Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo môn Tâm lý học Tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.79 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
---------------

BÁO CÁO
MƠN: TÂM LÝ HỌC TƠN GIÁO

Giảng viên: TS. Dương Hồng Lộc
Sinh viên: Đỗ Lễ
MSSV: 1756160054

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2019
1


Ý kiến của Giảng viên

2


Mục lục

3


Lời cảm ơn
Thông qua chuyến đi thực tế đến hai cơ sở trên, tôi đã thu nhận được những
hành trang quý giá cho định hướng thực hành tâm lý của tôi sau này.
Xin gửi lời cảm ơn đến TS. Dương Hoàng Lộc đã tạo cơ hội cho lớp học


được cọ sát với thực tế và cộng đồng tôn giáo.
Cũng xin cảm ơn tập thể chùa Long Phước và chùa Thiên Quang đã đón tiếp
nồng hậu và hết sức hỗ trợ cho lớp học được trải nghiệm các nghi thức và
nội dung thực hành tơn giáo.
Cảm ơn ni sư Thích nữ Huệ Dâng và ni sư Thích nữ Hương Nhũ đã có
những chia sẻ giúp lớp học có được những kiến thức và cơ hội hiểu được
góc nhìn Phật giáo về các tiến trình tâm lý cũng như hành vi con người.
Xin dành những lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy, ni sư Thích nữ Huệ Dâng, ni
sư Thích nữ Hương Nhũ tập thể chùa Thiên Quang và chùa Long Phước
những lời chúc tốt đẹp nhất.
Hồ Chí Minh, 25 tháng 10 năm 2019.

4


I.

Dẫn nhập.
Tôn giáo (religion) là một trong những khái niệm tồn tại lâu đời và phức tạp được
sử dụng trong xã hội hiện đại. Đối với Việt Nam, tôn giáo được hiểu theo nghĩa
rất rộng đi cùng với một vài khái niệm như đạo, giáo, thờ,… những khái niệm này
đã tồn tại từ thời trung đại ở nước ta. Từ đó có thể thấy dù thuật ngữ tơn giáo mới
chỉ chính thức xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX qua nhiều biến thể khác nhau nhưng
người Việt đã nhận biết được những khái niệm tương tự và liên quan và tương tự
với tôn giáo. Vậy tôn giáo hay đạo, giáo,thờ đã gắn liền với đời sống văn hóa xã
hội của người Việt Nam trong hàng ngàn năm nay.
Tâm lý học là một ngành học nghiên cứu về các tiến trình bên trong tâm trí con
người (the mind). Rõ ràng nó gắn liền với tất cả các loại hình xã hội và nền văn
hóa miễn là có tồn tại con người. Bên cạnh đó, xã hội, văn hóa và thậm chí cả tơn
giáo cũng có thể có những mối quan hệ tác động qua lại với tâm lý học. Từ những

mối quan hệ đó, các phân ngành của Tâm lý học dần xuất hiện, một trong số
chúng là ngành tâm lý học tơn giáo với đối tượng nghiên cứu chính là những tiến
trình tâm trí của những con người thực hành tơn giáo hay cịn gọi là cộng đồng
tơn giáo.
Trong hiện tại, tâm lý học tôn giáo đã thực sự thể hiện sự cần thiết trong ứng
dụng thực tiễn của ngành tâm lý học, đặc biệt đối với chuyên ngành tâm lý trong
tham vấn – trị liệu. Không thể chối cãi được rằng tôn giáo đã tồn tại trong cộng
đồng con người và đóng vai trị như một phần của văn hóa – xã hội, từ đó có thể
thấy, tơn giáo có mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến các tiến trình tâm trí con
người. Tham vấn – trị liệu tâm lý giúp cho con người có thể tự mình đối đầu với
những vấn đề của mình. Vậy hiểu về tâm lý học tơn giáo sẽ giúp ích rất nhiều cho
người thực hành tham vấn – trị liệu tâm lý trong giúp đỡ thân chủ.
5


Cụ thể, một số khía cạnh nổi bật trong tâm lý học tơn giáo có thể liên quan trực
tiếp đến tiền trình tham vấn – trị liệu tâm lý như: Thiền định, thẩm mỹ tôn giáo và
tâm lý học Phật giáo.
Tơi chủ yếu đề cập đến phật giáo vì so với những tôn giáo khác, Phật giáo là tôn
giáo xuất hiện sớm hơn, có nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam cũng như
là tơn giáo có số lượng nổi bật so với các tôn giáo khác tại Việt Nam.
“Theo thống kê của Ban Tơn giáo Chính phủ (Ban TGCP), 26.4% dân số được
xếp vào các tín đồ tơn giáo: 14.91% là tín đồ đạo Phật, 7.35% là tín đồ Cơng
giáo La Mã, 1.09% là tín đồ đạo Tin lành, 1.16% là tín đồ đạo Cao Đài, và
1.47% là tín đồ Phật giáo Hịa Hảo. Trong cộng đồng tín đồ Phật giáo, Phật giáo
Bắc Tơng là tơn giáo chính của dân tộc đa số, người Kinh (Việt), còn khoảng
1.2% dân số, hầu hết là nhóm dân tộc thiểu số Khmer, thực hành Phật giáo Nam
Tông.” (Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế - Việt Nam 2018)
Thông qua hai chuyến đi thưc tế đến chùa Long Phước Thành phố Hồ Chí Minh
và chùa Thiên Quang tỉnh Bình Dương, kết hợp với các lý thuyết về tâm lý học

tôn giáo có sẵn, tơi đã rút ra được nhiều kiến thức thực tiễn và suy ngẫm, chúng
sẽ được trình bày trong bài báo cáo này.
II.

Giới thiệu về cơ sở:
1. Chùa Long Phước
Địa chỉ: 41/1 Phan Văn Trị, Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trụ trì: Ni sư Thích nữ Huệ Dâng.
Chùa Long Phước tọa lạc tại Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa
Long Phước là một trong những cơ sở nổi bật nhất với các hoạt động như hướng
dẫn thiền và các hoạt động từ thiện khác. Bên cạnh đó, chùa Long Phước thường
xuyên chia sẻ những trải nghiệm, những suy ngẫm về các khía cạnh của cuộc
sống dưới gốc nhìn Phật giáo thơng qua kênh
2. Chùa

Thiên Quang

Địa chỉ: 106/15, Khu phố Tân Hịa, Dĩ An, Bình Dương.
Trụ trì: Thích nữ Hương Nhũ.
6


Thiên Quang ni tự tọa lạc tại huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Chùa Thiên Quang
nổi tiếng với kiến trúc mang đậm văn hóa Việt Nam kết hợp với cảnh quan hài
hịa, thanh tịnh. Ni sư Thích nữ Hương Nhũ rất tích cực trong hoạt động truyền
dạy những nội dung liên quan đến tâm lý học Phật giáo, bên cạnh đó tập thể q
ni chùa cũng hết mình trong thực hành đạo và các hoạt động từ thiện.
III.

Thiền định

Thiền định là một khái niệm phổ biến trong thực hành phật giáo. Thiền định lấy ý
tưởng từ trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối và tập trung vào thực tại, độc lập ý thức với
những suy nghĩ, làm chủ chính mình và đi vào trạng thái tỉnh thức thực thụ. Thiền
định còn được phân tích thành hai khái niệm là quán tưởng (Meditation: Trạng
thái tĩnh lặng, tập trung vào hơi thở) và Chánh niệm (Mindfullness: Mang nhận
thức tập trung vào thực tại, bỏ qua lo lắng về tương lai, quá khứ, tập trung vào cái
hiện tại đang làm).
Thiền định, quán tưởng và chánh niệm đang dần phổ biến hơn trên thế giới,
chúng mang lại hiệu quả đáng kể trong đời sống, đặc biệt là các công tác hỗ trợ
tâm lý.
1. Nguồn

gốc và các quan điểm về thiền

Thiền định, được gọi nôm na là sự chú tâm, đang thực sự là một khái niệm phổ
biến ở nhiều nơi trên thế giới đối với những người có mối quan tâm đến vấn đề
sức khỏe tâm thần.
Tại các nước phương tây, thiền định được gọi với hai khái niệm: Meditation và
Mindfulness. Cả hai khái niệm đều được cho rằng xuất xứ từ phương đông, cụ
thể, bắt nguồn từ Hindu giáo và Phật giáo. So với Hindu giáo, Phật giáo đề cập
nhiều hơn đến thiền định, chánh niệm được coi là bước đầu tiên để giác ngộ và
thực hiện các chân lý Phật giáo.
Theo Thư viện hoa sen Thiền đề cập đến sự nỗ lực hết mình để ràng buộc tâm trí
vào một đối tượng duy nhất. Điều này tương tự với khái niệm Meditation và

7


Mindfulness ở chỗ đều đề cập đến việc tập trung vào một đối tượng, tránh bị phân
tâm bởi các đối tượng khác.

Tại buổi chia sẻ ở chùa Long Phước, ni sư Thích nữ Huệ Dâng có nói đến thiền
là chủ tâm. Thiền là chọn một đối tượng, thiền tự trên đối tượng đó khiến cho khả
năng đốt cháy, thiêu hủy các đối tượng đối nghịch với đối tượng mình đã chọn.
Lấy ví dụ nếu chúng ta chọn hơi thở làm đối tượng duy nhất trong thiền, mọi đối
tượng, tác nhân, yếu tố khác làm cản trở, lơi kéo tâm trí chúng ta khỏi sự ràng
buộc với nhịp thở sẽ và cần được đốt cháy, thiêu hủy để chúng ta có thể đạt được
đến sự tĩnh tâm cần thiết.
Nói chung, nguồn gốc của thiền bắt nguồn từ Phật giáo là chính. Trải qua nhiều
năm phát triển và lan rộng thiền có thể được gọi và phân tích khác nhau nhưng
đều có chung một điểm tương đồng là nói đến trạng thái tĩnh lặng, tập trung vào
một đối tượng, ý thức được đối tượng đó, ràng buộc với nó và thiêu hủy, đốt cháy
các đối tượng đối lập khác “quấy rầy” nó.
2. Hiệu

quả của thiền.

Cho dù đã được biết đến từ hàng ngàn năm trước, thiền đến hiện tại mới thực sự
nhận được sự quan tâm từ những người không theo đạo Phật, đặc biệt tại Việt
Nam, dù là một đất nước Phật giáo phát triển nhưng cho tới những năm gần đây,
thiền mới thực sự phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người dân khơng phải tín đồ
tơn giáo.
Theo những chia sẻ của ni sư Thích nữ Huệ Dâng, thiền giúp con người đối phó
rất tốt với áp lực và lo âu. Trong xã hội Việt Nam hiện tại, đời sống vật chất của
con người đã được cải thiện, tuy nhiên, đi kèm theo những sự đầy đủ vật chất đó
là áp lực và những lo lắng đến từ công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội.
Những áp lực và lo lắng này ngày càng nhiều khiến cho con người phải tìm đến
những phương pháp giải thốt và chữa lành những tổn thương về mặt tâm lý mà
những áp lực này gây ra. Do vậy, có thể nói thiền đang là một trong những biện
pháp cần thiết cho đời sống tinh thần của người Việt hiện đại.
8



Trước khi đi vào những hiệu quả của thiền, chúng ta cần biết đến một số khái
niệm liên quan đến sức khỏe tinh thần như stress, lo âu và phiền muộn
(depression).
Stress là một từ rất nhiều nghĩa, ở đây chúng ta hiểu stress theo nghĩa stress tâm
lý. Theo Từ điển tâm lý của hiệp hội tâm lý học hoa kỳ (apa) Stress là phản ứng
tâm lý hoặc thể lý của một người đến một nguồn gây áp lực nội tại hoặc ngoại tại.
Stress có thể ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả hệ
thống hành vi và cảm xúc. Ví dụ, các phản ứng có thể biểu hiện qua hiện tượng
tim đập mạnh, đổ mồ hơi, khơ miệng, thở gấp, nói nhanh, bồn chồn, gia tăng cảm
xúc tiêu cực (nếu có trải nghiệm) và căng thẳng mệt mỏi kéo dài. Stress là một
hiện tượng bình thường và cần thiết cho sự phát triển. Tuy nhiên nếu stress kéo
dài và trầm trọng, có thể tạo những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và thể lý của
con người. Stress kéo dài gọi là stress mãn tính.
Lo âu được định nghĩa là một cảm xúc được đặc trưng bởi sự lo lắng và các triệu
chứng căng thẳng cơ thể, trong đó cá nhân dự đốn các mối nguy hiểm, thảm họa
hoặc các biến cố sắp xảy ra. Lo âu cũng tạo ảnh hưởng đến những hệ thống cơ
thể, biểu hiện thông qua các cơ bắp căng ứng, thở gấp và tim đập nhanh. Lo âu
cũng là một cảm xúc bình thường và cần thiết để con người tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, lo âu đến mức rối loạn sẽ gây trở ngại cho con người trong đời sống.
Sự phiền muộn (depression) được định nghĩa là một trạng thái có ảnh hưởng tiêu
cực, bao hàm các khái niệm từ bất hạnh phúc, bất mãn đến đau buồn cực độ, bi
quan và tuyệt vọng, những thứ này có thể gây rối nhiễu cuộc sống hằng ngày. Có
thể thấy phiền muộn là một trạng thái không mang lại ích lợi của con người và
cần được phòng tránh cũng như loại bỏ khi xuất hiện.
Stress, lo âu, phiền muộn đều đến từ các lĩnh vực cơ bản của cuộc sống như các
cơng việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội,… Phải nắm giữ, kiểm soát và ràng
buộc với quá nhiều yếu tố trong một thời gian dài lúc khiến stress trở nên mãn
tính. Phải cân nhắc các nghĩa vụ, trách nhiệm và các mối quan hệ tạo nên sự lo âu

9


quá mức về các nguy cơ, các tình huống hoặc diễn biến trong tương lai. Hai thứ
đó đồng thời, cùng với các sự kiện không như ý trong cuộc sống có thể mang đến
cho con người sự phiền muộn, nếu khơng thể kiểm sốt có thể gây ra các vấn đề
về sức khỏe tâm thần cho con người. Do vậy, nếu gặp phải các vấn đề đó, con
người cần có một phương pháp cân bằng lại cuộc sống, một trong các phương
pháp đó là thiền.
Theo chia sẻ của ni sư Thích nữ Huệ Dâng, khi thiền, thơng thường chúng ta sẽ
tập trung vào hơi thở. Khi chỉ chú tâm hoạt động thở, các vùng não bộ hoặc các
vùng hữu cơ khác có cơ hội “thực sự được nghỉ ngơi”, điều này giúp chữa lành,
tái tạo hoặc thư giãn cơ thể lẫn tâm trí, giúp chúng ta loại bỏ các tác nhân gây
stress, lo âu hoặc muộn phiền. Bên cạnh đó, thiền cịn giúp chúng ta điều chỉnh cơ
thể mình, đưa cơ thể vào trạng thái cân bằng, không quá hưng phấn cũng khơng
q ức chế.
Có thể thấy trong đời sống hiện tại, các phương tiện giải trí đang hỗ trợ tốt cho
con người. Chúng mang lại niềm vui, sự thỏa mãn các nhu cầu của con người mà
không cần phải tốn nhiều cơng sức năng lượng. Tuy nhiên, giải trí trên các
phương tiện đó quá nhiều khiến chúng ta quên đi việc nghỉ ngơi, thư giản thật sự.
Thư giản thật sự là khi cơ thể và tâm trí nghỉ ngơi, khơng q kích thích hay ức
chế. Có thể thấy, nếu giải trí với các phương tiện hiện nay, tâm trí và cơ thể của
chúng ta ln bị kích thích. Điều này dần sẽ dẫn đến quá tải và dẫn đến nguy cơ
stress mãn tính và rối loạn lo âu. Vậy có thể đưa ra kết luận rằng, thiền là một
cách thư giản tối ưu giúp cơ thể và cả tâm trí thật sự được nghỉ ngơi.
3. Luyện

tập thiền và ứng dụng thiền trong trị liệu tâm lý.

Các nội dung về thiền đang được giảng dạy và chia sẻ ngày càng rộng rãi hơn,

theo chia sẻ của ni sư Thích nữ Huệ Dâng, điều quan trọng của thiền là cần thống
nhất thân tâm, nhận thức hơi thở của mình.
Cụ thể, khi thiền, khơng ăn q no, nếu đạt đến trình độ có thể thiền trong mọi
hồn cảnh và tư thế. Cơ bản nhất khi thiền là lấy hơi thở làm đối tượng ràng buộc,
10


thở vào bụng phình ra, thở ra bụng ép. Tập trung vào hơi thở chậm, quan trọng là
phải gạt bỏ các ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí khác, để chúng xuất hiện và biến
mất, không phán xét, không suy luận, suy diễn.
Có nhiều kiểu hướng dẫn và thiền khác nhau, tất cả đều có tinh thần chung là tập
trung vào một đối tượng, để tâm thật sự tĩnh lặng, chú tâm vào đối tượng và nhận
biết đối tượng đó, cơ bản nhất là hơi thở.
Ngồi ra, để có thể có tâm trí ổn định, cân bằng, bên cạnh thực hành thiền, ni sư
Thích nữ Huệ Dâng cũng hướng dẫn thêm cách chuẩn bị cho một ngày sắp tới.
Phương pháp này sẽ giúp ích con người trong giảm các stress, lo âu, phiền muộn
và giúp tiến nhanh trong thiền tập. Cụ thể, mỗi sáng ngủ dậy, tự nhẩm với bản
-

thân:
Tôi sẽ giữ bình tĩnh trong mọi sự giao tiếp với người khác.
Tơi sẽ giữ tâm bình an, hạnh phúc trong mọi sinh hoạt, học tập.
Tơi sẽ tự giác ngộ tích cực mỗi ngày và luôn học hỏi từ người khác.
Tôi sẽ xem mọi người luôn dễ thương, cởi mở như tôi và không phán xét người
khác.
Thiền đã được đưa vào trong một số trường phái trị liệu tâm lý và đã nghiên cứu
thấy sự hiệu quả của nó. Để đối phó với stress, lo âu và phiền muộn, nhiều cơ sở
thực hành tâm lý ở phương tây đã hướng dẫn thân chủ thực hành thiền. Tuy nhiên,
thiền tập chỉ là một trong những phương pháp trong trị liệu tâm lý. Một người có
thiền tập khơng có nghĩa là họ sẽ vượt qua được mọi vấn đề tâm lý của bản thân,

có những vấn đề tâm lý bắt nguồn từ quá khứ cần được nhận diện và xử lý thay vì
gạt bỏ và chú tâm như trong thiền tập.
“…Ngược lại, trị liệu tâm lý tập trung vào nhận biết những kinh nghiệm và kết
quả của chúng lên suy nghĩ và cảm nhận của con người. Những kinh nghiệm và
kết quả đó có thể ngăn cản sự thật sự về mặt cảm xúc.” (Golden, 2019).

11


Nói tóm lại, trong trị liệu tâm lý, thiền có thể giúp con người ứng phó tốt với
stress, lo âu, phiền muộn nhưng có những vấn đề, trị liệu tâm lý phải lấy lên
những gốc rễ, căng nguyên của những yếu tố đó để chữa lành và giúp đỡ.
IV.

Thẩm mỹ tôn giáo
Về vấn đề thẩm mỹ tôn giáo, chùa Thiên Quang thật sự là một nơi tốt để nghiên
cứu về thẩm mỹ tôn giáo và thực hành của cộng đồng tôn giáo. Kiến trúc và thẩm
mỹ ở chùa Thiên Quang mang đến cho người tham quan một cảm nhận về năng
lượng của đạo Phật. Bên cạnh đó, tại chùa, có nhiều kiến trúc và các tác phẩm
thẩm mỹ mang nặng chất liệu của các nền văn hóa, nổi bật là nền văn hóa Việt
Nam.
Năng lượng chùa Thiên Quang mang lại có thể được phân tích đến từ màu sắc,
cách phối hợp màu sắc và các hình tượng trang trí tại chùa.
1) Màu sắc.
Màu sắc tại chùa chia không gian chùa thành hai phần, trong nhà và ngoại cảnh.
Ở bên ngoài chùa, màu chủ yếu được sử dụng là màu trắng, lục và màu đất. Đây
là những màu mang lại năng lượng hòa hợp với thiên nhiên, cộng với sự yên tĩnh
cua chùa, ngoại cảnh của chùa mang lại sự thanh tịnh, cân bằng và bình an cho
người tham quan.
Bên cạnh đó, những thực vật có hoa được bố trí khơng lòe loẹt, hòa hợp với thiên

nhiên, mang lại năng lượng n bình và có thể khiến cho con người ảm thấy
muốn sống chậm lại và cảm nhận được sự trong lành thanh tịnh của chùa.
Màu sắc trong nhà, đặc biệt là chánh điện, chủ yếu là màu nâu của gỗ và màu
vàng. Vàng được dùng để trang trí khơng phải là màu vàng chói hay vàng tươi mà
là màu vàng sẫm và lấp lánh đến ừ các tượng phật, các bức tranh bên trong. Hai
màu này cho người tham quan cảm nhận năng lượng về một nơi trang nghiêm và
yên tĩnh. Tuy nhiên, cách trang trí khơng làm người tham quan cảm thấy bị ngộp
hay áp lực, chúng khiến cho con người cảm thấy cân bằng về năng lượng, tịnh
tâm và hướng thiện.
12


2) Trang

trí

Các vật trang trí đặt bên ngồi khn viên đa số là cây cảnh và tượng. Có hai loại
cây đặc trưng là cây bồ đề và cây sala, đây là hai loại cây có ý nghĩa quan trọng
trong phật giáo. Bên cạnh đó, tượng Phật, chú tiểu, Quan Âm,… cũng tạo cho con
người những suy nghĩ về những vị ấy, từ đó cảm nhận năng lượng của Phật giáo
thơng qua những sự tích gắn liền với các vật trang trí.
Bên trong chánh điện có các tượng và các bức tranh. Các bức tranh kể về nguồn
gốc phật giáo được thiết kế trực quan giúp cho mọi người đều có thể nắm bắt các
câu chuyện của Phật giáo. Điều này có thể nhắc đến tính giáo dục của thẩm mỹ
tơn giáo. Thẩm mỹ để truyền đạt, chia sẻ những năng lượng và ý chỉ của tôn giáo.
V.

Tâm lý học phật giáo.
1) Đạo đức là nền tảng của tâm lý học Phật giáo.
Nếu tâm lý học phổ thông cho rằng tâm lý của con người bao gồm hoạt động

nhận thức, đời sống tình cảm, hành động, ý chí, trí nhớ, tính cách, khí chất, xu
hướng và năng lực thì tâm lý học Phật giáo đứng trên quan điểm động, nhìn cả bề
đầy kích thước lịch sử của sự sống mà phân tích những thành phần tâm lý và đi
sâu vào nguyên nhân, điều kiện hình thành tâm lý con người. (NS Thích nữ
Hương Nhũ, 2004). Có thể thấy trong tâm lý học Phật giáo, tâm lý được nghiên
cứu sâu hơn đến vấn đề bản chất của chính những suy nghĩ và hành động của con
người. Ni sư Thích nữ Hương Nhũ còn chia sẻ thêm rằng sự đào sâu, tự nhận thức
theo các cấp độ nhận thức của tâm lý học Phật giáo (gồm: tưởng tri, thức tri, tư
duy, thắng tri, liễu tri) cần phải cơ bản nhận thức được nhân quả cũng như hướng
đến sự bình yên trong cuộc sống.
a) Nhận

thức về nhân quả.

Các vấn đề về tâm lý như sự rối loạn tâm lý, lo âu, phiền muộn, các vấn đề liên
quan đến trầm cảm hầu như đều do sự không như ý, bất toại nguyện của con
người đối với các sự kiện diễn ra trong cuộc sống. Nói cách khác, con người
trong xã hội hiện đại coi trọng các giá trị một cách cứng nhắc, kém linh hoạt,
13


không chịu chấp nhận những sự việc xảy đến như một quy luật tự nhiên và vịng
tuần hồn. Sự dày vị, nhai lại, suy diễn về những suy nghĩ đó khiến cho con
người cảm thấy áp lực, đau khổ, bất toại nguyện, từ đó dẫn đến các rối nhiễu về
tâm lý. Do vậy, mấu chốt của tâm lý học phật giáo khi quan niệm về các biệt pháp
giải quyết rối nhiễu tâm lý là phải tin vào nhân duyên và nhân quả.
Nhân quả được hiểu trong nguyên lý Duyên sinh có thể được phát biểu như sau:
“Khi cái này có, cái kia có.
Khi cái này khơng có, cái kia khơng có” (Tuệ Thiện, 2017)
Thuyết Duyên sinh trong Phật giáo nói về 12 nhân duyên liên hệ với nhau, tác

động tới nhau, giúp cho bánh xe luân hồi luôn chạy. Ở đây, khơng đi sâu vào 12
nhân dun của Đức Phật.
Nói chung theo ngun lý Dun sinh, sẽ khơng có gì hiện hữu mà khơng có
nhân dun hợp trợ và sinh thành. Nhân khi hội đủ Duyên sẽ sinh ra quả. Vậy có
thể thấy mọi sự xảy ra trên đời đều do những yếu tố hợp thành. Nỗ lực của con
người có thể “Duyên” một phần nào đó cho thành quả, sự kiện diễn ra, tuy nhiên
nỗ lực và tác động của con người khơng phải tất cả.
Theo ni sư Thích nữ Hương Nhũ, nếu nhận thức và tin vào nhân quả, nhân
duyên, con người có thể vượt qua những nỗi đau do tham, sân, si, bất toại.
b) Nhận

thức về sự bình n

Theo ni sư Thích nữ Hương Nhũ chia sẻ, con người khi có đạo đức sẽ nhận thức
được giới, khi đã tuân theo được giới, tiến tới định (tức sự tĩnh tâm, bình n) từ
đó có thể tiếp cận được trạng thái trí tuệ cao nhất (giác ngộ vấn đề). Do đó, bình
n là một thứ quan trọng để con người sống tốt và phòng tránh khỏi những sự rối
nhiễu về mặt tâm lý, điều này xảy đến qua việc thông suốt vấn đề của bản thân.
Một cách nhận thức khác để thấy được sự bình n có thể nhắc đến là quan điểm
“Phiền não hóa bồ đề” tức ở đây, theo tâm lý học Phật giáo, mọi sự phiền não nếu
nhìn ở một góc độ khác, con người nhận thức được tồn bộ vấn đề có thể khiến
những điều phiện muộn trở nên tươi đẹp hơn và xóa bỏ được phiền não đó.
Vậy nhận thức về nhân quả và sự bình yên, theo tâm lý học Phật giáo, là một
trong những phương pháp để thoát khỏi các rối nhiễu tâm lý của con người.
14


2) Nét

tương đồng giữa tâm lý học và tâm lý học Phật giáo.


Tâm lý học và tâm lý học Phật giáo có nhiều điểm khác biệt với nhau trong quan
niệm, lý giải và các tiến trình khác. Tuy nhiên, tâm lý học và tâm lý học Phật giáo
cũng có nét tương đồng trong nghiên cứu, cụ thể là phương pháp nghiên cứu theo


ngơi trong tâm lý học.
Ngơi trong tâm lý học.
Tâm lý học ngôi thứ nhất: tâm lý học ngôi thứ nhất hay còn gọi là tâm lý học cổ
điển, nghiên cứu tâm lý theo cách tự ngẫm và khảo cứu chính mình của các nhà
tâm lý. Các nhà tâm lý cổ điển thường sử dụng phương pháp nội quan, quan sát
những diễn biến trong chính mình. Tâm lý học ngơi thứ nhất có lợi thế trong việc
hiểu tường tận về các tiến trình tâm lý và trải nghiệm các tiến trình đó, tuy nhiên,
khơng thể kiểm chứng các tiến trình đó cũng như xuất hiện sự khác biệt trong
quan sát nội quan giữa các nhà tâm lý với nhau.
Tâm lý học ngôi thứ ba: tâm lý học ngôi thứ ba coi trọng cái quan sát được, cụ
thể là hành vi. Tâm lý học ngôi thứ ba cho rằng bên trong tâm trí con người là vật
chất và con người hành động theo những cơ chế và hành vi, kinh nghiệm và học
tập. Do vậy, khi nghiên cứu nhà tâm lý học ngôi thứ ba quan sát và đo lường trên
một chủ thể khác, không phải là bản thân.
Tâm lý học ngôi thứ hai: đối với tâm lý học ngôi thứ hai, nhà nghiên cứu quan
tâm đến mối tương quan giữa tâm lý mình và người khác. Tức là anh ta quan tâm
đến các tác động tâm lý qua lại giữa mình và người đối diện. Nghiên cứu dựa trên
việc đặt mình là người đối diện và tham khảo cách phản ứng của họ và của riêng
mình.
Có thể thấy trong ba ngôi tâm lý, tâm lý học ngôi thứ nhất có sự tương đồng với
cách nghiên cứu về tâm lý con người của Đức Phật. Điều đó cho thấy sự tương
đồng trong tâm lý học Phật giáo và tâm lý học.

3) Ứng


dụng tâm lý học Phật giáo trong thực hành tâm lý

15


Tâm lý học Phật giáo tuy có nhiều quan niệm khác với tâm lý học nhưng nhà
thực hành tâm lý vẫn có thể góp nhặt và áp dụng những lý luận trong tâm lý học
Phật giáo để giúp cho thân chủ của mình.
Cụ thể, nhà thực hành có thể mang lý luận về nhân duyên, nhân quả, nhận thức
về sự bình yên vào các can thiệp nhận thức cho thân chủ. Nói cách khác, trong
q trình tham vấn, giúp thân chủ sáng rõ vấn đề, nhà thực hành có thể mang đến
cho thân chủ những trải nghiệm, những lý luận của tâm lý học Phật giáo để thân
chủ có cái nhìn khác hơn, việc này giúp ích rất nhiều trong hoạt động chữa lành
và giúp đỡ thân chủ thoát khỏi các rối nhiễu tâm lý.
VI.

Kết luận
Thông qua chuyến đi thực tế và các buổi chia sẻ của ni sư Thích nữ Huệ Dâng và
ni sư Thích nữ Hương Nhũ. Một số đúc kết về các vấn đề tâm lý học tôn giáo
được rút ra và được liên hệ với công tác thực hành sau này.
Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ đơng nhất ở Việt Nam. Phương pháp
thiền trong thực hành Phật giáo mang lại nhiều lợi ích cho tín đồ và cả những
người khác. Bên cạnh đó, thiền cịn được áp dụng rộng rãi trong thực hành tâm lý
trên toàn thế giới.
Ngoài ra, cảnh quan tại cơ sở tôn giáo cũng tạo ra một nguồn năng lượng giúp tác
động đến quá các tiến trình tâm lý bên trong con người.
Theo đó, tâm lý học Phật giáo cũng có thể dùng những lý luận của mình giúp ích
cho những thân chủ đang có những rối nhiễu trong tâm trí.


16


Tài liệu tham khảo
(n.d.). Retrieved from />(n.d.).

Retrieved

from

/>
ec6169255110.
APA Dictionary of Psychology. (n.d.). Retrieved from />APA Dictionary of Psychology. (n.d.). Retrieved from />APA Dictionary of Psychology. (n.d.). Retrieved from />Bài của vnmission | 19 Tháng Bảy, 2019 | T. kiếm: B. cáo. (2019, July 19). Báo cáo Tự do Tôn giáo
Quốc tế – Việt Nam 2018. Retrieved from />Bình, T., Phong, H., Chơn, T. T., Không, T., Drukpa, G., Hương, T. N. G., … Sa, B. (n.d.). Thuyết
Nhân Duyên. Retrieved from />History of Mindfulness: From East to West and Religion to Science. (2019, October 25). Retrieved
from />How

to

Reduce

Stress

Through

Mindfulness.

(n.d.).

Retrieved


from

/>Nguyện, T. H., Bartok, J., Nam, D. V., Thiền, T. T., Suzuki, S., Hoá, C. H., … Sa, B. (n.d.). Thiền Là
Gì ? Retrieved from />Wong, C. (2019, October 18). Mindfulness Meditation - How Do I Do It? Retrieved from
/>
17



×