Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

đánh giá sự chuyển biến lập trường tư tưởng của mác và ăng ghen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.87 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC
Đánh giá sự chuyển biến lập trường tư tưởng của Mác và Ăng-ghen


MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương I. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác – Lê Nin
1. Giai đoạn Mác - Ăngghen

1
2
2

1.1. Quá trình chuyển biến tư tưởng của Mác- Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và

2

chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản
1.2. Thời kì C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện 5
chứng và duy vật lịch sử
1.3. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm triết

8

học
2. Giai đoạn V.I.Lê Nin


2.1. Giai đoạn 1893-1907: Tiếp thu và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng
2.2. Giai đoạn 1907-1917: vận dụng và bổ sung chủ nghĩa duy vật lịch sử
2.3. Giai đoạn sau 1917: Lý luận về hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa
3. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những luận điểm

9
9
10
12
13

triết học của mình
Chương II. Phân tích và đánh giá những giá trị của các tác phẩm qua ba giai

16

đoạn thời kỳ
1. Tác phẩm “ Góp phần phên phán triết học pháp quyền của Heghen. Lời nói

16

đầu ( 1843)” của C.Mác
2. Tác phẩm “ Bản thảo kinh tế - triết học (1844)” của C.Mác
3. Tác phẩm “ Chống Đuyrinh (1876-1878)” của Ph.Ăngghen
4. Tác phẩm “ Biện chứng của tự nhiên (1873-1886)” của Ph.Ăngghen
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

17
20

26
30
31

i


MỞ ĐẦU
Triết học là một trong những khoa học ra đời sớm nhất trong lịch sử văn
minh, trí tuệ của nhân loại. Từ thời cổ đại sơ khai, con người đã bắt đầu có những
ham muốn khám phá thế giới, tìm hiểu nguồn gốc thế giới và biến đổi thế giới. Triết
học ra đời khơng nhằm điều gì khác bởi những lý do ấy, vì vậy triết học đã trở thành
một bộ môn khoa học được đánh giá cao về tính uyên bác và chiều sâu trí tuệ.
Những tư tưởng triết học trong suốt lịch sử hình thành và phát triển qua bao thế kỷ
vẫn còn nguyên giá trị và ln thơi thúc sự khám phá tìm tịi cũng như đam mê hiểu
biết của con người. Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách
mạng trong lịch sử phát triển triết học nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa
một cách có phê phán những thành tựu tư duy của nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa
duy vật triết học triệt để, triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan và
phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học. Sự ra đời của triết học Mác
tạo được bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, trong học thuyết về xã hội.
Nằm trong mạch nguồn ấy, triết học Mác – Lênin đã kế thừa những tinh hoa xuyên
suốt lịch sử triết học từ triết học thời kỳ cổ đai, trung cổ, triết học cổ điển Đức.
Đồng thời, triết học Mác – Lênin còn là sự thấm nhuần những giá trị từ các tiền đề
tư tưởng, khoa học kỹ thuật; dưới sự tác động của hoàn cảnh xã hội thời kỳ đó để
cho ra đời một học thuyết bao gồm những hệ tư tưởng mang tính Cách mạng sâu
sắc, hướng con người tới một xã hội tốt đẹp hơn. Khơng những thế, triết học Mác –
Lênin cịn cung cấp thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho loài người tiến
bộ. Hơn 150 năm qua học thuyết Mác-Lênin như mặt trời chân lý chói ngời sức
sống đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới. Nhân loại đã và cịn có thể dành cả thiên

kinh vạn sử để viết về học thuyết của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong lịch sử vận
động cách mạng của các dân tộc.

1


CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT
HỌC MÁC – LÊNIN

1. Giai đoạn Mác- Ăngghen
1.1. Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen từ chủ nghĩa
duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
cộng sản
- Các Mác sinh ngày 5 - 5 – 1818 (1818 – 1883). Thời thơ ấu và niên thiếu,
ông sống ở tỉnh Ranh, một vùng khá phát triển cả về kinh tế và chính trị của nước
Đức.
Những ảnh hưởng tốt của gia đình, nhà trường và các quan hệ xã hội khác đã
làm hình thành và phát triển ở C.Mác tinh thần nhân đạo chủ nghĩa và xu hướng yêu
tự do. Phẩm chất đạo đức - tinh thần cao đẹp đó khơng ngừng được bồi dưỡng đã
trở thành định hướng cho cuộc đời sinh viên và đưa C.Mác tới chủ nghĩa dân chủ
cách mạng và quan điểm vô thần. Ở C.Mác, việc nghiên cứu triết học trở thành
niềm say mê của nhận thức nhằm giải đáp vấn đề giải phóng con người mà lịch sử
đặt ra. Trong luận án tiến sĩ[1] triết học của mình, C.Mác viết: "Giống như Prơmêtê
sau khi đã đánh cắp lửa từ trên trời xuống, đã bắt đầu xây dựng nhà cửa và cư trú
trên trái đất, triết học cũng vậy, sau khi bao quát được toàn bộ thế giới, nó nổi dậy
chống lại thế giới hiện tượng"[2].
Cũng vì vậy, trong tình hình lúc đó, triết học Hêghen với tinh thần biện
chứng cách mạng của nó được C.Mác xem là chân lý. Nhưng triết học Hêghen lại là
chủ nghĩa duy tâm khách quan, vì thế nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm
triết học với tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần trong thế giới quan của tiến sĩ

Mác. Mâu thuẫn được giải quyết trong quá trình kết hợp chặt chẽ hoạt động lý luận
với thực tiễn đấu tranh của ông chống chế độ chuyên chế của Nhà nước quân chủ
phong kiến Phổ đương thời.
Từ năm 1837, C.Mác bắt đầu nghiên cứu triết học Hêghen, tham gia phái
Hêghen trẻ. Nét nổi bật mà C.Mác nhận thấy ở Hêghen trẻ là phương pháp nhận
thức, phương pháp tư duy biểu hiện trong phương pháp biện chứng.
Từ năm 1839, C.Mác bắt đầu nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại và triết học
cận đại. Trong luận án tiến sỹ “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmơcrít
và triết học tự nhiên của Êpiquya ’’.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ triết học vào tháng 4 - 1841, C.Mác chuẩn bị vào
giảng dạy triết học ở Trường đại học Tổng hợp Bon và dự định xuất bản một tờ tạp
chí với tên gọi là Tư liệu của chủ nghĩa vô thần. Nhưng hy vọng của ông đã không
thực hiện được vì Phriđrích Vinhem IV (vua nước Phổ) thực hiện chính sách phản
động và đàn áp người dân chủ cách mạng. C.Mác cùng một số người thuộc phái
"Hêghen trẻ" đã chuyển sang hoạt động chính trị, tham gia vào cuộc đấu tranh trực
tiếp chống chủ nghĩa chuyên chế Phổ, giành quyền tự do dân chủ. Bài báo “Nhận
2


xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của Phổ” được C.Mác viết vào giữa
tháng 1 - đầu tháng 2 - 1842 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt
động cũng như sự chuyển biến tư tưởng của ông về sau này.
Sự chuyển biến đầu tiên tư tưởng của ông diễn ra trong thời kỳ C.Mác làm
việc ở báo Sông Ranh. Tháng 5 - 1842, ông bắt đầu cộng tác với báo Sông Ranh;
tháng 10 năm đó ơng trở thành biên tập viên và đóng vai trị linh hồn của tờ báo,
làm cho nó trở thành cơ quan của phái dân chủ - cách mạng.
Thực tiễn đấu tranh trên báo chí tự do dân chủ đã làm tư tưởng dân chủ cách mạng ở C.Mác có nội dung chính xác hơn, đó là đấu tranh cho lợi ích của
"quần chúng nghèo khổ bất hạnh về chính trị và xã hội". Ở C.Mác, lúc này tư tưởng
cộng sản chủ nghĩa chưa được hình thành. Bác lại lời buộc tội báo Sông Ranh đã
làm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, C.Mác khẳng định báo Sông Ranh "không

chấp cả tính hiện thực lý luận đằng sau những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa dưới
hình thức hiện nay của chúng, và do đó, lại càng ít muốn thực hiện chúngtrên
thực tiễn"[3]. Tuy nhiên, ông lưu ý: đối với hiện tượng "có ý nghĩa châu Âu" như
vậy, thì "khơng thể căn cứ vào ảo tưởng hời hợt trong chốc lát để phê phán, mà chỉ
có thể phê phán sau một sự nghiên cứu cần cù, sâu sắc"[4].
Nhìn chung, về thế giới quan triết học, C.Mác vẫn đứng trên lập trường duy
tâm trong việc xem xét bản chất nhà nước. Nhưng việc phê phán chính quyền nhà
nước đương thời đã cho C.Mác nhận thức rằng, cái quan hệ khách quan quyết định
hoạt động của nhà nước không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen
đã tìm cách chứng minh bằng triết học mà là những lợi ích; cịn chính quyền nhà
nước lại là "cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích tư nhân"[5].
Như vậy, qua thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xác lập tư
tưởng tự do trong thực tế đã làm nảy sinh khuynh hướng duy vật ở C.Mác, tinh thần
dân chủ cách mạng sâu sắc đã không dung hợp với triết học duy tâm tư biện. Vì thế,
sau khi báo Sơng Ranh bị cấm (từ ngày 1-4-1843), C.Mác đặt ra cho mình nhiệm vụ
duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội và nhà
nước, đồng thời phát hiện những động lực thật sự để biến đổi thế giới bằng cách
mạng.
C.Mác, gắn bó với cuộc đấu tranh cách mạng, lý luận tiên phong có ý nghĩa
cách mạng to lớn và "trở thành một sức mạnh vật chất". C.Mác nêu rõ "Giống như
triết học thấy giai cấp vơ sản là vũ khí vật chất của mình giai cấp vơ sản cũng thấy
triết học là vũ khí tinh thần của mình"[6]. Tư tưởng về vai trị lịch sử tồn thế giới
của giai cấp vơ sản mà điểm xuất phát của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Như vậy,
quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học duy vật biện chứng và triết học
duy vật lịch sử cũng đồng thời là quá trình hình thành chủ nghĩa cộng sản khoa học,
thế giới quan vô sản cách mạng. Cũng trong thời gian ấy, thế giới quan cách mạng
của Ph.Ănggen đã hình thành một cách độc lập với C.Mác.
- Ph.Ăngghen sinh ngày 28 - 11 - 1820, trong một gia đình chủ xưởng sợi ở
Bácmên thuộc tỉnh Ranh. Khi còn là học sinh trung học Ph.Ăngghen đã căm ghét sự
chuyên quyền và độc đoán của bọn quan lại. Việc nghiên cứu triết học trong thời

gian ở Béclin, khi làm nghĩa vụ quân sự, đã dẫn ông đi xa hơn trên con đường khoa

3


học. Song, chỉ thời gian gần hai năm sống ở Mansextơ (Anh) từ mùa thu 1842, việc
nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, nhất là việc
trực tiếp tham gia vào phong trào công nhân mới dẫn đến bước chuyển biến căn bản
trong thế giới quan của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.
Niên giám Pháp - Đức cũng đăng các tác phẩm “Phác thảo góp phần phê
phán kinh tế chính trị học” và “Tình cảnh nước Anh”, “Tơmát Cáclây”, “Quá khứ
và hiện tại” của Ph.Ăngghen gửi đến từ Mansextơ. Các tác phẩm đó cho thấy ở
Ph.Ăngghen, q trình chuyển từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ - cách mạng sang
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản cũng đã hồn thành. Ơng đã
đứng trên quan điểm duy vật và lập trường của chủ nghĩa xã hội để phê phán kinh tế
chính trị học của A.Xmít và Đ.Ricácđơ, vạch trần quan điểm chính trị phản động
của Cáclây, một người phê phán chủ nghĩa tư bản trên lập trường của giai cấp quý
tộc phong kiến.
Sự thống nhất về tư tưởng đã dẫn đến tình bạn vĩ đại của C.Mác và
Ph.Ăngghen, gắn liền tên tuổi của hai ông với sự ra đời và phát triển của một thế
giới quan mới mang tên Mác (triết học Mác) - thế giới quan cách mạng của giai cấp
vô sản.
Trong thời gian ở Croixơnắc (tháng 5 đến tháng 10 năm 1843) C.Mác đã tiến
hành phê phán chủ nghĩa duy tâm của triết học pháp quyền Hêghen, qua đó phê
phán chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen nói chung. Song song với việc viết
cuốn sách Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, ông đã nghiên cứu
lịch sử một cách cơ bản. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác
đã tiếp nhận quan điểm duy vật của triết học Phoiơbắc. Song, C.Mác lại thấy được
những mặt yếu trong triết học của Phoiơbắc, nhất là việc xa rời những vấn đề chính
trị cấp bách đương thời.

Sự phê phán sâu rộng đối với triết học Hêghen, việc khái quát những kinh
nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân bản của triết học
Phoiơbắc đã góp phần mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm của C.Mác.
Cuối tháng 10 - 1843, C.Mác sang Pari. Ở đây, khơng khí chính trị sơi sục và tiếp
xúc với các đại biểu của giai cấp vô sản đã dẫn đến bước chuyển dứt khốt của ơng
sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Các bài báo của C.Mác “Bàn về vấn
đề Do Thái” và “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”. “Lời nói
đầu” đăng trong tạp chí “Niêm giám Pháp - Đức” được xuất bản tháng 2-1844, đã
đánh dấu hoàn thành sự chuyển biến đó. Trong các bài báo nói trên, đặc biệt là bài
“Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, “Lời nói đầu”, C.Mác đã
phân tích một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật ý nghĩa lịch sử to lớn và cả mặt
hạn chế của cuộc cách mạng tư sản mà ơng gọi là "sự giải phóng chính trị" hay
"cuộc cách mạng bộ phận", đã phác thảo những nét đầu tiên về "cuộc cách mạng
triệt để" và chỉ ra "cái khả năng tích cực" của giải phóng đó "chính là giai cấp vơ
sản". C.Mác cũng chủ ra tính tất yếu của sự phát triển lý luận tiên tiến để trở thành
động lực cải tạo lịch sử xã hội: “ Vũ khí của sự phê phán cố nhiên khơng thể thay
thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực
lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm

4


nhập vào quần chúng” [7]. Để làm rõ luận điểm này chúng ta có thể phân tích thấy
rằng mối quan hệ giữa vật chất với ý thức, tính quyết định của vật chất đối với ý
thức: Vật chất có trước ý thức, vật chất là nguồn gốc của ý thức, vật chất quyết định
ý thức ( vật chất quyết định nội dung ý thức, hình thức biểu hiện (tồn tại) của ý
thức, vật chất quyết định vai trò và tác dụng của ý thức). Ta cũng thấy vai trò của ý
thức đối với vật chất: Bản thân ý thức không tự nó trực tiếp thay đổi được gì trong
hiện thực; Khi thông qua lực lượng vật chất và bằng lực lượng vất chất, ý thức đi
vào hoạt đọng thực tiễn con người, khi đó nó sẽ tác động trở lại các tiến trình vật

chất; vật chất hóa ý thức càng sâu rộng thì sức tác động của ý thức càng lớn
1.2. Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử
Thời gian năm 1844 đến năm 1848 là quá trình C.Mác và Ph.Ăngghen từng
bước xây dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, C.Mác đã trình bày
những quan điểm kinh tế và triết học của mình thơng qua việc phê phán kinh tế
chính trị học cổ điển của Anh và tiếp tục phê phán triết học duy tâm của Hêghen;
đồng thời ông cũng vạch ra "mặt tích cực" của nó là phép biện chứng. Những quan
điểm mới của C.Mác được thể hiện trong việc phân tích sự tha hố của lao động với
phạm trù "lao động bị tha hố", từ đó, C.Mác cắt nghĩa sự tha hoá bản thân con
người và vạch ra con đường khắc phục sự tha hố đó.
Thuật ngữ "tha hố" đã được sử dụng rộng rãi trong sách báo thời ấy. Ở
Hêghen, đó là sự "tự tha hố" của "ý niệm tuyệt đối" thành giới tự nhiên, xã hội và
tư duy của con người; ở Phoiơbắc, đó là sự tha hố "bản chất tộc loại" của con
người trong Chúa. Ngược lại, C.Mác muốn cắt nghĩa sự tha hoá con người từ chính
điều kiện sống và các quan hệ xã hội của con người, từ chính hoạt động thể hiện
năng lực bản chất của nó là lao động. C.Mác xem sự tha hoá của lao động như một
tất yếu lịch sử: "tự tha hoá" của lao động. Sự tồn tại và phát triển của "lao động bị
tha hoá" gắn liền với sở hữu tư nhân.
Khác với các nhà tư tưởng trước đây, cắt nghĩa sự ra đời chế độ sử hữu tư
nhân tư bản do tính tham lam, ích kỷ của con người, C.Mác cho rằng sở hữu tư
nhân được sinh ra do "lao động bị tha hố", nhưng sau đó lại trở thành nguyên nhân
của sự tha hoá của lao động và sự tha hoá của con người. Sự tha hoá đó phát triển
cao độ trong chủ nghĩa tư bản, thể hiện ở sức lao động bị biến thành hàng hoá cũng
như ở quá trình hoạt động sản xuất và sản phẩm của lao động; từ đó, dẫn tới "sự tha
hố của con người khỏi con người". Bởi vậy, việc khắc phục sự tha hố ấy chính là
sự xố bỏ chế độ sở hữu tư nhân. Việc giải phóng người khỏi "lao động bị tha hoá"
dưới chủ nghĩa tư bản cũng là khắc phục lao động bị tha hố nói chung, là sự giải
phóng con người nói chung.

Trên cơ sở những nội dung phân tích trên, C.Mác luận chứng cho tính tất yếu
của chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển xã hội. Mặc dù sự luận chứng này cịn ở
trình độ chưa chín muồi về lý luận, song nó đã cho phép phân biệt quan niệm của
C.Mác về chủ nghĩa cộng sản với những quan niệm chủ nghĩa bình quân vốn có của
các mơn phái chủ nghĩa cộng sản khơng tưởng. C.Mác cũng đã tiến xa hơn
5


Phoiơbắc rất nhiều trong quan niệm về chủ nghĩa cộng sản tuy vẫn dùng những
thuật ngữ của triết học Phoiơbắc. Theo C.Mác, "Chủ nghĩa cộng sản coi như chủ
nghĩa tự nhiên hồn bị, = chủ nghĩa nhân đạo"[8]. Ơng bác bỏ thứ chủ nghĩa cộng
sản bình qn mà ơng gọi là chủ nghĩa cộng sản thô thiển, phủ nhận cá tính của con
người, là sự quay lại với "sự giản dị, không tự nhiên của con người nghèo khổ và
không có nhu cầu"[9].
Từ thế giới quan triết học vật biện chứng để nghiên cứu xã hội C. Mác đã
nhận thức chủ nghĩa cộng sản như một nấc thang lịch sử cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Bởi vì đến chủ nghĩa tư bản thì lao động bị tha hố đạt tới độ phát triển cao nhất
khiến cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản trở nên tất yếu với những tiền đề do chính
chủ nghĩa tư bản đã tạo ra. Những hạn chế về lý luận của tác phẩm ban đầu trong
thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới quan duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ những nhà
dân chủ cách mạng này từng bước được khắc phục với sự hình thành ở C.Mác quan
niệm duy vật về lịch sử.
Tác phẩm “Gia đình thần thánh” do C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung được
xuất bản tháng 2 -1845. Cùng với việc phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của
"phái Hêghen trẻ", đứng đầu là anh em nhà Bauơ, hai ông đã đề xuất một số nguyên
lý cơ bản của triết học mácxít và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Tác phẩm Gia đình
thần thánh đã chứa đựng "quan điểm hầu như hình thành của Mác về vai trị cách
mạng của giai cấp vô sản" và cho thấy "Mác đã tiến gần như thế nào đến tư tưởng
cơ bản của toàn bộ "hệ thống" của ông... tức là tư tưởng về những quan hệ xã hội
của sản xuất"[10].

Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, được C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung vào
cuối năm 1845 - đầu năm 1846, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình
thành triết học Mác. “Hệ tư tưởng Đức” khơng chỉ là tác phẩm có quy mơ lớn nhất
trong thời kỳ hình thành triết học Mác mà cịn có thể xem như là tác phẩm chín
muồi đầu tiên của nhủ nghĩa Mác[11]. Thông qua việc phê phán các trào lưu triết
học và chủ nghĩa xã hội đương thời ở Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình
bày quan niệm duy vật lịch sử một cách hệ thống và nhiều nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa cộng sản khoa học như những hệ quả của quan niệm duy vật lịch sử.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, các ông đã làm sáng tỏ "thế giới quan
mới" của mình mà những luận điểm xuất phát đã được C.Mác phác thảo trong 11
luận đề vào tháng 4-1845, nay được gọi là “Luận cương về Phoiơbắc”. “Luận
cương về Phoiơbắc” của C.Mác được Ph.Ăngghen đánh giá là văn kiện đầu tiên
chứa đựng mầm mống thiên tài của một thế giới quan mới.
Tư tưởng cơ bản xuyên suốt của Luận cương là vai trò quyết định của thực
tiễn đối với đời sống xã hội, từ đó nêu lên sứ mệnh góp phần "cải tạo thế giới" của
triết học Mác (luận đề thứ 11). Với quan điểm thực tiễn đúng đắn, C.Mác đã vạch ra
"khuyết điểm chủ yếu" của toàn bộ chủ nghĩa duy vật trước kia, kể cả chủ nghĩa duy
vật của Phoiơbắc; đồng thời cũng phê phán và bác bỏ quan điểm của chủ nhĩa duy
tâm về tính năng động, sáng tạo của tư duy. Cũng từ quan điểm duy vật biện chứng
về thực tiễn C.Mác đi tới nhận thức về mặt xã hội của bản chất con người. "Trong

6


tính hiện thực của nó, - Mác viết - bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã
hội"[12].
Quan niệm duy vật lịch sử xem xét lịch sử xã hội xuất phát từ con người.
Trong Hệ tư tưởng Đức, hai ơng khẳng định: "Tiền đề đầu tiên của tồn bộ lịch sử
nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống"[13]. Song, đó
là những con người hiện thực mà sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của

họ. Phương thức sản xuất vật chất không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sự tồn tại thể
xác của cá nhân, mà hơn thế "nó là một phương thức hoạt động nhất định của những
cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức
sinh sống nhất định của họ"[14].
Một trong những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác là sự
khẳng định “Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội”. Do đó, để hiểu được
con người, C.Mác đã đi sâu tìm hiểu sản xuất vật chất của con người trong xã hội.
Nghiên cứu biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (trong tác phẩm
này hai ơng dùng thuật ngữ "hình thức giao tiếp"), phát hiện ra quy luật vận động và
phát triển nền sản xuất vật chất xủa xã hội, triết học Mác đã đi tới nhận thức đời
sống xã hội bằng một hệ thống các quan điểm lý luận thật sự khoa học về lịch sử.
Với tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, quan niệm duy vật về lịch sử ở C.Mác đã
hình thành. Quan điểm duy vật lịch sử tạo cơ sở lý luận khoa học vững chắc cho sự
phát triển tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuy vậy,
trong Hệ tư tưởng Đức, học thuyết về chủ nghĩa cộng sản được các tác giả của nó
trình bày như một hệ quả trực tiếp của phát hiện mới về triết học: quan niệm duy
vật về lịch sử. Do đó, một số quan điểm về chủ nghĩa xã hội khoa học được nêu lên
nhưng chưa có được sự diễn đạt rõ ràng; song, điều quan trọng là C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đưa ra phương pháp tiếp cận khoa học để nhận thức chủ nghĩa cộng
sản. Chủ nghĩa cộng sản là một lý tưởng cao đẹp của nhân loại, nhưng lý tưởng đó
được thực hiện từng bước với những mục tiêu cụ thể nào, bằng con đường nào; điều
đó tuỳ thuộc vào điểm xuất phát và chỉ có qua phong trào thực tiễn mới tìm ra được
những hình thức và bước đi thích hợp. "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không
phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực
phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó
xố bỏ trạng thái hiện nay"[15].
Trong các tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” (1847) và “Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản” (tháng 2-1848), chủ nghĩa Mác được trình bày như một chỉnh
thể các quan điểm lý luận nền tảng với ba bộ phận hợp thành của nó. Trong Sự khốn
cùng của triết học, C.Mác tiếp tục đề xuất các nguyên lý triết học, chủ nghĩa cộng

sản khoa học và đặc biệt là, như chính Mác sau này đã nói, "chứa đựng những mầm
mống của học thuyết được trình bày trong bộ Tư bảnsau hai mươi năm trời lao
động"[16].
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên
của chủ nghĩa Mác; trong đó cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác được trình bày một
cách thiên tài, thống nhất hữu cơ với các quan điểm kinh tế và các quan điểm chính
trị - xã hội. "Tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế giới

7


quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để - chủ nghĩa duy vật này bao quát cả lĩnh vực
sinh hoạt xã hội, - phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất và sâu
sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trị cách mạng - trong lịch
sử tồn thế giới - của giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo một xã hội mới, xã hội
cộng sản"[17].
Với Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói
chung đã hình thành và sẽ được C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục bổ sung, phát
triển trong suốt cuộc đời của hai ông trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực
tiễn của phong trào công nhân và khái quát các thành tựu khoa học.
1.3. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết
học
Từ sau Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, học thuyết Mác tiếp tục bổ sung và
phát triển trong sự gắn bó mật thiết hơn nữa với thực tiễn cách mạng mà C.Mác và
Ph.Ăngghen vừa là những đại biểu tư tưởng vừa là lãnh tụ của phong trào công
nhân thế giới. Bằng hoạt động lý luận của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa
phong trào công nhân thế giới từ tự phát thành phong trào tự giác và phát triển ngày
càng mạnh mẽ; và chính trong q trình đó, học thuyết của các ơng cũng không
ngừng được bổ sung và phát triển.
Các tác phẩm chủ yếu của C.Mác như “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, “Ngày

18 tháng Sương Mù của Lui Bônapáctơ”, “Nội chiến ở Pháp”, “Phê phán Cương
lĩnh Gôta”..., cho thấy việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào cơng
nhân có tầm quan trọng như thế nào trong sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác
nói chung và triết học Mác nói riêng. Bộ Tư bảnkhơng chỉ là cơng trình đồ sộ của
C.Mác về kinh tế học mà còn là sự bổ sung, phát triển của triết học Mác nói riêng,
của học thuyết Mác nói chung. V.I.Lênin đã nhận xét: về phương diện triết học, nếu
như C.Mác không để lại cho chúng ta một "lơgíc học với chữ L viết hoa" thì C.Mác
đã để lại cho chúng ta cái lơgíc của bộ Tư bản.
Trong khi đó, Ph.Ăngghen đã phát triển triết học Mác thông qua việc khái
quát các thành tựu khoa học và phê phán các lý thuyết triết học duy tâm, siêu hình
và cả những quan niệm duy vật tầm thường ở những người tự nhận là người mácxít
nhưng lại không hiểu đúng thực chất của học thuyết Mác.
Với những tác phẩm chủ yếu của mình như “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng
của tự nhiên”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”,
“Lutvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức”,… Ph.Ăngghen
đã trình bày học thuyết Mác nói chung, triết học Mác nói riêng dưới dạng một hệ
thống lý luận. Ngồi ra cũng cần chú ý rằng, những ý kiến bổ sung, giải thích của
Ph.Ăngghen sau khi C.Mác qua đời đối với một số luận điểm của các ơng trước đây
cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mác.

8


2. Giai đoạn V.I.Lê Nin
2.1. Giai đoạn 1893 – 1907: Tiếp thu và phát triển chủ nghĩa duy vật biện
chứng
Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác được truyền vào nướcNga.
Nhóm “Giải phóng lao động” do Plêkhanốp đứng đầu đã dịch một số tác
phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen ra tiếng Nga như Sự khốn cũng của triết học,
Tun ngơn của Đảng Cộng sản, Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ

điển Đức… Plêkhanốp cũng viết nhiều tác phẩm chống lại phái dân túy như Chủ
nghĩa vã hội và đấu tranh chính trị, Những sự bất đồng giữa chúng ta, Khái niệm về
lịch sử của chủ nghĩa duy vật… Tuy nhiên, Plêkhanốp lại không đứng trên lập
trường của giai cấp vô sản để giải quyết những vấn đề cơ bản như khơng thấy được
vai trị lịch sử của giai cấp cơng nhân và liên mình cơng – nông, xem giai cấp tư sản
tự do chủ nghĩa là giai cấp cách mạng. Sai lầm này đã đưa Plêkhanốp xa rời lập
trường mácxít và chuyển sang lập trường của nhóm cơ hội mensêvích.
Trước tình hình đó, V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm quan trọng để đấu
tranh chống lại phái dân túy, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác.
Tác phẩm Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những
người dân chủ - xã hội ra sao (1984) là bản cương lĩnh của một chính đảng mới ra
đời ở nước Nga. V.I.Lênin vạch trần cơ sở triết học duy tâm chủ quan và phương
pháp siêu hình của giai cấp tư sản tự do thể hiện trong cương lĩnh về kinh tế và
chính trị của chúng. VI.Lênin vạch rõ những mâu thuẫn trong xã hội Nga, đồng thời
chỉ ra còn đường phát triển tất yếu của lịch sử và vai trị giai cấp vơ sản trong sự
liên minh với giai cấp nông dân nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập chế độ mới
xã hội chủ nghĩa. Khẳng định vấn đề hình thái kinh tế - xã hội với những quy luật
khách quan quyết định sự vận động của lịch sử xã hội, V.I.Lênin viết: “Chỉ có đem
quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực
lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát
triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Và dĩ nhiên là
khơng có một quan điểm như thế thì khơng thể có một khoa học xã hội được”.
Trong tác phẩm, V.I.Lênin đã vận dụng phương pháp biện chứng của
triết học Mác để nhận thức những quy luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội,
để phương pháp biện chứng duy vật trở thành một khoa học chân chính. V.I.Lênin
nói: “Khơng bao giờ có một người mácxít nào đã xây dựng những quan điểm dân
chủ - xã hội của mình trên một cơ sở nào khác, ngoài cơ sở là sự phù hợp của những
quan điểm ấy với hiện thực và với lịch sử những quan hệ kinh tế - xã hội nhất
định… Vì thế mặt lý luận thì sự địi hỏi đó đã được bản thân Mác, người sáng lập ra
“chủ nghĩa Mác”, nêu lên một cách hồn tồn rõ ràng và chính xác, và coi đó là cơ

sở của tồn bộ học thuyết của mình”.
Tác phẩm trên của V.I.Lênin cũng đặt ra những vấn đề khác của triết
học lịch sử như vai trò nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội, vai trò quần chúng
nhân dân và cá nhân trong lịch sử… Tất cả những nội dung trên đều nhằm khẳng
định một chân lý mà V.I.Lênin chỉ rõ: “Người ta không thể có một lý luận cách
9


mạng nào ngoài chủ nghĩa Mác cả, họ càng mau chóng dồn hết tâm sức của mình ra
để vẫn dụng lý luận đó vào nước Nga,cả về mặt lý luận lẫn về mặt thực tiễn thì
thắng lợi của cơng tác cách mạng sẽ cang chắc chắn và mau chóng”. V.I.Lênin nêu
cao vai trò của học thuyết Mác: “Sức hấp dẫn khơng gì cưỡng nổi đã lơi cuốn những
người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó, chính là ở chỗ nó kết
hợp tính chất của khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã
hội) với tinh thần cách mạng… Một sự kết hợp nội tại và khăng khít”.
Tác phẩm Làm gì? (1902), V.I.Lênin đã làm sáng tỏ những nguyên lý của
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó là vấn đề đấu tranh giai cấp của giai cấp vơ sản trước
khi giành chính quyền với các hình thức: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu
tranh chính trị, trong đó đấu tranh chính trị có ý nghĩa quyết định để lật đổ giai cấp
thống trị, giành lấy chính quyền cách mạng. V.I.Lênin cũng nhấn mạnh vai trị của
hệ tư tưởng lý luận trong cuộc đấu tranh cách mạng. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa
Mác khơng hình thành một cách tự phát trong phong trài công nhân mà nó được
truyền bá, giáo dục một cách tự giác trong phong trào đó. Vì vậy, tun truyền lý
luận cách mạng la một nội dung quan trọng để hướng tới mục tiêu đấu tranh chính
trị trong cách mạng vơ sản.
Năm 1905, V.I.Lênin viết tác phẩm Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội
trong cách mạng dân chủ. Đây là một tác phẩm mẫu mực ở việc giải quyết những
nội dung của cách mạng tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. V.I.Lênin đã bác
bỏ quan điểm của phái Mensêvích và phái xét lại Tây Âu lúc bây giờ, và chỉ rõ tính
chất của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhưng

do giai cấp vô sản lãnh đạo trong mối quan hệ liên minh với giai cấp nông dân.
Cách mạng dân chủ tư sản sẽ chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin
cũng bác bỏ quan điểm của các lãnh tụ cơ hội trong Quốc tế II, để khẳng định rằng
thắng lợi của cách mạng dân chủ là tiền đề để tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Tác phẩm cũng nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân, của nhân tố chủ
quan, vai trị các đảng chính trị trong cuộc đấu tranh cách mạng để tiến tơi thắng lợi.
2.2. Giai đoạn 1907-1917: vận dụng và bổ sung chủ nghĩa duy vật lịch sử
Năm 1908, V.I.Lênin viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán, được xuất bản năm 1909. Tác phẩm là biểu hiện sự kết hợp sâu
sắc giứa tính đảng và tính khoa học.
Trước đó, V.I.Lênin giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập
trường thế giới quan duy vật biện chứng. Theo Makhơ, nhận thức của con người
xuất phát từ những yếu tố trực tiếp, mang tính “kinh nghiệm”, khơng phải là vật
chất, cũng không phải là tinh thần, mà là yêu tố “trung gian”. Và họ xem đó là một
“phát minh vĩ đại”. V.I.Lênin đã bác bỏ quan niệm trên và cho rằng thực chất của tư
tưởng Makhơ là chủ nghĩa duy tâm chủ quan. V.I.Lênin viết: “Sự tồn tại của vật

10


chất không phụ thuộc vào cảm giác. Vật chất là cái có trước, cảm giác, tư tưởng, ý
thức là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức theo một cách thức đặc biệt.
Đó là quan điểm của chủ nghĩa duy vật, nói chung, và của C.Mác và Ph.Ăngghen
nói riêng. Makhơ và Aveenariút đã lén lút du nhập chủ nghĩa duy vật bằng cách
dùng chữ “yếu tố”… Thật là trẻ con nếu nghĩ rằng bịa ra một từ mới, là có thể tránh
được những trào lưu triết học cơ bản… Thưa các ngài, triết học của các ngài chỉ là
chủ nghĩa duy tâm đã uổng công che đậy sự trần trụi của chủ nghĩa duy ngã của
mình bằng một thuật ngữ “khách quan” hơn. Hoặc giả “yếu tố” không phải là cảm
giác, và như vậy từ “mới” của các ngài tuyệt đối khơng có một chút ý nghĩa gì cả,
và các ngài chỉ làm ồn lên vơ ích mà thôi”.

Trong tác phẩm, V.I.Lênin đã vạch rõ sai lầm của phái Makhơ và Avênariút,
khi họ cho rằng nhiệm vụ của khoa học là mơ tả tri thức có tinh chất kinh nghiệm,
không phải là thế giới khách quan. Thực chất, đó là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm
trong triết học. V.I.Lênin phê phán tính đảng trong triết học Makhơ và Avênariút:
“Bây giờ hãy đứng trên quan điểm đảng phái trong triết học để xét Makhơ,
Avênariút cùng trường phái của họ. Chà, các ngài ấy tự hào về tính khơng phải đảng
phái của mình, và nếu họ có một cực đối lập thì họ chỉ có một và chỉ có độc một…
nhà duy vật mà thôi. Xuyên suốt tất cả những trước tác của hết thảy mọi người theo
phái Makhơ, là cái tham vọng ngu dại muốn vượt lên trên chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, muốn khắc phục sự đối lập “cũ kỹ” ấy, nhưng kỳ thật, thì cả đám
người đó cứ mỗi lúc một sa vào chủ nghĩa duy tâm và kiên quyết tiến hành đến
cùng một cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật”. Vì thế, bản chất của các học giả
tư sản đó, theo V.I.Lênin: “Nói chung và về đại thể các giáo sư môn kinh tế đều chỉ
là những học giả làm thuê cho giai cấp tư sản, còn các giáo sư triết học đều chỉ là
bọn học giả làm thuê cho phái thần học thơi”.
Từ góc độ vấn đề cơ bản của triết học, V.I.Lênin cho rằng những nhà sáng
lập triết học mácxít khơng bao giờ rời bỏ lập trường tính đảng của mình. “Về mặt
triết học, Mác và Ăngghen thủy chung là những người có tính đảng”. “Triết học
hiện đại cũng có tính đảng như triết học hài nghìn năm về trước. Những đảng phái
đang đấu tranh với nhau, về thực chất – mặc dù thực chất đó bị che dấu bằng những
nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn – là chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm”.
Vấn đề thực tiễn cũng được V.I.Lênin xem là cơ sở của quá trình nhận thức:
“Quan điểm về đời sống, thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận
về nhận thức”. Song, thực tiễn cần được xem trong mối quan hệ vừa tương đối vừa
tuyệt đối với quá trình nhận thức chân lý: “Dĩ nhiên không nên quên rằng tiêu chuẩn
thực tiễn, xét về thực chất, khơng bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách
hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người.

11



Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán cũng biểu
hiện những quan điểm cơ bản của triết học duy vật lịch sử. V.I.Lênin chỉ rõ vai trò
quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, phê phán phái Makhơ khi họ
đồng nhất quy luật sinh học với quy luật xã hội. Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa
nhận rằng tồn tại thực khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm
giác, kinh nghiệm, v.v. của loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn
tại xã hội khơng phụ thuộc vào ý thức của lồi người. Trong hai trường hợp đó, ý
thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm thì cũng chỉ là một phản ánh gần đúng
(ăn khớp, chính xác một cách lý tưởng). Trong cái triết học ấy của chủ nghĩa Mác,
đúc bằng một khối thép duy nhất, người ta không thể vứt bỏ một tiền đề cơ bản nào,
một phần chủ yếu nào, mà không xa rời chân lý khách quan, không rơi vào sự dối
trá của giai cấp tư sản phản động.
Với những nội dung mà V.I.Lênin đã trình bày, tác phẩm Chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là sự phát triển những quan điểm của triết học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trở thành một trong những tác phẩm quan
trọng nhất của giai đoạn V.I.Lênin phát triển triết học Mác.
2.3. Giai đoạn sau 1917: Lý luận về hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra một thời đại mới trong lịch
sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Trong giai đoạn này, V.I.Lênin tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mốt số tác phẩm nổi bật của giai đoạn này
như: Sáng kiến vĩ đại, Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cơng sản, Về chính
sách kinh tế mới, Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu.
Năm 1919, Tác phẩm” Sáng kiến vĩ đại” đã phân tích tồn diện ý nghĩa của
những ngày thứ 7 cộng sản, tổng kết kinh nghiệm của quần chúng lao động trong
thời kỳ bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã nêu ra
một định nghĩa nổi tiếng về giai cấp: “ Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to
lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã

hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thị
nhwunxg quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu
sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau
về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
Giai cấp là những tập đồn khác, do chỗ các tập đồn đó có địa vị khác nhau trong
một chế độ kinh tế xã hội nhất định”
Năm 1920, V.I.Lênin viết tác phẩm Bệnh ấu trĩ ” tả khuynh” trong phong
trào cộng sản. Tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền kinh nghiệm cho các đảng
cộng sản trẻ tuổi trong phong trào cộng sản, vạch ra chiến lược và sách lược của các
đảng vô sản trong điều kiện lịch sử mới

12


Năm 1921, V.I.Lênin viết nhiều tác phẩm bàn về chính sách kinh tế mới. Đó
là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với các hình thức và bước đi thích hợp nhằm
bảo đảm cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Năm 1922, V.I.Lênin viết bài báo nổi tiếng Về tác dụng của chủ nghĩa duy
vật chiến đấu. Trong tác phẩm này, V.I.Leenin đặt ra nhiệm vụ phát triển triết học
duy vật biện chứng trên cơ sở tổng kết lịch sử hiện đại, củng cố liên minh giữa triết
học và khoa học tự nhiên, phên phán chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo trên tinh thần
khoa học. Tác phẩm còn chứa đựng ý nghĩa luận sâu sắc, vạch ra vai trị của cơng
tác tun truyền triết học vơ thần, và đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của Đảng
cộng sản trong cuộc đấu tranh gian khổ, khó khăn để xây dựng xã hội mới.
3. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những luận
điểm triết học của mình
Từ năm 1984, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động ở châu Âu chống áp bức, bóc lột, địi dân chủ tự do đã phát triển và trở thành
một làn sóng mạnh mẽ. Tháng 2-1848, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Paris
kết liễu chế độ quân chủ và thành lập nền cộng hòa tự do. Ngày 13-3-1848, nhân

dân lao động ở Viên(Áo) nổi dậy đấu tranh vì quyền lợi của những người lao khổ.
Cuộc đấu tranh cách mạng đã nổ ra tại Béclin vào ngày 18-3-1848 của lực lượng
công nhân, thợ thủ cơng, tiểu tư sản, bắt buộc nhà vua Đức Phriđrích Vinhem IV đã
phải cam kết trao quyền chính trị cho giai cấp tư sản, tôn trọng tư tưởng tự do dân
chủ, bãi bỏ lệnh kiểm duyệt và bắt giữ những người yêu nước. Tháng 6-1848, giai
cấp vô sản Paris đã nổi dậy đấu tranh chống giai cấp tư sản, với khẩu hiệu: “Bánh
mì hay là chết”, “Sống làm việc hay chết trong chiến đấu”. Ph.Ăngghen đã viết
rằng: “Cuộc cách mạng của sự tuyệt vọng… Công nhân biết rằng họ đang tiến hành
một cuộc đấu tranh một còn một mất và thâm chí sự hóm hỉnh vui nhộn của người
Pháp cũng phải im lặng trước sự khốc liệt đáng sợ của cuộc chiến đấu này”. Sau
thất bại này, các cuộc cách mạng ở châu Âu bị bóp nghẹt bởi giai cấp phong kiến
phản bội, sự tiếp tay của giai cấp tư sản và tiểu tư sản đứng về phe giai cấp phong
kiến. Từ sự thất bại của phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra bài học là Đảng Cộng sản phải hành động một cách
tự giác và có tổ chức, phải hết sức thống nhất và độc lập để lãnh đạo phong trào đấu
tranh vì lợi ích của quần chúng lao khổ.
Từ kinh nghiệm của thực tiễn cách mạng, bằng tư duy lý luận sâu sắc,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho ra đời những tác phẩm làm cơ sở cho những nguyên
lý căn bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Tư bản là một bộ sách đồ sộ của C.Mác. Tập 1 được xuất bản năm
1867, tập 2 và 3 được Ph.Ăngghen tập hợp và xuất bản năm 1885 và 1894. Chủ đề
căn bản nhất của tác phẩm là xuất phát từ sự vận động của quan hệ kinh tế tư bản
chủ nghĩa, C.Mác đã trình bày những nguyên lý triết học, kinh tế chính trị học, chủ
13


nghĩa xã hội khoa học trên tinh thần biện chứng của sự phát triển lịch sử - xã hội.
Có thể khái quát nội dụng tư tưởng triết học của bộ Tư bản từ hai vấn đề chủ yếu là
quan niệm duy vật lịch sử và phép biện chứng trên cơ sở bản chất kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Lao động chính là hành động lịch sử vĩ đại mà con người có được để tạo nên

sự khác biệt bản chất giữa con người và thế giới loài vật, là động lực thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. Lực lượng sản xuất theo quan niệm của C.Mác chính là sự
tổng hợp của hai yếu tố tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó con người lao
động đóng vai trị quyết định. Tu liệu sản xuất cũng khơng phải chỉ là các yếu tố
mang tính tự nhiên mà nó là kết quả của sự tác động sáng tạo của con người. Tư liệu
lao động theo C.Mác được biểu hiện trong tư liệu lao động cơ khí, tức cơng cụ lao
động, máy động lực, hệ thống bình chứa, phương tiện giao thông vận tải. Đối tượng
lao động biểu hiện trong đất đai, tài nguyên thiên nhiên.Điều kiện vất chất để tiến
hành sản xuất là tư liệu lao động và đối tượng lao động, nhưng chỉ được phát huy
khi có sức lao động của con người, nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất. Con
người trở thành yếu tố quyết định, một nhân tố chủ quan, để tạo nên sự kết hợp hữu
cơ các quan hệ vật chất trong lực lượng sản xuất, thống nhất chủ thể và khách thể,
hình thành quy luật khách quan của lực lượng sản xuất xã hội. Quan hệ sản xuất,
một yếu tố tạo thành của phương thức sản xuất, theo C.Mác là biểu hiện mặt xã hội
của quá trình sản xuất, trên phương diện mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về
tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm lao động. Nó là đặc trưng của sự
phát triển xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, là tiêu chuẩn để phân biệt
các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Quan hệ sản xuất mang tính khách quan, vì
nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mà không phụ thuộc
vào ý định có sẵn của con người. Biện chứng của quan hệ sản xuất là một quá trình
thống nhất giữa các yếu tố sản xuất, phân phôi, trao đổi, tiêu dùng, đồng thời cũng
bị chi phối bởi các mối quan hệ khác trong quá trình sản xuất xã hội.Trong tác
phẩm, C.Mác cũng làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Với vai trị là nội dung vật chất của q trình sản xuất, lực lượng sản
xuất là yếu tố quyết định đối với quan hệ sản xuất, tức là hình thức kinh tế của quá
trình sản xuất ấy. Quan hệ sản xuất tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó tùy thuộc vào sựu phù hợp hay không
phù hợp của mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Biện chứng của quá trình phát triển giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
được C.Mác phân tích trong những điều kiện lịch sử - xã hội khác nhau, nhưng nó

có ỹ nghĩa phổ biến cho tiến trình vận động của lịch sử xã hội lồi người. Xuất phát
từ việc nghiên cứu hàng hóa với tư cách tế bào kinh tế của chủ nghĩa tư bản, C.Mác
đã từng bước thể hiện bản chất của chủ nghĩa tư bản thông qua phương pháp thống
nhất giữa lịch sử và lơgic, giữa trừu tượng và cụ thể. Q trình vận động và phát
14


triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện lịch sử của nó với tính đa dạng,
tính phong phú, tính phức tạp của một hệ thống sản xuất, một phương thức sản xuất.
C.Mác cũng phân tích rõ mối quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể. Cái trừu
tượng chỉ là sự phản ánh một mặt, một yếu tố của quá trình nhận thức đối tượng.
Cái cụ thể lý tính, về bản chất là sự phản ánh khái quát các thuộc tính của đối tượng
trong tư duy. Bởi vậy, nền sản xuất xã hội biểu hiện từ sản xuất, phân phối, trao đổi,
tiêu dùng đến bản chất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng chính là con đường đi
từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy. Các quy luật của phép biện chứng như quy
luật lượng chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật mâu thuẫn đều được
C.Mác vận dụng vào quá trình phân tích bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Phương pháp biện chứng của C.Mác là một biểu hiện thống nhất giữa nội dung và
phương pháp, là phương pháp nhận thức thông qua sự vận động của nội dung.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TÁC
PHẨM QUA BA GIAI ĐOẠN THỜI KỲ

15


1. Tác phẩm “ Góp phần phên phán triết học pháp quyền của Heghen. Lời nói
đầu ( 1843)” của C.Mác
Đối với nước Đức thì việc phê phán tơn giáo, về thực chất, đã kết thúc và
việc phê phán tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán khác. Tồn tại dưới cõi trần

của lầm lạc đã bị mất uy tín. Người nào đã đi tìm một tồn tại siêu nhân nào đó trong
tính hiện thực ảo tưởng trên thượng giới mà chỉ tìm thấy có sự phản ánh của bản
thân mình, thì người đó khơng cịn mong muốn chỉ tìm th ấy cái bề ngồi của bản
thân mình, cái khơng-phải-là-con-người, - ở nơi mà người đó đang tìm và phải tìm
tính hiện thực chân chính của mình. Căn cứ của sự phê phán chống tôn giáo là: con
người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là: tôn
giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình
hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người khơng phải là một
sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngồi thế giới. Con người chính là thế giới con
người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế gi
ới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược. Tôn giáo là lý luận
chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lơ-gích dưới hình thức phổ
cập của nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đ ức c ủa nó, là sự bổ sung
trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ. Tôn
giáo bi ến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người
khơng có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh chống tơn giáo là gián tiếp đấu
tranh ch ống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tơn giáo. Sự nghèo nàn của
tơn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống
sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái
tim của thế giới không có trái tim, cũng gi ống nh ư nó là tinh th ần c ủa những trật
tự khơng có tinh thần. Tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Xóa bỏ tơn giáo, với
tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh
phúc thực sự của nhân dân. Yêu cầu từ bỏ những ảo tưởng về tình cảnh của mình
cũng là yêu cầu từ bỏ cái tình cảnh đang cần có ảo tưởng . Do đó, việc phê phán tơn
giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khổ ải mà tơn giáo là vịng
hào quang thần thánh của nó. Sự phê phán đã vứt bỏ khỏi những xiềng xích các
bơng hoa giả trang điểm cho chúng, khơng phải để lồi người cứ tiếp tục mang
những xiềng xích ấy dưới cái hình thức chẳng vui thích và thú vị gì, mà để lồi
người vứt bỏ chúng đi và giơ tay hái lấy bông hoa thật. Việc phê phán tôn giáo đang
làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người suy nghĩ, hành động, xây

dựng tính hiện thực của mình với tư cách là con người thốt khỏi ảo tưởng, trở nên
có lý tính; để con người xoay quanh bản thân mình và cái mặt trời thật sự của mình.
Tơn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng xoay quanh con người chừng nào con người
chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình. Do đó, nhiệm vụ của lịch sử - sau khi cái
chân lý của thế giới bên kia đã mất đi - là xác lập chân lý của thế giới bên này. Sau
khi cái hình tượng thần thánh của sự tự tha hóa của con người đã bị bóc trần thì
nhiệm vụ cấp thiết của cái triết học đang phục vụ là bóc trần sự tự tha hóa trong
những hình tượng khơng thần thánh của nó. Như vậy, phê phán thượng giới biến
16


thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê
phán thần học biến thành phê phán chính trị. Việc nghiên cứu, sẽ được tiến hành sau
lời nói đầu này - đó cũng là một đóng góp vào cơng việc ấy, - ngay từ đầu khơng
phải nhằm vào bản chính, mà nhằm vào bản sao, tức là nhằm vào triết học Đức về
nhà nước và pháp quyền, vì một lý do đơn giản là việc nghiên cứu đó lấy nước Đức
làm khởi điểm. Sự phê phán khơng phải là sự hăng say của lý tính, mà là lý tính của
sự hăng say. Sự phê phán khơng phải là con dao mổ, mà là vũ khí. Đối tượng của nó
là kẻ thù của nó, kẻ thù mà nó muốn khơng phải bác bỏ mà là tiêu diệt đi. Vì tinh
thần của những trật tự đó đã bị bác bỏ rồi. Tự bản thân chúng, những trật tự đó
khơng đáng trở thành một đối tượng để suy nghĩ – chúng tồn tại như những cái phải
bị coi khinh theo mức độ chúng đang bị coi khinh. Sự phê phán chẳng cần phải làm
sáng tỏ thái độ của mình đối với đối tượng ấy - nó đã thanh tốn xong đối tượng ấy
rồi. Sự phê phán đã khơng cịn thể hiện ra là mục đích tự nó nữa mà chỉ là một
phương tiện. Xúc cảm chủ yếu của nó là phẫn nộ, cơng việc chủ yếu của nó là vạch
trần. Đây là nói về việc mơ tả sức ép nặng nề giữa các lĩnh vực xã hội đối với nhau,
mô tả một sự bất mãn tiêu cực phổ biến, một sự hẹp hòi vừa th ể hiện ra trong sự tự
đề cao, lại vừa thể hiện ra trong sự tự hạ thấp, mơ tả tất cả những gì nằm trong
khn khổ cái chính thể đang sống bằng cách bảo tồn mọi sự đê tiện và bản thân
chẳng qua cũng chỉ là sự đê tiện được thể hiện thành chính phủ.

2. Tác phẩm “ Bản thảo kinh tế - triết học (1844)” của C.Mác
Trong tác phẩm này, C.Mác đã trình bày những nguyên lý xuất phát của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, áp dụng chúng vào việc
nghiên cứu kinh tế - chính trị học, qua đó luận chứng cho thế giới quan cộng sản
chủ nghĩa. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm là thừa nhận vai trò quyết định của sản
xuất vật chất và cắt nghĩa vấn đề tha hóa của bản chất con người thơng qua lao động
bị tha hóa và tìm con đường để khắc phục nó. Mặc dù tác phẩm chưa được hồn
thành nhưng nó có ý nghĩa lớn lao đối với việc hình thành quan điểm triết học của
Các Mác, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong tác phẩm này, C.Mác đã trình bày những nguyên lý xuất phát của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, áp dụng chúng vào việc
nghiên cứu kinh tế chính trị học, qua đó luận chứng cho thế giới quan cộng sản chủ
nghĩa. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm là thừa nhận vai trò quyết định của sản xuất
vật chất và cắt nghĩa vấn đề tha hóa của bản chất con người thơng qua lao động bị
tha hóa và tìm con đường để khắc phục nó. Mặc dù tác phẩm chưa được hồn thành
nhưng nó có ý nghĩa lớn lao đối với việc hình thành quan điểm triết học của C.Mác,
đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử.

17


Từ năm 1844, C.Mác có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu những vấn
đề mà ơng muốn làm khi cịn ở báo “Sông Ranh”, một lần ông đọc được “Bản thảo
góp phần phê phán kinh tế chính trị học” của Ph.Ăngghen và tác phẩm này đã tạo ra
sự kích thích để C.Mác bắt tay nghiên cứu kinh tế chính trị học. Sau một thời gian,
kết quả của quá trình nghiên cứu miệt mài của C.Mác là sự ra đời của tác phẩm
“Bản thảo kinh tế triết học 1844”.
Trong tác phẩm này, trên cơ sở phê phán có tính kế thừa quan điểm của
A.Smith và D.Ricacdo, ơng đã vạch trần tính hạn chế của kinh tế chính trị tư sản
trong luận điểm về tính vĩnh viễn của chế độ tư hữu, khi họ khẳng định rằng tư hữu

là thuộc tính của con người, nhưng lại cho rằng sự tồn tại của những người vơ sản
(người khơng có tài sản) là hợp lý, là tự nhiên. Đây thực sự là một luận điểm thể
hiện rõ tính chất mâu thuẫn. Đứng trên lập trường duy vật, C.Mác tuyên bố: cần
phải xóa bỏ chế độ tư hữu, để trả lại bản chất “người” đích thực cho con người; để
làm được điều đó thì cần phải làm cách mạng và người làm cách mạng chính là giai
cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. Điều này đã cho thấy quan điểm của
C.Mác về đấu tranh giai cấp và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, giai cấp vô
sản.
Tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm này là tư tưởng về vai trò quyết định
của lao động, của sản xuất vật chất đối với con người. Trước hết, C.Mác đánh giá
cao tư tưởng của A.Smith và D.Ricacdo coi lao động tạo ra giá trị - điều này khác
với những quan điểm trước đó cho rằng giá trị hàng hóa được tạo ra trong lưu
thơng, trong ý nghĩa sử dụng. Sau đó, C.Mác phê phán quan điểm tư sản coi lao
động chỉ là thuần túy sáng tạo ra hàng hóa. Ơng chứng minh rằng, lao động cịn
sáng tạo ra chính bản thân con người, tiếp tục phát triển con người và toàn bộ lịch
sử nhân loại. Hoạt động sản xuất vật chất chính là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển
của con người, của tồn tại xã hội. Đây chính là quan điểm thể hiện tư tưởng của
C.Mác về vai trò của thực tiễn và vai trò của sản xuất vật chất với tồn tại xã hội, nó
tạo tiền đề cho việc xây dựng học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của ơng.Bên
cạnh đó C.Mác cịn phê phán triết học cổ điển Đức (mà tập trung vào triết học
Hêghen) ở chỗ Hêghen duy tâm nên quan niệm về mọi thứ đều trừu tượng, thần bí
và khó hiểu. Khi nói về hoạt động của con người, Hêghen chỉ đề cao và tuyệt đối
hóa hoạt động của ý thức, tinh thần điều này theo C.Mác đánh giá là thần bí hóa con
người. Hêghen cũng không hiểu được mặt tiêu cực của lao động trong điều kiện chế
độ tư hữu, trong nền sản xuất xã hội mang tính đối kháng. Qua đó, C.Mác phân tích
18


và vạch rõ chính chế độ tư hữu làm cho con người tha hóa, biểu hiện trên hai
phương diện: Thứ nhất, sự tha hóa của những cơng nhân trong sản phẩm lao động

họ làm ra, nhưng lại không thuộc về họ - “Người cơng nhân càng tạo ra nhiều hàng
hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ mạt. Thế giới vật phẩm càng tăng
thêm giá trị thì thế giới con người càng mất giá trị”. Thứ hai, sự tha hóa của người
cơng nhân biểu hiện trong hành vi sản xuất và trong bản thân hoạt động sản xuất.
Người công nhân lẽ ra phải được “phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh
thần” của mình thì họ lại cảm thấy mình đang “làm kiệt quệ thân thể mình và phá
hoại tinh thần của mình”. Những sản phẩm do người công nhân làm ra thuộc về
những người nắm giữ tư liệu sản xuất là địa chủ và tư bản. C.Mác cho rằng, đó là
những kẻ có đặc quyền và ăn khơng ngồi rồi. Ơng cịn gọi đó là “những người sở
hữu”. Cịn người cơng nhân, do không sở hữu về tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt xã hội nên phải làm thuê để nhận một khoản tiền cơng ít ỏi, khơng tương xứng
với lao động mà họ đã làm cho những người sở hữu. Lao động của người công nhân
chịu sự chi phối của sự tích tụ, tích lũy tư bản. Vì vậy, lao động của họ khơng thuộc
về mình mà thuộc về những người sở hữu. Trong quan điểm của C.Mác về tư hữu
và xóa bỏ chế độ tư hữu, có thể thấy khơng chỉ “những cơng nhân khơng có sở hữu”
mới bị tha hóa mà ngay cả “những người sở hữu “ cũng bị tha hóa. Tuy nhiên, khác
với sự tha hóa ở người cơng nhân, sự tha hóa của những người sở hữu hiện ra ở
“trạng thái tha hóa”. Thuật ngữ “tha hóa” đã được Hêghen và Phoiơbách dùng, với
Hêghen “tha hóa” là “ý niệm tuyệt đối” bị tha hóa thành giới tự nhiên xã hội, tự
nhiên xã hội lại biến đổi và khắc phục để trở thành “ý niệm tuyệt đối”. Với
Phoiơbách, “tha hóa” là sự tha hóa về tình cảm đạo đức, bởi con người trong triết
học của ông là con người sinh học. Đến C.Mác, ông đã chỉ ra tính duy vật và biện
chứng trong quan điểm về “tha hóa” và “tự tha hóa” của mình. Nghiên cứu tác
phẩm này, ta có thể thấy quan điểm của ông về việc người lao động làm thuê bị hạ
thấp ngang với máy móc, họ cảm thấy mình chỉ là “con vật”. Người sở hữu thì
khơng lao động, cịn người lao động thì khơng được quyền sở hữu, và xã hội vân
động trong hai cực đối lập ấy. Vì vậy, chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu mới giải quyết
được sự đối lập trong xã hội, đồng thời mới thực hiện được giải phóng con người.
Nhưng xóa bỏ tư hữu ở đây khơng phải là xóa bỏ sở hữu mang tính cá nhân mà là
xóa bỏ tư hữu về tư bản, vì tư hữu tư bản là cơ sở để bóc lột sức lao động của người

khác. Những tư tưởng,quan điểm trên của C.Mác chính là cơ sở để ông hình thành
học thuyết về giá trị thặng dư của kinh tế chính trị học mácxít.
19


Tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học 1844” của C.Mác là cái mốc quan
trọng trong việc hình thành các quan điểm triết học của ông và khởi thảo các
nguyên lý xuất phát trong triết học Mác. Mặc dù tác phẩm này của C.Mác vẫn chưa
gọi mình là người cộng sản và ông cũng chưa gọi học thuyết của ông là chủ nghĩa
cộng sản nhưng nó đã thể hiện được lập trường, tư tưởng cách mạng chân chính của
C.Mác, đồng thời luận chứng cho thế giới quan của chủ nghĩa cộng sản – chủ nghĩa
nhân đạo hiện thực tự nhiên hoàn bị nhất.
3. Tác phẩm “ Chống Đuyrinh (1876-1878)” của Ph.Ăngghen
Từ năm 187 đến 1878, Ph.Ăngghen hoàn thành một tác phẩm có ý nghĩa cơ
bản của triết học Mác, tác phẩm Chống Đuyrinh. Cuốn sách nhằm bảo vệ triết học
Mác, chống lại những quan điểm đối lập của nhà tư tưởng tiểu tư sản Đuyrinh, một
giáo sư cơ học tại đại học Béclin. V.I.Lênin cho rằng “đó là một cuốn sách có nội
dung đặc biệt phong phú và bổ ích” vì đã “phân tích những vấn đề quan trọng nhất
của triết học , của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội”. Nội dung cơ bản của tác
phẩm khái quát trong một số chủ đề sau đây.
Thứ nhất, vấn đề thế giới quan duy vật
Khẳng định lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen đã phê
phán Đuyrinh:”Ông Đuyrinh nói lên những nguyên lý rút ra từ tư duy, chứ khơng
phải từ thế giới bên ngồi, đến những nguyên lý hình thức phải được ứng dụng vào
thế giới tự nhiên và lồi người, do đó, giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với
chúng”.
Phê phán quan điểm duy tâm của Đuyrinh về vấn đề cơ bản của triết học,
Ph.Ăngghen viết: “Không phải là giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với các
nguyên lý, mà trái lại các nguyên lý chỉ đúng trong chừng mực chúng phù hợp với
giới tự nhiên và lịch sử. Đó là quan điểm duy vật duy nhất đối với sự vật, cịn quan

điểm của ơng Đuyrinh chống lại quan điểm ấy là quan điểm duy tâm, là quan điểm
hoàn toàn đặt lộn ngược mối quan hệ hiện thực và cấu tạo thế giới hiện thực từ tư
duy, từ những đồ thức, từ những phương án hay những phạm trù tồn tại vĩnh cửu ở
đâu đó trước khi có thế giới, hồn hảo theo kiểu của … một Hêghen nào đó”. Từ đó,
Ph.Ăngghen khẳng định rằng nhận thức của con người về vũ trụ khơng phải được
rút ra từ bộ óc mà từ thế giới hiện thực.
Nói về phạm trù tồn tại, Đuyrinh cho rằng: “ Khi chúng ta nói đến tồn tại và
chỉ nói đến tồn tại thơi thì tính thống nhất chỉ có thể bao hàm ở chỗ: tất cả những
20


đối tượng mà chúng ta nói đến, đều có, đều tồn tại. Chúng được tư duy tập hợp
trong thể thống nhất của tồn tại ấy, chứ không phải trong thể thống nhất nào khác”.
Phê phán quan điểm trên của Đuyrinh, Ph.Ăngghen khẳng định rằng: “Tính thống
nhất của thế giới khơng phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính
thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế
giới phải tồn tại đã… Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó,
và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ
làm ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa
học tự nhiên”.
Trong tác phẩm, Ph.Ăngghen cũng đề cập đến sự vận động của vật chất. Vận
động của vật chất bao hàm mọi quá trình, mọi thay đổi diễn ra trong vũ trụ, là sự
vận động và biến đổi nói chung. Khơng có vật chất khơng vận động, cũng như
khơng có sự vận động nào mà lại không phải là sự vận động của vật chất.
Ph.Ăngghen cũng khái quát các hình thức vận động trong thế giới: Vận động cơ
học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học và vận động xã hội. Tất
cả các hình thức đó khơng phải tách rời mà liên hệ , chuyển hóa lẫn nhau trong
khơng gian và thời gian. “Vận động trong không gian vũ trụ, vận động cơ học của
những khối nhỏ hơn trên mỗi thiên thể riêng biệt, dao động phân tử dưới hình thức
nhiệt, hay dưới hình thức dịng điện hoặc dịng từ, phân giải hóa học và hóa hợp hóa

học, đời sống hữu cơ – đó là những hình thức vận động mà mỗi một nguyên tử vật
chất riêng biệt trong vũ trụ, trong mỗi lúc nhất định, đều nằm dưới một hình thức
vận động hay dưới nhiều hình thức vận động cùng một lúc”.
Từ đó, ngun lý mà chúng ta rút ra biểu hiện thế giới quan duy vật triệt để là:
Thế giới khơng có gì ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động
trong không gian và thời gian.
Thứ hai, tư tưởng về phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng, trong quan niệm của Ph.Ăngghen, chính là cơng cụ để nhận
thức thế giới tự nhiên và lịch sử. Từ trong giới tự nhiên và lịch sử, mà tư duy biện
chứng hình thành và phát triển. “Giới tự nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện
chứng, và cần phải nói rằng khoa học tự nhiên hiện đại đã cung cấp cho sự thử
nghiệm ấy những vật hết sức phong phú và mỗi ngày một tăng thêm, và do đó đã
chứng minh rằng trong giới tự nhiên, mọi cái đều diễn ra một cách biện chứng chứ
khơng phải siêu hình”.

21


Bản chất của tư duy biện chứng là sự đối lập với tư duy siêu hình. “Phép biện
chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động
và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Với định nghĩa đó,
phép biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy khoa học theo quan niệm của
Ph.Ăngghen. Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình, vì “Đối với nhà siêu hình
học thì những sự vật và phản ánh của chúng trong tư duy, tức là những khái niệm,
đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn, phải
được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia”. Như vậy, phép biện
chứng là khoa học của phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy, xem xét sự vật
hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, trong tính hệ thống, trong
q trình vận động theo khuynh hướng tiến lên. Đó là bản chất của phép biện chứng
duy vật. Ph.Ăngghen cũng khẳng định sự khác biệt giữa phép biện chứng trong triết

học Mác và phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức. Ơng viết: “Có thể nói rằng
hầu như chỉ có Mác và tơi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát
khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và
về lịch sử”. Điều đó có nghĩa rằng, phép biện chứng khơng phải được rút ra từ tư
duy chủ quan của con người, khơng có mối liên hệ nào với thực tại khách quan, mà
ngược lại là sự phản ánh của thế giới tự nhiên và lịch sử vào tư duy. “Không thể đưa
những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào thế giới tự nhiên, mà là phát hiện ra
chúng trong thế giới tự nhiên và rút chúng ra từ giới tự nhiên”.
Trong tác phẩm, Ph.Ăngnghen đã trình bày tư tưởng biện chứng của thế
giới tự nhiên thông qua sự phát triển của thế giới tự nhiên, của lịch sử xã hội và
kinh tế chính trị. Sự phát triển của tư duy phản ánh thế giới khách quan được
Ph.Ăngghen trình bày trong hệ thống các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật. Nói về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Ph.Ăngghen đã
chứng minh tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn với ý nghĩa là quy luật
tồn tại trong bản thân sự vật, hiện tượng, trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy, trong mọi quá trình phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng. Ph.Ăngghen cho
rằng:”…Sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được,
cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này vừa ở nơi khác, vừa ở cùng
một chỗ vừa khơng ở chỗ đó”. “Sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản
thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải
quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng khơng cịn nữa và cái chết xảy

22


đến”. Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng với tư duy biện chứng thì việc nhận thức và giải
quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại đã được Ph.Ăngghen chứng minh thông qua sự phát triển của khoa học và đời
sống xã hội. Bản chất của quy luật chính là mối quan hệ biện chứng giữa chất và

lượng trong thế giới khách quan. Lượng biến đổi để dẫn tới chuyển hóa về chất,
đồng thời chất tác động đến lượng để tạo nên sự chuyển hóa về lượng. Qúa trình
liên tục diễn ra, tạo thành cách thức của sự phát triển vừa tuần tự vừa nhảy vọt, hình
thành quy luật phổ biến của thế giới khách quan. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Vô
số trường hợp thay đổi về lượng làm cho chất của sự vật biến đổi, cũng như thay đổi
về chất làm cho lượng của sự vật biến đổi… Chúng ta có thể kể ra một việc này
chẳng hạn: sự hợp tác của nhiều cá nhân, sự dung hợp của nhiều sức thành một hợp
sức, sẽ tạo ra, nói theo lối nói của Mác, một sức mới nào đó, căn bản khác với tổng
số những sức cá biệt hợp thành nó”.
Quy luật phủ định của phủ định mang tính khách quan và phổ biến.
Ph.Ăngghen viết: “Vậy, phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vơ cùng phổ
biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự
phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy, một quy luật, như ta đã thấy, biểu
hiện trong giới động vật và thực vật, trong địa chất học, toán học, lịch sử, triết học”.
Đây không phải là quy luật đặc thù, mà nó tồn tại và phát triển trong mọi lĩnh vực
của thế giới khách quan và tư duy con người. Bản chất của quy luật phủ định của
phủ định là biểu hiện khuynh hướng chung của sự phát triển, thể hiện tính kế thừa
và tiến lên, hình thành một q trình liên tục trong sự vận động của sự vật, hiện
tượng từ thấp đến cao. Phát triển cũng không phỉa là một quá trình giản đơn, theo
đường thẳng, mà là một q trình phức tạp, lặp lại cái cũ nhưng khơng phải trùng
khớp mà ở một trình độ mới cao hơn, thể hiện tính xốy ốc của sự phát triển. Với
bản chất như vậy, cái mới bao giờ cũng cao hơn và tiến bộ hơn so với cái cũ.
Ph.Ăngghen cũng đòi hỏi cần phải có sự phân biệt giữa phủ định biện chứng và phủ
định siêu hình: “Phủ định, trong phép biện chứng, khơng chỉ có ý nghĩa giản đơn là
nói: không, hoặc giả là tuyên bố rằng một sự vật không tồn tại, hay phá hủy sự vật
ấy theo một cách nào đó”, mà nó là sự tự nhiên phủ định để hướng tới sự phát triển.
Có thể khái quát rằng, Ph.Ăngghen đã trình bày tư tưởng về phép biện
chứng khá toàn diện, đặc biệt là ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Vì
vậy, Ph.Ăngghen nói: “Nhưng phép biện chứng duy vật chẳng qua chỉ là môn khoa
23



×