Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim và điều trị bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.97 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM TIM VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN HỞ VAN HAI LÁ BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Quan Thủy Tiên1,2, Vũ Minh Phúc1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hở van hai lá bẩm sinh là một bệnh lý hiếm gặp, thường bị bỏ sót chẩn đốn và ít được điều trị
thích hợp. Trẻ hở van hai lá phải chịu đựng tình trạng suy tim nặng trong nhiều năm do không được phát hiện,
điều trị nội khoa không đúng và chỉ định phẫu thuật muộn, dẫn tới trẻ tử vong hoặc bị bệnh cơ tim dãn nỡ không
hồi phục sau phẫu thuật. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu này nhằm giúp các bác sĩ tránh bỏ sót chẩn
đốn, nhìn lại điều trị nội ngoại khoa trên bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng
06/2020 đến tháng 06/2021.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim, điều trị nội khoa và tỉ lệ được phẫu thuật đúng chỉ định
ở bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt trường hợp. Chúng tôi nghiên cứu 30 trường
hợp hở van hai lá bẩm sinh được chẩn đốn và điều trị tại phịng khám và khoa Tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 1
từ tháng 06/2020 đến tháng 06/2021.
Kết quả: Tuỗi trung bình cũa dân số nghiên cứu là 6,8 ± 4,6, nhóm dưới 5 tuổi chiếm tĩ lệ cao 36,7%. Nư̂
chiếm đa số (70%) và tỉ lệ nư̂:nam là 2,3:1. 43,3% trường hợp suy dinh dưỡng. Các biến chứng thường gặp là
tăng áp phổi (83,3%), suy tim (43,3%), rối loạn nhịp tim (10%) và tử vong (6,7%). Có 6 dạng tổn thương van
hai lá bẩm sinh trên siêu âm tim: sa lá van, dãn vòng van, bất thường lá van, dính mép van, dây chằng ngắn và
bất thường trụ cơ. Trong đó, sa lá van và dân vòng van chi
ếm tĩ lệ cao nhất (73,3% và 63,3%). Cơ chế gây hở van
loại II (theo Carpentier và theo Mitruka) chiếm tĩ lệ cao nhất (63,3% và 90%). Mức độ hỡ van nặng theo ASE
chiếm đa số (60%). 93,3% trường hợp được điều trị n ội khoa: dãn mạch (93,3%), lợi tiễu (32,3%), trợ tim
(16,7%), chống loạn nhịp(3,3%). 90% trường hợp có chĩ định phẫu thuật nhưng chĩ có 13,3% trường hợp được
phâ̂u thuật đúng chĩ định và đúng thời điễm với lý do là bác sî không chĩ
định, trẻ không tái khám và không tuân


thủ điều trị. 33,3% trường hợp đâ được hội chẫn phâ̂u thuật trong đó 20% trường hợp chưa được phâ̂u thuật.
Kết luận: Bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh không được theo dõi và điều trị thích hợp dẫn đến nhiều biến
chứng suy tim, tăng áp phổi, rối loạn nhịp và tử vong. Tỉ lệ được phẫu thuật đúng chỉ định rất thấp nhằm cảnh
báo các bác sĩ xem lại điều trị để có hướng thay đổi cho phù hợp trong tương lai.
Từ khóa: hở van hai lá bẩm sinh, phân loại Carpentier, phân loại Mitruka, phân độ hở van theo ASE

ABSTRACT
CLINICAL, ECHOCARDIOGRAPHIC AND TREATMENT CHARACTERISTICS
OF CONGENITAL MITRAL REGURGITATION AT CHILDREN HOSPITAL 1
Quan Thuy Tien, Vu Minh Phuc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 242-247
Background: Congenital mitral regurgitation is a rare condition which often remains undiagnosed and
scarcely received adequate treatments. The affected children bear the burden of severe heart failure for many years,
owing to the unrecognized condition, improper non-surgical therapy or delayed surgical intervention, leading to
unrecoverable postoperative dilated myocardiopathy and mortality. This study aims to help reduce the
2Bộ môn Nhi, Khoa Y Đại học Quốc gia TP. HCM
Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Quan Thủy Tiên
ĐT: 0967999565
Email:
1

242

Chuyên Đề Sản Khoa - Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022


overwhelmed underdiagnosis of congenital mitral regurgitation and to review the current choices of surgical and
non-surgical therapies for the treatment of congenital mitral regurgitation at Children Hospital 1.
Objective: This study determines the clinical, echocardiographic, non-surgical treatment characteristics, as
well as the proportion of correctly indicated surgery of congenital mitral regurgitation.
Methods: Prospective case series. We studied 31 patients with congenital mitral regurgitation, including
both the outpatient and inpatient cases, diagnosed by the Department of Cardiology at Children Hospital 1,
during the period between 06/2020 and 06/2021.
Results: The mean age of patients was 6.8 ± 4,6 years old. Under 5-years old patients accounted the highest
percentage, 36.7%. Female is predominant (70%) and the male to female ratio was 2.3:1. 43.3% of the patients
were malnourished. Common complications were pulmonary hypertension (83.3%), heart failure (43.3%),
arrhythmia (10%) and death (6.7%). 6 types of congenital mitral valve injury were noted on echocardiogram:
leaflet prolapse, annular dilation, abnormal leaflet, commissural fusion, chordae tethering, papillary muscle
abnormality. Leaflet prolapse and annular dilation were the most common types (73.3% and 63.3% respectively).
Type II of mitral regurgitation (according to Carpentier and Mitruka) has the highest percentage (63.3% and
90%). Severe regurgitation follows ASE guidelines accounted for over half of the cases (60%). 93.3% of patients
received treatment with vasodilator (93.3%), diuretics (32.3%), inotropic (16.7%), antiarrhythmic (3.3%). 90%
of patients were eligible for surgical interventions but only 13.3% underwent the operation at the appropriate
time and criteria; reasons include miss out surgical indications, uncooperative patients that did not follow the
regime nor revisit for follow up examinations. 33.3% of the cases were consulted for surgery in which 20%
patients have not been operated yet.
Conclusion: Congenital mitral regurgitation patients who did not receive adequate treatment and follow-up
have many complications: heart failure, pulmonary hypertension, arrhythmia, and death. The proportion of
correctly indicated surgical intervention is miniscule. This warns the clinicians to review the treatment guidelines
and make appropriate changes.
Keywords: congenital mitral valve regurgitation, carpentier classification, mitruka classification, ASE
guidelines for regurgitation
van hai lá bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
ĐẶT VẤN ĐỀ
06/2020 đến 06/2021.

Hỡ van 2 lá bẩm sinh ở trẻ em ít được đánh
Phƣơng pháp nghiên cứu
giá đầy đủ và có hệ thống đễ phân loại mức độ
Thiết kế nghiên cứu
nặng cũa b ệnh. Việc phâ̂u thuật sữa van hai lá
do hỡ van hai lá bẩm sinh chưa được thực hiện
Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt trường hợp.
rộng râi ỡ các trung tâm phâ̂u thuật tim ỡ trẽ em
Phương pháp xử lý số liệu
và kết quả sửa van hai lá ở trẻ em còn hạn chế .
Toàn bộ bệnh án mẫu được lưu trữ và xử lý
Điều đó làm cho vi ệc đánh giá chính xác giãi
bằng phần mềm SPSS 20.0.
phâ̂u cũa hỡ van hai lá không được quan tâm
KẾT QUẢ
đúng mức. Việc đánh giá tr ên siêu âm tim hở
Từ tháng 06/2020 - 06/2021, tại phòng khám
van hai lá bẫm sinh theo hình thái cũa van hai ,lá
Tim mạch và khoa Tim mạch bệnh viện Nhi
cơ chế và độ nặng, từ đó liên hệ với lâm sàng và
(1,2)
Đồng 1, có 30 bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các
điều trị là cần thiết .
tiêu chuẩn và được đưa vào nghiên cứu.
ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả trẻ dưới 16 tuổi được ch ẩn đoán hở

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và biến chứng của
nhóm nghiên cứu
Tuổi trung bình của bệnh nhi trong nghiên

243


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

cứu là 6,8 ± 4,6 tuổi. Bệnh nhi lớn tuổi nhất là 15
tuổi, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất là 1 tháng tuổi.
Nhóm tuổi dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ cao. Nữ chiếm
đa số. Tỉ lệ nữ: nam là 2,3:1. Đa số bệnh nhi sống
ở tỉnh gồm 24 trường hợp (80%), 6 trường hợp
sống ở TP. Hồ Chí Minh (20%).

thuật với các lý do: bác sĩ chưa chỉ định, bệnh
nhi không tái khám đúng hẹn và không tuân thủ
điều trị. 10 trường hợp (33,3%) được hội chẩn
phẫu thuật nhưng 6 trường hợp (20%) chưa
được phẫu thuật.

Gần 1/3 các trường hợp sanh non tháng và
gần 1/4 các trường hợp có các bệnh lý bẩm sinh,
di truyền đi kèm. Cân nặng trung bình lúc sinh:
3 ± 0,1 kg (1,8 – 4,8 kg). Tỉ lệ suy dinh dưỡng
trong nghiên cứu là 43,3%. Các biến chứng
thường gặp là t ăng áp ph ổi (83,3%), suy tim

(43,3%), rối loạn nhịp tim (10%) và tử vong
(6,7%). Tỉ lệ suy tim chung của trẻ 5 – 15 tuổi cao
hơn trẻ < 5 tuổi nhưng trẻ <5 tuổi có tỉ lệ suy tim
nặng (độ III, IV) cao hơn trẻ 5 – 15 tuổi. 3 trường
hợp (10%) có rối loạn nhịp tim trong nghiên cứu:
1 trường hợp nhịp nhanh nhĩ (không điều trị), 1
trường hợp nhịp nhanh trên thất (được điều trị
Amiodarone), và 1 trường hợp blốc nhĩ thất độ
III (được đặt máy tạo nhịp).

Trong nghiê n cứu chúng tôi, tuổi chẩn
đoán nhõ nhất là 1 tháng, lớn nhất là 15 tuỗi và
nhóm dư ới 5 tuỗi thường gặp (36,7%). Tác giả
Nguyễn Văn Phan cûng đưa ra nhận định tương
tự khi tuổi chẩn đoán hở hai lá bẩm sinh ỡ trẽ
em trung bình là 7,9 ± 4,1 tuổi và nhóm dưới 6
tuổi chiếm 36,8%(3). Tần suất hở van hai lá bẩm
sinh ỡ tuỗi nhũ nhi và nhóm dưới 5 tuổi cao hơn
trẻ lớn cũng phù hợp vì nhóm tuổi này hở van
hai lá do các nguyên nhân khác như bệnh thấp,
bệnh mạch vành chưa nhiều bằng trẻ lớn. Trong
nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ hở van hai lá bẩm
sinh ỡ nam là 30%, ở nư̂ chiếm 70%. Tuy nhiên,
nghiên cứu của một số tác giã cho thấy t ỉ lệ hở
van bẩm sinh ở nam tương đương ở nữ(3). Sự
khác nhau giữa các nghiên cứu có thể do thiết kế
và thời gian nghiên cứu khác nhau. Chỉ có 20%
bệnh nhi sống ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng có đến
80% bệnh nhi sống ở các tỉnh Nam Bộ (Đồng
Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ,…). Sự khác biệt có lẽ

là do phân bố nhận bệnh theo tuyến của bệnh
viện Nhi Đồng 1.

Đặc điểm siêu âm tim của nhóm nghiên cứu
Có 6 dạng tỡn thương van hai lá bẫm sinh
trên siêu âm tim: sa lá van , dãn vòng van , bất
thư ờng lá van, dính mép van, dây chằng ngắn
và bất thường trụ cơ. Trong đó, sa lá van và dân
vòng van chiếm tĩ lệ cao nhất (73,3% và 63,3%).
19 trường hợp (63,3%) sa lá trước, 2 trường hợp
(6,7%) sa lá sau và 1 trường hợp (3,3%) sa cả hai
lá. Cơ chế gây hở van loại II (theo Carpentier và
theo Mitruka) chiếm tĩ l ệ cao nhất (63,3% và
90%). Mức độ hỡ van nặng theo ASE chiếm đa sớ
(60%). Hở van ba lá trung bình và nặng chiếm tỉ
lệ cao. Tăng áp phổi mức độ nhẹ thường gặp
nhất (70%).
Đặc điểm điều trị của nhóm nghiên cứu
93,3% trường hợp được điều trị n ội khoa:
dãn mạch (93,3%), lợi tiễu (32,3%), trợ tim
(16,7%), chống loạn nhịp(3,3%).
27 trường hợp (90%) có chỉ định phẫu thuật
nhưng chỉ có 4 trường hợp (13,3%) trong số đó
được phẫu thuật. Lý do không được phẫu thuật:
17 trường hợp (56,7%) chưa được hội chẩn phẫu

244

BÀN LUẬN


Trong nghiên cứu chúng tơi, bệnh nhi có tiền
sử sinh non chiếm tỉ lệ thấp là 30%. Trong
nghiên cứu của các tác giả trong nước không đề
cập tỉ lệ sinh non ở bệnh nhi hở van hai lá bẩm
sinh. Hở van hai lá bẩm sinh thường liên quan
đến các bệnh lý di truyền. Trong nghiên cứu
chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhi có bệnh lý di truyền là
20%. Các bệnh lý di truyền trong nhóm nghiên
cứu bao gồm: Hội chứng Hurler, hội chứng
Hunter, hội chứng Marfan, suyễn và
Thalassemia. Trong nghiên cứu, tiền căn bệnh lý
trẻ và gia đình bệnh nhi chiếm tỉ lệ thấp lần lượt
là 20% và 16,7%. Trong đó, có 1 trường hợp bà bị
tim bẩm sinh và 1 trường hợp ba bị hở van hai
lá. Tỉ lệ bệnh lý gia đình bệnh nhi thấp có thể do
đa số bệnh nhi ở tỉnh, việc chẩn đoán, theo dõi

Chuyên Đề Sản Khoa - Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học
các bệnh lý tim mạch, di truyền của trẻ và gia
đình khơng được quan tâm đúng mức. Về dinh
dưỡng, bệnh nhi có cân nặng lúc sinh trung bình
là 3 kg, cân nặng trung bình là 21,2 kg và chiều
cao trung bình là 110 cm trong nhóm nghiên cứu
có tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi. Cân nặng và chiều
cao trung bình lúc chẩn đoán thấp cho thấy việc
chậm phát triển về thể chất: suy dinh dưỡng,
chậm tăng cân trong quá trình diễn tiến bệnh.

Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ biến
chứng tăng áp phổi là cao nhất chiếm 83,3%, kế
đến là suy tim, chậm tăng trưởng. Tỉ lệ chậm
phát triển, rối loạn nhịp chiếm tỉ lệ rất thấp. Và
biến chứng nặng nề nhất là tử vong chiếm tỉ lệ
thấp nhất là 6,7%.
Để phân độ suy tim chúng tôi chia thành hai
nhóm: nhóm dưới 5 tuổi theo phân độ Ross,
nhóm 5 – 15 tuổi theo phân độ NYHA. Bệnh
nhân trong nghiên cứu chúng tôi có suy tim độ II
26,7%, chỉ có 16,7% bệnh nhân có suy tim độ III
và độ IV. Kết quả của chúng tơi có khác biệt với
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Phan với tỉ
lệ suy tim mức độ NYHA II là 82,4% và mức độ
NYHA III là 12,2%(3). Tuy nhiên, trong nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Văn Phan, nhóm bệnh
nhi dưới 5 tuổi chiếm gần 40% nên việc đánh giá
suy tim theo phân độ NYHA khơng thực sự
chính xác.
Trong nghiên cứu chúng tôi, có 3 trường hợp
rối loạn nhịp được chẩn đoán: 1 trường hợp nhịp
nhanh nhĩ không điều trị, 1 trường hợp nhịp
nhanh trên thất được điều trị bằng Amiodarone
và 1 trường hợp block nhĩ thất độ III được đặt
máy tạo nhịp. Tỉ lệ rối loạn nhịp trong nghiên
cứu của chúng tôi là 10%.
Có 2 trường hợp (6,7%) tử vong do suy tim
nặng trong nghiên cứu của chúng tôi. Hở van
hai lá mãn tính nếu được điều trị nội khoa tốt và
xem xét chỉ định phẫu thuật thích hợp thì tình

trạng suy tim của bệnh nhi sẽ diễn tiến chậm và
có thể phòng ngừa biến chứng suy tim nặng dẫn
đến tử vong cho bệnh nhi. Vì vậy cần theo dõi và
điều trị suy tim tích cực cho bệnh nhi hở van hai
lá bẩm sinh ngay từ đầu.

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
Trong nghiên cứu chúng tôi, 30 bệnh nhi hở
van hai lá bẩm sinh thì tổn thương lá van chiếm
tỉ lệ cao nhất với 23 trường hợp (76,7%), kế đến
là tổn thương vòng van với 19 trường hợp
(63,3%) và tổn thương bộ máy dưới van chiếm tỉ
lệ thấp nhất với 3 trường hợp (10%). Chúng tôi
nhận thấy có 6 dạng tổn thương van hai lá bẩm
sinh trên siêu âm tim. Trong đó, sa lá van
(73,3%) và dãn vòng van (63,3%) là hai tổn
thương chiếm tỉ lệ cao nhất. Các tổn thương còn
lại như bất thường lá van, dính mép van, dây
chằng ngắn và bất thường cơ trụ chiếm tỉ lệ rất
thấp (3,3 – 10%). Trong một nghiên cứu trên
bệnh nhi hở van hai lá đơn thuần, tác giả Văn
Hùng Dũng cũng kết luận có nhiều dạng tổn
thương van hai lá bẩm sinh. Trong đó, sá lá van
(72,7%) và dãn vòng van (96,1%) cũng chiếm tỉ lệ
cao trong nghiên cứu của tác giả(4).
Trong nghiên cứu chúng tôi, có 22 trường
hợp (73,3%) sa lá van, trong đó sa lá trước (19
trường hợp) thường gặp nhất, sa lá sau (2 trường

hợp) ít gặp hơn và sa cả hai lá (1 trường hợp)
hiếm gặp nhất. Tuy nhiên, dân số nghiên cứu
chúng tôi chỉ có 1 trường hợp hội chứng Marfan
trên 22 trường hợp sa lá van. Điều này cho thấy
rằng có thể việc chú ý chẩn đoán các hội chứng
di truyền trên bệnh nhi hở van hai lá bẩm sinh
chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc
chưa phát hiện được các bệnh lý di truyền kết
hợp.
Có 19 trường hợp (63,3%) dãn vịng van
trong nghiên cứu chúng tơi. Trong đó, chỉ có 8
trường hợp (26,7%) dãn vòng van đơn thuần. Đa
số 11 trường hợp (36,7%) dãn vòng van là do tổn
thương khác như sa lá van làm dãn buồng tim
lâu dần làm dãn vòng van thứ phát. Nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Văn Phan cũng cho kết quả
tương đồng là có 52 trường hợp (91,2%) dãn
vòng van. Tuy nhiên, chỉ có 4 trường hợp (7%)
dãn vòng van đơn thuần. Đa số các trường hợp
dãn vòng van còn lại là do các tổn thương
khác(3). Các tổn thương hở van hai lá bẩm sinh
cịn lại (bất thường lá van, dính mép van, dây
chằng ngắn, bất thường cơ trụ) chiếm tỉ lệ rất

245


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
thấp cũng có kết quả tương đồng với tác giả Văn
Hùng Dũng và các tác giả trên thế giới(4).

Trong nghiên cứu chúng tôi, hở van hai lá
loại II theo Carpentier là tổn thương nhiều nhất
có 19 trường hợp (63,3%). Theo phân loại
Mitruka hở van hai lá bẩm sinh loại II chiếm tỉ lệ
cao nhất là 90% và loại IV chiếm tỉ lệ 10%. Không
ghi nhận hở van hai lá loại I và loại III. Những
tổn thương loại I và loại III theo phân loại
Mitruka là những tổn thương bẩm sinh hiếm ít
gặp (van hai lá vịng nhẫn, chẻ van hai lá, van
hai lá dạng 2 lỗ). Đồng thời, những tổn thương
này thường kết hợp với các tật tim bẩm sinh (chẻ
van hai lá thường phối hợp với chuyển vị đại
động mạch, thất phải hai đuờng ra, van hai lá
dạng 2 lỗ thường kết hợp kênh nhĩ thất) [5]. Cịn
nghiên cứu của chúng tơi dân số mẫu chỉ chọn
bệnh nhi có hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần.
Điều đó phần nào giải thích được trong nghiên
cứu chúng tôi chưa xuất hiện hai loại tổn thương
này.
Bên cạnh những thơng số siêu âm tim về
chức năng hình thái van hai lá, mức độ hở van
hai lá cũng đóng vai trị quan trọng. Trong
nghiên cứu, chúng tơi phân độ mức độ hở van
hai lá theo hướng dẫn ASE tương ứng 3 mức độ
nhẹ, trung bình và nặng dựa vào các thông số
định tính và định lượng (kích thước nhĩ trái, thất
trái, vena contracta)(5,6). Khi phân độ hở van hai
lá theo ASE thì trong nghiên cứu chúng tơi hở
van hai lá nặng chiếm tỉ lệ cao nhất là 60%, kế
đến là hở van hai lá trung bình chiếm tỉ lệ là 30%

và hở van hai lá nhẹ có tỉ lệ là 10%.
Dãn thất trái chiếm tỉ lệ cao nhất, dãn thất
phải chiếm tỉ lệ thấp nhất. Có mối liên hệ giữa
dãn thất trái và mức độ hở van hai lá trong
nghiên cứu của chúng tôi (p <0,001). Trong
nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhi có biến chứng
tăng áp phổi chiếm tỉ lệ cao là 83,3%. Trong đó,
bệnh nhi có tăng áp phổi mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ
cao nhất (70%), kế đến là tăng áp phổi mức độ
trung bình và nặng (6,7%). Áp lực động mạch
phổi tâm thu trung bình trong nghiên cứu chúng
tôi là 35,2 mmHg. Thất phải dãn và hở van ba lá

246

Nghiên cứu Y học
thứ phát ở bệnh nhi hở van hai lá là do tăng áp
lực động mạch phổi. Trong nghiên cứu chúng
tôi, tỉ lệ dãn thất phải là 6,7%. Hở van ba lá nặng
(độ 3/4 và độ 4/4) chiếm tỉ lệ thấp là 20% so với
hở van hai lá nhẹ và trung bình (độ 1/4 và độ
2/4) chiếm tỉ lệ là 80%.
Chúng tôi nghiên cứu và theo dõi một số đặc
điểm điều trị bệnh nhi hở van hai lá bẩm sinh
như sau. Số bệnh nhi được điều trị nội khoa là 28
trường hợp (93,3%) và số bệnh nhân chưa điều
trị nội khoa là 2 trường hợp (6,7%). Những bệnh
nhi chưa được điều trị nội khoa trong nghiên
cứu là những bệnh nhi khơng có triệu chứng cơ
năng, suy tim mức độ nhẹ và chưa có tăng áp

phổi. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi tiến triển của
những bệnh nhi này và xem xét chỉ định điều trị
nội khoa kịp thời khi có biến chứng. Trong
nhóm được điều trị nội khoa, bệnh nhi hở van
hai lá được điều trị bằng thuốc dãn mạch
(Captopril, Enalapril) chiếm tỉ lệ là 93,3%. Kế
đến là thuốc lợi tiểu (Furosemide, Spironolacton)
chiếm tỉ lệ là 33,3% và thuốc trợ tim (Digoxin,
Dobutamin) chiếm tỉ lệ là 16,7%. Chỉ có 1 trường
hợp (3,3%) được điều trị thuốc chống loạn nhịp
(Amiodarone). Có 93,3% trường hợp được điều
trị 1 loại thuốc (chủ yếu là thuốc dãn mạch). Số
bệnh nhi được điều trị 2 loại thuốc, 3 loại thuốc
và 4 loại thuốc có tỉ lệ giảm dần.
Đa số (90%) bệnh nhi trong nghiên cứu
chúng tơi đều có chỉ định phẫu thuật: chậm phát
triển, chậm tăng cân, có suy tim nặng và tăng áp
lực động mạch phổi tâm thu. Tuy nhiên trong
nghiên cứu chúng tơi, có 30 bệnh nhi hở van hai
lá bẩm sinh với tuổi trung bình là 6,8 ± 4,6 tuổi,
trong đó nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi chiếm đến
36,7%. Ở độ tuổi này việc phải phẫu thuật van
hai lá rất khó khăn vì phẫu trường hẹp, tổn
thương bẩm sinh trên van hai lá thường phức
tạp hơn nhiều, mô van hai lá cũng rất mỏng
manh rất dễ làm tổn thương. Qua các kết quả
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tuổi trung bình
bệnh nhi là 6,7 ± 4,6 cũng phù hợp với tuổi thích
hợp phẫu thuật hở van hai lá bẩm sinh là 6 – 7
tuổi; và 27 bệnh nhi (90%) hở van hai lá bẩm


Chuyên Đề Sản Khoa - Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học
sinh trong nghiên cứu chúng tôi là có chỉ định
phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ có 10 bệnh nhân
(33,3%) có chỉ định phẫu thuật trên lâm sàng
(được hội chẩn phẫu thuật); và chỉ có 4 bệnh
nhân (13,3%) được phẫu thuật đúng chỉ định và
đúng thời điểm.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

2.
3.

4.

KẾT LUẬN
Hở van hai lá bẩm sinh có nhiều thể lâm
sàng khác nhau từ thể nhự khơng có triệu chứng
đến rất nặng gây tử vong. Việc điều trị nội ngoại
khoa bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh chưa
đúng chỉ định dẫn đến bệnh nhân bỏ tái khám, tỉ
lệ biến chứng cao và tử vong.

5.

6.


in the paediatric population: current practices. Cardiology in the
Young, pp.1-11.
Kouchoukos NT, Blackstone EH, Hanley FL, et al (2013).
Congenital mitral valve disease. Cardiac Surgery, pp.1818-1836.
Nguyễn Văn Phan (2014). Kết quả phẫu thuật sửa hở van hai
lá bẩm sinh ở trẻ em tại Viện tim TP. HCM từ 1992 đến 2007.
Phẫu Thuật Tim Mạch và Lồng Ngực Việt Nam, 6:3-14.
Văn Hùng Dũng, Nguyễn Văn Phan, Phan Kim Phương
(2012). Hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần: từ chẩn đoán đến
điều trị phẫu thuật. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(1):377382.
Seguela PE, Houyel L, Acar P (2011). Congenital
malformations of the mitral valve". Archives of Cardiovascular
Diseases, 104(8-9):465-479.
Zoghbi WA, Adam D, Bonow RO, et al (2017).
Recommendations for noninvasive evaluation of native
valvular regurgitation. Journal of the American Society of
Echocardiography, 30(4):303-371.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày nhận bài báo:

12/12/2021

1.

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022


Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Cantinotti M, Giordano R, Koestenberger M, et al (2019).
Echocardiographic examination of mitral valve abnormalities

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

247



×