụ quản lý dự án
đầu tư XDCB và quản lý tài chính đầu tư cần được quan tâm thường xuyên để
phổ cập, cập nhật kiến thức kịp thời về quản lí đầu tư XDCB, đáp ứng yêu cầu
trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý tập huấn nghiệp vụ chuyên môn
liên quan đến quản lý đầu tư XDCB và quản lý tài chính đầu tư ở cấp cơ sở,
việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng phải phù hợp với năng lực quản lý ở cơ
sở. Có như vậy mới từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng
và tài chính đầu tư trong tình hình mới.
* Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư trong
XDCB.
Hoạt động thanh tra công tác đầu tư XDCB là một trong những chức
năng quan trọng của Nhà nước đã được Chính phủ qui định trong các Nghị định
của Chính phủ và thơng tư hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Việc tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các tổ chức, các chủ đầu tư
tham gia vào quản lý vốn đầu tư XDCB là rất cần thiết, yêu cầu các chủ đầu tư
thực hiện đầy đủ các qui định của nhà nước về quản lý đầu tư và XDCB.
* Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính trong đầu
tư XDCB.
Để phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức Nhà nước, tập thể
người lao động và cộng đồng nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra
giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, huy động, quản lý
và sử dụng các khoản đóng góp của dân theo quy định của pháp luật; phát hiện


và ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm chế độ về quản lý tài chính bảo đảm
sử dụng có hiệu quả Ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
địi hỏi phải thực hiện tốt cơng tác giám sát đầu tư cộng đồng và công khai tài
chính.

Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh
sống trên địa bàn nhằm theo dõi đánh giá việc chấp hành các các quy định về
quản lý đầu tư của Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Ban
quản lý dư án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư, phát
hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi
phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc
làm sai quy định, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi
ích của cộng đồng.
Bên cạnh việc giám sát của Chủ đầu tư, hoặc các tổ chức tư vấn... thì
cơng tác giám sát của nhân dân, của cộng đồng có vai trị quan trọng, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đâù tư xây dựng cơ bản. Việc dựa vào nhân dân
và tổ chức quần chúng, lắng nghe và phân tích dư luận xã hội có ý nghĩa rất lớn
trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản
lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB.
Tóm lại: nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, quyết tốn và
thực hiện tốt cơng tác giám sát đầu tư cộng đồng và công khai vốn đầu tư
XDCB đó là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý
vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước.
3.3. Một số kiến nghị.
Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trị quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật
chất, kinh tế cho xã hội, là nhân tố quyết định, làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc
dân ở mỗi địa phương, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Qua nghiên
cứu, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:


3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước.
* Về cơ chế chính sách cần có tính ổn định, thống nhất: hiện nay cơ chế
chính sách trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng khơng có tính ổn định lâu
dài, thường xun thay đổi gây ra nhiều khó khăn và bất cập cho những người
làm cơng tác quản lý tài chính trong lĩnh vực này.

* Đối với công tác giám định đầu tư: đề nghị cần xem xét lại công tác
giám định đầu tư như hiện nay là chưa thực sự mang tính khách quan. Vì theo
giám định thì ai là người ra quyết định đầu tư thì người đó quyết định tổ chức
giám định đầu tư, trong khi đó nội dung của giám định đầu tư bao gồm cả việc
ra quyết định đầu tư, giám định chủ đầu tư, đánh giá lại các quyết định đầu tư
khi kết thúc quá trình đầu tư ...
* Đề nghị Nhà nước cần có biện pháp giúp các nhà thầu trong việc thanh
quyết toán chậm: có nhiều nguyên nhân gây chậm trễ trong việc thanh quyết
tốn cho các nhà thầu như : bố trí vốn không theo tiến độ, kế hoạch vốn chậm...
Hiện nay theo quy định của Chính phủ thì chủ đầu tư phải trả lãi vay cho nhà
thầu (nếu chậm trả thanh toán cho các khối lượng đã hồn thành); thực tế thì
gần như khơng thực hiện được vì: chủ đầu tư thường là các cơ quan đơn vị hành
chính sự nghiệp (khơng phải là doanh nghiệp) nên khơng có kinh phí để chi trả
cho nội dung này.
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh.
* Đề nghị UBND tỉnh thay thế hoặc sửa đổi một số quyết định hoặc qui
định của UBND tỉnh về qui định thống nhất, cụ thể các khoản thu, chi khối
trường học.
* Đề nghị UBND tỉnh ủy quyền cho UBND huyện quyết định mức giá
sàn hay giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất làm nhà ở trên cơ sở không
thấp hơn mức giá do UBND tỉnh qui định cho giá đất ở.
3.3.3. Kiến nghị với UBND huyện và các ngành chức năng của huyện.


Đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng thuộc huyện, hàng
năm tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức về quản lý đầu tư XDCB cho đội ngũ
công chức từ huyện đến cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà
nước trên từng lĩnh vực liên quan đến quản lý đầu tư, nhất là đối với đội ngũ các
bộ xã, thị trấn.



KẾT LUẬN
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng tạo
ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ
bản để thực hiện CNH – HĐH đất nước. Quản lý đầu tư XDCB là một hoạt
động quản lý kinh tế đặc thù, rất phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong
điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế cịn chưa
hồn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.
Vấn đề tăng cường quản lý vốn đầu tư là một phạm trù tất yếu khách
quan vì bất cứ ở đâu vào lúc nào nhu cầu đầu tư luôn luôn lớn hơn khả năng đầu
tư.
Việc tăng cường quản lý vốn đầu tư sẽ góp phần đáp ứng đầu tư kịp thời
hơn yêu cầu vốn đầu tư XDCB cho sự nghiệp phát triển KT – XH của Vũ Thư,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống
vật chất tinh thần cho người dân trong huyện.
Với đề tài: “Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vũ Thư”, đề tài đã tập trung vào đánh
giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại Vũ Thư thời
kì 2004 – 2007, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hy vọng ngững giải pháp chủ
yếu nêu trên sẽ góp phần nhỏ vào công tác quản lý đầu tư xây dựng tại địa
phương để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB những
năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đàm Văn Nhuệ và cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Thị Sim – trưởng phịng Tài chính – Kế hoạch Vũ Thư đã giúp em hoàn
thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. PGS.TS Mai Văn Bưu: Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước,
NXB Khoa học – kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
2. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương: Giáo trình kinh tế
đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004.
3. PGS.TS Phan Cơng Nghĩa: Giáo trình thống kê đầu tư và xây dựng, NXB
Thống kê, Hà Nội, 2002.
4. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Huyền: Giáo trình chính
sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học – kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
5. GS.TS Đỗ Hoàng Tồn: Giáo trình lý thuyết quản lý kinh tế, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1997.
6. Bộ Tài Chính: Chế độ tài chính về quản lý đầu tư và xây dựng tập I, NXB
Tài chính, Hà Nội, 2007.
7. Văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý thanh toán và quyết toán vốn đầu
tư xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2003.
8. Luật đầu tư, NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội, 2003.
9. Luật đấu thầu,
10.Luật xây dựng, NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội, 2003.
11.Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu, NXB Xây dựng,
Hà Nội, 1996.
12.Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2007 huyện Vũ
Thư.
13.Bộ Xây dựng, Viện kinh tế xây dựng: Tài liệu hướng dẫn về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng cơng trình, Hà Nội, 2007.


14.Thông tư 118/2007/TT – BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản
lý dự án đầu tư của dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
15.Báo cáo chi ngân sách huyện, xã năm 2004 – 2007 của huyện Vũ Thư.
16.Tài liệu kỳ họp thứ 9 HĐND huyện Vũ Thư khóa XVII nhiệm kỳ 2004 –
2009.

17.Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư đến 31/3/2008 trên địa
bàn huyện Vũ Thư.
18.Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghi định số 60/2003/NĐ – CP ngày 6
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật ngân sách Nhà nước.
19.Nguyễn Thị Bạch Nguyệt: Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB
Thống kê, Hà Nội, 2005.
20.Thông tư 73/2007/TT - BTC ngày 02 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn quản
lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn.



×