TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO TÂM LÝ HỌC
TIỂU LUẬN
VẤN ĐỀ CỦA BẢN THÂN: KHỦNG HOẢNG TUỔI 20
HỌC PHẦN: <2111PSYC1493 – KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ>
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Trinh
Mã số sinh viên: 46.01.751.203
Mã lớp học phần: 2111PSYC1493
Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Trần Hồi Đức
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2022
1
MỤC LỤC
Phần 1: Nhận diện vấn đề .............................................................................................3
1.1 Mô tả vấn đề .........................................................................................................3
1.2. Xác định nguyên nhân ........................................................................................3
Phần 2: Nội dung Giải quyết vấn đề ............................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................................5
2.2 Giải pháp can thiệp ..............................................................................................5
Phần 3: Kết luận- bài học kinh nghiệm .......................................................................6
2
Phần 1: Nhận diện vấn đề
1.1 Mô tả vấn đề
Bước sang tuổi 20, với những người khác có lẽ là sự hân hoan, đón chào những
niềm vui, trải nghiệm mới nhưng với bản thân em thì sự lo lắng, âu lo lại nhiều hơn niềm
vui. Lo lắng cho con đường tương lai, sự nghiệp sau này và theo các nhà tâm lý học sự
lo lắng này được gọi là Khủng hoảng tuổi 20. Trong tâm lý học đại chúng, khủng hoảng
tuổi 20 ( tên tiếng anh Quarterlife Crisis) hay còn gọi là là “cuộc khủng hoảng liên quan
đến mối lo về phương hướng và chất lượng cuộc sống”. Cuộc khủng hoảng này xảy ra
phổ biến trong độ tuổi từ 20 đến 30 (có đơi khi là sớm hơn – khoảng 18 tuổi và kéo dài
lâu hơn – 35 tuổi).
Người mắc phải vấn đề tâm lý này thường sợ hãi trước những biến cố, thu mình
lại sống nội tâm hơn, ít hịa nhập với gia đình, bạn bè, cộng đồng; căng thẳng, khơng tự
tin, từ đó dẫn đến mắc các triệu chứng của bệnh tâm lý, sức khoẻ suy giảm hoặc nguy
hiểm hơn có thể dẫn đến tự tử... Vì vậy Khủng hoảng tuổi 20 rất cần được quyết, vượt
qua vấn đề này.
1.2. Xác định nguyên nhân
Vậy tại sao Khủng hoảng tuổi 20 lại xảy ra? Hành động/thái độ hay hoàn cảnh
cụ thể nào tác động đến Khủng hoảng tuổi 20 đó? Tuổi 20 cho ta mở rộng ước mơ,
nhưng cũng chính cái tuổi 20 cũng cho ta một cái nhìn cận cảnh về thực tế phũ phàng
của cuộc sống. Đối với những sinh viên sắp tốt nghiệp, và cả những người đã đi làm 1 2 năm, vẫn chấp chới với câu hỏi “Mình có thực sự hợp với ngành/ cơng việc này khơng?
Mình thực sự phù hợp với điều gì? Có nên làm lại từ đầu?”. Sự đối lập giữa thực tế và
tưởng tượng cùng sự mất định vị bản thân, làm cho chúng ta rơi vào trạng thái khủng
hoảng tuổi 20 với cảm giác kém cỏi, âu lo, bi quan, mặc cảm. Khi thời gian dần trôi đi,
trải qua tiếp xúc với nhiều môi trường hơn,.. bạn sẽ càng thêm thấm thía nỗi khổ của
việc làm người lớn. Bởi lẽ, đây là lúc bạn chính thức rời khỏi vịng tay của gia đình để
tạo bắt đầu tạo dựng sự nghiệp riêng cho mình, chính bạn sẽ là người đối mặt với vấn
đề công việc học tập, đối nhân xử thế, cả vấn đề tài chính, yêu đương. Khi thực sự bước
chân ra “thế giới thực”, bạn nhận ra những mùa thi mình từng coi là kinh khủng sẽ khơng
là gì nếu như đem so sánh với cách xử lý công việc, với sức ép doanh số, các mối quan
hệ xã hội - những thứ mà bạn phải đối mặt từng ngày. Chúng ta dần nhận ra cuộc sống
không hề màu hồng như những gì tưởng tượng.
Việc đối mặt với thực tế khiến ta vỡ mộng
3
Khi mà mạng xã hội ngày càng phát triển, ta lại càng được tiếp xúc nhiều với
những video, bài viết về những người cùng tuổi hay thậm chí nhỏ tuổi hơn đang rất
thành công trên con đường học tập của họ, hay là kiếm được rất nhiều tiền, thu được rất
nhiều thành quả trên con đường tương lai. Việc tiếp xúc quá nhiều suốt thời gian dài
như vậy sẽ biến những bài học, những điều tích cực từ những tấm gương tốt trở thành
những tiêu cực, làm cho bản thân ta cảm thấy mình thật kém cỏi, thấp bé. Khi mà mình
đang cịn chật vật tìm kiếm sự cân bằng, chỗ đứng trong cơng việc thì người ta đã q
thành cơng, kèm theo vào đó là sự kỳ vọng q lớn từ gia đình lại càng khiến ta thêm âu
lo, nghĩ ngợi “ Liệu ta có đang làm đúng? Liệu ta có xứng đáng với kỳ vịng của cha
mẹ, gia đình? Mình chẳng thể nào bì được so với cậu ấy, cậu ấy thật là tài giỏi!...”.
Những so sánh, muộn phiền ấy chính là Áp lực đồng trang lứa. Nói đơn giản hơn, đó
chính là cảm giác tự ti của bản thân khi không đạt được những điều giống với bạn bè,
những người xung quanh. Nó khiến ta ln chất vấn bản thân đã làm được gì, tương lai
sẽ ra sao, cùng với đó là sự chán nản, muộn phiền. Và đây cũng chính là những biểu
hiện của Khủng hoảng tuổi 20 bị gây ra bởi áp lực đồng trang lứa.
Áp lực đồng trang lứa cũng chính là lí do gây ra khủng hoảng tuổi 20.
Ngồi ra, những khó khăn với việc học ở trên trường, áp lực dồn dập về bài tập
và thi cử; hoang mang tìm kiếm cơng việc sau khi tốt nghiệp; chuyện gia đình; tình cảm
cá nhân; về thay đổi môi trường học tập; khủng hoảng xuất phát từ mạng xã hội... cũng
là nguyên do gây nên Khủng hoảng tuổi 20.
Khó khăn trong học tập, gia đình, tình cảm cũng gây ra khủng hoảng tuổi 20
4
Phần 2: Nội dung Giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở lý luận
Áp dụng mơ hình thay đổi của Lewin
Bước 1: Phá vỡ thói quen hiện tại.
Đầu tiên ta cần thay đổi những thói quen tiêu cực của hiện tại. Thói quen suy
nghĩ quá nhiều theo hướng tiêu cực, dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội. Những
thói quen này chính là những nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng. Từ từ giảm bớt
những suy nghĩ tiêu cực, thời gian sử dụng điện thoại, tiếp xúc với những điều mang hơi
hướng tiêu cực.
Bước 2: Thay đổi sang trạng thái mới.
Hãy tiếp xúc với mơi trường tích cực nhiều hơn, tiếp thu những điều tích cực,
loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực; giảm dần thời gian sử dụng điện thoại cho mạng xã hội,
quy định khoảng thời gian sử dụng mạng xã hội và thực hiện theo. Khi gặp những vấn
đề khó khăn, những kết quả xấu hãy giữ cho tâm hồn được bình tĩnh, thoải mái, từ từ
chấp nhận vấn đề, khơng q đặt nặng nó mà hãy lấy nó làm động lực để đạt được kết
quả mới tốt hơn. Tham gia nhiều hoạt động, học thêm nhiều kỹ năng mới, việc bản thân
tốt lên mỗi ngày sẽ giúp bản thân nhìn được giá trị của chính mình, từ đó cảm giác tự ti,
mặc cảm, âu lo về bản thân và tương lai cũng sẽ cũng từ từ biến mất.
Bước 3: Thiết lập thói quen mới
Duy trì các thói quen hằng ngày để duy trì những thói quen mới, đảm bảo bản
thân khơng quay lại những thói quen cũ. Nếu khơng duy trì những thói quen đó mà để
nó mất đi thì sẽ khơng hồn tồn giải quyết được vấn đề, duy trì thói quen tích cực thì
mới có thể hoàn toàn vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi 20, những thói quen này cịn có
thể giúp ta vượt qua những vấn đề tâm lý khác, những khó khăn, thử thách, những điều
tiêu cực trong cuộc sống.
Điểm mạnh của giải pháp này là vì thay đổi bản thân là điều dễ nhất, vì nếu bản thân ta
thực sự muốn ta sẽ thay đổi bản thân ta được, còn việc thay đổi các tác nhân, mơi trường
bên ngồi khác phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu đã thay đổi được thì nó sẽ có tác
dụng và hiệu quả lâu dài, bền vững. Tuy nhiên vì nó phụ thuộc vào bản thân ta nên điểm
yếu của phương pháp này cũng chính là ở nếu ta khơng nhận thức được vấn đề, khơng
kiên trì thay đổi thì sẽ khơng thực hiện được. Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng
nhận thức, tính kiên trì của bạn.
2.2 Giải pháp can thiệp
Đối với cá nhân: Trước hết, ta phải xác định liệu ta có đang mắc phải vấn đề này
khơng? Việc khơng ý thức được bản thân rơi vào trạng thái khủng hoảng sẽ làm vấn đề
trở nên phức tạp, khó giải quyết hơn. Sau khi đã xác định được bản thân đang rơi vào
khủng hoảng, cần bình tĩnh, tìm hiểu vấn đề mà bản thân gặp phải, nguồn gốc và những
5
phương án nào khả thi. Tiếp theo, hãy chấp nhận thay đổi bản thân mình theo lối sống
tức cực hơn. Tự tạo niềm vui cho mình, cân bằng thời gian giữa việc học tập trên lớp,
việc làm thêm với thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nhiều bạn sinh viên rơi vào khủng
hoảng do chưa xác định được tương lai của mình, chính vì vậy việc tự quyết định các
vấn để của bản thân, xác định được mục tiêu của mình chính là một giải pháp hữu hiệu
giúp họ vượt qua khủng hoảng. Khi gặp phải những vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng,
hãy tham gia vào các buổi tham vấn tâm lý. Những chuyên gia tham vấn hàng đầu
thường không cố gắng giải quyết các vấn đề của bệnh nhân mà thay vào đó, họ sẽ hướng
dẫn để bệnh nhân có thể tự tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình một cách hiệu quả
hơn. Ngồi ra, mạng xã hội cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến sinh viên gặp phải
khủng hoảng. Hãy sử dụng mạng xã hội một cách cẩn trọng, khi tham gia bất cứ trang
mạng xã hội nào, cần lưu không truy cập vào những thông tin vô bổ hay độc hại và hạn
chế thời gian sử dụng mạng xã hội của bản thân.
Đối với gia đình: khơng nên tạo áp lực cho sinh viên, thay vì đặt mục tiêu và kỳ
vọng quá cao, gây áp lực đến con mình, nên đồng hành, lắng nghe, hỗ trợ, thấu hiểu tâm
lý của con cái, trò chuyện, nắm bắt tâm tư của con, quan tâm đến các mối quan hệ xung
quanh sinh viên như bạn bè, đồng nghiệp, chủ trọ, nhân viên quản lý ký túc xá, thậm chí
cả người yêu và người yêu cũ của con em mình.
Đối với nhà trường: Hằng năm, nhà trường nên tổ chức khảo sát điều tra tâm lý
sinh viên. Việc khảo sát tâm lý sinh viên là rất quan trọng, vừa giúp sinh viên nêu lên
những khó khăn, khủng hoảng của bản thân, vừa giúp nhà trường đề ra những phương
pháp chính xác nhất trong từng hồn cảnh để giúp sinh viên. Sau đó nên thành lập một
bộ phận, phịng, ban dành riêng cho việc giải quyết tâm lý cho sinh viên, đề ra những
phương pháp giúp giảm tải áp lực học, thi cử cho sinh viên, giúp sinh viên tạo động cơ
và mục đích học tập bằng cách tìm hiểu nắm được đối tượng trị chuyện đặt câu hỏi kích
thích để sinh viên tìm hiểu cái hay của nghề nghiệp mình đang theo học, tạo cơ hội cho
sinh viên tìm hiểu thực tế, tiếp xúc với môi trường làm việc trong các doanh nghiệp, các
công ty…
Trong những giải pháp này thì bản thân em thấy giải pháp đầu tiên thay đổi bản
thân là phù hợp và tốt nhất. Về tính khả thi ở độ tuổi này khi đã nhận ra những khủng
hoảng, vấn đề của bản thân thì dù sớm hay muộn ta cũng sẽ thay đổi được thói quen tiêu
cực của bản thân mình, chính vì vậy tính khả thi của phương pháp này tương đối cao.
Về tính giải quết vấn đề dài lâu khi ta đã thiết lập, thay đổi bản thân theo thói quen, lối
sống tích cực mới thì tư duy đó sẽ theo ta xun suốt cũng vì vậy mà cách giải quyết
này cũng sẽ mang tính giải quyết vấn đề dài lâu. Cuối cùng về có hiệu quả thì khi đã có
tính khả thi và tính giải quyết vấn đề dài lâu thì chắc chắn phương pháp này cũng sẽ có
hiệu quả cao, bởi vì khi đã vượt qua được những suy nghĩ xấu, tiêu cực, những nỗi sợ
hãi, buồn rầu, lo âu đó thì chắc chắn ta sẽ vượt qua được khủng hoảng tâm lý này.
Phần 3: Kết luận- bài học kinh nghiệm
Điểm mạnh của bản thân em là đã nhận ra được vấn đề của bản thân mình, hiểu
được vấn đề, tìm ra được cách giải quyết và khá quyết tâm giải quyết vấn đề. Tuy nhiên
em vẫn còn chưa quá quyết tâm, đơi lúc cịn hay chán nản nhưng bản thân em sẽ khắc
phục những điểm yếu này để vượt qua khủng hoảng của bản thân. Khủng hoảng phần
6
tư cuộc đời thật sự chẳng dễ chịu một chút nào khi mà chúng ta bắt đầu phải lo nghĩ
nhiều hơn và chịu áp lực nhiều hơn trong việc trưởng thành. Tuy nhiên hãy cùng cố
gắng vượt qua nó để tận hưởng tuổi xn tươi đẹp.
Các từ khóa mình học được trong giải quyết vấn đề là nhìn nhận, phân tích; xác
định, hiểu vấn đề; lựa chọn, thực thi giải pháp; đánh giá.
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn: /> />%99t_ph%E1%BA%A7n_t%C6%B0_cu%E1%BB%99c_%C4%91%E1%BB%9Di#:
~:text=Trong%20t%C3%A2m%20l%C3%BD%20h%E1%BB%8Dc%20%C4%91%E
1%BA%A1i,s%E1%BB%9Bm%20t%E1%BB%AB%20l%C3%BAc%2018%20tu%E
1%BB%95i)
8