Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài thảo luận hợp đồng lần 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.04 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

BÀI THẢO LUẬN THỨ NĂM
MÔN: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG

ĐỀ TÀI: Trách nhiệm dân sự, vi phạm hợp đồng


MỤC LỤC


3

VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN
ĐÚNG HỢP ĐỒNG GÂY RA
* Tóm tắt tình huống:
Ơng Lại (bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ) và bà Nguyễn thỏa thuận
phẫu thuật ngực với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, Thâu nhỏ ngực lại, Bỏ túi nhỏ vào,
Không được đụng đến núm vú. Ba ngày sau phẫu thuật, bà Nguyễn phát hiện thấy
núm vú bên phải sưng lên, đau nhức và đen như than. Qua 10 ngày, vết mổ hở hết
phần vừa cắt chỉ, nhìn thấy cả túi nước đặt bên trong và ông Lại tiến hành mổ may
lại. Được vài ngày thì vết mổ bên tay phải chữ T lại hở một lỗ bằng ngón tay, nước
dịch tn ướt đẫm cả người. Sau đó ơng Lại mổ lấy túi nước ra và may lại lỗ hổng
và thực tế bà Nguyễn mất núm vú phải.
1.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo
pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS
2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
* Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam:


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát
sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, do đó bên có hành vi vi phạm nghĩa
vụ trong hợp đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra
cho phía bên kia tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong pháp luật Việt Nam, các
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
- Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự (Điều 302, BLDS 2005).
- Trách nhiệm dân sự do vi phạm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều
303, BLDS 2005).
- Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không
thực hiện một công việc (Điều 304, BLDS 2005).


4

- Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 304, BLDS 2005).
* Những thay đổi của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Tại Điều 307, BLDS 2005 đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, quy định vừa nêu không đưa ra căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, mà chỉ đề cập đến hai loại
trách nhiệm. Đó là trách nhiệm bồi thường về vật chất và trách nhiệm bồi thường
tổn thất về tinh thần. Nói cách khác, BLDS 2005, chưa rõ về căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại2. Từ đó, BLDS 2015 đã bổ sung thêm Điều 360
với tiêu đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ”. Hướng sửa đổi
nêu trên là thuyết phục và phù hợp với thực tiễn để giải quyết tranh chấp về bồi
thường thiệt hại.
1.2. Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà
Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?
Trong tình huống trên, có xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn. Căn

cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ vì:
- Sau nhiều lần phẫu thuật ngực thất bại, cuối cùng thì bà Nguyễn bị mất núm
vú phải
→ Có thiệt hại thực tế xảy ra
→ Yêu cầu của bà Nguyễn đối với việc phẫu thuật ngực này là không được
đụng đến núm vú. Nhưng ba ngày sau phẫu thuật thì bà phát hiện thấy núm vú bên
phải sưng lên, đau nhức và đen như than. Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Các ngày tiếp theo các chỗ mổ tiếp tục bị hỏng. Qua nhiều lần phẫu thuật lại
thì bà Nguyễn đã mất núm vú phải.
→ Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng với thiệt hại xảy ra trên
thực tế


5

- Việc bà Nguyễn phát hiện thấy núm vú bên phải sưng lên, đau nhức và đen
như than cho thấy rằng ơng Lại đã ít nhiều đụng đến phần núm vú trong lúc phẫu
thuật ngực của bà Nguyễn.
→ Có lỗi của bên vi phạm
1.3. Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp
đồng gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất do vi phạm hợp đồng gây ra
được bồi thường là các vật chất thực tế xác định được như tổn thất về tài sản, chi
phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại hay thu nhập thực tế bị mất
hoặc giảm sút.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 361 BLDS năm 2015 quy định như sau: “Thiệt
hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài
sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút”.
1.4. BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi

phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng. Cơ sở pháp lí là tại Khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 quy định
thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau: “Theo yêu cầu của người
có quyền, Tịa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần
cho người có quyền. Mức bồi thường do Tịa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ
việc”.
1.5. Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh
thần khơng? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn được bồi thường tổn thất về tinh thần.
Vì:


6

- Căn cứ theo Khoản 3 Điều 361 về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Thiệt hại
về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”.
- Thêm vào đó, tại K3 Đ419 BLDS năm 2015 cũng quy định: “Theo u cầu
của người có quyền, Tịa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về
tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội
dung vụ việc”.
Việc ông Lại phẫu thuật ngực bị lỗi khiến cho bà Nguyễn bị mất núm vú bên
phải là đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của bà Nguyễn, dẫn đến việc bà
Nguyễn bị thiệt hại về tinh thần là hợp lý. Nên việc bà Nguyễn được bồi thường tổn
thất về tinh thần cũng hoàn toàn hợp lý và có căn cứ.

VẤN ĐỀ 2: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
* Tóm tắt Bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Tịa án nhân
dân TP. Hồ Chí Minh

Ngun đơn
Bị đơn
Cơng ty Tân Việt và Công ty Tường Long đã ký Hợp đồng số 01-10/TL-TV
ngày 01/10/2010 và phụ lục hợp đồng ngày 07/10/2010 để mua vải thành phẩm. Nội
dung thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng. Công ty Tân Việt đã thanh toán trước
30% đơn hang gọi là tiền đặt cọc, thanh tốn 40% giá trị đơn hàng ngay sau khi bên
Cơng ty Tường Long giao hồn tất và 30% cịn lại thanh tốn trong vịng 30 ngày kể
từ ngày thanh tốn cuối cùng. Ngày 19/10/2010 Công ty Tân Việt đã thanh tốn
30%, ngày 12/11/2010 Cơng ty Tường Long giao lơ hàng mẫu. Sau đó Cơng ty
Tường Long có cơng văn gửi cho Công ty Tân Việt yêu cầu tăng giá nhưng Công ty
Tân Việt không đồng ý và đã gửi công văn phản hồi. Ngày 3/12/2010 Công ty
Tường Long thông báo hủy bỏ hợp đồng. Công ty Tân Việt yêu cầu Cơng ty Tường
Long thanh tốn tiền phạt cọc và phạt hợp đồng là 509.759.640 đồng. Sau khi


7

nghiên cứu tài liệu, Tịa án buộc Cơng ty Tường Long thanh tốn tiền phạt
102.849.604 đồng cho Cơng ty Tân Việt.
* Tóm tắt Quyết định số 10/2020/KDTM-GĐT ngày 14/8/2020 của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
Nguyên đơn : Cơng ty TNHH Yến Sào Sài Gịn
Người đại diện theo pháp luật : Ông Phạm Ngọc Hùng
Bị đơn : Công ty Cổ phần Yến Việt
Người đại diện theo pháp luật : Bà Đặng Phạm Minh Loan
Công ty Yến Sào ký Hợp đồng nguyên tắc số 02/HĐNT về việc « Phân phối
độc quyền ra phía Bắc » nếu bên nào vi phạm các điều đã cam kết thì phải chịu
trách nhiệm bồi thường choi bên kia số tiền 10.000.000.000 đồng. Tuy nhiên công
ty Yến Việt đã thành lập chi nhánh và phân phối cho thị trườn phía Bắc mà khơng
trao đổi với công ty Yến Sào, vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại nghiêm trọng đến

sản xuất kinh doanh của cơng ty Yến Sào.
Quyết định của Tịa án :
Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thấm số 11/2020/KN-KDTM
ngày 9/6/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Hủy quyết định giám đốc thẩm số 12/2019/KDTM-GĐT ngày 09/5/2019 của
Ủy ban Thẩm phán TANDCC tại TpHCM.
Hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 01/2017/DSPT ngày
11/4/2017 của TAND tỉnh Ninh Thuận
Hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/KDTM-ST ngày 07/9/2016
của TAND thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
Giao hồ sơ vụ án cho TAND Tp.Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận xét
xử lại theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luật.


8

2.1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.

Tiêu chí
Về mức
phạt vi phạm

Về
quyền
lựa
chọn phạt vi
phạm
hoặc
bồi
thường

thiệt hại

Bộ luật dân
sự 2015
Khoản
2
điều 418 quy định
về Thỏa thuận
phạt vi phạm:
“Mức phạt vi
phạm do các bên
thỏa thuận, trừ
trường hợp luật
liên quan có quy
định khác.”

Bộ luật
dân sự 2005
Khoản 2
Điều 422 quy
định về Thực
hiện hợp đồng
có thỏa thuận
phạt vi phạm:
“Mức phạt vi
phạm do các
bên
thoả
thuận.”


Khoản 2
điều 418 quy định
về Thỏa thuận
phạt vi phạm:
“Các bên có thể
thỏa thuận về
việc bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải
chịu phạt vi phạm
mà không phải
bồi thường thiệt
hại hoặc vừa
phải chịu phạt vi
phạm và vừa phải
bồi thường thiệt
hại.
Trường hợp
các bên có thỏa

Khoản 2
Điều 422 quy
định về Thực
hiện hợp đồng
có thỏa thuận
phạt vi phạm:
“Các bên có thể
thoả thuận về
việc bên vi
phạm nghĩa vụ
chỉ phải nộp

tiền phạt vi
phạm mà không
phải bồi thường
thiệt hại hoặc
vừa phải nộp
phạt vi phạm và
vừa phải bồi

Điểm mới
Bổ sung
thêm “trường hợp
luật liên quan có
quy định khác
khác”. Điều này
để thống nhất với
các quy định khác
về mức phạt như
Luật thương mại
(8%), Luật xây
dựng (12%), ở
những bộ luật này
thì các bên khơng
hồn tồn tự do
thỏa thuận về
mức phạt.
Bỏ đi đoạn
in đậm ở BLDS
2005 vì đây là vấn
đề bồi thường
thiệt hại và đã có

quy định khác
điều chỉnh.
Về mối
quan hệ giữa phạt
vi phạm và bồi
thường thiệt hại,
BLDS 2015 vẫn
theo hướng giải
quyết nếu khơng
có thỏa thuận cụ
thể về việc kết
hợp hai chế tài
này thì thỏa thuận


9

thuận về phạt vi
phạm
nhưng
không thỏa thuận
về việc vừa phải
chịu phạt vi phạm
và vừa phải bồi
thường thiệt hại
thì bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải
chịu phạt vi
phạm”


thường
thiệt
hại; nếu khơng
có thoả thuận
trước về mức
bồi
thường
thiệt hại thì
phải
bồi
thường tồn bộ
thiệt hại.
Trong
trường hợp các
bên khơng có
thoả thuận về
bồi thường thiệt
hại thì bên vi
phạm nghĩa vụ
chỉ phải nộp
tiền phạt vi
phạm.”

phạt vi phạm loại
trừ trách nhiệm
bồi thường thiệt
hại (có thỏa thuận
về phạt vi phạm
mà khơng có thỏa
thuận về sự kết

hợp thì chỉ áp
dụng phạt vi
phạm).

2.2. Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.
- Về đối tượng: là một khoản tiền mà buộc phải nộp cho một bên trong hợp
đồng.
- Về hình thức: đều được lập thành văn bản.
- Về hậu quả pháp lí: bên vi phạm (bên đặt cọc) bị mất một khoản tiền và
không căn cứ vào thiệt hại thực tế.
2.3. Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội
dung của phạt vi phạm hợp đồng?
Trong bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011, Toà án xác định khoản
tiền trả trước 30% là tiền đặt cọc. Vì theo quyết định của Tồ án thì Tồ án khơng
chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tân Việt về


10

việc u cầu Cơng ty TNHH Tường Long thanh tốn tiền phạt cọc là 406.920.000
đồng. Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 358 BLDS 2005 quy định: “ Khi bên có nghĩa
vụ khơng được thực hiện một cơng việc mà lại thực hiện cơng việc đó thì bên có
quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khơi phục
tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hạ”.Từ đây cho thấy, điều kiện để phạt cọc
là khi bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng. Nhưng trong trường
hợp này, rõ ràng phía bị đơn khơng từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng trái lại đã
đi vào thực hiện hợp đồng thông qua việc giao hàng cho nguyên đơn sau khi nhận
tiền cọc. Do đó, yêu cầu phạt cọc của nguyên đơn khơng được Tồ án chấp nhận.
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản
tiền trả trước 30%.

Theo em, cách giải quyết của Tịa án là chưa hợp lí và thiếu thống nhất trong
cách giải quyết. Về khoản tiền trả trước 30%, Tòa án đã xác định đây là tiền đặt cọc
dựa trên khoản 7 Điều 292 Luật Thương mại và Điều 358 Bộ luật Dân sự. Khoản
tiền này dùng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, sau đó Tòa án lại
nhận định rằng 2 bên đã đi vào thực hiện hợp đồng cho nên khoản tiền 30% đươc
xác định là khoản tiền dùng để thưc hiện đơt giao hàng lần thứ nhất dẫn đến viêc
Tòa án bác bỏ kháng cáo của nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc bị đơn bồi thường
khoản tiền này với căn cứ là Khoản 2 Điều 358 BLDS. Cách giải quyết nhiều mâu
thuẫn như trên của Tòa án đã khiến quyền và lợi ích họp pháp của nguyên đơn
không được đảm bảo.
2.5. Cho biết điểm giống và khác nhau giữa thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng
và thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

• Giống nhau:
- Đều là biện pháp chế tài mà luật dân sự quy định để áp dụng cho các
-

trường hợp vi phạm hợp đồng.
Cơ sở áp dụng: phải có hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế và phải có

-

lỗi của bên vi phạm.
Mục đích của việc quy định và áp dụng là nhằm ngăn ngừa sự vi phạm

hợp đồng.
• Khác nhau:


11


Phạt vi phạm
Cơ sở áp dụng

Có sự thỏa thuận
trước trong hợp đồng.

Phương thức
Mức
thường

phạt/

Mục đích

Phạt tiền…
Bồi

Mức phạt do các
bên thỏa thuận và
không vượt quá 8% giá
trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm, trừ
trường hợp quy định
tại Điều 266 của Luật
Thương mại 2005.
Ngăn ngừa các vi
phạm có thể xảy ra.

Bồi thường thiệt

hại
Không cần thỏa
thuận trước trong hợp
đông.
Bao gồm tiền, vật
chất, các biện pháp khắc
phục, sửa chữa.
Tùy theo mức độ thiệt hại.
Có bao gồm thiệt hại về vật
chất và thiệt hại về tinh thần.

Khắc phục hậu
quả do hành vi vi phạm
gây nên.

2.6. Theo Toà án cấp phúc thẩm, thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận
định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng
hay thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao?
Theo Tịa án cấp phúc thẩm, thỏa thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định
của Tòa án trong Quyết định số 10 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
Vì ở đây Tịa án đã áp dụng các Điều 300, 301, 302, 303, 304 của Luật
Thương mại năm 2005 và các điều luật này là đề nói về việc phạt vi phạm hợp đồng
của các bên thỏa thuận. Còn bồi thường thiệt hại là việc các bên thỏa thuận bên vi
phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi
phạm, những những tổn thất này chưa xác định được tại thời điểm thỏa thuận.
2.7. Theo Toà giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thoả thuận được nêu tại
mục 4 phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi


12


phạm hợp đồng hay thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng? Vì sao?
Theo Tồ giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thoả thuận được nêu tại mục
4 phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi phạm
hợp đồng,
Vì nếu xác định các bên có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì Tịa án phải
làm rõ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải chứng mình tổn thất,
mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm trong khi các nội dung trên chưa
được làm rõ.
2.8. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng xác định nêu trên của Hội đồng
thẩm phán?
Hướng xác định nêu trên của Hội đồng thẩm phán là hoàn toàn hợp lý.
Vì thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định của Toà án trong Quyết
định số 10 đã thõa mản các tiêu chí của phạt vi phạm hợp đồng. Bao gồm mục đích,
điều kiện áp dụng, giới hạn áp dụng, tính phổ biến và nghĩa vụ các bên.
- Chỉ cần chứng minh được có vi phạm
- Mức phạt được thỏa thuận trong hợp đồng và không được quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm;

VẤN ĐỀ 3: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
* Tóm tắt tình huống:
Anh Văn nhận chuyển hàng cho anh Bình bằng đường thủy. Anh Văn có mua
bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình. Trên đường
vận chuyển, tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng toàn bộ.


13


3.1. Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết
các bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng
không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
Một sự kiện được coi là bất khả kháng khi có đủ ba điều kiện sau: Là sự kiện
khách quan, xảy ra ngồi ý chí của bên vi phạm; bên vi phạm không thể lường trước
được;bên vi phạm không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và
Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 có quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm
nghĩa vụ như sau: “Trường hợp các bên có nghĩa vụ dân sự không thực hiện đúng
nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Khoản 2 Điều 584 BLDS 2005 có quy định như sau: “người gây thiệt hại
không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt
hại là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường
hợp có thỏa thận khác hoặc luật có quy định khác”.
Căn cứ vào hai điều khoản nêu trên có thể kết luận rằng các bên có thể thỏa
thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
3.2. Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện
được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi.
Hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thực hiện được do sự kiện
bất khả kháng trong BLDS:
Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên có nghĩa vụ được miễn trách
nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện đúng do sự
kiện bất khả kháng gây ra.
Được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị
chậm trễ do sự kiện bất khả kháng.
Ngoài ra, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng
dẫn đến việc thực hiện hợp đồng sẽ khơng có lợi cho các bên thì các bên có thể
chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.



14

Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự
kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thực hiên được do sự kiện
bất khả kháng trong Luật Thương mại thì theo Điều 294 Luật Thương mại sửa đổi
thì khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì người vi phạm được miễn trách nhiệm.
3.3. Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng khơng? Phân tích các
điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.
Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng.
Một sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn ba điều kiện: xảy ra một cách khách
quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
+ Phân tích:
1. Tàu bị gió nhấn chìm dẫn đến hỏng toàn bộ tài sản. Đây là một sự kiện xảy
ra một cách khách quan.
2. Đây là sự kiện “không thể lường trước được” do thế giới khách quan tác
động diễn ra ngồi ý chí chủ quan của con người.
3. Tàu chìm làm hàng hư hỏng tồn bộ có thật sự “khơng thể khắc phục được”
hay khơng thì bản án khơng nói rõ. Nếu có thể khắc phục được thì đây không là sự
kiện bất khả kháng; ngược lại, số hàng khơng thể khắc phục được thì đây là sự kiện
bất khả kháng. Nếu biết rõ thiệt hại xảy ra có thể tránh được nhưng bên vận chuyển
vẫn thực hiện để thiệt hại xảy ra là không hợp lý.
3.4. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi
thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.



15

Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng thì anh Văn khơng phải bồi
thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng. Căn cứ vào khoản 2 Điều 351 BLDS
2015 quy định: “ Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do sự
kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
3.5. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi
thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được u cầu
Cơng ty bảo hiểm thanh tốn khoản tiền này khơng? Tìm câu trả lời nhìn từ
góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 580 BLDS 2005, anh Văn sau khi bồi thường sẽ
được công ty Bảo hiểm thanh toán lại khoản tiền này nếu anh Văn đã làm đúng theo
thủ tục, yêu cầu mà công ty bảo hiểm đưa ra, chấp hành đúng hợp đồng với công ty
bảo hiểm và thiệt hại mà anh Văn bồi thường do sự kiện bất khả kháng.
“2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người
thứ ba thì có quyền u cầu bên bảo hiểm phải hồn trả khoản tiền mà mình đã trả
cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả
thuận hoặc pháp luật đã quy định.”
Theo “Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30-5-2003 của Tòa dân sự Tịa án tối
cao về việc cơng ty bảo hiểm Bảo Việt hồn trả lại số tiền mà ơng Khóm đã bồi
thường cho ơng Điền và ơng Trình. Trong sự việc này Tòa dân sự Tòa án tối cao đã
đưa ra hướng giải quyết như sau: “Về việc trả tiền bảo hiểm quy định tại điều 580
BLDS đối với trường hợpcủa ơng Khóm thì ơng Khóm khơng cố ý để xảy ra thiệt
hại. Mặc khác theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về những loại
trừ trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thì khơng có thỏa thuận nào về việc
Bảo Việt An Giang được từ chối trách nhiệm do tai nạn tàu chìm vì gió bão. Do đó,
thỏa thuận của ơng Khóm và ơng Trinh, ông Điền là không trái pháp luật, có hiệu
lực và ràng buộc cả Bảo Việt An Giang.”


VẤN ĐỀ 4 : THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
CƠ BẢN


16

* Tóm tắt bản án số 133/2021/DS-PT
Nguyên đơn: anh Phan Văn T và chị Nguyễn Hồng N
Bị đơn: Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thanh M. Người đại diện là chị
Trần Thị Thúy A
Nguyên đơn và bị đơn kí hợp đồng thuê nhà ngày 1/8/2018, thời hạn thuê 3
năm. Ngày 7/2/2020 bị đơn gửi văn bản cho nguyên đơn thơng báo tình hình dịch
bệnh covid-19. Ngày 26/2/2020 bị đơn gửi thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà,
nguyên nhân không đồng ý và yêu cầu bị đơn phải chứng minh sự kiện bất khả
kháng vì theo nguyên đơn dịch covid 19 không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị
đơn, cơng ty của bị đơn hoạt động bình thường. Tịa án xác định trong trường hợp
này, q trình thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì các bên có thể
thương lượng với nhau. Phía bị đơn cũng đã có các văn bản xin chấm dứt hợp đồng
báo trước 3 tháng và nguyên đơn cũng có thiện chí cho bị đơn chấm dứt hợp đồng
th nhà.
4.1. Điểm giống và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay
đổi khi thực hiện hợp đồng (về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của hai trường hợp
này);
• Giống nhau :

- Là nguyên nhân khách quan
- Khơng thể lường trước được khi giao kết


Khác nhau :


Căn cứ tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015
+ Điều kiện :
Sự kiện bất khả kháng:
- Sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không
thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi thực hiện hợp đồng:
- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết
hợp đồng.


17

- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng
sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên
+ Hệ quả pháp lý:
Sự kiện bất khả kháng:
- Theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng
thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách
nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác”.
- Các bên thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; Nếu các
bên khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường
hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi thực hiện hợp đồng:
- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng
trong một thời hạn hợp lý.
- Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc

chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp
đồng nếu được sửa đổi.
4.2. Trong vụ việc nêu trên, theo Toà án, việc chấm dứt hợp đồng là do sự kiện
bất khả kháng hay do hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Vì sao?
Trong vụ việc trên, Tịa án xác định việc chấm dứt hợp đồng là do hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.
Vì nguyên đơn đã cung cấp chứng cứ bị đơn vẫn tiếp tục kinh doanh sau khi
chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Căn cứ tại khoản 2 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản: “ 2. Trong hồn cảnh thay đổi
cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền bên kia đàm phán lại hợp đồng trong
thời gian hợp lý.” Phía bị đơn cũng đã có văn bản xin chấm dứt hợp đồng và phía
ngun đơn cũng đã chấp nhận.
4.3. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án (đặc biệt là
liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản).


18

Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tịa là hợp lý. Tòa án nhận thấy
rằng dịch bệnh Covid – 19 trong bản án là hoàn cảnh thay đổi cơ bản chứ khơng
phải là sự kiện bất khả kháng vì sự kiện bất khả kháng là sự kiện không thể khắc
phục được cịn hồn cảnh thay đổi cơ bản có thể thực hiện được nhưng chi phí bỏ ra
để khắc phục lớn hơn lợi ích và khi hồn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh
hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Nếu không thể thỏa thuận được, một trong các bên có thể u cầu tịa án sửa đổi
hoặc chấm dứt hợp đồng. Trong vụ án, nguyên đơn có bằng chứng bị đơn có
chuyển đến địa điểm mới để kinh doanh, nộp thuế hàng tháng, có phiếu thu tiền học
phí cho thấy rằng cơng ty của bị đơn vẫn có thể hoạt động được. Phía bị đơn cũng
đã đàm phán với nguyên đơn chấm dứt hợp đồng và nguyên đơn đã đồng ý. Việc
xác định lý do dịch bệnh covid-19 là hoàn cảnh thay đổi cơ bản để tránh việc lợi

dụng covid-19 nhằm chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng tràn lan như vậy sẽ gây thiệt
hại cho bên có quyền và lợi ích hợp pháp khác



×