Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Quan hệ kinh tế việt nam – nhật bản trong bối cảnh thực thi hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.75 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
——

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Đề tài: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh thực thi
Hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP

Giảng viên hướng dẫn

: Vũ Anh Tuấn

Nhóm thực hiện

:4

Lớp học phần

: 2224ITOM2011

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 3
I. Giới thiệu về Nhật Bản .................................................................................... 3
1. Địa lý ............................................................................................................ 3
2. Xã hội - Văn hoá ......................................................................................... 3


3. Kinh tế ......................................................................................................... 4
4. Chính trị
...................................................................... 5
II. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ....................................................................... 6
1. Quan hệ chính trị .......................................................................................... 6
2. Quan hệ kinh tế ............................................................................................ 7
3. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản ...................................... 9
4. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu ............................................................... 13
4.1. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu năm 2019 ........................................ 13
4.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu năm 2020 ........................................ 17
4.3. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu năm 2021 ........................................ 18
III. Giới thiệu các nét cơ bản về HIệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP .......... 20
1. Hiệp định AJCEP ....................................................................................... 20
1.1. Bối cảnh hình thành AJCEP (ASEAN - Japan Comprehensive
Economic Partnership) ...................................................................................... 20
1.2. Danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP .................................. 21
1.3. Điều kiện hưởng lợi của Hiệp định AJCEP ......................................... 22
2. Hiệp định VJEPA ....................................................................................... 24
2.1. Bối cảnh hình thành VJEPA ................................................................ 24
2.2. Danh mục cam kết của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA ................. 26
2.3. Điều kiện hưởng lợi của Hiệp định VJEPA ......................................... 27
3. Hiệp định CPTPP ..................................................................................... 29
3.1. Bối cảnh hình thành CPTPP ................................................................ 29
3.2. Danh mục cam kết của Việt Nam trong CPTPP. ................................. 30
3.3. Điều kiện hưởng lợi của hiệp định CPTPP .......................................... 32
IV. Cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam dưới tác động của Hiệp định
AJCEP, VJEPA và CPTPP .............................................................................. 35
1. Cơ hội ......................................................................................................... 35
2. Thách Thức ................................................................................................ 37
V. Giải pháp ..................................................................................................... 40

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 43

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, dù trên thực tế, sự bất ổn và các điểm nóng trên
thế giới và khu vực vẫn đang còn tồn tại nhưng hòa bình, hợp tác vẫn là nguyện
vọng chính đáng và là mong muốn của nhân loại. Đặc biệt, liên kết, hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực đã trở nên nổi trội hơn bao giờ hết và mở cửa hội
nhập trở thành yêu cầu khách quan để gắn kết các nền kinh tế với nhau và tăng
cường các hoạt động kinh tế ở các cấp từ song phương, đa phương, tiểu khu
vực, khu vực và toàn cầu. Đến nay, châu Á là khu vực đang nổi lên với tốc độ
hội nhập và mức độ sẵn sàng liên kết hợp tác một cách nhanh chóng.
Việt Nam và Nhật Bản, hai nước “đồng văn, đồng chủng, đồng châu” với
rất nhiều nét tương đồng về văn hóa, xã hội đã có mối quan hệ bang giao từ
những năm cuối thế kỷ XVI. Thật vậy, qua nhiều thăng trầm của lịch sử và
những duyên nợ với nhau, sự tương đồng và lịch sử quan hệ lâu đời trong lĩnh
vực văn hóa, chan hịa tình cảm hữu nghị, tin cậy, hiểu biết của hai dân tộc, của
nhân dân hai nước chính là nền tảng để mối quan hệ Việt – Nhật phát triển vượt
bậc trong những năm qua và đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước tới nay.
Về kinh tế - thương mại, Nhật Bản ln giữ vững vị trí là đối tác quan
trọng hàng đầu của Việt Nam về kinh tế, luôn sát cánh cùng Việt Nam trong
công cuộc đổi mới, trở thành nhà tài trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất,
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ
tư của Việt Nam. Việt Nam và Nhật Bản thường xuyên có các cuộc trao đổi
trên tinh thần chân thành, hữu nghị, tin cậy và thẳng thắn, thực chất, hiệu quả
trên các lĩnh vực trọng yếu, nhất là hợp tác kinh tế, y tế, vaccine phòng
COVID-19 và thuốc điều trị; thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng.
Hai bên còn phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa

phương khu vực và quốc tế. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
(VJEPA) là hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt
Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Việt Nam và
Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế
toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP). VJEPA không thay thế AJCEP mà cả
hai FTA cùng có hiệu lực, các doanh nghiệp hai bên có thể tùy chọn sử dụng
FTA nào có lợi hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản nỗ lực phối hợp cùng
nhau thúc đẩy các thành viên cịn lại sớm hồn tất phê chuẩn và thực thi Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - FTA thế
hệ mới đầu tiên được thực thi của thế kỷ 21 với nhiều kỳ vọng ngay chính từ
cái tên của Hiệp định.

1


Dựa vào mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa
hai quốc gia, Nhóm 4 đã lựa chọn đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
trong bối cảnh thực thi Hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP”, tổng hợp những
tìm hiểu của chúng em về mối quan hệ hợp tác song phương của Việt Nam Nhật Bản trên các phương diện khác nhau, từ đó đánh giá cơ hội, thách thức
cũng như đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam trước bối cảnh hợp tác, hội
nhập kinh tế với Nhật Bản.

2


PHẦN NỘI DUNG
I. Giới thiệu về Nhật Bản
1. Địa lý
Vị trí: Nhật Bản là một hịn đảo ở vùng Đơng Á, có tổng diện tích là
379.954 km² đứng thứ 60 trên thế giới, chiếm chưa đầy 0,3% diện tích đất tồn

thế giới và nằm bên sườn phía Đơng của Lục Địa Châu Á. Đất nước này nằm
bên rìa phía Đơng của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở
phía Bắc xuống biển Hoa Đơng và đảo Đài Loan ở phía Nam.


Về mặt địa lý: Nhật Bản nằm ở phía Đơng của Châu Á, phía Tây Thái
Bình Dương là một đảo quốc, nên xung quanh đất nước bốn bề là biển. Lãnh
thổ Nhật Bản có 3.900 đảo nhỏ trong đó 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido,
Kyushu và Shikoku chủ yếu là rừng núi chiếm khoảng 97% tổng diện tích.


Về mặt địa hình: Chủ yếu là đồi núi và có nhiều núi lửa trong đó núi cao
nhất là núi Phú Sĩ có chiều cao 3776m – đây là một trong những địa điểm du
lịch nổi tiếng nhất của đất nước mặt trời mọc. Nơi thấp nhất của Nhật Bản là
Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m).


Về khí hậu: Khí hậu ơn đới ở miền Bắc và cận nhiệt ở miền Nam tạo nên
khí hậu đa dạng, và thuận lợi để phát triển ngành du lịch.


2. Xã hội - Văn hố
Xã hội có dân số già hóa nhưng tỉ lệ sinh lại thấp đã, đang và vẫn sẽ là
vấn đề nan giải của tình hình xã hội Nhật Bản hiện nay. Với quan điểm của thế
giới, khi tỉ lệ người già hơn 65 tuổi vượt chiếm hơn 7% dân số thì gọi là quốc
gia già hóa dân số. Thế nhưng, con số này ở Nhật năm 1970 đã là 7,1%, năm
2010 là 26% và theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi dự đoán: Vào năm 2053,
tổng dân số Nhật Bản sẽ giảm hơn 100 triệu người và ngày càng nghiêm trọng
hơn. Những kết quả nghiên cứu và dự báo gần đây cảnh báo, đến năm 2065 số
người trên lãnh thổ Nhật Bản sẽ chỉ cịn lại 88 triệu.



Xu hướng xã hội mới - người phụ nữ có thể cân bằng giữa cơng việc gia
đình và xã hội


Xu thế tồn cầu hóa, xu hướng quốc tế hóa nền văn hóa Nhật Bản: Tồn
cầu hóa sẽ tiếp tục là xu thế trong những năm tới, và sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến
tình hình xã hội Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là văn hóa Nhật Bản. Mặc dù
người Nhật ln có ý thức giữ gìn nền văn hóa truyền thống, giữ gìn sự “thuần
chủng” của dân tộc. Thế nhưng, xu thế quốc tế hóa vẫn là xu thế tất yếu đối với
sự phát triển của nước Nhật. Hiện nay, nước Nhật đang có xu hướng xuất khẩu


3


văn hóa trên thế giới. Nhờ có những chính sách hỗ trợ việc giới thiệu văn hóa
Nhật ra nước ngồi, đã tạo nên cơn sốt Nhật Bản ở châu Á, châu Mĩ và châu
Âu trong suốt thời gian qua với sự xuất hiện của các món ăn Nhật, những cuốn
sách Nhật hấp dẫn người mến mộ.
Văn hóa Nhật Bản đã trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển,
và có những đặc trưng rất riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Là sự kết hợp hài
hòa giữa hiện đại và truyền thống tạo nên sự khác biệt. Đặc biệt, Nhật Bản là
một quốc gia liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai với những trận động đất,
sóng thần kinh hoàng trong lịch sử, nhưng nước Nhật đã khiến cả thế giới phải
nghiêng mình ngưỡng mộ bởi sự kiên cường, đồn kết, trật tự của mình. Tất cả
những điều tuyệt vời này xuất phát từ một yếu tố nội lực mạnh mẽ, đó chính là
văn hố tuyệt vời của dân tộc Nhật Bản. Mặc dù là một đất nước từng đi xâm
chiếm các thuộc địa khác trong chiến tranh thế giới bắt đầu từ năm 1939 và

chấm dứt vào năm 1945. Đất nước Nhật Bản trước những năm 1945 cũng
không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ nhất. Chính vì thế mà văn hóa
Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, ít bị pha trộn với các nước khác.
Tuy nhiên, đến nay họ vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc, đúng như
ông cha ta thường nói ''hịa nhập chứ khơng hịa tan''.


Một số nét văn hoá đặc trưng: Văn hoá trà đạo, trang phục truyền thống
Kimono, tinh thần võ sĩ, lễ nghi và phong tục,...


3. Kinh tế
Các chỉ tiêu kinh tế chính

2018

2019

2020

2021

2022

GDP (tỷ USD)

4.00

5.00


4.00

5.00

5.00

GDP (Giá cố định, thay đổi hàng
hố)

0.3

0.7

-5.3

2.3

1.7

GDP/đầu người (nghìn USD)

39

40

39

40

42


Cán cân ngân sách (% GDP)

-2.5

-3.0

-12.7

-5.6

-2.8

236.6

238.0

266.2

264.0

263,0

Nợ chính phủ (% GDP)

4


Tỷ lệ lạm phát (%)


1.0

0.5

-0.1

0.3

0.7

Tỷ lệ thất nghiệp (% trong lực
lượng lao động)

2.4

2.4

3.3

2.8

2.4

Cán cân tài khoản vãng lai (Tỷ 176.63 184.29 143.53 165.61 160.49
USD)
Cán cân tài khoản vãng lai (%
GDP)

3.6


3.6

2.9

3.2

3.0

Nguồn: IMF (2020)
Trong bảng xếp hạng GDP năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba trên thế
giới sau Mỹ và Trung Quốc, gấp gần 15 lần so với Việt Nam (thứ 38). Được
bao quanh bởi biển nên Nhật Bản có nguồn thủy sản dồi dào, nhiều núi nên tài
nguyên rừng tương đối phong phú. Tuy nhiên, do khan hiếm tài nguyên khoáng
sản nên Nhật phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu và năng lượng. Ngồi các
ngành cơng nghiệp nặng như thép, máy móc và ơ tơ, các ngành cơng nghiệp
như hóa chất, thuốc, dệt may, thực phẩm và vận tải đang phát triển, kỹ thuật
xây dựng nhà cửa và cơng trình dân dụng (cầu đường) được coi là đẳng cấp thế
giới.


Tính chung cả năm 2021, Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 1,7%
bất chấp việc có tới 2 quý tăng trưởng âm (âm 2,1% trong quý I/2021 và 2,7%
trong quý III/2021). Đây là lần đầu tiên nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng
trưởng dương trong vòng 3 năm qua sau khi tăng trưởng âm 4,5% trong năm
2020. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 83.931,1 tỷ yên, tăng
21,5% so với năm 2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 84.565,2 tỷ yên, tăng 24,3%.
Tính theo vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt mức cao kỷ
lục đối với thị trường châu Á, như thị trường Trung Quốc. Doanh số bán các
linh kiện điện tử như chất bán dẫn và ô tô ghi nhận đà tăng tích cực tại thị
trường Trung Quốc (tăng 10,8%), Mỹ (tăng 22,1%) và châu Âu (tăng 9,7%).



4. Chính trị
Nền chính trị của Nhật được tổ chức dựa trên Hiến pháp. Đây là chế độ
“Quân chủ lập hiến”. Hiến pháp Nhật Bản có 3 nguyên tắc sau đây: (1) Nhân
dân làm chủ; (2) Tôn trọng nhân quyền cơ bản; (3) Chủ nghĩa hồ bình.

5


Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì
“Hồng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”.
Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng khơng giữ bất kỳ
quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia.
Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận.


Cơ quan lập pháp: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan
lập pháp duy nhất của Nhật Bản. Quốc hội có quyền bổ nhiệm Thủ tướng.
Trong Quốc hội gồm có Hạ viện và Thượng viện.


Cơ quan hành pháp: Nội các là cơ quan có quyền hành pháp, bao gồm
Văn phịng Nội các và 11 Bộ. Nội các bao gồm Thủ tướng và 17 thành viên là
Bộ trưởng hoặc có chức danh ngang Bộ trưởng (bao gồm Chánh Văn phòng
Nội các). Thủ tướng là người đứng đầu Nội các. Giúp việc cho Thủ tướng là
các Bộ trưởng. Vị trí Thủ tướng sẽ được Nghị quyết của Quốc hội chọn ra và
được Thiên Hoàng chỉ định. Thủ tướng phải là thường dân (không phải là
người trong gia đình Hồng tộc).



Cơ quan tư pháp: Bao gồm Tịa án Tối cao (và các tồ án cấp dưới như
các Tồ án Dân sự Tối cao, các Tịa án Khu vực, Tịa án Gia đình và Tồ án sơ
thẩm) nắm tồn bộ quyền tư pháp. Khơng có tồ án đặc biệt nào có thể được
thành lập, và khơng có cơ quan nào của nhánh Hành pháp có thể có quyền Tư
pháp cuối cùng.


Vào tháng 10 năm 2021, Nhật Bản đã có thủ tướng mới là ơng Fumio
Kishida được kỳ vọng là sẽ mang lại một nền chính trị ổn định hơn, hiệu lực
hơn so với 1 năm qua, hàn gắn những rạn nứt trong nội bộ Đảng cầm quyền
LDP (Đảng dân chủ tự do) và bầu cử quốc hội và củng cố năng lực của đất
nước để ứng phó với đại dịch Covid-19.
II. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
1. Quan hệ chính trị
Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Sự
tương đồng về văn hóa, về lịch sử, về truyền thống là những yếu tố quan trọng
cấu thành chất keo gắn kết hai đất nước, hai dân tộc.
Sau gần nửa thế kỷ, mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản không
ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp, trở thành tài sản
chung quý báu của cả hai quốc gia. Nếu như năm 2002, Việt Nam - Nhật Bản
thiết lập quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, thì chỉ 2 năm sau đó, quan
hệ hai nước được nâng cấp lên “Đối tác bền vững”. Đến năm 2009, Việt Nam Nhật Bản đã thiết lập “Quan hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở

6


châu Á”. Nhật Bản cũng là nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến
lược với Việt Nam và công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Đến
năm 2014, Việt Nam - Nhật Bản ra “Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ

Đối tác chiến lược sâu rộng vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á”.
Quan hệ tin cậy chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố.
Thành công và những thỏa thuận đạt được trong các cuộc điện đàm cấp cao
giữa lãnh đạo hai nước đã tạo nền tảng chính trị vững chắc, thúc đẩy hợp tác
trên các lĩnh vực khác. Một trong những đặc trưng của quan hệ chính trị giữa
Việt Nam với các đối tác quan trọng là sự trao đổi đoàn thường xuyên ở các
cấp. Những năm qua, giao lưu chính trị cấp cao hai nước vẫn được duy trì một
cách phù hợp nhằm thiết lập và tăng cường quan hệ mật thiết giữa lãnh đạo mới
của hai nước. Chỉ hơn một năm sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào tháng 10/2020, Thủ tướng Yoshihide Suga đã
chọn Việt Nam làm điểm đến trong chuyến cơng du nước ngồi đầu tiên sau
khi nhậm chức. Và chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của Thủ tướng
Phạm Minh Chính cũng nhằm duy trì một nét rất riêng, nổi bật của hai nước đó
là quan hệ mật thiết của các nhà lãnh đạo Nhật Bản với lãnh đạo Việt Nam
xuyên suốt qua các thời kỳ. Điều đặc biệt là mặc dù Thủ tướng Kishida Fumio
rất bận rộn trong những ngày đầu tiên nhậm chức, nhưng ơng đã quyết định
đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, là chính khách nước ngồi đầu tiên thăm
Nhật Bản trong nhiệm kỳ của mình. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm
với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, hai Thủ tướng nhất trí tăng cường
đối thoại chiến lược giữa các bộ, ngành, địa phương, phối hợp chặt chẽ để xử lý
các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2023 xứng tầm
với quan hệ Ðối tác chiến lược sâu rộng, đồng thời tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại
các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, ASEAN.
2. Quan hệ kinh tế
Về hợp tác kinh tế, Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt
Nam; là nước tài trợ ODA lớn nhất, là nhà đầu tư số 2 trong số 141 quốc
gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và đối tác thương mại lớn thứ 4 của
Việt Nam. Quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp thời
gian gần đây, giao lưu giữa các địa phương hai nước được mở rộng. Giao lưu

nhân dân diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.
Nhiều doanh nghiệp nước ngồi đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu
quả tại Việt Nam. Nhiều cơng trình sử dụng vốn ODA và các dự án đầu tư của
Nhật Bản đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt

7


Nam. Về an ninh - quốc phòng, Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản
trong khắc phục hậu quả chiến tranh thông qua viện trợ giúp rà phá bom mìn,
hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, hợp tác huấn luyện cứu hộ cứu nạn, tham gia
lực lượng gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc... Hai nước có trao đổi, hợp tác
trên các lĩnh vực về lao động, nông nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục đào
tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu... Nhật Bản và Việt Nam có nhiều nét tương
đồng về những giá trị văn hóa. Chính vì vậy, giao lưu nhân dân phát triển vượt
bậc, là cầu nối hữu nghị làm sâu sắc hơn sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình
cảm chân thành giữa nhân dân hai nước, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát
triển quan hệ song phương bền vững.
Về hợp tác lao động, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu
nghiệp sinh sang Nhật Bản. Trong lĩnh vực hợp tác đào tạo và cung ứng nguồn
nhân lực, Nhật Bản đã trở thành nước tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam lớn
nhất (hiện có khoảng 202.000 thực tập sinh và khoảng 23.000 lao động đặc
định ở Nhật Bản) và gần 65.000 du học sinh Việt Nam. Người Việt Nam ở
Nhật Bản đã trở thành cộng đồng người nước ngồi đơng thứ hai với khoảng
nửa triệu người. Điều này thể hiện người Việt Nam là cộng đồng người nước
ngồi được đón nhận, tin cậy và q trọng trong xã hội và nền kinh tế của Nhật
Bản; và ngược lại, người Việt Nam đã tìm thấy Nhật Bản như một địa chỉ phù
hợp nhất để học tập kiến thức, tay nghề cũng như phát triển công việc và sự
nghiệp của mình.
Mối quan hệ của Nhật Bản và Việt Nam càng thể hiện sâu sắc những lúc

khó khăn và thách thức. Dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến kinh tế
- xã hội toàn cầu. Trong dịch bệnh COVID-19, hai nước đã luôn chia sẻ, hỗ trợ
lẫn nhau. Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả, kịp thời của Nhật Bản
trong phòng chống dịch bệnh với các khoản viện trợ trên 4 triệu liều vắc-xin và
nhiều trang thiết bị, vật tư y tế. Về phía Việt Nam, rất quan tâm, hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam duy
trì, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm chuỗi sản xuất và
cung ứng. Những nghĩa cử cao đẹp nêu trên là minh chứng sống động cho mối
quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản và tình hữu nghị giữa
hai dân tộc.
Trên bình diện đa phương, hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong các diễn
đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, Mê
Công... cũng như trong ứng phó với các thách thức chung như biến đổi khí hậu,
phịng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường... qua đó đóng góp tích cực cho hịa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Hai bên cùng nhau và cùng các
đối tác khác thúc đẩy liên kết kinh tế, tự do thương mại, ký kết, triển khai các
8


hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như Hiệp định đối tác tồn diện xun
Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện và tiến bộ
khu vực (RCEP).
3. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản


Thống kê năm 2019

- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải quan, nhập khẩu hàng
hóa từ Nhật Bản 9 tháng đầu năm 2019 đạt trên 14,18 tỷ USD, tăng 2,3% so
với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, riêng tháng 9/2019 đạt 1,79 tỷ USD, tăng 0,9% so với tháng
liền kề trước đó và cũng tăng 14,2% so với tháng 9/2018.
Ở chiều ngược lại, hàng hóa xuất khẩu sang Nhật 9 tháng đầu năm đạt
14,98 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, Việt Nam xuất
siêu sang thị trường này 799,39 triệu USD (9 tháng đầu năm 2018 Việt Nam
nhập siêu từ thị trường này 142,01 triệu USD).
Có 3 nhóm hàng nhập khẩu từ Nhật Bản đạt trị giá trên tỷ USD, đó là:
máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện; sắt thép.
- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản trong năm 2019 đạt
19,52 tỷ USD, tăng 2,71% so với năm ngối.
Có kim ngạch nhập khẩu ở mức trên 500 triệu USD và dưới 1 tỷ USD
gồm 7 nhóm hàng: Sản phẩm từ chất dẻo; vải các loại; linh kiện, phụ tùng ô tô;
phế liệu sắt thép; sản phẩm từ sắt thép; sản phẩm hóa chất; chất dẻo nguyên
liệu.
- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhóm
hàng dệt, may chiếm thị phần cao nhất 20,92% đạt 3,62 tỷ USD trong tổng kim
ngạch xuất khẩu 18,55 tỷ USD sang thị trường Nhật Bản trong 11 tháng đầu
năm.
Nhìn chung, nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản đều tăng trưởng, số nhóm hàng này chiếm 69% và ngược
lại chiếm 30,9% trong đó than đá giảm nhiều nhất 67,14% về lượng và 61,62%
trị giá, tương ứng với 148,8 nghìn tấn, trị giá 22,34 triệu USD, mặc dù giá xuất
bình quân tăng 16,82% đạt 150,14 USD/tấn.


Thống kê năm 2020

9



Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng
đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản
đạt 35,9 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu
hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 17,5 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng
kỳ năm 2019; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 18,4 tỷ USD, tăng 3,6%
so với cùng kỳ năm 2019. Việt Nam nhập siêu từ Nhật Bản 936 triệu USD.
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản 11 tháng đầu năm 2020

Tình hình xuất khẩu sang Nhật Bản cụ thể theo nhóm hàng trong 11 tháng
đầu năm 2020 như sau:
- Nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt kim ngạch xuất khẩu 13,5 tỷ USD,
giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó các mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu lớn là: hàng dệt may (đạt 3,2 tỷ USD, giảm 11,4%); phương tiện vận tải
và phụ tùng (2,1 tỷ USD, giảm 10,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
khác (1,8 tỷ USD, tăng 3,7%); gỗ và sản phẩm gỗ (1,16 tỷ USD, giảm 1,6%);
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (889,4 triệu USD, giảm 5,2%); giày
dép các loại (768,2 triệu USD, giảm 12,7%); điện thoại các loại và linh kiện
(854,3 triệu USD, tăng 13,4%); sản phẩm từ chất dẻo (620 triệu USD, giảm
7,5%); túi xách, ví, vali, mũ và ơ dù (307 triệu USD, giảm 17,3%)…
- Nhóm hàng nơng, thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu 1,65 tỷ USD, giảm
0,4% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hàng
thủy sản (1,3 tỷ USD, giảm 3,5%); cà phê (170,4 triệu USD, tăng 15,4%); hàng
rau quả (118,2 triệu USD, tăng 5,1%); hạt điều (38 triệu USD, tăng 62,5%);
cao su (14 triệu USD, giảm 12,3%); hạt tiêu (6,8 triệu USD, giảm 0,1%)…
- Nhóm hàng nhiên liệu, khống sản đạt kim ngạch xuất khẩu 154,9 triệu
USD, giảm 53,4% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là: dầu thô (92 triệu USD, giảm 63,5%); than đá (46,9 triệu USD, giảm
26,8%); quặng và khoáng sản khác (15,9 triệu USD, giảm 0,5%).


10


- Nhóm hàng vật liệu xây dựng đạt kim ngạch xuất khẩu 796,9 triệu USD,
giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là:
sản phẩm từ sắt thép (442,3 triệu USD, tăng 0,3%); dây diện và dây cáp điện
(286,7 triệu USD, giảm 3,3%); sắt thép các loại (67,9 triệu USD, giảm 38%).
Tình hình nhập khẩu từ Nhật Bản cụ thể theo nhóm hàng trong 11 tháng
đầu năm 2020 như sau:
- Nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt kim ngạch nhập khẩu 15,3 tỷ USD,
tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó các mặt hàng có kim ngạch lớn
là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (4,95 tỷ USD, tăng 21,7%); máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (4 tỷ USD, giảm 6,1%); phế liệu sắt thép
(859 triệu USD, tăng 36,4%); sản phẩm từ chất dẻo (717,5 triệu USD, giảm
7,1%); vải các loại (587,3 triệu USD, giảm 21,3%)…
- Nhóm hàng nơng, thủy sản đạt kim ngạch nhập khẩu 274,3 triệu USD,
tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là:
hàng thủy sản (146,6 triệu USD, tăng 20%); cao su (127,7 triệu USD, giảm
11,7%);
- Nhóm hàng nhiên liệu, khống sản đạt kim ngạch nhập khẩu 101,1 triệu
USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng nhập khẩu chủ
yếu là: than đá (69,1 triệu USD, tăng 115%); sản phẩm khác từ dầu mỏ (25,6
triệu USD, giảm 8,8%); quặng và khống sản khác (6 triệu USD, tăng 18,6%);
- Nhóm hàng vật liệu xây dựng đạt kim ngạch nhập khẩu 1,85 tỷ USD,
giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: sắt
thép các loại (1,3 tỷ USD, tăng 4,4%); sản phẩm từ sắt thép (437 triệu USD,
giảm 16,4%); dây diện và dây cáp điện (118 triệu USD, giảm 5,3%).
Về tình hình đầu tư, tính đến ngày 20/11/2020 đã có 109 quốc gia và vùng
lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 26,4 tỷ USD.

Nhật Bản xếp thứ 4 với tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 7,6%, (sau
Singapore 8,1 tỷ USD, chiếm 30,6%; Hàn Quốc 3,7 tỷ USD, chiếm 14%;
Trung Quốc 2,4 tỷ USD, chiếm 9,1%).
❖ Thống kê 2021
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản năm 2021 đạt 42,7 tỷ USD, tăng
7,8% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật
Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2020; nhập khẩu của Việt Nam từ
Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2020. Việt Nam nhập siêu
từ Nhật Bản 2,5 tỷ USD.

11


Tình hình xuất khẩu sang Nhật Bản cụ thể theo nhóm hàng trong năm
2021 như sau:
- Nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt kim ngạch xuất khẩu 15,6 tỷ USD,
tăng 4,2% so với năm 2020; trong đó các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn
là: hàng dệt may (đạt 3,2 tỷ USD, giảm 8,3%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác (2,6 tỷ USD, tăng 25,3%); phương tiện vận tải và phụ tùng (2,5 tỷ
USD, tăng 4,1%); gỗ và sản phẩm gỗ (1,4 tỷ USD, tăng 11%); máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện (996 triệu USD, tăng 2,5%); điện thoại các loại và
linh kiện (792 triệu USD, giảm 15,5%); giày dép các loại (807 triệu USD, giảm
4,9%); sản phẩm từ chất dẻo (697 triệu USD, tăng 3,6%); túi xách, ví, vali, mũ
và ơ dù (259 triệu USD, giảm 24,3%)…
- Nhóm hàng nơng, thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD, giảm
0,5% so với năm 2020, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hàng thủy sản
(1,33 tỷ USD, giảm 7,4%); cà phê (226,5 triệu USD, tăng 25,5%); hàng rau quả
(153,2 triệu USD, tăng 20%); hạt điều (59 triệu USD, tăng 39%); cao su (22,5
triệu USD, tăng 40%); hạt tiêu (12 triệu USD, tăng 56%)…

- Nhóm hàng nhiên liệu, khống sản đạt kim ngạch xuất khẩu 253,7 triệu
USD, tăng 43% so với năm 2020, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: dầu
thô (158 triệu USD, tăng 72%); than đá (80,7 triệu USD, tăng 23,3%); quặng
và khoáng sản khác (14,9 triệu USD, giảm 24,2%).
- Nhóm hàng vật liệu xây dựng đạt kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD, tăng
27% so với năm 2020, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: sản phẩm từ sắt
thép (542,7 triệu USD, tăng 12,3%); dây diện và dây cáp điện (378,5 triệu USD,
tăng 19,4%); sắt thép các loại (191 triệu USD, tăng 154%).
Tình hình nhập khẩu từ Nhật Bản cụ thể theo nhóm hàng trong năm 2021
ước đạt như sau:

12


- Nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt kim ngạch nhập khẩu 18,9 tỷ USD,
tăng 12,5% so với năm 2020; trong đó các mặt hàng có kim ngạch lớn là: máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (6,2 tỷ USD, tăng 15,7%); máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng khác (4,4 tỷ USD, tăng 0,6%); phế liệu sắt thép (1,1 tỷ
USD, tăng 10,8%); sản phẩm từ chất dẻo (823,4 triệu USD, tăng 2,5%); vải các
loại (635,4 triệu USD, giảm 1,3%)…
- Nhóm hàng nơng, thủy sản đạt kim ngạch nhập khẩu 315 triệu USD,
tăng 1,3% so với năm 2020, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: hàng thủy
sản (158,4 triệu USD, giảm 3,8%); cao su (156,6 triệu USD, tăng 7,1%);
- Nhóm hàng nhiên liệu, khống sản đạt kim ngạch nhập khẩu 187,1 triệu
USD, tăng 52% so với năm 2020, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: than
đá (149,3 triệu USD, tăng 69%); sản phẩm khác từ dầu mỏ (30 triệu USD, tăng
6,8%); quặng và khoáng sản khác (7,5 triệu USD, tăng 16,8%);
- Nhóm hàng vật liệu xây dựng đạt kim ngạch nhập khẩu 2,43 tỷ USD,
tăng 20,5% so với năm 2020, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: sắt thép
các loại (1,73 tỷ USD, tăng 23,8%); sản phẩm từ sắt thép (537 triệu USD, tăng

10,3%); dây diện và dây cáp điện (163,7 triệu USD, tăng 22,7%).
4. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
4.1. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu năm 2019


Những nhóm hàng xuất khẩu chính

- Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất khẩu
trong năm 2019 đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4%, tương ứng tăng 20,49 tỷ USD
so với một năm trước đó.

13


Trong đó các nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng lớn có thể kể đến
như:
+ Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,36 tỷ USD, tương ứng
tăng 21,5%;
+ Hàng dệt may tăng 2,37 tỷ USD, tương ứng tăng 7,8%;
+ Điện thoại các loại tăng 2,16 tỷ USD, tương ứng tăng 4,4%;
+ Giày dép các loại tăng 2,08 tỷ USD, tương ứng tăng 12,8%;
+ Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 1,94 tỷ USD, tương ứng
tăng 11,9%;
+ Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,74 tỷ USD, tương ứng tăng 19,5%;
+ Đá quý kim loại quý và sản phẩm tăng 1,45 tỷ USD, tương ứng tăng 3,3
lần…
- Các nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD năm 2019 gồm:
+ Điện thoại các loại và linh kiện đạt mốc kỷ lục 51,38 tỷ USD, tăng 4,4%
so với năm 2018.
+ Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 35,93 tỷ USD tăng 21,5%

so với năm 2018.
+ Hàng dệt may đạt 32,85 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước.

14


+ Nhóm hàng nơng sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà
phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đạt 16,91 tỷ USD, giảm 4,9% so với
năm trước (tương ứng giảm 876triệu USD).
+ Giày dép các loại đạt 18,32 tỷ USD, tăng 12,8% so với năm 2018.
+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 18,3 tỷ USD, tăng
11,9 % so với năm trước.
+ Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,65 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm trước.


Những nhóm hàng nhập khẩu chính

- Trong cả năm 2019 trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 253,07
tỷ USD. Với kết quả này, trị giá nhập khẩu hàng hóa cao hơn năm 2018 tới
16,2 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8%.
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng chủ yếu như:
+ Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,22 tỷ USD;
+ Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác tăng 3,87 tỷ USD;
+ Ơ tơ nguyên chiếc các loại tăng 1,33 tỷ USD;
+ Than các loại tăng 1,24 tỷ USD; dầu thô tăng 849 triệu USD…

15


- Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận một số nhóm hàng có kim

ngạch giảm mạnh như:
+ Xăng dầu các loại giảm 1,68 tỷ USD;
+ Điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,3 tỷ USD; kim lọai thường và
sản phẩm giảm 1 tỷ USD; lúa mì giảm 455 triệu USD…
- Trong các nhóm hàng nhập khẩu lớn có 5 nhóm đạt kim ngạch từ 10 tỷ
USD trở lên.

16


+ Dẫn đầu tiếp tục là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim
ngạch đạt 51,35 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm 2018.
+ Nhóm hàng lớn thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt
36,75 tỷ USD tăng 11,8% so với năm 2018.
+ Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: Bông, xơ
sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) với kim ngạch 24,13 tỷ
USD, tăng nhẹ 0,9% so với năm trước và đứng vị trí thứ ba.
+ Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đứng vị trí thứ tư với kim
ngạch đạt 15,53 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2018.
+ Nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ USD” thứ 5 là điện thoại các loại và
linh kiện với kim ngạch đạt 14,62 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2018.

4.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu năm 2020
Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản trong
năm 2020 có kim ngạch đạt 14,6 tỷ USD, chiếm 76% tổng giá trị xuất khẩu các
loại mặt hàng. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất là hàng dệt, may, trên 3,5 tỷ
USD.

17



Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng kim
ngạch mạnh nhất là linh kiện, phụ tùng ô tô, tăng 1791% so với tháng trước đó.
Ngồi ra, một số nhóm hàng nhập khẩu chính có kim ngạch tăng phải kể
đến như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 10%; sản phẩm từ
chất dẻo tăng 13%; sản phẩm hóa chất tăng 29%...
Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản trong năm
2020 đạt 15,9 tỷ USD, chiếm 78% tổng trị giá nhập khẩu các mặt hàng. Trong
đó, có ba nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

4.3. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu năm 2021
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2021, nhóm hàng cơng nghiệp chế
biến chiếm 89,2%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước; nhóm hàng nơng
sản, lâm sản chiếm 7,1%, giảm 0,2 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm
2,6%, giảm 0,4 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khống sản chiếm
1,1%, bằng năm trước.

18


Phương tiện vận tải khác và phụ tùng là mặt hàng nhập khẩu có giá trị
tăng mạnh mẽ nhất, cụ thể tăng 7092% so với tháng 4/2021.
Ngồi ra cịn có hai nhóm hàng khác như: thuốc trừ sâu và nguyên liệu
tăng 165%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 139%.
Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản trong 5
tháng đạt 6,7 tỷ USD, chiếm 76% tổng nhập khẩu các mặt hàng. Máy móc,
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là
hai mặt hàng nhập khẩu chính của nước ta.

19



III. Giới thiệu các nét cơ bản về HIệp định AJCEP, VJEPA và
CPTPP
1. Hiệp định AJCEP
1.1. Bối cảnh hình thành AJCEP (ASEAN - Japan Comprehensive
Economic Partnership)
Ngày 8/10/2003, tại Bali (Indonesia), Thủ tướng Nhật Bản Koizumi và
các nhà lãnh đạo của ASEAN đã ký Hiệp định khung về quan hệ đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN - Nhật Bản (CEP).
Tháng 4/2008, ASEAN và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định AJCEP bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 1/12/2008.
Đàm phán về việc sửa đổi AJCEP vào năm 2010 và đạt được thỏa thuận ở
cấp bộ trưởng vào năm 2017. Nhật Bản đã ký Nghị định thư thứ nhất để sửa
đổi AJCEP vào ngày 27/2/2019, trong khi các nước thành viên ASEAN đã ký
văn bản này vào các tháng 3 và 4/2019.
Ngày 1/8/2020, Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) giữa Nhật Bản và năm nước thành
viên Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) đã có hiệu lực.

20


1.2. Danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP
Biểu cam kết của Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dịng thuế (dựa
trên AHTN 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dịng. Số
dịng cịn lại là 37 các dịng thuế CKD ơ tơ (57 dịng) và các dịng thuế khơng
cam kết cắt giảm (562 dịng), cụ thể:
- Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối
với 62,2% số dịng thuế trong vịng 10 năm, trong đó xố bỏ thuế quan ngay

khi Hiệp định có hiệu lực đối với 26,3% dịng thuế và xố bỏ thuế quan sau 10
năm thực hiện Hiệp định (năm 2018) đối với 33,8% dòng thuế. Vào năm 2023
và 2024 (sau 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xóa bỏ 25,7% và
0,7% số dòng thuế tương ứng.
Như vậy, vào năm cuối lộ trình (năm 2025) số dịng thuế được xóa bỏ
thuế quan chiếm 88,6% số dịng thuế trong tồn Biểu cam kết.
- Danh mục nhạy cảm thường (SL) chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy
trì ở mức thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2025.
- Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dịng thuế, được duy trì
mức thuế suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2023).
- Danh mục khơng xóa bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ
sở trong cả lộ trình (C) chiếm 3,3% số dòng thuế.
- Danh mục loại trừ chiếm 6,0% số dòng thuế.
Bảng: Thống kê danh mục cam kết của Việt nam trong AJCEP

21


1.3. Điều kiện hưởng lợi của Hiệp định AJCEP
1.3.1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa
Các điều khoản liên quan đến quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu vực
Thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP) gần như hoàn toàn giống nhau, với tiêu chí chính là hàm lượng giá trị
khu vực 40% hoặc chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số.
Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc
Nhật Bản) nếu:
Trường hợp 1: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một
Bên; hoặc
Trường hợp 2: Được sản xuất tồn bộ tại nước thành viên đó từ các
ngun vật liệu có xuất xứ của một hay nhiều Bên, và đáp ứng tất cả quy định

khác về quy tắc xuất xứ; hoặc
Trường hợp 3: Đáp ứng các quy định về hàng hóa có xuất xứ khơng thuần
túy trong trường hợp sử dụng ngun vật liệu khơng có xuất xứ.
Đối với trường hợp 3, hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy trong Hiệp
định được xác định dựa trên các tiêu chí gồm hàm lượng giá trị nội địa (RVC)
khơng dưới 40%, và công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa đó được

22


thực hiện tại nước thành viên; hoặc chuyển đổi mã số HS của hàng hóa ở cấp 4
số (Quy tắc chuyển đổi nhóm - CTH).
Người xuất khẩu của nước thành viên Hiệp định sẽ được lựa chọn tiêu chí
áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa.
1.3.2. Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch và hàng rào kỹ thuật


Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực

vật
Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
(SPS) trong Hiệp định AJCEP tuân thủ theo Hiệp định về Áp dụng các biện
pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật WTO (Hiệp định
SPS).
Hiệp định AJCEP cũng đề ra thành lập các tiểu ban về các biện pháp vệ
sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật với chức năng: (a) trao đổi
thông tin về các vấn đề liên quan đến các vụ việc về SPS của các Bên và các
nước không phải là các Bên của Hiệp định, và thay đổi hoặc ban hành các quy
định và tiêu chuẩn liên quan đến SPS của các Bên, có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp ảnh hưởng đến thương mại giữa Nhật Bản và nhiều hơn một Quốc gia

thành viên ASEAN là các Bên của Hiệp định; (b) tạo thuận lợi cho quan hệ hợp
tác trong lĩnh vực về các biện pháp SPS, bao gồm nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ
thuật và trao đổi chuyên gia, tùy thuộc các nguồn vốn được phân bổ và các luật
và quy định được áp dụng của mỗi Bên; (c) tiến hành các tham vấn dựa trên
các cơ sở khoa học nhằm xác định và giải quyết các vấn đề cụ thể có thể phát
sinh từ việc áp dụng các biện pháp SPS và là vấn đề chung giữa Nhật Bản và
nhiều hơn một Quốc gia thành viên ASEAN là Bên tham Hiệp định; (d) rà soát
việc thực hiện Chương này; và (e) báo cáo, khi thích hợp, các kết quả hoạt
động lên Ủy ban hỗn hợp.


Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Biện pháp TBT trong Hiệp định AJCEP sẽ áp dụng đối với các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp quy định trong Hiệp định
về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hiệp định WTO.
Sẽ không áp dụng đối với các quy định cụ thể về mua sắm của các cơ
quan chính phủ phục vụ yêu cầu về sản xuất hoặc tiêu thụ của các cơ quan
chính phủ và các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của Hiệp định SPS.
Sẽ hạn chế quyền của một Bên được dự thảo, thông qua và áp dụng các
tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật, ở mức độ cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu
hợp pháp.
23


×