Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

(Luận án tiến sĩ) Xây dựng mô hình cảnh báo nguy cơ vỡ nợ đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.97 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------

------

ĐẶNG HUY NGÂN

XÂY DỰNG MƠ HÌNH CẢNH BÁO NGUY CƠ VỠ NỢ
ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán kinh tế)
Mã số: 62.31.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN QUANG DONG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận án

Đặng Huy Ngân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BẢNG TÊN VIẾT TẮT CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỠ NỢ NGÂN HÀNG ...... 5
1.1. Khái niệm vỡ nợ, vỡ nợ ngân hàng thương mại.............................................. 5
1.2. Tổng quan các nghiên cứu vỡ nợ, vỡ nợ ngân hàng trên thế giới .................. 8
1.2.1. Tổng quan các mô hình và các nghiên cứu vỡ nợ tiêu biểu .......................... 8
1.2.2. Tổng quan các tiêu chí được coi là vỡ nợ hoặc nguy cơ vỡ nợ cao trong các
nghiên cứu trước ................................................................................................. 20
1.2.3. Các nhân tố, biến số trong các nghiên cứu vỡ nợ ....................................... 21
1.3. Các nghiên cứu về dự báo vỡ nợ, vỡ nợ ngân hàng ở Việt Nam .................. 25
Kết luận chương 1.................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỠ NỢ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...... 32
2.1. Tiêu chí xác định nguy cơ vỡ nợ .................................................................... 32
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng thương mại . 35
2.2.1. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng ................ 35
2.2.2. Các nhân tố vi mô ảnh hưởng tới nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng
thương mại .......................................................................................................... 36
2.3. Cơ sở lý thuyết một số mơ hình áp dụng trong nghiên cứu cảnh báo vỡ nợ 48

2.3.1. Mơ hình Logit, mơ hình Logit với số liệu mảng ......................................... 48
2.3.2. Mạng nơron ............................................................................................... 52
2.3.3. Cây quyết định........................................................................................... 55
2.4. Phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTMCP57
2.5. Khung nghiên cứu của luận án ...................................................................... 58
Kết luận chương 2.................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG, NGUY CƠ VỠ NỢ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-201561
3.1. Tình hình kinh tế vĩ mơ giai đoạn 2009-2015 ................................................ 61
3.2. Một số chính sách tiền tệ giai đoạn 2009-2015 .............................................. 65


3.3. Hoạt động ngành ngân hàng .......................................................................... 68
3.3.1. Cơ cấu sở hữu, quy mô và phạm vi hoạt động của các ngân hàng .............. 68
3.3.2. Mức độ an toàn vốn và quy mô tổng tài sản của các NHTMCP ................. 69
3.3.3. Khả năng sinh lời, hiệu quả quản lý tài sản ................................................ 73
3.3.4. Tăng trưởng huy động và tín dụng, khả năng thanh khoản ......................... 75
3.3.5. Chất lượng tài sản, mức độ thâm hụt.......................................................... 78
3.4. Nguy cơ vỡ nợ của một số NHTMCP điển hình trong giai đoạn 2009-2015 82
Kết luận chương 3.................................................................................................... 87
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MƠ HÌNH CẢNH BÁO NGUY CƠ VỠ NỢ CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM........................................ 88
4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 88
4.1.1. Số liệu ....................................................................................................... 88
4.1.2. Xác định nguy cơ vỡ nợ của các NHTMCP Việt Nam ............................... 89
4.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu tác động tới nguy cơ vỡ nợ....................................... 92
4.1.4. Phân tích thống kê ..................................................................................... 97
4.2. Mơ hình Logit dữ liệu mảng ........................................................................ 101
4.3. Mơ hình mạng nơron.................................................................................... 107
4.4. Mơ hình cây quyết định................................................................................ 109

Kết luận chương 4.................................................................................................. 114
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................... 115
5.1. Các kết quả đạt được................................................................................... 115
5.2. Phân loại các ngân hàng thương mại cổ phần............................................. 119
5.3. Một số kiến nghị và hàm ý chính sách ......................................................... 120
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..................................... 127
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 130
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 137


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên tiếng Việt

ANN
BCTC
CAMELS
CIC
CPI
DA
DT
DEA
FE
IMF
LA

Mạng nơron
Báo cáo tài chính

Mơ hình CAMELS
Trung tâm Thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước
Chỉ số giá tiêu dùng
Phân tích phân biệt
Cây quyết định
Phân tích đường bao dữ liệu (Data envelopment analysis)
Tác động cố định
Quỹ tiền tệ quốc tế
Hồi quy Logistic
Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng quốc gia Mỹ (National Credit
Union Administration)
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Tỷ lệ nợ xấu
Ngân sách Nhà nước
Hồi quy Probit
Tác động ngẫu nhiên
Thu nhập ròng/ Tổng tài sản
Thu nhập ròng/ Vốn chủ sở hữu
Phần mềm thống kê Stata
Tổng tài sản
Tổ chức tín dụng
Mơ hình phân tích đặc điểm
Vốn chủ sở hữu
Việt Nam đồng
Vốn tự có
Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Xếp hạng tín dụng


NCUA
NH
NHNN
NHTM
NHTMCP
NPL
NSNN
PA
RE
ROA
ROE
STATA
TA
TCTD
TR
VCSH
VNĐ
VTC
VAMC
XHTD


BẢNG TÊN VIẾT TẮT CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

GP bank


Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí Việt Nam

MHB

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Oceanbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SCB

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Westernbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Bảng biểu:
Bảng 1.1: Một số cuộc khủng hoảng ngân hàng điển hình............................................ 7

Bảng 1.2: Điểm phân biệt của các biến dự báo trong mô hình Beaver ........................ 10
Bảng 1.3: Các biến số dự báo trong mơ hình của Ohlson (1980) ................................ 15
Bảng 1.4: Tóm tắt một số nghiên cứu cảnh báo vỡ nợ, vỡ nợ NH trên thế giới........... 19
Bảng 1.5: Một số định nghĩa sử dụng trong các nghiên cứu cảnh báo vỡ nợ .............. 21
Bảng 1.6: Bảng tổng hợp một số biến sử dụng trong cảnh báo vỡ nợ ......................... 22
Bảng 1.7: Các nhân tố tác động tới nợ xấu ................................................................. 24
Bảng 1.8: Một số nghiên cứu vỡ nợ, vỡ nợ ngân hàng ở Việt Nam ............................ 29
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu trong mơ hình CAMEL .......................................................... 47
Bảng 3.1: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa (triệu USD) ....................................... 63
Bảng 3.2: Thu chi và cân đối ngân sách nhà nước (tỷ đồng và %).............................. 64
Bảng 3.3: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN giai đoạn 2010-2015 ..... 65
Bảng 3.4: Diễn biến biên độ giao dịch tỷ giá VND/USD ........................................... 66
Bảng 3.5: Nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2011-2015........................................... 67
Bảng 3.6: Số lượng các ngân hàng thương mại giai đoạn 2009-2015 ......................... 69
Bảng 3.7: Quy định về mức vốn pháp định của các ngân hàng ................................... 70
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu an toàn vốn ............................................................................. 70
Bảng 3.9: So sánh tỷ lệ an toàn vốn của các NH Việt Nam và NH một số quốc gia
trong khu vực............................................................................................................. 71
Bảng 3.10: VCSH, TA của một số định chế tài chính lớn trong khu vực Asean năm 2014 .... 73
Bảng 3.11: Chỉ tiêu ROA, ROE của một số định chế tài chính lớn trong khu vực
Asean năm 2012- 2014 .............................................................................................. 74
Bảng 3.12: Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời, hiệu quả quản lý........................ 74
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản ............................................ 77
Bảng 3.14: Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tài sản, mức độ thâm hụt ...................... 78
Bảng 3.15: Tỷ lệ nợ xấu các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 -2015 ........................ 80
Bảng 3.16: Tỷ lệ nợ xấu của một số nước trong khu vực............................................ 80
Bảng 3.17: Một số ngân hàng yếu kém điển hình ....................................................... 86
Bảng 4.1: Số lượng các ngân hàng trong nghiên cứu.................................................. 88
Bảng 4.2: Các biến đầu vào /đầu ra lựa chọn ............................................................. 89



Bảng 4.3: Thống kê mô tả của các biến đầu vào/đầu ra mơ hình DEA ....................... 90
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng hiệu quả kĩ thuật (TE) của các NHTMCP giai đoạn 2010-2015 .. 91
Bảng 4.5: Tiêu chí phân nhóm hiệu quả (HQ) các NHTMCP giai đoạn 2010-2014 ... 91
Bảng 4.6: Các biến vĩ mô trong nghiên cứu ............................................................... 93
Bảng 4.7: Danh mục các biến dự báo trong luận án ................................................... 94
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến vĩ mô trong nghiên cứu ....................................... 97
Bảng 4.9: Các biến nghiên cứu và hệ số tương quan với biến phụ thuộc ................... 98
Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu ............................................... 99
Bảng 4.11: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhóm 1, nhóm 3 ....................... 101
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Hausman .................................................................. 102
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy ..................................................................................... 102
Bảng 4.14: Mã code của chương trình...................................................................... 103
Bảng 4.15: Hệ số chặn của các ngân hàng ................................................................ 104
Bảng 4.16: Hiệu suất phân loại của mơ hình LA ...................................................... 105
Bảng 4.17: Phân tích một số quan sát....................................................................... 106
Bảng 4.18: Các thông số của mạng nơ ron ............................................................... 108
Bảng 4.19: Hiệu suất của mạng nơron...................................................................... 108
Bảng 4.20: Hiệu suất phân loại của mơ hình ANN ................................................... 109
Bảng 4.21: Thuật toán J48 ....................................................................................... 110
Bảng 4.22: Kết quả của cây quyết định .................................................................... 111
Bảng 4.23: Các biến xây dựng cây quyết định ......................................................... 111
Bảng 4.24: Hiệu suất mơ hình cây quyết định .......................................................... 113
Bảng 5.1: Tác động biên của các biến đến xác suất vỡ nợ p ..................................... 116
Bảng 5.2: Tổng hợp các quan sát có kết quả dự báo khác nhau trong các mơ hình .. 117
Bảng 5.3: Hiệu suất của ba mơ hình ở mẫu 114 quan sát.......................................... 118
Bảng 5.4: Hiệu suất các mơ hình.............................................................................. 118
Bảng 5.5: Xác suất vỡ nợ và các mức XHTD của KMV .......................................... 119
Bảng 5.6: Tiêu chuẩn xếp loại các NHTMCP .......................................................... 120
Bảng 5.7: Bảng so sánh kết quả xếp loại .................................................................. 120



Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2015 (%) ................................ 61
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lạm phát thời kỳ 2009-2015 .......................................................... 62
Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ............................ 65
Biểu đồ 3.4: Các tỷ lệ nhóm an tồn vốn.................................................................... 72
Biểu đồ 3.5: Các chỉ tiêu nhóm khả năng sinh lời ...................................................... 75
Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2010-2014 ............................................ 76
Biểu đồ 3.7: Các chỉ tiêu nhóm khả năng thanh khoản ............................................... 77
Biểu đồ 3.8: Các chỉ tiêu chất lượng tài sản, mức độ thâm hụt ................................... 79
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ............ 80
Biểu đồ 4.1: Số lượng ngân hàng có/khơng có nguy cơ vỡ nợ cao ............................. 92

Hình:
Hình 1.1: Các mơ hình chủ yếu trong nghiên cứu cảnh báo vỡ nợ................................ 8
Hình 2.1: Nơron nhân tạo .......................................................................................... 53
Hình 2.2: Sơ đồ cây quyết định dạng đơn giản ........................................................... 55
Hình 2.3: Đường bao dữ liệu (DEA) .......................................................................... 57
Hình 2.4: Khung nghiên cứu ...................................................................................... 59
Hình 4.1: Đồ thị các biến e2, e4 ............................................................................... 100
Hình 4.2: Đồ thị các biến d3, a2, a3 ......................................................................... 100
Hình 4.3: Mạng nơ ron với 10 nút ẩn ....................................................................... 108
Hình 4.4: Cây quyết định ......................................................................................... 112


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế, nó được coi
là “hệ thống huyết mạch” của cả nền kinh tế. Tuy nhiên hoạt động ngân hàng cũng

luôn chứa đựng nhiều rủi ro, rủi ro là một yếu tố khơng thể tách rời q trình hoạt
động của các ngân hàng thương mại trên thị trường. Rủi ro vỡ nợ ngân hàng có thể
gây ra những tổn thất to lớn cho nền kinh tế hơn bất cứ rủi ro của các loại hình doanh
nghiệp nào khác và chi phí cho việc khắc phục hậu quả là rất lớn. Cảnh báo sớm rủi
ro vỡ nợ sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ của các ngân hàng, giảm
thiểu tổn thất cho người gửi tiền, cho ngân hàng, cho các tổ chức bảo hiểm tiền gửi
và nền kinh tế. Khi một ngân hàng yếu kém bị vỡ nợ nó có thể sẽ tạo ra sự đổ vỡ dây
truyền trong hệ thống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh, bền
vững của hệ thống ngân hàng. Do đó việc phát hiện sớm các ngân hàng gặp khó
khăn, có nguy cơ vỡ nợ cao cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những cơ
quan quản lý trong việc ngăn chặn khủng hoảng hệ thống ngân hàng, giữ vững sự ổn
định của thị trường tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô.
Hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam bắt đầu
xuất hiện vào những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1991-1996, tiếp theo là giai đoạn 2006-2010. Sự phát triển mạnh mẽ
về mọi mặt của hệ thống ngân hàng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế
đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhiều NHTMCP đã
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán vào cuối năm 2011. Đó là lý do chính
cho sự ra đời của Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn
2011-2015. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá XI) khẳng định: “Một trong ba
trọng tâm tái cấu trúc kinh tế là cơ cấu lại hệ thống tài chính, trong đó trọng tâm là
cơ cấu lại hệ thống ngân hàng”. Để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thành cơng thì việc
quan trọng đầu tiên cần làm là phân loại, nhận diện chính xác các ngân hàng yếu kém
có nguy cơ vỡ nợ cao.
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều lý thuyết và mơ hình về cảnh báo vỡ nợ,
khủng hoảng như: phân tích phân biệt đơn biến, mơ hình phân tích phân biệt đa biến
(MDA), mơ hình Logit (LA), Probit (PA),… Gần đây các phương pháp, mơ hình
1



thuộc nhánh sử dụng các kỹ thuật thông minh như mạng nơron (ANN), cây quyết
định (DT), mơ hình nhận dạng các đặc điểm (TR), thuật toán di truyền,... đã được
áp dụng trong nghiên cứu cảnh báo vỡ nợ và hứa hẹn nhiều kết quả tốt. Các nghiên
cứu cũng cho thấy mỗi phương pháp, mơ hình đều có những ưu, khuyết điểm riêng
và ngay trong một mơ hình khi áp dụng ở các quốc gia khác nhau, các khu vực khác
nhau cũng có các biến thể khác nhau, điều đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của
mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Đã có nhiều mơ hình được xây dựng với sự trợ giúp
của cơng nghệ máy tính tiên tiến nhằm giải thích nguyên nhân cũng như dự báo,
ngăn ngừa vỡ nợ, khủng hoảng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra các cuộc vỡ nợ
các ngân hàng, các tổ chức tài chính với quy mơ và ảnh hưởng ngày càng lớn mà
người ta không dự báo được, do vậy việc xây dựng các mơ hình cảnh báo vỡ nợ vẫn
ln cần được quan tâm, bổ sung, hồn thiện. Những biến động rất lớn về kinh tế xã hội, tính không dự báo được của các sự kiện tự nhiên, kinh tế xã hội làm cho
việc sử dụng các phương pháp truyền thống, phương pháp hiện tại nhiều trường hợp
không còn phù hợp nữa.
Xuất phát từ các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Xây dựng mơ hình
cảnh báo nguy cơ vỡ nợ đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm
luận án tiến sỹ kinh tế (chun ngành Tốn kinh tế) để góp phần giải quyết một vấn
đề mà lý luận và thực tiễn đang đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là
- Xây dựng và lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong việc đánh giá nguy
cơ vỡ nợ của các NHTMCP.
- Xây dựng mơ hình thực nghiệm cảnh báo nguy cơ vỡ nợ của các NHTMCP
Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ vỡ nợ của các NHTMCP
Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Trong điều kiện của Việt Nam, những nhân tố nào có thể đặc trưng cho khả
năng vỡ nợ của ngân hàng; các nhân tố, các chỉ tiêu nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như

thế nào tới nguy cơ vỡ nợ của các NHTMCP Việt Nam?
2


- Các ngân hàng có các đặc thù riêng ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ, sự khác
biệt này giữa các ngân hàng được xác định như thế nào?
- Phương pháp, mơ hình nào nên đề xuất áp dụng cho các NHTMCP Việt Nam?
- Hàm ý về chính sách rút ra từ mơ hình?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguy cơ vỡ nợ, mơ hình xác định nguy cơ
vỡ nợ của các NHTMCP Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về các NHTMCP Việt Nam gồm 35 NHTMCP trong
đó bao gồm cả các NHTMCP mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối như BIDV,
MHB, Vietcombank, Vietinbank. Khoảng thời gian nghiên cứu là từ năm 2010
đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận án sử
dụng phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính. Một số mơ hình được sử
dụng là mơ hình hồi quy Logit với dữ liệu mảng, mơ hình mạng nơ ron và cây quyết định
để xây dựng mơ hình cảnh báo nguy cơ vỡ nợ cho các NHTMCP Việt Nam.
Luận án sử dụng các số liệu được thu thập từ các báo cáo của NHNN, các báo
cáo tài chính đã được kiểm tốn của các NHTMCP thời kỳ 2010-2015.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án xây dựng cơ sở lý luận cho mơ hình cảnh báo nguy cơ vỡ nợ các
NHTMCP.
- Luận án xây dựng, lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong cảnh báo vỡ
nợ ngân hàng. Xác định được các nhân tố, các chỉ tiêu ảnh hưởng tới nguy cơ vỡ nợ
của các NHTMCP.

- Lượng hóa tính đặc thù của từng ngân hàng ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ.
- Xây dựng được mơ hình cảnh báo vỡ nợ cho các NHTMCP.
- Đề xuất một số giải pháp giảm nguy cơ vỡ nợ cho các NHTMCP dựa trên các
phân tích của luận án.
3


6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận án được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về vỡ nợ ngân hàng
Chương 2: Cơ sở lý luận về vỡ nợ ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng hoạt động, nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009-2015
Chương 4: Xây dựng mô hình cảnh báo nguy cơ vỡ nợ các NHTMCP Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị chính sách.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỠ NỢ NGÂN HÀNG
Chương 1, luận án trình bày khái niệm vỡ nợ, vỡ nợ ngân hàng thương mại.
Qua việc tổng quan các nghiên cứu vỡ nợ, vỡ nợ ngân hàng tiêu biểu trên thế giới và ở
Việt Nam, tác giả cũng chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và đề ra mục tiêu nghiên cứu.

1.1. Khái niệm vỡ nợ, vỡ nợ ngân hàng thương mại
Hiện tượng “phá sản” hay “vỡ nợ” đã có từ lâu nhưng nó được nói đến nhiều
trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh
tranh khốc liệt với nhau, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả tồn tại và phát triển

còn các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, khơng thể thanh tốn các nghĩa vụ
tài chính thì vỡ nợ, phá sản. Sự vỡ nợ của doanh nghiệp dẫn đến sự xung đột lợi ích
của các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế. Việc xác định rõ khái niệm này là cơ
sở để Nhà nước, các chủ thể trong nền kinh tế có thể can thiệp một cách có ý thức vào
hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt
tích cực của nó.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ (1988, tr.790) viết rằng “ phá sản là
lâm vào tình trạng tài sản chẳng cịn gì, và thường là vỡ nợ, do kinh doanh bị thua lỗ,
thất bại; vỡ nợ là tình trạng doanh nghiệp, cá nhân lâm vào tình trạng bị thua lỗ, thất
bại liên tiếp trong kinh doanh, phải bán tài sản để trang trải cơng nợ, mà cũng có thể
khơng trang trải được hết”. Trong luận án này tác giả sử dụng thuật ngữ ‘vỡ nợ’.
Theo hiệp ước Basell II (2008), nguy cơ vỡ nợ được xem như sự kiện hoặc
sự cố liên quan đến những chủ thể vay, khi ít nhất một trong các khả năng sau đây
xảy ra:
- Khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến thời hạn hồn trả hay là
tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, bao gồm vốn vay và tiền lãi phải trả.
- Khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng khi quá hạn trên 90 ngày.
- Giá trị tài sản nhỏ hơn vốn vay.
Dưới giác độ pháp lý theo văn bản luật mới nhất, luật phá sản số 51/2014/QH13
ngày 19/6/2014 quy định: “ Vỡ nợ là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh tốn và bị tịa án nhân dân ra quyết định tuyên bố vỡ nợ”, luật cũng chỉ rõ:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã khơng
thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn
5


thanh toán”. Luật phá sản số 51/2014/QH được xem là văn bản pháp lý đầy đủ nhất về
phá sản, vỡ nợ doanh nghiệp.
Vỡ nợ ngân hàng thương mại
Về mặt kỹ thuật, vỡ nợ ngân hàng là một tình trạng trong đó một NH khơng

thể đáp ứng được trách nhiệm thanh tốn cho những người gửi tiền và khơng có đủ
khoản tiền dự trữ theo như địi hỏi phải có (Mishkin, 1999, tr.270). Do tính chất quan
trọng của các TCTD trong đó có ngân hàng đối với nền kinh tế nên việc vỡ nợ của
TCTD được quy định riêng ở mục 2, điều 155 của Luật các TCTD số 47/2010/QH12
ra ngày 16/6/2010 nêu rõ “Sau khi NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt
hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng vỡ nợ thì TCTD đó phải làm
đơn u cầu toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố vỡ nợ theo quy định của
pháp luật về vỡ nợ”. Cũng theo điều 146 chương VIII, luật các TCTD 2010, mục
kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể, thanh lý TCTD có nêu: “NHNN
xem xét, đặt các TCTD vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt khi TCTD lâm vào một
trong các trường hợp sau
+ Có nguy cơ mất khả năng chi trả.
+ Nợ khơng có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
+ Khi số lỗ lũy kế của TCTD lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các
quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm tốn gần nhất.
+ Hai năm liên tục bị xếp hạng yếu kém theo quy định của NHNN.
+ Khơng duy trì được tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b,
khoản 1 Điều 130 của luật Này trong thời gian một năm liên tục”.
Như vậy việc vỡ nợ của các TCTD, các ngân hàng ở Việt Nam được quy định
và giám sát rất chặt chẽ.
Hậu quả của vỡ nợ ngân hàng
Sự vỡ nợ của các NHTM gây ra sự mất vốn của các cổ đông ngân hàng, sự tổn
thất cho người gửi tiền (nếu không được chi trả bảo hiểm tiền gửi đầy đủ), nếu qui mơ
vỡ nợ lớn hơn nó có thể tạo phản ứng đổ vỡ dây chuyền hệ thống NH, kéo theo khủng
hoảng tài chính. Hậu quả của nó rất dai dẳng gây ra suy thoái kinh tế và làm kiệt quệ
nguồn vốn đầu tư nhất là ở các nước đang phát triển (Lê Khương Ninh, 2015). Ví dụ
điển hình là chi phí khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm
6













×