Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Phân tích các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh du lịch của Công ty du lịch tiếp thị giao thông vận tải việt nam Vietravel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN DU LỊCH
­­­­­ � � � ­­­­­

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ DU LỊCH
ĐỀ TÀI: Phân tích các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh du
lịch của Công ty Du lịch & Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel

Nhóm sinh viên thực hiện

: 02

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Dương Thị Hồng Nhung

1


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
5
LỜI MỞ ĐẦU
6
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
7
1.1. Lợi nhuận kinh doanh du lịch


7
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận kinh doanh du lịch
7
1.1.2. Đặc điểm hình thành của lợi nhuận kinh doanh du lịch
8
1.1.3. Tầm quan trọng của lợi nhuận kinh doanh du lịch
8
1.2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh du lịch
9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh du lịch
10
1.3.1. Nhân tố chủ quan
10
1.3.2. Nhân tố khách quan
13
CHƯƠNG 2: Thực trạng về tình hình lợi nhuận tại Cơng ty Du lịch & Tiếp thị
Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
16
2.1. Vài nét giới thiệu về Vietravel
16
2.2. Đánh giá tình hình lợi nhuận kinh doanh của Vietravel
22
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Vietravel
23
2.3.1. Nhân tố chủ quan
23
2.3.2. Nhân tố khách quan
42
2.4. Các biện pháp của Vietravel đã thực hiện giúp nâng cao lợi nhuận kinh doanh
du lịch

46
2.4.1. Các biện pháp của Vietravel đã thực hiện giúp nâng cao lợi nhuận kinh
doanh du lịch
46
Đánh giá chung
52
CHƯƠNG 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận kinh doanh du
lịch tại Công ty Du lịch & Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
55
3.1. Mục tiêu của công ty Vietravel
55
3.2. Phương hướng của công ty Vietravel
55
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty
du lịch Vietravel
55
PHỤ LỤC
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
61
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
62
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
63

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng 2.1. Tình hình lợi nhuận kinh doanh của Vietravel năm 2019-2020

Bảng 2.2. Chi phí của Vietravel giai đoạn 2019-2021

21
26

Hình 2.1. Cơng ty Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam – Vietravel
15
Hình 2.2. Sản phẩm và dịch vụ của Vietravel
16
Hình 2.3
27
Hình 2.4
34
Hình 2.5
35
Hình 2.6
36
Hình 2.7
37
Hình 2.8
38
Hình 2.9
39
Hình 2.10
40
Hình 2.11
41
Hình 2.12
42
Hình 2.13

42
Hình 2.14
43
Hình 2.15. Ơng Trần Đoàn Thế Duy - thành viên Hội đồng Quản trị, phó Tổng Giám
đốc Vietravel nhận giải tại World Travel Grand năm 2019
44
Hình 2.16
46
Hình 2.17
47
Hình 2.18
48
Hình 2.19
49

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
GTVT
TP. HCM

Giao thông vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

GTGT


Giá trị gia tăng

M.I.C.E

Meeting Incentive Conference Event

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng Cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

4


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của
con người. Ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan
trọng ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam.
Trong đó, hoạt động kinh doanh lữ hành là đặc thù của ngành du lịch và mỗi
quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp du lịch không thể thiếu hệ thống các
công ty lữ hành cùng tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường. Mặt khác, điều
này dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt là khó tránh khỏi để có thể duy trì và đứng vững
trên thị trường. Chi phí để cung cấp dịch vụ hồn hảo để thỏa mãn các khách hàng
đang ngày một khó tính hơn sẽ tăng lên gấp nhiều lần qua từng năm và sự biến động
trong mùa du lịch khiến cho các cơng ty lữ hành phải kiểm sốt chi phí ngặt nghèo
hơn.

Từ đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao lợi nhuận kinh doanh trong
công ty, kết hợp cùng với những kiến thức được trang bị trong nhà trường, nhóm 2 đã
tìm hiểu tình hình lợi nhuận kinh doanh của Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt
Nam - Vietravel, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao tình hình lợi nhuận của
cơng ty.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bài thảo luận của nhóm, do cịn hạn chế về
mặt kiến thức, kinh nghiệm nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất
mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của cơ để bài làm của nhóm có thể hồn
thiện hơn nữa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5


CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
1.1. Lợi nhuận kinh doanh du lịch
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận kinh doanh du lịch
Lợi nhuận là thước đo quan trọng nhất cho thành công trong kinh doanh. Lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng sẽ làm tăng lợi ích của các nhóm: Khách hàng, nhân
viên, nhà quản trị, các cổ đông và nhà đầu tư (chủ sở hữu). Mục tiêu của doanh nghiệp
là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh chất lượng và kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị luôn đối mặt với nhiều trở ngại trong quản lý doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp: Thiếu tính sáng tạo, thiếu tập trung, giám sát thiếu chặt chẽ,
mâu thuẫn giữa bộ phận kinh doanh và dịch vụ khách hàng, xác định không đúng đối
tượng khách, đãi ngộ khơng thoả đáng... Tại nhiều khách sạn, do có nhiều nghiệp vụ
kinh doanh nên vai trò quản lý lợi nhuận thuộc về nhiều nhà quản trị khác nhau. Các
bộ phận dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung có thể được hạch tốn độc lập. Việc quản
lý doanh thu tại bộ phận lễ tân là quản lý doanh thu từ bán buồng và các dịch vụ đi
kèm như giặt là, điện thoại, ăn uống tại phịng... Vì vậy, hiểu rõ bản chất của lợi nhuận

sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh.
Theo nghĩa chung lợi nhuận là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, là phần
vượt trội của giá bán sản phẩm dịch vụ với chi phí tạo ra và cung ứng sản phẩm dịch
vụ đó. Thu nhập là khoản thu được dưới mọi hình thức (tiền tệ, hàng hóa hay dịch vụ)
mà một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia nhận được đều đặn trong từng thời
kỳ nhất định (1 tháng, 1 năm). Theo đó, lợi nhuận và thu nhập khác nhau về phạm vi
áp dụng, về nguồn gốc, về biểu hiện và tính chất.
- Ở góc độ kinh tế học, phân biệt lợi nhuận thông thường và lợi nhuận siêu
ngạch (lợi nhuận vượt mức).
- Ở góc độ kinh tế chính trị, lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng
dư, là hình thức biểu hiện bên ngồi của giá trị thặng dư.
- Ở góc độ tài chính, lợi nhuận được xác định dựa trên lãi gộp, chi phí sản xuất
kinh doanh, kết quả các hoạt động khác và thuế phải nộp.
- Thực tế trong kinh doanh du lịch, lợi nhuận được xác định khá đơn giản:
L=D-F-T
Trong đó:
L: Lợi nhuận.
D: Doanh thu.
F: Chi phí.
T: Thuế phải nộp.

6


1.1.2. Đặc điểm hình thành của lợi nhuận kinh doanh du lịch
Lợi nhuận được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo lĩnh vực hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Lợi nhuận trong khách sạn có nguồn hình thành từ kinh doanh lưu trú, kinh
doanh ăn uống và kinh doanh dịch vụ bổ sung.
- Lợi nhuận của một công ty lữ hành có nguồn từ kinh doanh tour trọn gói, hoa

hồng cho nhà cung ứng và bán các dịch vụ lẻ kèm theo.
- Lợi nhuận của một nhà hàng có nguồn từ sản xuất kinh doanh sản phẩm tự
chế và hàng chuyển bán.
Cơ cấu hình thành nguồn lợi nhuận khác nhau tùy theo đặc điểm và loại hình
kinh doanh của doanh nghiệp:
- Cơ cấu lợi nhuận của khách sạn khác với cơ cấu lợi nhuận của công ty lữ
hành.
- Tỷ trọng lợi nhuận của từng lĩnh vực kinh doanh trong tổng lợi nhuận có sự
khác biệt. Thơng thường, doanh nghiệp càng kinh doanh các dịch vụ thuần túy thì lợi
nhuận càng lớn.
Bản chất của lợi nhuận kinh doanh du lịch xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau:
- Lợi nhuận có nguồn gốc, bản chất từ q trình sản xuất, do sự kết hợp các
nhân tố sản xuất tạo giá trị mới tăng thêm.
- Lợi nhuận sản xuất kinh doanh sản phẩm tự chế thể hiện rất rõ đặc điểm này.
Lợi nhuận có nguồn gốc, bản chất từ q trình sản xuất nhưng do các ngành sản xuất
khác tạo ra. Doanh nghiệp du lịch kinh doanh hàng chuyển bán được hưởng lợi nhuận
này do kinh doanh sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất khác.
Mặt khác, doanh nghiệp du lịch cịn thu được phần lợi nhuận khơng nhỏ khi
khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho du khách.
1.1.3. Tầm quan trọng của lợi nhuận kinh doanh du lịch
- Lợi nhuận chính là mục tiêu của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Với bất cứ doanh nghiệp nào, lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của họ.
Lợi nhuận là yếu tố sống cịn của mỗi doanh nghiệp, khơng thu được lợi nhuận thì
doanh nghiệp khơng thể tồn tại. Nó sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh
tranh đầy khốc liệt hiện nay. Nói chung, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong
của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận sẽ giúp tái sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất
lượng sản phẩm


7


- Lợi nhuận cũng là cơ sở đảo bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp.
Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối. Và họ sẽ dùng số tiền ấy để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, từ
đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục
vụ cho sản xuất…
- Lợi nhuận làm hài hoà lợi ích của các đối tượng liên quan.
Các đối tượng đó bao gồm: Khách hàng, nhân viên, nhà quản trị, các cổ đông
và nhà đầu tư (chủ sở hữu). Lợi nhuận cao có thể mở rộng, phát triển và tăng chất
lượng dịch vụ, điều này đảm bảo được lợi ích và nhu cầu của khách hàng. Nhân viên
sẽ được trả lương đầy đủ, đối với nhân viên có tác động trực tiếp đến doanh thu (nhân
viên kinh doanh) lương của họ sẽ tăng dựa vào chỉ tiêu họ đạt được. Bên cạnh đó, các
nhà quản trị, cổ đơng và nhà đầu tư cũng được lợi ích lớn từ lợi nhuận cao.
- Lợi nhuận là yếu tố hấp dẫn đầu tư.
- Lợi nhuận ổn định cũng giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình
trên thị trường và giúp việc vay vốn bên ngoài của họ trở nên dễ dàng hơn. Lợi nhuận
cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu
doanh nghiệp.
1.2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh du lịch
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ % so sánh giữa tổng mức lợi nhuận và tổng doanh thu
đạt được trong một thời kỳ nhất định.
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh chất lượng và hiệu quả của
hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hoạt động của doanh nghiệp
càng tốt. Do đó có thể dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định hoặc giữa các thời kỳ của cùng một doanh nghiệp. Giữa
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận có thể có nhiều mối quan hệ, ví dụ như lợi nhuận tăng
và tỷ suất lợi nhuận tăng, lợi nhuận tăng và tỷ suất lợi nhuận giảm, lợi nhuận giảm và
tỷ suất lợi nhuận cũng giảm,... Các doanh nghiệp ln tìm mọi cách để tăng cả lợi

nhuận và tỷ suất lợi nhuận, song, theo xu hướng thì lợi nhuận tăng và tỷ suất lợi nhuận
giảm.
Cơng thức tỷ suất lợi nhuận:
● Tỷ suất lợi nhuận: � ′ = �/� ���� (L’ bằng L chia D nhân 100)
● Tỷ suất lợi nhuận trước thuế: L’tt = Ltt/D x 100
● Tỷ suất lợi nhuận sau thuế: L’st = Lst/D x100
Trong đó:
D : Tổng mức doanh thu đạt được trong thời kì đó

8


L : Tổng lợi nhuận
Ltt : Lợi nhuận trước thuế
Lst : Lợi nhuận sau thuế
L’ : Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh du lịch
1.3.1. Nhân tố chủ quan
a. Quy mô và cơ cấu kinh doanh
● Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
Khi thành lập doanh nghiệp tất cả các cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, thương
nhân… đều cần phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp và quy mơ doanh nghiệp của
mình. Điều này vơ cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động
của doanh nghiệp trong q trình tồn tại và phát triển.
Quy mơ kinh doanh đề cập đến quy mô hoạt động kinh doanh; trong đó xác
định mức độ sản xuất và khối lượng bán hàng. Một doanh nghiệp có thể được thực
hiện trên quy mô lớn hoặc quy mô vừa phải hoặc quy mơ nhỏ. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp thuộc mọi quy mơ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên, sự thật là
quy mơ kinh doanh có liên quan nhiều đến chi phí hoạt động và quy mơ lợi nhuận.
● Cơ cấu kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển chắc chắn không chỉ dựa vào các điều kiện về tài nguyên,
vốn kinh doanh, chiến lược kinh doanh… Mà còn cần đến một cơ cấu kinh doanh chặt
chẽ và phù hợp. Một cơ cấu tổ chức kinh doanh sẽ tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược
và mơi trường kinh doanh của tổ chức đó.
Khi nhắc tới các loại mục tiêu chiến lược chúng ta có thể hiểu đây là những
trạng thái và những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được
trong khoảng thời gian nhất định, đảm bảo sự thực hiện thành cơng tầm nhìn và sức
mạnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khai thác, tạo ra các cơ hội mới và giành
được những lợi thế cạnh tranh so với các công ty du lịch khác.
Môi trường kinh doanh là tổng tập hợp những yếu tố liên quan chặt chẽ tới các
hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng bên trong
hoặc bên ngồi tới kết quả, hiệu quả cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp, công
ty. Môi trường kinh doanh sẽ tạo ra sân chơi lớn cho nhiều doanh nghiệp trong cùng
thời kỳ, đem đến cho họ tính cạnh tranh lành mạnh để khẳng định sự phát triển; thúc
đẩy họ thay đổi, sáng tạo, phát triển những cái mới, thường xuyên học tập… để phát
triển vững mạnh hơn.

9


Tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức hoạt động của
doanh nghiệp khác nhau dựa trên quy mơ, tính chất của từng loại hình công ty.
=> Đối với doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu kinh doanh càng mở rộng bao nhiêu thì
cơ cấu hình thành lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn bấy nhiêu dẫn tới
đặc điểm hình thành lợi nhuận phong phú hơn. Từ đó nâng cao lợi nhuận kinh doanh
của doanh nghiệp.
b. Chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phi về
lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Chi phí là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt,
chi phí hoạt động của doanh nghiệp (dao động trong khoảng 5%) ảnh hưởng rất lớn
đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Nếu giảm chi phí này xuống mức thấp nhất
có thể, lợi nhuận cũng sẽ tăng theo và ngược lại.
Chi phí vận hành doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số lợi
nhuận sau thuế. Muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần tối giản chi phí vận
hành. Do đó, chủ doanh nghiệp và bộ phận kế toán cần biết cách cân đối chi tiêu để
làm sao cho mức chi tối đa chỉ bằng 30% doanh thu của tháng.
=> Khi doanh nghiệp có các cách thức sử dụng chi phí hợp lý thì sẽ tiết kiệm được chi
phí kinh doanh. Từ đó nâng cao được lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp. Đó là
điều kiện cơ bản để tái sản xuất mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng trái lại,
nếu doanh nghiệp không quản lý được tốt các yếu tố về nguồn lực đầu vào thì có thể
làm tăng các chi phí về sản xuất các sản phẩm, dịch vụ. Từ đó làm giảm lợi nhuận
kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Trình độ tổ chức và quản lý
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều hoạt động sản xuất kinh
doanh theo sự quản lý của Nhà nước theo các văn bản quy phạm pháp luật trong đó
luật doanh nghiệp là văn bản chỉ đạo xuyên suốt. Để phát triển bền vững doanh nghiệp
cần phải có chiến lược tổ chức và quản lý một cách khoa học, hợp lý. Các bộ phận
trong đơn vị phải phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, với tiêu chí đưa ra sản phẩm tốt
nhất cho khách hàng, đạt tiến độ với chi phí sản xuất là ít nhất.
Hiện tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập mới rất nhiều nên sự
cạnh tranh trong công việc rất khốc liệt. Do đó cơng việc sẽ ít đi, để đạt lợi nhuận cao
thúc đẩy công ty ngày càng phát triển thì cơng ty phải có mơ hình tổ chức quản lý
doanh nghiệp, tổ chức quản lý lao động và chi phí quản lý tài chính một cách khoa

10



học, rút gọn mà vẫn không gián đoạn, tạo thương hiệu, uy tín đối với khách hàng.
“Một doanh nghiệp vận hành tốt là nhờ có sự đồn kết nội bộ lớn mạnh”.
Nhân tố này có vai trị trong tồn bộ quá trình kinh doanh và ảnh hưởng trực
tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Nếu tổ chức và quản lý tốt các yếu tố về nguồn lực
kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất - kinh doanh một cách hợp lý, doanh nghiệp
sẽ phát triển được sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm được chi phí hay nói cách khác,
doanh nghiệp sẽ sử dụng có hiệu quả vật chất lao động và tiền vốn doanh nghiệp bỏ
ra. Từ đó lợi nhuận trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ được năng cao.
Nếu tổ chức và quản lý không hợp lý thì có thể doanh nghiệp sẽ tạo ra các bộ
máy cồng kềnh, từ đó sẽ tốn nhiều chi phí hơn và hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn. Do
đó lợi nhuận kinh doanh cũng sẽ bị giảm xuống.
=> Điều đó chứng tỏ rằng muốn tạo ra lợi nhuận cao cần phải có trình độ tổ chức quản
lý sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đến chất lượng
của dịch vụ, sản phẩm tiêu thụ
d. Chiến lược kinh doanh
Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản
cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi
thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất
định.
Chiến lược kinh doanh thành cơng khi nó giúp doanh nghiệp tăng trưởng, cạnh
tranh được với đối thủ và hiệu quả về tài chính. Một chiến lược kinh doanh đầy đủ
phải bao gồm cách làm thế nào để đạt được mục tiêu, khác biệt với đổi thủ ở điểm nào
và làm sao để mang về doanh thu.
=> Chiến lược chính là yếu tố quyết định đến định hướng kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu định hướng của doanh nghiệp phù hợp với thị trường kinh doanh thì lợi
nhuận mà doanh nghiệp có được sẽ ngày càng tăng lên .Trái lại, khi định hướng của
doanh nghiệp đi ngược lại thị trường thì lợi nhuận ắt sẽ giảm xuống.
e. Uy tín của doanh nghiệp
Ngày nay, khách hàng dễ bị tấn công dồn dập bởi một lượng thông tin khổng lồ
trước khi mua hàng, trong khi mua hàng và cả sau khi mua hàng. Thông điệp thương

hiệu của doanh nghiệp cũng nằm trong lượng thông tin này, và cho dù khách hàng có
nhận ra được thơng điệp thương hiệu thì nó là nguồn thơng tin ít được khách hàng tin
tưởng nhất. Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhau để giành lấy sự chú
ý của người tiêu dùng, nhưng giành được sự chú ý thơi khơng đủ mà cịn cần phải
giành được sự tin tưởng của họ. Doanh nghiệp muốn có được sự tin tưởng, có được
niềm tin của khách hàng thì phải có uy tín.

11


Nếu doanh nghiệp có được uy tín đối với khách hàng, người tiêu dùng nhận
biết được và nghĩ ngay đến sản phẩm và dịch vụ của cơng ty khi có nhu cầu. Thuận lợi
cho việc bán hàng, gia tăng doanh số. Người Nhật Bản thường nói “lợi nhuận chính là
thước đo về niềm tin và uy tín của doanh nghiệp”. Chính nhờ xây dựng được uy tín
với khách hàng và các bên có liên quan nên việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra
suôn sẻ, ổn định, không những thế giảm được đáng kể các chi phí cơ hội, thậm chí các
chi phí trực tiếp trong giao dịch.
Ngồi ra, uy tín doanh nghiệp sẽ tạo thế mạnh cho doanh nghiệp nâng cao và
duy trì vị thế với cổ đơng, đối tác, nhà đầu tư. Nhất là khi kêu gọi vốn đầu tư, doanh
nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp về dịch vụ du lịch, uy tín sẽ tạo ra
ấn tượng và niềm tin với các chủ đầu tư, đối tác. Uy tín doanh nghiệp cũng góp phần
tạo động lực, niềm say mê và nhiệt huyết của nhân viên trong cơng việc, gia tăng sự
gắn bó và lịng trung thành của nhân viên với những giá trị tinh thần, niềm tự hào khi
được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp.
=> Uy tín của doanh nghiệp liên quan đến mức độ chất lượng của khách hàng đối với
các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu như một doanh nghiệp có uy tín tốt thì
mức độ chất lượng khách hàng sẽ tăng từ đó doanh nghiệp sẽ có doanh thu cao hơn,
góp phần nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Bên cạnh đó, uy tín của doanh nghiệp góp
phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho những chiến lược tìm kiếm, lơi kéo
khách hàng, từ đó cũng góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

f. Các nhân tố khác
Ngoài 5 yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh
nghiệp thì cịn một số nhân tố khác cũng có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp
như: sự khác biệt trong sản phẩm.
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là một q trình xây dựng, khắc họa và tiếp
thị với mục đích tạo ra sự phân định rõ nét cho sản phẩm của bạn so với những sản
phẩm tương tự mà các đối thủ cùng cung ứng trên thị trường hiện nay. Có thể nói rằng
đây chính là một q trình định vị sản phẩm trong nhận thức của khách hàng. Giúp
sản phẩm của mình trở nên đặc biệt hơn, khơng bị nhầm lẫn và đủ sức cạnh tranh so
với các đối thủ khác.
1.3.2. Nhân tố khách quan
a. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Nó bao gồm chính sách thuế, chính sách lãi suất và kiểm sốt giá... tất cả các
điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng thu lợi nhuận của doanh
nghiệp.

12


Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải chấp hành các chính sách chế độ của
Nhà nước. Chính vì vậy mà khi có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ, chính sách đều có
ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Tùy từng thời kỳ phát triển kinh tế cũng
như mục tiêu kinh tế vĩ mô được ưu tiên mà Nhà nước có thể ban hành các chính sách
phù hợp để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các doanh nghiệp ổn định sản
xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm, tìm kiếm thị trường và lợi
nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b. Giá cả
Theo quan điểm của các nhà kinh tế thị trường hiện đại: Giá cả là sự biểu hiện
bằng tiền của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời cũng biểu thị một cách
tổng hợp các mối quan hệ trong nền kinh tế quốc dân. Giá cả tác động đến chi phí đầu

vào từ đó sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Giá phí đầu vào tăng thì lợi nhuận giảm; giá bán đầu ra tăng
thì lợi nhuận tăng.
c. Sự ổn định của tiền tệ
Sự ổn định của tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của thị trường. Sự biến
động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh, doanh thu và chi
phí của các doanh nghiệp. Nền kinh tế bất ổn sẽ gây ra những rủi ro không lường
trước được trong kinh doanh, tạo tâm lý thiếu an toàn cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến
mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp khó khăn khi huy động vốn, tìm kiếm các nguồn tài
trợ, bỏ ra nhiều chi phí hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự ổn định của tiền
tệ sẽ dẫn đến sức mua của thị trường tăng từ đó doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ tăng. Ví dụ khi sức mua của đồng tiền giảm hay lạm phát, chi phí sản xuất
hàng hóa tăng vọt, dẫn đến tăng giá sản phẩm đầu ra. Tất cả những yếu tố này ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa, giá bán tăng làm giảm nhu
cầu mua sắm, giảm nhu cầu về mặt hàng đang sản xuất của doanh nghiệp, lượng hàng
hóa tiêu thụ đều giảm 1 cách rõ rệt.
Ở vị trí các nhà sản xuất, khi tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và đầu
ra biến động không ngừng gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá
của đồng tiền làm cho vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả sản xuất
- kinh doanh ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi gây ra những biến động về kinh
tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ
phá sản rất lớn. Tuy nhiên, xét ở góc độ nào đó, khi tỷ lệ lạm phát thấp, không gây ảnh
hưởng đến kinh tế thì có thể sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó sẽ khuyến khích
các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất, sản lượng sẽ tăng lên. Ngoài ra cũng

13


khuyến khích tiêu dùng, cầu tiêu dùng tăng lên, do đó hàng hố bán chạy và cũng làm
sản lượng tăng.

d. Vị trí kinh doanh của doanh nghiệp
Quy mơ, vị thế doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến các quyết định, bởi theo cơ cấu,
doanh nghiệp càng lớn thì càng có sự tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở hữu.
Sự tách bạch này càng lớn, các mối lo ngại có thể phát sinh (nhà quản lý sẽ theo đuổi
lợi ích cá nhân hấp dẫn mà bỏ qua lợi ích của các cổ đông và doanh nghiệp). Một mối
lo ngại đáng đế quan tâm nữa, đó là các doanh nghiệp có quy mỏ càng lớn thì kỳ vọng
vào chi tiêu lợi nhuận dự báo càng cao. Vị trí của doanh nghiệp tác động đến doanh
thu của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ, chi phí
kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp lớn sẽ chênh lệch với những doanh nghiệp
vừa và nhỏ do đó lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ khác nhau.
e. Các nhân tố khác
Tính thời vụ, an tồn xã hội, an ninh chính trị,.. cũng là những yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

14


CHƯƠNG 2: Thực trạng về tình hình lợi nhuận tại Công ty Du lịch & Tiếp thị
Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
2.1. Vài nét giới thiệu về Vietravel

Hình 2.1. Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam – Vietravel
Vietravel là một công ty du lịch của Việt Nam, thành lập ngày 20/12/1995 bởi
ông Nguyễn Quốc Kỳ, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh
trong nước tại thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Cần Thơ, Lào Cai, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng
Tàu, Gia Lai, Phú Quốc, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang và các văn phòng đại diện tại
Mỹ, Pháp, Úc, Campuchia, Thái Lan, Singapore. Ngoài du lịch Vietravel bắt đầu gia
nhập thị trường OTA với việc đầu tư vào dự án khởi nghiệp TripU và thành lập hãng
hàng không lữ hành Vietravel Airlines.

● Địa chỉ: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
● Điện thoại: 028 38 668 999
● Email:
● Website:
● Thị trường chính: Tồn cầu
● Lĩnh vực kinh doanh:
+ Du lịch nội địa (Domestic)
+ Du lịch nước ngoài (Outbound)
+ Du lịch phục vụ khách quốc tế (Inbound)

15


Hình 2.2. Sản phẩm và dịch vụ của Vietravel
a. Giải thưởng
+ Giải thưởng của nhà nước:
● Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng năm 2011, 2014.
● Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng (hai lần trong các
năm 2005, 2006).
● Tổng Giám đốc nhận Huân chương Lao động hạng Ba (hai lần trong các năm
2005, 2006).
● Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước trao tặng năm 2011.
+ Giải thưởng của báo chí và người tiêu dùng:
● Thương hiệu Quốc gia 2013, 2014.
● Top 100 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam 2008-2009 của VCCI và Nielsen
bình chọn.
● Một trong 10 công ty du lịch hàng đầu Việt Nam – Tổng cục Du lịch Việt Nam
bình chọn năm 2006.
● Thương hiệu mạnh 2008 – Thời báo kinh tế VN bầu chọn năm 2008
+ Giải thưởng quốc tế:

● Những người bạn của Thái Lan – Tổng cục Du lịch Thái Lan trao tặng năm
2004.
● TTG travel Awards 2011, 2012, 2013, 2014, 2016.

16


● Công ty Lữ hành hàng đầu châu Á 2014.
● Giải thưởng du lịch thế giới WTA: Asia’s Leading Travel Agency” và
“Vietnam’s Leading Travel Agency - 2013, 2014, 2015 , 2016 , 2017, 2018,
2019 - World’s Leading Group Tour Operator 2019
b. Giai đoạn hình thành và phát triển
+ Giai đoạn 1992 - 1995:
Tiền thân là Trung tâm Tracodi Tour thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển
GTVT (Tracodi) tách ra năm 1992 với thành viên ban đầu chỉ với 07 người và số vốn
hơn 06 triệu đồng được quy đối từ chiếc máy fax do một công ty bạn ở nước ngoài
tặng, phải đi thuê trụ sở làm việc tại 16 bis Alexander Roche; Phường Bến Nghé,
Quận 1, TP.HCM. Đứng đầu là Ông Nguyễn Quốc Kỷ với cương vị là Giám đốc,
Ngành nghề kinh doanh chính là tổ chức cho du khách Nhật đến Việt Nam và thực
hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.
Năm 1993 Trung tâm Tracodi Tour nhận được Giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế số 48/GPDL, bắt đầu từ đây, Trung tâm chính thức thành lập các phịng ban
theo hướng chun mơn hóa như Phịng Điều hành hướng dẫn viên, Phịng Thị
trường, Phịng Tài chính Kế tốn, Văn phịng Trung tâm.
Ngày 20/12/1998 Trung tâm chính thức phát triển thành doanh nghiệp độc lập
với tên gọi là Công ty Du lịch và Tiếp thị GTVT (Vietravel), trực thuộc Bộ Giao thông
Vận tải theo Quyết định thành lập số 4962/QĐ-TCCB ký ngày 02/12/1995.
Năm 1996 - 1998 công ty mở rộng hoạt động kinh doanh thành lập thêm các
trung tâm, văn phòng chi nhánh như: Chi nhánh Hà Nội; Chi nhánh Nha Trang; Chi
nhánh Quy Nhơn; Phòng Du lịch Trong Nước; Phịng Du lịch Nước ngồi; Văn phịng

Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn, Tân Định.
+ Giai đoạn 1995 - 2000:
Giai đoạn này Vietravel đã từng bước xây dựng thương hiệu, đưa thương hiệu
Vietravel đến với khách hàng, tính đến năm 2000, Vietravel đã xây dựng được hệ
thống các phòng ban chức năng: Văn phòng, Phòng Điều hành hướng dẫn viên, Phịng
Thị trường nước ngồi, Phịng Du lịch Trong nước, Phòng thương mại điện tử, các chi
nhánh tại Hà Nội, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng và Văn phòng Du lịch Chợ Lớn.
Trong giai đoạn này, Vietravel đã tham gia vào các Hiệp hội Du lịch: Hiệp hội
du lịch Việt Nam & TP.HCM (VITA), Hiệp hội các Hãng tổ chức du lịch Mỹ
(USTOA), Hiệp hội các đại lý du lịch Hoa Kỳ (ASTA).
Là một doanh nghiệp còn non trẻ, Vietravel đã từng bước thâm nhập thị trường
bằng những bước đi vững chắc, vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế
Châu Á, Vietravel đã tạo được dấu ấn thương hiệu Vietravel trong lòng khách hàng và

17


đối tác trong và ngồi nước.
Đánh dấu sự thành cơng của giai đoạn 1995-2000, Vietravel đã vinh dự được
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất
sắc trong cơng tác những năm 1996-2000.
+ Giai đoạn 2001 - 2005:
Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn bởi tình hình thế giới và trong nước phải
đương đầu với dịch cúm gia cầm H5N (2002), đại dịch Sars (2003), thảm họa động
đất - Sóng thần (2004)... Ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công ty đã
cùng đồng tâm hiệp lực, kề vai sát cánh trong khó khăn, tìm mọi phương cách để duy
trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
Tuy gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhưng đây lại là giai
đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của Vietravel: Do nhu cầu kinh doanh phát triển cần có
trụ sở và mặt bằng rộng để có thể phát triển hoạt động kinh doanh, công ty đã chuyển

địa điểm về 190Pasteur, thành lập các khối kinh doanh ở trụ sở chính: Khối Du lịch
trong nước, khối Du lịch nước ngồi, khối Thị trường nước ngồi, thành lập thêm
phịng Chăm sóc khách hàng, phịng Nghiên cứu phát triển, mở thêm chi nhánh Cần
Thơ, chi nhánh Huế, chi nhánh Lào Cai, trung tâm Tư vấn du học (VOSC), trạm dịch
vụ du lịch Phú Nhuận (tiền thân của Trung tâm Lữ hành Thế giới), văn phòng Du lịch
Âu Cơ, văn phòng dịch vụ Vietravel tại Sân bay Tân Sơn Nhất (Tiền thân của Trung
tâm Dụ du lịch Lá Xanh) và Xí nghiệp dịch vụ vận chuyển Xuyên Á (Asia Express).
Công ty cịn mạnh dạn mở rộng quy mơ hoạt động, đưa thương hiệu Vietravel
vượt ra ngoài biên giới bằng việc thành lập 2 Văn phòng đại diện tại Nhật và Pháp.
Thương hiệu Vietravel tiếp tục khẳng định uy tín của mình trên thị trường trong
và ngoài nước khi nhận được Cờ thi đua của Chính phủ tặng cho đơn vị “Hồn thành
xuất sắc nhiệm vụ dẫn đầu phong trào thi đua năm 2004 khối các Công ty kinh doanh
trực thuộc Bộ GTVT", và các bằng ghi nhận “Công ty du lịch đưa khách đến Thái Lan
nhiều nhất năm 2004" của Tổng cục Du lịch Thái Lan và “Công ty du lịch đưa khách
đến Malaysia nhiều nhất năm 2005” của Bộ Du lịch Malaysia.
Kết thúc giai đoạn phát triển thứ hai của mình, kết quả của q trình vượt khó
để phát triển thương hiệu. Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty, tháng 12/2005,
Vietravel lại một lần nữa vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động
hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc từ năm 2000-2004.
+ Giai đoạn 2006 - 2010:
Với thương hiệu Vietravel và uy tín trên đã được xây dựng trong 10 năm,
Vietravel đã vinh dự được Chính phủ giao điều phối tồn bộ phương tiện vận chuyển
phục vụ Hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam năm 2006 và đã vinh dự được Nhà nước

18


tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong cơng
tác phục vụ thành công Hội nghị APEC. Đến năm 2010, Vietravel tiếp tục vinh dự
được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức phương tiện vận chuyển phục vụ Hội nghị cấp

cao ASEAN 17 tại thủ đơ Hà Nội và Cơng ty đã hồn thành nhiệm vụ được giao một
cách xuất sắc.
Với tầm nhìn chiến lược trước sự phát triển như vũ bão của Công nghệ số, ngay
từ năm 2005, Vietravel đã triển khai các giải pháp tổng thể về công nghệ theo một quy
trình chặt chẽ, ngày 30/01/2007, trang web mạng bán tour trực tuyến đầu tiên tại Việt
Nam www.travel.com.vn của Vietravel đã ra đời, góp phần tạo cầu nối gắn kết khách
hàng với Vietravel qua kênh thông tin đa chiều với nhiều tiện ích để du khách có thể
thỏa mãn nhu cầu du lịch mọi lúc mọi nơi.
Cũng bắt đầu từ giai đoạn này, chương trình khuyến mãi “Mùa hè vơ tận” và
“Sắc thu vàng" của Vietravel đã ra mắt trên phạm vi cả nước và được duy trì cho đến
nay được đơng đảo khách hàng hưởng ứng nhiệt tình.
Các sản phẩm du lịch mang dấu ấn tiên phong của Vietravel ngày càng được
nhiều người biết đến, trong giai đoạn khẳng định thương hiệu, Vietravel đã ghi dấu
bằng 2 sản phẩm du lịch: (1) Tour du lịch lặn biển và đám cưới dưới nước năm 2008
(Sản phẩm “Đám cưới dưới nước" đã được kỷ lục guiness VN công nhận là sự kiện
đám cưới dưới nước đầu tiên ở Việt Nam); (2) Sản phẩm du lịch kết hợp cổ động bóng
đá: Năm 2009 lần đầu tiên ra mắt sản phẩm du lịch kết hợp cổ động đội tuyển bóng đá
Sea Games tại Lào.
Năm 2010, Văn phịng đại diện của Vietravel tại Mỹ chính thức hoạt động.
Trong giai đoạn này, Công ty vẫn tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động của mình bằng
việc thành lập chi nhánh Đồng Nai (2008), Bình Dương (2008), Hải Phòng (2008),
Phú Quốc (2009), Âu Cơ (2010), mở rộng các loại hình kinh doanh với việc thành lập
Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực (VIMAC) (2008), Trung tâm Dạy nghề Vietravel
(2009)...
Cuối năm 2010, thực hiện chủ trương chuyển đổi mơ hình hoạt động các doanh
nghiệp Nhà nước thành Cơng ty TNHH Một thành viên. Ngày 15/06/2010, Cơng ty đã
chính thức đổi thành Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt
Nam - Vietravel. Đây là cột mốc đánh dấu bước chuyển đổi sang giai đoạn phát triển
mới sau 15 năm hình thành và phát triển.
Đánh dấu thành công của giai đoạn “Vietravel khẳng định thương hiệu và vươn

lên tầm khu vực". Ngày 2/7/2010, Công ty đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân
chương lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn
2005-2010.

19


+ Giai đoạn 2011- đến nay:
Năm 2011 Công ty đã tiến hành sáp nhập bộ phận kinh doanh GIT của các đơn
vị kinh doanh tại TP.HCM: Trung tâm Du lịch lữ hành Thế Giới, Trung tâm Du lịch lữ
hành Chợ Lớn, Chi nhánh Phú Mỹ Hưng tập trung về các Khối Du lịch trong nước và
Du lịch nước ngoài, thành lập hệ thống các văn phòng bán lẻ khắp các địa bàn trong
TP.HCM. Với cơ cấu hoạt động mới này, sức mạnh và sự chuyên nghiệp của bộ phận
kinh doanh đã được phát huy một cách mạnh mẽ.
Ngày 28/11/2011 Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt danh sách các
cơng ty trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp
trong đó có Cơng ty TNHH Một thành viên Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam Vietravel.
Năm 2012, Công ty tiếp tục tái cơ cấu các đơn vị kinh doanh và các phòng ban
nghiệp vụ hỗ trợ. Trong quý 3/2012, Công ty bước đầu thực hiện theo mơ hình
Vietravel 3 bằng việc tập trung hoạt động theo cơ cấu vùng Miền Trung và Miền Tây
Nam bộ với các đầu mối tại các khu vực là Chi nhánh Đà Nẵng - Đầu mối Miền
Trung, Chi nhánh Cần Thơ - Đầu mối miền Tây. Ngày 19/03/2012, Cơng ty Vietravel
có văn bản số 1588/BGTVT - TC của Bộ Giao thông vận tải về việc xác định giá trị
doanh nghiệp và lựa chọn tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp lấy thời điểm
xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 31/12/2011. Quyết định số 882/QĐBGTVT
ngày 24/04/2012 về việc Quy định lại Ban chỉ đạo Cổ phần hóa Cơng ty TNHH Một
thành viên Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel.
Năm 2013, Công ty Vietravel đang tiến hành các thủ tục cổ phần hóa theo nghị
định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ.
Năm 2014, Cơng ty chính thức chuyển từ hình thức sở hữu Nhà nước sang mơ

hình Cơng ty cổ phần không cần vốn của Nhà nước. Đây là giai đoạn quan trọng, đánh
dấu sự thay đổi về cách quản lý, năng động hơn và linh hoạt hơn trong thị trường có
nhiều thay đổi như ngành dịch vụ du lịch, làm cơ sở để Cơng ty định hướng trong việc
duy trì và phát triển Vietravel trong tương lai.
Năm 2015, Công ty Vietravel là đơn vị đầu tiên trong lĩnh vực du lịch thuê bao
nguyên chuyến bay charter, đi tiên phong mở ra hướng kinh doanh mới, sản phẩm mới
cho hoạt động du lịch nói chung. Năm 2015, Vietravel lập kỷ lục khi phục vụ hơn
13.886 lượt khách du lịch Thái Lan trong tháng 7, đưa 45 đoàn khách du lịch Châu Âu
trong tháng 9 và phục vụ gần 1.000 khách du lịch Hàn Quốc trong tháng 11/2015.
Năm 2016, Công ty tiếp tục tăng trưởng theo định hướng phát triển không chỉ
trong lãnh thổ Việt Nam mà cả thế giới với việc thành lập các công ty du lịch tại Pháp,
Úc. Trong năm 2016, Vietravel vinh dự là đơn vị phục vụ toàn bộ hệ thống vận

20


chuyển cho Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5, với khoảng 45 đoàn đến từ
các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á với số lượng dự kiến bao gồm 4.590 vận động
viên, huấn luyện viên và cán bộ của các đoàn thể thao, 370 quan chức là nguyên thủ,
lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ, lãnh đạo OCA, các Ủy ban Olympic quốc gia,
các tổ chức thể thao quốc tế, 550 trọng tài và quan chức kỹ thuật của các Liên đoàn
thể thao quốc tế.
Năm 2017, Công ty mở mới Chi nhánh Thanh Hóa và văn phịng Cơng ty tại
Singapore. Vietravel là cơng ty duy nhất đảm trách tồn bộ cơng tác vận chuyển phục
vụ Hội nghị cấp cao APEC 2017.
Năm 2018, Công ty mở mới Chi nhánh tại Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng và
Long An.
Năm 2019, Cơng ty mở mới Chi nhánh Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Long
và Văn phòng tại Thái Lan. Vietravel được Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủy thác công
tác hậu cần phục vụ cho sự kiện “Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2019 – Vesak 2019”.

Ngày 27/09/2019 Vietravel lên sàn chứng khoán. Ngày 5/12/2020, Tàu bay đầu tiên
của Vietravel Airlines – Vietravel nhận máy bay Airbus A321ceo đầu tiên.
2.2. Đánh giá tình hình lợi nhuận kinh doanh của Vietravel
Bảng 2.1. Tình hình lợi nhuận kinh doanh của Vietravel năm 2019-2020
STT

CÁC CHỈ TIÊU

ĐVT

NĂM
2019

NĂM
2020

SO SÁNH 2019 VỚI
2020
+/-

%

1

Tổng Doanh thu



7.464


1.592

- 5.872

21,33

2

Tổng chi phí



499

337

- 162

67,54

-Tỷ trọng chi phí

%

6,69

21,17

+ (14,48)


-

Tổng thuế GTGT



746,4

79,6

- (666,8)

10,66

-Tỷ suất GTGT

%

10,00

5,00

- (5,00)

-

Lợi nhuận trước thuế




60,28

- (97,82)

- (158,1)

- (162,28)

-Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế

%

0,81

- (6,14)

- (6,95)

-

5

Thuế TNDN



15,74

9,19


- (6,55)

58,39

6

Lợi nhuận sau thuế



44,26

- (98,95)

- (143,21)

- (223,57)

-Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế

%

0,59

- (6,22)

- (6,81)


-

3
4

Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam

21


Nhận xét: Nhìn chung, tình hình lợi nhuận năm 2020 giảm mạnh so với năm
2019, Vietravel âm hơn 98,95 tỷ đồng.
Cụ thể:
1. Tổng doanh thu năm 2020 giảm 5.872 tỷ đồng, tương đương 78,67% so với
năm 2019.
2. Tổng chi phí năm 2020 giảm 162 tỷ đồng, tương đương với 32,46% so với
năm trước.
So sánh tốc độ giảm của tổng chi phí và tổng doanh thu, ta thấy tổng doanh thu
và tổng chi phí đều giảm nhưng tổng doanh thu giảm mạnh hơn tổng chi phí nên tỷ
trọng chi phí tăng 14,28%
3. Tổng thuế GTGT, năm 2019 của doanh nghiệp ở mức cao 746,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến năm 2020, do tình hình dịch COVID – 19, chính phủ hỗ trợ
giảm thuế từ 10% xuống còn 5%. Điều này dẫn đến việc thuế giảm 666,8 tỷ đồng. So
sánh tốc độ tăng của thuế GTGT và tổng doanh thu, ta thấy tốc độ giảm của thuế
GTGT mạnh hơn tổng doanh thu nên tỷ suất GTGT tăng 50% so với năm trước.
4. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2020 giảm 158,1 tỷ đồng, tương
đương 162,28% so với năm 2019.
So sánh tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế và tổng doanh thu, ta đều thấy lợi
nhuận trước thuế và doanh thu đều giảm nên tỷ suất lợi nhuận trước thuế giảm 6,95%.
5. Thuế TNDN, năm 2019, thuế TNDN là 15,74 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2020,

chính phủ đánh thuế TNDN ít hơn 2019 nên thuế TNDN giảm 6,55 tỷ so với năm
ngoái.
6. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 giảm 143,21 tỷ đồng, tương đương 123,57%
so với năm trước.
So sánh tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế và tổng doanh thu, ta thấy lợi
nhuận sau thuế và tổng doanh thu đều giảm nhưng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn
tổng doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận sau thuế giảm 6.81%.
=> Lữ hành Vietravel hiện nay đang là 1 trong 16 công ty hàng đầu châu Á với quy
mô khắp quốc gia và hiện đang kết nối với nhiều công ty trên thế giới. Tuy nhiên, kết
quả kinh doanh và lợi nhuận của công ty này năm 2020 sụt giảm mạnh, phần vì tác
động từ đại dịch. Vì thế cần có những biện pháp để nâng cao lợi nhuận kinh doanh của
công ty.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Vietravel
2.3.1. Nhân tố chủ quan
a. Quy mô và cơ cấu kinh doanh

22


● Quy mô kinh doanh của Vietravel
Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải
(Vietravel) sau 2 lần đổi hình thức kinh doanh, ngày 01/01/2014 Vietravel chính thức
chuyển thành Cơng ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam. Đến
nay, công ty đã mở chi nhánh Vietravel tại các tỉnh và các thành phố lớn trên khắp cả
nước và tham gia các tổ chức: Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), Hiệp hội Du lịch
Mỹ (USTOA, ASTA), Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA)
Vietravel cung cấp rất nhiều dịch vụ như: Tour lữ hành trong và ngoài nước,
vận chuyển du lịch, tư vấn du học, xuất khẩu lao động, bán vé máy bay tàu hỏa, thu
đổi ngoại tệ. Ra đời khi đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng ý thức được sứ mệnh của
nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp, Vietravel tự hào tiên phong chinh phục được thị

trường khách khó tính Nhật Bản (tại Việt Nam). Đến nay Nhật Bản vẫn là thị trường
khách lớn nhất của Vietravel bên cạnh khách Đông Nam Á, châu Âu. Bằng sự đa dạng
hóa loại hình sản phẩm và tiên phong mở rộng thị trường, Vietravel đã sớm phát triển
đều cả ba thị trường khách quốc tế vào Việt Nam (inbound), khách Việt Nam du lịch
trong nước (domestic) và đưa người Việt, khách quốc tế đến các nước khác
(outbound). Hiện nay, Vietravel đã có đủ các Tour và hệ thống đối tác chiến lược khắp
năm châu. Tại thị trường du lịch Việt Nam, Vietravel luôn là người tiên phong, mở
đường để phát triển điểm đến qua hàng trăm cuộc khảo sát mỗi năm nhằm tìm kiếm
những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Hiện nay, ngoài đội ngũ hàng nghìn nhân viên trong cả nước, Vietravel hình
thành mạng lưới 6 chi nhánh ở các thị trường nước ngoài. Đây được kỳ vọng là những
điểm kết nối cho dịch vụ lữ hành và vận chuyển hành khách trong tương lai. Riêng
2019, Vietravel đã phục vụ khoảng một triệu khách với hơn 300 chuyến bay thuê bao
nguyên chuyến (charter). Chi phí phải trả tiền vé máy bay gần 3.000 tỷ đồng. Mục tiêu
đến năm 2022, công ty sẽ phục vụ từ 1,7 đến 2 triệu khách.
● Cơ cấu kinh doanh
Vietravel phấn đấu với mục tiêu Trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành về du lịch
của Việt Nam và top 10 công ty du lịch hàng đầu châu Á. Tiếp tục giữ vững vị trí
Cơng ty hàng đầu lữ hành tại Việt Nam. Phấn đấu trở thành một trong những nơi làm
việc tốt nhất khu vực trong ngành du lịch.
Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Công ty là kinh doanh Du lịch lữ hành
nội địa và quốc tế, xuất khẩu lao động, tổ chức các lớp dạy nghề lao động, tổ chức
giới thiệu và xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện, đại lý vé máy bay, dịch vụ hàng
khơng, thương mại văn hóa, tư vấn du học...
● Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế:

23


- Kinh doanh Dịch vụ Du lịch lữ hành là hoạt động kinh doanh chính của

Vietravel từ giai đoạn mới thành lập đến nay. Các sản phẩm du lịch luôn đa dạng làm
hài lòng du khách.
- Kinh doanh lữ hành nội địa: hàng năm Công ty Vietravel phục vụ đưa khách
Việt Nam du lịch trong nội địa với số lượng rất lớn đến các địa danh du lịch nổi tiếng
trong cả nước.
- Kinh doanh lữ hành nước ngồi: Cơng ty Vietravel đưa khách du lịch Việt
Nam đi nước ngoài tham quan du lịch với các sản phẩm đa dạng phong phú.
- Kinh doanh lữ hành quốc tế: Vietravel khai thác đưa khách quốc tế vào du
lịch tại Việt Nam.
● Xuất khẩu lao động:
Dịch vụ xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động kinh doanh của
Công ty Vietravel. Hàng năm Công ty Vietravel cung cấp lao động Việt Nam cho các
thị trường Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan... Dịch vụ xuất khẩu lao động đã góp phần
tích cực trong việc giải quyết việc làm cũng như mang lại nguồn thu nhập ổn định cho
xã hội và cho gia định.
● Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại:
Công ty Vietravel tham gia các hội chợ, hội thảo, xúc tiến thương mại về du
lịch ở trong và ngoài nước.
● Tổ chức dạy nghề:
Công ty mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực du lịch. dịch
vụ sát với thực tế nhằm cung cấp cho học viên cái nhìn và kỹ năng trong lĩnh vực này,
sau đó có cơ hội được làm việc thực tế tại Vietravel cũng như các tổ chức khách trong
ngành. Đây là mảng kinh doanh tiềm năng đang được đẩy mạnh phát triển.
Trong giai đoạn bình thường mới hiện nay, Cơng ty cũng đã kịp thời cho ra mắt
bộ sản phẩm "Hành trình xanh" phù hợp nhu cầu của tình hình mới. Giai đoạn đầu mở
cửa trong tháng 10/2021, Vietravel sẽ tập trung vào nhóm sản phẩm tại TP. HCM đến
các vùng xanh như tour Cần Giờ (1 - 2 ngày), Staycation, Vũng Tàu, Tây Ninh… Giai
đoạn kế tiếp từ tháng 11/2021, Công ty sẽ mở rộng ra sản phẩm liên vùng. Theo đó,
các sản phẩm bằng đường bộ từ TP. HCM đến Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt và miền
Tây. Sản phẩm bằng đường bay sẽ tập trung vào các địa phương Phú Quốc, Quy

Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Hạ Long và Hà Giang.
Sở hữu đội xe đủ các loại từ 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đội xe của Asia
Express (Xí nghiệp vận chuyển Xuyên Á) - đơn vị dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp
trực thuộc Vietravel, đảm bảo khả năng luôn có sẵn nguồn xe cũng như đội ngũ tài xế
dự phịng để xử lý bất kỳ tình huống phát sinh nào trong thời gian nhanh nhất có thể.

24


Nhờ lợi thế đội xe phong phú, Asia Express giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa
chọn đa dạng khi tổ chức cơng tác đưa đón cơng nhân theo tiêu chí “1 cung đường - 2
điểm đến”. Asia Express ln cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp vận chuyển an
toàn theo hướng dẫn 5K từ Bộ y tế trên từng chuyến xe. Các bác tài đều đã tiêm đủ 2
mũi vaccine và tiến hành xét nghiệm Covid-19 thường xuyên theo chỉ thị và hướng
dẫn của thành phố để ln đảm bảo an tồn cho khách hàng.
Bên cạnh sản phẩm bằng đường bộ, Vietravel cịn có thế mạnh về đường hàng
không. Công ty là đơn vị tiên phong thực hiện các tour charter (thuê bao chuyến bay)
đến Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Bhutan, Myanmar …Và trong giai
đoạn các đường bay quốc tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Vietravel đã mở rộng thêm
dịch vụ đón cơng dân hồi hương hay chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam. Hiện tại,
Vietravel mở bán các chuyến bay hồi hương khởi hành ngày 25/11; 9/12; 30/12 dành
cho khách hàng từ Mỹ, Canada, Úc, Dubai, Pháp, Anh và tất cả quốc gia khác có quá
cảnh tại Incheon (Hàn Quốc). Trung tâm vé máy bay Vietravel còn cung cấp dịch vụ
hỗ trợ tư vấn và làm Visa, gia hạn Visa, đặt phòng khách sạn cũng như dịch vụ đón
tiễn tại sân bay...
Song song việc cung ứng dịch vụ vận chuyển, mở bán tour du lịch trọn gói,
cung cấp các gói dịch vụ: vé máy bay, phịng khách sạn… loại hình du lịch M.I.C.E
thời kỳ hậu Covid cũng là một trong các thế mạnh của Vietravel. Vietravel M.I.C.E tự
hào đã tổ chức thành cơng nhiều đồn du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, team
building cho các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu Việt Nam, có quy mơ đến 1.000

hoặc trên 3.000 khách với chất lượng dịch vụ tốt nhất và giá cả hợp lý nhất. Các
chương trình du lịch M.I.C.E được cơng ty xây dựng đáp ứng đúng nhu cầu thực tế;
hướng tới gắn kết doanh nghiệp với người lao động, khơi gợi tính sáng tạo, đồn kết
và nâng tầm giá trị cuộc sống. Đặc biệt, Vietravel đã tiên phong và mạnh dạn đưa ra
chương trình “Travel & Training - Du lịch kết hợp với đào tạo”. Đây được xem như
một chương trình đào tạo theo format khá mới lạ, giúp kết nối các thành viên với
nhau, tăng cường hiệu quả trong công việc được đông đảo khách hàng quan tâm trong
thời gian gần đây. Điểm độc đáo với mảng du lịch M.I.C.E của Công ty Vietravel là
bên cạnh việc tổ chức tour, Cơng ty cịn bao gồm cả dịch vụ tổ chức sự kiện cho khách
hàng. Với lợi thế sở hữu Trung tâm tổ chức sự kiện Đàn Ông Việt (Beevent) chuyên
cung ứng dịch vụ trọn gói cho các doanh nghiệp như: Kỷ niệm thành lập, Hội nghị tri
ân khách hàng, Gala dinner, Teambuilding, Hội chợ du lịch trong và ngoài nước…
=> Có thể thấy, quy mơ kinh doanh của Vietravel rất lớn, các chi nhánh được trải dài
khắp châu Á, dễ dàng tiếp cận mọi tầng lớp khách hàng. Cùng với đó là cơ cấu kinh
doanh nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau, đa dạng ngành nghề và tập trung nhiều vào

25


×