Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của công ty CP thuốc thú y SVT thái dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.07 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG NGỌC LONG
Tên chuyên đề:
TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
CỦA CƠNG TY CP THUỐC THÚ Y SVT THÁI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Thái Nguyên, năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐẶNG NGỌC LONG
Tên chuyên đề:
TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
CỦA CƠNG TY CP THUỐC THÚ Y SVT THÁI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K48 TY N07

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Trang


Thái Nguyên, năm 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa
Chăn nuôi thú y, giáo viên hướng dẫn, cùng Ban lãnh đạo Công ty CP Thuốc
Thú y SVT Thái Dương, em đã được về thực tập tốt nghiệp tại cơng ty.
Sau q trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay
em đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cơ giáo trong
khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự
quan tâm, giúp đỡ của cô giáo TS. Nguyễn Thu Trang đã chỉ bảo tận tình và
trực tiếp hướng dẫn em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên Công ty CP Thuốc Thú y
SVT Thái Dương, khu công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả bạn bè, gia đình và người
thân đã động viên, cùng nỗ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành
chuyên đề đúng thời gian quy định.
Em xin kính chúc các thầy cơ giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt
trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Đặng Ngọc Long



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở.............................................46
Bảng 4.2. Thống kê danh mục dòng sản phẩm chính được phép lưu hành của
Cơng ty CP Thuốc Thú y SVT Thái Dương....................................................47
Bảng 4.3. Chế độ dành cho đại lý phân phối cấp I......................................... 50
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả công tác phát triển thị trường............................ 51
Bảng 4.5. Doanh số thuốc thú y tại các đại lý tại Vĩnh Phúc của Công Ty CP
Thuốc Thú Y SVT Thái Dương.......................................................................52
Bảng 4.6 Bảng hội thảo và doanh số thu về từ hội thảo của Công ty CP
Thuốc Thú y SVT Thái Dương....................................................................... 53
Bảng 4.7. Các triệu chứng lâm sàng điển hình trên gia cầm mắc bệnh..........55
Bảng 4.8. Bệnh tích mổ khám của gà mắc bệnh.............................................57
Bảng 4.9. Các triệu chứng lâm sàng trên gia súc mắc bệnh............................59
Bảng 4.10. Kết quả điều trị trên một số đàn vật nuôi..................................... 62


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

CP

Cổ phần

CS


Cộng sự

GMP

Thực hành tốt sản xuất thuốc

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển
nông thôn

Nxb

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tiến sĩ

TT

Thể trọng


WHO

Tổ chứ y tế thế giới

XNK

Xuất nhập khẩu


iv

MỤC LỤC
Thái Nguyên, năm 2021.....................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................. iii
MỤC LỤC.......................................................................................................iv
Phần 1................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập...................................................................... 3
2.1.1. Vài nét về Công ty CP Thuốc Thú y SVT Thái Dương.......................... 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc................................................... 6
2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi...............................................11
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm thuốc thú y.......................................................11

2.2.2. Vai trò của thuốc thú y đối với chăn nuôi............................................. 12
2.2.3. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh.............................12
2.2.4. Các ngun tắc phịng chống dịch bệnh cho vật ni...........................14
2.2.5. Một số bệnh thường xảy ra trên gia súc, gia cầm................................. 21
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước............................. 37
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................37
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................39
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.......41
3.1. Đối tượng................................................................................................. 41
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện...............................................................41


v

3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi.............................................................41
3.4. Phương pháp tiến hành.............................................................................42
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin............................................................42
3.4.2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.............43
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................45
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................46
4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở thực tập........................................ 46
4.2. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất thuốc thú y của Cơng ty CP Thuốc
Thú y SVT Thái Dương.................................................................................. 47
4.2.1. Kết quả tìm hiểu các sản phẩm thuốc thú y của Công ty CP Thuốc Thú
y SVT Thái Dương..........................................................................................47
4.2.2. Kết quả khảo sát chế độ chăm sóc khách hàng của Cơng ty CP Thuốc
Thú y SVT Thái Dương.................................................................................. 49
4.3. Kết quả thực hiện các chính sách phát triển thị trường của Cơng ty CP
Thuốc Thú y SVT Thái Dương....................................................................... 50
4.4. Sản lượng và doanh thu từ các đại lý kinh doanh thuốc thú y của Công ty

CP Thuốc Thú y SVT Thái Dương................................................................. 52
4.5. Hội thảo tri ân khách hàng và doanh thu từ hội thảo của Công ty CP
Thuốc Thú y SVT Thái Dương.......................................................................53
4.6. Kết quả chẩn đoán, điều trị cho đàn vật nuôi cho các trang trại trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc..........................................................................................54
4.6.1. Kết quả chẩn đốn bệnh cho đàn vật ni............................................ 54
4.6.2. Kết quả điều trị cho gia súc, gia cầm mắc bệnh....................................60
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................63
5.1. Kết luận....................................................................................................63
5.2. Đề nghị.....................................................................................................64


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni giữ một vị trí quan trọng
trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn, gà, vịt được xếp hàng đầu
trong số các vật nuôi cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và
phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Chúng mang lại thu nhập cho người chăn
ni, góp phần vào ổn định đời sống người dân. Cùng với xu hướng phát triển
của xã hội, chăn ni cũng chuyển từ loại hình chăn ni nơng hộ nhỏ lẻ sang
chăn ni tập trung trang trại, từ đó đã giúp cho ngành chăn nuôi nước ta đạt
được bước phát triển không ngừng về chất lượng và số lượng. Đặc biệt, nước
ta cũng có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi như: nguồn
nguyên liệu dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi và đặc biệt là sự đầu tư, quan
tâm của nhà nước...
Theo xu thế hội nhập quốc tế, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu phát
triển kéo theo dịch bệnh cũng dễ du nhập, lây truyền và bùng phát. Điều này

làm nhu cầu sử dụng thuốc thú y trong nước ngày càng tăng cao. Đây là lý do
và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh thuốc thú y phát triển rất mạnh
mẽ. Tuy nhiên cùng với những sự phát triển mạnh mẽ đó là những bất cập
như: trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa cao, việc kiểm
soát thuốc thú y trên thị trường chưa được chặt chẽ,… dẫn đến việc lưu hành,
sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường
làm ảnh hưởng tới kết quả phịng trị, an tồn vệ sinh thực phẩm của người sử
dụng, gây thiệt hại về kinh tế, gây nên tình trạng kháng thuốc do khơng xác
định đúng liều lượng. Đặc biệt, vấn đề sử dụng tuỳ tiện các sản phẩm kháng
sinh, hoá dược đã bị cấm trong chăn nuôi không những gây ảnh hưởng đến


2

sức khoẻ người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại lớn trong công tác xuất nhập
khẩu nông sản.
Là một sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y, em hiểu được tầm quan trọng
của sử dụng các chất cấm trong trong sản xuất dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe
người tiêu dùng lớn như thế nào và từ đó em mong muốn được chuyển tới
người chăn nuôi các sản phẩm thuốc thú y có hiệu quả điều trị cao, đúng giá,
đảm bảo chất lượng. Được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y, giảng viên
hướng dẫn và sự tiếp nhận của cở sở, em tiến hành thực hiện chuyên đề thực
tập tốt nghiệp: “Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của Công ty CP
Thuốc Thú y SVT Thái Dương”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
-

Thu thập được thơng tin tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty


CP Thuốc Thú y SVT Thái Dương.
-

Đánh giá được hoạt động của các đại lý kinh doanh thuốc thú y trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
-

Biết được tình hình sử dụng thuốc trong các trang trại, hộ chăn nuôi

tại tỉnh Vĩnh Phúc.
-

Quảng bá, phân phối sản phẩm thuốc đến các đại lí, các trang trại và

hộ chăn ni trong khu vực tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2. Yêu cầu
-

Đánh giá trung thực, khách quan.

-

Chủ động, tích cực trong cơng việc.

-

Áp dụng hiệu quả các kĩ năng mềm trong công việc.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Vài nét về Công ty CP Thuốc Thú y SVT Thái Dương
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Khởi đầu là công ty TNHH dược thú y Thái Dương, được thành lập vào
tháng 2 năm 2008 tại Long Biên, Hà Nội với chức năng chuyên nhập khẩu và
phân phối thuốc thú y.
Đến tháng 2 năm 2010 chuyển đổi thành công ty CP thuốc thú y SVT
Thái Dương và xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn quốc
tế GMP-WHO tại khu công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội với vốn
đầu tư là 3 triệu USD.
Tháng 7 năm 2011 Bộ Nông Nghiệp Việt Nam công nhận nhà máy sản
xuất thuốc thú y của công ty SVT Thái Dương đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP WHO, GLP -Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm, GSP - Thực hành tốt bảo
quản thuốc và cũng là nhà máy thuốc thú y thứ 4 của miền bắc đạt tiêu chuẩn
GMP - WHO của bộ nông nghiệp. Đội ngũ kỹ thuật của công ty được đào tạo
bài bản, bao gồm các chuyên gia thuộc nhiều chun ngành hóa học, dược
học, chăn ni thú y, nuôi trồng thủy sản….
Mạng lưới khách hàng của công ty được phát triển rộng khắp cả nước,
là hệ thống cửa hàng thuốc thú y, các trang trại, các hộ chăn ni. Cơng ty có
đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, ln sẵn sàng tư vấn
kỹ thuật, quy trình chăn ni tiên tiến, hỗ trợ khách hàng.
Với phương châm “Mang lại giá trị đích thực”, tập thể SVT Thái Dương
không ngừng nỗ lực, phấn đấu để cho ra thị trường những sản phẩm hiệu quả,
kinh tế, góp phần vào sự phát triển chung của ngành chăn nuôi nước nhà.


4


2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của công ty
Trải qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, hai thương hiệu SVT và
Sunvet đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thông qua
nền tảng bền vững là cung cấp sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh và dịch
vụ chuyên nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phân khúc khách hàng trang trại
lớn và thị trường xuất khẩu, SVT Thái Dương đã phát triển thương hiệu cao
cấp nhất - Việt Bỉ Farm.
Việt Bỉ Farm tập trung nghiên cứu, sản xuất những kháng sinh thế hệ
mới nhất, hàm lượng cao, chưa nhờn thuốc, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng
chăn nuôi trang trại lớn, vùng chăn nuôi tập trung và phục vụ xuất khẩu.
Ngoài đầu tư sâu về chất lượng sản phẩm, Việt Bỉ Farm còn đặc biệt
chú trọng dịch vụ sau bán hàng, đó là hỗ trợ kỹ thuật cho trang trại, giúp đại
lý phát triển kinh doanh. Mỗi vùng thị trường có nhân viên kinh doanh, nhân
viên kỹ thuật hỗ trợ đại lý phát triển mạng lưới khách hàng, thường xuyên tổ
chức các cuộc hội thảo, tập huấn kỹ thuật cho bà con và quảng bá sản phẩm,
thương hiệu cho đại lý.
Kế thừa gần 15 năm kinh nghiệm thành công của SVT và Sunvet cùng
với đầu tư công nghệ Châu Âu, đặc biệt quyết tâm của ban lãnh đạo công ty
xây dựng Việt Bỉ Farm là “Đỉnh cao chất lượng”, Công ty tin rằng sản phẩm
của Việt Bỉ Farm sẽ thỏa mãn tối đa nhu cầu chất lượng cao của trang trại lớn,
vùng chăn nuôi tập trung, thị trường xuất khẩu và sớm chiếm lĩnh thị trường,
mang lại giá trị đích thực cho khách hàng.
2.1.1.3. Đào tạo ngn nhân lực SVT Thái Dương
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt đặt ra bài
toán nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng cấp thiết. Để
giải quyết bài toán này, SVT Thái Dương đã đẩy mạnh các chương trình đào



5

tạo nguồn nhân lực và phát triển tài năng nhằm giúp các cá nhân phát triển
kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện ứng dụng cụ thể vào công việc thực tế hằng
ngày. Các chương trình đào tạo này khơng chỉ giúp nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ nhân viên, mà còn tạo điều kiện giúp nhân viên phát triển, gắn bó hơn
với Cơng ty.
Coi trọng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện tiên
quyết để cơng ty có thể tồn tại cạnh tranh trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực cịn nhằm mục đích: xây dựng, giữ gìn và quảng bá hình ảnh, thương hiệu
của Cơng ty, qua đó thu hút nhân tài vào làm việc góp phần cùng Cơng ty CP
thuốc thú y SVT Thái Dương phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và
đóng góp cho xã hội.
2.1.1.4. Hoạt động kinh doanh của Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương
Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương là một trong các công ty sản
xuất thuốc thú y trong nước. Hiện nay, cơng ty đã có hơn 628 khách hàng là
các đại lý, nhà phân phối cấp I trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, sản
phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng, an tồn và hiệu quả
được các nhà chăn ni tin dùng.
* Tổng quan các sản phẩm của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương

Sản phẩm của công ty SVT Thái Dương rất đa dạng từ những sản phẩm
bổ trợ, kháng sinh, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy
sản với qui cách đóng gói phù hợp phục vụ được mọi nhu cầu của nông trại và
hộ chăn nuôi.
Chất lượng sản phẩm của SVT Thái Dương luôn ổn định xuất phát từ
khâu chọn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất và
thành phẩm trước khi ra thị trường đều được kiểm nghiệm tại phòng kiểm
nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP của công ty. Sản phẩm được sản xuất áp dụng



6

công nghệ Châu Âu, sử dụng các dung môi, tá dược, phương pháp bào chế có
sinh khả dụng cao nhất giúp thuốc nhanh hấp thu, tập trung mạnh cơ quan
đích của vật nuôi bị bệnh.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2.1. Vị trí địa lí
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng, Việt Nam, nằm ở
chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong
quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Năm 2019, Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 37 về
số dân, xếp thứ 13 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 09 về
GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 31 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với
1.151.154 người dân, GRDP đạt 118.400 tỉ đồng (tương ứng với 5,147 tỉ
USD), GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng (tương ứng với 4.500
USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06%.
Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm đóng miền Bắc giai đoạn 1946-1954,
tỉnh này cịn có tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Trước đây, tỉnh Vĩnh Phúc vốn
bao gồm các tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ. Tuy nhiên, ngày nay tỉnh chỉ còn
bao gồm phần đất của tỉnh Vĩnh Yên cũ và một phần đất của tỉnh Phúc Yên cũ
- thành phố Phúc Yên, sau khi tất cả các huyện thuộc tỉnh Phúc Yên cũ đã lần
lượt sáp nhập vào thành phố Hà Nội là Đông Anh, Yên Lãng (nay là huyện
Mê Linh), Đa Phúc và Kim Anh (hai huyện này đã hợp lại thành một huyện
Sóc Sơn).
2.1.2.2. Khí hậu
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24°C, Vùng Tam Đảo, ở độ cao 1.000
m so với mực nước biển có nhiệt độ trung bình năm là 18,4°C. Tam Đảo có
nhiệt độ hàng ngày thấp hơn vùng đồng bằng bắc bộ là 5°C.



7

Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 mm đến 1.600 mm. Trong
đó, lượng mưa bình qn cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm
Vĩnh Yên là 1.323,8 mm. Vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 đến 1.800
giờ, trong đó, tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7,
tháng có ít giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 3.
Chế độ gió: Trong năm có hai loại gió chính: Gió đơng nam thổi từ
tháng 4 đến tháng 9, gió đơng bắc: thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm bình qn cả năm là 83%. Nhìn chung độ ẩm
khơng có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với
vùng trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi độ ẩm khơng khí được đo tại
trạm Tam Đảo, vùng trung du được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên.
Lượng bốc hơi: Bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm, lượng bốc
hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 là 107,58 mm, từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.
2.1.2.3. Các đơn vị hành chính
Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm
2 thành phố là Vĩnh Yên và Phúc Yên, 7 huyện là Sông Lô, Lập Thạch, Bình
Xuyên, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 136 đơn vị cấp xã
gồm 15 phường, 16 thị trấn và 105 xã.
2.1.2.4. Dân số
Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.151.154
người. Tổng dân số đô thị là 447.582 người (40,2%) và tổng dân cư nông thôn

là 665.806 người (59,8%).


8

Mật độ dân số 932 người/km².
2.1.2.5. Phát triển kinh tế xã hội
Năm 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,06%, quy mô nền kinh tế đạt
118.400 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản chỉ chiếm 5,45%.
Trong năm 2019 toàn tỉnh thu hút được 870 triệu USD vốn FDI và 13.55
nghìn tỷ đồng vốn DDI.
Tới năm 2019 thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc đã là 102
triệu đồng/người/năm, cao gấp 1,6 lần so với bình qn của cả nước, góp phần
quan trọng tăng cường đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn.
Tỷ lệ hộ nghèo của Vĩnh Phúc hiện nay chỉ là 1,47%, thấp hơn nhiều so với tỷ
lệ 4,7% của cả nước.
*

Tổng quan đặc điểm thị trường thuốc thú y Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một thị trường tiềm năng đang phát triển mạnh với dung
lượng thị trường lớn. Con giống, vật nuôi đa dạng: gà, vịt, lợn, ngan… Nhờ
vậy, nhu cầu sử dụng thuốc thú y trong chăn ni ngày càng tăng.
2.1.2.6. Tình hình phát triển ngành Nơng nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Vĩnh
Phúc, giai đoạn 2016 - 2020, ngành nông nghiệp tỉnh đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đã dịch
chuyển theo hướng tích cực. Trong đó, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 48,2% năm
2015 lên 51,6% năm 2018, ước đến năm 2020 đạt 52,5%; giảm tỷ trọng trồng
trọt từ 38,5% năm 2015 xuống 35,7% năm 2018, ước đến năm 2020 còn

34,8%. Cơ cấu ngành lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp cơ bản ổn
định. Ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, cùng với ngành trồng
trọt tạo ra động lực cho tăng trưởng nông nghiệp.
Những năm qua, sản xuất trồng trọt của tỉnh chuyển dịch mạnh cơ cấu
giống, cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều


9

kiện các vùng sinh thái và địa phương trong tỉnh. Đáng chú ý, đã hình thành
một số vùng sản xuất rau, quả an tồn theo quy trình VietGAP đạt trên
1.600ha. Sản lượng rau an toàn và rau được cấp giấy chứng nhận ước đạt 40
nghìn tấn/năm. Các cây trồng có giá trị kinh tế cao được phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa. Một số sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm xuất khẩu
như: thanh long ruột đỏ, chuối tiêu hồng,… Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã
sản xuất rau, củ, quả có quy mơ, chất lượng cung cấp cho thị trường trong và
ngồi tỉnh.
Trên lĩnh vực chăn ni, sản xuất phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng. Đặc biệt chăn ni lợn, bị sữa và gia cầm đã trở thành thế mạnh của tỉnh.
Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi; nhiều giống gia súc,
gia cầm có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất giúp nâng cao năng
suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất, tăng giá trị gia tăng.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa
tập trung lớn tại Lập Thạch, Yên Lạc; chăn nuôi gia cầm chuyên trứng,
chuyên thịt tại các xã thuộc huyện Tam Dương và Tam Đảo; chăn ni ni
bị sữa tại huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch,… Nhiều trang trại áp dụng công
nghệ cao trong chăn nuôi và liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và
tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đã xây dựng được 3 mơ hình chuỗi liên kết chăn
ni - giết mổ - tiêu thụ thịt lợn.

Về thủy sản, diện tích ni trồng ln ổn định trên 6.900ha, trong đó
tập trung nhiều ở các huyện như: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên. Sản
lượng thủy sản tăng bình quân 3,84%/năm. Trên địa bàn tỉnh đã có 7 cơ sở sản
xuất cá giống và hàng trăm hộ tham gia ương dưỡng giống thủy sản để cung
cấp con giống cho thị trường. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến được đưa vào sản xuất. Đưa nhanh các loại cá giống mới vào


10

ni như: cá rơ phi đơn tính, cá chép lai, cá chim trắng cho năng suất, chất
lượng cao.
Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, theo Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc,
nơng nghiệp địa phương vẫn cịn tồn tại những khó khăn nhất định. Trong đó,
có thể kể đến hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, quy mô nhỏ,
đất đai manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi
sản phẩm cịn hạn chế. Nơng sản có thương hiệu trên thị trường cịn ít, chưa
có nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chất lượng sản phẩm chưa đồng
đều nên năng lực cạnh tranh chưa cao.
Bên cạnh đó, kinh tế hợp tác xã, trang trại đã có những mơ hình mang
lại hiệu quả nhưng việc mở rộng các mơ hình cịn gặp khó khăn; một số hợp
tác xã hoạt động chưa hiệu quả. Mặc dù tỉnh đã có những cơ chế, chính sách
thu hút đầu tư nhưng số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào nơng, lâm nghiệp,
thủy sản cịn hạn chế.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý giám sát an toàn thực
phẩm tuy đã được tăng cường nhưng chưa toàn diện. Sản xuất, kinh doanh
thực phẩm cơ bản vẫn nhỏ lẻ dẫn đến việc kiểm sốt an tồn vệ sinh thực
phẩm rất khó khăn, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí, chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn.
Theo Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, giai đoạn 5 năm tới 2021 - 2025, định

hướng ngành nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng bền vững, nâng cao
chất lượng tăng trưởng. Trong đó, về trồng trọt, ưu tiên phát triển các ngành hàng
lợi thế, có thị trường tiêu thụ gồm: sản xuất lúa chất lượng cao, rau củ quả an
toàn, cây ăn quả, cây dược liệu. Đồng thời, khuyến khích phát triển nơng nghiệp
theo VietGAP, nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao.

Phát triển chăn ni trở thành ngành hàng hóa chính trong sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt, đưa chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung,


11

chun mơn hóa trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến; năng suất
chất lượng cao gắn với bảo quản, chế biến với thị trường, bảo vệ môi trường,
đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và hướng
tới xuất khẩu.
Tập trung phát triển chăn ni có lợi thế và tăng giá trị gia tăng như:
lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt trên cơ sở quy hoạch chăn nuôi phát triển theo
vùng, xã, trọng điểm gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tạo sự
chuyển dịch mạnh trong cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.
Về thủy sản, tập trung đầu tư sản xuất giống thủy sản, nâng cao chất
lượng con giống truyền thống; nghiên cứu giống đặc sản, xây dựng thương
hiệu cá giống tỉnh Vĩnh Phúc. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức
thâm canh, cơng nghiệp, giảm dần diện tích ni quảng canh cải tiến, hình
thành các vùng ni ni trồng thủy sản tập trung có quy mơ diện tích lớn, áp
dụng thực hành ni tốt. Xây dựng các mơ hình liên kết từ sản xuất đến tiêu
thụ gắn với truy xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm thuốc thú y
2.2.1.1. Khái niệm

Theo Khoản 21 Điều 3 Luật thú y (2015) [15], thuốc thú y là đơn chất
hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi
sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa
bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản
của động vật.
2.2.1.2. Đặc điểm của thuốc thú y
Đây là một loại sản phẩm đòi hỏi đặc tính kỹ thuật cao. Mỗi một sản
phẩm tạo ra phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo được chức năng
bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi. Do đó thuốc thú y có những chức năng sau:
-

Phịng và chữa bệnh cho vật nuôi

-

Giúp con vật tăng trưởng và phát triển.


12

-

Đảm bảo ngăn ngừa các dịch bệnh lây lan từ vật nuôi sang con người,

làm nguồn thực phẩm sạch sẽ và an toàn cho người tiêu dùng.
-

Là loại sản phẩm sử dụng phục vụ cho ngành chăn nuôi.

-


Là loại sản phẩm địi hỏi đặc tính kỹ thuật cao, chất lượng bảo đảm.

-

Là một dạng sản phẩm thuốc nên đòi hỏi phải có sự bảo quản tốt, có

thời hạn tiêu dùng nhất định.
-

Là một loại sản phẩm mang tính thời vụ cao.

Như vậy, qua phân tích đặc điểm sản phẩm, ta thấy sản phẩm thuốc thú
y mang tính đặc thù cao, có vai trị rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển
ngành chăn ni nước nhà.
2.2.2. Vai trị của thuốc thú y đối với chăn nuôi
Theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị về đổi mới cơ chế quản lý Nông
nghiệp đã chỉ rõ: “Từng bước đưa ngành Chăn nuôi lên một ngành sản xuất
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong Nông nghiệp”. Để đạt được điều này nhà
nước ta không những phải coi trọng các khâu như: cơ sở vật chất, nguồn
giống, nguồn thức ăn… cho chăn nuôi mà còn phải chú trọng đến vấn đề
phòng chống dịch bệnh cho chăn ni. Sản phẩm thuốc thú y có vai trị bảo vệ
sức khoẻ cho vật ni, đảm bảo nguồn thực phẩm từ chăn ni có giá trị và
chất lượng cao.
Ngồi ra thuốc thú y cịn có vai trị bảo vệ con người tránh được những
bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật và những bệnh do thức ăn làm từ động
vật đó gây ra. Tóm lại, vai trị của thuốc thú y là nâng cao hiệu quả cơng tác
phịng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch nhằm bảo vệ và phát triển ngành chăn nuôi,
cung cấp các sản phẩm làm từ vật ni có chất lượng cao phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ cho con người và môi trường

sinh thái.
2.2.3. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh
2.2.3.1. Tồn dư kháng sinh
* Khái niệm


13

Theo Vi Thị Thanh Thủy (2011) [18], tồn dư kháng sinh trong cơ thể
động vật là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người sử dụng vì
những mục đích khác nhau trong chăn ni động vật, đã được chuyển hóa
trong cơ thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại các mơ, các
phủ tạng. Hàm lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết cho đến các
giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
*

Nguyên nhân và tác hại của tồn dư kháng sinh
-

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: Có thể do ý thức,

trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng thuốc... Dẫn lời ông
Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy
sản (Bộ NN&PTNT), “Do một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng quy định về
thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch, một số cơ sở ni vẫn cịn
lạm dụng hóa chất kháng sinh cấm trong q trình ni”.
+

Tác hại của tồn dư kháng sinh:
Ảnh hưởng đến chất lượng thịt, lượng tồn dư kháng sinh trong thực


phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn
như: thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi thịt khơng thơm. Nếu hàm lượng
thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, khi nấu thịt sẽ có
mùi của thuốc kháng sinh.
+

Một số hormone tác động lên chất lượng của thịt làm cho thịt mềm,

đồng thời làm biến đổi màu của thịt tươi hơn, đáp ứng được sở thích của một
số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có thể là gián tiếp đối với sức khoẻ
con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nếu
như thường xuyên ăn các loại thịt này.
2.2.3.2. Kháng kháng sinh
Theo Alanis, (2005) [22], kháng kháng sinh khi con người sử dụng thịt có
tồn dư kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài. Một số hậu quả muộn hơn như
là: tạo ra những vi sinh vật kháng thuốc như chúng ta đã biết, các kháng sinh và
các tác nhân kháng khuẩn là những thuốc thiết yếu đối với việc điều trị


14

các bệnh nhiễm vi khuẩn trên người và trên gia súc. Khi sử dụng các chất có
hoạt tính kháng khuẩn kéo dài có thể gây ra sự kháng thuốc chọn lọc đối với
từng loại vi sinh vật gây bệnh. Một số kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi
cũng được sử dụng để chữa trị bệnh cho người.
Người ta đã chứng minh được sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng
sinh. Một số vi khuẩn có sự chọn lọc kháng thuốc chéo với các kháng sinh dùng
để chữa bệnh cho con người. Theo Giguere và cs (2007) [26], nguyên nhân
kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh có thể do đột biến nhiễm sắc thể,

do nhập đoạn gen mới chứa các plasmide quy định tính kháng thuốc.

Kháng kháng sinh sẽ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật
nuôi, tạo ra con giống yếu ớt, không sống được khi khơng có kháng sinh, gây
dị ứng ở trên người. Một số loại thịt có tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng ngay
sau khi sử dụng: Gây nên phản ứng quá mẫn cảm với những người nhạy cảm
kháng sinh, gây dị ứng lâu dài khó xác định và chữa trị. Một số kháng sinh và
hố dược có thể gây ung thư cho người.
2.2.4. Các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá
trình sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền lây nối liền nguồn bệnh với động
vật cảm thụ. Động vật thụ cảm làm cho dịch biểu hiện ra đồng thời nó lại biến
thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên. Vì vậy chỉ cần
xóa bỏ một trong ba khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu sẽ làm q
trình sinh dịch khơng xảy ra được - Đó là nguyên lý cơ bản của biện pháp
phòng và chống dịch.
Nội dung của việc phòng và chống dịch bệnh cho động vật theo Pháp
lệnh thú y của nước ta bao gồm:
-

Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến

thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật.
-

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, khống

chế tiêu diệt dịch bệnh cho động vật.



15

-

Thực hiện việc kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát

giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động
vật để phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và đảm bảo an toàn cho người.
2.2.4.1. Xác định các biện pháp phịng bệnh cho vật ni
Cơng tác vệ sinh phịng bệnh cho vật ni có vai trị quan trọng quyết
định đến sự thành công hay thất bại của chăn ni. Nếu thực hiện tốt cơng tác
phịng bệnh sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời quyết định
thành cơng trong chăn ni.
-

Để phịng bệnh cho vật nuôi hiệu quả, cần thực hiện tốt 2 phương

pháp sau:
* Ngăn không cho vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh
Mầm bệnh tiếp xúc với vật nuôi đến từ nhiều nguồn khác nhau như:
Gia cầm, gia súc bị bệnh; thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh; bụi trong
khơng khí nhiễm mầm bệnh; chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm
bệnh; giày, dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách đến tham quan nhiễm
mầm bệnh; phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh; chuột, côn trùng và
chim hoang dã...
Theo Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, (2000) [4], để ngăn
chặn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện tốt công tác vệ
sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt chuột côn
trùng và ngăn không cho chim hoang đến cư trú.
* Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi:

Song song với công tác vệ sinh phịng bệnh thì phải tăng cường sức đề
kháng cho vật ni thường xun như:
-

Đảm bảo chuồng ni ln thống, mát, sạch sẽ.

-

Cho vật nuôi ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần.

-

Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ khơng có mầm bệnh và chất

độc hại đến sức khỏe.
- Dùng thuốc và vắc-xin phịng bệnh cho đàn vật ni theo lịch dùng thuốc.


16

Để chăn nuôi đem lại hiệu quả cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc phòng
bệnh sau:
Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật nuôi
-

Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc. Chỉ chọn mua con giống từ

những cơ sở giống tốt, từ đàn bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo khơng có bệnh
truyền từ bố mẹ sang con. Phải nhốt riêng vật nuôi mới mua về (cách xa đàn
đang ni) trong vịng 10 - 14 ngày. Cho uống thuốc bổ, khi thấy đàn vật nuôi

khỏe mạnh mới đưa vào chuồng nuôi.
-

Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực

chăn nuôi của công nhân, cán bộ và khách tham quan.
-

Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt cơng

tác sát trùng dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi.
* Khi đàn vật nuôi mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cần thực hiện các
biện pháp sau:
+ Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng
con ốm để theo dõi và điều trị.
+ Không bán vật nuôi bị bệnh. Không mua thêm con khoẻ về nuôi.
+ Xác vật nuôi bị chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề
xử lý. Vật nuôi bị ốm, chết do bệnh phải đốt hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột.
+ Khi có vật ni nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh
và sát trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi
bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa...
+ Đối với con chưa mắc bệnh trong đàn phải dùng vắc-xin phòng hoặc
dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.
+ Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô
dưới ánh nắng mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại.
Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của vật nuôi
-

Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảo cho vật ni có chỗ ở tốt.



17

-

Cho vật nuôi ăn và uống tốt (thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không

biến chất, uống nước sạch được tiệt trùng, nước uống khơng có độc chất) và
chăm sóc vật ni đúng quy trình kỹ thuật.
-

Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vắc-xin.

-

Phịng bệnh cho vật ni bằng thuốc và vắc-xin.

Ngun tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe đàn vật ni
-

Xây dựng lịch tiêm phịng và lập sổ ghi chép theo dõi q trình tiêm

phịng của vật ni chặt chẽ.
-

Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật nuôi vào sổ nhật ký thú y

và định kỳ lấy máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu
của vật ni.
-


Phát hiện kịp thời chẩn đốn chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị

khẩn trương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh.
2.2.4.2. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi
-

Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng nuôi, khu vực

xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi và các thiết bị liên
quan đến chăn nuôi trước khi đưa đàn vật nuôi vào nuôi.
+

Vệ sinh trong khi nuôi:
Chuồng nuôi cần đảm bảo đúng mật độ, thống, mát, khơ, sạch sẽ, có

ánh nắng mặt trời chiếu vào.
+

Nếu ni gà có chất độn chuồng thì chất độn chuồng phải luôn mới,

khô nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gà.
+ Ổ đẻ cần để nơi khô ráo, thống mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi
trải vào ổ và thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú.
+

Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi

ẩm thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.
- Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt ni theo trình tự sau:

+

Thu gom phân, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt

mầm bệnh.


18

+

Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện

+

Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng

+

Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn ni bằng nước sạch, có áp suất cao.

+

Sát trùng bằng chất khử trùng

+

Để trống chuồng 2 - 3 tuần.

- Các biện pháp khử trùng:

+

Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng án, máng uống, dụng cụ chăn

nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn.
+

Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn nuôi

+

Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng.

+

Vơi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong

chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 - 3 ngày rồi quét.

Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền

+

chuồng, sân chơi và xung quanh tường.
Dùng các chất sát trùng: Povid - Iodin, Cloramin, Anticept, BKA,

+

Crezil, Biocid,... để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ
cho vào hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển

một số dùng để sát trùng nước uống.
+

Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím: dùng để xơng trứng, xơng

hơi sát trùng quần áo, máy móc... liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng.
Đối với máy móc, quần áo, kho... dùng liều 17,5 gam thuốc tím + 35 ml Formol
3

cho 1 m trong thời gian 30 phút; xông hơi phải kín mới có tác dụng.

2.2.4.3. Vệ sinh thức ăn, nước uống
-

Máng ăn, máng uống, dụng cụ cho ăn cần rửa sạch hàng ngày.

-

Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày.

-

Nước uống cho vật nuôi đảm bảo sạch và thay thường xuyên.

-

Không cho vật nuôi bị bệnh ăn, uống chung với con khoẻ.



×