Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NHỮNG CỐNG HIẾN của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC GIẢI PHÓNG dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.27 KB, 15 trang )

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GVHD: Nguyễn Thị Lan Chiên
SVTH:
LỚP:
MSSV:
LỚP HP:

Trần Nguyên Tâm
KT18DL
18510101310
000005002


Đề tài 1. Bằng những kiến thức đã học, anh / chị hãy làm rõ những cống hiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh,
anh / chị xác định trách nhiệm của mình như thế nào đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay ?

DẪN LUẬN
Để có được nền độc lập-tự do như ngày hơm nay, để đất nước Việt Nam có thể
từng bước, từng bước phát triển trên khắp mọi lĩnh vực như hơm nay, dân tộc Việt Nam
ngày càng có tiếng nói và được bạn bè thế giới tin yêu, tin cậy, từng bước nâng cao vị thế
của mình trên trường quốc tế. Tất cả những điều ấy thế hệ cha ông ta đã phải đánh đổi
bằng xương máu, bằng tồn bộ sức lực và trí tuệ để đánh đuổi những đế quốc xâm lăng


hùng mạnh bậc nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong người người lớp lớp những người con ưu tú của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh người con ưu tú nhất đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,
cho non sông đất nước Việt Nam. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những cống
hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Từ bài học lịch sử đến việc xác định con đường đúng đắn để giải
phóng dân tộc.
1.1 Những bài học lịch sử đắt giá.
1.1.1 Cuối thế kỷ XIX, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần vương các sĩ phu văn
thân yêu nước đã tích cực hưởng ứng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa vũ trang,
nhưng kết quả cuối cùng tất cả đều thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến tỏ ra lỗi
thời trước các nhiệm vụ lịch sử.
1.1.2 Dưới các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp giai cấp công nhân,
tiểu tư sản và tư sản lần lượt xuất hiện, tạo tiền đề cho phong trào yêu nước
giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.
1.1.3 Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sĩ phu Nho học có tư
tưởng tiến bộ điển hình là các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám.
-Phan Bội Châu chủ trương cầu viện và cầu học từ nước Nhật để đánh đuổi
thực dân Pháp bằng cách khởi xướng phong trào Đông Du, đưa những thanh
2


niên ưu tú sang Nhật để du học. Không lâu sau bị thực dân Pháp phát hiện và
cấu kết với Nhật để bắt bớ và đàn áp, phong trào Đông Du tan rã.
-Phan Chu Trinh chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” làm cuộc cải cách duy tân
trong nước với khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Tháng 3
năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kỳ và bị triều Nguyễn và

chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. Phan Chu Trinh cùng nhiều thành viên
trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội khởi xướng phong trào
chống thuế nên đều bị bắt.
-Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do người anh hùng Hồng Hoa Thám thì vẫn
mang nặng “cốt cách phong kiến”, chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi
đúng đắn. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi
phải đi theo một con đường mới.
1.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
sau mười năm rời xa tổ quốc (1911 – 1920).
1.2.1 Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia
đình, quê hương, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm
nhận ra hạn chế của người đi trước. Người nhận ra rằng không thể cứu nước
theo con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồng Hoa Thám….
Người từ chối Đơng du khơng phải vì đã hiểu bản chất của đế quốc Nhật, mà
chỉ cảm thấy rằng: khơng thể dựa vào nước ngồi để giải phóng tổ quốc.
-Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu
chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Tư tưởng “ỷ Pháp cầu
tiến bộ” của Phan Chu Trinh chỉ là việc “cầu xin Pháp rủ lịng thương” hồn
tồn phi thực tế bởi đơn giản bản chất chủa thực dân Pháp là đế quốc xâm lược
nhằm cướp bóc, nơ dịch ta, khơng lý nào lại trao văn minh, tiến bộ cho dân tộc
ta. Nguyễn Ái Quốc đã tự định ra cho mình hướng đi mới: phải tìm hiểu cho rõ
bản chất của những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái của nước cộng hịa Pháp, phải
đi ra nước ngồi, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm
thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình.
1.2.2 Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc sang phương
Tây tìm đường cứu nước. Với lịng u nước nồng nàn Hồ Chí Minh kiên trì
chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ. Người chú ý xem xét tình hình các nước,
suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, hăng hái học tập, tham gia các cuộc
diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học.
1.2.3 Năm 1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn

Aí Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Versaille đòi
3


chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân
Việt Nam. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp, làm cho nhân
dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý đến tình hình Việt Nam và Đơng
Dương.
1.2.4 Trong gần mười năm đi tìm đường cứu nước, tháng 7 năm 1920 qua báo
Nhân đạo (L’Humanité) Pháp, Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của V.I
Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Người đã “cảm động, phấn khởi,
sáng tỏ, tin tưởng…vui mừng đến phát khóc…”
-Luận cương của Leenin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành
độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ,
hồi bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người. “Luận cương về những vấn đề dân
tộc và thuộc địa đến với người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất
cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu.
-Việc biểu quyết tán thành Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng Sản
Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã đánh dấu bước chuyển
biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với
chủ nghĩa Mac – Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người
yêu nước trở thành người cộng sản.
-Việc xác định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc là cơng lao to lớn
đầu tiên của Hồ Chí Minh, trong thực tế, Người đã “gắn phong trào cách mạng
Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi theo con
đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac
– Lênin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà cách mạng Tháng Mười
Nga đã mở ra cho nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn
thế giới”.


CHƯƠNG II: Định hướng cách mạng Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2.1 Thời kỳ 1921 – 1930 Hình thành cơ sở lý luận về cách mạng Việt Nam và
sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
2.1.1 Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các
thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
2.1.2 Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc xuất bản
vào cuối năm 1925. Bằng những chứng cứ và số liệu cụ thể, những người thật
4


việc thật Người đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng thời chỉ ra con
đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Người chỉ rõ: “chủ nghĩa tư bản là
một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái
vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người
ta phải đồng thời cắt bỏ hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thơi thì cái vịi
cịn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và
cái vòi bị đứt sẽ lại mọc ra”.
2.1.3 Trong các bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (năm 1924)
Nguyễn Ái Quốc đã đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa
và cách mạng chính quốc, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới
với cách mạng thuộc địa. Tại phiên họp XXV ngày 3 tháng 7 năm 1924
Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Trong tất cả các thuộc địa Pháp, nạn nghèo đói đều
tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản sứ đã chín
muồi. Trong nhiều nước thuộc địa họ đã nhiều lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng
bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nơng dân vẫn cịn ở trong tình trạng tiêu cực
thì ngun nhân là họ vẫn cịn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế
cộng sản phải giúp họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ,
và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng”.

2.1.4 Ngày 11 tháng 11 năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung
Quốc). Người đã mở lớp và trực tiếp huấn luyện về phương pháp hoạt động tổ
chức cho những người Việt Nam yêu nước.
-Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí trực tiếp giảng bài cho các lớp huấn
luyện. Những bài giảng của người được tập hợp in thành sách mang tên
“Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930)
và nhiều bài viết khác của Người trong giai đoạn này là sự phát triển và tiếp
tục hồn thiện tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc. Những tác phẩm có
tính chất lý luận nói trên chứa đựng những nội dung căn bản sau đây:
-Bản chất của chế độ thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy, chủ nghĩa
thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động toàn thế giới.
-Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách
mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vơ sản thế giới. Giải phóng dân
tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp cơng
nhân.
-Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vơ sản ở chính quốc
có mối quan hệ khắng khít với nhau, nhưng khơng phụ thuộc vào nhau. Cách
mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng
5


vơ sản ở chính quốc. Ở đây, nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh đến vai trị tích
cực, chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi
ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân.
-Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi
bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do.
-Ở một nước nông nghiệp, lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong
xã hội, bị đế quốc, phong kiến bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng
dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân

đi theo, cần xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cho cách mạng.
Đòng thời, cần phải thu hút, tập hợp rộng rãi các giai tầng xã hội khác vào trận
tuyến đấu tranh chung của dân tộc.
-Cách mạng muốn thành công trước hết cần phải có đảng lãnh đạo. Đảng phải
theo chủ nghĩa Mac – Lênin và phải có một đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh,
chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý
tưởng giải phóng giai cấp cơng nhân và nhân loại.
-Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của
một vài người, vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần
chúng đấu tranh từ thấp lên cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn
Ái Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng.
-Những quan điểm cách mạng trên đây của Nguyễn Ái Quốc trong những năm
20 của thế kỷ XX được giới thiệu trong các tác phẩm của Người, cùng các tài
liệu Macxit khác, theo những đường dây bí mật được truyền về trong nước,
đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo ra một xung lực mới, một chất
men kích thích, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới của
thời đại.
2.1.5 Tháng 6 năm 1925, trên cơ sở số cán bộ được huấn luyện, Nguyễn Ái
Quốc thành lập “Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng”, tổ chức tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 21 tháng 6 năm 1925, báo “Thanh niên” ra
đời. Đây là tờ báo cách mạng làm nhiệm vụ tuyên truyền giới thiệu về chủ
nghĩa Lênin và cách mạng Tháng Mười Nga; giải thích đường lối chiến lược
và sách lược của cách mạng Việt Nam. Báo là người tuyên truyền tập thể,
người cổ động và tổ chức tập thể, góp phần quan trọng vào việt xúc tiến thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở lại Trung Quốc, triệu tập hội nghị thống
nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3
tháng 2 năm 1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc).
6



2.2 Thời kỳ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách và tổ chức lãnh đạo cách mạng
Tháng 8 thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2.2.1 Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế cộng
sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả”. Khuynh hướng này đã trực tiếp
tác động vào phong trào cách mạng Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là những
quyết định được đưa ra trong hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương
lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 31 – 10 – 1930, tại Hương Cảng
theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Hội nghị cho rằng, Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 vì chưa nhận thức đúng nên đặt tên Đảng
sai và quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương; chỉ trích
và phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc đưa ra trong Chính cương vắn tắt
và Sách lược vắn tắt đã phạm những sai lầm chính trị rất nguy hiểm.
2.2.2 Trên cơ sở xác định chính xác con đường cần phải đi của cách mạng Việt
Nam, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề dân
tộc và vấn đề giai cấp, về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách
mạng vơ sản, chống lại những biểu hiện “tả” khuynh và biệt phái trong Đảng.
-Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Người là đúng. Tháng 7 năm 1935,
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả” trong phong
trào Cộng sản quốc tế, chủ trương mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất vì hịa
bình, chống chủ nghĩa Phát xít. Đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc, Đại
hội VII bác bỏ luận điểm “tả” khuynh trước đây về chủ trương làm “cách
mạng công nông”, thành lập “chính phủ Xơ viết”…Sự chuyển hướng đấu
tranh của Quốc tế Cộng sản đã chứng tỏ quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về
cách mạng Việt Nam, về mặt trận dân tộc thống nhất, về việc tập trung mũi
nhọn vào chống chủ nghĩa đế quốc là hoàn toàn đúng đắn. Trên quan điểm đó,
năm 1936, Đảng ta đã đề ra chính sách mới, phê phán những biểu hiện “tả”
khuynh, cô độc, biệt phái trước đây.
-Như vậy, sau quá trình thực hiện cách mạng, cọ xát với thực tiễn, vấn đề phân
hóa kẻ thù, tranh thủ đồng minh…đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, sách

lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Đó cũng là cơ sở để Đảng ta chuyển hướng
đấu tranh trong thời kỳ 1936 – 1939, thành lập mặt trận Nhân dân phản đế
Đông Dương (từ tháng 3 – 1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương ) và
tự năm 1939 đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
-Trước khi về nước, trong thời gian còn hoạt động ở nước ngồi, lãnh tụ
nguyễn Ái Quốc vẫn ln ln theo dõi tình hình trong nước, kịp thời có
những chỉ đạo để cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên. Người viết 8 điểm xác
định đường lối, chủ trương cho cách mạng Đông Dương trong thời kỳ 1936 –
7


1939. Khi tình hình thế giới có những biến động mới, Người đã chủ động đề
nghị Quốc tế Cộng sản cho về nước hoạt động. Người yêu cầu “đừng để tơi
sống q lâu trong tình trạng khơng hoạt động và giống như là sống ở bên
cạnh, ở bên ngoài của Đảng”.
2.2.3 Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chọn Cao
Bằng làm căn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng.
Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơi họp hội nghị lần thứ VIII của trung ương
(tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, nơi ra báo Việt Nam độc lập,
mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng.
-Ngày 6 tháng 6 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả
nước “ Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta
phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nịi ra
khỏi nước sơi lửa nóng… Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam
đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người
có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng. Riêng
phần tơi xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu dành tự do độc
lập, dẫu phải hi sinh tính mạng cũng khơng nề”.
2.2.4 Tháng 9 năm 1944 Người trở lại Cao Bằng, Người gửi thư cho đồng bào
toàn quốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội. Tháng 12 năm 1944,

Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền
thân của quân đội nhân dân Việt Nam.
2.2.5 Ngày 9 tháng 3 năm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc
chiếm Đơng Dương. Cuộc chiến tranh thế giới thứ II cũng bước vào giai đoạn
cuối với những thắng lợi của Liên Xô các nước Đồng minh. Ngày 4 tháng 5
năm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) sau sự kiện
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (ngày 9 tháng 8 năm 1945) và ồ ạt tiến
công đạo quân Quan Đông của chúng, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống
Hirosima (6-8) và Nagasaki (9-8), ngày 10 tháng 8 phe Đồng minh đã gửi
công hàm yêu cầu Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chớp thời cơ ấy, ngày
12 tháng 8 năm 1945 Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trung ương Đảng
quyết định tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Theo đề nghị của Người,
Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945.
Hội nghị thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa, thành lập ủy ban khởi nghĩa
toàn quốc. Ngày 16 tháng 8 năm 1945 Quốc dân đại hội Tân Trào đã hồn tồn
nhất trí với chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng. Đại hội đã bầu ra ủy
ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh là
Chủ tịch.
8


-Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Hỡi
đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị
áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành độc lập. Chúng ta không
thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng
cảm tiến lên”. Ngày 19 tháng 8 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23 tháng
8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn.
2.2.6 Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đọc Tun ngơn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Người tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật
đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,
độc lập ấy”.
CHƯƠNG III: Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo đấu tranh giữ vững chính
quyền cách mạng non trẻ và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần 2
(1945-1954).
3.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo củng cố chính quyền cách mạng
non trẻ.
3.1.1 Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời 3-9-1945, Người
đề ra những nhiệm vụ cấp bách lúc đó là động viên tồn dân chống giặc đói,
giặt dốt, và giặc ngoại xâm.
-Để giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước lập
các hủ gạo cứu đói và không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “ngày đồng
tâm” để có thêm gạo cứu đói. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
-Để xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động,
ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nhà
Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.
3.1.2 Để giữ vững thành quả cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những
biện pháp cần thiết để xây dựng hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân từ
Trung ương tới địa phương, một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì
dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu tới việc xây dựng chính sách
đại đồn kết dân tộc.
3.1.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước.
3.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần
2 thắng lợi.
9


3.2.1 Trước dã tâm xâm lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến
trên phạm vi cả nước. Sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, trên làn sóng phát
thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, lời kêu gọi cứu nước của Người truyền đi
khắp nước: “chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ…Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì
phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai
có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng
phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
3.2.2 Tháng 12 năm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng
khai mạc tại chiến khu Việt Bắc. Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ chính trị của Đảng là: Đưa kháng
chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tổ chức Đảng Lao động Việt Nam. Đảng
công khai hoạt động đầu tiên của Việt Nam để phù hợp với tình hình thế giới
và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
3.2.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo thắng lợi hai chiến dịch quan
trọng là chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu đông
1950.
3.2.4 Ngày 6 tháng 12 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị
Trung ương Đảng thơng qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết
định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Người chỉ thị cho Đại tướng Tổng Tư lệnh
Võ Nguyên Giáp: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không
những về quân sự mà cả về chính trị, khơng những đối với trong nước mà cịn
đối với quốc tế. Vì vậy tồn dân, tồn Đảng, phải tập trung hoàn thành cho kỳ
được”.
3.2.5 Ngày 13-3-1954, Chiến dịch Điên Biên Phủ bắt đầu, chiến đấu liên tục
trong 55 ngày đêm, ngày 7-5-1954 Chiến dịch hoàn toàn thắng lợi cho quân và
dân Việt Nam. Buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ ngày 20-7-1954 thừa
nhận: tơn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân
dân Việt Nam. Buộc quân đội Pháp phải rút khỏi tồn cõi Đơng Dương.

CHƯƠNG IV: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
4.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội ở Miền Bắc.
4.1.1 Trở lại thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu ro nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam là thi hành đúng hiệp định
10


Giơnevơ năm 1954 về Đơng Dương; củng cố hịa bình, đấu tranh để thực hiện
thống nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do; củng cố miền Bắc về mọi mặt;
mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nước. Đặc biệt chú
trọng công tác xây dựng Đảng, Người nhắc nhở Đảng viên phải phấn đấu, chú
trọng nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là nền tảng của mỗi Đảng viên để
hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình.
4.1.2 Tại Đại hội đại biểu lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 năm
1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hịa bình thống nhất nước nhà”. Đại hội
đã bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam.
4.1.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên tồn Đảng toàn dân vừa xây dựng, phát
triển kinh tế, giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc, vừa chăm lo đến đời
sống hằng ngày của nhân dân. Người cổ vũ nhân dân miền Nam ruột thịt đang
chiến đấu anh dũng để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
4.2 Đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
4.2.1 Tháng 8 năm 1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, và từ
tháng 2 năm 1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra
miền Bắc và ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Trước
tình hình đó chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam: “Lúc
này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt
Nam yêu nước”.

4.2.2 Tháng 7 năm 1966, Mỹ đã dùng máy bay nắm bom Thủ đô Hà Nội và
thành phố Hải Phịng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên nhân dân Việt Nam
vượt qua hi sinh gian khổ và kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí
nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có
gì q hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất
nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
CHƯƠNG V: Trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam hiện nay.
5.1 Trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
-Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có mục đích, động cơ học tập
đúng đắn.

11


-Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống. Sống trong sáng, lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai
căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa – đạo đưc, truyền thống của dân tộc.
-Có tinh thần nhân ái, sẻ chia vì cộng đồng, có trách nhiệm với bản thân, gia
đình và xã hội. Có ý thức cơng dân, gương mẫu chấp hành pháp luật.
-Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết
thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội,
xóa đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng.
5.2 Trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự phát triển của đất nước, sẵn
sàng hi sinh vì lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia
-Luôn ra sức phấn đấu lao động, học tập, rèn luyện về mọi mặt, có ý chí khắc
phục khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp với khác vọng cống hiến vì tương
lai tươi sáng của dân tộc.

-Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
-Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương. Vận
động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
-Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân
tộc.

KẾT LUẬN
Với lịng u nước nồng nàn, yêu thương con người, yêu thương nhân loại và khát
khao độc lập cho dân tộc, cho quê hương. Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cả cuộc đời của
Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho non sơng, đất nước. Từ lúc người quyết chí
ra đi tìm đường cứu nước, Người chưa từng mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà dành cả đời
để đi tìm hạnh phúc cho nhân dân, bình yên cho dân tộc. Sự nghiệp cách mạng của Người
khó mà có thể kể xiếc:
-Thứ nhất, Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua
nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa
đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính
quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Người đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác 12


Lênin để tìm ra con đường cứu nước. Ngày 3-2-1930, thay mặt Quốc tế cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị tại Hồng Kơng để hợp nhất ba tổ chức cộng sản
thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 3-2-1930 mãi mãi là mốc son trong lịch sử của
dân tộc Việt Nam với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trì thành lập.
- Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã
giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám, thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và

can thiệp Mỹ kết thúc bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu”, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
- Thứ ba, ngày 2-9-1969, Bác Hồ đã vĩnh biệt chúng ta và để lại cho toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc mang tầm tư tưởng và trí tuệ của thời đại. Thực hiện
bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 50
năm qua cách mạng Việt Nam đã không ngừng tiến lên giành được nhiều thắng lợi vẻ
vang.

13


MỤC LỤC
DẪN LUẬN..............................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
CHƯƠNG I: : Từ bài học lịch sử đến việc xác định con đường đúng đắn để giải
phóng dân tộc.
1.1 Những bài học lịch sử đắt giá................................................................................1
1.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc sau mười năm rời xa tổ quốc (1911 – 1920)...................................................2
CHƯƠNG II: Định hướng cách mạng Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2.1 Thời kỳ 1921 – 1930 Hình thành cơ sở lý luận về cách mạng Việt Nam

sáng lập chính Đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam.........................................3
2.2 Thời kỳ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách và tổ chức lãnh đạo cách mạng Tháng
8 thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa...........................6
CHƯƠNG III: Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo đấu tranh giữ vững
chính quyền cách mạng non trẻ và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần 2
(1945-1954).
3.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo củng cố chính quyền

cách mạng non trẻ.......................................................................................................8
3.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp lần 2 thắng lợi….................................................................................................8
CHƯƠNG IV: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội ở miền Bắc và
đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
4.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội ở Miền Bắc...........................9
4.2 Đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước......10
CHƯƠNG V: Trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam hiện nay.
5.1 Trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội...............................................10
5.2 Trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.............................11

KẾT LUẬN.............................................................................................................11


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, xuất bản 2018, Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Sự Thật (12-17)



×