Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mối quan hệ giữa những lĩnh vực xác định giá trị bản thân bên ngoài và hạnh phúc tâm lý của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.99 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 78 (08/2021)
No. 78 (08/2021)
Email: ; Website: />
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG LĨNH VỰC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
BẢN THÂN BÊN NGOÀI VÀ HẠNH PHÚC TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN
The relationship between external contingencies of self-worth
and psychological well-being of students
ThS. Nguyễn Minh Quân
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
TĨM T T
Sinh viên có thể xác định giá trị bản thân dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Theo đó,
một số lĩnh vực xác định giá trị bản thân phụ thuộc vào những hành vi có kết quả từ mơi trường bên
ngồi, chẳng hạn như sự công nhận từ người khác, sự cạnh tranh, năng lực học tập và ngoại hình.
Nghiên cứu trên 728 sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy giá trị bản thân dựa trên những
nguồn bên ngồi có tương quan nghịch với hạnh phúc tâm lý.
Từ khóa: hạnh phúc tâm lý, lĩnh vực giá trị bản thân bên ngoài, sinh viên
ABSTRACT
Students can base their self-worth on many different areas of their life. Accordingly, some
contingencies of self-worth are dependent on the behaviors from the external outcomes such as approval
from others, competition, academic competence and appearance. Research results on 728 students in Ho
Chi Minh City show that self-worth based on external resources is inversely correlated with
psychological well-being.
Keywords: external contingency of self-worth, psychological well-being, student

đặc biệt trong giai đoạn thanh niên sinh


viên khi đây là thời kì phát triển mạnh mẽ
các đặc điểm tâm lý cá nhân. Giá trị bản
thân của sinh viên có thể được dựa trên bảy
lĩnh vực bao gồm: 1) sự công nhận từ
người khác, 2) sự cạnh tranh, 3) năng lực
học tập, 4) ngoại hình, 5) sự hỗ trợ từ gia
đình, 6) phẩm chất đạo đức và 7) niềm tin
tôn giáo (Crocker, Luhtanen, Cooper, &
Bouvrette, 2003). Các lĩnh vực này được
sắp xếp thành một dải liên tục trải từ những
lĩnh vực bên ngoài đến những lĩnh vực bên
trong dựa trên mức độ giá trị bản thân phụ
thuộc vào những hành vi có kết quả từ mơi
trường bên ngồi. Theo đó, các lĩnh vực

1. Đặt vấn đề
Mơ hình hạnh phúc đã được quan tâm
nghiên cứu từ sớm trong các ngành khoa
học xã hội. Theo cách tiếp cận eudaimonic,
hạnh phúc tâm lý được định nghĩa như là
cảm nhận của cá nhân hướng về một cuộc
sống có ý nghĩa và tồn vẹn chức năng con
người (Hidalgo et al., 2010). Theo đó, có
nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến
hạnh phúc tâm lý chẳng hạn như điều kiện
kinh tế, môi trường sống hay các đặc điểm
sinh lý và tâm lý cá nhân.
Cách thức mà cá nhân xây dựng và
bảo vệ giá trị bản thân là một trong những
yếu tố có liên quan đến hạnh phúc tâm lý,

Email:

135


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 78 (8/2021)

xác định giá trị bản thân bên ngồi của sinh
viên có thể bao gồm sự công nhận từ người
khác, sự cạnh tranh, năng lực học tập và
ngoại hình (Crocker, Luhtanen, Cooper, &
Bouvrette, 2003).
Việc xác định giá trị bản thân dựa trên
các lĩnh vực bên ngoài của sinh viên nhiều
khả năng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến hạnh
phúc tâm lý bởi cách thức thiết lập các
chiến lược bảo vệ giá trị bản thân không
phù hợp. Do đó, việc làm rõ mối quan hệ
này là điều cần thiết nhằm góp phần xây
dựng những biện pháp thúc đẩy hạnh phúc
khơng chỉ cho cá nhân mà cịn cho cả một
cộng đồng.
2. Thể thức nghiên cứu
2.1. Công cụ nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thang đo Những
lĩnh vực xác định giá trị bản thân (CWS)
của Crocker, Luhtanen, Cooper và
Bouvrette (2003) bao gồm 35 câu đo lường

7 lĩnh vực quan trọng đối với giá trị bản
thân của sinh viên. Thang đo 7 mức độ
được tính như sau: 1 - hồn tồn khơng
đồng ý, 2 - khơng đồng ý, 3 - không đồng ý

một phần, 4 - phân vân, 5 - đồng ý một
phần, 6 - đồng ý và 7 - hồn tồn đồng ý.
Điểm số được tính ngược lại cho các câu 4,
6, 10, 13, 15, 23 và 30. Bài viết này chỉ sử
dụng kết quả 4 tiểu thang đo các lĩnh vực
bao gồm sự công nhận từ người khác, sự
cạnh tranh, năng lực học tập và ngoại hình.
Để đo lường hạnh phúc tâm lý của sinh
viên, nghiên cứu sử dụng thang đo hạnh
phúc tâm lý (PWS) của Ryff (1989), bản
dịch tiếng Việt của Kiều Thị Thanh Trà
(2018). Thang đo bao gồm 42 câu đo lường
6 chiều kích tự chấp nhận, quan hệ tích cực
với người khác, quản lý mơi trường, tự chủ,
mục đích sống và sự phát triển cá nhân.
Thang đo 6 mức độ được tính từ 1 - hồn
tồn khơng đồng ý, 2 - khơng đồng ý, 3 không đồng ý một phần, 4 - đồng ý một
phần, 5 - đồng ý và 6 - hoàn toàn đồng ý.
Điểm số được tính ngược lại cho các câu 3,
5, 10, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 23, 26, 27,
30, 31, 32, 34, 36, 39 và 41.
Bảng 1 trình bày hệ số tin cậy các
thang đo và bảng 2 trình bày phân chia
mức độ dựa trên điểm trung bình từng mặt.


B ng 1. H số tin c y các thang đo
Thang đo

H số tin c y
(Cronbach's Alpha)

1. Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân của sinh viên (CWS)

0,814

2. Hạnh phúc tâm lý (PWS)

0,865

B ng 2. Phân chia mức độ dựa trên điểm trung bình từng mặt
Mức độ

1 lĩnh vực xác định giá
trị bản thân

1 chiều kích hạnh
phúc tâm lý

Hạnh phúc tâm


Rất thấp

< 11


< 14

< 84

Thấp

11 - 17

14 - 21

84 - 126

Trung bình

17 - 23

21 - 28

126 - 168

Cao

23 - 29

28 - 35

168 - 210

Rất cao


> = 29

> = 35

> = 210

136


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

NGUYỄN MINH QN

hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Sài Gịn, Đại học Tài
ngun và Mơi trường, Đại học Công
nghiệp, Đại học Giao thông và Vận tải, Đại
học Sư phạm kĩ thuật, Đại học Hoa Sen và
Học viện Hành chính Quốc gia.

2.2. Mẫu nghiên cứu
Với phương thức chọn mẫu ngẫu
nhiên, nghiên cứu khảo sát trên 728 sinh
viên các trường Đại học và Học viện trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm
Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã
3. Kết qu nghiên cứu

3.1. Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân bên ngoài của sinh viên
B ng 3. Mức độ những lĩnh vực xác định giá trị b n thân bên ngoài của sinh viên

Lĩnh vực

Điểm
trung bình

Độ
l ch chuẩn

Mức độ

Sự cơng nhận từ người khác

16,31

5,47

Thấp

Sự cạnh tranh

24,01

5,10

Cao

Năng lực học tập

24,48


4,28

Cao

Ngoại hình

20,52

4,26

Trung bình

hơn người khác trong một cuộc thi đấu để
bảo vệ cảm nhận về giá trị bản thân. Đối
với sinh viên có giá trị bản thân phụ thuộc
vào năng lực học tập, cá nhân có thể tự
đánh giá mức độ giá trị bản thân thông qua
điểm số trên lớp, sự thành công hay thất
bại trong một nhiệm vụ học tập hay từ
nhận xét của giảng viên, từ đó thiết lập các
chiến lược nhằm đạt được những cảm nhận
tốt về giá trị bản thân (Crocker, Luhtanen,
Cooper, & Bouvrette, 2003). Bên cạnh đó,
ngoại hình cũng được xem là một lĩnh vực
quan trọng đối với giá trị bản thân trong
giai đoạn lứa tuổi này khi sinh viên dựa
vào sự đánh giá về những đặc điểm trên cơ
thể, cân nặng hay hình dáng để đánh
giá mức độ giá trị bản thân (Crocker,
Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003).

Trong khi đó, sinh viên xác định giá trị
bản thân dựa trên sự công nhận từ người
khác nhạy cảm hơn với những phản hồi
xã hội (Crocker, Luhtanen, Cooper, &

Kết quả khảo sát theo thang đo CWS
của Crocker và cộng sự (2003) cho thấy,
sinh viên xác định giá trị bản thân dựa trên
sự cạnh tranh và năng lực học tập ở mức
cao, trong khi dựa vào ngoại hình ở mức
trung bình. Đáng chú ý, lĩnh vực sự cơng
nhận từ người khác có điểm trung bình
thấp nhất và chỉ đạt mức thấp nhưng có độ
lệch chuẩn cao nhất xét trong bốn lĩnh vực
xác định giá trị bản thân bên ngồi.
Có thể thấy, mức độ xác định giá trị
bản thân dựa trên các lĩnh vực bên ngoài
của sinh viên có sự khác biệt giữa các lĩnh
vực. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
được thực hiện trước đó trên sinh viên Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguyễn Minh Quân, 2018). Theo đó, xét
trong những lĩnh vực bên ngồi, sự cạnh
tranh và năng lực học tập đóng vai trò quan
trọng đối với giá trị bản thân của sinh viên.
Việc dựa trên sự cạnh tranh làm cơ sở thúc
đẩy sinh viên hoạt động nhằm vượt trội
137



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 78 (8/2021)

khác lại có mức độ được sinh viên lựa chọn
sử dụng thấp nhất và có sự khác biệt nhiều
nhất giữa các sinh viên với nhau. Điều này
có thể được giải thích bởi sự hạn chế của
tính tự báo cáo trong thang đo CWS
(Vonk, Radstaak, de Heus, & Jolij, 2019).

Bouvrette, 2003), đặc biệt đối với những
phản hồi từ những mối quan hệ xã hội quan
trọng chẳng hạn như gia đình và bạn bè.
Tuy nhiên, mặc dù có thể sử dụng những
phản hồi xã hội như công cụ để đánh giá
giá trị bản thân, sự công nhận từ người
3.2. Hạnh phúc tâm lý của sinh viên

B ng 4. Mức độ h nh phúc tâm lý của sinh viên

Các
chiều
kích

Biến số

Điểm
trung bình


Độ
l ch chuẩn

Mức độ

H nh phúc tâm lý

165,76

21,286

Trung bình

Tự chấp nhận

26,53

5,16

Trung bình

Quản lý mơi trường

27,76

3,55

Trung bình

Quan hệ tích cực


28,73

4,80

Cao

Tự chủ

26,73

4,76

Trung bình

Mục đích sống

27,13

5,16

Trung bình

Phát triển cá nhân

28,88

4,64

Cao


Kết quả khảo sát theo thang đo PWS
của Ryff (1989) cho thấy, hạnh phúc tâm lý
của sinh viên ở mức trung bình. Xét từng
chiều kích, ngoại trừ hai chiều kích quan
hệ tích cực và phát triển cá nhân ở mức
cao, các chiều kích cịn lại chỉ đạt mức
trung bình. Đáng chú ý, chiều kích tự chấp
nhận có điểm trung bình thấp nhất nhưng
lại có độ lệch chuẩn cao nhất so với các
chiều kích cịn lại.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
trước đó trên sinh viên Thành phố Hồ Chí
Minh (Kiều Thị Thanh Trà, 2018). Điều
này có thể được giải thích bởi sự phát triển
về mặt tâm lý của cá nhân trong giai đoạn
thanh niên sinh viên. Chẳng hạn như, đặc
điểm cởi mở trong nhân cách (Bleidorn &
Schwaba, 2017) thúc đẩy khả năng phát
triển tiềm năng của cá nhân cũng như sự

phát triển mạnh mẽ tình cảm trong các mối
quan hệ xã hội (Hutchison, Leigh, &
Wagner, 2016) đã góp phần giải thích mức
độ cao trong khả năng xây dựng và phát
triển các mối quan hệ. Bên cạnh đó, việc
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau liên
quan đến những đặc điểm nhân cách hay
mơi trường sống của cá nhân khiến chiều
kích tự chấp nhận được đặc trưng bởi mức

độ đánh giá về bản thân cá nhân với đầy đủ
những đặc điểm và sự kiện trong quá khứ
có sự khác biệt giữa các cá nhân nhiều nhất
so với các chiều kích cịn lại.
Trong khi đó, các chiều kích cịn lại
bao gồm quản lý mơi trường, tự chủ và
mục đích sống chỉ đạt mức độ trung bình.
Những thay đổi trong việc học tập, công
việc, nơi ở hay các mối quan hệ xã hội cho
thấy đặc tính khơng ổn định trong giai
138


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

NGUYỄN MINH QN

vẫn cịn phụ thuộc một phần vào gia đình
cũng như chưa hoàn toàn gánh vác những
trách nhiệm xã hội đặt ra cho người trưởng
thành nên khả năng làm chủ điều kiện sống
cũng như sự độc lập và tính tự quyết của
sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế.

đoạn thanh niên sinh viên. Sự không chắc
chắn về tương lai khiến cá nhân nhạy cảm
với những câu hỏi về bản thân hay những
điều có ý nghĩa trong cuộc sống nhiều hơn
so với các nhóm tuổi khác (Lally &
Valentine - French, 2019). Bên cạnh đó, do


3.3. Mối liên hệ giữa những lĩnh vực xác định giá trị bản thân bên ngoài và hạnh
phúc tâm lý của sinh viên
B ng 5. Tương quan Pearson giữa các lĩnh vực xác định giá trị b n thân bên ngồi và
h nh phúc tâm lý của sinh viên
Sự cơng nh n từ
người khác

Sự
c nh tranh

Năng lực
học t p

Ngo i hình

Hạnh phúc tâm lý

- 0,311**

- 0,117**

- 0,048

- 0,173**

Tự chấp nhận

- 0,217**


- 0,107**

- 0,102**

- 0,102**

Quản lý môi trường

- 0,265**

- 0,083**

- 0,058

- 0,128**

Quan hệ tích cực

- 0,161**

- 0,026

0,041

- 0,109**

Tự chủ

- 0,420**


- 0,105**

- 0,156**

- 0,175**

Mục đích sống

- 0,189**

- 0,162**

- 0,024

- 0,159**

Phát triển cá nhân

- 0,177**

- 0,041

0,081*

- 0,113**

Biến số

(**). Có ý nghĩa với  = 0,01; (*). Có ý nghĩa với  = 0,05


Ngoại trừ năng lực học tập, các lĩnh
vực xác định giá trị bản thân cịn lại đa
phần có tương quan nghịch với hạnh phúc
tâm lý ở mức thấp. Xét trong từng lĩnh vực,
giá trị bản thân dựa trên sự công nhận từ
người khác và ngoại hình có tương quan
với tất cả các chiều kích của hạnh phúc tâm
lý. Đặc biệt, sự cơng nhận từ người khác có
tương quan nghịch ở mức trung bình với
chiều kích tự chủ. Bên cạnh đó, sự cạnh
tranh có tương quan nghịch khơng đáng kể
với đa phần các chiều kích hạnh phúc tâm
lý, ngoại trừ chiều kích quan hệ tích cực và
chiều kích phát triển cá nhân. Đáng chú ý,
năng lực học tập tuy có tương quan nghịch

với chiều kích tự chấp nhận và tự chủ
nhưng có tương quan thuận với chiều kích
phát triển cá nhân, tuy mức độ tương quan
khơng đáng kể.
Nhìn chung, đa phần việc xác định giá
trị bản thân dựa trên những lĩnh vực bên
ngồi của sinh viên có tương quan nghịch
với hạnh phúc tâm lý và các chiều kích
cấu thành. Kết quả này góp phần củng cố
những phát hiện trước đó về mối liên hệ
giữa việc xác định giá trị bản thân dựa
trên hành vi có kết quả từ mơi trường bên
ngồi với hạnh phúc cá nhân. Việc lệ
thuộc vào những phản hồi của người khác

khiến cá nhân khơng thể hồn tồn chấp
139


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 78 (8/2021)

cho thấy mối tương quan thuận giữa năng
lực học tập và chiều kích phát triển cá
nhân. Điều này có thể bởi năng lực học tập
còn được xem như một động cơ thúc đẩy
sinh viên trải nghiệm những hoạt động
khác nhau nhằm khám phá những tiềm
năng của bản thân.
4. Kết lu n
Kết quả khảo sát trên 728 sinh viên
cho thấy, xét trong các lĩnh vực xác định
giá trị bản thân bên ngoài theo thang đo
CWS, sinh viên xác định giá trị bản thân
dựa trên các lĩnh vực theo thứ tự từ cao
đến thấp bao gồm năng lực học tập, sự
cạnh tranh, ngoại hình và sự cơng nhận từ
người khác. Bên cạnh đó, hạnh phúc tâm
lý của sinh viên xét theo mơ hình sáu chiều
kích theo thang đo PWS chỉ ở mức trung
bình, tuy có sự khác biệt về mức độ giữa
các chiều kích cấu thành trong đó chiều
kích quan hệ tích cực và phát triển cá nhân
đạt mức cao. Kết quả khảo sát còn cho

thấy đa phần việc xác định giá trị bản thân
dựa trên những lĩnh vực bên ngồi của
sinh viên có tương quan nghịch với hạnh
phúc tâm lý và các chiều kích cấu thành.
Tuy nhiên, mức độ và chiều hướng tương
quan với hạnh phúc tâm lý có sự khác biệt
giữa các lĩnh vực.
Nhìn chung, những lĩnh vực xác định
giá trị bản thân bên ngồi và hạnh phúc
tâm lý có mối quan hệ với nhau, tuy độ
tương quan chỉ ở mức thấp. Điều này có
thể bởi hạnh phúc tâm lý cịn chịu tác động
từ nhiều yếu tố khác nhau không chỉ riêng
những lĩnh vực xác định giá trị bản thân
bên ngồi. Do đó, các nghiên cứu sau cần
tiếp tục làm rõ mối quan hệ giữa giá trị bản
thân và các mơ hình hạnh phúc khác nhau
nhằm góp phần xây dựng những biện pháp
thúc đẩy hạnh phúc cá nhân và cộng đồng
một cách hiệu quả.

nhận những đặc điểm của bản thân và né
tránh tương tác xã hội (Karaşar &
Baytemir, 2018), theo đó làm suy giảm
hạnh phúc tâm lý. Chẳng hạn như sinh
viên xác định giá trị bản thân dựa trên sự
công nhận từ người khác có thể thực hiện
những hành vi nguy hại nhằm đạt được sự
chấp thuận từ nhóm xã hội (Howell et al.,
2014) hoặc với cá nhân sử dụng ngoại

hình làm cơ sở cho giá trị bản thân, việc
thiết lập những lý tưởng về ngoại hình có
thể dẫn đến sự khơng hài lịng về ngoại
hình bản thân và theo đó thúc đẩy việc né
tránh các tương tác xã hội (Dotse &
Asumeng, 2015). Bên cạnh đó, đối với
sinh viên có giá trị bản thân phụ thuộc vào
sự cạnh tranh phải tìm cách để đảm bảo
mức độ vượt trội bằng việc luôn phải so
sánh với những người khác. Do đó thúc
đẩy tần suất thực hiện hành vi gian lận
trong việc học nhiều hơn so với các sinh
viên có giá trị bản thân dựa trên phẩm chất
đạo đức (Niiya, Ballantyne, North, &
Crocker, 2008). Có thể thấy, giá trị bản
thân phụ thuộc vào những lĩnh vực bên
ngoài có thể tác động đến những chiều
kích khác nhau của hạnh phúc tâm lý qua
việc xây dựng những cách thức để bảo
đảm mức độ giá trị bản thân.
Đáng chú ý, mối liên hệ giữa lĩnh vực
năng lực học tập và hạnh phúc tâm lý của
sinh viên có sự khác biệt so với các lĩnh
vực còn lại. Những sinh viên đặt giá trị bản
thân dựa vào năng lực học tập có khả năng
tự chấp nhận và tự chủ thấp hơn, có thể
chịu tác động tiêu cực và xuất hiện các
triệu chứng trầm cảm nhiều hơn khi có
thành tích học tập kém so với những cá
nhân có giá trị bản thân ít đầu tư vào lĩnh

vực này hoặc không gặp phải mối đe dọa
tương tự (Crocker, Sommers, & Luhtanen,
2002). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng
140


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

NGUYỄN MINH QN

Bài viết phục vụ đề tài nghiên cứu "Mối quan hệ giữa giá trị bản thân và hạnh
phúc tâm lý của sinh viên", luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học, Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
TÀI LI U THAM KH O
Bleidorn, W., & Schwaba, T. (2017). Personality development in emerging adulthood. In J.
Specht (Ed.), Personality development across the lifespan (pp. 39–51). Elsevier
Academic Press. />Crocker, J., Luhtanen, R. K., Cooper, M. L., & Bouvrette, A. (2003). Contingencies of
self-worth in college students: Theory and measurement. Journal of Personality and
Social Psychology, 85(5), 894–908. />Crocker, J., Sommers, S. R., & Luhtanen, R. K. (2002). Hopes dashed and dreams
fulfilled: Contingencies of self-worth and admissions to graduate school. Personality
and Social Psychology Bulletin, 28(9), 1275–1286.
/>Dotse, J. E. & Asumeng, M. (2015). Relationship between body image satisfaction and
psychological well-being: The impact of africentric values. Journal of Social Science
Studies, 2(1), 320-342. />Hidalgo, J. L., Bravo, B. N., Martínez, I. P., Pretell, F. A., Postigo, J. M. L., & Rabadán, F.
E. (2010). Psychological well-being, assessment tools and related factors. In I. E.
Wells (Ed.), Psychological well-being (pp. 77-113). Nova Science Publishers.
Howell, J. L., Koudenburg, N., Loschelder, D. D., Weston, D., Fransen, K., De Dominicis,
S., Gallagher, S., & Haslam, S. A. (2014). Happy but unhealthy: The relationship
between social ties and health in an emerging network. European Journal of Social
Psychology, 44(6), 612-621. />Hutchison, B., Leigh, K. T. & Wagner, H. H. (2016). Young adulthood social-emotional

development. In D. Capuzzi & M. D. Stauffer (Eds.), Human growth and
development across the lifespan: Applications for counselors (pp. 415-442). John
Wiley & Sons Inc.
Karaşar, B. & Baytemir, K. (2018). Need for social approval and happiness in college
students: The mediation role of social anxiety. Universal Journal of Educational
Research, 6(5), 919-927. />Kiều Thị Thanh Trà. (2018). Psychological well-being of students in Ho Chi Minh City.
Proceedings: The 6th international conference on school psychology – The role of
school psychology in promoting well-being of students and family. Hà Nội, Việt Nam.
Lally, M. & Valentine-French, S. (2019). Lifespan development: A psychological
perspective (2nd ed.). College of Lake County.
141


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 78 (8/2021)

Nguyễn Minh Quân (2018). Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thư viện Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Niiya, Y., Ballantyne, R., North, M. S., & Crocker, J. (2008). Gender, contingencies of
self-worth, and achievement goals as predictors of academic cheating in a controlled
laboratory setting. Basic and Applied Social Psychology, 30(1), 76–
83. />Ryff, C. D. (1989). Happiness is everything, or is it? Explorations on the meaning of
psychological well-being. Journal of Personality and Social Psychology, 57(6),
1069-1081. />Vonk, R., Radstaak, M., de Heus, P., & Jolij, J. (2019). Ironic effects of feedback on
contingency of self-worth: Why self-reports of contingency are biased. Self and
Identity, 18(2), 183-200. />Ngày nhận bài: 01/10/2020

Biên tập xong: 15/8/2021


142

Duyệt đăng: 20/8/2021



×