Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÝ THUYẾT ĐÓNG KHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: CÁC HỌC THUYẾT VỀ BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG
Đề bài: Chọn và phân tích 1 lý thuyết hoặc 1 mơ hình truyền thơng
LÝ THUYẾT ĐÓNG KHUNG (FRAMING THEORY)

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC


1. Sơ lược lịch sử ra đời của lý thuyết đóng khung...............1
2. Nội dung lý thuyết...............................................................................3
2.1. Định nghĩa “Đóng khung”..........................................................3
2.2. Q trình đóng khung...................................................................3
3. Ví dụ lý thuyết khung trong truyền thơng đại chúng....6
4. Ứng dụng của lý thuyết đóng khung “đóng khung
bằng hình ảnh”...........................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................11


1. Sơ lược lịch sử ra đời của lý thuyết đóng khung
Lý thuyết đóng khung bước đầu được ra đời và phát triển
trong xã hội học diễn giải. Trong xã hội học, cách nhìn nhận của
cá nhân về thực tế xảy ra trong quá trình tương tác được coi là
tiền đề hình thành nên lý thuyết đóng khung.
Vào năm 1955, thuật ngữ “khung” được sử dụng lần đầu
tiên bởi nhà xã hội học Gregory Bateson trong một bài luận về
tâm lý học nhận thức. Nhà nghiên cứu này chỉ ra rằng khung là
một công cụ tâm lý cho phép xác định sự khác biệt giữa các sự


vật. Đối với Bateson, khung là một tập hợp toán học bao gồm
các phần tử bên trong và loại trừ những phần tử nằm ngồi nó.
Nói cách khác, các khung được sử dụng để xác định ranh giới
của đối tượng, từ đó phân biệt chúng với các đối tượng khác.
Các thông điệp nằm trong một tập hợp khung sẽ có những đặc
điểm chung, liên quan tới nhau. Điều này bắt buộc nhận thức
của con người phải tập trung vào sự gắn kết, tương tác của các
thông điệp bên trong và loại bỏ những thông điệp bên ngoài. 1
Trong cuốn sách Steps to an Ecology of Mind được xuất bản
năm 1972, Gregory Bateson định nghĩa khái niệm đóng khung
là “giới hạn khơng gian và thời gian của một tập hợp các thông
điệp tương tác”.2
Vào năm 1974, Erving Goffman được cho là người đầu tiên
phát triển hồn thiện khái niệm “đóng khung” trong cuốn
Frame analysis: An essay on the organization of experience –
một trong những cuốn sách nổi tiếng nhát của ơng. Theo
Goffman, “khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải
1 A Ardèvol-Abreu, Framing theory in communication research in Spain. Origins, development and
current situation, Revista Latina de Comunicación Social, 70, pp. 423 to 450, 2015.
2 Gregory Bateson, Steps to an Ecology of Mind, Chandler Publishing Company, 1972.


(schemata of interpretation) cho phép con người “xác định, tiếp
nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến diễn ra
trong cuộc sống của họ”.3 Sự đóng khung này được hiểu là quá
trình tổ chức các kinh nghiệm, tìm ra ý nghĩa của chúng trong
sự tham chiếu tới những nhận thức sẵn có. Sức mạnh của việc
đóng khung chính là ở chỗ con người buộc phải dùng tới các hệ
thống quen thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức,
huyền thoại v.v. để có thể diễn giải về một hiện tượng bất kỳ

trong đời sống xã hội.4
Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm
vi tổ chức kinh nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã
phát triển lý thuyết này cho lĩnh vực hẹp hơn là truyền thơng
đại chúng. Trong bài phân tích về di sản của Goffman, Gamson
William cho rằng q trình đóng khung của báo chí là “gần như
hồn tồn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên. Cả nhà
báo lẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là
một q trình kiến tạo mang tính xã hội, mà chỉ đơn giản xem
nó là việc phóng viên phản ánh lại sự kiện”. Theo Gamson, việc
đóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái gì được
chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh. Nói tóm lại, tin
tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói”. 5
Khung được Gamson định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” của
cái thế giới đã-bị-gói kia, giúp “giải nghĩa về các sự kiện liên
quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là vấn đề cần xem xét”. 6
3 Erving Goffman, Frame analysis: An essay on the organization of experience, Northeastern
University Press, 1974.
4 Nguyễn Thu Giang, Truyền thông thị giác dưới sự quy chiếu của lý thuyết đóng khung, Khoa Báo
chí Truyền thơng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2012.
5 William A. Gamson, Goffman’s Legacy to Political Sociology, Theory and Society, Vol. 14, No. 5 (1985)
6 William A. Gamson & Andre Modigliani, Media Discourse and Public Opinion on Nuclear Power: A
Constructionist Approach, American Journal of Sociology 95 (No. 1), 1989


Như vậy tiếp cận lý thuyết đóng khung mở ra một nhận định
rằng thông điệp được thể hiện trên báo chí như thế nào tất sẽ
đóng khung trong nhận thức của công chúng như thế ấy và
ngược lại.7
Định nghĩa tường minh nhất về q trình đóng khung của

truyền thơng đại chúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman:
“Q trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa
chọn và làm nổi bật. Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số
khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật
lên trên văn bản truyền thơng bằng cách nhấn mạnh vào một
cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức,
hoặc/và một cách xử lý nào đó”.8
2. Nội dung lý thuyết
2.1. Định nghĩa “Đóng khung”
“Đóng khung” là cách các phương tiện truyền thơng định
hình và xây dựng tin tức nhằm thay đổi góc nhìn của khán giả
về một vấn đề, từ đó điều khiển cách họ suy nghĩ và quyết định
hành động về vấn đề đó. Về bản chất, “khung” là một khái
niệm trừu tượng, được ẩn dụ với vai trò định hình ý nghĩa của
thơng điệp9. Trên thực thế, có nhiều cách để đóng khung một
vấn đề như: đặt tiêu đề nhắm đúng vào “khung”, thay đổi ngôn
từ, nhấn mạnh hay giảm nhẹ một chi tiết nào đó, tập trung
miêu tả một phương diện duy nhất của vấn đề,… Nghiên cứu về
sự đóng khung trong tin tức, Entman (1991) đã đưa ra 5 cách
7 Nguyễn Thu Giang, Truyền thông thị giác dưới sự quy chiếu của lý thuyết đóng khung, Khoa Báo chí Truyền
thơng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2012.
8 Robert Entman, Framing: Toward Clarification of a Fractured Paradigm, Journal of Communication, Autumn
1993
9 Framing Theory, Mass Communucation Theory, link:
/>

cơ bản để đóng khung một vấn đề:10
Thứ nhất là tạo sự Xung đột (Conflict);
Thứ hai là Cá nhân hóa thông tin theo mối quan tâm của
phần lớn độc giả (Personalisation) bằng cách kể những câu

chuyện về những con người thật, trong đó đề cao tính cá nhân,
tập trung vào con người đó hơn cả;
Thứ ba là tập trung đề cập đến Hệ quả (Consequences);
Thứ tư là quy kết thông tin về một vấn đề đạo đức
(Morality);
Thứ năm là quy trách nhiệm (responsibility), thường là để
đổ lỗi cho nguyên nhân hoặc kiếm tìm giải pháp.
2.2. Q trình đóng khung
Lược đồ sau mơ tả cách kỹ thuật đóng khung định hình
thơng tin và định hướng đại chúng:11

Từ lược đồ trên, ta có thể thấy rẳng, việc đóng khung trước
10 Entman, R. M. (1991). Framing US Coverage of international News: Contrast in
Narratives of KAL and Iran Air Incidents. Journal of Communication.
11 The framing Theory, Stephanie Hernandez, link: />v=y5s7SoUuZIo


hết phải bắt nguồn từ thực tế với hai khía cạnh riêng biệt là môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Cả hai yếu tố này đều
đóng vai trị nền tảng của thông tin, là môi trường sống ảnh
hưởng trực tiếp đến đối tượng của đóng khung – khán giả: 12
- Khung mơi trường tự nhiên nhìn mọi vật vận hành một
cách vật chất, thực tế, hoàn toàn lấy cơ sở từ tự nhiên và không
quy kết nguyên nhân cho những tác động từ xã hội.
- Khung môi trường xã hội được xây dựng trên nền tảng của
môi trường tự nhiên, nhìn nhận mọi sự vận hành đều tuân theo
xu hướng của xã hội, hoặc có thể bị thao túng bởi một cá nhân
nào đó.13
Những nền tảng này có ảnh hưởng rất lớn đến cách đóng
khung của truyền thơng, bởi chúng giúp truyền thơng phân tích

khán giả dựa trên thói quen, cuộc sống, sở thích và các mối
quan tâm của họ, từ đó có thể điều hướng, “đóng khung” tâm lý
của khán giả dựa trên các khuôn khổ tự nhiên và xã hội sẵn có,
hoặc theo cách mà truyền thông mong muốn. Truyền thông với
tác động to lớn của mình cũng tác động ngược lại xã hội, tạo ra
nhiều luồng “dư luận” mới hình thành trong quá trình tìm kiếm
thông tin, truyền tin và trao đổi thông tin giữa các cá nhân.
(Theo cơ chế truyền tin, dư luận xã hội được hình thành thơng
qua bốn giai đoạn, gồm: phát hiện thông tin, tiếp cận thông tin,
truyền thông tin và biến đổi thông tin.14)
Goffman cho rằng các tất cả chúng ta – mỗi cá nhân trong
12 Mass Communication Theory (Online). (2017, January 31). Framing Theory, link:
/>
13 Lagos State University (2017), Understanding Framing Theory, link:
/>
14Viện KHXH&NV, Trường Đại học Vinh (2019), Các lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội…,
link: />

xã hội – đều đang sử dụng, hoặc là đối tượng của các khung
này mỗi ngày, dù ta có nhận thức được điều đó hay khơng. Vì
vậy, như lược đồ biểu thị, con người hay dư luận nói chung, vừa
là sản phẩm xã hội, vừa là quá trình xã hội chịu tác động của
truyền thông đại chúng. Trước kia truyền thơng đại chúng được
ví như “cỗ máy khổng lồ” sản sinh dư luận xã hội hàng ngày.
Hiện nay nhờ các thành tựu của khoa học và công nghệ của
thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, truyền thông đại chúng đã
trở thành một phần tất yếu của cuộc sống thực và ảo của con
người. Nhưng chính vì thế mà truyền thơng hiện đại càng thể
hiện rõ là sản phẩm và quá trình xã hội liên tục được kiến tạo
“ngay và ln” bởi chính dư luận xã hội mà các lý thuyết truyền

thơng vừa nêu chưa có điều kiện làm rõ.15
Cuối cùng, dưới sự tác động của sự đóng khung thơng tin từ
truyền thông và sức ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, xã hội,
khán giả dần có những thay đổi trong nhận thức và hành vi của
mình, bổ sung thêm tương tác với truyền thơng và mơi trường
sống.
Như vậy, q trình đóng khung một thơng tin chính là làm
nổi bật 1 khía cạnh của thơng tin đó, và làm mờ đi tất cả các
khía cạnh cịn lại.

3. Ví dụ lý thuyết khung trong truyền thông đại chúng
Ứng dụng phổ biến nhất của lý thuyết đóng khung chính là
cách các tin tức hoặc phương tiện truyền thơng “đóng khung”
15 Patricia Moy và Brandon Bosch, Sociology Department, Faculty Publications, Theories of public opinion,
link:


cho những thơng tin mà chúng truyền tải, từ đó gây ảnh hưởng
lớn đến cách tiếp nhận, nhận thức và suy nghĩ của khán giả về
thơng tin đó. Một ví dụ kinh điển cho lý thuyết này chính là cách
đặt tiêu đề cho hai sự kiện hoàn toàn giống nhau về bản chất
của Tạp chí Newsweek – Mỹ trong những năm 1980 – thời điểm
diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xơ và Mỹ. 16

Trang bìa tạp chí Newsweek (ảnh: Google)
Trên trang bìa tạp chí Newsweek nhân sự kiện Liên Xô bắn
hạ một máy bay dân sự lỡ bay vào khơng phận của nước này
(ảnh bên trái), dịng tiểu đề “Murder in the air” – Giết người
trên không trung cũng bức ảnh minh họa đã được “đóng
khung’, một cách cố ý, hướng dư luận Mỹ đến suy nghĩ cáo

buộc hành động của Liên Xơ mang tính tội ác (giết người) mà
hoàn toàn làm mờ đi nguyên nhân rằng đây hồn tồn là một
sự nhầm lẫn từ phía Liên Xơ do đã lầm tưởng máy bay dân sự
này là một máy bay chiến đấu của Mỹ. Một vài năm sau, chính
16 Journ 16: Agenda Setting, Priming and Framing, link: />

Mỹ đã lặp lại sự nhầm lẫn này khi bắn rơi một máy bay thương
mại trên không phận Mỹ. Hai sự việc gần như giống nhau hoàn
toàn về bản chất, thế nhưng lúc này, trang bìa tờ Newsweek
(ảnh bên trái) lại nhấn mạnh tiêu đề “Why it happened” – “Tại
sao điều này xảy ra”. Yếu tố “nhầm lẫn” được nhấn mạnh, đóng
khung suy nghĩ của độc giả vào việc Mỹ bắn “nhầm” máy bay
thương mại chỉ vì đang bảo vệ quốc gia mà thơi. Vậy, có thể
thấy rõ mặc dù lý thuyết đóng khung được áp dụng trước hết
cho văn bản viết, thì bản thân hành vi “đóng khung”, theo
nghĩa đen, lại dùng cho hình ảnh. Việc áp dụng lý thuyết này
vào phân tích hình ảnh là khá hữu dụng, bởi hình ảnh là một
cơng cụ đóng khung rất mạnh, khi mà cơng chúng dễ dàng
chấp nhận nó một cách vơ thức hơn văn bản viết.
Một



dụ cụ thể

về việc phân

tích

ảnh


poster

quảng cáo

của

một

hãng nước

giải khát qua

hình

4 cấp độ:

Ảnh quảng cáo Trà xanh C2


Ở cấp độ đầu tiên, bức ảnh cho ta thấy hình ảnh về hai
chai nước ngọt C2, câu slogan nổi tiếng “Chỉ một tình u chỉ
một C2”, cơn gió cuốn bay lá trà và cánh đồng trà xanh rộng
bát ngát mênh mông với bầu trời xanh và mây trắng.
Ở cấp độ thứ hai, bức ảnh được chụp với kích cỡ của một
poster thơng thường, hướng nhìn chạy cùng chiều kim đồng hồ,
người xem sẽ tập trung nhìn từ hai chai nước, đến dòng slogan,
đến cánh đồng trà và cuối cùng là cơn gió. Tổng thể bức tranh
mang một màu sắc rực rỡ, sáng sủa, mang lại cảm giác sảng
khoái, tươi mát, yên bình.

Ở cấp độ thứ ba, hình ảnh thiên nhiên rực rỡ trong bức
ảnh như đang ám chỉ rằng “trà của chúng tơi rất fresh, rất tươi
mới”. Thường thì những thương hiệu trà đều sử dụng hình ảnh
đồi chè hay cánh đồng trà làm background cho quảng cáo của
mình với mục đích làm nổi bật lên sự mát mẻ cũng như ngầm
chứng minh rằng trà của họ có nguồn gốc 100% lá trà thiên
nhiên. Thêm vào đó, câu slogan quen thuộc “Chỉ một tình yêu
chỉ một C2” cũng được làm nổi bật ở trên poster quảng cáo,
tăng thêm độ nhận diện thương hiệu bởi đây là câu slogan độc
quyền của hãng.
Ở cấp độ thứ 4, thì hiện nay người tiêu dùng có xu hướng
tìm những sản phẩm nước uống vừa phải giúp giải khát và cung
cấp năng lượng, mà cũng phải mới lạ và đặc biệt phải tốt cho
sức khoẻ. Việc lựa chọn các nguyên liệu từ thiên nhiên như lá
trà xanh sẽ tạo dựng nên một niềm tin trong người dùng là nó
khơng chỉ để giải khát, mà cịn rất có lợi cho sức khoẻ. Đây có
lẽ cũng là một trong những ý đồ của URC Việt Nam (công ty sản
xuất nước giải khát C2) khi dùng cánh đồng trà làm background


trong poster của mình. Thêm vào đó, bối cảnh đồi núi với bầu
trời trong xanh là hình ảnh khá là gần gũi và đã ăn sâu trong
tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam, tạo được cảm giác
thân thuộc, yên bình.
Ngồi việc dùng để áp dụng nhằm phân tích hình ảnh để
quảng bá các sản phẩm cho người tiêu dùng, các thương hiệu
xa xỉ cũng sử dụng lý thuyết đóng khung để lựa chọn hình ảnh
phù hợp, làm nổi bật lên ý nghĩa, thông điệp của mỗi chiến
dịch. Gucci đã từng khiến công chúng cảm thấy bất ngờ, ngỡ
ngàng, ngơ ngác và bật ngửa khi đột nhiên thay hình ảnh đại

diện và ảnh bìa chào đón bộ sưu tập mới với những dòng chữ
được viết nguệch ngoạc và cẩu thả, như thể dòng chữ viết vội
trên tờ note của một đứa trẻ nào đó.
4. Ứng dụng của lý thuyết đóng khung “Đóng khung
bằng hình ảnh”
Hiện nay đa phần các cơ quan báo chí nói chung và các
trang bìa, tạp chí nói riêng đề tận dụng các hình ảnh nổi bật,
đặc sắc và có ý nghĩa để thu hút sự chú ý của công chúng,
đồng thời lan toả được thông điệp mà mình đang hướng tới.
Thực tế cho thấy, so với việc đọc, con người ta vẫn thích tiếp
nhận thơng tin qua con mắt của mình hơn, bởi hình ảnh thì sẽ
khơng có sự diễn nghĩa lịng vịng, giúp cho người xem giảm
gánh nặng về nhận thức cũng như dễ dàng trong việc tiếp nhận
thơng tin. Hình ảnh là một cơng cụ đóng khung rất mạnh, giúp
con người ta nhận thức được thơng điệp và mục đích của người
sáng tạo ra nó. Chính vì vậy, việc áp dụng lý thuyết đóng khung
trong phân tích hình ảnh là cực kỳ quan trọng và thiết yếu, đặc
biệt là trong thời đại hiện nay khi mà văn hố đọc ít được chú


trọng hơn xưa, và hình ảnh thì có sức hấp dẫn và giá trị thu hút
rất cao. Thêm vào đó, việc phân tích hình ảnh sẽ giúp những
người làm truyền thông chọn lọc được những thứ cần thiết để
làm nổi bật thơng điệp của mình đến cơng chúng.

Việc ứng dụng đóng khung hình ảnh của Đại học Y DượcĐHQGHN
Việc áp dụng lý thuyết đóng khung vào phân tích hình ảnh
rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo, từ
quảng cáo trên truyền hình đến những tấm pano, biển billboard
trên đường phố.

Thơng thường khi phân tích hình ảnh, ta sẽ phân tích qua 4
cấp độ. Cấp độ thứ nhất là Phân tích nghĩa sở thị của hình ảnh,
tức là phân tích những gì “đập” ngay vào mắt người xem,
những gì nổi bật nhất trong tấm ảnh và khiến cơng chúng nhớ
đến nó trước tiên, tạo ra một cách hiểu mà công chúng cảm
thấy hợp lý nhất. Cấp độ thứ hai là Phân tích phong cách của
hình ảnh. Phong cách của hình ảnh, bao gồm cỡ cảnh, kích
thước ảnh khi in, màu sắc, bố cục, hành vi của đối tượng được
chụp,…, cũng góp phần lớn trong việc đóng khung ý nghĩa của
hình ảnh. Cấp độ tiếp theo là Phân tích nghĩa liên tưởng của


hình ảnh, sẽ phân tích rộng hơn về sự tham gia của các biểu
tượng, định kiến và khuôn mẫu của cả người sản xuất và người
tiếp nhận hình ảnh. Cấp độ cuối cùng là Phân tích ý nghĩa ý
thức hệ của hình ảnh, hướng tới việc phân tích những khía cạnh
ẩn sâu trong bức ảnh ví dụ như các định kiến xã hội, hay những
nhận thức, ý nghĩ đã ăn sâu trong trí óc của con người 17.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
A Ardèvol-Abreu, Framing theory in communication research in
Spain. Origins, development and current situation, Revista Latina de
Comunicación Social, 70, pp. 423 to 450, 2015.
17 ThS. Nguyễn Thu Giang – “Văn hoá thị giác dưới sự quy chiếu của lý thuyết đóng khung”, truy cập link:
ngày truy cập: 18/06/2021.


2.
Gregory Bateson, Steps to an Ecology of Mind, Chandler

Publishing Company, 1972.
3.
Erving Goffman, Frame analysis: An essay on the organization
of experience, Northeastern University Press, 1974.
4.
Nguyễn Thu Giang, Truyền thông thị giác dưới sự quy chiếu
của lý thuyết đóng khung, Khoa Báo chí Truyền thơng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2012.
5.
William A. Gamson, Goffman’s Legacy to Political Sociology,
Theory and Society, Vol. 14, No. 5 (1985)
6.
William A. Gamson & Andre Modigliani, Media Discourse and
Public Opinion on Nuclear Power: A Constructionist Approach,
American Journal of Sociology 95 (No. 1), 1989
7.
Nguyễn Thu Giang, Truyền thông thị giác dưới sự quy chiếu
của lý thuyết đóng khung, Khoa Báo chí Truyền thơng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2012.
8.
Robert Entman, Framing: Toward Clarification of a Fractured
Paradigm, Journal of Communication, Autumn 1993
9.
Journ 16: Agenda Setting, Priming and Framing, link:
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×