Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm nuôi dưỡng hỗ trợ trẻ hội chứng ruột ngắn tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.95 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM NUÔI DƯỠNG HỖ TRỢ TRẺ HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN
TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Đinh Hồng Phúc1, Bùi Quang Vinh1

TĨM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm ni ăn tĩnh mạch (TM), ni ăn đường ruột, tình trạng suy dinh dưỡng và
biến chứng của trẻ hội chứng ruột ngắn (HCRN).
Đối tượng - Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca hồi cứu và tiến cứu 31 trẻ HCRN tại khoa Tiêu hóa bệnh
viện (BV) Nhi đồng 2 từ tháng 09/2019 đến tháng 05/2021.
Kết quả: Tuổi trung vị nhập viện và nhập khoa Tiêu Hóa lần lượt là 90 (4-226), 105 (64-262) ngày tuổi.
Chiều dài đoạn ruột non còn lại (CDĐRNCL) trung vị là 82,5 (60-100) cm với nguyên nhân gây ra HCRN
chiếm đa số là Hirschsprung chiếm tỉ lệ 25,8%. Tỉ lệ trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng (SDD) cấp và SDD mạn tại
thời điểm nhập khoa Tiêu Hóa lần lượt là 80,6%, 54,8% và 64,5% cao hơn lúc xuất khoa với tỉ lệ trên lần lượt là
61,3%, 19,4% và 61,3%. Năng lượng, thể tích dịch tối đa trung bình ni ăn qua đường TM lần lượt là 94,9 ±
12,4 kcal/kg/ngày, 119,1 ± 20,0 ml/kg/ngày. Năng lượng, thể tích dịch tối đa trung bình ni qua đường miệng
là 81,5 ± 24,5 kcal/kg/ngày, 108 ± 36,1 ml/kg/ngày. Biến chứng nhiều nhất là nhiễm trùng huyết với 80,6%, suy
gan do nuôi ăn TM thấp nhất 3,2%.
Kết luận: Trẻ HCRN có tỉ lệ SDD cao, cần ni ăn TM và đường miệng trẻ tích cực hơn.
Từ khóa: hội chứng ruột ngắn, suy dinh dưỡng, nuôi ăn TM

ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF NUTRITIONAL SUPPORT OF PATIENTS WITH SHORT BOWEL SYNDROME
AT GASTROENTEROLOGY DEPARTMENT IN CHILDREN’S HOSPITAL 2
Nguyen Dinh Hong Phuc, Bui Quang Vinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 204-210
Objectives: to determine the rate of parental and enteral characteristics, malnutrition, complications of
pediatrics short bowel syndrome (PSBS).


Methods: Descriptive retrospective, prospective study of 31 children diagnosed SBS at Department of
Gastroenterology in Children’s Hospital No 2 from Septemper 2019 to May 2021.
Results: The median age of hospitalization and admission to the Gastroenterology department were 90 (4226) days, 105 (64-262) days respectively. The median length of residual bowel were 82.5 (60-100) cm,
Hirschsprung was the main cause which accounted for 25.8%. The rates of underweight, wasting and stunting at
the time of admisstion to Gastroenterology Department, which were respectively 80.6%, 54.8%, 64.5%, were
higher than at the time of discharge, which were respectively 61.3%, 19.4%, 61.3%. For parental nutrition, the
average maximum engergy and volume were 94.9 ± 12.4 kcal/kg/day, 119.1 ± 20.0 ml/kg/day. For enteral
nutrition, the average maximum engergy and volume were 81.5 ± 24.5 kcal/kg/day, 108 ± 36.1 ml/kg/day. The
highest percentage of complication was sepsis (80.6%), and lowest rate was liver failure due to parental nutrition
3.2% with 1 child.
Conclusions: The proportion of malnutrition is high, management of parental and enteral nutrition needs
more attention.
Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Bùi Quang Vinh ĐT: 0903719200
1

204

Email:

Chuyên Đề Sản Khoa - Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Keywords: pediatrics short bowel syndrome, malnutrition, parenteral nutrition
lại (tính từ góc Treitz đến hậu mơn tạm, hoặc
ĐẶT VẤN ĐỀ

đoạn hỗng hồi tràng cịn lại) ≤100 cm; hoặc sau
Hội chứng ruột ngắn (HCRN) là tình trạng
phẫu thuật cắt ruột non trẻ cần phải dinh dưỡng
kém hấp thu do giảm diện tích bề mặt niêm mạc
ni ăn tĩnh mạch hỗ trợ trên 60 ngày
ruột sau phẫu thuật cắt đoạn lớn chiều dài ruột
(ESPGHAN & NASPGHAN 2017).
non. Hậu quả l| không đủ cung cấp chất dinh
dường bằng đường miệng, phải nuôi ăn l}u d|i
bằng đường tĩnh mạch (TM)(1). Tại Canada, ước
tính tỉ lệ mắc mới HCRN khoảng 4,8/ 1 triệu
d}n/ năm, tỉ lệ mắc HCRN ở sơ sinh l| 24,5/
100000 trẻ sống sau sinh và 22,1/1000 lần nhập
viện tại đơn vị Hồi sức sơ sinh(2).

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân giả tắc ruột mạn được phẫu thuật.

Trong khi chờ đợi sự đ{p ứng thích nghi của
đoạn ruột cịn lại, bệnh nhân HCRN cần nuôi ăn
TM v| đường miệng cùng với c{c điều trị nội
ngoại khoa thích hợp để giúp trẻ có thể tăng
trưởng và phát triển tốt nhất, cải thiện chất
lượng cuộc sống(2). Do đó, việc can thiệp sớm để
trẻ HCRN là cần thiết. Tuy nhiên, việc chăm sóc
v| điều trị trẻ HCRN cịn nhiều hạn chế, phức
tạp và tốn kém. Tại BV Nhi đồng 2, số lượng trẻ
mắc HCRN ng|y c|ng tăng, việc điều trị chăm
sóc có nhiều cải thiện hơn, tuy nhiên chưa có
nghiên cứu n|o đ{nh gi{ về nhóm bệnh nhi này.

Chúng tơi tiến hành nghiên cứu trẻ mắc HCRN
nhập khoa Tiêu hóa bệnh viện (BV) Nhi đồng 2
từ 01/09/2019 đến 31/05/2021 khảo s{t đặc điểm
ni ăn hỗ trợ nhóm bệnh nhi này.

Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu dựa vào bảng thu thập số
liệu soạn sẵn, tiến cứu và hồi cứu hồ sơ.
Thu thập tất cả các hồ sơ có mã ICD l|
nguyên nhân gây ra HCRN từ 09/2019 - 05/2021.
Thu thập các thông tin: tuổi, giới, địa chỉ,
tuổi thai, cân nặng lúc sinh, nguyên nhân gây ra
HCRN, tường trình phẫu thuật, đặc điểm nuôi
ăn tĩnh mạch (sử dụng CVC, dịch nuôi ăn với
các thành phần lipid, protein, tốc độ truyền
đường, năng lượng và thể tích dịch tối đa), ni
ăn đường tiêu hóa ( sử dụng sữa, đặt sonde dạ
dày, hình thức ni ăn, năng lượng và thể tích
dịch ni ăn tối đa), biến chứng nhiễm trùng
huyết (NTH), nhiễm trùng CVC, ứ mật, suy gan
do ni ăn TM, tình trạng suy dinh dưỡng trước
và sau nhập khoa Tiêu Hóa.

Mục tiêu
Khảo s{t đặc điểm ni ăn hỗ trợ đường tĩnh
mạch, đường tiêu hóa và biến chứng của trẻ
HCRN.

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhi sau phẫu thuật cắt ruột non
có HCRN tại khoa Tiêu hóa (TH) BV Nhi Đồng 2
được hồi cứu từ th{ng 01/09/2019 đến tháng
30/11/2020 và tiến cứu từ th{ng 01/12/2020 đến
tháng 31/05/2021.

Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả bệnh nhi sau phẫu thuật cắt ruột non,
nhập khoa Tiêu hóa điều trị và thỏa một trong
hai điều kiện sau: chiều d|i đoạn ruột non còn

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.

Định nghĩa biến số
Phân loại suy dinh dưỡng (SDD): không
SDD (cân nặng/chiều cao, chiều cao/tuổi, cân
nặng theo tuổi đối với trẻ ≤60 th{ng hoặc BMI
đối với trẻ >60 tháng: Z-score ≥-2SD), SDD vừa
(cân nặng/chiều cao hoặc chiều cao/tuổi đối với
trẻ ≤60 th{ng hoặc BMI đối với trẻ >60 tháng: 3SD ≤ Z-score <-2SD), SDD nặng (cân nặng/chiều
cao hoặc chiều cao/tuổi đối với trẻ ≤60 tháng
hoặc BMI đối với trẻ >60 tháng: Z-score <-3SD)(3).
Ứ mật do ni ăn TM: Tình trạng Bilirubin
trực tiếp tăng >2 mg/dl kéo d|i hơn 2 tuần và
không liên quan đến đợt NTH(4). Suy gan do

nuôi ăn TM: bilirubin trực tiếp >6 mg/dl, INR

205


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
>1,5, tiểu cầu <100 000/µl, AST, ALT tăng trên 3
lần giới hạn bình thường.
Nồng độ Natri máu giảm <135 mmol/L,
nồng độ Kali máu giảm <3,5 mmol/L, nồng độ
Magie máu giảm <0,7 mmol/L, nồng độ Canxi
ion hóa giảm <1 mmol/L, nồng độ Phospho máu
giảm <0,87 mmol/L, nồng độ Albumin máu giảm
<3,5 g/L, AST tăng trên 3 lần > 45UI/L, ALT tăng
trên 3 lần > 60 UI/L(5,6).
Nhiễm trùng huyết liên quan catheter trẻ
phải có biểu hiện lâm sàng của hội chứng đ{p
ứng viêm toàn thân, thời gian lưu catheter >48
giờ, dấu hiệu viêm tại vị trí catheter kèm cấy
máu và từ đầu catheter phải cùng 1 tác nhân(7).
Tiêu chuẩn chẩn đo{n nhiễm trùng huyết
(Surviving Sepsis Campain Guidelines 2012): có
vị trí nhiễm khuẩn. Và có tình trạng viêm: 1
trong các tiêu chuẩn sau CRP >10 mg/dl hay
procalcitonin >0,5 ng/ml hay tăng hay giảm bạch
cầu hay bạch cầu non >10% hay thân nhiệt (đo
hậu môn) >38,5oC hay <35oC hay nhịp tim nhanh
theo tuổi. Và ít nhất 1 trong các biểu hiện sau: rối
loạn tri giác (li bì, lừ đừ, khơng tiếp xúc) hay
giảm oxy máu (PaO2 <60 mmHg) hay mạch dội

hay tăng lactate m{u (>1 mmol/L)(8). Nhiễm
trùng huyết cấy m{u dương tính khi có đủ tiêu
chuẩn nhiễm trùng huyết kèm cấy m{u dương
tính. Nhiễm trùng huyết cấy máu âm tính khi có
đủ tiêu chuẩn nhiễm trùng huyết nhưng cấy
máu âm tính.

Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
26.0. Biến số định tính được tính tần số và tỉ lệ
phần trăm. Biến số định lượng được tính trung
bình v| độ lệch chuẩn. Nếu mẫu khơng phải là
phân phối chuẩn, biến số này sẽ được tính trung
vị và khoảng tứ vị.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y
đức tại BV Nhi đồng 2, số 405a/NĐ2-CĐT.

Nghiên cứu Y học
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tỉ lệ trẻ trai nhiều hơn g{i l| 67,7% so với
32,3%. Tỉ lệ Hirschsprung nhiều nhất với 25,8%
(Bảng 1).
Bảng 1: Các đặc điểm dịch tễ học (N = 31)
Đặc điểm
Giá trị
Giới tính
Nam
21 (67,7 %)
Nữ

10 (32,3 %)
CNLS (gram)
3000 (2600 – 3350)
Tuổi thai (Tuần)
36 ( 34-39)
Địa phương
TP. HCM
5 (16,1 %)
Tỉnh khác
26 (83,9 %)
Tuổi nhập khoa (Ngày tuổi)
105 (64-282)
Thời điểm theo dõi lần cuối (Ngày tuổi) 190 (121 – 387)
Tuổi nhập viện (Ngày tuổi)
90 (4-226)
Sơ sinh
10 (32,3 %)
Ngoài sơ sinh
21 (67,7 %)

Đặc điểm phẫu thuật khi nhập khoa Tiêu Hóa
Bảng 2: Các đặc điểm phẫu thuật khi nhập khoa Tiêu Hóa
Đặc điểm

Giá trị

Nguyên nhân (N=31)
Hirschsprung
Teo hỗng hồi tràng
Tắc ruột phân su

Xoắn ruột hoại từ
Viêm ruột hoại tử
Ruột xoay bất tồn
Tắc ruột do dính

8 (25,8%)
6 (19,4%)
5 (16,1%)
5 (16,1%)
5 (16,1%)
1 (3,2%)
1 (3,2%)

Chiều dài đoạn ruột non còn lại (N=30) 82,5 (60-100) cm
Tuổi chẩn đoán HCRN (N=31)

6 (3-60) ngày tuổi

Được làm hậu mơn tạm (HMT) (N=31)

29 (93,6%)

Được đóng HMT (N=29)
Tiếp tục ni ăn tại khoa Tiêu Hóa
Xuất viện tại khoa ngoại
Xuất viện tại khoa Tiêu Hóa sau đóng HMT
Đóng HMT sau xuất viện tại khoa TH
Đóng HMT nhưng tử vong do biến chứng

24 (82,8%)

3 (12,5%)
8 (33,3%)
4 (16,7%)
4 (16,7%)
5 (20,8%)

Tại khoa Tiêu hóa
Thời gian dinh dưỡng TM
Thời gian dinh dưỡng TM trung ương

57 (38-105) ngày
55 (38-100) ngày

Đợi nhập viện cuối
Thời gian dinh dưỡng TM
Thời gian nằm điều trị

98(75-154) ngày
100 (76-165) ngày

KẾT QUẢ

Đặc điểm dinh dƣỡng trƣớc và sau nhập khoa
Tiêu hóa

Từ tháng 09/2019 - 05/2021, có 31 trẻ thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu, kết quả như sau:

Trước và sau thời gian điều trị tại khoa Tiêu
hóa, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cân


206

Chuyên Đề Sản Khoa - Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học
nặng, các chỉ số nhân trắc WAZ, WHZ, tốc độ
tăng c}n, tình trạng SDD cấp với p <0,05. Khơng
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê HAZ, tình
trạng SDD nhẹ cân, mạn với p >0,05 (Bảng 3).

cao nhất 64,5%. Thể tích ni ăn qua đường
miệng trung bình l| 108 ± 36,1 ml/kg/ng|y, năng
lượng ni ăn tối đa qua đường miệng trung
bình là 81,5 ± 24,5 kcal/kg/ngày.

Bảng 3: Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng trước và
sau nhập khoa Tiêu Hóa (N=31)

Bảng 5: Đặc điểm dinh dưỡng tiêu hóa (N = 31)

Giá trị

Đặc điểm
Thời điểm
(ngày tuổi)
Cân nặng

(gram)
WAZ
HAZ
WHZ

Giá trị
Xuất khoa/lần
Lúc nhập khoa
khám cuối
105 (64-282)

p

190 (121-387)

3900
5400
<0,001***
(3300-6300)
(4500-7950)
-3,4 ± 1,9
-2,6 ± 1,6
0,012*
-2,8 ± 2,4
-2,9 ± 1,9
0,558*
-2,0 ± 1,7
-0,7 ± 1,5
<0,001*
Tình trạng dinh dưỡng

p**
SDD nhẹ cân
25 (80,6)
19 (61,3)
0,070
SDD cấp
17 (54,8)
6 (19,4)
0,001
Trung bình
8 (25,8)
2 (6,5)
Nặng
9 (29,0)
3 (9,7)
SDD mạn
20 (64,5)
19 (61,3)
Trung bình
4 (12,9)
4 (12,9)
>0,05
Nặng
14(45,2)
15 (48,4)
Tốc độ tăng
9,6 (6,3 – 10,9) 17,8 (10,8- 24,5) 0,001***
cân (g/ngày)

*: t-test, có ý nghĩa thống kê với p <0,05

**: test Mc Nemar, có ý nghĩa thống kê với p <0,05
***: test Wilcoxon, có ý nghĩa thống kê với p <0,05

Đặc điểm điều trị dinh dƣỡng
Bảng 4: Đặc điểm dinh dưỡng TM (N = 31)
Đặc điểm

Giá trị

Không được ni lipid (N=31)

3 (9,7 %)

Thể tích dịch truyền max TM tại K. Tiêu hóa 119,1 ± 20,0
(ml/kg/ngày) (N=31)
94,9 ± 12,4
Năng lượng max TM tại K. Tiêu hóa
(kcal/kg/ngày) (N=31)
Potein max qua đường TM (g/kg/ngày) (N=31) 3,0 ± 0,4
Lipid max qua đường TM (g/kg/ngày) (N= 28) 2,2 ± 0,9
Glucose max qua đường TM (g/kg/ngày)
16,0 ± 2,1
(N=31)
GIR max qua đường TM (mg/kg/phút) (N=31) 11,4 ± 1,3

Thể tích dịch tối đa v| năng lượng tối đa
cung cấp trung bình là 119,1 ± 20,0 ml/kg/ngày,
94,9 ± 12,4 kcal/kg/ngày (Bảng 4). Tất cả trẻ đều
được nuôi ăn sữa thủy phân (Bảng 5). Có 2 trẻ
được ni kết hợp sữa mẹ với tỉ lệ 6,5%. Có

96,8% trẻ được đặt sonde dạ d|y ni ăn. Hình
thức ni ăn nhỏ giọt chậm liên tục chiếm tỉ lệ

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Đặc điểm

Giá trị

Loại thức ăn sử dụng
- Sữa thủy phân tích cực
F67
F100
- Sữa mẹ
- Thức ăn đặc

28 (90,3%)
4 (12,9%)
2 (6,5%)
8 (25,8%)

Đặt sonde dạ dày

30 (96,8%)

Hình thức ni ăn
- Bolus
- Nhỏ giọt chậm liên tục
- Ăn đường miệng


3 (9,7%)
20 (64,5%)
8 (25,8%)

V nuôi ăn tối đa qua đường miệng (ml/kg/ngày) 108 ± 36,1
E nuôi ăn tối qua đường miệng (kcal/kg/ngày) 81,5 ± 24,5

Bảng 6: Biến chứng ở trẻ HCRN (N=31)
Biến chứng

Giá trị

Nhiễm trùng huyết
Thiếu máu
Hạ Natri máu
Nhiễm trùng huyết liên quan catheter
trung ương
Giảm Albumin máu
Hạ Kali máu
Hạ Magie máu
Hạ Phospho máu
Ứ mật
Suy gan do nuôi ăn TM

25 (80,6%)
19 (61,3%)
17 (54,8%)
16 (51,6%)
15 (48,4%)
15 (48,4%)

8 (25,8%)
6 (19,4%)
6 (19,4%)
1 (3,2%)

BÀN LUẬN
Về giới tính, tỉ lệ trẻ trai cao hơn trẻ gái
(67,7% so với 32,3%) tương tự các nghiên cứu
khác(9,10). Tỉ lệ bệnh nhân HCRN ở tỉnh chiếm
83,9% cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Tuổi nhập
viện trung vị là 90 ngày, cao hơn của tác giả Thu
Hậu là 3 ngày tuổi(9). Tuổi nhập khoa trung vị
của chúng tôi là 105 ngày tuổi. Hirschsprung là
nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên
cứu của chúng tôi và tác giả Hiền Trang(10) và cao
hơn c{c t{c giả khác trên thế giới(2). Theo tường
trình các trẻ n|y đa số l| Hirschsprung đoạn dài,
có 3 trẻ được phát hiện ngoài tuổi sơ sinh. Đứng
thứ 2 là teo hỗng hồi tràng với 19,4%. Đ}y đều là
những nguyên nhân dị tật tiêu hóa bẩm sinh gây

207


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
ra HCRN. Các nguyên nhân khác trong nghiên
cứu của chúng tôi như viêm ruột hoại tử (16,1%),
xoắn ruột hoại tử (16,1%), tắc ruột phân su
(16,1%), ruột xoay bất tồn (3,2%), tắc ruột do
dính (3,2%).

Tỉ lệ trẻ nhẹ cân, SDD cấp và SDD mạn tại
thời điểm nhập khoa Tiêu hóa lần lượt là 80,6%,
54,8% v| 64,5% cao hơn khi xuất khoa với tỉ lệ
lần lượt là 61,3%, 19,4% và 61,3%. Vì vậy có sự
cải thiện tỉ lệ trẻ SDD nhẹ cân và SDD cấp,
khơng có sự thay đổi ở tỉ lệ trẻ SDD mạn. Kết
quả n|y cao hơn so với kết quả của tác giả Hiền
Trang(10). Có thể do kỹ thuật ni ăn TM sau 5
năm có thể đã cải thiện. Tuy nhiên tỉ lệ SDD của
chúng tôi vẫn còn cao so với các nghiên cứu trên
thế giới(11,12). Trẻ HCRN có SDD sau thời gian
ni ăn TM trẻ có xu hướng thích nghi phát triển
về cân nặng và chậm phát triển về chiều dài(12).
Các chỉ số WAZ và WHZ của chúng tơi thay đổi
có ý nghĩa thống kê trước và sau nhập khoa Tiêu
hóa.
Ngưng ni ăn TM l| mục tiêu trung tâm
trong điều trị HCRN. Thời gian nuôi ăn TM
trung vị là 98 (75 – 154) ngày. Thời gian nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên
cứu trên thế giới, chưa đảm bảo đủ việc thích
nghi đối với trẻ HCRN. Danielle W trong hướng
dẫn dinh dưỡng cho trẻ HCRN đưa ra mức ước
lượng năng lượng cho trẻ 0 đến 6 tháng là 85-105
kcal/kg/ngày, từ 6 đến 12 tháng là 80-100
kcal/kg/ngày, trẻ lớn là 50-90 kcal/kg/ngày(13).
Với năng lượng tối đa trung bình ni ăn qua
đường TM là 94,9 ± 12,4 kcal/kg/ngày, mức năng
lượng cung cấp n|y l| đ{p ứng đủ. Tuy nhiên,
với hệ số stress cho việc phẫu thuật, nhiễm

trùng, đặc biệt trẻ SDD cần bắt kịp tăng trưởng
khi hệ số có thể từ 1,5 – 3, mức năng lượng này
chưa cung cấp đủ nhu cầu. Lượng dịch tối đa
trung bình ni ăn TM trong nghiên cứu là 119,1
± 20,0 ml/kg/ngày. Trẻ HCRN tăng lượng nước
mất qua HMT, giảm diện tiếp hấp thu nước
đường ruột. Vì vậy, lượng dịch truyền cho bệnh
nhân HCRN phải cao hơn so với bình thường.
GIR tăng dần là 2-5 mg/kg/phút tùy theo độ tuổi,

208

Nghiên cứu Y học
cân nặng, sự dung nạp đường và GIR tối đa l|
12-14 mg/kg/phút(14). GIR qu{ cao l|m tăng sản
xuất CO2, tăng thơng khí phút, tăng chuyển hóa
lipid, lắng động mỡ dẫn đến gan nhiễm mỡ,
tăng đề kh{ng insulin, tăng đường huyết(14). GIR
tối đa trung bình trong nghiên cứu là 11,4 ± 1,1
mg/kg/phút phù hợp với khuyến cáo. Protein
đóng vai trị hình th|nh cấu trúc và chức năng
của tế bào và sự tăng trưởng của trẻ. Theo
khuyến cáo của EPSEN, lượng amino acid cần
cung cấp khi nuôi ăn TM để đạt cân bằng nitơ
dương đối với trẻ nhũ nhi đến 3 tuổi là 1,5 - 2,5
g/kg/ngày, trên 3 tuổi là 1,5 - 2,0 g/kg/ngày(15).
Lượng cung cấp amino acid tối đa trung bình
trong nghiên cứu của chúng tơi là 3,0 ± 0,4
g/kg/ng|y, đạt yêu cầu về mặt khuyến cáo. Tuy
nhiên, đ}y l| khảo s{t lượng cung cấp tối đa nên

cần chú ý cung cấp cho trẻ thường xuyên. Lượng
lipid cung cấp khi nuôi ăn TM khuyến cáo
không quá 3g/kg/ngày(16). Lượng lipid cung cấp
tối đa trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi
là 2,2 ± 0,9 g/kg/ngày, phù hợp với khuyến cáo.
Cần chú ý bổ sung lipid đủ thời gian, đủ liều
lượng để duy trì thường xuyên cân bằng năng
lượng, có thể giảm được lượng glucose tránh
q tải.
Ni ăn đường ruột là lựa chọn đầu tiên cho
trẻ HCRN vì phù hợp sinh lý v| đóng vai trị
quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh
dưỡng. Có 96,8% trẻ được ni ăn qua sonde dạ
dày. Hình thức cho ăn nhỏ giọt chậm liên tục có
tỉ lệ cao nhất với 64,5% (20/31), còn lại nhỏ giọt
chậm ngắt quãng kết hợp ăn qua miệng và bolus
lần lượt là 25,8% và 9,7%. Lợi ích khi nuôi ăn qua
sonde là giảm áp lực thẩm thấu của thức ăn
đường ruột, giảm tiêu lỏng. Parker P khi nghiên
cứu 9 trẻ tiêu chảy kéo dài và 2 trẻ HCRN cho
thấy việc nhỏ giọt liên tục giúp hấp thu chất
dinh dưỡng tốt hơn v| trẻ tăng c}n(17). Nghiên
cứu của chúng tơi chỉ có 6,5% trẻ sử dụng kết
hợp sữa mẹ và sữa thủy phân. Việc sử dụng sữa
mẹ giúp rút ngắn thời gian nuôi ăn TM(18).
Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào sử
dụng sữa mẹ hoàn toàn là do sau mổ trẻ nằm

Chuyên Đề Sản Khoa - Nhi Khoa



Nghiên cứu Y học
hậu phẫu một thời gian, bà mẹ không thể cho
con bú. Theo hướng dẫn tác giả Danielle W,
năng lượng nuôi ăn qua đường miệng ở trẻ mới
sinh cho đến 6 tháng là 120-200+kcal/kg/ ngày,
trẻ từ 6 đến 12 tháng là 100+kcal/kg/ngày, trẻ lớn
hơn 12 th{ng l| 80+kcal/kg/ng|y v| tùy khả năng
hấp thu cũng như CDĐRNCL(13). Năng lượng
nuôi ăn tối đa qua đường miệng trung bình
trong nghiên cứu của chúng tôi là 81,5 ± 24,5
kcal/kg/ngày. Với tuổi trung vị trong nghiên cứu
là 105 ngày tuổi, mức năng lượng trung bình
chưa đạt. Cần theo dõi tốc độ thải ph}n để điều
chỉnh lượng thức ăn qua đường miệng của trẻ.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ
NTH l| 80,6% cao hơn của tác giả Hiền Trang(10)
55% tại Nhi Đồng 1 và thấp hơn t{c giả Thu
Hậu(9) là 95,4%. Điều này cho thấy kiểm soát
nhiễm nhiễm khuẩn chưa tốt. Trẻ HCRN l| đối
tượng nằm viện kéo dài, can thiệp nội mạch
nhiều lần v| có cơ địa SDD với sức đề kháng
kém, có thể kèm theo những bệnh nền khác nên
dễ nhiễm trùng hơn. Tỉ lệ nhiễm trùng huyết
liên quan catheter trung ương của chúng tôi là
50,6%. Lipid là nguồn cho vi khuẩn và vi nấm
phát triển, trong khi dịch truyền chứa đạm và
đường tạo cơ hội cho vi nấm sinh sơi. Ngồi ra
tác nhân từ da, dây dịch truyền, bàn tay nhân
viên y tế hoặc HMT đều có thể là các nguồn lây.

Tổn thương gan nặng và tiến triển liên quan đến
nuôi ăn TM thường gặp ở trẻ em v| sơ sinh, nhất
là với trẻ HCRN. Nguy cơ suy gan trong HCRN
cao gấp 5 lần so với các chỉ định nuôi ăn TM kéo
dài khác(2). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
tất cả các trẻ đều được l|m bilirubin thường quy
khi được ni TM, trong đó có 19,4% trẻ ứ mật.
Cần theo dõi men gan, bilirubin toàn phần, trực
tiếp định kỳ trong nuôi ăn TM giúp ph{t hiện
biến chứng sớm. Trẻ HCRN có tốc độ thải phân
cao, tăng nguy cơ giảm Natri máu. Trong nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận trẻ hạ natri máu
chiếm 54,8%. Tiêu phân lỏng là hiện tượng
thường gặp ở trẻ HCRN, tăng lên khi bệnh nhân
bắt đầu ăn đường miệng trở lại, do tác dụng
tăng đột ngột tải trọng thẩm thấu đường ruột

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
dẫn đến mất Natri máu. Có 48,4% bệnh nhân hạ
Kali m{u, cũng l| điện giải dễ mất qua đường
tiêu chảy tương tự Natri. Tuy nhiên quan sát
trong nghiên cứu của chúng tôi điều trị các
thuốc kháng nấm có thể làm giảm Kali máu.
Nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận có 19,4% hạ
phospho máu, 25,8% hạ magie máu không ghi
nhận trẻ nào hạ Canxi máu, Tỉ lệ này thấp hơn
tác giả Khắc Thảo với tỉ lệ hạ Phospho máu là
61,5%, hạ Magie máu là 33,3%, hạ Canxi máu là

59,1%(19). Có thể do dịch ni ăn được bổ sung
các Canxi, Magie nên tỉ lệ thiếu hụt thấp hơn,
tuy nhiên lại chưa có chế phẩm bù Phospho
trong dịch nuôi ăn TM. C{c trẻ HCRN điều trị
trong thời gian dài, việc theo dõi thường xuyên
và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng chuyên sâu
sẽ giúp hạn chế việc thiếu vi chất dinh dưỡng. Tỉ
lệ trẻ giảm Albumin máu trong nghiên cứu của
chúng tôi là 48,4%. Kết quả n|y cao hơn nghiên
cứu của tác giả Ngọc Hà(20) l| 38,6%, nhưng thấp
hơn t{c giả Khắc Thảo(19) 64,3%. Các yếu tố như
phản ứng viêm, stress, tình trạng nhiễm trùng,
bệnh lý gan, bỏng< đều ảnh hưởng đến chỉ số
albumin(20).

KẾT LUẬN
Trẻ HCRN có tỉ lệ SDD cao, cần nuôi ăn TM
v| đường miệng trẻ tích cực hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.


O'Keefe SJ, Buchman AL, Fishbein TM, et al (2006). Short
bowel syndrome and intestinal failure: consensus definitions
and overview. Clin Gastroenterol Hepatol, 4(1):6-10.
Wales PW, de Silva N, Kim J, et al (2004). Neonatal short bowel
syndrome: population-based estimates of incidence and
mortality rates. J Pediatr Surg, 39(5):690-695.
Bùi Quang Vinh (2020). Suy dinh dưỡng. Trong: Phạm Thị
Minh Hồng, Nhi Khoa, Tập 1, Tái bản lần 4, pp.294-306, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Gura KM, Elisofon SA, Abrams SA, et al. (2021), Intestinal
failure-associated liver disease in infants, Uptodate, URL:
/>h_result&selectedTitle=1~33&usage_type=default&display_ran
k=1, Acess on: 30/06/2021.
Bạch Văn Cam (2020). Rối loạn điện giải. Trong: Nguyễn
Thanh Hùng, Ph{c đồ điều trị Nhi khoa 2020, 1:125 – 138. Nhà
Xuất Bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.

209


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
6.

7.

8.

9.


10.

11.

12.

13.

210

Trịnh Hữu Tùng (2019). Hằng số sinh học theo lứa tuổi. Trong:
Trịnh Hữu Tùng, Hướng dẫn điều trị nhi khoa 2019, Tái bản
lần 6, pp.1187 – 1203. Nhà Xuất Bản Y học, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Manian FA (2009). IDSA guidelines for the diagnosis and
management of intravascular catheter-related bloodstream
infection. Clin Infect Dis, 49(11):1770-1771.
Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A, et al (2013). Surviving
Sepsis Campaign: international guidelines for management of
severe sepsis and septic shock. Intensive Care Med, 39(2):165228.
Nguyễn Thị Thu Hậu (2007). Đặc điểm hội chứng ruột ngắn
sau phẫu thuật cắt ruột non ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1
và 2 từ 1/1/2005-31/12/2007. Luận Văn Chuyên Khoa II, Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh Hiền Trang (2016). Khảo sát tình trạng dinh
dưỡng v| điều trị dinh dưỡng trẻ hội chứng ruột ngắn nhập
khoa Tiêu Hóa bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận Văn Thạc Sỹ, Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Squires RH, Duggan C, Teitelbaum DH, et al (2012). Natural
history of pediatric intestinal failure: initial report from the

Pediatric Intestinal Failure Consortium. J Pediatr, 161(4):723-8
e2.
McLaughlin CM, Channabasappa N, Pace J, et al (2018).
Growth Trajectory in Children With Short Bowel Syndrome
During the First 2 Years of Life. J Pediatr Gastroenterol Nutr,
66(3):484-488.
Danielle W, Rachel K, Erin W, et al (2021). Pediatric Short
Bowel
Syndrome:
Nutritional
Care,
the Practical
Gastroenterology
Journal,
University
of
Virgina
URL: />
Nghiên cứu Y học

14.

15.

16.

17.

18.


19.

20.

content/uploads/sites/199/2021/01/
Pediatric-Short-BowelSyndrome-Jan-2021.pdf.
Collier S, Gura KM, Duggan C (2012). Parental Nutrition in
Children, Clinical Managemen of Intestinal Failure Taylor &
Francis Group, Suite 300 Boca Raton, chapter 10, pp.117-133.
Mesotten D, Joosten K, van Kempen A, et al. (2018),
ESPGHAN/ESPEN/ESPR/CSPEN guidelines on pediatric
parenteral nutrition: Carbohydrates. Clin Nutr, 37(6Pt):23372343.
Lapillonne A, Fidler Mis N, Goulet O, et al. (2018),
"ESPGHAN/ESPEN/ESPR/CSPEN guidelines on pediatric
parenteral nutrition: Lipids". Clin Nutr, 37(6Pt B):2324-2336.
Parker P, Stroop S, Greene H (1981). A controlled comparison
of continuous versus intermittent feeding in the treatment of
infants with intestinal disease. J Pediatr, 99(3):360-364.
Andorsky DJ, Lund DP, Lillehei CW, et al (2001). Nutritional
and other postoperative management of neonates with short
bowel syndrome correlates with clinical outcomes. J Pediatr,
139(1):27-33.
Thái Khắc Thảo, Trần Anh Quỳnh, Hồ Chí Thanh (2021). Một
số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ hội chứng ruột ngắn
giai đoạn 2017-2020. Y - Dược Học Quân Sự, pp.126-133.
Vũ Ngọc Hà (2019). Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi
dưỡng của bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột ngắn tại
khoa Dinh Dưỡng bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận Văn Thạc
Sỹ, Đại học Y Hà Nội.


Ngày nhận bài báo:

14/12/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Chuyên Đề Sản Khoa - Nhi Khoa



×