Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Yen bai nang cao hieu qua...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 2 trang )

Yên Bái: Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn
FSC
Ngày 25/3/2021

Là 1 trong 4 tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước, những năm qua, Yên
Bái đã phát huy tiềm năng, thế mạnh nghề rừng, phấn đấu trở thành trung tâm chế
biến lâm sản công nghệ cao của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã hỗ trợ nhân dân tham gia vào chuỗi giá trị sản
xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ có chứng chỉ FSC và bước đầu đem lại hiệu quả, thu
hút nhiều hộ và các hợp tác xã (HTX) tham gia.
Những ngày này, công nhân tại xưởng gỗ của HTX Bình Minh, xã Phú Thịnh,
huyện Yên Bình đang hăng say lao động sản xuất cho kịp đơn hàng cung cấp cho Cơng ty
cổ phần Lâm nghiệp Hịa Phát. Từ khi tham gia trồng rừng theo tiêu chuẩn Quốc tế FSC,
các thành viên HTX được tập huấn và áp dụng hiệu quả quy trình trồng, chăm sóc, khai
thác rừng tránh làm hư hại môi trường; không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị
cấm lưu hành theo quy định của FSC.
Đồng thời, HTX là đơn vị trung gian thu mua gỗ rừng trồng cho thành viên theo
giá thị trường và liên kết với Công ty cổ phần Lâm nghiệp Hòa Phát để bao tiêu sản
phẩm. Từ hiệu quả bước đầu mang lại, các thành viên HTX yên tâm trồng rừng, đặc biệt
là tuân thủ nghiêm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí trồng rừng FSC nên sản phẩm gỗ chất
lượng tốt, giá thành ổn định, doanh thu HTX đạt 200 triệu đồng/tháng.
Theo đó, HTX khơng chỉ giúp các thành viên phát triển kinh tế bền vững từ rừng
mà còn tạo việc làm cho từ 10 - 20 lao động địa phương với mức lương từ 7 - 8 triệu
đồng/người/tháng.


Những hộ tham gia trồng rừng FSC cho biết, giá trị kinh tế từ trồng rừng FSC cao
gấp 2 đến 2,5 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Không chỉ tạo sự khác biệt về kinh tế mà tại
những cánh rừng FSC khơng cịn rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, ý thức của người


trồng rừng trong bảo vệ mơi trường được nâng lên; tình trạng đốt thực bì trước khi trồng
cây cũng giảm hẳn.
Bà Lương Thị Khơi ở thôn Đồng Tâm, xã Phú Thịnh chia sẻ: "Trước đây, gia đình
cũng có tham gia vài dự án trồng rừng, nhưng đến Dự án FSC này thấy khả quan nhất.
Tham gia Dự án, chúng tôi đã thay đổi được tư duy trồng rừng từ việc đào hố, đặt cây
giống, bón phân, bảo vệ, theo dõi, đo đếm q trình phát triển của cây cho đến tuổi khai
thác, tiêu thụ sản phẩm. Trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp rừng phát triển nhanh
hơn, độ tuổi khai thác từ 7 - 10 năm; nhờ đó, giá trị từ gỗ mang lại cao hơn hẳn”.
Hiện, tồn tỉnh có 8.000 ha rừng trồng keo lai được cấp chứng chỉ quản lý rừng
bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản trị rừng FSC ở 3 huyện: Trấn Yên 2.000 ha,
Lục Yên 3.000 ha, Yên Bình 3.000 ha. Yên Bái đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ che phủ
rừng đạt 65%, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm đạt trên 500.000 m3; tồn
tỉnh có trên 500 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng... Đây là cơ sở để Yên Bái trở thành trung
tâm chế biến gỗ rừng trồng quy mô lớn với công nghệ hiện đại.
Hiện, tỉnh đang quy hoạch lại, tập trung phát triển mạnh và nâng cao chất lượng
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ sinh
học trong sản xuất giống phục vụ mục tiêu trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả đối với nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh; thu hút doanh nghiệp có
thế mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững…; hình thành các khu, cụm công nghiệp
gắn với vùng nguyên liệu chế biến lâm sản, thu hút đầu tư chế biến cơng nghệ cao, phát
triển sản phẩm có thương hiệu trên thị trường trong nước, quốc tế; phấn đấu đến năm
2030 hình thành vùng rừng trồng gỗ lớn bằng lồi cây keo tai tượng, keo lai mô giống
mới với quy mô trên 27.000 ha.
Cùng với các chính sách như: giao đất, giao rừng, triển khai có hiệu quả các dự án
trồng rừng, các thành phần kinh tế được khuyến khích trồng và phát triển rừng thì trồng
rừng theo tiêu chuẩn FSC đã, đang là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển.
Nhờ đó, diện tích rừng của tỉnh tăng nhanh, đời sống người dân ngày càng được nâng
cao; đồng thời, góp phần khơng nhỏ vào việc triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Chứng chỉ rừng FSC là chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, do Hội đồng

Quản trị rừng quốc tế đã xây dựng với bộ 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. Để có được
chứng nhận đạt chuẩn FSC, các nhà sản xuất sản phẩm có nguồn gốc từ rừng phải cung
cấp và chứng minh bằng các hồ sơ, tài liệu chi tiết về: nguồn gốc sản phẩm không nằm
trong danh sách cấm; các chương trình đã triển khai và bản kế hoạch chi tiết về việc khai
thác và trồng mới rừng; các chương trình hành động nhằm đảm bảo lợi ích xã hội, mơi
trường và lợi ích cho người dân bản địa. Chứng nhận FSC có giá trị trong 5 năm và được
chấp nhận trên quy mơ tồn cầu bởi tính uy tín và xác thực của nó.
Hồng Duyên
Nguồn : />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×