Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận thứ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.76 KB, 7 trang )

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ 2
Danh sách nhóm……:
1. Vũ Hoàng Xuân Hà (nhóm trưởng)
2. Hoàng Thị Thu Hà
3. Phạm Thị Yến Ngọc
4. Phạm Ngọc Hà
5. Nguyễn Thị Minh Anh
6. Nguyễn Việt Dũng
7. Lê Hoàng
8. Nguyễn Quốc Ân
9. Võ Hoàng Thiên Lộc
BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
1
Vấn đề 1: Im lặng trong giao kết hợp đồng
Quyết định giám đốc thẩm số 439/2011/DS-GĐT
1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy anh Đạt đã thế chất tài sản cho ngân
hàng?
- Theo Quyết định 439/2011/DS-GĐT ngày 16-6-2011 có nêu: “Hai bên thỏa
thuận ông Nâu đem tiền đến trả Ngân hàng, lấy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất về thì ông Nâu sẽ giao đủ tiền và sẽ tiến hành làm thủ tục chuyển
nhượng theo quy định của pháp luật”; điều này cho thấy anh Đạt đã thế
chấp Ngân hàng một khối tài sản.
2. Đoạn nào của quyết định cho thấy tài sản của anh Đạt thế chấp cho ngân
hàng là khối tài sản chung của vợ chồng anh đạt, chị linh?
- Theo quyết đinh 439/2011/DS-GĐT ngày 16-6-2011 có nêu: “Tuy nhiên,
khối tài sản anh Đạt thế chấp cho ngân hàng là khối tài sản chung của anh
Đạt và chị Linh (vợ của anh Đạt), nhưng các hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nêu trên mới chỉ có chữ ký của anh Đạt nên cũng cần
phải xem xét chị Linh có biết việc chuyển nhượng hay không?”
3. Việc thế chấp trên có cần sự đồng ý của chị Linh không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.


- Việc thế chấp này cần có sự đồng ý của chị Linh vì dựa trên cơ sở pháp lý
là khoản 3, điều 219 BLDS 2005 quy định: vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa
thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Theo BLDS và thực tiễn xét xử khi nào im lặng được coi là chấp nhận
(đồng ý) hợp đồng?
- Theo khoản 2, điều 404 BLDS 2005 quy định thì hợp đồng dân sự cũng
được xem như giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị
vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
- Theo thực tiễn xét xử thì khi xét xử một người vắng mặt thì cũng có thể coi
như người đó đồng ý và sẽ giải quyết theo pháp luật.
5. Chị Linh có biết, có phản đối việc thế chấp trên không?
- Chị Linh có biết về việc chồng mình thế chấp tài sản vay nợ của ngân hàng
do khối tài sản này là tài sản chung của hai vợ chồng nên khi đi vay nợ
2
ngân hàng sẽ cần phải có sự đồng ý và chữ kí của cả hai vợ chồng thì hợp
đồng vay nợ mới được chấp thuận.
6. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc được bình luận, nếu
chị Linh biết và không phản đối việc thế chấp thì có được coi là chị Linh
đồng ý không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
- Theo Quyết định 439/2011/DS-GĐT ngày 16-6-2011 có nêu: “Tuy nhiên,
khối tài sản anh Đạt thế chấp cho Ngân hàng là tài sản chung của anh Đạt
và chị Linh (vợ của anh Đạt), nhưng các hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất nêu trên mới chỉ có chữ ký của anh Đạt nên cũng cần phải xem
xét chị Linh có biết việc chuyển nhượng hay không? Nếu chị Linh biết mà
không phản đối thì phải coi chị Linh cũng đồng ý việc chuyển nhượng. Nếu
chị Linh không biết và không đồng ý chuyển nhượng thì cần phải căn cứ
vào quy định của pháp luật để giải quyết.
7. Hướng giải quyết trên của Tòa dân sự đã có tiền lệ chưa? Cho biết tiền lệ
mà anh/chị biết.
- Hướng giải quyết trên của tòa đã có tiền lệ rồi.

8. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao liên quan đến việc xác đinh sự đồng ý của chị Linh.
- Hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến
việc xác định sự đồng ý của chị Linh là chính xác vì Tòa án vẫn chưa xác
định rõ chị Linh có biết về việc chuyển nhượng của chồng mình hay không
nên nếu trong trường hợp chị Linh biết mà im lặng không có ý kiến gì thì
coi như là hợp đồng chuyển nhượng của chồng chị Linh là có hiệu lực, nếu
chị Linh hoàn toàn không biết gì về sự việc nêu trên thì coi như bản hợp
đồng chuyển nhượng trên là không có hiệu lực, vì phần tài sản tranh chấp
trên là tài sản chung của hai vợ chồng chị Linh nên chị Linh là người có
quyền lợi liên quan trong vụ án này.
Vấn đề 2: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được
Bản án số 19/2009/KDTM-PT
3
1. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố hợp đồng giữa ông Hải và ông Chiến vô
hiệu trên cở sở quy định nào? Đoạn nào của bản án trả lời câu hỏi đó?
- Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố hợp đồng giữa ông Hải và ông Chiến vô
hiệu trên cơ sở: khoản 1 điều 411 BLDS 2005.
- Trích dẫn:
“Áp dụng Điều 305; khoản 1 điều 411; Điều 137 Bộ luật dân sự;
Tuyên xử:
Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu ngày 06/03/2007
giữa ông Nguyễn Văn Chiến – ông Hồ Văn Cư – ông Trần Trọng Đạt là vô
hiệu”.
2. Theo bản án số 19/2009/KDTM-PT ngày 19/01/2009, vì sao Tòa phúc thẩm
không chấp nhận tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu trên cơ sở khoản 1 Điều
411 BLDS?
- Trách nhiệm thực hiện hợp đồng:
“Tại thời điểm kí kết hợp đồng giữa ông Chiến với ông Hải (ngày 06,
07.03.2007), chưa có quyết định tạm dừng cổ phần hóa Công ty Điện lực 2

(ngày 18.09.2007). Vì vậy, đối tương của hợp đồng (dịch vụ mua hộ quyền
mua cổ phiếu giá ưu đãi và chuyển tên các cổ phiếu mua được từ quyền
mua cổ phiếu trên sang tên ông Chiến) chưa thuộc trường hợp không thể
thực hiện được vì lý do khách quan, nên hợp đồng giữa ông Hải và ông
Chiến không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 1 điều 411 Bộ luật dân sự
2005 như nhận định của tòa án cấp Sơ thẩm”.
3. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa sơ thẩm và của Tòa phúc
thẩm liên quan đến điều 411 BLDS
-
Bản án số 04/2007/KDTM-ST
1. Tòa án đã tuyên bố hợp đồng giữa hai doanh nghiệp tư nhân vô hiệu trên cơ
sở quy định nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Tòa án đã tuyên bố hợp đồng giữa hai doanh nghiệp tư nhân vô hiệu trên cơ
sở điều 411 BLDS quy định về việc hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối
tượng không thực hiện được.
- Quyết định có nêu: “tuyên bố vô hiệu hợp đồng mua bán hàng hóa được
giao kết ngày 02/02/2007 giữa doanh nghiệp tư nhân Trường Xuân và
doanh nghiệp tư nhân Kim Oanh.
4
2. Vì sao tòa án tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu? Đoạn nào của bản án cho câu
trả lời?
- Tòa án tuyên bố hợp đồng trên là vô hiệu vì: “tại văn bản hợp đồng, các bên
không thể hiện về việc bên bán phải giao mua chiếc máy đào nhãn hiệu
HITACHI được sản xuất năm nào, không thể hiện về quy cách, chất lượng,
công suất, thể tích gầu cũng như số khung, số máy của chiếc máy đào”. Đối
tượng của hợp đồng không rõ ràng, không thể xác định được.
- Theo bản án số 04/2007/KDTM-ST có nêu: “hợp đồng mà các bên giao kết
là hợp đồng thương mại trong lĩnh vực mua bán hàng hóa theo quy định của
Luật thương mại. Thấy rằng, các bên không chứng minh được là đã có thỏa
thuận rõ ràng, chi tiết với nhau về đối tượng của hợp đồng là tài sản phải

giao, giữa các bên lại không có thói quen đã được thiết lập. Chính vì vậy,
Hội đồng xét xử xác định, đây là một hợp đồng đã có đối tượng không thể
thực hiện được, theo quy định tại điều 411 BLDS thì hợp đồng này vô
hiệu.”
3. Đối với các vụ việc mà hợp đồng có đối tượng không rõ ràng thì Tòa án
nhân dân tối cao đã giải quyết như thế nào? Nêu các Quyết định (trích dẫn
ngắn gọn hướng giải quyết của Tòa án) mà anh/chị biết.
- Ý kiến
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân
TP.Pleiku.
- Ý kiến: khoản 2 điều 429 BLDS
Vấn đề 3: Đứng tên giùm mua bất động sản
Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT
1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thảnh là người bỏ tiền ra mua QSDĐ
của bà Tính nhưng để ông Tám đứng tên?
- Theo quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT có nêu: “bà Thảnh là
việt kiều Hà Lan về thăm thân nhân, ngày 10/8/1993 bà có nhận chuyển
nhượng đất của vợ chồng ông Hêng Tính, bà Lý Thị Sà Quênh. Bà là người
5
đứng ra trực tiếp giao dịch, thỏa thuận việc chuyển nhượng và trả tiền, vàng
cho vợ chồng ông Hênh Tính. Do bà là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài nên bà để cho ông Tám đứng tên trong giấy tờ sang nhượng.”
2. Nếu bà Thảnh đứng tên trong hợp đồng nhận chuyển nhượng trực tiếp với
bà Tính thì hợp đồng này có giá trị pháp lý ko? Vì sao?
- Hợp đồng này sẽ không có giá trị pháp lý vì theo luật thì người nước ngoài
ko được phép sở hữu bất động sản ở Việt Nam ngoại trừ nhà chung cư.
3. Bà Thảnh đã đầu tư bao nhiêu tiền để nhận chuyển nhượng tài sản của bà
Tính và tài sản này khi xảy ra tranh chấp thì có giá trị bao nhiêu?
- Bà Thảnh đã đầu tư 21,99 chỉ vàng 24k (có giá trị 27.047.700 đồng) để
nhận chuyển nhượng diện tích 7.595,7 m

2
đất ruộng của vợ chồng bà Tính.
- Khi xảy ra tranh chấp thì khối tài sản này có trị giá là 1.260.000.000 đồng.
4. Đoạn nào của quyết định cho thấy Tòa án địa phương đã tịch thu sung công
quỹ Nhà nước khoản tiền chênh lệch (lợi nhuận) giữa tiền bà Thảnh đầu tư
và giá trị tài sản mà bà Thảnh đầu tư.
- Tại bản án dân sự sơ thẩm số 04/2006/DS-ST ngày 28/4/2006, Tòa án nhân
dân tỉnh Sóc Trăng quyết định: “buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Tám và
bà Nguyễn Thị Yêm phải nộp lại số tiền 1.232.266.860 đồng để sung công
quỹ nhà nước.”
5. Hướng giải quyết trên (tịch thu) của Tòa án địa phương có được Hội đồng
thẩm phán chấp nhận không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
- Hướng giải quyết trên của Tòa án địa phương không được Hội đồng thẩm
phán chấp nhận.
- Tại quyết định số 449/2009/KN-DS ngày 21/8/2009, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao đã có nhận định: “Đối với chênh lệch giá trị đất, thời điểm xét
xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm là thời điểm thi hành bộ luật Dân sự 2005,
không có quy định buộc phải tịch thu sung công quỹ nên khoản chênh lệch
này bà Thảnh và ông Tám cùng được hưởng. Tòa án cấp sơ thẩm không
buộc ông Tám nộp số tiền chênh lệch giá trị đất để sung công là có căn cứ
nhưng không buộc ông Tám trả cho bà Thảnh giá trị đầu tư ban đầu là
không đúng. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa ra được căn cứ pháp luật
nhưng đã buộc ông Tám nộp toàn bộ số tiền chênh lệch (1.232.226.860
đồng) để sung công quỹ Nhà nước là không đúng quy định của pháp luật.”
6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán.
6
- Hướng giải quyết của hội đồng thẩm phán là hoàn toàn đúng vì căn cứ theo
các điều luật của Bộ luật Dân sự và lợi ích của các bên tham gia tranh tụng
thì khoản lợi nhuận trên phải thuộc về những người có quyền lợi liên quan.
7. Theo Hội đồng thẩm phán thì phải xử lí khoản lợi nhuận trên như thế nào?

- Theo hội đồng thẩm phán thì khoản lợi nhuận trên sẽ thuộc về bà Thảnh và
ông Tám do bà Thảnh là người bỏ ra vàng để chuyển nhượng đất và ông
Tám là người có công bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị đất.
8. Hướng giải quyết về khoản lợi nhuận trên trong Quyết định được bình luận
đã có tiền lệ chưa? Nêu rõ tiền lệ mà anh/chị biết.
- Bản án 06/2009/DS-ST ngày 5-10-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Tháp (trích Luật hợp đồng VN – bản án và bình luận bản án, NXB chính trị
quốc gia 2011 (tái bản lần 3)): ông Rock Paul yêu cầu số tiền ông Paul gửi
về là 30.200FF x 3677FF/VND = 111.045.400 đồng giá trị căn nhà và đất
theo định giá: 548.591.500 đồng, trừ lại số tiền 111.045.400 đồng =
437.546.100 đồng. Số tiền này chia cho ông Paul ½ và bà Hạnh, bà Hương,
ông Pháp ½ : 437.546.100/2 = 218.773.050 đồng, như vậy ông Paul được
chia số tiền là 218.773.050 đồng và trả lại số tiền 30.200FF. Theo quyết
định của tòa án chấp nhận yêu cầu của ông Rock Paul; buộc bà Hạnh, bà
Hương, ông Pháp trả lại số tiền cho ông Rock Paul số tiền 30.200FF và
218.773.050 VND.
9. Suy nghĩ của anh/chị về Quyết định trên của Hợp đồng thẩm phán liên quan
đến việc xử lý số tiền lợi nhuận trên.
- Quyết định của hội đồng thẩm phán là số tiền lợi nhuận trên sẽ thuộc về
ông Tám và bà Thảnh nhưng không nói rõ là sẽ chia số tiền đó như thế nào
nên sẽ rất dễ dẫn đến việc lại xảy ra tranh chấp. Vì vậy số tiền đó nên được
chia theo khoản góp của cá nhân ông Tám và bà Thảnh, tùy theo công sức
đóng góp của mỗi người mà khoản lợi nhuận đó sẽ được chia một cách phù
hợp
7

×