Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

giao kết - thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại công ty điện lực gia lâm và một số khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.17 KB, 87 trang )

Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ tháng 11
năm 2006, đây chính là thời cơ và cũng chính là cơ hội lớn đối với đất nước
ta. Để thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là hội
nhập nhưng không hoà tan thì chúng ta trước hết phải có tự chủ về mặt kinh
tế xây dựng nền kinh tế phát triển toàn diện thực hiện mục tiêu đến năm
2020 đưa nước ta thành một nước công nghiệp theo nghị quyết đại hội Đảng
IX đã đề ra. Để phát triển công nghiệp thì vấn đề năng lượng luôn là một vấn
đề nhức nhối đặt ra cho các nền kinh tế và Việt nam cũng vậy. Trong giai
đoạn hiện nay vấn đề thiếu hụt về năng lượng để phục vụ sinh hoạt và sản
xuất kinh doanh đang diễn ra rất cấp thiết và đặc biệt là thiếu hụt năng lượng
điện. Tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên trên cả nước ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là
trong bối cảnh hiện nay ngành điện đang xây dựng một thị trường điện cạnh
tranh. Là một sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế và có cơ hội thực tập tại
Công ty Điện lực Gia Lâm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa và
tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty Điện lực Gia Lâm em đã chọn đề
tài: “ Giao kết - Thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại Công ty Điện
lực Gia lâm và một số khuyến nghị”. Đề tài có nội dung chính như sau:
Chưong I: Cơ sở pháp lý về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh
Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện
năng tại Công ty Điện lực Gia Lâm
Chương III: Quá trình chuyển đổi của ngành điện và các vấn đề về
giao kết hợp đồng mua bán điện dặt ra đối với Công ty Điện lực Gia Lâm.
Hợp đồng luôn là một vấn đề then chốt là xương sống trong hoạt động kinh
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k451
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
doanh của một doanh nghiệp với mô hình thị trường điện cạnh tranh thì có
nhiều thay đổi lớn theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.Với phương pháp
nghiên cứu là tiếp cận thực tiễn sử dụng các phương pháp so sánh và phương


pháp phân tích để đi sâu phân tích tình hình thực tiễn của Công ty Điện lực
Gia Lâm em đã hoàn thành chuyên đề này. Do trình độ kiến thức còn hạn
chế, thời gian thực tập ngắn, những vấn đề trình bày trong chuyên đề này
không tránh khỏi những thiếu xót em rất mong nhận được sự đóng góp của
thầy cô hướng dẫn và cán bộ công nhân viên Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Văn Nam và thầy Vũ
Trọng Lâm đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt đề tài của
mình.
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k452
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
CHƯƠNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG
1.1.1 Khái niệm
“Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” là
quyền cơ bản của con người đã được nhiều Nhà nước công nhận và nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh quyền này của công dân mình
tại điều 57 Hiến pháp 1992. Thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình thì
phải tuân theo quy định của pháp luật và theo một trình tự nhất định. Đăng
kí kinh doanh là thủ tục khai sinh, tuyên bố phá sản là thủ tục khai tử cho
doanh nghiệp. Giao kết hợp đồng là hoạt động sinh tồn và phát triển của
doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào được hình thành dù vòng đời
dài hay ngắn đều phải giao kết các hợp đồng do vậy pháp luật về hợp đồng
là hết sức cần thiết đối với những người chủ doanh nghiệp thậm chí còn
quan trọng với tất cả mọi công dân. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nân
hay tổ chức đều tham gia vào nhiều quan hệ xã hội phong phú và rất đa
dạng. Trong các giao dịch dân sự đó, căn cứ chủ yếu làm phát sinh các
nghĩa vụ dân sự là hợp đồng. Hợp đồng là hình thức pháp lý thể hiện quyền
và nghĩa vụ các bên đạt được thông qua sự thoả thuận.
Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thoả thuận giữa hai hay

nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh thay đổi
hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó.
Theo điều 388 Bộ luật dân sự 2005 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X đã đưa ra khái niệm một cách khái quát như sau: “ Hợp
đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k453
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
1.1.2 Đặc điểm
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay yếu tố thoả thuận trong giao kết
hợp đồng được đề cao. Tất cả các hợp đồng đều là sự thoả thuận, tuy nhiên
không thể suy luận ngược lại mọi sự thoả thuận đều là hợp đồng. Chỉ được
coi là hợp đồng những thoả thuận thực sự phù hợp với ý chí của các bên, tức
là có sự ưng thuận đích thực giữa các bên. Hợp đồng phải là giao dịch hợp
pháp do vậy sự ưng thuận ở đây phải là sự ưng thuận hợp lẽ công bằng, hợp
pháp luật, hợp đạo đức. Các hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự
lừa dối, cưỡng bức hoặc mua chuộc là không có sự ưng thuận đích thực.
Những trường hợp có sự lừa dối, đe doạ, cưỡng bức thì dù có sự ưng thuận
cũng không coi là hợp đồng, tức là có sự vô hiệu hợp đồng. Như vậy, một
thoả thuận không thể hiện ý chí thực của các bên thì không phát sinh các
quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Giao kết hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Thông qua hợp đồng
các bên xác lập được đối tượng nghĩa vụ của hợp đồng. Hợp đồng sẽ không
có hiệu lực pháp lý đối với những ngiã vụ không thể thực hiện được
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng gọi là chủ thể của hợp đồng.Chủ
thể của hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác. Trong
quan hệ hợp đồng, chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một hành vi phát sinh từ
hợp đồng là chủ thể có nghĩa vụ. Chủ thể có quyền yêu cầu chủ thể bên kia
thực hiện hành vi của mình là chủ thể có quyền. Ngoại trừ những hợp đồng

đồng cho tặng thì không cách phân loại chủ thể hợp đồng như trên.
Trong hợp đồng quyền và nghĩa vụ giữa các bên có tính chất tương
ứng. Quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện hành vi mang
tính chất nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận trong hợp đồng ghoặc pháp luật
quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy. Mục đích của hợp đồng là
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k454
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
nhằm dung hoà và thảo mãn lợi ích của các bên.
1.1.3 Phân loại hợp đồng
1.1.3.1 Theo nội dung hợp đồng
Hợp đồng giao dịch trực tiếp hàng hoá, dịch vụ: Là loại hợp đồng mà
đối tượng giao dịch trực tiếp của hợp đồng là hàng - tiền. Phần nghĩa vụ của
bên này được coi như giá trị tương đương với phần nghĩa vụ của bên kia.
Hợp đồng không giao dịch trực tiếp hàng hoá, dịch vụ: Là laọi hợp
đồng mà đối tượng giao dịch trực tiếp không phaỉi là hàng - tiền mà nhằm
hình thành nên các quan hệ kinh doanh khác như: đầu tư, góp vốn, liên
doanh thành lập công ty, thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế.
Phần nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng khó hoặc không khó xác định
được chắc chắn giá trị tương đương của nó.
1.1.3.2 Theo các lĩnh vực đời sống
Hợp đồng dân sự: Là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng lao động: Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc
nhiều bên là nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu
tư ở Việt Nam, trong đó có quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên.
Hợp đồng liên doanh: Là văn bản ký kết giữa bên Việt Nam và bên

nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam .
Các loại hợp đồng khác.
1.1.3.3 Theo nghĩa vụ hợp đồng
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k455
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ
tức là mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ đều có quyền và nghĩa vụ
tương ứng với nhau.
Hợp đồng đơn vụ: Là loại hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
Và còn một số cách phân loại hợp đồng khác như: Phân loại theo hình
thức của hợp đồng, theo sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của hợp đồng,
theo đối tượng của hợp đồng, theo tính chất đặc thù của hợp đồng, theo tính
thông dụng của hợp đồng. Trên đây là một số cách phân loại hợp đồng tuỳ
vào từng lĩnh vực cụ thể mà có thể xác định xem đó thuộc loại hợp đồng nào
để soạn thảo thực hiện hợp đồng một cách chính xác minh bạch tránh nhầm
lẫn gây ra tranh chấp.
1.2 HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1.2.1 Khái niệm
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đây là khái niệm chung về hợp đồng mà Quốc hội đã đưa ra tại điều
388 Bộ luật Dân sự 2005 và cũng là khái niệm hợp đồng dân sự. Do có giao
kết hợp đồng cho nên quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên phát sinh.
Trong các hợp đồng yếu tố cơ bản nhất là sự thoả hiệp giữa các ý chí,
tức là có sự ưng thuận giữa các bên với nhau. Người ta thường gọi nguyên
tắc này là nguyên tắc hiệp ý. Nguyên tắc hiệp ý là kết quả tất yếu của tự do
hợp đồng: Khi giao kết hợp đồng các bên được tự do quy định nội dung hợp
đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên. Tự do hợp
đồng không phải là tự do tuyệt đối mà tự do trong giới hạn pháp luật. Nhà
nước buộc các bên khi giao kêt hợp đồng phải tôn trọng pháp luật, đạo đức,

trật tự xã hội, trật tự công cộng. Trong những trường hợp thật cần thiết, nân
danh tổ chức quyền lực công, Nhà nước có thể can thiệp vào việc kí kết hợp
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k456
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
đồng và do đó giới hạn quyền tự do giao kết hợp đồng. Khi giao kết hợp
đồng dân sự thì các chủ thể cũng phảo tuân theo các nguyên tắc trên.
1.2.2 Giao kết hợp đồng dân sự
Giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý trí của các chủ thể đối với nhau theo
các nguyên tắc và trình tự thủ tục nhất định để xác lập quyền và nghĩa vụ
dân sự.
1.2.2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội:
Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng cho phép các cá nhân, tổ chức được tụ
quyết định trong việc giao kết hợp đồng và việc ký kết hợp đồng với ai, như
thế nào, với nội dung nào, hình thức nào. Hợp đồng phải xuất phát từ ý
muốn chủ quan và lợi ích của các chủ thể. Tuy nhiên, sự tự do thoả thuận
muốn được pháp luật bảo vệ khi có sự vi phạm quyền và nghĩa vụ, dẫn đến
tranh chấp thì phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không trái pháp luật
và đạo đức xã hội. Vì lợi ích của mình, các chủ thể không làm ảnh hưởng
đến lợi ích hợp pháp của người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội.
Tự nguyện - bình đẳng - thiện chí - hợp tác - trung thực - ngay thẳng:
Các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng phải bảo đảm nội
dung của các quan hệ đó, thể hiện được sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ
dân sự, bảo đảm lợi ích cho các bên. Trong nền kinh tế thị trường thì mọi cá
nhân, tổ chức bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Khi hợp đồng đã xác lập thì
phải đảm bảo về quyền và nghĩa vụ tương ứng giữa các chủ thể. Sự bình
đẳng được đề cập ở đây là sự bình đẳng pháp lý, bình đẳng trước pháp luật
được pháp luật bảo vệ.
1.2.2.2 Chủ thể của hợp đồng dân sự
Phạm vi chủ thể của hợp đồng dân sự là rất rộng bao gồm tất cả các chủ

thể của quan hệ pháp luật dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005.
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k457
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự bao gồm:
- Cá nhân: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ nămg lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự. và có quyền độc lập trong giao kết hợp đồng.
- Pháp nhân: Chủ thể là pháp nhân khi được công nhận là có tư cách
pháp nhân.
+ Được thành lập hợp pháp
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chụi trách
nhiệm bằng tài sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập
Pháp nhân tham gia vào các giao dịch thông qua người đại diện của
mình. Có hai loại đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ
quyền. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong
quyết định thành lập hoặc trong Điều lệ của pháp nhân.
- Các chủ thể khác
Trong các trường hợp khác thì chủ thể của hợp đồng có thể là: hộ gia
đình, tổ hợp tác là chủ của các hợp đồng dân sự. Khi tham gia vào hợp đồng
thì các chủ thể này cũng phải thông qua người đại diện.
1.2.3 Nội dung của hợp đồng dân sự
Nội dung của hợp đồng dân sự gồm những điều khoản mà các bên tham
gia giao kết hợp đồng thoả thuận xác lập nên sau khi đã tự do bàn bạc
thương lượng. Nội dung của hợp đồng dân sự xác định rõ ràng quyền và
nghĩa vụ của các bên, quyết định tính khả thi của hợp đồng cũng như hiệu
lực pháp lý của hợp đồng. Các bên khi thoả thuận nội dung của hợp đồng
phải bảo đảm là những nội dung với các điều khoản rõ ràng, cụ thể, có tính
hiện thực cao, có khả năng thực hiện trong cuộc sống. Những điều khoản
này thể hiện ý chí của hai bên và có thể chia làm ba loại điều khoản như sau:

Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k458
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
Điều khoản thường lệ: Là điều khoản mà nội dung của nó đã được pháp
luật quy định, hai bên có thể đưa vào hoặc không đưa vào hợp đồng. Nếu hai
bên đưa vào thì phải đúng theo quy định của pháp luật. Nếu không đưa vào
thì có nghĩa hai bên mặc nhiên thừa nhận nội dung đó cũng có trong hợp
đồng của mình.
Điều khoản chủ yếu: Là những điều khoản căn bản để xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, bắt buộc các bên phải đưa vào hợp
đồng. Nếu thiếu những điều khoản này thì coi như hợp đồng chưa giao kết:
+ Đối tượng của hợp đồng là tài sản, hàng hoá , công việc phải làm
hay không được làm.
+ Giá cả, phương thức thanh toán
+ Số lượng, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiệm hợp đồng
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Điều khoản tuỳ nghi: Là điều khoản được đưa vào hợp đồng theo yêu
cầu và khả năng của mỗi bên. Các hình thức phạt do vi phạm hợp đồng của
mỗi loại hợp đồng khác nhau do các bên chủ thể thoả thuận nhưng trong giới
hạn của pháp luật. Nhữngđiều khoản này làm cho nội dung của hợp đồng
được rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng nhanh chóng
tránh sự hiểu lầm trong quan hệ hợp đồng. Từ vai trò này của điều khoản tuỳ
nghi mà các bên có quyền tự lựa chọn và tự nguyện thoả thuận với nhau sao
cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thuận lợi mà vẫn bảo đảm được yêu cầu
của bên kia.
1.2.4 Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
Quá trình giao kết hợp đồng phải được tiến hành theo một trình tự nhất
định. Theo trình tự đó các bên sẽ đưa ra cách thức, các bước để đi đến thoả
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k459

Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
thuận xác lập được quyền và nghĩa vụ dân sự trong nội dung của hợp đồng
đối với nhau. Trình tự này có thể khái quát như sau:
Một bên đề nghị về nội dung chủ yếu của hợp đồng và phải chụi trách
nhiệm về lời đề nghị đó. Trong thời hạn để cho bên được đề nghị trả lời thì
không được mời người thứ ba.
Việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực trong thời hạn đề nghị còn nếu trả
lời quá hạn thì coi như đề nghị mới của bên được đề nghị.Trong giao dịch
được thực hiện bằng cách trực tiếp ngồi bàn bạc thương lượng, gọi điện
thoại thì bên được đề nghị phải trả lời ngay chấp nhận hay không chấp nhận
trừ trường hợp cho bên đề nghị thời hạn được trả lời.
Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong trường hợp bên
được đề nghị chưa nhận được đề nghị hoặc đề nghị có nêu rõ điều kiện của
việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị.
Đề nghị giao kết hợp đồng được chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận hoặc là chậm trả lời chấp
nhận
+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận
+ Trong trường hợp bên được đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị
thì coi như bên được đề nghị đó là người đề nghị mới
Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
nhưng có nêu điều kiện hoặc là sửa đổi đề nghị thì cũng coi như là đưa ra
điều kiện mới.
1.3 HỢP ĐỒNG KINH DOANH - THƯƠNG MẠI
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật thương mại và
hợp đồng thương mại Việt Nam
Khái niệm luật thương mại là luật của các thương nhân được hình
thành từ quy tắc nghề nghiệp của họ. Luật thương mại diều chỉnh các giao
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4510
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế

dịch nhằm mục tiêu lợi nhuận và được thương nhân sử dụng thường xuyên
như nghề nghiệp của họ.
Ở Việt Nam, trước khi Luật thương mại ra đời, hệ thống pháp luật về
hợp đồng ở nước ta đã có các chế định hợp đồng dân sự trong luật dân sự và
hợp đồng kinh tế trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Theo đó các hợp đồng
dân sự thì do bộ luật dân sự điều chỉnh còn các hợp đồng mang tính kinh
doanh mua bán thì theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Thời kỳ kinh tế kế
hoạch hoá tập trung thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với
pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Do đó số
lượng hợp đồng kinh doanh – thương mại trong thòi kỳ này rất ít so với hiện
nay.Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh các
quan hệ thương mại vì mục đích lợi nhuận do đó một hệ thống các văn bản
pháp quy ra đời để điều chỉnh các hoạt động mang tính chất kinh doanh
thương mại. Trong giai đoạn này thì pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 không
còn phù hợp nên quốc hội đã ban hành Luật thương mại 1997 với nội dung
phù hợp với điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Luật
thương mại quy định về mua bán hàng hoá, trong đó có những quy định về
hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, các hành vi mua
bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài.
Luật thương mại 1997 đã đi vào thực tiễn được gần 10 năm và nó đã có
những tác động tích cực tới đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam, từng
bước đưa hoạt đôngh thương mại vào nền nếp., khuyến khích và phát triển
hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi bất hợp
pháp ảnh hưởng tới môi trường thương mại. Bên cạnh những đóng góp tích
cực thì cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì luật thương mại
1997 đã bộc lộ những mặt hạn chế nhất định đòi hỏi cần phải bổ sung sửa
đổi cho phù hợp với thực tế tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Luật
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4511
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
thương mại 1997 có quy định về phạm vi hoạt động thương mại rất hẹp, có

một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn phát triển của hoạt động thương
mại Việt Nam; chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế
quốc tế; bên cạnh đó còn có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn với
những quy định khác của pháp luật trong nước.
Do đó luật thương mại 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6
năm 2005 ra đời để khắc phục những nhược điểm của Luật thương mại
1997. Luật thương mại 2005 có 9 chương với 324 điều nhằm đáp ứng các
yêu cầu điều chỉnh các quan hệ kinh doanh – thương mại đang diễn ra ngày
một đa dạng và phức tạp ở Việt Nam. Luật thương mại 2005 ra đời về cơ bản
vẫn dựa trên các nội dung chính của Luật thương mại 1997 nhưng có sử đổi
sao cho phù hợp với thực tế.
1.3.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại
Trong các văn bản luật thì chưa có văn bản nào đề cập đến hợp đồng
kinh doanh thương mại nhưng có khái niệm những hợp đồng cụ thể trong
hoạt động thương mại như hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.
Ta có thể hiều hợp đồng thương mại là sự thoả thuận giữa các thương nhân
hoặc một bên là thương nhân về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của
hoạt động thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Hợp đồng thương mại có những đặc điểm của các hợp đồng trong hoạt
động kinh doanh nói chung và có những đặc điểm riêng của các hoạt động
thương mại.
Chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân hoặc một bên là
thương nhân. Thương nhân là các tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng ký kinh
doanh và tiến hành các hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc
lập. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại
Việt Nam, thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4512
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
Hình thức của hợp đồng thương mại có thể bằng lời nói, bằng văn bản

hoặc hành vi cụ thể. Thông điệp dữ liệu cũng được coi là hình thức văn bản.
Trong những quan hệ hợp đồng cụ thể, nếu pháp luật quy định hình thức cụ
thể của hợp đồng thì các bên phải tuân theo quy định này và đây là một
trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận
luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng thương mại.
Nội dung của hợp đồng thương mại là xác lập quyền và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ cụ thể khi tiến hành các hoạt động thương mại. Khái
niệm hợp đồng thương mại theo Luật thương mại 2005 đã có sự mở rộng là
hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi bao gồm: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại, và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
1.3.3 Sự khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh
thương mại
Dựa vào hai khái niệm trên hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh
thương mại ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại hợp đồng
này.
+ Về chủ thể: Phạm vi chủ thể của hợp đồng dân sự rộng hơn hợp
đồng kinh doanh thương mại bởi lẽ trong hợp đồng kinh doanh thương mại
là hợp đồng hình thành trên mục đích sinh lợi.
+ Về mục đích: Các chủ thể của hợp đồng kinh doanh thương mại
thiết lập quan hệ hợp đồng nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh, còn các chủ
thể của hợp đồng dân sự nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.
+ Về hình thức: Hợp đồng dân sự có hình thức phong phú, đa dạng
hơn hợp đồng kinh doanh thương mại. Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4513
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng kinh doanh
thương mại hầu hết được ký dưới hình thức văn bản một số trường hợp cho
phép thì có thể thực hiện bằng lời nói hoặc các hành vi cụ thể.

Hợp đồng kinh doanh thương mại thì có sự can thiệp sâu hơn của Nhà
nước hơn là hợp đồng dân sự bởi hợp đồng kinh doanh thương mại thường
có giá trị lớn và có ảnh hưởng đến một lượng người lớn trong xã hội như
hợp đồng kinh doanh thương mại của thương nhân có ảnh hưởng đến giá cả
hàng hoá trên thị trường, lợi ích của người tiêu dùng.
1.3.4 Một số loại hợp đồng thương mại điển hình
1.3.4.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá
Theo Luật thương mại 2005 thì hoạt động mua bán hàng hoá là hành vi
thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu
hàng hoá cho người mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh
toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
Hoạt động mua bán hàng hoá được thể hiện dưới hình thức pháp lý là các
hợp đồng mua bán hàng hoá cũng có thể bằng lời nói, các hành vi cụ thể nếu
pháp luật cho phép.
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá: Hợp đồng mua bán hàng hoá
có thể được giao kết giữa các chủ thể bao gồm các tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh. Các thương nhân này có quyền hoạt động
thương mại trong các nghành nghề , tại các địa bàn, dưới các hinh thức và
theo phương thức mà pháp luật không cấm. Ngoài ra hợp đồng thương mại
còn được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến
thương mại. Các tổ chức kinh tế ở đây là các doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty nhà nước và các tổ chức kinh
tế khác. Thương nhân là các cá nhân bao gồm hộ kinh doanh cá thể có đăng
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4514
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập,thường
xuyên.
Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá. Hàng hoá ở đây là hàng hoá được
phép mua bán theo pháp luật của nước bên mua và bên bán. Hiện nay các

thương nhân có thể mua bán, xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá không
phụ thuộc vào nghành nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh, trừ những
hàng hóa thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh. Thương nhân chỉ được
nhập khẩu những hàng hoá theo nghành nghề, nghành hàng ghi trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với nghành thuộc danh mục hàng hoá,
dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh; danh mục hàng hoá, dịch vụ thương
mại kinh doanh có điều kiện thì thương nhân phải thực hiện đầy đủ quy định
hiện hành của pháp luật về kinh doanh các hàng hoá đó trước khi tiến hành
xuất khẩu, nhập khẩu.
Nội dung của hợp đồng cần chứa đựng đầy đủ các nội dung của một
hợp đồng mua bán hàng hoá là: tên hàng; số lượng; quy cách chất lượng; giá
cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao hàng. Các điều khoản
bảo đảm quyền lợi cho các bên không có chung một hệ thống pháp luật nhu
điều khoản về chọn Luật áp dụng, cơ quan giải quyết, nơi giải quyết tranh
chấp. Các bên của hợp đồng này đều nhằm mục tiêu lợi nhuận nên đòi hỏi
nội dung của hợp đồng phải đầy đủ, rõ ràng, tránh những hiều lầm dẫn đến
tranh chấp. Các bên cần thận trọng tring khi soạn thảo nội dung của hợp
đồng.
1.3.4.2. Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
Đây là một chế định mới được đưa vào luật thương mại 2005 nhằm
hoàn chỉnh khung pháp lý chung cho hoạt động thương mại dịch vụ trong
bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khái niệm về cung ứng dịch vụ thương mại vẫn chưa có một khái niệm
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4515
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
chính thức. Trong hiệp định của WTO đã đưa ra bốn phương thức cung ứng
dịch vụ và ta có thể hiểu địch vụ như sau: Dịch vụ là sự thực hiện một công
việc nhất định, đáp ứng nhu cầu người sử dụng và được trả thù lao cho việc
thực hiện công việc đó. Thương mại dịch vụ là sự cung cấp dịch vụ thông
qua các phương thức khác nhau để đổi lấy tiền công trả cho sự cung cấp dịch

vụ đó.
Hiện nay WTO đã phân loại dịch vụ thành 12 nghành: dịch vụ kinh
doanh; dịch vụ liên lạc; dịch vụ xây dựng; dịch vụ phân phối…Nghiên cứu
cách phân loại này của WTO có thể phân chia thành hai loại dịch vụ chính:
Các dịch vụ thương mại hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh
và các dịch vụ kinh doanh không gắn liền với mua bán hàng hoá. Xuất phát
từ cách phân chia này thì Luật thương mại 2005 cũng đưa ra các loại hợp
đồng cung ứng dịch vụ thương mại như sau:
+ Hợp đồng dịch vụ khuyến mại;
+ Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại;
+ Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hoá dịch vụ;
+ Hợp đồng đại diện cho thương nhân;
+ Hợp đồng uỷ thác;
+ Hợp đồng đại lý;
+ Hợp đồng gia công;
+ Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá;
+ Hợp đồng dịch vụ quá cảnh;
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Trong thực tế còn có nhiều loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương
mại khác trong các hoạt động tư vấn, vận tải, tài chính, bưu chính viễn
thông, du lịch, giáo dục, giải trí…Việc xác lập và thực hiện các hoạt động
này cũng phải thực hiện theo những quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4516
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
thương mại của Luật thương mại 2005.
1.3.4.3. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Hợp đồng mua bán quốc tế cũng là một hợp đồng mua bán hàng hoá,
do đó nó mang đầy đủ các tính chất đặc trưng của một hợp đồng mua bán
hàng hoá. Bên cạnh đó hợp đồng này còn mang yếu tố nước ngoài vượt ra
phạm vi một quốc gia. Luật thương mại 2005 của Việt Nam đã đề cập đến

hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại điều 27: “Mua bán hàng hoá quốc tế
phải được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tạm
xuất, tái nhập, tái xuất và chuyển khẩu.”
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hình thức pháp lý của quan
hệ thương mại quốc tế. Vì vậy việc chon luật để điều chỉnh loại hợp đồng
này tương đối phức tạp. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể chụi sự
điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau như: Các điều ước về mua bán
hàng hoá quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại, pháp luật quốc gia và
được áp dụng vào từng trường hợp cụ thể.
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4517
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC
GIA LÂM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giai đoạn phát triển trước năm 1975
Năm 1892, sau khi xâm chiếm được toàn bộ nước ta, Thực dân Pháp
tiến hành xây nhà máy đèn Bờ Hồ ở Hà Nội với số vốn đầu tư ban đầu là 3
triệu Franc Pháp. Năm 1895, hoàn thành tổ máy phát điện một chiều với
công suất 500 KW. Năm 1899 dặt một Group 500 mã lực để chạy tàu điện.
Năm 1903 đặt thêm một máy phát điện đưa công suất nhà máy đèn Bờ Hồ
lên 800 KW
Năm 1925, Thực dân Pháp mở rộng mạng lưới đường dây cao thế từ Hà
Nội đi các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và cấp điện sang Gia Lâm lúc đó còn
thuộc tỉnh Bắc Ninh. Xây dựng trạm cắt T7 ở chân cầu Long Biên với số
công nhân khoảng 7 người quản lý điện khu vực Gia Lâm và một số xã
thuộc tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên
Năm 1961, Gia Lâm được cắt về Hà Nội thì chi nhánh điện Gia Lâm là
một đơn vị trực thuộc Sở quản lý và phân phối điện Hà nội (Sở điện lực Hà

Nội) với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý lưới điện Gia Lâm, cung cấp điện năng
phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân .
2.1.1.2 Giai đoạn từ 1975 – 1994.
Sau khi đất nước thống nhất (30/4/1975) chi nhánh điện Gia Lâm là
một trong 5 chi nhánh thuộc ngoại thành Hà Nội có nhiệm vụ quản lý và
phân phối điện năng tới từng hợp tác xã, các hộ tư gia của thị trấn và một số
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4518
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
xã mà Điện lực Gia Lâm quản lý với 4 ban bao gồm: Ban kinh doanh, Ban
kỹ thuật , Ban tổng hợp, Ban vật tư thiết bị và 5 tổ : Bắc Đuống, Gia Lâm ,
Đức Giang, Thạch Bàn, Bát Tràng.
2.1.1.3 Giai đoạn từ 1995 tới nay
Trong khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý, để phù hợp hơn trong
điều kiện cơ chế thị trường. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập
Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh (QĐ91/TTg ngày 07 tháng
3 năm 1994). Tổng công ty điện lực Việt Nam được thành lập và Sở điện lực
Hà Nội được đổi tên thành Công ty điện lực Hà Nội, là một trong năm thành
viên của Tônh công ty điện lực Việt Nam. Năm 1995 căn cứ vào quyết định
số 247 ĐVN/TCCB-LĐ của Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực Việt
Nam, Chi nhánh điện Gia Lâm được đổi tên thành Điện lực Gia Lâm và trụ
sở được đặt tại 84 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Gia Lâm.
Ngày 23 thangd 11 năm 2003 Thủ tướng chính phủ ra Nghị định số
132/2003/NĐ-CP thành lập quận Long Biên trên cơ sở tách từ huyện Gia
Lâm. Sự thay đổi hành chính này mà Điện lực Gia Lâm bị chia tách thành
Công ty điện lực Gia Lâm và Công ty điện lực Long Biên. Công ty điện lực
Gia Lâm đã được phân cấp trở thành một đơn vị hạch toán độc lập có nhiệm
vụ kinh doanh điện năng, quản lý và phân phối điện năng trên địa bàn
huyện.
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh
- Quản lý vận hành lưới điện từ cáp điện áp 0,4kV đến 110kV trên địa

bàn huyện Gia Lâm
- Kinh doanh điện năng.
- Dịch vụ khách hàng.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp cho khách hàng.
- Cam kết cấp điện; phương án cấp điện; thẩm định hồ sơ thiết kế các
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4519
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
công trình xây dựng theo yêu cầu của khách hàng.
- Thiết kế các công trình điện
- Nhận sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm thiết bị điện.
- Giám sát thi công xây dựng; lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng
đường dây và trạm theo yêu cầu của khách hàng.
- Giám sát hành lang tuyến cáp ngầm trong khu vực xây dựng theo yêu
cầu của khách hàng
- Lắp đặt công tơ mới.
- Lau dầu, hiệu chỉnh công tơ. Kiểm định TI hạ thế .
- Sửa chữa, lắp đặt hoặc tư vấn thiết kế điện nội thất.
- Cho thuê thiết bị điện theo thời gian có hạn định
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện.
- Kinh doanh bất động sản
- Đại lý về dịch vụ viễn thông công cộng.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
Điện lực Gia Lâm thuộc Công ty Điện lực thành phố Hà Nội có những
đặc thù riêng biệt trong dây chuyền sản xuất kinh doanh điện năng. Điện lực
Gia Lâm chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ 35kV trở xuống và
kinh doanh bán điện cho các khách hàng trên địa bàn Huyện Gia Lâm.
2.1.3.1 Chức năng của Điện lực
- Tổ chức kinh doanh điện năng và vận hành lưới điện.
- Khảo sát, sửa chữa điện và thiết bị điện.
- Xây lắp điện.

- Các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
2.1.3.2 Nhiệm vụ của Điện lực
Điện lực kinh doanh bán điện cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức, các
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4520
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
hộ tiêu dùng trong khu vực huyện Gia Lâm đồng thời có hoạt động truyền
tải và phân phối điện năng.
Để thực hiện tốt các chức năng trên Điện lực có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức tốt kế hoạch hoá:
+ Lập kế hoạch phát triển lưới điện phân phối trong địa bàn.
+ Kế hoạch điện năng thương phẩm, kế hoạch cung ứng điện cho các
thành phần kinh tế và cho các địa phương.
+ Kế hoạch cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối.
+ Kế hoạch kinh doanh mua bán điện.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách nhà nước: như nộp các khoản thuế
doanh thu, thuế VAT, thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế trên vốn và các
khoản do đơn vị trực tiếp kinh doanh.
- Quản lý chặt chẽ khách hàng, điện năng thương phẩm.
- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động tiền lương và lao động.
- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện trong huyện.
- Tổ chức tốt công tác phát triển lưới điện nông thôn.
- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng.
- Phấn đấu giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản.
2.1.4 Loại hình doanh nghiệp, tư cách pháp lý của Công ty điện lực
Gia Lâm
Điện Lực Gia Lâm là DN Nhà Nước trực thuộc Công ty Điện Lực Hà
Nội, có trụ sở tại Trâu Quỳ-Gia Lâm. Thực hiện theo nghị định số 132/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 23/11/2003 về điều chỉnh địa giới huyện Gia Lâm
cũ.
Quyết định số 72/QĐ-EVN-HĐQT ngày 08/03/2004 của Chủ Tịch Hội

đồng quản trị Tổng công ty Điện Lực Việt Nam về thành lập lại Điện Lực
Gia Lâm trên cơ sở tách ra từ Điện Lực Gia Lâm cũ.
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4521
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
Điện lực Gia Lâm là công ty trực thuộc Công ty điện lực TP Hà Nội –
Thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (cũ) nay là Tập đoàn điện
lực Việt Nam. Điện lực Gia Lâm phụ trách việc kinh doanh trên phạm vi
huyện Gia Lâm. Công ty hạch toán theo nguyên tắc độc lập lấy thu bù chi
Căn cứ vào tình hình thực tế, Điện Lực Gia Lâm đang phải đi thuê trụ
sở nên việc triển khai vận hành, kinh doanh điện năng và các dịch vụ có rất
nhiều khó khăn, không đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với tốc độ phát
triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng.
Điện Lực Gia Lâm – Công ty Điện Lực TP Hà Nội đã làm việc với
UBND xã Trâu Quỳ và được UBND xã nhất trí giới thiệu địa điểm có thể
cho thuê đất lâu dài để xây dựng.
Trụ sở giao dịch chính : Trâu quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
Điện lực Gia Lâm hiện có 103 cán bộ công nhân viên chính thức
Số lượng khách hàng ước tính đến ngày 31/12/2006: 14.770 khách
hàng với 14.911 công tơ, tăng 90% với thời điểm thành lập lại Điện lực.
Trong đó gồm: 13.946 công tơ 1 pha, 965 công tơ 3 pha cơ khí điện tử.
Năm 2006 Điện lực Gia Lâm quản lý lưới điện với: Tổng chiều dài
đường dây trung thế 184.870 km ; Tồng chiều dài đường dây hạ thế 247.711
km; Tổng số trạm biến áp hiện đang quản lý 321 trạm/333 máy; Tổng dung
lượng 142.455 KVA.
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4522
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Điện lực
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỆN LỰC GIA LÂM
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KĨ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
Phòng
kĩ thuật
Phòng Điều
độ vận hành
Phòng kinh doanh & ĐNT
Phòng VT & CNTT
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4523
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
Phòng tài chính kế
Phòng Kế hoạch vật tư
Bộ phận ĐTXD
Phòng Tổng hợp
02 Đội quản lý khách hàng (Đường 5 - Bắc Đuống)
2.1.5.1 Ban Giám đốc của Điện lực bao gồm:
- 1 Giám đốc
- 1 phó Giám đốc kỹ thuật vận hành
- 1 phó Giám đốc kinh doanh bán điện
* Giám đốc Điện lực:
Là người lãnh đạo cao nhất của Điện lực, người đại diện của Điện lực
trước Pháp luật Nhà nước, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu (là Nhà nước
và Công ty Điện lực Hà Nội) về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
Phụ trách chung và trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành công tác
chiến lược phát triển; công tác quy hoạch; công tác Hành chính Tổng hợp;
công tác kế hoạch; công tác đổi mới doanh nghiệp và cổ phần hóa; công tác
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4524
Chuyên đề thực tập Lớp Luật kinh tế
tài chính, kế toán; công tác quản lý đấu thầu; công tác thanh tra pháp chế;
công tác bảo vệ quân sự; công tác thi đua tuyên truyền; công tác phòng
chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm

Quyết định đầu tư các dự án theo phân cấp thẩm quyền quyết định đầu
tư và thực hiện đầu tư của Công ty .
Phê duyệt các nội quy, quy chế, quy định trong các lĩnh vực trực tiếp
phụ trách, chỉ đạo, điều hành và một số nội quy, quy chế, quy định quan
trọng khác thuộc các lĩnh vực đã phân công cho các Phó Giám đốc trực tiếp
phụ trách, chỉ đạo, điều hành.
Ký các văn bản mà theo quy định Giám đốc phải trực tiếp ký không
được uỷ quyền cho các Phó Giám đốc; trong trường hợp này, Phó Giám đốc
được phân công phụ trách, chỉ đạo, điều hành lĩnh vực đó phải kiểm tra kỹ
và ký tắt trước khi trình Giám đốc ký.
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các đơn vị: Phòng Tổng hợp, Phòng Kế
hoạch, Phòng Tài chính kế toán .
Các Phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp
chỉ đạo các bộ phận phòng ban được uỷ quyền.
* Phó Giám đốc kỹ thuật:
Được Giám đốc phân công phụ trách, chỉ đạo, điều hành và ký các văn
bản thuộc các lĩnh vực dưới đây:
Công tác quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện, an toàn và bảo hộ lao
động trong sản xuất, kinh doanh; sửa chữa lớn có trong kế hoạch được Giám
đốc duyệt, công tác sửa chữa thường xuyên; lập phương án kỹ thuật của các
công trình sửa chữa lớn và các công trình đầu tư xây dựng điện đã được phê
duyệt trong quy hoạch hoặc kế hoạch; Được Giám đốc uỷ quyền ký hợp
đồng và chịu trách nhiệm về việc ký hợp đồng; ký duyệt, thực hiện và chịu
trách nhiệm về các thủ tục thanh quyết toán và các vấn đề có liên quan của
Hoàng Thị Kim Dung Lớp luật kinh doanh – k4525

×