Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Lời nói đầu
Từ trước tới nay , hoạt động thương mại luôn giữ vai trò quan trọng và là nền
tảng cho sự phát triển của mọi quốc gia . Vì vậy , tất cả các nước trên thế giới đều
nỗ lực nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong và ngoài nước . Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu hướng đó , điều đó đã được thể hiện rõ trong quá trình xúc tiến
gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO trong năm 2006
Bản chất của hoạt động thương mại chính là việc giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa . Vì vậy , hoạt động thương mại của một cá nhân , tổ chức
hay tổng thể của cả một quốc gia chỉ có thể phát triển khi quốc gia đó có một hành
lang pháp lý , các quy định pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa .
Kể từ khi gia nhập WTO , tầm quan trọng của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt
động kinh tế nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng đối với nước ta
càng được thể hiện rõ ràng . Với mục đích tạo một hành lang pháp lý chuẩn mực
cũng như dưới sức ép của việc chấp nhận những luật lệ chung trên thế giới , hệ
thống pháp luật của nước ta đã có những thay đổi căn bản như việc ban hành Bộ
luật dân sự 2005 và Luật Thương Mại 2005
Với sự ra đời của các đạo luật nêu trên , quy định về pháp luật hợp đồng hiện
nay đã khá đầy đủ và có hệ thống . Tuy nhiên việc áp dụng các quy định của pháp
luật trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng vẫn đang có nhiều vấn đề cần xem xét .
Đề tài “THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG” dưới đây trình bày
một cách khái quát về tình hình áp dụng pháp luật trong việc thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa ở Công ty cổ phần Thăng long –công ty hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh thực phẩm đồ uống tại Hà Nội .
Bài viết này bao gồm ba phần chính:
Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam
Chương II Thực tiễn và việc áp dụng pháp luật trong giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa tại công ty CP Thăng long
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 1
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Chương III: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng mua bán trong
kinh doanh của doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập tại công ty , em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ
phía cán bộ và nhân viên của công ty . Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
giám đốc cùng toàn thể cán bộ , công nhân viên công ty đã giúp em có được một
khoá thực tập thật bổ ích . Về mặt kiến thức chuyên ngành , em xin bày tỏ sự biết
ơn sâu sắc tới thầy Trần Văn Nam và thầy Nguyễn Vũ Hoàng , sự tận tình giúp đỡ
của hai thầy đã giúp em rất nhiều trong quá trình hoàn thành chuyên đề .
Em xin chân thành cảm ơn!
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 2
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
TẠI VIỆT NAM
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa
Quy định chung về hàng hóa: Hàng hóa theo nghĩa rộng được hiểu là sản phẩm
lao động của con người , được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn những
nhu cầu mang tính xã hội . Nhu cầu của con người phong phú và biến thiên liên tục
vì vậy hàng hóa cũng luôn phát triển phong phú và đa dạng . Luật thương mại 2005
quy định , hàng hóa bao gồm:
+ Tất cả các loại động sản , kể cả động sản hình thành trong tương lai
+ Những vật gắn liền với đất đai .
Mua bán hàng hoá : là hoạt động thương mại , theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng , chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán , nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa
thuận
1
Hợp đồng mua bán hàng hóa
2
: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa
các bên , theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền , còn
bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” .
1.1.2 Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.2.1 Nguyên tắc ký kết
Bất kì một loại hợp đồng nói chung nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc
nhất định . Đây chính là căn cứ pháp lý để hợp đồng có hiệu lực trước pháp luật:
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại . Trong quá trình xác lập
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa , các bên tham gia đều bình đẳng , không
1
Khoản 8 điều 3 Luật Thương mại 2005
2
Điều 428 BLDS 2005
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 3
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
được lấy bất cứ một lý do nào về sự khác biệt để đối xử không bình đẳng . Các chủ
thể bình đẳng về năng lực pháp luật , bình đẳng giữa các hình thức sở hữu . Sự bình
đẳng được thể hiện ở các khía cạnh
+ Sự bình đẳng trong việc tham gia vào quan hệ hợp đồng , không phụ thuộc vào
giới tính , các địa vị xã hội khác
+ Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi xác lập hợp đồng .
+ Sự bình đẳng về trách nhiệm dân sự nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện , thực
hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm tài sản đối với bên có quyền .
Nguyên tắc tự do , tự nguyện thỏa thuận: Các bên tham gia có quyền tự do thỏa
thuận không trái với các quy định của pháp luật , thuần phong mỹ tục và đạo đức
xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;
các bên hoàn toàn tự nguyện , không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt , cưỡng
ép , đe dọa , ngăn cản bên nào . Mọi cam kết , thỏa thuận không có sự tự nguyện
của các bên có thể bị coi là vô hiệu .
1.1.2.2 Chủ thể giao kết hợp đồng
Chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được cấu thành bởi thương
nhân với thương nhân hoặc thương nhân với một bên không phải là thương nhân .
Trong luật cũng qui định rõ , thương nhân có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có tiến
hành hoạt động thương mại độc lập , thường xuyên và có đăng kí kinh doanh .
Thương nhân khi là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá phải phù hợp với
phạm vi và lĩnh vực của họ trong đăng kí kinh doanh . Chủ thể khác không phải là
thương nhân khi kí một hợp đồng với một thương nhân khác mà bản thân họ không
nhằm mục đích sinh lời thì họ có thể là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá
trong hoạt động thương mại nếu bên không phải là thương nhân lựa chọn luật
thương mại để áp dụng khi giao kết hợp đồng
1.1.2.3 Hình thức hợp đồng
Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 : Hợp đồng mua bán hàng hóa
được thể hiện bằng lời nói , bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể .
Hình thức của hợp đồng là do các bên giao kết hợp đồng lựa chọn trừ trường hợp
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 4
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
pháp luật có quy định hình thức bắt buộc , thủ tục nhất định . Song không phải bất
cứ chủ thể nào được phép kinh doanh những mặt hàng nhất định . Căn cứ vào mức
độ ảnh hưởng đến kinh tế , xã hội của một số loại hàng hoá , pháp luật quy định ,
chỉ có một số thương nhân được kinh doanh một số mặt hàng nhất định
1.1.2.4 Thủ tục ký kết hợp đồng
* Đề nghị giao kết hợp đồng:
Khái niệm: Ðề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của một người về việc
mong muốn giao kết hợp đồng với một người khác trên một đối tượng và trong
những điều kiện đã được người đề nghị xác định rõ . Ðề nghị được gửi đến một
người đối tác xác định cụ thể .
Hình thức đề nghị: Luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định riêng về hình
thức đề nghị . Vì vậy , việc đề nghị tuân thủ các quy định chung về hình thức giao
dịch: đề nghị có thể được thể hiện bằng lời nói , bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể . Ngay cả trong trường hợp hợp đồng phải được giao kết theo một hình thức
nhất định , thì đề nghị giao kết cũng có thể được ghi nhận dưới hình thức khác
Tính chất của đề nghị giao kết hợp đồng: Ðề nghị giao kết hợp đồng sẽ trở thành
hợp đồng một khi người được đề nghị chấp nhận giao kết theo các điều kiện được
đưa ra trong đề nghị đó . Bởi vậy:
+ Ðề nghị giao kết hợp đồng phải chắc chắn , hợp đồng sẽ phải được người đề nghị
giao kết nếu lời đề nghị được chấp nhận .
+ Ðề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng và đầy đủ
Hiệu lực của đề nghị giao kết trong thời gian chưa có sự chấp nhận đề nghị:
Khi nào đề nghị giao kết hợp đồng chưa được chấp nhận , thì hợp đồng chưa được
giao kết. Tuy nhiên , theo Bộ luật dân sự 2005 - Ðiều 390 , khi một bên đề nghị
giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời , thì
không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn chờ trả lời và phải chịu trách
nhiệm về lời đề nghị của mình .
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 5
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Trường hợp người được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng , nhưng có nêu
điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị , thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới
3
.
Ðiều đó có nghĩa rằng đề nghị được đưa ra trước không còn hiệu lực .
* Chấp nhận đề nghị
Khái niệm: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề
nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị .
Sự im lặng: Sự im lặng cũng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng ,khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng ,nếu có thỏa thuận
im lặng là sự trả lời chấp thuận
4
. Cần lưu ý câu chữ của luật: nếu có thỏa thuận . .
Một người gửi một đề nghị cho người khác và ghi rõ trong đề nghị rằng nếu người
nhận đề nghị im lặng , thì hết thời hạn trả lời , người này coi như chấp nhận giao
kết hợp đồng . Ðiều kiện đó hoàn toàn vô nghĩa nếu người nhận được đề nghị ,
trong thời hạn trả lời , không xác nhận với người đề nghị về việc chấp nhận điều
kiện . Một người nhận được một đề nghị có ghi rõ thời hạn trả lời và báo cho người
đề nghị biết rằng nếu hết thời hạn đó mà người nhận đề nghị vẫn im lặng , thì coi
như người này chấp nhận đề nghị : trong trường hợp này , sự im lặng trở thành hình
thức diễn đạt sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng , theo sự thỏa thuận giữa hai
bên liên quan .
Hệ quả của việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Việc chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng , cũng như việc đề nghị , không ràng buộc người bày tỏ ý chí
chừng nào ý chí được bày tỏ chưa được thông tin cho người đối tác: người chấp
nhận đề nghị có quyền rút lại lời chấp nhận trong trường hợp người đề nghị chưa
nhận được lời chấp nhận . Nhưng khác với đề nghị
5
chấp nhận đề nghị khi đã được
người đề nghị tiếp nhận , sẽ không thể được rút lại hay thay đổi theo ý chí đơn
phương của người chấp nhận đề nghị , trừ trường hợp chấp nhận đề nghị được gửi
trễ hạn và trở thành một đề nghị mới
1.1.2.5 Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa
3
Bộ luật dân sự 2005 Ðiều 395
4
Bộ luật dân sự 2005 Ðiều 404 khoản 2
5
Bộ luật dân sự 2005 Điều 397 khoản 1
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 6
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm các vấn đề sau
6
- Tên hàng
- Số lượng
- Quy cách , chất lượng
- Giá cả
- Phương thức thanh toán
- Địa điểm và thời hạn giao hàng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Phạt vi phạm hợp đồng
- Các nội dung khác .
Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những nội dung mà khi các bên giao kết với
nhau đều phải thoả thuận , nếu chưa thoả thuận được thì coi như chưa giao kết hợp
đồng . Khi đã thoả thuận được nội dung chủ yếu thì hợp đồng mua bán hàng hoá
coi như đã có hiệu lực pháp lý . Nội dung khác các bên có thể thoả thuận ghi vào
hợp đồng , khi các bên không ghi vào hợp đồng thì mặc nhiên chấp nhận những
quy định chung của pháp luật về vấn đề đó hoặc chấp nhận những tập quán thói
quen trong hoạt động thương mại .
Tuy vậy , để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì mục đích và nội dung
các thỏa thuận trong Hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội . Ví
dụ: hàng hóa mà các bên mua bán không phải là hàng cấm kinh doanh theo quy
định của pháp luật Việt Nam .
1.2 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.2. 1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong quá trình thực hiện Hợp đông mua bán hàng hóa , các bên phải tuân thủ
những nguyên tắc sau:
6
Điều 402 BLDS 2005
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 7
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trung thực , theo tinh thần hợp tác và có
lợi nhất cho các bên , đảm bảo tin cậy lẫn nhau . Các chủ thể tham gia kí kết hợp
đồng là tự nguyện ràng buộc vào các nghĩa vụ .Các nghĩa vụ càng phức tạp và
mang tính tổng thể thì cách thỏa thuận càng chi tiết nhằm dự liệu việc điều chỉnh
các tình huống có thể xảy ra . Tuy nhiên , dù có thỏa thuận chi tiết đến đâu , vào
thời điểm ký kết , người soạn thảo hợp đồng cũng không thể lường trước được tất
cả những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng . Vì vậy , để
việc thực hiện hợp đồng diễn ra phù hợp với lợi ích của các bên đối tác , các bên
cần có trách nhiệm thông báo cho nhau những thông tin liên quan , hợp tác ,
thương lượng và hòa giải đồng thời đưa ra các biện pháp thỏa đáng đế giải quyết
những vấn đề mới xuất hiện
Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đúng đối tượng , chủng loại , chất lượng ,
số lượng , thời hạn , phương thức giao hàng , hình thức thanh toán và các thỏa
thuận khác
Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước , lợi ích công cộng , quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác .
1.2.2 Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.2.1 Nghĩa vụ về giao hàng
Bên bán giao hàng đúng như đã thoả thuận đồng thời phải kèm theo chứng từ
có liên quan đến hàng hoá
7
.Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá mà hàng hoá
phải qua người vận chuyển thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển , hợp đồng
bảo hiểm rủi ro trên đường vận chuyển . Nếu hợp đồng quy định bên bán không ký
hợp đồng bảo hiểm mà bên mua ký thì bên bán phải cung cấp cho bên mua tất cả
những thông tin về hàng hoá để họ tự tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm .
Khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thì bên bán phải có nghĩa vụ đảm
bảo tính hợp pháp của hàng hoá , đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng
hoá , đảm bảo tính hợp pháp của hàng hoá đồng thời phải bảo đảm tính hợp pháp
7
Điều 24 Luật thương mại 2005
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 8
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá đó , chịu trách nhiệm trong việc bảo hành hàng
hoá . Trong nghĩa vụ giao hàng phải đảm bảo tính cụ thể các yếu tố sau:
* Địa điểm giao hàng
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận . Trường hợp
không có thoả thuận thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
- Nếu hàng hoá gắn liền với bất động sản thì nơi giao hàng chính là nơi có bất
động sản đó .
- Nếu hàng giao qua người vận chuyển thì nơi giao hàng là tại địa điểm bốc
xếp , kho giao hàng hoặc nơi sản xuất (của bên bán) mà cả hai bên đều biết .
- Trong các trường hợp khác nơi giao hàng sẽ coi như tại địa điểm kinh doanh
của bên bán hoặc nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bên bán .
- Việc giao hàng có thể được tiến hành tại cửa hàng , tại nơi sản xuất , tại trụ sở
của người bán , tại trụ sở của người mua hay một địa điểm bất kỳ nào mà các bên
thỏa thuận .
- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán
có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên
- Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá ,
nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng , các bên biết được địa điểm kho chứa hàng ,
địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất , chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng
tại địa điểm đó .
-Trong các trường hợp khác , bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh
của bên bán , nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú
của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán .”
8
* Thời hạn giao hàng
Nếu có thoả thuận về thời điểm thì bên bán phải giao hàng đúng như đã thoả
thuận .Trường hợp chỉ thoả thuận thời hạn thì các bên có thể giao hàng vào bất cứ
8
Điều 35 Luật thương mại 2005
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 9
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
thời điểm nào trong thời hạn đó . Nếu không có thoả thuận gì thì bên bán phải giao
hàng trong thời hạn hợp lý (theo quy định , thói quen , tập quán thương mại)
Trong trường hợp nếu người bán hàng giao hàng sau thời hạn thỏa thuận , tùy
vào từng loại hàng khác nhau mà hậu quả pháp lý cũng khác nhau . Nếu hàng hóa
được dùng cho một thời điểm nhất định ( những sản phẩm mang tính thời vụ như
mứt tế , bánh trung thu…) mà sau thời điểm đó trở nên không cần thiết nữa , bên
mua có quyền từ chối tiếp nhận hàng hóa giao chậm và yêu cầu bồi thường thiệt hại
. Trong những trường hợp khác , bên mua thường gia hạn hợp lý để bên bán có thể
thực hiện được nghĩa vụ giao hàng và yêu cầu bên bán đền bù thiệt hại hoặc trả phạt
hợp đồng theo quy định liên quan đến trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng .
* Phương thức giao hàng
Tùy theo tính chất , quy mô và các điều kiện cụ thể mà các bên thỏa thuận cụ
thể về phương thức giao hàng . Khi đề cập đến phương thức thức giao hàng , các
chủ trên hợp đồng cần làm rõ 3 yếu tố cơ bản sau:
- Đối tượng nhận hàng: Hàng có thể được giao trực tiếp cho người mua tại trụ
sở , nơi bán hoặc nơi sản xuất của người bán , được giao cho người vận chuyển là
chủ phương tiện vận chuyển .
- Phương thức vận chuyển: Hàng được vận chuyển bằng con đường nào :
đường bộ , đường sắt , đường biển , đường thủy nội địa , đường hàng không .
- Trách nhiệm chịu cước phí vận chuyển và rủi ro thất thoát hàng hóa hư hỏng
: Cần thỏa thuận rõ trách nhiệm thuộc về người mua hay người bán .
Tất cả các yếu tố trên phải được xem xét cụ thể và thống nhất giữa các bên để làm
căn cứ thực hiện cũng như tạo ra cơ sở pháp lý trước pháp luật khi xảy ra sự cố
* Chất lượng hàng hóa
Người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho người mua đảm bảo tất cả các yếu
tố về chất lượng đã được thỏa thuận trong hợp hợp đồng . Bao bì sản phẩm là một
yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm , bao bì ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng tiêu thụ hàng hóa . Nếu không được quy định cụ thể về bao bì sản
phẩm , người bán phải có trách nhiệm giao hàng với bao bì bảo đảm an toàn sản
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 10
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
phẩm bên trong và phải tính đến khả năng chuyển tải trong điều kiện bốc dỡ vận
chuyển thông thường phù hợp với thời gian và phương tiện vận tải
*Thanh toán
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận nếu không có thoả
thuận gì thì thanh toán khi giao hàng . Giá thanh toán phải do thoả thuận nếu không có
thoả thuận nào về giá thì theo chỉ dẫn của nhà nước về giá hoặc được xác định trong điều
kiện tương tự về phương thức giao bán , thị trường địa lý , thời điểm giao bán . Địa điểm
thanh toán có thể do các bên thoả thuận hoặc nơi kinh doanh , cư trú của bên bán hoặc là
nơi giao hàng , chứng từ .
1.2.2.2 Quyền kiểm tra và trách nhiệm thông báo về hàng hóa không phù hợp với
hợp đồng của bên mua
Quyền kiểm tra hàng hóa của bên mua: bên mua hoặc đại diện của bên mua có
quyền tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi giao hàng nếu các bên
có thỏa thuận . bên mua vắng mặt sau khi được thông báo mời dự kiểm tra thì
người bán có quyền giao hàng theo thỏa thuận .
Sau khi hàng được vận chuyển đến nơi giao hàng , bên mua có quyền kiểm tra
hàng trong một thời hạn hợp lý . Tùy theo đặc tính của từng loại hàng mà thời hạn
và cách thức kiểm tra cũng khác nhau
9
. Trách nhiệm của bên mua trong việc kiểm
tra hàng hóa: bên mua có quyền kiểm tra hàng hóa nhưng việc kiểm tra phải khẩn
trương và trong một thời gian hợp lý , trong trường hợp phát hiện thấy hàng hóa
không phù hợp với hợp đồng thì kịp thời thông báo cho người bán . Người bán
không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua
hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên
bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá .
1.2.2.3 Chuyển rủi ro
Vấn đề chuyển quyền rủi ro được quy định theo pháp luật như sau:
- Được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên
9
Điều 44 Luật thương mại 2005
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 11
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
- Trường hợp có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát hàng hoá sẽ
chuyển từ người bán sang người mua tại nơi giao hàng
- Trường hợp không có nơi giao hàng xác định thì nơi giao hàng cho người
vận chuyển đầu tiên là nơi chuyển rủi ro hoặc nơi giao hàng cho người nhận hàng
dể đưa cho người mua hoặc nếu hai bên mua bán hàng hoá mà lúc đó hàng hoá
đang trên đường vận chuyển thì chuyển rủi ro là lúc giao kết hợp đồng .
1.2.2.4 Chuyền quyền sở hữu
Theo Điều 62 Luật thương mại 2005 , chuyển quyền sở hữu đươc quy định như
sau:
- Thực hiện theo các quy định cụ thể giữa các chủ thể ký kết trong hợp đồng
mua bán hàng hóa
- Ngoài những quy định cụ thể trên , quyền sở hữu được chuyển từ bên bán
sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao .
Về nguyên tắc , địa điểm và thời gian quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ
người bán sang người mua do các bên tự do thỏa thuận . Bên bán thường ràng buộc
việc chuyển giao quyền sở hữu với điều kiện bên mua đã thanh toán đầy đủ tiền
hàng . Trong trường hợp này thời điểm chuyển quyền sở hữu có thể không đồng
nhất với thời điểm giao hàng . Chỉ khi các bên không thỏa thuận và pháp luật
không quy định thì quy định của điều 62 Luật thương mại 2005 mới được áp dụng .
Khi đó thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm giao hàng .
1.2.2.5 Quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ của người bán , người mua
Nếu có bằng chứng về việc một bên có hành vi lừa dối hoặc không có khả
năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ , thì bên kia có quyền đình chỉ việc thực hiện
nghĩa vụ tương ứng của mình
10
.
Điều 51 Luật thương mại quy định cụ thể về quyền ngừng thanh toán tiền
mua hàng của bên mua: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác , việc ngừng thanh
toán tiền mua hàng được quy định như sau:
10
Điều 415 Bộ luật dân sự 2005
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 12
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng
việc thanh toán;
- Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì
có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với
hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự
không phù hợp đó;
- Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực , gây thiệt hại cho bên
bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định
của Luật này .”
1.3 TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.3.1 . Căn cứ xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm pháp lý thường đ ược hiểu là sự áp dụng chế tài cho một chủ thể vi
phạm hợp đồng . Trong quan hệ hợp đồng , bên vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi mang tính vật chất . Điều kiện để xuất hiện trách nhiệm vật
chất là sự vi phạm hợp đồng được hiểu là không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng , không đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm . Pháp luật Việt Nam tuân thủ nguyên
tắc chỉ chịu trách nhiệm khi có lỗi
11
do đó nếu chứng minh mình không có lỗi thì
không phải chịu trách nhiệm vật chất . Bên bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng
không phù hợp với hợp đồng trừ trường hợp chứng minh là mình không có lỗi .
Căn cứ để xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đó là hành vi vi phạm hợp
đồng; thiệt hại; mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
xảy ra; lỗi
1.3.1.1 Có thiệt hại xảy ra
Việc xác định thiệt hại là nhiệm vụ của bên bị vi phạm .Bên bị vi phạm phải có
nhiệm vụ xác định xem bên vi phạm đã không thực hiện hoặc thực hiện không
11
Điều 312 BLDS 2005
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 13
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
đúng , không đầy đủ nội dung hợp đồng như thế nào và phải chứng minh là đã có
thiệt hại xảy ra đối với mình .
Thiệt hại xảy ra đối với bên bị vi phạm phải là thiệt hại về tài sản và là thiệt hại
có thực , có thể tính toán được . Cụ thể hơn , những thiệt hại có thực tức là những
thiệt hại cho bên bị vi phạm được tính toán dựa trên tổn thất , chi phí , thất thu .
1.3.1.2 Mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra
Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân tất yếu của thiệt hại và thiệt hại phải là
hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng . Tức là hành vi vi phạm hợp đồng
và thiệt hại phải có mối quan hệ nhân quả với nhau
1.3.1.3 Lỗi
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đã thực hiện đối với hành vi bị coi là trái
pháp luật cũng như đối với hậu quả của hành vi đó . Lỗi có thể là lỗi vô ý hoặc cố ý
. Lỗi trong các quan hệ thương mại cũng giống như lỗi trong các quan hệ pháp luật
dân sự là lỗi suy đoán . Khi một bên vi phạm hợp đồng đã kí kết thì pháp luật suy
ra bên vi phạm là có lỗi , muốn được coi là không có lỗi , không phải chịu trách
nhiệm thì bên vi phạm phải tự chứng minh được là mình không có lỗi .
1.3.2 . Chế tài xử lý chủ thể vi phạm hợp đồng
Tùy theo từng loại nghĩa vụ hợp đồng , các bên có thể thỏa thuận hoặc bên bị vi
phạm có thể lựa chọn các loại chế tài sau đây:
1.3.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực
hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh .
Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng
hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong
hợp đồng . Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá , cung ứng dịch vụ kém chất
lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá , thiếu sót của dịch vụ hoặc giao
hàng khác thay thế , cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng . Bên vi phạm không
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 14
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại , loại dịch vụ khác để thay thế nếu
không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm .
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng , nhận cung ứng dịch vụ của người khác
để thay thế theo đúng loại hàng hoá , dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm
phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa
chữa khuyết tật của hàng hoá , thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi
phí thực tế hợp lý . Bên bị vi phạm phải nhận hàng , nhận dịch vụ và thanh toán
tiền hàng , thù lao dịch vụ , nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy
định .
Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả
tiền , nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định
trong hợp đồng
1.3.2.2 . Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền
phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận , trừ các trường hợp
miễn trách nhiệm đã được quy định . Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng ,
nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm .
1.3.2.3 . Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi
vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm . Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm
giá trị tổn thất thực tế , trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra
và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi
vi phạm .
Một điểm khác biệt quan trọng của Luật thương mại 2005 so với Luật thương
mại 1997 là mối quan hệm giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi
phạm . Luật thương mại 1997 quy định “Trong trường hợp các bên không có thoả
thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 15
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm .” Luật
thương mại 2005 bổ sung thêm: “1 . Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt
vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại , trừ trường
hợp Luật này có quy định khác . 2 . Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm
thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường
thiệt hại , trừ trường hợp Luật này có quy định khác .” Theo quy định mới , chế tài
bồi thường thiệt hại luôn được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng còn chế tài phạt vi
phạm chỉ áp dụng khi có thỏa thuận phạt vi phạm và mức phạt không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm .
1.3.2.4 . Tạm ngừng thực hiện , đình chỉ thực hiện , hủy hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp : xảy ra hành vi vi phạm
mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Một bên
vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng . Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp
đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
theo quy định của Luật này .
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng thuộc một trong các trường hợp: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả
thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng .
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một
bên nhận được thông báo đình chỉ . Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng . Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc
thực hiện nghĩa vụ đối ứng . Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật .
1.3.2.5 . Huỷ bỏ hợp đồng
Bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng: Hủy bỏ toàn
bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 16
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
đối với toàn bộ hợp đồng; Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một
phần nghĩa vụ hợp đồng , các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực .
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được giao kết hợp đồng
- Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp trách nhiệm
bằng văn bản , dự liệu trước các hậu quả có thể xảy ra , tìm biện pháp xử lý hậu
quả trên tinh thần hợp tác
12
- Đối với những quan hệ mua bán hàng hoá có thời hạn cố định về giao hàng ,
nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng các bên đều có quyền từ chối thực hiện hợp
đồng và không bên nào có quyền đòi bên kia bồi thường . Nếu việc giao hàng được
thoả thuận trong một thời hạn khi các bên không thoả thuận , thì thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp
bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả .
1.4 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Những năm gần đây , tỷ lệ số lượng các vụ án liên quan đến hợp đồng mua bán
hàng hoá luôn ở mức cao nhất trong tổng các vụ án kinh tế đã được thụ lý và giải
quyết . Vì vậy , việc hiểu rõ bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá nhằm xác
định đúng cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp xảy ra trong thực
hiện hợp đồng là rất cần thiết .
Tại điều 3 khoản 8 của LTM 2005 quy định : “mua bán hàng hoá là hoạt động
thương mại” . Một nguyên tắc giải quyết chung khi xảy ra tranh chấp thương mại
là: Ưu tiên hàng đầu cho việc hoà giải giữa các bên , chỉ khi các bên không thương
lượng được với nhau do mâu thuẫn về lợi ích thì khi đó các bên mới lựa chọn con
đường giải quyết khác theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam . Nếu
trong hợp đồng mua bán hàng hoá không quy định hình thức bắt buộc phải áp dụng
khi có tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng thì các bên có thể lựa chọn con
đường giải quyết sau:
12
Điều 295 LTM 2005
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 17
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
1.4.1 Thương lượng trực tiếp giữa các bên
Thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi , đấu
tranh , nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp .
Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách 2 bên gặp nhau để thỏa
thuận , thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời
đơn khiếu nại .
1.4.2 Hòa giải
Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua
người thứ ba gọi là hòa giải viên . Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian ,
tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội
dung tranh chấp , lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích
của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp
một cách hợp lý , hợp tình .
1.4.3 Trọng tài thương mại .
Theo quy định của Pháp lệnh về trọng tài thương mại 2003 thì:
Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án , theo đó các
bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết .
Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các bên có
liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó .
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp các bên có thỏa thuận trọng tài .Quyết định của trọng tài là chung thẩm , các
bên phải thi hành , trừ trường hợp tòa án hủy quyết định của trọng tài theo quy định
của pháp luật .
Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài , nếu một bên khởi
kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý , trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô
hiệu .
Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản , thỏa thuận trọng tài thông
qua thư , điện báo , telex , fax , thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 18
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
ý chí của các bên , giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận
trọng tài bằng văn bản .
1.4.4 . Tòa án
Việc giải quyết các tranh chấp còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án ,
người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ qua
bước thương lượng , có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo
vệ quyền lợi cho mình . Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải quyết tranh
chấp bằng xét xử tại tòa án .
Có thể nói chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa của nước ta đã
được quy định khá chặt chẽ . Luật Thương Mại 2005 với tư cách là nguồn luật
chính và chuyên nghành đã quy định đầy đủ các vấn đề về quá trình giao kết , thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như trách nhiệm của các bên nếu có vi
phạm hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp . Tuy nhiên , để các hoạt
động trên diễn ra đúng theo quy định của pháp luật thì còn phụ thuộc rất nhiều vào
việc áp dụng tại các chủ thể kinh doanh , mà trong bài này là công ty Cổ phần
thăng long .
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 19
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUÂT TRONG GIAO
KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
CÔ PHẦN THĂNG LONG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỔ PHẦN THĂNG LONG
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Tên , địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tên đơn vị : Công ty cổ phần Thăng Long
Tên giao dịch : Thang long Joint-Stock Company
Trụ sở giao dịch : Số 3 , Ngõ 191 đường Lạc Long Quân , phường Nghĩa Đô , quận
Cầu giấy , Hà Nội;
Điện thoại: (84-4) 753 4862 | 753 0055
Fax: (84-4) 836 1898
Website : www .vangthanglong .com .vn
Giấy đăng ký kinh doanh số : 0103001012 ngày 05/09/2002
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất công nghiệp đồ uống có cồn và không cồn .
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty qua các giai đoạn sau :
*Giai đoạn 1989-1993 : sản xuất thủ công
Công ty CPTL trước đây là xí nghiệp rượu – nước giải khát Thăng Long được
thành lập ngày 24/03/1989 theo quyết định số 6145/QĐ-UB . Khi mới thành lập , xí
nghiệp chỉ là một đơn vị sản xuất hoàn toàn thủ công với 50 công nhân , cơ sở vật
chất nghèo nàn . Với nỗ lực vượt qua khó khăn , xí nghiệp có những thành công ban
đầu . Hoạt động sản xuất kinh doanh dần dần ổn định và có hiệu quả .
* Giai đoạn 1993-1997 : sản xuất bán cơ giới và cơ giới .
Khẳng định được năng lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh , từ xí nghiệp
rượu- nước , giải khát Thăng Long , Công ty rượu- nước giải khát Thăng Long
chính thức được thành lập theo quyết định số 3021/QĐUB của UBND thành phố Hà
Nội ngày 16/08/1993 . Trong giai đoạn này , công ty đã đầu tư rất lớn vào mua sắm
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 20
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
TSCĐ với số vốn là 11 tỷ đồng . Máy móc thiết bị đã dần thay thế lao động thủ
công .
* Giai đoạn 1997 đến nay : cơ giới hoá và tự động hoá
Trong giai đoạn này , công ty luôn luôn khai thác tìm hiểu nhu cầu thị trường ,
và nhận thấy rằng chỉ có phương thức sản xuất cơ giới hoá , tự động hoá mới đủ khả
năng thoả mãn nhu cầu của thị trường .
Song song với hoạt động đầu tư đổi mới , công ty cũng từng bước áp dụng các
hoạt động quản lý chất lượng quốc tế HACCP , ISO . Năm 2000 công ty nhận được
chứng chỉ ISO 9002…
Nhờ sự mạnh dạn đầu tư đổi mới , công ty đã có sự thay đổi về chất lượng . Giai
đoạn này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử , theo quyết định số
54/2001/QĐ-TTG ngày 23/04/2001 của thủ tướng chính phủ về việc chuyển doanh
nghiệp nhà nước Cty rượu- nước giải khát Thăng Long thành Công ty cổ phần
Thăng Long .
2.1.2. Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ
* Chức năng
Với chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ tiêu dùng trên thị trường phục vụ lợi
ích kinh tế cho đất nước , Công ty cổ phần Thăng Long được thành lập với những
ngành nghề kinh doanh chủ yếu :
- Sản xuất công nghiệp các loại đồ uống có cồn và không có cồn
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống tổng hợp
- Sau sản xuất các loại bao bị Polyetylen phục vụ cho sản xuất
* Nhiệm vụ
- Cùng với doanh nghiệp thuộc sở thương mại Hà Nội , công ty nhận và sử dụng có
hiệu vốn của nhà nước giao
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ CBCNV
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý sản xuất . Phát triển
thương hiệu vang Thăng Long trong nước và thị trường quốc tế .
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 21
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước .
2.1.2.2 Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại
Hiện nay Công ty có 9 sản phẩm Vang khác nhau:
- Vang nhãn vàng (Vang truyền thống): Là Vang tổng hợp với hương vị đặc trưng
của các loại trái cây có hương vị đặc biệt ở Việt Nam . Vang với độ rượu nhẹ do lên
men , có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống phương Đông . Đây là mặt
hàng chủ chốt của công ty . Hàng năm , doanh thu Vang Nhãn vàng chiếm trên 97%
tổng doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm của công ty .
- Vang Thăng Long 2 năm , 5 năm: Là loại vang có hương vị đặc trưng của các loại
trái cây . Với độ rượu nhẹ tạo cảm giác êm dịu do tàng trữ lâu năm , có tác dụng bồi
bổ sức khoẻ theo truyền thống phương Đông . Là sản phẩm có màu nâu ánh đỏ
tươi , hương thơm , vị chua , chát .
- Vang Sơn Tra Thăng Long: Là sản phẩm được lên men từ quả Sơn Tra- vị thuốc
dân gian truyền thống của Việt Nam . Vang với độ rượu nhẹ do lên men , có tác
dụng bồi bổ sức khoẻ , tạo cảm giác hưng phấn êm dịu .
- Vang nho Thăng Long (Nho ngọt): Được làm từ quả nho chín giống ngoại nhập
vùng Phan Rang; có vị chua , chát , ngọt hài hoà; giàu vitamin và độ rượu nhẹ do
lên men .
- Vang Nho chát Thăng Long (loại thường và loại xuất khẩu): Được làm từ quả nho
chín giống ngoại nhập vùng Phan Rang bằng phương pháp chế biến và lên men hiện
đại; có vị chua , chát hài hoà theo thói quen tiêu dùng quốc tế .
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 22
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
- Vang Dứa Thăng Long: Là sản phẩm được lên men từ nước dứa thuần khiết; với
độ rượu nhẹ , hương thơm , vị ngọt , chua hài hoà; tạo cảm giác hưng phấn , êm
dịu .
- Vang Vải Thăng Long (loại thường và loại xuất khẩu): Được làm từ quả Vải thiều
Hải Dương độc đáo bằng phương pháp chế biến và lên men hiện đại . Vang vải có
hương vị đặc trưng , thuộc dòng Vang trắng theo thói quen tiêu dùng quốc tế .
- Vang nổ Thăng Long: Là sản phẩm lên men từ hoa quả với độ rượu nhẹ , bọt ga
đầy trắng mịn , tạo cảm giác hưng phấn , êm dịu , vui tươi .
- Rượu Vodka Thăng Long và rượu Vodka hương lúa : Đây là hai loại rươu có nồng
độ mạnh công ty mới sản xuất nhằm hướng tới một lượng đông đảo người sử dụng
trên thị trường .
Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm như vậy , doanh số tiêu thụ của công ty
không ngừng tăng , năng lực cạnh tranh các sản phẩm của công ty cũng ngày càng
được nâng cao . Các sản phẩm của công ty đã dần chiếm được lòng tin của người
tiêu dùng bằng giá cả và chất lượng cũng như uy tín doanh nghiệp . Như vậy , Công
ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm theo hướng sản xuất nhiều sản phẩm khác
nhau nhưng vẫn trong dòng sản phẩm Vang và Rượu .
Quá trình đa dạng hóa sản phẩm của Công ty được cụ thể hoá như sau: Sản phẩm
đầu tiên của Công ty từ khi thành lập là Vang nhãn vàng truyền thống , một sản
phẩm thuộc loại Vang ngọt . Sau đó , Công ty tiến hành nghiên cứu và sản xuất
thêm các loại Vang Dứa , Vang Sơn tra , Vang Nho ngọt . Đây cũng vẫn là các sản
phẩm Vang ngọt . Đến năm 2005 , nhu cầu đối với Vang ngọt có xu hướng giảm
mạnh và thay đổi đó là nhu cầu đối với Vang chát tăng lên . Công ty đã tiếp tục
nghiên cứu , cải tiến và đưa ra thị trường các sản phẩm Vang Nho chát và Vang Vải
. Bên cạnh đó , Công ty cũng sản xuất thêm sản phẩm Vang Nổ và đến năm 2006 đã
đưa ra thị trường sản phẩm rượu Vodka Vang Thăng Long .
2.1.3 . Danh sách cổ đông chính của công ty và cơ cấu vốn góp
Vốn điều lệ của Công ty là 18 .000 .000 .000 VND (Mười tám tỷ đồng)
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 23
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 1 .800 .000 cổ phần với mệnh giá
là 10 .000 VND/cổ phần .
2.1.3.1 Danh sách cổ đông chính của công ty
- Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
Quyết định thành lập số 125/2004/QĐ-UB của Uỷ ban nhân nhân Thành phố Hà
Nội ngày 11/8/2004 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 38 – 40 Lê Thái Tổ , phường Lê Thái Tổ , quận Hoàn Kiếm
, Hà Nội
Người đại diện quản lý phần vốn góp:
+ Bà Tô Thanh Huyền
Sinh ngày 01/ 09/ 1961 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: 010181202 do Công an Hà Nội cấp ngày 26/10/2005
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: Số 8 Ô Quan Trưởng , phường Đồng Xuân , quận
Hoàn Kiếm , Hà Nội .
Chỗ ở hiện tại: Số 8 Ô Quan Trưởng , phường Đồng Xuân , quận Hoàn Kiếm , Hà
Nội .+ Bà Mai Khuê Anh
Sinh ngày 01/ 06/ 1962 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: 010167703 do Công an Hà Nội cấp ngày 10/10/1996
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: Số 81 A Trần Quốc Toản , phường Trần Hưng
Đạo , quận Hoàn Kiếm , Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: Số 34-Ngách 158/51 Ngọc Hà , Quận Ba Đình , Hà Nội
- Ông Nguyễn Hữu Nga
Sinh ngày 20/11/1961 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: 011784492 do Công an TP Hà Nội cấp ngày 10/9/1993
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: Số 1 Bích Câu , phường Quốc Tử Giám , quận
Đống Đa , Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: Số 1 Bích Câu , phường Quốc Tử Giám , quận Đống Đa , Hà Nội
- Ông Nghiêm Xuân Thuỵ
Sinh ngày 05/11/1958 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 24
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
CMND số: 010304490 do Công an TP Hà Nội cấp ngày 14/2/2003
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: Số 1 phố Chả Cá , phường Hàng Đào , quận Hoàn
Kiếm , Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: Số 5 , ngõ Yên Ninh , phường Trúc Bạch , quận Ba Đình , Hà Nội
- 390 cổ đông khác .
2.1.3.2 Cơ cấu vốn góp:
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội góp 7 .217 .700 .000 VND (Bảy tỷ , hai trăm
mười bảy triệu , bảy trăm nghìn đồng) , tương ứng 721 .770 cổ phần , chiếm 40 ,1%
vốn điều lệ .
Phần vốn còn lại do các cổ đông khác góp tương ứng 10 .782 .300 .000 VND
(mười tỷ , bảy trăm tám mươi hai triệu , ba trăm ngàn) cổ phần , chiếm 59 ,9% vốn
điều lệ
2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty cổ phần
Công ty được tổ chức dựa theo chức năng nhiệm vụ như sau :
2.1.4.1 Đại hội đồng cổ đông :
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có quyền lực cao nhất của
công ty , toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi
công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông
2.1.4.2 Hội đồng quản trị : gồm 5 người
Theo kết quả Đạu hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 01/04/2008 , công ty Cổ
phần Thăng Long có cơ cấu thành viên Hội đồng quả trị nhiệm kỳ 3 như sau:
Bà Mai Khuê Anh – Chủ tịch hội đồng quản trị
Ông Tô Thanh Huyền – Uỷ viên hội đồng quản trị
Ông Nghiêm Xuân Thụy – Uỷ viên hội đồng quản trị
2.1.4.3 Ban kiểm soát
Bà Đỗ Tuệ Tâm – Trưởng ban kiểm soát
Ông Nguyễn Tiến Vĩnh – Uỷ viên
Ông Trần Thị Ngọc Lan – Uỷ viên
2.1.4.4 Ban giám đốc :
Đặng Huy Phong - Luật K46 - ĐHKTQD 25