Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TORs - final Vietnamese(phan tich phat trien HT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.12 KB, 10 trang )

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

THÔNG BÁO MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN

ĐỀ XUẤT
“PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO”

PHỤC VỤ CHO HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM

1


CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

NỘI DUNG
1.

Giới thiệu chung
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6

2.

Yêu cầu về nội dung Bản đề xuất


2.1
2.2
2.3

3.

Thông tin sẵn có
u cầu cụ thể về Bản đề xuất
Kinh phí xây dựng và duy trì

Đánh giá đề xuất sơ bộ của chuyên gia
3.1
3.2

4.

Giới thiệu chung
Hệ thống cảnh báo sớm
Yêu cầu về chuyên gia
Kinh phí dành cho Đề xuất
Thời gian dự kiến
Địa chỉ liên hệ

Các tiêu chí đánh giá
Phối hợp với các chuyên gia trong nước

Quy trình thủ tục
4.1
4.2
4.3

4.4
4.5

Các yêu cầu về bản đề xuất
Thời hạn và phương pháp gửi bản đề xuất sơ bộ
Ký hợp đồng với chuyên gia
Thời gian viết đề xuất chi tiết
Thanh lý hợp đồng và giải ngân

2


CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Giới thiệu chung
Cục QLCT là cơ quan thuộc Bộ Cơng Thương có chức năng giúp Bộ trưởng
thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Cục cũng hỗ trợ và phối hợp với các
doanh nghiệp, hiệp hội trong nước đối phó với các vụ kiện liên quan đến bán phá giá, trợ
cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường
nước ngoài.
Kể từ năm 1994 đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối
mặt với 34 vụ kiện chống bán phá giá và áp dụng tự vệ của nước ngoài. Những vụ kiện
này đã có nhiều tác động tiêu cực đến các ngành xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa và những công nhân lao động trực tiếp trong các ngành
xuất khẩu bị kiện. Một đặc điểm nổi bật đối với Việt Nam là số lượng vụ kiện ngày
càng tăng và giữ ở mức cao trong thời gian gần đây (trung bình 4 vụ kiện/năm). Bên
cạnh đó, các mặt hàng bị kiện thường sử dụng nhiều lao động thủ công như thủy sản,

da giày…
Để giảm thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ gây
ra đối với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời giúp doanh nghiệp có thêm
thời gian chuẩn bị và chủ động phịng tránh các vụ kiện có thể xảy ra, Cục Quản lý
cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã triển khai xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm các vụ
kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện nay, Hệ thống cảnh báo đã được vào hoạt động phục vụ cho nhu cầu tra
cứu thông tin của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thông tin chi tiết về Hệ thống cảnh báo sớm, vui lòng truy cập website:
canhbaosom.vn/earlywarning.vn
1.2. Hệ thống cảnh báo sớm
1.2.1. Mô tả hệ thống
Hệ thống cảnh báo được xây xựng trên nguyên tắc kết hợp các số liệu thực tế và
thông tin liên quan. Hệ thống có chức năng đưa ra các báo cáo phân tích về nguy cơ có thể
xảy các vụ điều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực được lựa
chọn. Bên cạnh đó, Hệ thống sẽ cung cấp các thông tin cũng như công cụ hỗ trợ hữu ích
như: tra cứu cơ sở dữ liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam, quy mô thị trường nhập khẩu, tra
cứu mã các ngành hàng, cập nhật bản tin cảnh báo theo kỳ. Các công cụ này sẽ giúp các
nhóm lợi ích mà Hệ thống hướng tới bao gồm doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng chủ
3


CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

động xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; đồng thời
giúp cán bộ nghiên cứu thuộc các cơ quan nhà nước liên quan xây dựng báo cáo phân tích
phục vụ cơng tác chun mơn.
Để đưa ra được các báo cáo phân tích chuyên sâu về khả năng xảy ra các vụ kiện
chống bán phá giá, Hệ thống Cảnh báo tiến hành xử lý và phân tích thông tin từ các yêu

tố đầu vào sau:
- cơ sở dữ liệu về kim ngạch, khối lượng và thị phần của từng mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chính;
- các tiêu chí đánh giá rủi ro/nguy cơ bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam;
- các thông tin cần thiết khác,
Hệ thống cảnh báo dự kiến sẽ cập nhật và thường xuyên đưa ra cảnh báo sớm cho
các doanh nghiệp về khả năng có thể xảy ra các vụ kiện chống bán pháp giá đối với từng
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam theo các mức độ cảnh báo từ cao đến thấp.
1.2.2. Phạm vi cảnh báo
Tính đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối phó với 31 vụ kiện
phịng vệ thương mại của nước ngồi. Trong đó, EU và Hoa Kỳ là hai thị trường có số vụ
kiện nhiều nhất.
a. Phạm vi thị trường
Hiện nay, Hệ thống cảnh báo tập trung vào năm thị trường xuất khẩu chủ đạo của
Việt Nam và có nhiều nguy cơ bị khởi kiện, bao gồm: Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Canada,
Úc và Brazil.
b. Phạm vi mặt hàng
Phạm vi mặt hàng sẽ được lựa chọn để tập trung theo dõi và cảnh báo gồm 10
ngành hàng của Việt Nam và có nhiều nguy cơ bị khởi kiện gồm: Thủy sản, Nhựa, Da
giầy, Giấy, Cao su, Dệt may, Máy móc, Máy quang học và các dụng cụ quang học,
Nội thất, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
1.3. Yêu cầu về chuyên gia
Chuyên gia trong TORs này được hiểu là:
(i) Một chuyên gia độc lập, hoặc
(ii) Một nhóm các chuyên gia độc lập; hoặc
(iii) Một công ty luật; hoặc
(iv) Một công ty tư vấn
Sau đây được gọi chung là chuyên gia.
4



CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên gia tham gia viết bản đề xuất cần thỏa mãn những u cầu sau:
- Là luật sư thương mại, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn cho
doanh nghiệp/Chính phủ các nước bị kiện trong các vụ kiện chống bán phá giá;
- Đã từng tham gia bảo vệ lợi ích và/hoặc tư vấn cho doanh nghiệp/Chính phủ
của các nước nền kinh tế phi thị trường trong các vụ kiện chống bán phá giá;
- Có kinh nghiệm, năng lực và cơ sở thu thập và cung cấp thông tin, phân tích
dữ liệu, số liệu đáng tin cậy.
Trong trường hợp một nhóm chun gia nộp Đề xuất thì phải đảm bảo có ít nhất
một chun gia trong nhóm thỏa mãn yêu cầu trên.
Trong trường hợp một công ty tư vấn hoặc cơng ty luật nộp Đề xuất thì phải
đảm bảo có ít nhất một chun gia trong cơng ty thỏa mãn yêu cầu trên tham gia trực
tiếp vào việc viết Đề xuất.
1.4. Kinh phí dành cho Đề xuất
Chuyên gia sẽ được trả chi phí để viết đề xuất chi tiết và chi phí để triển khai
thực hiện cơng tác cảnh báo.
Lưu ý: Số tiền dành cho chuyên gia nói trên là phí trọn gói dành cho hoạt động
viết Đề xuất và tiến hành triển khai công tác cảnh báo, bất kể số chuyên gia tham gia
vào việc viết Đề xuất là bao nhiêu người.
1.5. Thời gian dự kiến
Các Đề xuất sơ bộ phải được gửi bằng email đồng thời vào các địa chỉ
, và trước ngày 15/07/2011. Sau khi nhận
được đề xuất sơ bộ, VCA sẽ gửi email xác nhận về việc đã nhận được đề xuất. Trong
trường hợp khơng nhận được email xác nhận, xin vui lịng liên lạc với chúng tôi theo
địa chỉ liên lạc ở phần 1.6 dưới đây.
Thời gian thông báo chuyên gia được lựa chọn từ ngày 15/07 - 25/07/2011.

VCA sẽ gửi email về việc lựa chọn chuyên gia đến tất cả các địa chỉ email gửi Đề xuất.
Ngoài ra, việc lựa chọn chuyên gia sẽ được thông báo công khai trên trang web của
VCA.
Sau khi lựa chọn chuyên gia, VCA sẽ tiến hành ký hợp đồng tư vấn với chuyên
gia được lựa chọn. Thời gian viết Đề xuất chi tiết sẽ là 20 ngày kể từ ngày ký hợp đồng
tư vấn. Sau thời hạn 20 ngày nói trên, chuyên gia sẽ gửi bản đề xuất đến VCA. Trong
trường hợp chuyên gia không gửi bản đề xuất chi tiết theo đúng thời hạn, VCA có

5


CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

quyền lựa chọn chuyên gia khác thay thế và hợp đồng đã ký giữa VCA và chuyên gia
trước đó sẽ tự động bị vô hiệu.
Sau khi bản Đề xuất được nghiệm thu, VCA sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng tư
vấn với chun gia và thanh tốn tồn bộ tiền phí tư vấn.
1.6. Địa chỉ liên hệ
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH (VCA)
Bộ Công Thương Việt Nam
Địa chỉ: 25 Ngo Quyen, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
Website: www.vca.gov.vn
Ban Hợp tác quốc tế
Ông Trịnh Anh Tuấn, Trưởng Ban
Email:
Tel: 84-4-22250511
Fax: 84-4- 22205003
Mob : 84 (0) 983 041 641


6


CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

PHẦN 2 : YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG BẢN ĐỀ XUẤT
2.1. Các thơng tin sẵn có
Chun gia/ Cơng ty tư vấn có thể tìm hiểu thơng tin về Hệ thống Cảnh báo
sớm tại website: www. earlywarning.vn.
2.2. Yêu cầu cụ thể đối với tư vấn
Trong bản đề xuất, chuyên gia cần đưa ra:
- Phương hướng mở rộng phạm vi phân tích: mở rộng ngành hàng và mở rộng thị
trường dựa trên kết quả phân tích và nghiên cứu cụ thể của chuyên gia;
- Xác định cơ sở phân tích và nguồn thơng tin khi lựa chọn thị trường và ngành
hàng mở rộng nêu trên;
- Dựa trên kết quả phân tích định lượng, xây dựng và phát triển các tiêu chí định
tính và phương pháp phân tích hai tiêu chí định tính và định lượng;
2.3. Kinh phí xây dựng và duy trì
Chun gia sẽ phải xây dựng một bảng dự tốn các chi phí cần thiết cho việc xây
dựng các tiêu chí đánh giá cũng như việc triển khai theo dõi, phân tích, đưa ra báo cáo
cảnh báo.

7


CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT SƠ BỘ CỦA CHUYÊN GIA

3.1

Các tiêu chí đánh giá

VCA sẽ đánh giá và xếp hạng các đề xuất sơ bộ theo các tiêu chí sau:
- Tính khả thi của Bản đề xuất: Bản đề xuất càng khả thi, càng có thể áp dụng
được sẽ càng được đánh giá cao;
- Chi phí xây dựng và vận hành: Chi phí xây dựng và vận hành càng thấp sẽ
càng được đánh giá cao;
- Mức độ đáng tin cậy và sẵn có của các nguồn thơng tin.
- Tính hiệu quả của các phương pháp phân tích.
Dựa trên những tiêu chí trên, VCA sẽ quyết định lựa chọn bản Đề xuất sơ bộ
phù hợp. Sau đó chuyên gia sẽ làm việc trực tiếp với VCA để triển khai các hoạt động
tiếp theo. Việc lựa chọn chuyên gia của VCA sẽ được coi là quyết định cuối cùng và
các bên không có quyền yêu cầu xem lại và/hoặc thay đổi quyết định này.
Trong trường hợp cần thiết, chuyên gia tư vấn có thể liên hệ làm việc với VCA
để tìm hiểu thêm thông tin về hệ thống cảnh báo.
3.2 Phối hợp với các chuyên gia trong nước
Các chuyên gia có ý định gửi bản Đề xuất có thể phối hợp với chuyên gia tại
Việt Nam để cùng gửi bản Đề xuất. VCA khuyến khích việc phối hợp này do các
chuyên gia trong nước là những người am hiểu về môi trường và tập quán kinh doanh
của Việt Nam, do đó có thể đưa ra những Đề xuất có tính khả thi và phù hợp với Việt
Nam.
Các chuyên gia trong nước được lựa chọn để phối hợp có thể cơng tác tại các
công ty tư vấn, công ty luật, các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cơ quan nghiên cứu.
Việc lựa chọn chuyên gia trong nước phối hợp do các chuyên gia quốc tế toàn quyền
quyết định.

8



CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

PHẦN 4: QUY TRÌNH THỦ TỤC
4.1

Các yêu cầu về bản đề xuất

Bộ tài liệu đề xuất cần được gửi gồm những tài liệu sau:
- Bản đề xuất dưới dạng file MS Word (.doc), trong đó bao gồm tất cả các nội
dung được nêu trong phần 2 (Các vấn đề cần đưa ra trong Đề xuất): khoảng 3000 từ;
- Lý lịch (CV) của chun gia và/hoặc tài liệu (Profile) về cơng ty;
- Tóm tắt kinh nghiệm của chuyên gia liên quan đến việc xử lý các vụ kiện
chống bán phá giá;
- Thư giới thiệu (nếu có);
- Thơng tin liên lạc với chun gia.
4.2 Thời hạn và phương pháp gửi bản đề xuất sơ bộ
Tất cả các tài liệu nói trên đều phải được gửi trong 1 email đồng thời vào các
địa chỉ và trước ngày 20 tháng 06 năm
2011.
4.3 Ký hợp đồng với chuyên gia
Sau khi VCA thông báo về việc lựa chọn chuyên gia, VCA sẽ gửi Hợp đồng tư
vấn bằng Tiếng Anh cho chuyên gia để ký. Sau khi chuyên gia ký sẽ gửi bằng fax cho
VCA để VCA ký và đóng dấu.
4.4 Thời gian viết đề xuất chi tiết
Thời gian viết đề xuất chi tiết là 20 ngày kể từ ngày ký hợp đồng tư vấn. Sau
thời gian trên chuyên gia sẽ gửi Bản đề xuất chi tiết cho VCA để xem xét.
4.5 Thanh lý hợp đồng và giải ngân
Sau khi bản Đề xuất được lãnh đạo VCA chấp thuận và nghiệm thu, VCA sẽ

tiến hành thanh lý hợp đồng tư vấn với chuyên gia và thanh toán tồn bộ tiền phí tư
vấn.
Việc thanh tốn sẽ được tiến hành theo hình thức chuyển khoản chậm nhất là 15
ngày kể từ ngày thanh lý hợp đồng vào tài khoản cá nhân của chuyên gia hoặc tài
khoản của công ty do cơng ty chỉ định.
Việc thanh tốn sẽ diễn ra một lần cho tồn bộ số tiền phí tư vấn viết đề xuất dự
án theo giá trị trên Hợp đồng tư vấn ký giữa VCA và chuyên gia.

9


CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LƯU Ý :
1. Đề xuất cần được viết bằng Tiếng Anh và/hoặc Tiếng Việt Nam
2. Các Đề xuất gửi sau thời hạn nhận đề xuất sẽ không được chấp nhận
3. Các Đề xuất phải được gửi bằng email đồng thời vào các địa chỉ sau:
; và
4. Thời hạn nhận đề xuất: ngày 15 tháng 07 năm 2011

10



×