Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở và hội nhập như hiện nay, để tồn tại và phát triển
các doanh nghiệp sản xuất thì các doanh nghiệp phải luôn luôn chủ động để
giành lấy lợi thế về sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Thì vấn đề giá cả
dường như được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Vậy để làm thế nào để
giảm giá sản phẩm mà chất lượng không đổi? Kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp vẫn tốt. Như chúng ta đã biết trong kết cấu của sản phẩm thì nguyên
vật liệu chính chiếm tỷ trọng cao nhất. Như vậy để quản lý tốt vấn đề của yếu
tố đầu vào, thì công tác kế toán nguyên vật liệu cần phần thực hiện tốt và
được thay đổi để phù hợp với quy mô cũng như phương thức hoạt động của
công ty. Công tác kế toán tốt khi nó phán ánh thông tin về các yếu tố đầu vào
một cách chính xác và kịp thời. Điều này giúp cho công ty tận dụng tối đa
những gì sẵn có, cũng như đưa ra các phương án kịp thời cho nhu cầu NVL
khi có sự biến động của nhiều yếu tố, như: lạm phát … Kế toán vật tư không
chỉ phục vụ cho công tác quản lý NVL mà còn là tiền đề để hạch toán chi phí
sản xuất và tính gía thành sản phẩm.
Mặc dù được thành lập không lâu, nhưng Công ty Cổ phần Xây dựng
và Tư vấn đầu tư Trường Thành với sản phẩm chính là các công trình xây
dựng mà trong đó NVL chính chiếm tỷ trọng rất lớn thường từ 60 đến 80%
tổng giá trị công trình. Do đó một vấn đề đặt ra là cần phải quan tâm siết xao
hơn nữa tới công tác kế toán NVL. Sự quản lý chặt chẽ trong công tác kế toán
NVL đã giúp cho công ty luôn chủ động được yếu tố đầu vào do đó luôn đảm
bảo cho công trình đạt chất lượng theo quy định, cũng như tiến độ thi công.
Vì những lý do trên nên trong quá trình thực tập tại Công ty em đã rất
chú trọng vào mảng đề tài này và đã chọn để đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện kế toán nguyên liệu - vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng
và Tư vấn đầu tư Trường Thành”. Chuyên đề của gồm ba phần chính:
- Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư
Trường Thành
- Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công
ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành
- Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên
vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư
Trường Thành
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS Nguyễn Năng Phúc đã
tận tình hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề này. Và cảm ơn anh, chị phòng
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tài chính – Kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề và
được tiếp xúc với công tác kế toán thực tiễn, đặc biệt là mảng kế toán NVL.
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG THÀNH
1. Khái quát sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng
và Tư vấn đầu tư Trường Thành.
Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành được sáng
lập bởi các thành viên đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực kinh doanh,
quản lý kinh tế, xây dựng cơ bản và tư vấn giám sát. Ngày 29 tháng 09 năm
2003, công ty chính thức được thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh
số 0103002941 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN ĐẦU
TƯ TRƯỜNG THÀNH
Tên giao dịch: TRUONG THANH INVESTMENT CONSULTANT
AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TRUONG THANH., JSC
Trụ sở: 42B Phạm Hồng Thái – phường Trúc Bạch – quận Ba Đình –
Hà Nội
Điện thoại: 04 7164251; 04 7160648 Fax: 7160648
Email:
Tài khoản: số 431101.13.0008 tại chi nhánh Phan Đình Phùng của ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam
Mã số thuế: 0101417840 chi cục thuế Ba Đình
Về vốn kinh doanh:
- Vốn điều lệ: 29.000.000.000 đ
- Vốn lưu động: 5.000.000.000 đ
Sau khi thành lập công ty đã quy tụ được nhiều cán bộ, kỹ sư đã có
nhiều năm kinh nghiệm trong thi công công trình, đã có thâm niên công tác
nhiều năm ở các Công ty xây dựng – Tổng công ty Nhà nước, đã từng thi
công với các công trình với trình độ chuyên môn cao và tham gia thi công
cùng với nhiều chuyên gia nước ngoài đến từ Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Để
góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước và nền kinh tế, cũng
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
như giải quyết vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân giải quyết vấn đề
thất nghiệp. Trên cơ sở đó công ty đã quy tụ được những người có tâm huyết
với công việc. Với mục đích trên công ty đã không ngừng phấn đấu để hoàn
thiện cho chính mình. Tiêu chí hoạt động của Công ty là luôn tìm tòi và bỗi
dưỡng những người có tâm huyết, sáng tạo, có năng lực thi công và quản lý
thi công giỏi để xây dựng các công trình đảm bảo được chất lượng – kỹ thuật
cao theo yêu cầu của công trình. Chính điều này đã góp phần đưa hình hình
Công ty ngày một vươn xa hơn và gây dựng được uy tín từ khách hàng.
Cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề của Công ty,
Công ty còn có các đơn vị liên doanh có đủ năng lực, kinh nghiệm và thiết bị
thi công hiện đại để thi công các loại công trình.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây
dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty là xây dựng các công trình
giao thông, công trình công nghiệp, dân dụng và tham gia tư vấn đầu tư. Cụ
thể hoạt động của Công ty là:
- Lập dự án, khảo sát và thi công các công trình
- Tư vấn giám sát các công trình xây dựng cơ bản, tư vấn đầu tư dự án
( không bao gồm thiết kế công trình).
- San lấp mặt bằng.
- Sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng.
- Khai thác đá công trình.
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, kinh doanh bất động sản.
- Lắp đặt thiết bị, trang trí nội, ngoại thất công trình.
- Buôn bán thiết bị máy móc xây dựng, thiết bị giao thông, thiết bị văn
phòng, thiết ngành công nghiệp.
- Đại lý mua, bán và ký gửi hàng hóa.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội trợ triển lãm.
- Tư vấn đầu tư tài chính.
- Sản xuất, chế biến buôn bán hàng nông, lâm, thủy sản, hàng thủ công
mỹ nghệ.
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Kinh doanh chế biến khoáng sản ( trừ khoáng sản nhà nước cấm )
Cùng với yêu cầu gắt gao của các hạng mục công trình thì Công ty đã
không ngừng đầu tư vào trang thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh
với các Công ty khác và đặc biệt là đảm bảo chất lượng công trình cũng như
tiến độ thi công.
2.2. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất
Sản phẩm chính của công ty là công trình xây dựng, vật kiến trúc … có
quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản
phẩm xây lắp lâu dài… sản phẩm được sản xuất tại nơi đặt sản phẩm ( địa
điểm xây dựng). Với đặc thù như thế, nên việc quản lý và hạch toán sản phẩm
xây lắp phải tiến hành lập dự toán ( dự toán thiết kế và dự toán thi công).
Trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp phải luôn tiến hành so sánh với dự
toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời đối với một số công trình có quy
mô lớn, rủi ro cao công ty phải mua bảo hiểm cho công trình đó.
Mặt khác, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn xe, máy móc,
thiết bị thi công, người lao động … phải di chuyển theo địa điểm đặt sản
phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật
tư rất phức tạp do ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên, thời tiết nên dễ hư
hỏng mất mát…
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận
với chủ đầu tư ( giá đấu thầu ).
Khi trúng thầu công trình sẽ giao khoán từng phần việc cho các đội sản
xuất hoặc toàn bộ công việc cho một đội sản xuất (điều này phụ thuộc vào
quy mô của từng công trình), tuy nhiên do nhiều công trình đòi hỏi nhiều
phần việc mà các tổ đội và phòng ban công ty không thể đáp ứng được công
ty sẽ thuê khoán bên ngoài. Trên cơ sở xác định đúng đối tượng để tính giá
thành sản phẩm xây lắp và lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp.
2.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp có thể phân làm ba
khâu như sau ( tuy nhiên tùy theo từng công trình mà có thể phân thành nhiều
khâu khác nhau cho phù hợp ): Dọn dẹp mặt bằng; thi công xây dựng (phần
thô) và hoàn thiện công trình. Trong mỗi khâu lại phân ra làm nhiều công
đoạn khác nhau. Chẳng hạn như trong khâu thi công phần thô, gồm: Đào đắp
thông thường; đắp bao; thi công cống; làm nền móng, dựng côpha, bêtông,
cốt thép …
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với những đặc thù trên ta có thể mô hình hóa quy trình công nghệ sản
phẩm xây lắp như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây dựng
Ghi chú: Trong phần thi công phần thô thì tùy từng công trình xây dựng mà
thứ tự quy trình có thể khác nhau.
3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu
tư Trường Thành
Mặc dù đã có nhiều biến động về nhân sự, nhưng đến thời điểm hiện
nay Công ty vẫn hiện có 181 người – không kể công nhân các tổ đội ( không
có sự thay đổi về số người so với năm 2006 ).
Về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, để thuận
tiện cho việc quản lý và điều hành, toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất được
bố trí sắp xếp thành từng phòng ban, phân xưởng để đáp ứng nhu cầu chuyên
môn hóa ngày càng cao trong thi công cũng như theo dõi và hạch toán kinh tế.
Trong mỗi phòng ban, trưởng phòng có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp và phân
công nhiệm vụ cho từng nhân viên của phòng mình. Nhân viên phòng ban
phải thường xuyên báo cáo cho lãnh đạo trực tiếp mình. Các lãnh đạo được
phân công phụ trách thì có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch để giải
quyết công việc của mình. Có thể khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
như sau:
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
6
Dọn dẹp mặt
bằng
Thi công xây dựng
( phần thô)
Hoàn thiện công
trình
Đào đắp thông thường
Đắp bao
Thi công cống
Làm nền móng, dựng
cốppha, đổ bê tông –
cột thép, sơn tường …
Kết cấu mặt đường,
sơn kẻ mặt đường, lắp
thiết bị chiếu sáng
Tạo cảnh quan môi
trường
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Xây dựng
Phó Tổng giám đốc
Giao thông cầu đường
Giám đốc Tài chínhGiám đốc kỹ thuật Giám đốc kinh doanh
Xưởng thiết kế Các phòng ban
Phòng Tư
vấn giám
sát
Phòng
Hành chính
& Tổ chức
Phòng Tài
chính – Kế
toán
Phòng Kế
hoạch &
Đầu tư
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Về chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
• Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị mọi hoạt động của công ty, các
kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình.
• Ban kiểm soát: được lập ra với mục đích theo dõi và tổng kết các hoạt
động của công ty trong suốt nhiệm kỳ ( gồm : Trưởng ban và 2 ủy viên )
• Tổng giám đốc: Giữ vai trò chỉ đạo chung và là người đại diện hợp
pháp của công ty chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty.
• Phó tổng giám đốc: Giúp việc cho Tổng giám đốc trong phạm vi quyền
hạn được giao
• Giám đốc kỹ thuật : Phụ trách mảng thiết kế và giám sát thi công công
trình, cũng như phụ trách vấn đề tư vấn kỹ thuật.
• Giám đốc kinh doanh : Phục trách hoạt động thương mại của công ty
như: lập kế hoạch kinh doanh, thiết lập các mối quan hệ với các đối tác
trong việc tham gia đấu thầu , triển khai các dự án của công ty. Tìm
hiểu và đánh giá nhu cầu của thị trường trong lĩnh vực xây dựng cũng
như các lĩnh vực liên quan.
• Kế toán trưởng : Quản lý chung về hoạt động tài chính của công ty
cũng như tình hình nhân sự của công ty.
Giúp việc cho giám đốc các tổ đội là các phòng chức năng có trách
nhiệm theo dõi giám sát các báo cáo các phần hành công việc được giám đốc
giao cho, cụ thể:
• Phòng Tài chính – Kế toán : có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
một các đầy đủ , kịp thời , chính xác , đúng nguyên tắc – chuẩn mực và
phương pháp quy định. Thu thập, phân loại tổng hợp số liệu thông tin
về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng hợp số liệu và lập
báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho cấp quản trị, đề xuất các ý
kiến về tình hình tài chính với giám đốc hội đồng thành viên.
• Phòng tư vấn giám sát: có nhiệm vụ tham gia giám sát các công trình
và tư vấn về hoạt động giám sát công trình theo yêu cầu của dự án.
• Xưởng thiết kế : có nhiệm vụ thiết kế các công trình theo nhiệm vụ
được giao. Đồng thời tư vấn cho cho phòng tư giám sát về những mô
hình mới và những yêu cầu trong thiết kế thi công giúp nâng cao năng
lực tư vấn giám sát cho phòng tư vấn giám sát.
• Phòng Hành chính và Tổ chức : có nhiệm vụ tuyển dụng và quản lý
nhân sự của công ty. Quản lý tài sản của công ty, tổ chức hoạt động liên
quan đến việc ký kết các dự án, tổ chức hội họp của công ty …
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác tổ
chức quản trị nhân sự theo sự chỉ đạo của Giám đốc công ty
Nhiệm vụ: Nghiên cứu nắm bắt tình hình nhân sự, xây dựng các trương
trình đào tạo nhân lực, tham mưu chi Giám đốc về các hoạt động của
công ty…
• Phòng Kế hoạch và Đầu tư : Lập dự án, hồ sơ đấu thầu, marketing dự
án, tìm kiếm các dự án và đối tác tiềm năng, quảng cáo giới thiệu về
các hoạt động của công ty.
4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu
tư Trường Thành
4.1. Nhiệm vụ của phòng Kế toán
Phòng Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ:
• Phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
• Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán trong công ty, phân tích
các số liệu và cung cấp các thông tin một cách chính xác và kịp thời
cho ban lãnh đạo công ty.
• Vận dụng linh hoạt và phù hợp các chính sách và chế độ tài chính của
Nhà nước vào công tác kế toán của công ty.
• Định kỳ có nhiệm vụ lập Báo các tài chính theo đúng nguyên tắc và
quy định.
Để thực hiện nhiệm vụ đó thì phòng Tài chính – Kế toán được tổ chức theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy Kế toán
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
9
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
vật tư
Kế toán
quỹ
Kế toán
thanh
toán
Kế toán tại các đội
Kế toán
tiền
lương
Chú giải:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ chuyên môn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
- Kế toán trưởng: Là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế
toán của công ty. Kế toán trưởng chỉ đạo việc thực hiện công tác kế toán theo
đúng quy định của Luật kế toán Việt Nam và các quy định liên quan khác của
Nhà nước. Tổng hợp các thông tin kinh tế, tài chính kế toán nhằm đáp ứng kịp
thời cho nhu cầu của cấp trên
- Kế toán tổng hợp:
Theo dõi các tài khoản về nguồn vốn và quỹ, như: Nguồn vốn kinh
doanh, lãi chưa phân phối, các quỹ …
Từ các chứng từ gốc kế toán tổng hợp ghi sổ tổng hợp, cuối tháng đối
chiếu với sổ kế toán chi tiết các phần hành kế toán cụ thể khác.
Cuối mỗi tháng xác định kết quả kinh doanh báo cáo kế toán trưởng.
Định kỳ lập Báo cáo tài chính theo quy định, gồm: Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
Ngoài ra kế toán tổng hợp còn phải lập một số báo cáo khác theo yêu
cầu của cơ quan chức năng như cơ quan thuế.
Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ cái các Tài khoản của công ty
Kế toán vật tư có nhiệm vụ:
• Lập phiếu nhập kho
• Lập phiếu xuất kho
• Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư
• Theo dõi chất lượng và giá cả hàng nhập trong kỳ
• Tính giá hàng xuất trong kỳ
• Lập báo cáo hàng tồn kho theo từng tháng
Kế toán quỹ: có nhiệm vụ lập các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, xác
định cho các đơn vị nhận và cấp phát tiền khi có lệnh của người có thẩm
quyền. Theo dõi và hạch toán các quỹ chi tiêu, quỹ khen thưởng và quỹ phúc
lợi của công ty.
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình kế toán thanh toán
khách hàng của công ty. Các sổ kế toán sử dụng là: Sổ chi tiết các tài khoản
131, 141, 331, 333, 311, 138,338.
Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính lương, thưởng, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, thanh toán các khoản phải trả, phải thu liên quan tới cán bộ
công nhân viên trong công ty. Hàng tháng lập các bảng kê phân bổ tiền lương
và các khoản trích theo lương. Cuối tháng lập bảng thanh toán tiền lương, sử
dụng Sổ chi tiết các Tài khoản 334, 338 ( 3382, 3383, 3384 ).
Kế toán các đội: có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ liên quan tới đội
của mình và chuyển chứng từ đó lên Phòng Tài chính – Kế toán để kế toán
của công ty hạch toán và ghi sổ lập Báo cáo tài chính.
4.3. Hệ thống chứng từ và hình thức sổ kế toán tại Công ty cổ phần Xây
dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành
Hệ thống chứng từ hiện nay công ty sử dụng là các mấu sổ do Bộ Tài
chính ban hành ( Kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính ) và các Chứng từ khác theo hướng dẫn cùa Bộ
Tài chính.
Hệ thống tài khoản sử dụng theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán
Việt Nam. Ngoài ra công ty còn mở rộng ra các Tài khoản con để tiện cho
việc quản lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Về hình thức kế toán tại công ty:
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh và trình độ năng lực của nhân
viên kế toán. Công ty áp dụng hình thức “ Nhật ký chung” không sử dụng
Nhật ký đặc biệt. Do đó, trừ Nhật ký đặc biệt ra, công ty sử dụng đầy đủ các
mẫu sổ theo quy định của Bộ Tài chính.
Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
11
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hệ thống tài khoản: Sử dụng theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế
toán Việt Nam ( ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QUYếT ĐịNH-
BTC ). Ngoài ra để tiện cho việc quản lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh của công ty. Công ty đã mở thêm nhiều hệ thống tài khoản nhỏ.
Hệ thống Báo cáo tài chính:
Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn đầu tư Trường Thành thực hiện
đầy đủ các Báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của
ngành. Hệ thống Báo cáo Tài chính của công ty được lập dựa vào Hệ thống
báo cáo ban hành theo Luật kế toán và Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/3006 thay thế cho Quyết định trước đó là Quyết định số
1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 cùa Bộ Tài chính.
Hệ thống Báo cáo Tài chính của công ty bao gồm:
• Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
• Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
• Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
Báo cáo tài chính do Kế toán tổng hợp lập và được Kế toán trưởng và
Tổng giám đốc duyệt định kỳ. Riêng đối với công ty cổ phần Xây dựng và Tư
vấn đầu tư Trường Thành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là chủ yếu nên
việc thu hồi vốn phụ thuộc rất nhiều vào chủ đầu tư, do đó việc lập Báo cáo
tài chính lên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép lập Báo cáo tài
chính vào thời điểm đầu năm, đồng thời phải lập Báo cáo về hoạt động sàn
xuất kinh doanh năm trước và phương hướng, nhiệm vụ năm nay cho cấp trên
duyệt.
5. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Cùng với sự lỗ lực phấn đấu không ngừng để theo kịp và hội nhập với
nền kinh tế năng động như hiện nay. Công ty đã thu được nhiều thành quả khá
tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như trong công tác quản lý,
dưới đây là một số chỉ tiêu khái quát:
Biểu số 1: Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất và kinh doanh trong những
năm gần đây
Đơn vị: VNĐ
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
1. Tổng tài sản 243,154,680,108 200,009,024,346
- Tài sản ngắn hạn 134,939,057,478 138,465,389,693
- Tài sản dài hạn 108,215,622,630 61,543,634,653
2. Tổng doanh thu 167,898,160,669 191,522,769,041
3. Nộp ngân sách 534,070,572 1,220,477,774
4. Lợi nhuận sau thuế 1,407,524,345 3,138,371,420
5. Tổng lao động ( người ) 184 181
6. Thu nhập bình quân ( tháng ) 3,452,523 3,514,835
Từ bảng số liệu trên, TSNH năm 2006 so với năm 2005 tăng:
138,465,389,693 - 134,939,057,478 = 3,526,332,215 đồng, với số tương đối
tăng 2,61%. Sự tăng lên này chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền
tăng đáng kể so với năm 2005 là 10,688,844,646 đồng, trong khi đó các
khoản phải thu giảm 4,099,597,831 đồng. Đây là một tín hiệu tốt đối với công
ty nhất là trong công tác thu tiền tránh trường hợp vốn bị lạm dụng và điều
này tạo điều kiện tốt hơn cho vấn đề sử dụng vốn của công ty.
Về TSDH thì năm 2006 giảm so với năm 2005 là: 61,543,634,653 -
108,215,622,630 = -46,671,987,977 đồng, với số tương đối giảm 43,12%.
Nguyên nhân chính của việc giảm giá trị TSDH là do một lượng lớn chi phí
xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành và bàn giao cho khách hàng, cụ thể là
giảm 46,426,790,950 đồng.
Tổng doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 191,522,769,041 -
167,898,160,669 = 23,624,608,372 ( đồng ), với số tương đối tăng 14,07%.
Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty, có được điều này là do công ty đã chú
trọng nhiều hơn tới công tác quản lý thi công công trình và tổ chức sản xuất
kinh doanh, mặt khác chất lượng của các công trình ngày càng được nâng cao
hơn, do đó đã được khách hàng chấp nhận nhiều hơn.
Hàng năm Công ty đã đóng góp rất nhiều vào ngân sách, năm 2006
tăng so với năm 2005 là: 1,220,477,774 - 534,070,572 = 686,407,202
( đồng ), có được điều này là do hiệu quả kinh doanh của công ty tốt hơn. Lợi
nhuận sau thuế năm 2006 so với năm 2005 tăng: 3,138,371,420 -
1,407,524,345 = 1,730,847,075 (đồng), với số tương đối tăng 122,97%. Về số
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lượng tuy không nhiều, nhưng về quy mô thì đây lại là một tín hiệu tốt, chứng
tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty những năm qua là rất tốt.
Số lượng công nhân của công ty năm 2006 giảm só với năm 2005 là 3
người. Nguyên nhân của sự cắt giảm này là do trước đó bộ máy chưa phù
hợp, còn cồng kềnh, nên Công ty tinh giảm để giảm những chi phí không cần
thiết và đồng thời tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có. Điều này giúp cho
mức lương bình quân tăng lên: 62312 đồng. Đây cũng là một lỗ lực rất tốt của
Công ty.
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG THÀNH
1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty
1.1. Đặc điểm
Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và một số lĩnh vực khác
nhưng sản phẩm cuối cùng lại rất đa dạng và điều này phụ thuộc vào quy mô
thiết kế từng công trình – hạng mục công trình. Theo đánh giá thì giá trị
nguyên vật liệu chiếm khoảng 60 – 80% giá trị công trình của Công ty. Do
đó, nguồn NVL của Công ty chủ yếu do Công ty tự khai thác hoặc mua ngoài
( trong nước và nhập khẩu ), cũng có thể là do khách hàng giao cho theo thỏa
thuận trước đã ký trong hợp đồng.
Nguồn NVL mua ngoài, gồm:
- NVL sử dụng trong nước: xi măng, sắt thép, cát đá xây dựng, sơn, gỗ
ván, gạch xây dựng, bê tông, vật tư điện nước, trang trí nội thất …
- NVL nhập khẩu: Vật liệu xây dựng như: gạch ceramic, cáp điện tấm
lợp, thiết bị vệ sinh, tấm trần kim loại, thang máy ….; Hàng trang trí
nội – ngoại thất, như: tấm trần, thảm, tấm ốp trang trí, tấm masonate,
ván ép, vách ngăn nhà vệ sinh …
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Công ty đã tận dụng những NVL
sẵn có trong nước nhằm hạ bớt giá thành công trình mà vẫn không làm giảm
chất lượng theo cam kết. Đây cũng là một lỗ lực rất lớn của Công ty nhằm
hạn chế việc phụ thuộc vào NVL nhập khẩu. Mặt khác, nắm bắt được nhu cầu
của khách hàng về chất lượng công trình không chỉ bền chắc mà còn phải
mang tính thẩm mỹ cao: tiện nghi và đẹp. Để đáp ứng được những nhu cầu
đó, Công ty đã không ngừng tìm kiếm những NVL đầu vào mới nhằm đáp
ứng kịp thời cho công việc, cũng như tạo ra những lợi thế nhất định cho công
việc.
Ngoài ra, chi phí xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động giá
cả vật liệu xây dựng, như: sắt – thép, xi măng, cát, gạch … khi có sự gia tăng
giá đột biến của vật liệu xây dựng thì ảnh hưởng rất lớn tới NVL đầu vào, do
đó tác động lớn tới các hợp đồng thi công dài hạn đã ký và có thể ảnh hưởng
tới quá trình thì công công trình có khi bị đình trệ do vốn không đủ đáp ứng
kịp thời. Nên công tác quản lý và hạch toán NVL rất quan trọng đối với Công
ty nhằm theo dõi kịp thời số lượng tồn kho và chi phí NVL đầu vào cho các
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công trình cũng như đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm tận
dụng được NVL khi giá chưa bị đẩy lên quá cao cũng như đáp ứng kịp thời
cho công tác thi công, đảm bảo tiến độ công trình.
1.2. Phân loại nguyên vật liệu
NVL mà Công ty sử dụng rất đa dạng và phong phú về chủng loại và
quy cách, mỗi loại lại có những vai trò khác nhau khi thi công công trình –
hạng mục công trình. Vì vậy, để quản lý hiệu quả các NVL này thì Công ty
Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành tiến hành phân loại NVL
theo công dụng của chúng, cụ thể như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là những NVL sau khi được chế biến sẽ cấu
thành nên thực thể của mỗi sản phẩm xây lắp ( công trình – hạng mục
công trình ). NVL chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị mỗi
công trình, như: Sắt – thép, xi măng, gạch, đá, cát …
- Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá
trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với NVL chính làm tăng chất
lượng, mẫu mã của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công
cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu
kỹ thuật, nhu cầu quản lý, như: Sơn, dầu, vecsni …
- Nhiên liệu: Là những thư vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng
trong quá trình sản xuất, kinh doanh, như: xăng dầu, khí đốt …
- Phụ tùng thay thế: Gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để
thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, như:
vòng bi, vòng điện …
- Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên.
Chủ yếu là các loại phế liệu thu được trong quá trình thi công hay từ
việc thanh lý TSCĐ.
2. Tính giá nguyên vật liệu
Với đặc thù của ngành xây dựng là NVL thường được nhập về theo nhu
cầu tại công trình đang xây dựng và cũng được sử dụng ngay chứ không lưu
kho lâu ngày. Do đó, Công ty áp dụng phương pháp tính giá cho NVL nhập
kho và NVL xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh. Công ty áp
dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2.1. Tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Tất cả các NVL đầu vào của Công ty do tự khai thác hoặc mua ngoài
( trong nước và nhập khẩu) được tính theo giá thực tế (giá gốc). Cụ thể giá
thực tế NVL nhập kho được xác định như sau:
Trường hợp 1: Mua trong nước
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giá thực tế (giá gốc) ghi sổ gồm giá trị mua NVL không bao gồm VAT
đầu vào [ là giá ghi trên hóa đơn của người bán sau khi đã trừ đi các khoản
triết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, cộng với các
khoản chi phí gia công, hoàn thiện ] và các khoản chi phí thu mua liên quan (
như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho bãi … ).
Giá thực tế NVL
nhập kho
=
Giá mua ghi trên hóa đơn
(không có VAT)
+
Chi phí thu mua
liên quan
Ví dụ:
Theo tài liệu của Công ty ngày 05/07/2007 nhập kho 20 tấn xi măng
Hoàng Thạch (loại Xi măng PCB.40) theo Hóa đơn số 7349 ngày 04/07/2007
của C.ty Hà Giang vật liệu xây dựng với giá ghi trên Hóa đơn là 890,909
đồng/tấn ( giá chưa bao gồm VAT). Chi phí vận chuyển 1,800,000 đồng
Khi đó:
Giá thực tế Xi măng nhập kho = 20 x 890,909 + 1,800,000 = 19,618,180 đồng
Như vậy, đơn giá nhập kho thực tế của Xi măng Hoàng Thạch
(PCB.40) là 980,909 đồng/tấn.
Trường hợp 2: Nhập khẩu nguyên vật liệu
Trong trường hợp này, giá thực tế NVL nhập kho được tính như sau:
Giá thực tế NVL nhập kho gồm giá hóa đơn ( không gồm VAT), thuế nhập
khẩu, chi phí khoán và chi phí liên quan. Trong đó, giá hóa đơn là giá CIF của
lô hàng nhập khẩu; chi phí khoán là phần trả cho Trung tâm thương mại để
thanh toán các chi phí mua hàng nhập khẩu ( như: Chi phí mở L/C, chi phí
vận chuyển, chi phí bốc dỡ …), chi phí khoán trả theo thỏa thuận từng lô
hàng. Theo đó, giá được tính theo công thức sau:
Giá thực tế
NVL nhập
kho
=
Giá hóa đơn
( không có VAT)
+
Thuế
nhập
khẩu
+
Chi phí
khoán
+ Chi phí liên quan
Chi phí liên quan ở đây bao gồm: chi phí kho bãi, vận chuyển, bốc dỡ
… Trong đó chi phí khoán và chi phí liên quan sẽ được phân bổ theo giá trị
NVL nhập khẩu, nếu lô hàng đó chỉ phục vụ cho một công trình thì công ty
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phân bổ luôn giá thành sản phẩm ( tức Chi phí NVL trực tiếp – TK 621) trong
thời gian đó. Còn nếu nhập khẩu cho nhiều công trình hạng mục thì toàn bộ
chi phí đó sẽ được phần bổ theo tiêu thức trên ( tức không tính vào luôn giá trị
sản phẩm mà tính vào giá trị thực tế nhập kho của NVL). Trên thực tế, thì
Công ty chưa hề nhập khẩu bất kỳ NVL nào, có chăng chỉ mua lại của các
Công ty thương mại khác.
2.2. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Do nguyên vật liệu sử dụng cho thi công công trình – hạng mục nào thì
do các đội thi công công trình đó mua và chuyển thẳng tới tận chân công trình
đó, cho nên NVL xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh.
Tức là, khi xuất NVL thuộc lô hàng nào thì sẽ căn cứ vào số lượng xuất kho
và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó.
3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty
3.1. Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
Đối với kế toán chi tiết NVL đòi hỏi phải phản ánh đúng giá trị, số
lượng, chất lượng của từng loại NVL một cách chặt chẽ, trung thực về tình
hình nhập – xuất – tồn. Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường
Thành đã sử dụng các loại chứng từ sau:
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01 – VT )
- Phiếu xuất kho ( mẫu 02 – VT )
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( mẫu 03 – VT )
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( mẫu 04 – VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư ( mẫu 05 – VT )
- Thẻ kho ( mẫu S12 – DN )
- Bảng kê mua hàng (mẫu 06 – VT)
3.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Kế toán chi tiết NVL thực chất là việc ghi chép của thủ kho tại kho và
của kế toán tại phòng kế toán. Với mục đích chính là theo dõi, ghi chép sự
biến động nhập – xuất – tồn kho của từng loại NVL nhằm cung cấp những
thông tin chi tiết, kịp thời, chính xác số lượng, giá trị vật liệu để quản trị từng
danh điểm vật tư.
Vì hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên nhu cầu NVL của Công ty là
phụ thuộc vào từng công trình và giai đoạn thi công công trình, do đó công
tác hạch toán chi tiết phải đảm bảo theo dõi được tình hình nhập – xuất – tồn
kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị của từng loại NVL, phải tổng hợp được
tình hình luân chuyển và tồn của từng loại NVL theo từng kho, bãi.
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để tiến hành hạch toán chi tiết NVL, Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư
vấn đầu tư Trường Thành sử dụng phương pháp thẻ song song nhằm tận dụng
những ưu điểm của nó, đó là: đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối
chiếu, dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập – xuất – tồn của
từng loại NVL một cách kịp thời và chính xác.
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL tại Công ty theo phương pháp
thẻ song song
Nội dung hạch toán chi tiết:
Tại kho:
Thủ kho sử dụng Thẻ kho để theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho
của từng loại NVL tại từng kho, bãi về mặt số lượng.
Hàng ngày khi nhận được Chứng từ nhập, xuất NVL thủ kho tiến hành
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của Chứng từ rồi xác định số thực nhập, thực
xuất rồi căn cứ vào đó để ghi vào Thẻ kho. Sau khi ghi chép đầy đủ vào Thẻ
kho thì Thủ kho gửi Chứng từ nhập, xuất kho cho Kế toán vật tư. Thẻ kho
được lập chi tiết cho từng loại NVL.
Cuối tháng Thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và tồn cuối kỳ của từng
loại NVL trên Thẻ kho và đối chiếu số liệu với Kế toán chi tiết NVL.
Tại phòng kế toán:
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
20
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng tổng
hợp nhập –
xuất – tồn
Kế toán
tổng hợp
Sổ (thẻ ) kế
toán chi tiết
Phiếu xuất kho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kế toán mở sổ kế toán chi tiết NVL ghi chép sự biến động nhập – xuất
– tồn của từng loại NVL cả về hiện vật và giá trị. Định kỳ sau khi nhận được
các Chứng từ nhập, xuất kho NVL do Thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn
giá, tính thành tiền và phân loại Chứng từ, đồng thời vào sổ kế toán chi tiết
NVL tương ứng.
Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại
NVL, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết NVL với
Thẻ kho tương ứng. Sau đó, căn cứ vào sổ kế toán chi tiết NVL kế toán lấy số
liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL.
Dưới đây là một số biểu mẫu Chứng được sử dụng tại Công ty Cổ phần
Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành:
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu số 2:
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
22
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 4 tháng 7 năm 2007Mẫu số: 01 GTKT-3LL
Ký hiệu: AK/2007B
N
o
: 007349
Đơn vị bán hàng: C.ty Hà Giang vật liệu xây dựng
Địa chỉ: Nguyễn Thái Học, tổ 7, P.Trần Phú
Số tài khoản:
Điện thoại: 019866245 MS:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Nam
Tên đơn vị: C.ty cổ phần xây dựng và tư vấn đầu tư Trường Thành
Địa chỉ: 42B, Phạm Hồng Thái, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Séc MS:
STTTên hàng hoá, dịch vụĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành
tiềnABC123=1x2 1 Xi măng
PCB.40 tấn 20 890909 17818180
Cộng tiền hàng: 17818180Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1781818
Tổng cộng tiền thanh toán: 19599998Số tiền viết bằng
chữ: mười chín triệu năm trăm chín mươi chín ngàn chín trăm chín mươi tám
đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
0 1 0 0 2 5 8 6 4 1
0 1 0 1 4 1 7 8 4 0
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu số 3:
Đơn vị:Công ty CP Xây dựng & tư vấn đầu tư
Trường Thành
Điạ chỉ: 42B Phạm Hồng Thái, Trúc Bạch, Ba
Đình, HN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Ngày 5 tháng 7 năm 2007 Số: 53
Căn cứ …… số…… ngày …… tháng … năm …. của ………………
Ban kiểm nghiệm gồm:
+ Ông/bà: Lê Thị Yến Trưởng ban
+ Ông/bà: Nguyễn Thị Ngọc Huyền Uỷ viên
+ Ông/bà: Hoàng Trần Hiệp Uỷ viên
S
T
T
Tên, nhãn hiệu, qui
cách, phẩm chất vật tư,
sản phẩm, hàng hóa
Mã
số
Phương
thức
kiểm
nghiệm
Đơn vị
tính
Số
lượng
theo
chứng
từ
Kết quả kiểm nghiệm
Ghi
chú
Số lượng
đúng quy
cách,
phẩm chất
Số lượng
không
đúng quy
cách,
phẩm chất
1 Xi măng PCB.40 tấn 20 20 0
Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: Xi măng đúng chủng loại, số lượng, đảm bảo
đúng chất lượng theo quy định
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã ký Đã ký Đã ký
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu số 4:
Đơn vị:Công ty CP Xây dựng & tư vấn đầu tư
Trường Thành
Điạ chỉ: 42B Phạm Hồng Thái, Trúc Bạch, Ba
Đình, HN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BẢNG KÊ MUA HÀNG
Ngày 15 tháng 7 năm 2007
Quyển số: 7
Số: 5
Họ và tên người mua: Nguyễn Như Thành Nợ: 1521
Bộ phận (phòng, ban): Đội công trình số 2 Có: 1111
S
T
T
Tên, qui cách, phẩm
chất hàng hoá (vật tư,
công cụ…)
Địa chỉ mua hàng
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
A B C D 1 2 3
1 Sắt Φ8
Cửa hàng vt tổng hợp Trần
Phú - số 32 Trần Phú, thị xã
Hà Giang – HG Kg 300 8,810 2,643,000
2 Sắt Φ12 Như trên Cây 25 92,381 2,309,525
Cộng 4,952,525
Tổng số tiền (viết bằng chữ):bốn triệu chín trăm năm mươi hai ngàn năm
trăm hai mươi năm
* Ghi chú:
Người mua Kế toán trưởng Người duyệt mua
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã ký Đã ký Đã ký
Trong một số trường hợp, do một số NVL trong quá trình thi công bị
thiếu không nhiều, do đó Công ty đã chủ động mua ngoài chủ yếu là các cửa
hàng vật tư gần nơi thi công công trình. Nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu
công việc.
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thủ tục kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu:
Do đặc thù công việc nên tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu
tư Trường Thành việc nhập kho diễn ra ngay tại chân công trình. NVL sử
dụng cho thi công công trình - hạng mục là do các đội thi công mua là chính,
một số NVL do Công ty đặt mua trước và NVL được chuyển tới tận chân
công trình không qua kho của Công ty ( có thể nói kho bãi của Công ty chính
là ngay tại chân công trình ). Trước khi nhập kho ban kiểm nghiệm sẽ tiến
hành kiểm tra quy cách, số lượng … của NVL, trên cơ sở đó tiến hành lập
Biên bản kiểm nghiệm. Trong trường hợp số NVL đạt yêu cầu đã quy định,
thì Bộ phận quản lý vật tư của công trình sẽ tiến hành lập Phiếu nhập kho.
Nếu xảy ra trường hợp NVL không đạt yêu cầu theo quy định thì sẽ tiến hành
xử lý như sau: Đề nghị người giao hàng mang hàng trở về để đổi lấy vật tư
khác theo đúng thoả thuận. Hoặc Ban kiểm nghiệm ghi rõ trên Biên bản kiểm
nghiệm số lượng vật tư thoả mãn quy định và số lượng không đảm bảo theo
đúng quy định. Số NVL không đạt quy cách này Thủ kho sẽ không nhập kho
mà kiến nghị lên lãnh đạo và chờ ý kiển chỉ đạo của cấp trên.
Phiếu nhập kho được lập thành ba liên, có đầy đủ chữ ký của Thủ kho,
người mua hàng, kế toán trưởng hay Thủ trưởng đơn vị.
• Liên 1: Lưu tại cuống
• Liên 2: Giao cho Thủ kho giữ để ghi Thẻ kho
• Liên 3: Giao cho người giao hàng giữ
Định kỳ từ 5 đến 6 ngày Thủ kho giao lại Phiếu nhập kho cho phòng
Kế toán nguyên vật liệu để vào Sổ kế toán chi tiết.
Có thể mô hình hoá thủ tục nhập kho như sau:
Sơ đồ 6: Quy trình luân chuyển Chứng từ nhập kho NVL
Cao Văn Thuận
Kế toán tổng hợp 46B
25
Nghiệp
vụ nhập
Người
giao
hàng
Đề
nghị
nhập
Ban
kiểm
nghiệm
Lập
biên
bản
KNVT
Bộ
phận
quản
lý vật
tư
Lập
phiếu
nhập
kho
Thủ
kho
Nhập
NVL
Kế
toán
Ghi sổ
kế
toán
Lưu trữ
và bảo
quản
chứng
từ