Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nồng độ Interleukin 6 huyết thanh trên bệnh nhân mày đay mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.3 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN 6 HUYẾT THANH
TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH
Nguyễn Lê Trà Mi1, Lê Thái Vân Thanh1, Văn Thế Trung1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề. Mày đay mạn tính là bệnh da thường gặp với hơn 50% các trường hợp không xác định
được nguyên nhân. Nhiều cytokine được tìm thấy có liên quan đến q trình viêm trong mày đay mạn tính
trong đó có IL-6. Nồng độ IL-6 huyết thanh ở bệnh nhân mày đay mạn tính được ghi nhận là có liên quan
đến độ nặng của bệnh.
Mục tiêu. Xác định nồng độ IL-6 huyết thanh và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mày
đay mạn tính điều trị tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca được tiến hành trên bệnh nhân mày đay mạn
tính và người khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên. Độ nặng mày đay mạn tính được đánh giá bằng UAS-7. Định lượng
IL-6 huyết thanh bằng phương pháp ELISA.
Kết quả. 55 bệnh nhân mày đay mạn với 16 nam và 39 nữ, độ tuổi trung bình là 36,4 tuổi và 20 người khỏe
mạnh với tuổi trung bình 32,7. Nồng độ IL-6 trung vị của nhóm bệnh nhân mày đay mạn tính là 3,72 pg/ml
(với khoảng tứ phân vị là 1,59 và 11,6) cao hơn nhóm người khỏe mạnh là 2,35 pg/ml (với khoảng tứ phân vị là
1,50 và 6,00). Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,083). Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ IL-6 huyết thanh với độ nặng theo thang điểm UAS-7 (với p <0,001). Biểu đồ
tương quan thể hiện mối tương quan thuận, mức độ liên quan chặt chẽ giữa nồng độ interleukin 6 và độ nặng
theo thang điểm UAS-7 với hệ số tương quan Spearman (r) là 0,806, p <0,001.
Kết luận: Nồng độ IL-6 huyết thanh của bệnh nhân mày đay mạn tính cao hơn nồng độ IL-6 ở nhóm người
khỏe mạnh và có tương quan thuận với độ nặng của mày đay mạn tính. Điều này góp phần phù hợp giả thuyết
về vai trị của IL-6 trong sinh bệnh học của bệnh mày đay mạn tính.
Từ khóa: mày đay mạn tính, interleukin-6, UAS-7

ABSTRACT


SERUM INTERLEUKIN 6 IN PATIENTS WITH CHRONIC URTICARIA
Nguyen Le Tra Mi, Le Thai Van Thanh, Van The Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 134-139
Background. Chronic urticaria (CU) is a common skin disorder with more than 50% of cases termed as
idiopathic with an absence of any identifiable causes. Various cytokines have been found to be involved in
inflammatory processes associated with chronic urticaria including IL-6. Some studies suggested that plasma IL-6
concentration is associated with clinical activity of chronic urticaria.
Objectives. to determine the level of serum IL-6 and its correlation with clinical manifestations and severity
in chronic urticaria patients at HCMC Hospital of Dermatology and Venereology
Methods. A descriptive study was conducted in which CU patients (age ≥18) and healthy controls were
recruited. Severity of the disease was evaluated by using UAS-7 scale. Serum IL-6 was measured by using ELISA.
Results. 55 chronic urticaria patients (16 males and 39 females) with median age of 36.4 were enrolled.
Plasma concentration of IL-6 in chronic urticarial patients was higher than that in the healthy subjects. However,
Bộ môn Da Liễu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705
1

134

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

there was no significant differences between two groups (p=0.083). There were significant differences in serum IL6 concentration among chronic urticaria patients with mild, moderate, and severe (medians were 1.5, 3.53 and
11.3 pg/ml, respectively; p <0.001). Serum IL-6 positively correlated with UAS-7 (p <0.001) (r=0.086, Spearman

correlation coefficient).
Conclusion: Serum IL-6 concentration in patients with CU was significantly higher than that in healthy
controls. Serum IL-6 concentration was strictly correlated with UAS-7 and significantly elevated in severe
chronic urticaria patients. Therefore, our results support the concept that IL-6 may play a crucial role in chronic
urticaria pathogenesis.
Key words: chronic urticaria, interleukin 6, UAS-7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu

M|y đay l| một bệnh rất thường gặp trên thế
giới cũng như ở Việt Nam(1), trong đó m|y đay
mạn tính chiếm gần 75% c{c trường hợp mày
đay. Hơn 50% c{c trường hợp m|y đay mạn
không x{c định được nguyên nhân, dẫn đến khó
khăn trong việc điều trị và tỉ lệ tái phát cao,
nhiều bệnh nhân khơng thể kiểm so{t được hồn
tồn các triệu chứng(2). Việc nắm rõ cơ chế bệnh
sinh và miễn dịch học của bệnh m|y đay mạn
tính phục vụ điều trị ng|y c|ng được quan tâm
nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
ghi nhận sự gia tăng của nồng độ cytokine trong
huyết thanh của bệnh nh}n m|y đay cũng như
sự tương quan của interleukin 6 (IL-6) với độ
nặng lâm sàng, diễn tiến bệnh v| đ{p ứng điều
trị(3). IL-6 được tổng hợp bởi nhiều loại tế bào
kh{c nhau. Trong da, nó được tổng hợp từ cả hai
nguồn, tế b|o thường trú, chủ yếu là nguyên bào
sợi và tế bào nội mô, và các tế bào viêm thâm

nhiễm da trong nhiều bệnh lý kh{c nhau. Đó l|
một cytokine đa t{c động, đóng một vai trò quan
trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể trong việc
tạo ra các phản ứng viêm trong m|y đay. Trên
thế giới đã nghiên cứu cho thấy nồng độ IL-6
tăng cao ở bệnh nh}n m|y đay mạn tính và có
khả năng dự đo{n mức độ nặng của bệnh(4).

X{c định nồng độ IL-6 huyết thanh và mối
liên quan với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
m|y đay mạn tính đến khám tại bệnh viện Da
Liễu TP. Hồ Chí Minh.

Tại Việt Nam, mặc dù gần đ}y có một số các
nghiên cứu về các cytokine trong bệnh m|y đay
nhưng IL-6 thì chưa có nghiên cứu n|o đề cập
đến. Vì vậy, chúng tơi thực hiện nghiên cứu
khảo sát nồng độ IL-6 trong huyết thanh bệnh
nh}n m|y đay để đ{nh gi{ mối tương quan giữa
nồng độ IL-6 với độ nặng của bệnh.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nh}n đã được điều trị bằng các thuốc
kháng histamin trong vòng 1 tuần trước đó,
corticoid tồn thân hay cyclosporin trong vịng 1
th{ng trước đó. Bệnh nh}n đang nhiễm trùng
cấp hay mạn tính (hơ hấp trên, phổi, đường
niệu…).

Chun Đề Nội Khoa


ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Bệnh nh}n m|y đay mạn tính đến khám và
điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh
từ th{ng 12/2019 đến tháng 7/2020.

Tiêu chuẩn nhận vào
Nhóm bệnh nhân mày đay mạn
Bệnh nhân m|y đay mạn tính được chẩn
đo{n x{c định m|y đay mạn dựa vào lâm sàng
theo
hướng
dẫn
của
EAACI/GA2LEN/EDF/WAO, đủ 18 tuổi trở lên v| đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Nhóm người khỏe mạnh
Những người hiện tại khỏe mạnh đủ 18 tuổi
trở lên khơng có tiền căn bản th}n hay gia đình
mắc các bệnh lý cơ địa, dị ứng, nhiễm trùng, tự
miễn, ác tính, khơng sử dụng bất kì loại thuốc
nào trong thời gian 2 tuần trước khi tham gia
nghiên cứu có c{c đặc điểm về tuổi, giới tương
đồng với nhóm bệnh m|y đay v| đồng ý tham
gia nghiên cứu

135



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
Bệnh nh}n đang mắc một trong các bệnh
sau: vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ
địa, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột tự miễn,
đ{i th{o đường type 1, bệnh lí ác tính.
Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Phương pháp thực hiện
Bệnh nh}n đến khám tại bệnh viện Da Liễu
TP. Hồ Chí Minh từ tháng 12/2019 đến tháng
7/2020 đủ tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được giải
thích cặn kẽ về nghiên cứu, nếu đồng ý, bệnh
nhân ký vào biên bản đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Bệnh nh}n được phỏng vấn, thăm kh{m l}m
s|ng v| đ{nh gi{ theo các thông tin theo bảng
thu thập dữ liệu về các yếu tố liên quan quá
trình khởi phát bệnh, diễn tiến, đ{p ứng điều trị
trước đó, v| ghi nh}n c{c thương tổn da.
Bệnh nh}n v| người khỏe mạnh đủ tiêu
chuẩn chọn mẫu sẽ được lấy 2 ml m{u tĩnh
mạch được chứa trong ống tách huyết thanh
trong vòng 24 giờ được gửi sang Trung tâm Y
khoa Medic để đưa v|o m{y định lượng bằng
phương ph{p ELISA với bộ kit của ANOGEN,
Ontario, Canada.
Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS

20.0.
Các biến số định tính được trình b|y dưới
dạng tần số và tỉ lệ phần trăm.
Các biến số định lượng được trình b|y dưới
dạng giá trị trung bình v| độ lệch chuẩn nếu là
phân phối chuẩn và dạng trung vị, khoảng tứ
phân vị nếu không phải phân phối chuẩn.
Dùng phép kiểm Chi bình phương (χ2) hoặc
phép kiểm định Fisher’s để kiểm định mối liên
quan giữa 2 hay nhiều biến định tính.
Dùng phép kiểm Mann-Whitney U,
Kruskal-Wallis để so sánh sự khác biệt giữa
biến phụ thuộc có phân phối không chuẩn với
các biến độc lập. Phép kiểm Spearman để tìm

136

Nghiên cứu Y học
mối tương quan.
Sự khác biệt được xem có ý nghĩa thống kê
khi p <0,05 với độ tin cậy 95%.

Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh, số: 591/HĐĐĐ-ĐHYD
ngày 4/11/2019.

KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng

Tổng cộng có 55 bệnh nhân trong đó nữ
nhiều hơn nam, nữ chiếm 70,9%, trong khi nam
chiếm 29,1%. Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh
l| 36,4 ± 12,5 trong đó nhỏ nhất là 20 lớn nhất là
71. Sự khác biệt về tuổi và giới tính giữa nhóm
bệnh và nhóm chứng l| khơng có ý nghĩa thống
kê. C{c đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh được
mơ tả ở Bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm liên quan đến bệnh lý của nhóm
bệnh mày đay (n=55)
Đặc điểm
Kiểm sốt tốt với antihistamin
Khơng tốt
Tốt
Thời gian mắc bệnh
6 tuần – < 6 tháng
6 – < 12 tháng
12 – < 36 tháng
≥36 tháng
Thời gian tồn tại thương tổn
< 4 giờ
4-36 giờ
Phù mạch kết hợp
Khơng

Tiền căn gia đình mắc bệnh
Khơng

Độ nặng mày đay theo phân độ UAS-7
Nhẹ

Trung bình
Nặng

Tần số Tỷ lệ %
5
50

9,1
90,9

24
9
6
16

43,6
16,4
10,9
29,1

28
27

50,9
49,1

24
31

43,6

56,4

41
14

74,6
25,4

7
30
18

12,7%
54,6%
32,7%

Nồng độ IL-6 huyết thanh nhóm bệnh và nhóm
bình thƣờng
Nồng độ interleukin 6 trung vị của nhóm
chứng là 2,35 pg/ml (với khoảng tứ phân vị là
1,50 và 6,00), thấp hơn nồng độ interleukin 6

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học
trung vị của nhóm bệnh là 3,72 pg/ml (với
khoảng tứ phân vị là 1,59 và 11,6). Tuy nhiên, sự

chênh lệch này giữa nồng độ interleukin 6 của
nhóm bệnh và nhóm chứng khơng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,083) (Hình 1).

Biểu đồ tương quan thể hiện mối tương
quan thuận, mức độ liên quan chặt chẽ giữa
nồng độ interleukin 6 v| độ nặng theo thang
điểm UAS-7 với hệ số tương quan Spearman (r)
là 0,806, p <0,001 (Hình 2).

BÀN LUẬN

Hình 1. Biểu đồ thể hiện nồng độ interleukin 6 giữa
nhóm bệnh và nhóm chứng (n=75)
Mối liên quan giữa độ nặng theo thang điểm
UAS-7 và nồng độ interleukin 6
Bảng 2. Mối liên quan giữa nồng độ interleukin 6 và
độ nặng theo thang điểm UAS-7 (n=55)
Đặc điểm
Độ nặng theo thang điểm
UAS-7
Nhẹ (n=7, 12,7%)
Trung bình (n=30, 54,6%)
Nặng (n=18, 32,7%)

Trung vị (tứ phân
vị)

p


1,50 (1,50-1.84) <0,001*
3,53 (1,59-7,99)
11,30 (4,42-18,70)

Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nồng độ interleukin 6 với độ nặng
theo thang điểm UAS-7 (với p<0,001 có ý nghĩa
thống kê) (Bảng 2).
Mối tƣơng quan giữa độ nặng theo thang điểm
UAS-7 và nồng độ interleukin 6

Hình 2. Mối tương quan giữa nồng độ interleukin 6
và độ nặng theo thang điểm UAS-7

Chuyên Đề Nội Khoa

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IL6 trung vị của nhóm chứng là 2,35 pg/mL với
khoảng tứ phân vị là 1,83 - 6,00 pg/mL, thấp hơn
trung vị của nồng độ IL-6 của nhóm bệnh là 3,72
pg/mL với khoảng tứ phân vị là 1,59 - 11,6. Tuy
nhiên, sự chênh lệch này giữa nồng độ IL-6 của
nhóm bệnh và nhóm chứng khơng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,083). Điều này phù
hợp với sinh bệnh học của bệnh m|y đay cho
thấy các tế b|o mast dương tính tryptase, }m
tính chymase có thể đóng vai trị quan trọng
trong tăng nồng độ IL-6 trong m|y đay mạn
tính. IL-6 đóng vai trị quan trọng trong đ{p ứng
miễn dịch và phản ứng viêm và tác động qua hai
con đường khác nhau: dẫn truyền thụ thể cổ

điển và dẫn truyền tín hiệu. Hoạt động sinh học
của dẫn truyền tín hiệu phụ thuộc vào IL-6, tiểu
đơn vị thụ thể hòa tan (IL-6 sR) và glycoprotein
130 dẫn truyền tín hiệu qua màng (gp130), được
biểu hiện ở hầu hết các tế bào(5). Đồng thời trên
thế giới cũng đã có nhiều tác giả khẳng định
nồng độ của IL-6 huyết thanh ở bệnh nhân mày
đay mạn tính tăng so với nhóm chứng. Tác giả
Roohi R nghiên cứu nồng độ IL-18 và IL-6 và
mối tương quan với độ nặng của bệnh nhân mày
đay mạn tính, trong đó nồng độ trung bình
trong nhóm bệnh là 0,82 ± 4,6 pg/mL lớn hơn
nồng độ trung bình của nhóm chứng là 0,12 ± 1,7
pg/mL. Tuy nhiên sự khác biệt n|y cũng khơng
có ý nghĩa thống kê với p=0,44(4). Nghiên cứu của
tác giả Kasperska Z x{c định mối tương quan
giữa nồng độ IL-6 huyết thanh với độ nặng của
bệnh và nồng độ CRP trên bệnh nh}n m|y đay
mạn tính trên 58 bệnh nh}n m|y đay và 30
người khỏe mạnh cho thấy nồng độ trung vị của
interleukin-6 trong nhóm bệnh và nhóm chứng
lần lượt là 1,85 và 1,1 pg/mL và sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p <0,001(6). Tương tự,

137


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
nghiên cứu của tác giả Alicja K mô tả nồng độ
IL-6 ở 58 bệnh nh}n m|y đay mạn tính và 22

người khỏe mạnh cho thấy nồng độ trung vị của
nhóm bệnh l| 3,32 pg/mL cao hơn nhóm chứng
là 0,69 pg/mL và sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p <0,0001(9). Nghiên cứu của Derya D xác
định chất lượng cuộc sống, nồng độ CRP và
nồng độ IL-6 huyết thanh ở 50 bệnh nhân mày
đay mạn tính v| 33 người khỏe mạnh cho thấy
nồng độ trung vị của nhóm bệnh là 46,57 pg/mL
và nhóm chứng là 20,34 pg/mL với p <0,001(7).
Nghiên cứu của tác giả Madhavi L nghiên cứu
vai trò của IFN-γ v| IL-6 và mối liên quan với
m|y đay mạn tính trên 100 bệnh nhân và 200
người khỏe mạnh cũng cho thấy nồng độ IL-6
của nhóm bệnh là 39,37 ± 11,06 pg/mL trong
nhóm bệnh so với nhóm chứng 7,175 ±
4,81pg/mL với p <0,0001(8). Như vậy, so sánh với
các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi có sự chênh lệch về nồng độ IL-6 ở
trên từng đối tượng trong dân số nghiên cứu.
Nhưng nhìn chung, kết quả vẫn tương đồng với
nghiên cứu khác về nồng độ IL- 6 ở nhóm bệnh
cao hơn nhóm chứng.
Mối liên hệ giữa nồng độ IL-6 và độ nặng của
bệnh mày đay mạn tính
IL-6 là một cytokin cơ thể tiết ra đóng vai trị
quan trọng trong sinh bệnh học m|y đay mạn
tính(8). IL-6 tiết ra trong phản ứng viêm của cơ
thể, do đó, với mức độ bệnh m|y đay c|ng nặng,
cơ thể c|ng được kích thích để tiết IL-6. Trong
nghiên cứu của chúng tơi, 55 bệnh nhân mày

đay mạn tính có số liệu thống kê cho thấy nồng
độ IL-6 là chỉ dấu cho mức độ nặng của bệnh
m|y đay (Bảng 2) với nồng độ IL-6 tương ứng ở
độ nhẹ là 1,50 với khoảng tứ phân vị 1,50 và 1,84,
độ trung bình là 3,53 với khoảng tứ phân vị 1,597,99 v| độ nặng 11,30 với khoảng tứ phân vị 4,42
và 18,70, và sự khác biệt giữa các nhóm có ý
nghĩa thống kê với p <0,001. So sánh với các
nghiên cứu trên thế giới về liên quan của IL-6
đến bệnh m|y đay mạn tính chúng tôi ghi nhận
được kết quả tương tự nghiên cứu của Alicja K
chỉ ra rằng nồng độ IL-6 trong huyết thanh cho

138

Nghiên cứu Y học
thấy mối tương quan có ý nghĩa với mức độ
bệnh(8). Ucmak D chỉ ra có mối tương quan có ý
nghĩa thống kê giữa điểm số mức độ bệnh mày
đay v| nồng độ IL-6 (p=0,004)(7). Mối tương quan
n|y có ý nghĩa hơn ở những bệnh nhân bệnh
vừa và nặng hơn ở những bệnh nhân nhẹ (tương
ứng p <0,001 và p <0,001). Roohi R cũng cho thấy
có mối tương quan có ý nghĩa thống kê về nồng
độ IL-6 v| độ nặng của m|y đay mạn tính với p
<0,05(4). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương đồng với các nghiên cứu khác về mối
liên quan giữa nồng độ IL-6 v| độ nặng của
bệnh m|y đay. Đ}y l| một điều có ý nghĩa trên
lâm sàng vì có thể dựa vào nồng độ IL-6 để xác
định mức độ nặng của bệnh m|y đay mạn tính.

Mối tƣơng quan giữa nồng độ IL-6 và độ nặng
của bệnh mày đay mạn tính
Trong nghiên cứu chúng tôi, nồng độ IL-6 và
độ nặng theo thang điểm UAS-7 thể hiện mối
tương quan thuận, mức độ liên quan chặt chẽ
với r=0,806, p <0,001. So sánh với nghiên cứu của
tác giả Kasperska Z, nồng độ interleukin 6 cũng
tương quan mạnh với độ nặng của bệnh theo
thang điểm UAS-7 với r=0,638, p <0,0001(6). Mối
tương quan chặt chẽ giữa nồng độ IL-6 v| điểm
UAS-7 cho thấy vai trò quan trọng của IL-6 trong
việc đ{nh gi{ độ nặng của bệnh m|y đay mạn
tính. IL-6 cho thấy có thể đ{nh gi{ độ nặng nhẹ
của bệnh cũng như có thể thay đổi theo diễn tiến
lâm sàng từ đó có thể đ{nh gi{ bệnh có đ{p ứng
với điều trị hay khơng. Ngồi ra, việc sử dụng
các thuốc ức chế IL-6 trong c{c trường hợp mày
đay nặng cũng l| vấn đề thú vị có thể nghiên
cứu trong tương lai. Tuy nhiên, đề tài còn hạn
chế vì cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ so với thiết kế
nghiên cứu hàng loạt ca. Trong tương lai có thể
làm nghiên cứu với mẫu lớn hơn, đồng thời xét
nghiệm thêm các chỉ điểm sinh học kh{c để có
cái nhìn tồn diện về cơ chế sinh bệnh của bệnh
m|y đay.

KẾT LUẬN
IL-6 ở nhóm bệnh m|y đay mạn tính trong
nghiên cứu chúng tơi tăng ở nhóm nặng, do đó
những trường hợp m|y đay mạn tính mức độ


Chuyên Đề Nội Khoa


Nghiên cứu Y học
nặng, kháng trị có thể xem xét vai trị IL-6 trong
sinh bệnh học của bệnh. IL-6 có mối tương quan
thuận với độ nặng của bệnh m|y đay mạn tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

Nguyễn Hữu Sáu (2011). Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ bệnh
m|y đay điều trị nội trú ngoại trú tại bệnh viện Da liễu Trung
Ương. Y Dược Lâm Sàng, (6):46-50.
Kaplan A (2002). Clinical practice. Chronic urticaria and
angioedema. N Engl J Med, 3:175-179.
Deza G, Peter A, Ricketti M, PhDa Ana M, Giménez-Arnau M
(2018). Emerging Biomarkers and Therapeutic Pipelines for
Chronic Spontaneous Urticar. J Allergy Clin Immunol Pract,
4:1108-1116.
Roohi R, Iram A, Shah ZA (2014). Study of serum interleukin
(IL) 18 and IL-6 levels in relation with the clinical disease

severity in chronic idiopathic urticaria patients of Kashmir
(North India). Asia Pac Allergy, 4:206-211.
Athena C, Garbers C, Rabe B, Rose-John S, Scheller J (2011). The
soluble interleukin 6 receptor: generation and role in
inflammation and cancer. Eur J Cell Biol, 90:484-494.

Chuyên Đề Nội Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
6.

7.

8.

9.

Kasperska-Zajac A, Sztylc J, Machura E, Jop G (2011). Plasma IL6 concentration correlates with clinical disease activity and
serum C-reactive protein concentration in chronic urticaria
patients. Clinical & Experimental Allergy, 41:1386–1391.
Ucmak D, Akkurt M, Toprak G, Yesilova Y, Turan E, Yıldız I
(2013). Determination of dermatology life quality index, and
serum C-reactive protein and plasma interleukin-6 levels in
patients with chronic urticaria. Postep Derm Alergol, 3:146-151.
Alansandagutti ML, Ponnana M, Sivangala R, et al (2014). Role
of IFN gamma and IL-6 Cytokines and Their Association in
Determining Susceptibility to Chronic Idiopathic Urticaria.
Genetic Testing and Molecular Biomarkers, 18:804-809.
Kasperska-Zajac A, Grzanka A, Damasiewicz-Bodzek A (2015).
IL- Transsignaling in Patients with Chronic Spontaneous

Urticaria. PLoS ONE, 10:19.

Ngày nhận bài báo:

08/12/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

139



×