Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá măng sữa chanos chanos (forsskål, 1775)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRẦN THỊ KIM NGÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
HỒN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ MĂNG SỮA Chanos chanos (Forsskål, 1775)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRẦN THỊ KIM NGÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
HỒN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ MĂNG SỮA Chanos chanos (Forsskål, 1775)
Chuyên ngành: Động vật học



Mã số: 9 42 01 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Quang Huy
2. TS. Trần Đức Lương

HÀ NỘI – 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả thu
được trong luận án này là thành quả nghiên cứu của Dự án sản xuất thử nghiệm cấp
Nhà nước: “Sản xuất thử nghiệm giống và nuôi thương phẩm nguồn gen cá Măng
sữa Chanos chanos (Forsskal, 1775)”, mã số dự án: NVQG-2018/15. Tôi là một
thành viên tham gia trong nhóm nghiên cứu. Tơi được sự đồng ý của bà Chủ nhiệm
đề tài cho phép sử dụng tất cả các số liệu nghiên cứu được cho luận án tiến sĩ của
mình.
Tơi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Trần Thị Kim Ngân



ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn là PGS.TS.
Nguyễn Quang Huy, TS. Trần Đức Lương, đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học giúp
tơi hồn thành luận án.
Tơi xin cảm ơn Cơ sở đào tạo là Học viện Khoa học và Công nghệ, Ban
Giám hiệu Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, Lãnh đạo Khoa Trung học cơ sở,
Tổ Tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện hồn thành chương trình
đào tạo tiến sĩ.
Cảm ơn TS. Tạ Thị Bình - Chủ nhiệm dự án: “Sản xuất thử nghiệm giống và
nuôi thương phẩm nguồn gen cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1775)” Bộ
Khoa học và Công nghệ, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện
luận án.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, đặc biệt là
chồng và các con đã động viên, giúp đỡ, hy sinh nhiều thời gian cho tơi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm, lời động viên và sự
giúp đỡ quý báu đó.
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Kim Ngân


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Viết đầy đủ

Tiếng việt (nếu có)

ADG

Average daily growth

Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày

BW

Body Weight

Khối lượng cơ thể

CF

Conditional Factor

Yếu tố điều kiện
Công thức

CT
CV

Coefficient of Variation

Hệ số biến thiên

Dương lịch

DL
DLG

Daily Length Gain

Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình ngày

DO

Disoved Oxygen

Hàm lượng oxy hịa tan

DOM

DOMperidone

Chất kháng dompamin

DWG

Daily Weight Gain

ĐVPD

Động vật phù du

EN


ENdangered

Nguy cấp

FCR

Food Conversion Ratio

Hệ số chuyển đổi thức ăn

FSH

Follicle Stimulating
Hormone


GnRH
GSI
HCG

Tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình
ngày

Hormon kích thích nang trứng.
Giai đoạn

GoNadotropin Releasing
Hormone
Gonado Somatic Index

Human Chorionic
Gonadotropin

Hormone giải phóng kích dục tố
Hệ số thành thục
Kích dục tố màng đệm người

IU

Đơn vị quốc tế

KDT

Kích dục tố từ nhau thai

L

Lít

LH
LHRHa

Luteinizing Hormone

hormone hồng thể hóa

Luteinizing Hormone-

Hormone kích thích phóng thích kích


Releasing Hormone Analog

dục tố

NT

Nghiệm thức

NTTS

Ni trồng thủy sản


iv

Viết tắt

Viết đầy đủ

Tiếng việt (nếu có)

PMS

Pregnant Mare Serum

Kích dục tố huyết thanh ngựa chửa

RLG

Relative Lengh of the Gut


Tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân

SGR
TACB
TACN

Specific Growth Rate

Tốc độ tăng trưởng tương đối
Thức ăn chế biến
Thức ăn công nghiệp
Thức ăn viên công nghiệp
Tuyến sinh dục

TAVCN
TSD
Wt

Weight

Khối lượng


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii

MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .....................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu của luận án ............................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................3
6. Điểm mới của luận án .............................................................................................3
7. Bố cục luận án .........................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................4
1.1. Vị trí phân loại .....................................................................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản nhân tạo và nuôi cá Măng
sữa trên Thế giới..........................................................................................................5
1.2.1. Một số đặc điểm sinh học cá Măng sữa ............................................................5
1.2.2. Nghiên cứu sinh sản và sản xuất giống cá Măng sữa trên thế giới ...................9
1.2.3. Tình hình ni cá Măng sữa trên thế giới .......................................................10
1.3. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá Măng sữa ở Việt Nam ...................................10
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản và ương nuôi cá Măng sữa ........10
1.3.2. Nghiên cứu về nuôi cá Măng sữa ở Việt Nam ................................................13
1.4. Hiện trạng nghiên cứu sinh sản nhân tạo và phát triển nuôi cá biển ở Việt Nam .....14
1.4.1. Công nghệ sản xuất giống nhân tạo ................................................................14
1.4.2. Công nghệ nuôi cá biển ...................................................................................16
1.4.3. Những thách thức về Khoa học công nghệ đối với nghề nuôi biển ................18
1.4.4. Cơ hội cho phát triển nghề nuôi cá biển Việt Nam .........................................20
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................21
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .........................................................................21



vi

2.1.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................21
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................23
2.2.1. Mẫu vật............................................................................................................23
2.2.2. Hoá chất, dụng cụ, vật tư ................................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................25
2.3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu ....................................................................................25
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Măng sữa ngoài tự nhiên .....26
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hồn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa
trong điều kiện nhân tạo ............................................................................................31
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................43
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học cá của Măng sữa ngoài tự nhiên ..........43
3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cá Măng sữa .....................................43
3.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá Măng sữa ..........................47
3.1.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá Măng sữa ................................57
3.1.4. Sức sinh sản .....................................................................................................72
3.2. Kết quả nghiên cứu hồn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa .............72
3.2.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn nuôi vô đến kết quả sinh sản cá Măng sữa bố
mẹ ..............................................................................................................................72
3.2.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật ương cá Măng sữa giai đoạn cá bột lên cá hương ....79
3.2.3. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật ương cá Măng sữa giai đoạn cá hương lên cá
giống ..........................................................................................................................93
3.3. Đề xuất quy trình sản xuất giống nhân tạo cá Măng sữa .................................103
3.3.1. Căn cứ xây dựng quy trình ............................................................................103
3.3.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng ......................................................................104
3.4. Yêu cầu kỹ thuật của quy trình ........................................................................104
3.4.1. u cầu kỹ thuật đối với ao ni vỗ cá bố mẹ: .............................................104

3.4.2. Yêu cầu kỹ thuật các cơng trình phục vụ cho sinh sản nhân tạo giống ........104
3.5. Nội dung quy trình ...........................................................................................104
3.5.1. Sơ đồ quy trình ..............................................................................................105
3.5.2. Nuôi vỗ cá bố mẹ, tuyển chọn cho cá sinh sản .............................................106


vii

3.6. Các thơng số kỹ thuật quy trình .......................................................................112
3.7. Những vấn đề đã hồn thiện được của quy trình .............................................112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................114
1. Kết luận ...............................................................................................................114
2. Kiến nghị .............................................................................................................115
NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN.....................................................116
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ...........................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các loài cá biển đã sản xuất giống nhân tạo thành công .........16
Bảng 2.1. Địa điểm, thời gian thu mẫu và số lượng mẫu..........................................21
Bảng 2.2. Số lượng mẫu thu tại các địa điểm và mẫu dùng trong nghiên cứu .........23
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho cá Măng sữa bố mẹ .................24
Bảng 2.4. Quy ước tuổi cá trên vòng vảy..................................................................30
Bảng 2.5. Các nghiệm thức thí nghiệm .....................................................................37
Bảng 2.6. Thời gian cho ăn và tần suất cho ăn khác nhau ........................................39
Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá các môi trường theo dõi ...............................................41

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hình thái cá Măng sữa......................................................44
Bảng 3.2. Tương quan chiều dài ruột và chiều dài thân của cá Măng sữa ...............57
Bảng 3.3. Kích thước và khối lượng cá Măng sữa theo nhóm tuổi ..........................65
Bảng 3.4. Biến đổi các GĐ thành thục sinh dục của cá Măng sữa theo thời gian
(n=220) ......................................................................................................................70
Bảng 3.5. Sức sinh sản của cá Măng sữa theo nhóm kích thước ..............................72
Bảng 3.6. Theo dõi một số yếu tố môi trường trong quá trình ni vỗ ....................72
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng sinh sản của cá Măng sữa ..........73
Bảng 3.8. Kết quả sinh sản nhân tạo cá Măng sữa bằng kích dục tố theo liều lượng
khác nhau...................................................................................................................74
Bảng 3.9. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình và tỷ lệ ra bột của trứng ..................75
Bảng 3.10. Kết quả ấp trứng cá Măng bằng các hình thức khác nhau ......................76
Bảng 3.11. Kết quả ấp trứng cá Măng khi ấp ở các mật độ khác nhau .....................78
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng, hệ số phân đàn của ấu trùng cá
Măng sữa từ 1-7 ngày tuổi ........................................................................................79
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng, hệ số phân đàn của ấu trùng cá
Măng sữa giai đoạn 7 – 14 ngày tuổi ........................................................................82
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng, hệ số phân đàn của ấu trùng cá
Măng sữa giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi ......................................................................85
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tần suất và tỉ lệ cho ăn đến tăng trưởng cá Măng sữa giai
đoạn cá bột lên cá hương ...........................................................................................88
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tần suất và tỉ lệ cho ăn lên tỷ lệ sống, tỷ lệ dị hình và hệ
số phân đàn của cá Măng sữa giai đoạn cá bột lên cá hương ...................................91


ix

Bảng 3.17. Yếu tố mơi trường trong thí nghiệm mật độ ương cá Măng sữa giai đoạn
cá hương lên cá gống.................................................................................................93
Bảng 3.18. Ảnh hưởng mật độ ương lên tăng trưởng của cá Măng sữa ...................94

Bảng 3.19. Yếu tố môi trường trong q trình thí nghiệm tần suất và tỉ lệ cho ăn phù
hợp khi ương cá Măng sữa giai đoạn cá hương lên cá giống....................................99
Bảng 3.20. Ảnh hưởng tần suất và tỉ lệ cho ăn đến tăng trưởng của cá Măng sữa giai
đoạn cá hương lên cá giống .....................................................................................100
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn và tần suất cho ăn đến tỷ lệ sống, hệ số phân
đàn và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Măng sữa giống .......................................102


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cá Măng sữa - Chanos chanos (Forsskål, 1775)............................................5
Hình 1.2. Sản lượng cá cá Măng sữa trên Thế giới giai đoạn 1950 – 2016 ..............10
Hình 1.3. Mơ hình ni cá biển quy mơ cơng nghiệp - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản 1 tại vịnh Vân Phong, Khánh Hịa.............................................................18
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu cá Măng sữa .......................................................22
Hình 2.2. Sơ đồ khối nghiên cứu cá Măng sữa .........................................................25
Hình 2.3. Sơ đồ đo hình dạng cá Măng sữa Chanos chanos (Forskal, 1775) ...........26
Hình 2.4. Cá Măng sữa ương trong bể composite giai đoạn cá bột lên cá hương ....37
Hình 2.5. Cá Măng sữa ương bể composite giai đoạn cá hương lên cá giống ..........39
Hình 3.1a. Đặc điểm hình thái ngồi của cá Măng sữa ............................................44
Hình 3.1b. Ảnh chụp X-Quang bộ xương cá Măng sữa ...........................................45
Hình 3.2. Cá Măng sữa giai đoạn cá bột ...................................................................46
Hình 3.3. Cá Măng sữa giai đoạn cá hương (cỡ 2,5 cm) ..........................................46
Hình 3.4. Cá Măng sữa giai đoạn cá giống (cỡ 7,0 cm) ...........................................47
Hình 3.5. Phân loại các kích cỡ cá Măng sữa giống (cỡ ≥ 6cm) ..............................47
Hình 3.6. Hệ tiêu hoá cá Măng sữa giai đoạn giống (cỡ 4 cm) ................................48
Hình 3.7. Hệ tiêu hố cá Măng sữa giai đoạn trưởng thành .....................................48
Hình 3.8. Miệng, mang cá Măng sữa ........................................................................48
Hình 3.9. Thực quản cá măng sữa .............................................................................49

Hình 3.10. Cấu trúc lát cắt ngang thực quản cá măng sữa ........................................49
Hình 3.11. Dạ dày cá măng sữa ................................................................................50
Hình 3.12. Cấu trúc lát cắt dạ dày cá măng sữa ........................................................50
Hình 3.13. Ruột cá Măng sữa....................................................................................52
Hình 3.14. Lát cắt ngang ruột cá Măng sữa (10X)....................................................52
Hình 3.15. Tuyến tiêu hóa cá Măng sữa ...................................................................52
Hình 3.16. Tiêu bản lá gan (10X) .............................................................................53
Hình 3.17. Tiêu bản túi mật (20X) ............................................................................53
Hình 3.18. Tần suất xuất hiện thức ăn của cá Măng sữa (Wt ≤ 50 g) .......................53
Hình 3.19. Tần suất xuất hiện thức ăn của cá Măng sữa (Wt ≥ 50 g) .......................54
Hình 3.20. Phổ dinh dưỡng cá Măng sữa ..................................................................56
Hình 3.21. a) Cá Măng sữa đực và cái, b) Lỗ sinh dục cá đực; c) Lỗ sinh dục cá cái .....58


xi

Hình 3.22. Thành phần giới tính cá Măng sữa theo nhóm tuổi ................................59
Hình 3.23. Mơ học tế bào trứng giai đoạn I (40x) ....................................................59
Hình 3.24. Mơ học tế bào trứng giai đoạn II (40x) ...................................................60
Hình 3.25. Mơ học tế bào trứng giai đoạn III (40x) ..................................................60
Hình 3.26. Mơ học tế bào trứng giai đoạn IV (40x) .................................................61
Hình 3.27. Mơ học tế bào trứng giai đoạn V (40x) ...................................................61
Hình 3.28. Mơ tế bào tinh Giai đoạn I ......................................................................62
Hình 3.29. Mơ tế bào tinh Giai đoạn II .....................................................................62
Hình 3.30. Mơ tế bào tinh Giai đoạn III....................................................................63
Hình 3.31. Mơ tế bào tinh Giai đoạn IV ...................................................................63
Hình 3.32. Mơ tế bào tinh Giai đoạn V .....................................................................63
Hình 3.33. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo nhóm tuổi (n=220) ...........65
Hình 3.34. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo giới tính (n=220) ..............66
Hình 3.35. Biến động hệ số thành thục của cá Măng sữa .........................................67

Hình 3.36. Sự biến đổi độ béo Fulton và Clark của cá Măng sữa ............................68
Hình 3.37. Biến động của hệ số thành thục và độ béo của cá Măng sữa ..................69
Hình 3.38. Biến đổi các giai đoạn thành thục sinh dục của cá Măng sữa .................71
Hình 3.39. Sơ đồ biểu diễn mùa vụ sinh sản của cá Măng sữa trong tự nhiên .........71
Hình 3.40. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống ấu trùng cá Măng sữa ................80
1-7 ngày tuổi .............................................................................................................80
Hình 3.41. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá Măng sữa ......81
1-7 ngày tuổi .............................................................................................................81
Hình 3.42. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá Măng sữa 7-14
ngày tuổi ương bằng các loại thức ăn khác nhau ......................................................83
Hình 3.43. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá Măng sữa 7-14
ngày tuổi ương bằng các loại thức ăn khác nhau ......................................................84
Hình 3.44. Ảnh hưởng thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá Măng sữa sau 14 ngày
tuổi ............................................................................................................................86
Hình 3.45. Ảnh hưởng thức ăn lên tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá Măng sữa sau 14
ngày tuổi ....................................................................................................................86
Hình 3.46. Ảnh hưởng của tần suất và tỉ lệ cho ăn lên tăng trưởng tích lũy về chiều
dài của cá Măng sữa giai đoạn cá bột lên cá hương ..................................................89


xii

Hình 3.47. Ảnh hưởng của tần suất và tỉ lệ cho ăn lên tăng trưởng tích lũy về khối
lượng của cá Măng sữa giai đoạn cá bột lên cá hương .............................................90
Hình 3.48. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài tích lũy của cá Măng
sữa giai đoạn cá hương lên cá giống .........................................................................95
Hình 3.49. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối lượng tích lũy của cá Măng
sữa giai đoạn cá hương lên cá giống .........................................................................95
Hình 3.50. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá Măng sữa giai đoạn cá
hương lên cá giống ....................................................................................................96

Hình 3.51. Ảnh hưởng của mật độ lên hệ số phân đàn theo chiều dài của cá Măng
sữa giai đoạn cá hương lên cá giống .........................................................................97
Hình 3.52. Ảnh hưởng của mật độ đến hệ số thức ăn của cá Măng sữa giai đoạn cá
hương lên cá giống ....................................................................................................98


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775) cịn gọi là cá Măng biển, là lồi
duy nhất còn tồn tại trong họ Chanidae. Cá Măng sữa là một trong những lồi cá ni
quan trọng tại khu vực Đơng Nam Á. Thịt cá Măng sữa có giá trị dinh dưỡng cao,
trong đó hàm lượng protein chiếm 24,18%, axit béo khơng bão hịa là 32,11%
(Malle et al., 2019) [1]. Các axit amin thiết yếu chiếm 49,49% tổng số axit amin của
thịt cá Măng sữa, trong đó Leucine (8%), lysine (7,3%), phenyl alanin (6,7%) và
histidine (6,1%), axit glutamic (18,2%) là axit amin có tỉ lệ cao nhất (Murthy et al.,
2016) [2].
Cá Măng sữa là một trong những lồi ni truyền thống lâu đời và quan
trọng bậc nhất ở Châu Á, đặc biệt ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Indonesia,
Philippines và Đài Loan. Cá Măng sữa có tính ăn tạp, rộng muối là lồi cá có giá trị
cao, được sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàng thập kỷ ở những quốc gia này
(Liao et al., 2010) [3]. Cá Măng sữa cũng là một trong những đối tượng nuôi chủ
yếu trong nghề nuôi thủy sản của thế giới. Sản lượng ni lồi cá này liên tục tăng,
từ 808,6 nghìn tấn năm 2010 lên 1,327 triệu tấn vào năm 2018 (FAO, 2020) [4].
Ở Việt Nam, cá Măng sữa phân bố dọc ven biển từ Nghệ An đến Bình
Thuận, tập trung nhiểu nhất ở Bình Định và Khánh Hồ. Lồi này đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam với phân hạng sẽ nguy cấp – VU A2d (Sách Đỏ Việt Nam,
2007) [5]. Đồng thời, cá Măng sữa cũng đã được đưa vào danh mục nguồn gen quý
hiếm trong cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản tồn quốc, thuộc nhóm đối tượng cần

phải bảo tồn và phát triển (Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/2/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản đến năm 2020). Cá Măng sữa có sức sinh sản cao nhưng tỉ lệ sống ở giai
đoạn phôi và cá con thấp, do cường độ đánh bắt cá con rất lớn ở các vùng ven biển
trong các đầm phá và do tình trạng ơ nhiễm ngày càng tăng ở vùng biển gần bờ. Cá
Măng sữa là đối tượng ni mới ở nước ta. Chúng có thể ni đơn trong lồng bè, ao
đất, hoặc nuôi ghép với tôm, cua ở những vùng nước lợ, góp phần tăng thêm thu
nhập và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước trong vùng nuôi tôm tập trung
(Nguyễn Thị Mỹ Dung và cs., 2020) [6]. Tuy nhiên nguồn cá Măng sữa giống hiện
nay phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác từ tự nhiên và chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi
của người dân. Trong khi đó, nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá Măng sữa ở


2

nước ta còn hạn chế, mới chỉ dừng ở quy mơ thí nghiệm nhỏ. Tỉ lệ sống của cá từ
giai đoạn bột lên lương và từ cá hương lên cá giống còn thấp, dao động từ 20,2-27,9
%, sử dụng phương pháp cho sinh sản tự nhiên bằng cách điều chỉnh một số yếu tố
môi trường nước (Nguyễn Thị Kim Vân và cs., 2009) [7].
Hiện nay, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá Măng sữa ở Việt
Nam mới chủ yếu ở mức độ cung cấp một số dẫn liệu về phân bố, đặc điểm phân
loại và sơ lược về đặc điểm hình thái (Nguyễn Thị Mỹ Dung và cs., 2020) [8]. Đặc
biệt, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về đặc điểm sinh học sinh sản, dinh dưỡng và
quy trình kỹ thuật sản xuất giống một cách đầy đủ và có hệ thống ở đối tượng này,
từ thu thập thuần hóa và ni vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản, nghiên cứu ấp trứng,
ương từ giai đoạn cá bột lên cá hương và cá giống. Vì vậy, nghiên cứu toàn diện
hơn về đặc điểm sinh học làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo đối
tượng này để có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện Luận án nghiên cứu sinh chuyên
ngành Động vật học với tên đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và hồn

thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Cung cấp luận cứ khoa học về một số đặc điểm sinh học và một số biện pháp
kỹ thuật chủ yếu trong sản xuất giống cá Măng sữa, góp phần hồn thiện quy trình
kỹ thuật sản xuất giống, đa dạng hóa đối tượng ni và phát triển nguồn lợi loài cá
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Bổ sung được các đặc điểm về hình thái, dinh dưỡng và sinh sản của cá
Măng sữa trong điều kiện tự nhiên.
- Hồn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål,
1775) trong điều kiện nhân tạo.
4. Nội dung nghiên cứu của luận án
4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Măng sữa ngồi tự nhiên
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái cá Măng sữa.
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá Măng sữa
- Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá Măng sữa
4.2. Hồn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa
- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá Măng sữa bố mẹ


3

- Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá Măng sữa
- Nghiên cứu kỹ thuật ấp trứng
- Nghiên cứu kỹ thuật ương cá bột lên cá hương
- Nghiên cứu kỹ thuật ương cá hương lên cá giống
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm
sinh học của cá Măng sữa và cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất giống nhân tạo cá Măng sữa.

Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được quy trình sản xuất giống nhân tạo cá
Măng sữa dựa vào những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học và các biện pháp
kỹ thuật sản xuất giống. Kết quả luận án sẽ hỗ trợ phát triển nghề sản xuất giống cá
Măng sữa, bảo tồn nguồn lợi và đa dạng hố đối tượng ni biển, từ đó góp phần
phát triển bền vững nghề ni thuỷ sản vùng ven biển.
6. Điểm mới của luận án
Lần đầu tiên luận án cung cấp được những dẫn liệu cơ bản và khá đầy đủ về
đặc điểm sinh học trong đó có đặc điểm sinh sản của lồi cá Măng sữa ở vùng ven
biển miền Trung.
Xây dựng được quy trình sản giống nhân tạo cá Măng sữa để chủ động nhân
giống lồi cá này ở quy mơ sản xuất.
7. Bố cục luận án
Mở đầu
Tổng quan tài liệu
Phương pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Tổng (trang)
03
16
20
70
2
9
47



4

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí phân loại
Cá Măng sữa thuộc họ cá Măng biển Chanidae là một trong bốn họ thuộc Bộ
cá Sữa Gonorynchiformes. Bộ này gồm 4 họ, 7 giống và 27 loài. Trong 4 họ thuộc
bộ cá Sữa, có 3 họ là họ Chanidae, họ Gonorynchidae, mỗi họ mới phát hiện được
duy nhất 1 lồi sống ở biển Ấn Độ - Thái Bình Dương, họ Phractolaemidae có 1
lồi chỉ phân bố ở vùng nước ngọt Châu Phi nhiệt đới (Trong khi dự đoán họ
Chanidae có thể có tới 19 lồi và họ Gonorynchidae có thể có 3 lồi, họ
Phractolaemidae có 5 lồi). Họ Kneriidae có 24 lồi ở Châu Phi nhiệt đới và sông
Nile (Nelson, 1984) [9]. Cá Măng sữa được các nhà khoa học thuộc Hội đồng Bảo
tàng Anh đưa vào danh sách hóa thạch sống của thế giới, là lồi duy nhất còn tồn tại
cho đến hiện nay của cả họ cá Măng sữa Chanidae (Patterson Colin, 1984) [10].
Năm 1775, loài cá Măng sữa lần đầu tiên được mô tả bởi Petrus Forsskal với tên
Mugil chanos; mẫu vật loại (da khô) từ Biển Đỏ hiện được đặt tại Bảo tàng Động
vật học của Trường Đại học Copenhagen - Đan Mạch (Klausewitz & Nielsen, 1965)
[11]. Giống Chanos được Lacepede mô tả ở cấp độ loài vào năm 1803 và đã sử
dụng tên Chanos arabicus, Kluzinger là nhà phân loại đầu tiên sử dụng tên Chanos
chanos vào năm 1871. Cuvier & Valenciennes mô tả cá Măng sữa dưới 10 tên khác
nhau, trong khi 15 tác giả khác mô tả dưới 18 tên đồng vật khác (Herre & Mendoza
1929; Schuster 1960; Crosby et al., 1982) [12] [13] [14], những tên đồng vật khác
nhau này là do sự khác biệt rõ ràng về địa lý. Tuy nhiên, việc công nhận tên khoa
học của cá Măng sữa Chanos chanos được chấp nhận hiện nay là do Forsskal đặt
tên (Garcia, 1988; Bagarinao, 1991) [15] [16].
Hệ thống bậc phân loại cá Măng sữa như sau:
Ngành động vật có dây sống: Chordata
Lớp cá vây tia: Actinopterygii
Bộ Cá sữa: Gonorynchiformes

Họ Cá măng biển: Chanidae
Giống cá Măng: Chanos Lacepede, 1803
Loài cá Măng sữa: Chanos chanos (Forsskål, 1775)
Hình ảnh cá Măng sữa nghiên cứu và mơ tả theo Hình 1.1.


5

Hình 1.1. Cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775)
Tên tiếng Anh: Milkfish
Tên đồng vật: Mugil chanos, Forsskal 1775; Mulgi salmoneus Forster in
Bloch and Schneider 1801; Chanos arabicus Lacepède 1803; Lutodeira indica van
Hasselt 1823; Cyprinus tolo Cuvier 1829; Cyprinus pala Cuvier 1829; Leucicus
zeylonicus Bennett 1833; Chanos aldrovandi Risso in Cuvier and Valenciennes
1836; Chanos orientalis Valenciennes (ex Kuhl) in Cuvier and Valenciennes 1847;
Chanos mento Valenciennes in Cuvier and Valenciennes 1847; Chanos
chloropterus Valenciennes in Cuvier and Valenciennes 1847; Chanos nuchalis
Valenciennes in Cuvier and Valenciennes 1847; Chanos lubina Valenciennes in
Cuvier and Valenciennes 1847; Chanos cyprinella Valenciennes in Cuvier and
Valenciennes 1847; Butirius argenteus Jerdon 1849; Lutodeira (Chanos)
mossambicus Peters 1852; Lutodeira (Chanos) elongata Peters 1859; Lutodeira
(Chanos) gardineri Regan 1902. (Theo William N. Eschmeyer et al., 2010) [17].
Lutodeira chanos,;
Tên thường gọi: cá Măng sữa, cá Măng biển (Thái Thanh Dương, 2007)
Tên địa phương: cá chua.
1.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản nhân tạo và nuôi cá Măng sữa
trên Thế giới
1.2.1. Một số đặc điểm sinh học cá Măng sữa
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái
Cá Măng sữa có thân hình thoi dài, dẹt hai bên vừa phải, khơng có rãnh dọc

bụng. Cá có màu bạc ở bụng và hai bên, màu xanh ô liu hoặc xanh lam trên lưng.
Vây lưng, vây hậu môn và vây đi nhạt hoặc hơi vàng với rìa sẫm màu. Vây lưng
đơn có 2 tia vây cứng và và 13-17 tia mềm. Vây hậu mơn ngắn có 2 tia vây cứng và


6

8 - 10 tia mềm, gần với vây đuôi. Vây đuôi lớn và xẻ thuỳ sâu với các vạt vảy lớn ở
gốc ở cá trưởng thành. Vây ngực thấp trên thân có vảy ở nách trong. Vây bụng có
vảy ở nách và 11 hoặc 12 tia vây. Vảy hình trịn, nhỏ và mịn, 75-91 vảy trên đường
bên. Mô mỡ trong suốt bao phủ mắt. Miệng nhỏ và khơng có răng. Hàm dưới có củ
nhỏ ở đầu, khớp với rãnh ở hàm trên. Khơng có mảng xương hàm giữa các gốc của
hàm dưới. Bốn lược mang hỗ trợ mặt dưới của nắp mang. Tia mang nhỏ dày và
nhiều (Bagarinao, 1994; Fischer et al., 1974) [18][19].
Đặc điểm hình thái cá Măng sữa được nghiên cứu theo quần thể cá Măng sữa
ở vùng biển Ấn Độ (SriHari et al., 2019) [20] và ở vùng biển Đông Nam Việt Nam
(Nguyễn Thị Mỹ Dung và cs., 2020) [8].
1.2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá Măng sữa phân bố ở ở Ấn Độ Dương và xuyên Thái Bình Dương, từ Nam
Phi đến Hawaii, từ California đến Galapagos, phía bắc đến Nhật Bản, phía nam đến
Úc (Briggs, 1961; Rosenblatt et al., 1972) [21][22]. Cá Măng sữa thường sống ở
xung quanh các đảo và dọc theo thềm lục địa, ở độ sâu từ 1 đến 30 m. Chúng cũng
thường xuyên vào vùng cửa sơng và sơng ngịi. Đơng Nam Á là trung tâm phân bố
ngày nay của loài cá Măng sữa (R.Froese et al., 2015) [23]. Ngoài Philippines,
Indonesia và Đài Loan, cá Măng sữa xuất hiện dọc theo bờ biển Thái Lan
(Thiemmedh, 1955) [24], Việt Nam (Kuronuma & Yamashita, 1962) [25] và Miến
Điện (Htin, 1969) [26]. Cá Măng sữa có nhiều ở Sri Lanka, Ấn Độ và xung quanh
Andaman, Nicobar, Laccadive, Maldive và Chagos - Quần đảo ở Ấn Độ Dương
(Bagarinao, 1991) [16].
1.2.1.3. Mơi trường và tập tính sống

Kết quả nghiên cứu ở Philippines cho thấy cá Măng sữa trưởng thành (dài
toàn thân khoảng 50-150 cm) là loài cá sống ở biển khơi, nhanh nhẹn, bơi khỏe.
Vào mùa sinh sản, chúng thường hình thành những đàn lớn, di chuyển dọc bờ biển
nơi có các bãi đá ngầm, rạn san hơ (Bagarinao, 1991) [16]. Cá Măng sữa đẻ trứng ở
biển khơi, thuộc loại trứng trôi nổi. Ở độ mặn từ 29,5 -34 ‰, thời gian trứng nở từ
20-35h tùy thuộc vào nhiệt độ nước (26-32 oC). Ấu trùng cá Măng sữa sống trôi nổi
và di chuyển dần vào vùng biển gần bờ, phát triển thành cá giống ở cỡ khoảng 20


7

mm. Cá Măng sữa giống được tìm thấy trong các môi trường sống đa dạng như đầm
phá san hô, đầm phá rừng gập mặn, cửa sông, bãi đầm lầy, lạch thủy triều và vũng
triều có nguồn thức ăn phong phú (Buri, 1980; Kumagai & Bagarinao, 1981;
Dorairaj et al.,1984; Kumagai et al., 1985; Bagarinao, 1991) [27][28][29][30][16].
1.2.1.4. Thức ăn và tập tính ăn
a) Thức ăn của ấu trùng cá Măng sữa
Kết quả nghiên cứu ở Philipines cho thấy ấu trùng cá bắt đầu ăn sau khi mở
miệng (khoảng 54 h sau khi nở) với thức ăn là động vật phù du như với kích cỡ thức
ăn tăng dần như luân trùng, copepod, artemia trong điều kiện ương nuôi nhân tạo.
Khi đạt hai tuần tuổi chúng có thể sử dụng thức ăn viên tổng hợp. Trong điều kiện
tự nhiên, ấu trùng cá ở vùng nước ven bờ ăn chủ yếu là copepod và tảo silic
(Bagarinao, 1991) [16].
b) Thức ăn của cá giống
Cá con cá Măng sữa chủ yếu ăn ở tầng đáy. Thức ăn của cá khác nhau tùy
theo môi trường sống và kích thước cá. Cá con từ mơi trường sống tự nhiên xung
quanh Đảo Panay, Philipines và các nơi khác hầu hết thường ăn vi khuẩn lam, tảo
silic và mùn bã hữu cơ, tảo lục và động vật không xương sống như động vật giáp
xác nhỏ và giun. Thành phần thức ăn của cá Măng sữa giống trong ao tương tự
trong các bãi ương tự nhiên (Bagarinao, 1991) [16]. Theo Lin (1968) [31] nhận thấy

rằng cá ăn khoảng 65% tảo và 35% động vật vào ban ngày và 54% động vật và 46%
tảo vào ban đêm, có thể là do sự thay đổi về sự sẵn có của các sinh vật theo chu kỳ
ngày đêm.
c) Thức ăn của cá trưởng thành
Đối với cá trưởng thành, cả thực vật và động vật phiêu sinh và sinh vật đáy
đều xuất hiện trong ruột của chúng. Các mẫu cá thu xung quanh đảo Panay đã được
tìm thấy với số lượng lớn động vật phù du và ấu trùng và cá con họ cá trích trong
ruột cá. Cá Măng sữa trưởng thành cũng như cá giống, là những đối tượng ăn mồi
cơ hội với phổ thức ăn rộng. Cá Măng sữa trưởng thành có thể được nuôi nhốt, sử
dụng thức ăn viên thương mại hàm lượng protein 42%, cho ăn 1,5-2% trọng lượng
cơ thể hai lần mỗi ngày (Marte & Lacanilao, 1986) [32].


8

1.2.1.5. Đặc điểm tăng trưởng
Nghiên cứu tăng trưởng của cá Măng sữa giống trong tự nhiên tại đảo đảo
Naburut Philipine cho biết cá có tốc độ tăng trưởng đạt 8,7; 7,6; 7,4 và 7,0 mm
/tuần tương ứng với các các lô cá giống vào đầm phá lần lượt vào cuối tháng 3, giữa
tháng 4, giữa tháng 5 và cuối tháng 5. Các tốc độ tăng trưởng này tương đương với
cá giống nuôi trong ao và cá giống trong tự nhiên ở các địa phương khác (Kumagai
et al., 1985) [30]. Ở nghiên cứu khác, Blake & Blake (1981) [33] sử dụng dấu hiệu
trên vảy và xương nắp mang để xác định tuổi của cá Măng sữa giai đoạn cá con ở
đầm phá ven biển.
Ở Mexico, cá Măng sữa có chiều dài tiêu chuẩn SL=75-355 mm, mối quan
hệ giữa SL (mm) và chiều dài của vảy (Xs, mm) hoặc xương nắp mang (Xo, mm)
tương ứng là: SL = 29,6 + 117,4 Xs và SL = 12,0 + 96,0 Xo (Castro-Aguirre, 1978;
Warburton, 1979) [34][35].
Đối với tăng trưởng ở cá trưởng thành, Kumagai (1981, 1990) [30] [36] tìm
thấy mối liên quan giữa vịng tăng trưởng ở đốt xương sống với tuổi của cá, từ đó suy

ra tốc độ tăng trưởng. Cá cái tăng trưởng nhanh hơn so với cá đực. Trong độ tuổi từ 4
đến 6 tuổi, cá cái tăng khoảng 7 cm/ năm, cá đực tăng 5 cm/ năm. Chưa có thơng tin
về tuổi thọ cá, nhưng Schuster (1960) [13] đã cho biết cá ni trong ao 12 tuổi có
trọng lượng đạt 5-6 kg. Cá sữa trưởng thành được thu thập quanh đảo Panay,
Philippines (n = 527) có chiều dài chạc (FL) 60-100 cm, (trung bình, 75 cm) hoặc
chiều dài tồn thân (TL) 75-120 cm (trung bình, 95 cm) và 4-14 kg BW (trung bình, 7
kg), với các hệ số điều kiện (CF) là: 14-14 (CF = BW / FL x 103) (Bagarinao, 1991;
Kumagai, 1985, 1990) [16][30][36].
1.2.1.6. Đặc điểm sinh sản
a) Thành thục và sinh sản
Cá Măng sữa có giới tính riêng biệt. Trứng cá thành thục theo từng giai đoạn
trong buồng trứng (Tamaru, 1988) [37]. Tuổi và cỡ cá thành thục khác nhau ở
những vùng địa lý khác nhau và có sự khác nhau giữa cá nuôi và cá tự nhiên. Ở đảo
Panay, Philippines, cá nuôi trong lồng thành thục lần đầu tiên từ 3,5-5 tuổi ở cả hai
giới tính, khối lượng từ 2-5 kg/con, chiều dài toàn thân từ 60-70 cm. Cá trong tự


9

nhiên thành thục lần đầu tiên ở chiều dài toàn thân từ 75-85 cm, khối lượng từ 4-5
kg/con, tuổi chưa xác định cụ thể (Kuo & Nash, 1979; Lam, 1984, 1986; Lacanilao,
1980) [38][39][40][41]. Ở Indonesia, cá cái trong tự nhiên thành thục lần đầu tiên
khi lớn hơn 3,5 kg, hơn 6 tuổi. Cịn khi ni trong bể, cá đực thành thục lần đầu tiên
ở chiều dài 69-77 cm, khối lượng trung bình 3,8 kg, tuổi từ 8 – 9 năm. Cá cái thành
thục khi đạt chiều dàu 64 – 79 cm, khối lượng trung bình 3,2 kg, tuổi từ 8 – 9 năm
(Lacanilao, 1981; Marte et al., 1988) [42][43].
b) Sức sinh sản và tần suất đẻ trứng
Cá Măng sữa khi thành thục có buồng trứng chiếm khoảng 10% trọng lượng
cơ thể. Cá cá có khối lượng 5 – 13 kg có thể đẻ 1-6 triệu trứng, tương đương
khoảng 300.000 quả trứng/ kg. Cá Măng sữa nuôi trong lồng nổi tại SEAFDEC/

AQD nhỏ hơn và sản xuất ít trứng hơn (200.000 trứng/ kg). Trong tự nhiên cá Măng
sữa có thể đẻ nhiều hơn 2-3 lần trong năm (Marte, 1986; Wilfredo et al., 2007)
[32][44].
1.2.2. Nghiên cứu sinh sản và sản xuất giống cá Măng sữa trên thế giới
Ở Đài Loan, thành công đầu tiên trong việc sản xuất giống cá Măng sữa khi
sử dụng kích dục tố đã được báo cáo vào năm 1979 và cho sinh sản tự nhiên thành
công đầu vào năm 1983. Bước đột phá này đảm bảo nguồn cung cấp cá bột cho Đài
Loan, nơi từng là nhập khẩu từ các nước khác ở Đông Nam Á. Nhu cầu hàng năm
đối với cá bột ở Đài Loan nhiều hơn 100 triệu con giống/năm (Liao, 2001, 2005)
[45][46].
Ở Philippines, thành công trong sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá Măng
sữa tại Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã được Marte (1988)
[43] tổng kết, bao gồm: (1) thành cơng trong kích thích sinh sản cá Măng sữa bắt từ tự
nhiên hoặc cá nuôi bằng cách sử dụng gonadotropin tự nhiên hoặc nhân tạo, (2) cho
sinh sản tự nhiên cá Măng sữa trong điều kiện nuôi; (3) hồn thành vịng đời của cá
Măng sữa trong điều kiện nuôi nhốt; (4) phát triển phương pháp thu thập trứng đơn
giản; và (5) phát triển kỹ thuật sản xuất cá giống đại trà. Marte thông báo đã sinh sản cá
Măng sữa trong điều kiện ni với nhiều loại kích dục tố khác nhau như LHRH-a và
sGnRH-A ở liều lượng 10 µg/kg cá hoặc HCG với liều 1000 IU/kg cá.


10

1.2.3. Tình hình ni cá Măng sữa trên thế giới
Cá Măng sữa là đối tượng rộng muối, dễ ni, có thể nuôi được trong nhiều
môi trường như trên biển, nước lợ và nước ngọt nên được nuôi khá phổ biển ở nhiều
nước Đông Nam Á, tập trung chủ yếu ở Philippines, Indonesia và Đài Loan với
nhiều hình thức ni như ni ao, ni lồng, ni trong đăng quầng. Điển hình như
Indonesia với 66% diện tích ni biển được thả ni (Suharne et al., 2017) [47] và
Philippines với trên 3.200 ha (DOD, 2010) [48]. Tại Đài Loan, cá Măng sữa là lồi

ni chính trong ngành sản xuất thủy sản, với sản lượng hàng năm đạt 60.000 tấn,
phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang Mỹ và các nước Trung Đơng
(M.H.Yang, 2015) [49]. Sản lượng ni cá Măng sữa tồn cầu tăng lên đáng kể từ
năm 1997, đạt xấp xỉ 1,2 triệu tấn vào năm 2016 (Hình 1.2) và đạt hơn 1,3 triệu tấn
năm 2018 (FAO, 2020) [4].
Sản lượng
(triệu tấn)

1,5

1

0,5

0
1950

1960

1970

1980

1990

2000

2010

Năm


Hình 1.2. Sản lượng cá cá Măng sữa trên Thế giới giai đoạn 1950 – 2016
(Theo FAO FishStat)
1.3. Tình hình nghiên cứu và nuôi cá Măng sữa ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản và ương ni cá Măng sữa
Về đặc điểm hình thái: Những nghiên cứu về cá Măng sữa ở Việt Nam còn
khá kiêm tốn, chủ yếu mới chỉ tập trung vào nghiên cứu phân loại, hình thái.
Nguyễn Thị Mỹ Dung và cs. (2020) [6] đã nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể
cá Măng sữa Chanos chanos ở vùng biển Đông Nam Việt Nam từ Bình Định đến
Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả phân tích 10 tính trạng chất lượng, 25 tính trạng số
lượng và tỷ lệ hình thái học, so sánh dựa trên phương pháp lập bảng và đồ thị phân


11

tán đã cho thấy quần thể cá Măng sữa ở vùng biển Đông Nam Việt Nam cùng
nguồn gốc phát sinh với quần thể cá Măng sữa ở Philippines. Kết quả SL/BD là
3,89 (cao hơn so với tỷ lệ tiêu chuẩn là 3,5), thể hiện cơ thể cá có cấu trúc thn
dài điển hình cho nhóm “Kiểu hình thơng thường” được nuôi phổ biến hiện nay.
Nghiên cứu mùa vụ sinh sản: Theo tài liệu Động vật chí Việt Nam (tập 10)
của Nguyễn Hữu Phụng [50], trong tự nhiên mùa đẻ của cá Măng sữa vào tháng 6 –
8, thời điểm tháng 8 ngư dân đi vớt cá bột về thuần hoá trong ao đầm nước lợ rồi
chuyển sang nuôi ao nước ngọt. Cá bột được vớt ven bờ với độ sâu 3-6m, nhiệt độ
nước 28,5-32 oC; nồng độ muối 33,6-34,4 ‰; cá bột có kích thước SL = 3,2 – 7
mm. Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [5], mùa đẻ cá Măng sữa vào tháng 4 – 7.
Về nghiên cứu sinh sản nhân tạo, đã có thử nghiệm sinh sản nhân tạo ở quy
mô nhỏ Nguyễn Thị Kim Vân và cs. (2009) [7] đã nghiên cứu cho sinh sản thành
công ở quy mơ phịng thí nghiệm từ nguồn cá Măng sữa thu gom từ tự nhiên (2-4
kg/con), sử dụng phương pháp cho cá sinh sản tự nhiên bằng cách điều chỉnh chỉ
tiêu môi trường nước nuôi vỗ. Kết quả cho thấy, một số yếu tố môi trường nước

trong bể nuôi nuôi vỗ cá bố mẹ: nhiệt độ nước nuôi dao động từ 28 - 31°C, độ mặn
dao động từ 30 - 35ppt, pH từ 7,8 – 8,3. Ammonia tổng số dao động từ 0,005 –
0,01ppm, nitric tổng số dao động từ 0,002 – 0,008 và hàm lượng oxy hịa tan ln
cao và dao động 6 - 8ppm. Tỷ lệ trứng nở trung bình đạt 62,69 ± 8,18 %. Sau 23-27
ngày ương cá đạt cỡ cá hương 2-3cm và có tỷ lệ sống trung bình đạt 27,98±7,60%.
Sau 32-36 ngày ương từ cá hương, cá giống đạt cỡ 5-10cm và tỷ lệ sống trung bình
đạt 20,17±10,76%.
Năm 2015 nhóm tác giả Lê Văn Sinh và cs. [51], tại Trung tâm khuyến ngư
và nghiên cứu ứng dụng Bình Định đã triển khai nghiên cứu “Nghiên cứu các giải
pháp kỹ thuật ương nuôi cá Măng sữa giống trong bể xi măng từ nguồn cá bột vớt
từ tự nhiên" bước đầu nghiên cứu đã đánh giá được: địa điểm xuất hiện cá Măng
sữa bột tại tỉnh Bình Định, cá Măng sữa bột xuất hiện ở các khu vực cửa biển Tam
Quan, An Dũ và Đề Gi, trong đó xuất hiện nhiều nhất là vùng cửa Đề Gi. Lượng cá
Măng bột vớt được tại đầm Đề Gi năm 2004 là 952.500 con và năm 2005 là
826.000 con. Hàng năm, mùa vụ xuất hiện cá măng bột ở tỉnh Bình Định từ tháng 4
– 9 (xuất hiện nhiều vào tháng 6 và tháng 7). Trong các tháng này, cứ vào những
ngày trước đến sau triều cường là cá Măng sữa bột xuất hiện, mỗi tháng xuất hiện 2


×