Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng iso 14000 ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.6 KB, 30 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Thiên nhiên quanh ta luôn bị đe doạ bởi thiên tai như núi lửa, động
đất, cháy rừng, sự di chuyển của các núi băng ở hai cực thậm chí sự oanh
tạc của những mảnh thiên thạch từ bên ngoài trái đất. Thế nhưng ảnh
hưởng của những tác động này đến môi trường đều được khắc phục ngay
sau đó do thiên nhiên có khả năng phục hồi rất kỳ diệu để đạt tới trạng thái
cân bằng.
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu tới nay, những hoạt động
của con người đã gây ra các tác động ghê gớm đến thiên nhiên tới mức
vượt quá khả năng tự phục hồi kỳ diệu của nó. Như vậy, các hoạt động
nhân tạo của con người đã gây ra những tác động khủng khiếp tới điều kiện
tự nhiên và môi trường. Tiếc rằng chỉ khoảng mấy chục năm trở lại đây,
con người mới chú trọng đến bảo vệ môi trường sống của chính mình sau
hàng loạt thảm hoạ do chính con người gây ra. Các thảm hoạ đó đã làm
môi trường ở những vùng lân cận ô nhiễm cao độ.
Ngày nay khi nền công nghiệp phát triển rộng khắp thế giới, vấn đề ô
nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng. Vấn đề bảo vệ môi trường đã
trở thành vấn đề cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn- ISO 14000- Hệ thống quản lý môi
trường là một giải pháp hữu hiệu vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo được
sự phát triển bền vững.
Trước tình hình đó trong bài viết này tôi xin đi sâu vào nghiên cứu đề
tài: ISO 14000 và các vấn đề áp dụng ở Việt Nam. Nội dung chính của đề
tài bao gồm:
Phần một: Những lý luận chung về bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
Phần hai: Thực trạng của việc áp dụng ISO 14000 ở Việt Nam.
Phần ba: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng ISO 14000 ở
Việt Nam.
1
Lần đầu tiên thực hiện đề tài nên bài viết khó tránh khỏi thiếu sót và
hạn chế nhất định. Do đó tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của


các thầy cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo
trong khoa Quản trị KDCN & XDCB và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Việt
Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm đề tài này.
Hà nội, ngày 15 tháng 11 năm 2001
SV: Trần Thị Lan Anh
2
PHẦN MỘT: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ TIÊU
CHUẨN ISO 14000.
I. ISO VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000.
1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) là một tổ chức phi chính phủ
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá. Hiện nay ISO có trên 120 thành
viên là các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, Việt Nam tham gia là thành
viên đầy đủ của (ISO) từ năm 1977 và đang có sự tham gia ngày càng tích
cực vào các hoạt động của tổ chức này.
2. Việc xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý môi trường của ISO.
Trong những năm 1980 ISO đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ tiêu
chuẩn hoá- một vấn đề quản lý quan trọng của một tổ chức/ doanh nghiệp
là quản lý chất lượng. Đây là lần đầu tiên ISO đã mạnh dạn đi vào lĩnh vực
tiêu chuẩn hoá không mang bản chất kỹ thuật hoặc là khoa học một cách
thuần tuý. Ban kỹ thuật TC176 về đảm bảo chất lượng và quản lý chất
lượng được thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn đầu tiên về quản lý chất
lượng và đến năm 1987 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về đảm bảo chất lượng đã
được ISO ban hành.
Có thể nói đây là một bộ tiêu chuẩn đã mang lại tiếng tăm và thành
công nhất trong lịch sử của ISO, đa số các quốc gia trên thế giới đã chấp
nhận các tiêu chuẩn ISO 9000 thành các tiêu chuẩn quốc gia trong đó có
Việt Nam để đưa vào áp dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên ngoài ý nghĩa
về xây dựng một hệ thống quản lý hữu hiệu trong doanh nghiệp nhằm nâng

cao chất lượng sản phẩm, ISO 9000 như chúng ta thấy đã trở thành các yêu
cầu đối với thương mại và nhiều khi đã trở thành điều kiện mua hàng của
các nhà nhập khẩu đối với các nước xuất khẩu.
Vào cuối những năm 1980, đã có nhiều tranh luận trong ISO về việc
quyết định xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế cho những vấn đề đang
3
gây tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn công cộng như vấn đề môi trường.
Có thể nói đây là bước đột phá đối với chủ nghĩa bảo thủ truyền thống của
ISO về đối tượng tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên các yếu tố bổ sung sau đây
cùng với sự thành công của ISO 9000 đã dẫn tới việc ISO đã quyết định
vào cuộc trong cuộc xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường.
3. Trọng tâm của các vấn đề môi trường quốc tế.
Trong cùng thời kỳ, khi mà ISO đang gặt hái được các kết quả khá
quan trọng trong việc đưa ra áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000 về chất
lượng thì trên diễn đàn môi trường thế giới đang diễn ra nhiều sự kiện gây
xôn xao nhiều giới chức của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Sự huỷ
hoại tầng ozôn, sự nóng lên toàn cầu, sự phá rừng nghiêm trọng và các vấn
đề môi trường khác đã được đăng tải trên trang của các báo tạp chí trên
toàn thế giới và nó đã được xem như là các vấn đề mang tính toàn cầu. Đại
diện của nhiều quốc gia có quan tâm đã gặp nhau tại Montreal-Canada vào
năm 1987 để soạn thảo ra các thoả thuận nhằm ngăn cản việc sản xuất ra
các hoá chất gây phá huỷ tầng ozôn như CFC việc làm giảm tính đa dạng
sinh học cũng đã gây ra sự lo ngại của cộng đồng quốc tế và một loạt các
yêu cầu đối với vấn đề này đã được công bố. Trong thực tế đã có một
phong trào thể hiện sự mong muốn của các quốc gia có được sự quan tâm
tốt hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường cuả trái đất.
Một yếu tố khác vào thời điểm này đã gây nhiều sự quan tâm là quốc
tế chưa có một chỉ số tông hợp để đánh giá sự cố gắng nỗ lực của một tổ
chức/ doanh nghiệp trong việc đạt được thành quả bảo vệ môi trường một
cách liên tục và đáng tin cậy. Chính loại chỉ số này đã hình thành nên tiêu

chuẩn ISO14001 về hệ thống quản lý môi trường -là tiêu chuẩn có thể sử
dụng để bên thứ ba độc lập có thế đánh giá một cách khách quan sự phù
hợp giữa các cam kết của tổ chức/ doanh nghiệp với các quy định của pháp
luật về các vấn đề cũng như đánh giá các tác động lên môi trường của hoạt
động sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức/ doanh nghiệp và tất nhiên nó
được dùng để xây dựng hoặc cải thiện hệ thống Quản lý môi trường của họ.
4
Nói tóm lại sự thành công của ISO 9000 và sự nổi lên cuả các vấn đề
môi trường đã dẫn đến việc ISO thực sự bắt đầu các công việc xem xét đến
diễn đàn môi trường.
Tuy nhiên chỉ đến năm 1991, ISO mới thực chất khởi sự công việc
này. Vào năm đó, Liên hợp quốc đã công bố về việc tổ chức hội nghị môi
trường và phát triển (UNCED) tại Riode Janero-Brazil vào năm 1992. Trên
cơ sở các yêu cầu của ban tổ chức UNCED, ISO đã kêu gọi các thành viên
tình nguyện tham gia nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE).
SAGE đã quyết định vào giữa năm 1992 rằng đây là thời điểm thích hợp
cho ISO bắt tay vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi
trường và quyết định này đã được thông báo rộng rãi tại UNCED.
Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức
vào tháng 6 năm 1992 tại Riode Janero-Brazil đã đặt ra các vấn đề khẩn cấp
về môi trường và bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu và hội nghị chính
là sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến quyết định của ISO về vấn đề
tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực quản lý môi trường. Một quyết định không dễ
dàng.
Trong bối cảnh đó và căn cứ vào những khuyến nghị của SAGE, năm
1993, ISO đã quyết định thành lập Ban kỹ thuật ISO/ TC207 về Quản lý
môi trường, với nhiệm vụ đặt ra là soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế về
Quản lý môi trường bao gồm các tiêu chuẩn hệ thống và công cụ quản lý
môi trường, về các phương pháp xác định tác nhân gây ô nhiễm, giá trị giới
hạn đối với chất thải, tác động của công nghệ/ sản phẩm đối với môi

trường. Các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực Quản lý môi trường được tập
hợp theo số đăng ký chung thành bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14000.
II. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ISO 14000.
1. Bộ ISO 14000 đề cập đến các lĩnh vực.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế
bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để
5
thiết lập nên hệ thống Quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường
một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc
Quản lý môi trường nhằm thiết lập hệ thống Quản lý môi trường và cung
cấp các công cụ hệ thống hỗ trợ có liên quan như kiểm tra đánh giá môi
trường, nhãn môi trường, phân tích chu trình sống của sản phẩm, các khía
cạnh môi trường trong tiêu chuẩn về sản phẩm cho các doanh nghiệp và
tổ chức cơ sở khác về quản lý sự tác động về các hoạt động của họ đối với
môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam
kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ
người sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lý.
Bộ ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống Quản lý môi trường (Enviromental Management System-
EMS)
- Kiểm tra đánh giá môi trường (Enviromental Auditing- EA)
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Enviromental Performance
Evaluation - EPE)
- Nhãn môi trường (Environmental Labelling - EL)
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA)
- Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm
(Environmental Aspects in Product Standards - EPAS)
Theo lộ trình của ban kỹ thuật TC207 thì Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

với những nội dung trên được cấu trúc thành 3 mảng chính sau:
a. Hệ thống quản lý bao gồm 2 tiêu chuẩn chính là:
- ISO14001- Hệ thống quản lý môi trường -Qui định và hướng dẫn sử dụng.
- ISO 14004- Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về
nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.
6
b. Các công cụ đánh giá và kiểm tra định hướng tổ chức, trước mắt
gồm 6 tiêu chuẩn về đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)
và kiểm tra đánh giá môi trường (EA).
c. Các công cụ hỗ trợ định hướng sản phẩm sẽ bao gồm 10 tiêu chuẩn
về đánh giá chu trình sống (LCA) và nhãn môi trường (EL).
2. Hình dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000 theo quan điểm đánh giá theo
sơ đồ.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được ban hành để áp dụng cho các nhà sản
xuất, dịch vụ, các tổ chức cơ sở lớn và nhỏ trên phạm vi toàn cầu có xem
xét đến các yếu tố của khu vực phát triển và đang phát triển của thế giới
một cách thích hợp và chấp nhận được đối với bất kỳ tổ chức cơ sở không
phân biệt loại, hình thức hoạt động hoặc vị trí. Bộ tiêu chuẩn này cũng xem
xét đến các điều kiện và phát triển kinh tế trong toàn bộ quá trình phát
triển. Hệ thống luật quốc gia trên toàn cầu cũng được xem xét tới ở những
chỗ có thể được ví dụ như đã xem xét đến sự bắt buộc của luật pháp và của
toà án về các vấn đề có liên quan

Hình 1.Đánh giá tổ chức, đánh giá sản phẩm.
7
Đánh giá kết quả hoạt động
môi trường
Đánh giá chu trình sống của
sản phẩm
ISO 14000 – Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường

Kiểm tra đánh giá môi trường Ghi nhãn môi trường
Hệ thống quản lý môi trường Các khía cạnh môi trường trong
các tiêu chuẩn về sản phẩm

Hình 2. Các tiêu chuẩn về đánh giá tổ chức.
8
ISO 14000 các tiêu chuẩn về đánh giá tổ chức
Đánh giá kết quả
hoạt động môi
trường (EPE)
-ISO 14031
Quản lý môi
trường -Đánh giá
kết quả hoạt động
môi
trường.Hướng
dẫn.
-ISO 14032
Quản lý môi
trường -Đánh giá
kết quả hoạt động
môi trường.Ví dụ
minh hoạ sử dụng
ISO 14031.
Hệ thống Quản
lý môi trường
(EMS)
-ISO 14001
Hệ thống Quản
lý môi trường.

Quy định v à
hướng dẫn sử
dụng.
-ISO 14004
Hệ thống Quản
lý môi trường.
Hướng dẫn
chung về nguyên
tắc, hệ thống v à
kỹ thuật hỗ trợ.
Kiểm tra đánh giá(KTĐG)
môi trường.
-ISO14010
Hướng dẫn KTĐG môi
trường. Những nguyên tắc
chung.
- ISO 14011
Hướng dẫn KTĐG môi
trường. Các thủ tục KTĐG
Phần 1: KTĐG hệ thống
Quản lý môi trường.
- ISO 14012
Hướng dẫn KTĐG môi
trường các chuẩn cứ về trình
độ đối với các đánh giá viên
môi trường về hệ thống
Quản lý môi trường.
-ISO 14015
Đánh giá môi trường tại hiện
trường v trong doanh à

nghiệp.
ISO14050 Quản lý môi trường -Thuật ngữ v à định nghĩa

Hình 3:Các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
Trong số các tiêu tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 nêu trên,
tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) là quan trọng
nhất.Các tiêu chuẩn còn lại là các công cụ hỗ trợ cho thực hiện hệ thống
9
ISO 14050 Quản lý môi trường –Thuật ngữ v à định nghĩa.
ISO 14000 các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm
Các khía cạnh
môi trường
trong các tiêu
chuẩn về sản
phẩm(EPAS)
-ISO guide 64
Hướng dẫn đưa
các khía cạnh
môi trường v o à
các tiêu chuẩn
sản phẩm.
-ISO/TR14061
Thông tin trợ
giúp cho các cơ
sở khai thác chế
biến lâm sản sử
dụng.Các tiêu
chuẩn về hệ
thống quản lý
môi trường v à

ISO 14004.
Ghi nhãn môi
trường (EL)
-ISO 14020
Nhãn môi trường
v sà ự công bố –
Các nguyên tắc
chung.
-ISO 14021
Nhãn môi trường
v sà ự công bố-Các
yêu cầu môi
trường tự công bố.
-ISO 14024
Nhãn môi trường
v sà ự công bố-Ghi
nhãn môi trường
kiểu 1.Các thủ tục
v nguyên tà ắc.
-ISO 14025
Nhãn môi trường
v sà ự công bố.Công
bố môi trường kiểu
III.Các thủ tục v à
nguyên tắc hướng
dẫn.
Đánh giá chu trình
sống(LCA)
-ISO 14040
Quản lý môi trường-Đánh

giá chu trình sống.Các
nguyên tắc v khuôn khà ổ.
_ISO 14041
Quản lý môi trường
-Đánh giá chu trình –
Mục tiêu v à định
nghĩa/phạm vi v phân à
tích kiểm kê.
_ISO 14042
Quản lý môi trường
-Đánh giá chu trình.Đánh
giá tác động của chu trình
sống.
-ISO 14043
Quản lý môi trường
_Đánh giá chu trình. Giải
thích đánh giá chu trình
sống.
_ISO 14048
Quản lý môi trường
-Đánh giá chu trình. Dữ
liệu đánh giá chu trình
sống.
Quản lý môi trường và phần lớn trong số đó là loạt tiêu chuẩn mang tính
hướng dẫn.
3. Tiêu chuẩn ISO 14001.
ISO 14001 là tài liệu quy định các yêu cầu đối với hệ thống Quản lý
môi trường trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Nó bao gồm các yếu tố của hệ
thống Quản lý môi trường mà các tổ chức/ doanh nghiệp muốn được chứng
nhận (đăng ký) phù hợp với các tiêu chuẩn phải thoả mãn. Các chức năng

cơ bản của ISO 14001 tương tự như đối với ISO 9001, ISO 9002 và ISO
9003 trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được gọi là các tài liệu về yêu cầu đối
với hệ thống quản lý.
Các yếu tố của hệ thống Quản lý môi trường được chi tiết hoá trong
ISO 14001 phải được áp dụng lập thành văn bản và thực hiện sao cho cơ
quan đăng ký, chứng nhận bên thứ ba có thể xác minh và cấp đăng ký,
chứng nhận trên cơ sở của các bằng chứng xác thực rằng tổ chức cơ sở đã
áp dụng một cách tốt và có thể duy trì hệ thống Quản lý môi trường được.
ISO 14001 cũng thiết kế cho các tổ chức cơ sở muốn công bố sự phù hợp
với tiêu chuẩn cho các bên thứ hai có ý định sẵn sàng chấp nhận việc tự
công bố mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.
Thách thức chính đối với cả tổ chức/ doanh nghiệp áp dụng ISO
14001 lẫn cơ quan đăng ký, chứng nhận-người sẽ kiểm tra đánh giá sự phù
hợp là tính thống nhất trong việc thể hiện các yêu cầu.
4. Cơ cấu của hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14001.
Hệ thống Quản lý môi trường là một phần hệ thống quản lý chung của
tổ chức doanh nghiệp. Nó bao gồm cả cơ cấu, kế hoạch, các hoạt động,
trách nhiệm, thực hành, các thủ tục quy trình, các quá trình và các nguồn
lực để xây dựng và áp dụng, đạt tới, xem xét lại và duy trì chính sách môi
trường, các yếu tố của hệ thống quản lý được thể hiện trong hình vẽ sau.
10










Hình 4: Mô hình hình chóp của hệ thống Quản lý môi trường.
Khi xem xét theo cơ cấu hình chóp ta có thể dễ thấy được các yếu tố ở
các nấc thấp nhất của hệ thống quản lý môi trường là các khối mang ý
nghĩa hỗ trợ cho các khối bên trong mối quan hệ thống nhất. Và việc đạt
được sự cải thiện liên tục không thể thực hiện đựơc nếu thiếu tất cả các
khía cạnh của hệ thống Quản lý môi trường tại chỗ, hệ thống Quản lý môi
trường được thiết kế để cung cấp cho các tổ chức, cơ sở một cơ cấu và
phương thức tiếp cận hệ thống đến Quản lý môi trường nói chung.
III. TẠI SAO BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 LÀ QUAN TRỌNG.
1. Về thương mại.
Ngay từ thời điểm bắt đầu, tiêu chuẩn ISO 14000 đã nhận được sự ủng
hộ mạnh mẽ từ phía các nhà công nghiệp, bởi vì chúng hứa hẹn một khả
11
Cải tiến liên tục
Cam kết v chính sách môi trà ường
Các mục đích môi trường v mà ục tiêu,
chỉ tiêu môi trường
Chương trình quản lý môi trường
Đánh giá kiểm tra v h nhà à
động khắc phục
Xem xét lai của lãnh đạo
năng hỗ trợ cho thương mại và gỡ bỏ rào cản trong thương mại. Trong
những năm gần đây có sự gia tăng các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực
trong lĩnh vực quản lý môi trường. Ví dụ như một số tiêu chuẩn về quản lý
của Châu Âu tương tự như tiêu chuẩn của Anh BS 7750 (1992) về hệ thống
Quản lý môi trường, vô số các tiêu chuẩn của Hội tiêu chuẩn Canada
(CSA) về quản lý môi trường, kiểm tra đánh giá, ghi nhãn, thiết kế đối với
môi trường, đánh giá rủi ro, đặt mua Nước Mỹ cũng ban hành hàng tá các
tiêu chuẩn kỹ thuật dưới sự tài trợ của hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ
(ASTM) đề cập đến các nhu cầu trong thử nghiệm và giám sát môi trường

có liên quan đến sự phát triển và kiểm soát ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nói chung các tiêu chuẩn này có nhiều mâu thuẫn về nội
dung và quan điểm nên đã gây ra khuynh hướng thành kiến nghiêm trọng
trên thương trường quốc tế. Sự mâu thuẫn này là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến việc trực tiếp phải hài hoà tiêu chuẩn của các nước và các tổ chức/
doanh nghiệp có liên quan. Sự gia tăng các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực
đã dẫn đến sự hỗn độn (trong trường hợp tốt) và tạo ra các rào cản trong
thương mại (trong trường hợp xấu hơn).
Vì ISO 14000 là các tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng theo nguyên
tắc thoả thuận nên các tài liệu này sẽ phục vụ cho việc thống nhất quan
điểm của các nước trong các tiếp cận của họ đối với nhãn sinh thái, quản lý
môi trường và đánh giá chu trình sống. Các tiếp cận thống nhất này sẽ gỡ
bỏ các hàng rào thương mại và như vậy nó sẽ hỗ trợ cho thương mại.
2. Các hiệp định thương mại và trừng phạt thương mại.
ISO 14000 có tiềm năng đóng một vai trò chính trong việc hình thành
một phương thức mới đối với xem xét các khía cạnh môi trường trong các
hiệp định thương mại. Và trong thực tế, việc xem xét môi trường đã tăng
cường vai trò của các tiêu chuẩn trên trong cuộc đàm phán thương mại
quốc tế gần đây, vòng đàm phán Uruguay về hiệp định chung về thuế quan
và thương mại (GATT). Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vừa mới được
thành lập và hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã mở rộng
việc đàm phán về sự liên hệ giữa môi trường và thương mại. Việc tìm kiếm
12
các ý tưởng và phương pháp tiếp cận đến việc xem xét giải quyết sự căng
thẳng tự nhiên giữa hai mục tiêu này đã nổi lên như là một hoạt động đáng
kể trong số các nhà kinh tế và thương mại.
Cuộc tranh luận trong phạm vi quốc tế đã dẫn đến việc chấp nhận sử
dụng sự trừng phạt thương mại chống lại các đơn vị không phù hợp với các
mong đợi về môi trường hoặc là với tiêu chuẩn của các bên thương mại
khác hoặc cộng đồng thế giới nói chung. Các nước có tiêu chuẩn cao hơn

thường bảo vệ hoặc là chất lượng môi trường chung của họ hoặc là đối tác
thương mại ít có liên quan hơn. Các cuộc đàm phán này đã được diễn ra rất
khó khăn do rất nhiều lý do bao gồm cả những lý do động chạm đến các
vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, sự thoả thuận một cách khoa học và sự
miễn cưỡng chung, ràng buộc các lợi thế lớn lao về thương mại tự do mà
một số các bên tin tưởng vào đó là những quan điểm chính trị hoặc là chủ
quan về chất lượng các vấn đề của cuộc sống, giá trị văn hoá hoặc là các sự
nhạy cảm về các nhà hoạt động môi trường.
ISO 14000 đã đưa ra một cách tiếp cận hứa hẹn ra nghị quyết về các
vấn đề liên quan đến thương mại và môi trường phụ thuộc vào nó yêu cầu
cái gì, ISO 14001 có thể được sử dụng như một chỉ số của sự cam kết và
mong muốn của đất nước đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường thông qua việc
quản lý môi trường tốt hơn trong các tổ chức cơ sở và xí nghiệp của nước
này. Lợi thế của phương pháp này có sức thuyết phục vì nó tránh được tất
cả các cạm bẫy nêu trên về việc thiết lập và tác động từ bên ngoài đối với
các mức kết quả hoạt động đã được xác định. Việc phản ứng thông thường
về chủ quyền, thoả thuận khoa học và sự làm mất đi các giá trị văn hoá
không gắn với hệ thống quản lý và tất nhiên nó không đưa tới các mức độ
sử dụng cho các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động.
3. Đạt được sự nhất trí về ý thức môi trường mới.
Một lý do khác làm cho ISO 14000 trở thành quan trọng là nó thúc
đẩy việc thực hành quản lý môi trường trên cơ sở toàn cầu. Chúng cũng
dẫn đến một mức độ hiểu biết và khả năng trao đổi quốc tế và chăm sóc và
quản lý môi trường được cải thiện đáng kể.
13
4. Nhu cầu đối với các tiêu chuẩn quốc tế.
Trước khi ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã có một số tiêu chuẩn về
quản lý môi trường và không có một tiêu chuẩn nào trong số đó được tất cả
các nước thừa nhận. Một thực tế là sự nhất trí quốc tế đã đạt được về một
vấn đề tương đối là nhạy cảm này là đáng kể và mang tính kế thừa và như

vậy bộ tiêu chuẩn ISO 14000 sẽ đóng vai trò đáng kể trong sự tiến trình về
môi trường của hành tinh chúng ta. Chúng sẽ tiến tới một giai đoạn thuận
lợi hơn do nhu cầu của thương mại quốc tế như đã nói ở phần trên cũng
như sự nhận thức ngày càng tăng rằng các quy định mệnh lệnh và kiểm tra
có thể phải chấm dứt và những tiến bộ tiếp theo sẽ đòi hỏi có một sự thay
đổi cơ bản trong chiến lược về môi trường.
5. Thuật ngữ chung.
Để đáp ứng cho nhu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế theo nguyên tắc
thoả thuận, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cung cấp cho chúng ta các thuật ngữ
chung về môi trường. Có thể cho rằng bộ tiêu chuẩn ISO14000 đã thiết lập
một ngôn ngữ về quản lý môi trường. Vì tiêu chuẩn được quốc tế công
nhận nên ta có thể dễ dàng đi đến bất cứ nước nào trên thế giới để trao đổi
về quản lý môi trường và bất cứ yếu các yếu tố nào của bộ tiêu chuẩn
ISO14000 như là xem xét của lãnh đạo, đánh giá kết quả của hoạt động
môi trường, kiểm tra đánh giá và các công cụ, hệ thống môi trường khác.
Các khái niệm này đang được xác định ở mức độ quốc tế cho phép mọi
người của tất cả các nước nói được với nhau về quản lý môi trường, chia sẻ
các ý tưởng về việc cải thiện môi trường, làm cho công nhân tập chung vào
các khía cạnh môi trường của công việc của họ. Đạt được sự hiểu thống
nhất về các thuật ngữ và các khái niệm quản lý môi trường sẽ làm cho sự
hài hoà quốc tế về chiến lược quản lý môi trường trở nên khả thi. Điều này
cũng thúc đẩy sự tiến bộ về môi trường ở tất cả các nước thống nhất hơn.
6. Áp dụng ISO14001 sẽ làm cho Quản lý môi trường tốt hơn.
ISO14001 cung cấp cho tổ chức một khuôn khổ để đạt được quản lý
môi trường tin cậy và đầy đủ hơn. Các yêu cầu của ISO14001 đưa ra một
hệ thống Quản lý môi trường được thiết kế để đề cập đến tất cả các khía
14
cạnh của hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức bao gồm chính sách
môi trường, nguồn lực, đào tạo, vận hành, đáp ứng các trường hợp khẩn
cấp, đánh giá, kiểm tra, đo đạc và xem xét lại của lãnh đạo. Sự tiếp cận đến

hệ thống Quản lý môi trường sẽ đưa đến một nhận thức rằng các phương
thức bảo vệ môi trường của các tổ chức cũng quan trọng như mục tiêu kinh
tế mà tổ chức mong muốn đạt được.Trong thực tế, việc tổ chức tiến hành
đáp ứng các yêu cầu này như thế nào sẽ xác định liệu tổ chức có thể thực
hiện được đầy đủ hay không việc bảo vệ môi trường và làm phù hợp với
các quy định của luật pháp hiện hành.
Yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO14001 là nhằm xây dựng và vận hành
một hệ thống Quản lý môi trường, tập trung các nỗ lực của tổ chức vào việc
thiết lập cách tiếp nhận đầy đủ, tin cậy và khả thi đối với việc bảo vệ môi
trường, thu hút sự tham gia của tất cả các cán bộ công nhân viên trong xí
nghiệp. Hệ thống bảo vệ môi trường trở thành một bộ phận của hệ thống
quản lý toàn diện được sự quan tâm như nhau đến các nhân sự về chất
lượng, kiểm soát chi phí, bảo trì, các chức năng sản xuất. Độ tin cậy đạt
được thông qua việc nhận thức về môi trường được cập nhật liên tục và khả
năng của cán bộ công nhân viên xí nghiệp hơn là thông qua những nỗ lực
đặc biệt và cô lập của một số chuyên gia. Vì vậy ISO 14001 có tiềm năng
để cung cấp cho tổ chức sự bảo vệ môi trường đầy đủ thông qua việc quản
lý tốt hơn với một giá hợp lý.
7. Sự thay đổi về văn hóa trong doanh nghiệp.
Việc áp dụng hệ thống Quản lý môi trường sẽ mang tới sự thay đổi về
nếp sống văn hoá trong tổ chức và hy vọng sau này trên cả thế giới. Đây là
sự mong đợi hoàn toàn có lý về tiêu chuẩn yêu cầu tăng cường sự nhận
thức, giáo dục, đào tạo và chăm sóc từ phía cán bộ công nhân viên để họ
hiểu và đáp ứng những yêu cầu môi trường của công việc của họ. Mỗi một
nhân viên được yêu cầu để triệt để thực thi chính sách môi trường của tổ
chức và biết được anh ta có thể tránh hoặc giảm tối thiểu các sự cố môi
trường. Sự tham gia của tất cả các nhân viên vào quá trình quản lý môi
15
trường sẽ tạo nên một nền văn hoá tận tâm với môi trường trong tổ chức/
doanh nghiệp và hi vọng là trong cả cuộc sống cá nhân của mọi người.

8. Kết quả hoạt động môi trường.
Do kết quả của các thực hành Quản lý môi trường được cải thiện,
cũng như sự nhận thức và nhạy cảm của các nhân viên đối với việc chăm
sóc môi trường được nâng lên, các tác giả của tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ
thống Quản lý môi trường cho rằng ISO 14001 sẽ cải thiện kết quả hoạt
động môi trường toàn cầu.
Tiêu chuẩn về hệ thống Quản lý môi trường không được thiết kế để
nhằm đạt được một mức kết quả hoạt động môi trường cụ thể bất kỳ nào.
Nhưng thông qua việc sử dụng nó, tổ chức có thể được đảm bảo rằng là sẽ
duy trì được khả năng đáp ứng các nghĩa vụ về môi trường. Kết quả là hoạt
động môi trường chung thực tế sẽ được cải thiện và độ tin cậy được thể
hiện ở các trách nhiệm pháp lý giảm đi, làm thoả mãn hơn các cử tri và cải
thiện được môi trường.
9. Các lý do khác làm cho ISO 14001 quan trọng.
a. Tác động lên công nghiệp ngân hàng.
Việc áp dụng ISO 14001 tạo ra những triển vọng chất lượng của việc
vay ngân hàng hoặc là sự trợ giúp đối với các dự án phát triển chưa được
khai thác, các cơ quan tài chính quốc tế-ví dụ như Ngân hàng thế giới,
Ngân hàng xuất nhập khẩu cũng như là các nhà cho vay ngân hàng thương
mại của khu vực tư nhân và các nhà đầu tư hợp lý có thể yêu cầu sự cam
kết về ISO 14001 từ phía những người xin vay ngân hàng, do ISO 14001
có thể là một chỉ số đáng kể của các cố gắng của tổ chức làm thoả mãn các
trách nhiệm môi trường.
b. Sự nhận thức về các quy định pháp luật.
ISO 14001 yêu cầu tổ chức phải nhận thức được tất cả các bộ luật và
quy định pháp luật áp dụng cho các khía cạnh môi trường của tổ chức.
16
Hiện nay nhiều tổ chức doanh nghiệp của các tổ chức/ doanh nghiệp ở
khắp thế giới chỉ có khái niệm mơ hồ về luật pháp mà họ phải tuân thủ,
ISO 14001 có thể làm cho một vài nước quan tâm đến việc khám phá ra

rằng họ có nhiều luật trên giấy tờ hơn là họ có thể tuân thủ trên thực tế.
c. ISO 14001-sự thúc đẩy các quá trình để duy trì sự phù hợp với các
quy định quản lý.
ISO 14001 được mong đợi để thúc đẩy sự phát triển các quá trình để
duy trì sự phù hợp về môi trường. Khi sự phù hợp với các luật pháp hiện
hành có thể là khó khăn hoặc khó nắm bắt ở nhiều nước, ISO 14001 mong
đợi công tác tổ chức áp dụng các quá trình để duy trì sự phù hợp như vậy.
Trong thực tế, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có thể ảnh hưởng đáng kể đến
trạng thái môi trường nói chung của hành tinh chúng ta vì các tổ chức khắp
thế giới này bắt đầu thực hiện theo các hướng dẫn của ISO 14000, đặc biệt
là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường mà kết quả là có sự tiến
bộ trong việc bảo vệ môi trường toàn cầu. ISO 14000 cho phép tất cả các
nước đuổi kịp và thực hiện các vấn đề môi trường được đưa ra ở các mục
quan trọng của chính sách, các sáng kiến công nghệ và quy định pháp luật
trong thế kỷ này.
IV. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG THEO ISO 14000.
- Bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi các tác động tiềm
tàng của những hoạt động, sản phẩm và dịch vụ.
- Giúp cho tổ chức/ doanh nghiệp tạo được lòng tin cho các bên hữu
quan do:
+ Có sự cam kết của lãnh đạo để đáp ứng các cam kết về chính sách,
các mục tiêu và chi tiêu của tổ chức/ doanh nghiệp.
+ Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.
+ Thiết kế của hệ thống kết hợp chặt chẽ với quá trình cải tiến liên tục.
17
- Giảm ô nhiễm môi trường, giảm sự rủi ro qua việc ngăn ngừa
nguyên nhân, giảm chất thải qua việc quản lý tốt hơn nguyên liệu thô và
năng lượng, giảm sự tiêu thụ năng lượng và cải tiến các hoạt động về môi
trường.

- Cải tiến quá trình sản xuất dẫn đến giảm thiểu chất thải và giảm chi phí.
- Giảm tình trạng chồng chéo công việc thông qua việc cải tiến quản
lý vấn đề môi trường.
- ISO 14000 cung cấp một cơ chế để kiểm soát tiêu chuẩn các phương
pháp quản lý hiện có, hỗ trợ đào tạo các nhân viên về trách nhiệm của họ
đối với việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Các chính sách và cam kết việc đảm bảo và xử lý vấn đề môi trường
vẫn được xem là một nhân tố để thu hút các nhà đầu tư cũng như khách
hàng của công ty.
- Một tổ chức/ doanh nghiệp mà hệ thống quản lý của nó kết hợp với
hệ thống quản lý môi trường sẽ tạo ra một cơ cấu nhằm cân bằng và hợp
nhất các lợi ích kinh tế và môi trường. Một tổ chức đã thực hiện hệ thống
Quản lý môi trường có thể đạt được lợi ích cạnh tranh đáng kể.
- Giảm sự phàn nàn từ người tiêu dùng và các bên hữu quan bằng việc
quan tâm đến môi trường.
- Trong nhiều trường hợp, ISO 14000 là điều kiện “giấy thông hành”
để doanh nghiệp dự thầu quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng thị
trường khu vực và thế giới của doanh nghiệp.
- Đáp ứng những yêu cầu về luật pháp của cộng đồng, của các tổ chức
phi chính phủ và của các công ty bảo hiểm, các ngân hàng.
V. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000.
- Việc thực hiện áp dụng hệ thống Quản lý môi trường đòi hỏi doanh
nghiệp phải bỏ ra một kinh phí đáng kể kèm theo việc chứng nhận được coi là
trở ngại nhất, đặc biệt là tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
18
- Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao: ISO 14001 hoàn toàn là tự nguyện
áp dụng nhưng nhiều doanh nghiệp còn coi việc áp dụng nó như một sự
không cần thiết, không bắt buộc. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ Việt Nam, các giám đốc còn chưa coi việc xây dựng và vận hành hệ

thống Quản lý môi trường như là một ưu tiên số một khi họ chưa được
thuyết phục về những lợi ích to lớn mà nó đem lại.
- Lãnh đạo của một số doanh nghiệp chưa hiểu đựơc vai trò của việc
áp dụng hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14000.
- Sự thiếu thành thạo về chuyên môn và nguồn lực cũng được xem là
một cản trở đối với các doanh nghiệp.
- Tại thị trường nội địa, người tiêu dùng phần lớn chưa có nhận thức
về hệ thống quản lý môi trường, vì vậy hiện tại chưa có những áp lực từ
phía họ đối với nhà sản xuất và cũng vì vậy nhu cầu chứng nhận hệ thống
quản lý môi trường là rất thấp.
- Thị trường xuất khẩu chưa có yêu cầu về chứng nhận hệ thống quản
lý môi trường đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải những khó khăn và hạn
chế trong việc tiếp cận với các trào lưu và xu hướng môi trường quốc tế.
Những khó khăn đó nảy sinh do nhiều mặt: Cơ chế chính sách, nhận
thức nhưng tựu chung lại có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Thiếu vốn và phương tiện.
+ Thiếu sự tổ chức quản lý và khả năng tiếp cận thị trường.
+ Thiếu thông tin.
+ Nguồn nhân lực trình độ kém.
+ Công nghệ, kỹ thuật lạc hậu.
+ Thiếu sự trợ giúp từ phía Chính phủ.
19
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO
14000 Ở VIỆT NAM.
I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG.
Hiện nay, công tác quản lý môi trường trong các doanh nghiệp Việt
Nam chưa thật sự được các cấp lãnh đạo quan tâm. Chỉ có một số doanh
nghiệp có phòng ban chuyên trách về môi trường còn phần lớn các doanh
nghiệp là chưa có. Trong đó, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt, may,cao su,

thực phẩm đa phần là chưa có công tác quản lý môi trường mặc dù các
nghành này có tỷ lệ chất thải, khí thải, nước thải khá lớn.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết
quả tiến bộ đáng khích lệ, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy
nhiên, cung với sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế, sự ra tăng
nhanh chóng của các khu công nghiệp, nhà máy nhưng thiếu quan tâm tới
bảo vệ môi trường đã để lại những hậu quả lớn như: cạn kiệt tại nguyên
đất, nước, rừng, quá trình nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường Hiện
nay các nước phát triển như Mỹ, Nhật, các nước Tây âu đã ban hành và
áp dụng nhiều quy định về môi trường trong việc sản xuất, kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống Quản lý môi trường- một trong các tiêu
chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế
(ISO) đưa ra là một trong các hành động của cộng đồng Quốc tế nhằm
vươn tới sự phát triển bên vững. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc
áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
còn rất mới mẻ.
Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có 22 tổ chức/doanh nghiệp được cấp
chứng chỉ trong đó tất cả là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài,
những công ty này có tiềm năng về kinh tế, kỹ thuật và có giao lưu quốc tế
thật sự quan tâm. Các công ty được cấp chứng chỉ là:
20
Số
TT
Tên tổ chức Địa chỉ
Tổ chức
chứng nhận
HTQLC
L khác
1 Công ty TEA KWANG VINA
26-27 Khu Công nghiệp Biên

Hoà II, Đồng Nai
ABS
Quality
Evaluation
ISO 9002
2 Công ty TOYOTA Việt Nam Phúc Thắng, Mê Linh, Vĩnh
Phúc
BVQI
3 Công ty sản xuất máy tính

Fujitsu Việt Nam
Khu Công nghiệp Biên Hoà,
Tỉnh Đồng Nai
BVQI
4
Trung tâm Thương Mại
360 Kim Mã, Hà Nội
TUV
5
Khách sạn DAWOO Hà Nội
360 Kim Mã, Hà Nội
TUV
6 Công ty SONY Việt Nam
Số 6, Phạm Văn Hai, Quận Tân
Bình, TpHồ Chí Minh
BVQI ISO9002
7 Khu công nghiệp Thăng Long
Tầng 2, Tháp Trung tâm số 9,
Hai Bà Trưng, Hà Nội
BVQI

8 Công tyĐiện máy gia dụng

SONY Việt Nam
Khu công nghiệp Biên Hoà II,
Tỉnh Đồng Nai
QUACERT/
SGS
ISO9002
9 Công ty Liên doanh Lever-
Haso
233 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Hà Nội
BVQI ISO9002
10 Công ty Coats Phong Phú Tăng Nhơn Phú B, quận 9,
Tp.Hồ Chí Minh
BVQI
11 Phong Phú Guston Molinel

Garment
Thành Phố Hồ Chí Minh BVQI ISO9002
12 Công ty Mabuchi Motors
Lô 28, Khu công nghiệp Biên
Hoà II, Tỉnh Đồng Nai
DNV
13 Công ty Elida P/S
Khu công nghiệp Tây Bắc, Củ
Chi, xã Tân Hội An, Huyện Củ
Chi, Tp.Hồ Chí Minh
BVQI ISO9002
14

Công ty Liên doanh Lever
Thành Phố Hồ Chí Minh
BVQI
15
Công ty AJNOMOTO VN
Đồng Nai
BVQI
16
Công ty JVC
Thành Phố Hồ Chí Minh
BVQI
17
CÔNG TY SYM
DNV
18 Công ty Liên doanh Ô tô Ford
Việt Nam(Hải Dương)
Toà nhà Trung tâm, Phòng
601, Số 31 Hai Bà Trưng Hà
Nội
BVQI
19
Công ty Vật tư Bảo vệ thực vật1
145 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội
BVQI
ISO9002
20
Công ty NISSIN
Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh
BVQI
ISO9002

21
Công ty Mercedes Benz
Thành Phố Hồ Chí Minh
TUV
ISO9002
22 Công ty HonDa Việt Nam Xã Phúc Thắng, huyện Mê
Linh,Vĩnh Phúc
BVQI ISO9002
21
Nếu đem so sánh với hơn 300 tổ chức/ doanh nghiệp đã được chứng
nhận ISO 9000 thì con số 22 doanh nghiệp được chứng nhận chứng chỉ về
môi trường này còn khiêm tốn. Vì vậy để thúc đẩy hơn nữa các doanh
nghiệp áp dụng hệ thống ISO 14000 thì nhà nước và các cơ quan chức năng
cần có biện pháp phối hợp cho thích đáng, đưa các doanh nghiệp Việt Nam
tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới.
II. TỒN TẠI KHI ÁP DỤNG ISO 14000.
1. Về phía Nhà nước.
- Năm 1993 Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ môi trường nhưng
chưa có những biện pháp, định chế có tính hiệu lực cao đối với việc thực
thi, kiểm soát các văn bản pháp luật, công tác quản lý môi trường chưa
mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn.
- Chưa có chính sách tăng cường nhận thức về quản lý môi trường
của các bên hữu quan đặc biệt là của các doanh nghiệp.
- Chưa có các biện pháp, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
thực hiện hệ thống lý môi trường.
2. Về phía doanh nghiệp.
- Nhận thức về hệ thống quản lý môi trường và ISO 14000 ở các
doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, mặc dù việc này được coi là tốt
hơn ở các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu.
Theo kết quả điều tra mới nhất của Bộ Thương mại thì không ít các

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa hiểu biết đầy đủ về các tiêu chuẩn
kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Đối với họ, các tiêu chuẩn môi
trường và các tiêu chuẩn kỹ thuật đều thuộc khái niệm ”chất lượng sản
phẩm”. Tất cả các doanh nghiệp đều rất chú trọng đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm chứ chưa nhận thấy vai trò to lớn của hệ thống quản lý môi
trường ISO 14000.
- Các doanh nghiệp hầu như không có thông tin về các hiệp định môi
trường đa phương hoặc các quy định của WTO liên quan đến môi trường.
22
Vấn đề môi trường mới chỉ được các doanh nghiệp đề cập đến dưới góc độ
bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, ví dụ như vấn đề xử lý chất
thải, an toàn vệ sinh nơi làm việc
- Sự thiếu thành thạo về chuyên môn và nguồn nhân lực, thời gian
quản lý.
- Doanh nghiệp quá thiên về cân nhắc hiệu qủa của mối quan hệ chi
phí - lợi ích.
- Các doanh nghiệp chưa thật sự coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm
trước pháp luật kể cả một số doanh nghiệp lớn của Nhà nước.
23
PHẦN BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC
ÁP DỤNG ISO 14000 Ở VIỆT NAM
I. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC.
Như chúng ta đã thấy trong các phân tích trên đây, ý nghĩa, tác dụng
và lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là rất lớn lao. Chính vì
lý do đó chúng đã được Chính phủ và các tổ chức/ doanh nghiệp của nhiều
quốc gia trên thế giới hưởng ứng và đưa vào áp dụng một cách rộng rãi và
ở nhiều nước việc đưa vào áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý
môi trường đã trở thành một trong những biện pháp quan trọng của chiến
lược phát triển bền vững của quốc gia. Nói như thế không có nghĩa là mọi
việc đều thuận lợi, rất nhiều khó khăn, thách thức đối với các tổ chức/

doanh nghiệp khi thực hiện áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14001 và các công cụ của nó.
Chính vì vậy sự hỗ trợ của Nhà nước là không thể thiếu được trong
việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000.
1. Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 tại Việt Nam
Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 tại Việt Nam Không thể thực thi
được nếu thiếu sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường. Vì vậy việc xem xét đến các vấn đề áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO
14000 được tính đến khi xác định các định hướng chiến lược về phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm. Một khi đã trở thành định
hướng chiến lược, các biện pháp đi kèm cần được triển khai ngay.
2. Hỗ trợ xây dựng và thực hiên hệ thống quản lý môi trường và các
quy định pháp luật có liên quan.
- Tăng cường vốn đầu tư, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các
doanh nghiệp vay vốn để xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
- Giảm thuế xuất, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp áp dụng hệ thống
quản lý môi trường để từ đó khuyến khích các doanh nghiệp khác áp dụng.
24
- Hạn chế và rằng buộc các hàng rào mậu dịch.
3. Cơ quan Chính phủ Việt Nam cần thống nhất.
Cơ quan Chính phủ Việt Nam cần thống nhất trong việc xác định các
bước cần thiết phải thực hiện theo cở sở các kết quả và kinh nghiệm thu
được qua các chương trình áp dụng thí điểm hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14001 hiện đang được triển khai.
4. Hỗ trợ tham gia vào các cuộc họp chuyên đề, hội thảo có liên quan
để chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng hệ thống quản lý môi trường.
5. Vấn đề tuyên truyền và phổ biến về thông tin
Đây là một khía cạnh rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự tham gia của
các doanh nghiệp vào công tác bảo vệ và quản lý môi trường. Thông tin về
quản lý môi trường cần phát triển mạnh và phải được truyền tải nhiều hơn

nữa tới mọi đối tượng có liên quan bao gồm người dân, các nhà sản xuất,
cơ quan quản lý kinh tế
6. Hệ thống pháp luật về môi trường cũng cần được hoàn thiện
Hệ thống pháp luật về môi trường cũng cần được hoàn thiện hơn và
phải được phổ biến rộng rãi, kèm theo kế hoạch hành động để có cơ sở
tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.
7. Tạo mối quan hệ rộng rãi với các nước trên thế giới để từ đó thu
nhập đầy đủ thông tin về hệ thống quản lý môi trường.
8. Ngoài ra, để thúc đẩy phong trào xây dựng và áp dụng hệ thống
Quản lý môi trường theo ISO 14001.
Nhà nước cần hỗ trợ để xây dựng các chương trình điểm trong đó
chọn ra một số doanh nghiệp tiêu biểu. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc
thực hiện và kết quả sẽ được phổ biến rộng rãi. Nhà nước và các cơ quan
hữu quan cũng cần biên soạn thêm các tài liệu về nhận thức chung và các
hướng dẫn xây dựng hệ thống Quản lý môi trường cho các ngành công
nghiệp khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp
25

×