Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TIỂU LUẬN môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH kế thừa và phát huy tư tưởng hồ chí minh trong tình hình chống dịch covid 19 của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.29 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:

ABC

MÃ SINH VIÊN:

1904ABCD

LỚP:

POL1001_2

GIẢNG VIÊN:

ABC

---- TP Hà Nội, tháng 11, năm 2021---1


Mục lục

A. NỘI DUNG..............................................................................................3
I. Những khái niệm chung nhất về Đại đoàn kết toàn dân tộc....................3
1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?.............................................................3
2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết tồn dân là


gì?..................................................................................................................3
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết tồn dân tộc............................4
1. Vai trị to lớn của Đại đồn kết toàn dân tộc.........................................4
3. Điều kiện để xây dựng khối Đại đồn kết tồn dân tộc.......................7
4. Hình thức – ngun tắc tổ chức của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. 8
5. Phương thức xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc...............................9
III. Kế thừa và phát huy Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình chống
dịch Covid-19 của Việt Nam hiện nay.........................................................10
1. Đảng và chính phủ đã đề ra những chủ trương, chính sách đúng
đắn, kịp thời, phát huy được tinh thần đồn kết tạo nên sức mạnh tồn
dân trong cơng tác phòng chống dịch bệnh.............................................10
2. Dân tộc Việt Nam ta cùng nhau đoàn kết chống dịch, tinh thần Đại
đoàn kết toàn dân ngày một tỏa sáng......................................................12
IV. Kết luận....................................................................................................13
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................14

2


CHỦ ĐỀ: Anh (chị) hãy làm rõ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại
đồn kết tồn dân tộc và phát huy tư tưởng ấy trong tình hình chống dịch
Covid-19 của Việt Nam hiện nay.
BÀI LÀM
A. NỘI DUNG
I. Những khái niệm chung nhất về Đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Đại đồn kết tồn dân tộc là gì?
Đại đồn kết dân tộc là một di sản và cũng là truyền thống vô cùng quý
báu mà dân tộc Việt Nam ta đã hun đúc nên trong công cuộc dựng nước và giữ
nước trải dài hàng nghìn năm. Tinh thần yêu nước, quý trọng bản chất con
người, bao dung, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau đã thấm sâu vào tư

tưởng, tình cảm và tâm hồn của mỗi người dân, nó đã trở thành lẽ sống và là
chất keo gắn kết mọi người dân Việt Nam với nhau.
Lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm của đất nước ta đã chứng tỏ rằng,
truyền thống đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh bất khả chiến bại trong bất cứ
hoàn cảnh nào giúp đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đánh
tan mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ an toàn biên giới quốc gia, viết nên những trang
sử vàng hào hùng của lịch sử dân tộc.
2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết tồn dân là gì?
Đại đồn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên 3 cơ
sở chính sau:
2.1. Những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta,
những giá trị truyền thống quý báu đã dần được hình thành, từng giây, từng
phút, từng ngày phát triển trong mỗi con dân Việt Nam. Đó chính là lịng u
nước dồi dào, là tinh thần tương thân tương ái giữa người và người, đó cũng
chính là ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những người thân yêu khỏi giặc
ngoại xâm. Ngoài ra, những truyền thống ấy cịn là tinh thần đồn kết khơng
quản ngại khó khăn gian khổ. Qua q trình dài của lịch sử, những truyền thống
3


quý báo ấy đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, vào máu mủ ruột thịt của mỗi con
người Việt Nam, trở thành đạo sống, đạo làm người của người dân nước Việt.
2.2. Điều đúng đắn rút ra được từ thực tiễn Cách mạng Việt Nam và thế giới
Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng các cuộc nổi dậy của những nhà yêu nước trong
lịch sử nước ta đều thất bại vì một lý do duy nhất: chưa có sự lãnh đạo của
Đảng. Có Đảng lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh cũng là để đề ra một phương
hướng, đường lối cụ thể, đúng đắn, có khả năng tập hợp lực lượng tồn dân tộc
và có thể củng cố khối Đồn kết toàn dân. Như vậy, suy cho cùng vẫn là do
thiếu đi sự đoàn kết nên các cuộc nổi dậy đã thất bại. Không chỉ các cuộc nổi

dậy ở Việt Nam, mà các cuộc cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ cũng thất bại vì
ngun nhân là chưa có sự đoàn kết cũng như sự lãnh đạo đúng đắn.
2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng, cách mạng là sự nghiệp to lớn của nhân
dân, nhân dân cũng là những người người tạo nên lịch sử, liên minh công nhân nông dân là cơ sở chính để có thể xây dựng, vun đắp nên lực lượng đấu tranh
cách mạng to lớn trên tinh thần của giai cấp vơ sản, đồn kết dân tộc phải được
liên kết với đoàn kết quốc tế. Dựa theo những quan điểm trên của chủ nghĩa
Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển nó thành hệ thống tư tưởng về
đại đoàn kết dân tộc của mình.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết tồn dân tộc
1. Vai trị to lớn của Đại đoàn kết toàn dân tộc
1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định nên thành
công của cách mạng Việt Nam
Để hiểu rõ vai trị thứ nhất của Đại đồn kết dân tộc, trước tiên ta cần
phải hiểu “Chiến lược” là gì. Trong lĩnh vực quân sự, “Chiến lược” có thể hiểu
là phương hướng hoạt động gồm tổng thể các biện pháp, phương châm, mưu
lược, chính sách vì một mục tiêu chung, từ ấy đạt được mục đích nhất định như
tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực của xã hội hay trên toàn thế
4


giới. Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề có ý nghĩa
chiến lược có nghĩa là nó phải được duy trì xun suốt, lâu dài, nhất quán của
cách mạng Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có
những đối sách, những nhiệm vụ khác nhau mà Đảng đề ra một cách phù hợp,
tuy nhiên, Đại đoàn kết tồn dân tộc là một “Chiến lược” phải ln được giữ
vững, khơng thể thay đổi, mang yếu tố sống cịn, then chốt quyết định nên việc
thành công hay thất bại của cách mạng.
Yếu tố quyết định của Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được thể hiện rất rõ qua các
sự kiện của dân tộc Việt Nam ta. Các cuộc nổi dậy của Hàm Nghi, Phan Bội

Châu, Hoàng Hoa Thám hay của Phan Chu Trinh đều thất bại vì một lý do lớn
nhất: Chưa có sự đồn kết và thống nhất. Sau khi Đại đồn kết dân tộc được
hình thành và phát triển, các cuộc cách mạng và khôi phục nền kinh tế đã liên
tục dành thắng lợi, cụ thể:
- Cách mạng Tháng Tám thành cơng nhờ sự đồn kết trong Mặt trận Việt Minh
- Kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhờ sự đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt
- Đạt được nhiều thành tựu lớn trong công cuộc khôi phục nền kinh tế nhờ sự
đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt
Nam ta
Đã từ lâu, Đại đoàn kết dân tộc trở thành mục tiêu hàng đầu của cách
mạng ta. Ta có thể khẳng định như vậy là vì cách mạng Việt Nam ta được lãnh
đạo bởi Đảng Cộng sản, mà Đảng là của dân, do dân, hoạt động vì lợi ích của
nhân dân. Cách mạng cũng là sự nghiệp của nhân dân, vì thế Đại đồn kết dân
tộc chính là mục tiêu hàng đầu của Cách mạng. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, cần
thực hành đoàn kết trong nội bộ Đảng, đoàn kết toàn nhân dân, đoàn kết các giai
cấp, dân tộc, đồn kết giữa các tơn giáo và đồn kết quốc tế. Sự đoàn kết ấy sẽ
thực sự tạo thành sức mạnh vật chất và tinh thần, thúc đẩy Cách mạng thành
công. Ngày 3/3/1951, Bác đã tuyên bố rằng: “Mục đích của Đảng Lao động Việt

5


Nam có thể gồm trong tám chữ là: ĐỒN KẾT TỒN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ
QUỐC”1.
Đại đồn kết tồn dân tộc không chỉ là mục tiêu hàng đầu của Cách mạng, mà
nó cịn là mục tiêu hàng đầu của tồn dân tộc Việt Nam ta. Nước ta từ thuở xa
xưa đã luôn phải chống giặc ngoại xâm đô hộ, âm mưu chia cắt nước ta. Trong
hồn cảnh ấy, để có thể đánh đuổi được bọn chúng khi lực lượng của ít hơn
chúng rất nhiều thì điều quan trọng nhất tạo nên chiến thắng chính là sự đồn

kết. Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, nhiệm vụ cấp thiết
được đặt ra là: “Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng, hay kháng chiến để đòi
độc lập”. Sau Hiệp định Giơnevơ, nhiệm vụ của nước ta vẫn luôn là: “Một là
đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước
nhà”. Ta có thể thấy rằng, dù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nhiệm vụ hàng
đầu của ta vẫn không hề thay đổi: hướng đến Đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Lực lượng của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
2.1. Chủ thể của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ thể của khối Đại đồn kết dân tộc, khơng phải là ai khác, không riêng một
cá nhân hay tổ chức nào, mà chính là tồn thể nhân dân Việt Nam ta. Theo Hồ
Chí Minh, khái niệm “Nhân dân” và “Dân” có ý nghĩa bao hàm rất rộng, không
phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc hay tôn giáo nào cả, mà vừa có nghĩa là gồm
tất cả con dân nước Việt có lịng u nước, vừa là mỗi người Việt Nam cụ thể.
2.2. Nền tảng của khối Đại đoàn kết dân tộc chính là điểm chung của mọi người
dân
Nền tảng của khối Đại đồn kết là liên minh cơng - nơng - trí thức của nhân dân.
Ban đầu, liên minh cơng-nơng là nền tảng của mọi mặt trận, về sau, Hồ Chí
Minh đã thêm thành phần trí thức vào nền tảng tạo nên khối Đại đồn kết tồn
dân.

1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019, tr.95

6


Sự đồn kết trong nội bộ Đảng cũng góp phần khơng nhỏ tạo nên nền tảng ấy,
đó cũng chính là “hạt nhân”, có hạt nhân thì mới có cái gốc, cái rễ tạo tiền đề để
cây có thể mọc, đơm hoa kết quả được. Đảng có đồn kết, thống nhất thì mới có
thể định hướng, dẫn dắt các dân tộc, dẫn dắt toàn thể nhân dân tạo thành một
khối vững chắc.

Tất cả nhân dân nước Việt Nam đều có một chí hướng, mục tiêu chung để có thể
trở thành một khối Đại đoàn kết dân tộc là bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc,
xây dựng một cuộc sống hịa bình, nhà nhà người người đều ấm no, hạnh phúc,
khơng cịn phải chịu cảnh đói khổ, đất nước lầm than.
3. Điều kiện để xây dựng khối Đại đoàn kết tồn dân tộc
Để có thể xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, ta cần 4 điều kiện sau đây:
3.1. Lấy lợi ích chung của tồn dân làm điểm quy tụ nhưng vẫn phải tơn trọng
các lợi ích khác biệt chính đáng
Hồ Chí Minh cho rằng, Đại đồn kết phải dựa theo lợi ích của dân, vì nước vì
dân, chống lại áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Nước được độc lập, nhân dân
được ấm no hạnh phúc thì việc độc lập mới có ý nghĩa. 1
3.2. Phải kế thừa và phát huy những truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn
kết của toàn dân tộc Việt Nam
Để xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa và phát huy những truyền
thống yêu nước – nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc ta. Truyền thống ấy đã được
hình thành, vun đắp và phát triển trong suốt quá trình hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc, đã trở thành giá trị bền vững, là nguồn sức mạnh
bất khả chiến bại của toàn dân ta để đánh thắng mọi thiên tai, mọi kẻ thù xâm
lược, qua đó bản sắc dân tộc cũng được giữ vững mn đời.
3.3. Phải có lịng khoan dung, độ lượng, thương u với con người

1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019, tr.97

7


Trong mỗi chúng ta, có người thế này có người thế khác, khơng ai giống ai, mỗi
người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Chính vì thế, cần phải trân trọng
những điểm tốt điểm mạnh của mỗi người, khoan dung độ lượng với những
người đi sai hướng, dẫn dắt họ đi đúng con đường. Có như vậy mới tạo nên

được sức mạnh Đại đồn kết tồn dân tộc.
3.4. Phải có niềm tin to lớn và vững chắc vào nhân dân
Đảng khơng thể tự hoạt động mà khơng có nhân dân, bởi vậy mới nói, “Dân”
chính là chỗ dựa vững chắc nhất của Đảng. Nhân dân là nguồn sức mạnh to lớn,
vô tận, quyết định nên sự thành công hay thất bại cách mạng, nhân dân cũng là
nền và là chủ thể của mọi Mặt trận. Vì vậy, niềm tin vào nhân dân là điều tất yếu
để có thể tạo nên khối Đại đồn kết tồn dân.
4. Hình thức – ngun tắc tổ chức của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
4.1. Hình thức tổ chức của khối Đại đồn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc
thống nhất
Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối Đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận
dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất giúp cho khối Đại đoàn kết dân
tộc tạo thành một thể thống nhất, vững chắc, có tổ chức quy mơ lớn. Đây là nơi
quy tụ người dân Việt Nam yêu nước đang sinh sống tại Việt Nam và cả ở nước
ngồi.
Trong q trình dài lịch sử, Mặt trận dân tộc thống nhất đã trải qua nhiều lần
thay tên, nhưng ý nghĩa của nó vẫn khơng hề thay đổi, vì mục tiêu chung là cố
gắng vì độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân.1
4.2. Nguyên tắc tổ chức của khối Đại đoàn kết dân tộc cũng như là nguyên tắc
tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng và
tổ chức theo 3 nguyên tắc chính:
1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019, tr.98

8


- Nguyên tắc thứ nhất: Mặt trận được xây dựng trên nền tảng khối liên minh
cơng - nơng - trí thức, tuân theo sự lãnh đạo của Đảng ta. Đảng ta lãnh đạo Mặt
trận bằng việc xác định các chính sách đúng đắn, áp dụng phương pháp vận

động, giáo dục, thuyết phục và nêu gương. Đảng lãnh đạo thông qua đội ngũ cán
bộ, đảng viên làm công tác Mặt trận.
- Nguyên tắc thứ hai: Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao
của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các giai cấp, hoạt động theo nguyên tắc Hiệp
thương dân chủ. Có nghĩa là, để đi đến được sự thống nhất, Mặt trận cần phải
thảo luận, bàn bạc và trao đổi một cách kỹ lưỡng, mọi vấn đề phải được cơng
khai. Lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp phải thật hài hịa, ổn thỏa.
- Nguyên tắc thứ ba: Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Mặt trận phải thực hiện hương châm “cầu đồng tồn dị” đoàn
kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết 1. Ngoài ra, cần
phải cao tinh thần tự phê bình và phê bình, khơng được bảo thủ, bao che cho
hành vi sai trái.
5. Phương thức xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
5.1. Xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc trước hết phải làm tốt cơng tác dân
vận
Dân vận cốt là để đồn kết dân chúng, tạo nguồn động lực to lớn phát triển mọi
mặt của đời sống như văn hóa, kinh tế, xã hội. Các biện pháp dân vận và mọi
Đảng viên, cán bộ cần phải thực hiện là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục người
dân, giúp đỡ người dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, hiểu và
thực hiện theo đúng Pháp luật. Ngồi ra cịn cần phải nắm bắt được nguyện vọng
của nhân dân kịp thời, tìm hiểu phong tục tập qn của người dân thì mới có thể
tiếp cận nhân dân một cách hiệu quả nhất.
5.2. Cần phải thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối
tượng và đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất
1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019, tr.99

9


Các đoàn thể, tổ chức quần chúng và Mặt trận là sợi dây gắn kết giữa Đảng và

quần chúng nhân dân. Các tổ chức quần chúng như là Cơng đồn, Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ,…giúp Đảng gần gũi với nhân dân hơn, tuyên truyền, giáo dục,
động viên và hướng dẫn nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cách
mạng, của Đảng và nhà nước. Các tổ chức ấy còn đại diện cho người dân, giúp
người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
III. Kế thừa và phát huy Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình chống dịch
Covid-19 của Việt Nam hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết tồn dân vơ cùng sâu sắc, làm cốt lõi,
nền tảng cho nhân dân không chỉ trong q trình chống giặc ngoại xâm mà cịn
đúng đắn và là kim chỉ nam trong cả quá trình phát triển đất nước và nhất là tình
hình chống chọi lại với đại dịch Covid-19 hiện nay. Ngay từ ca bệnh Covid đầu
tiên xuất hiện (22/1/2020), nước ta đã xác định đây là một căn bệnh nguy hiểm,
nó có thể ảnh hưởng đến người dân trên diện rộng nên đã nhanh chóng phát
động, yêu cầu người dân cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này. Một trong
những giải pháp mang lại hiệu quả cao là huy động sự tham gia của đông đảo
các tầng lớp nhân dân để phát huy sức mạnh Đại đồn kết tồn dân trong cơng
tác phịng, chống dịch Covid-19.
1. Đảng và chính phủ đã đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp
thời, phát huy được tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh toàn dân trong
cơng tác phịng chống dịch bệnh
Khơng hề làm ngơ trước dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, vào ngày 29/1/2020, Ban
Bí thư đã lập tức ban hành công văn số 79-CV/TW, gửi các tỉnh, thành phố và
các cơ quan Trung ương về việc coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ "trọng tâm,
cấp bách"1. Tiếp sau đó, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kêu
gọi toàn thể nhân dân Việt Nam chung sức, đồng lịng vượt qua mọi khó khăn,
thử thách để chiến thắng đại dịch Covid-19. Tổng Bí thư kêu gọi toàn thể đồng
bào, chiến sĩ trong và ngoài nước đồn kết một lịng, thống nhất ý chí, đồn kết
1 Cơng văn Số: 79-CV/TW V/v phịng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra

10



hành động, đặt sức khỏe và tính mạng của nhân dân lên hàng đầu. Lời kêu đã
khơi dậy sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trên cả nước để phịng, chống
đại dịch.1
Trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới đặc biệt là Trung
Quốc, nước ta đã ban hành rất nhiều công văn chỉ đạo công tác phòng, chống
Covid-19, đặc biệt là chỉ thị số 16/CT-TTg ban hành vào ngày 31/3/2020 về các
biện pháp cấp bách phịng, chống dịch COVID-19 và cách ly tồn xã hội. Nhờ
sự lãnh đạo kịp thời của Đảng cũng như sự đồn kết đồng lịng của nhân dân,
trong đợt dịch năm 2020 nước ta, tính đến ngày 24/7/2020, Việt Nam có tổng
cộng 415 ca bệnh, 99 ngày trước đó được kiểm sốt khơng có ca bệnh nào. Tuy
nhiên sau đó, đợt dịch thứ hai tiếp tục bùng phát tại Đà Nẵng, nâng tổng số ca
mắc tại Việt Nam lên 11362. Đảng và nhà nước tiếp tục đề ra những biện pháp
kêu gọi người dân đồng lịng đồn kết chống dịch, các bệnh viện dã chiến liên
tục được xây dựng, cứu trợ người dân Đà Nẵng. Các trường học chuyển sang
phương án học online để đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch bệnh có kết quả
tốt. Khi tình hình dịch đã được kiểm sốt tương đối tốt thì một lần nữa lại bùng
phát vào ngày 27/4/2021, do biến thể của virus Covid-19 lây nhiễm tại thành
phố Hồ Chí Minh. Và cũng một lần nữa, nước ta gấp rút giãn cách xã hội, thực
hiện nghiêm các biện pháp phịng chống dịch Covid-19. Khơng một giờ phút
nào Đảng và nhà nước lơ là trước dịch bệnh, và đến thời điểm hiện tại, dịch
bệnh đã dần được kiểm soát. Cùng với Đảng và nhà nước, Đoàn Chủ tịch Uỷ
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã ra Lời kêu gọi "Toàn dân
ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19", nhằm phát huy tinh thần đồn kết, đồng
sức đồng lịng của tồn thể nhân dân Việt Nam trong cơng tác phịng, chống dịch
bệnh đang diễn biến phức tạp.

1 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch, Hà Nội, 2020
2 Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, Wikipedia, 2021


11


2. Dân tộc Việt Nam ta cùng nhau đoàn kết chống dịch, tinh thần Đại đoàn
kết toàn dân ngày một tỏa sáng
Nếu chỉ riêng Đảng và nhà nước thực hiện các biện pháp phịng chống dịch bệnh
thì nước ta sẽ khơng thể nào ngăn chặn được nó, mà quan trọng hơn cả chính là
sự đồng sức đồng lịng của tồn thể người dân Việt Nam. Từ tỉnh, thành phố, bộ,
ngành, đến các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệt tình, tích
cực, dốc sức dốc lịng tham gia cơng tác phịng, chống dịch.
Dẫn đầu trên tiền tuyến chống dịch là lực lượng cán bộ, nhân viên của ngành Y
tế. Họ đã không quản ngại ngày đêm, tham gia xét nghiệm, hỗ trợ và cứu chữa
bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc dù khó có thể tránh khỏi việc bị lây nhiễm
bệnh từ các bệnh nhân nhưng họ đã cố hết sức cứu chữa bệnh nhân tại khu điều
trị cách ly từng giây, từng phút, từng giờ. Đặc biệt, nhiều sinh viên y khoa còn
chưa ra trường đã tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, giúp đỡ các
cán bộ y tế hoàn thành nhiệm vụ cứu người trong những lúc cấp bách nhất. Sau
các y bác sĩ, là lực lượng cán bộ, các cấp ngành tại mỗi địa phương đã cùng phối
hợp ngày đêm truy quét, dập dịch tại các khu dân cư. Nhiều khu kí túc xá, khu
nhà ở quân đội đã trở thành khu cách ly.
Trong khi tuyến đầu tích cực chống dịch, thì tuyến hậu phương là nhân dân cả
nước cũng góp một phần lớn công sức. Rất nhiều người dân đã chung sức phát
miễn phí nhu yếu phẩm cho người dân vùng bị nạn, vùng cách ly thiếu thốn về
thực phẩm, vật dụng hằng ngày. Tại nhiều địa phương xuất hiện các “Siêu thị 0
đồng” để cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết, lan tỏa tinh thần sẻ chia, đoàn kết
của những người con đất Việt. Ngày 26/5/2021, Quỹ Vaccine được thành lập và
đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ to lớn của đơng đảo nhân dân cả trong và
ngồi nước. Các trường đại học cũng ra sức hỗ trợ cho các bạn sinh viên gặp
hồn cảnh khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh. Không chỉ các trường đại học, mà

nhiều tổ chức khác đã viện trợ cho nhân dân trong tình hình đại dịch như ATM
gạo, phát khẩu trang miễn phí,…Rất nhiều các mạnh thường qn qun góp
ủng hộ người gặp hồn cảnh khó khăn. Tất cả những hành động, những việc làm
12


tốt đẹp ấy của người dân Việt Nam ta đều tốt lên một tinh thần đồn kết mạnh
mẽ, tỏa sáng ở mọi thời điểm kể cả trong những năm tháng chống giặc hay
chống lại dịch bệnh nguy hiểm ngày nay.
IV. Kết luận
Hiện nay, cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 vẫn cịn chưa kết thúc, vẫn
cịn có nhiều ổ dịch mới xuất hiện, còn nhiều sự biến thể của virus. Đó là một
thách thức rất lớn mà thế giới nói chung và đất nước Việt Nam ta nói riêng cần
phải đối mặt. Tuy nhiên, với tinh thần đại đoàn kết tồn dân ta, trong tình thế
cấp bách như hiện giờ thì sức mạnh của dân tộc Việt Nam ngày càng mạnh mẽ,
trở thành động lực to lớn thúc đẩy nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử
thách. Hơn bao giờ hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết dân tộc đã được
Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam kế thừa và phát huy một cách hiệu quả
trong cuộc chiến phòng và chống lại đại dịch Covid-19.
Là một công dân nước Việt Nam, mỗi chúng ta cần phải kế thừa và phát huy tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân, nâng cao ý thức, tự giác trong
cơng cuộc phịng chống dịch, tun truyền cho bạn bè và người thân để cùng
nhau bảo vệ an tồn cho cả nước và cho chính bản thân chúng ta.

13


B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chiên, L. T., 2021. Tỉnh Bình Định. [Trực tuyến]
Available at: />[Đã truy câ ™p 24 11 2021].

Chinhphu.vn, 2020. Bộ Y Tế. [Trực tuyến]
Available at: />[Đã truy câ ™p 25 11 2021].
Chinhphu.vn, 2020. Bộ Y Tế. [Trực tuyến]
Available at: />[Đã truy câ ™p 25 11 2021].
Huy, Q., 2021. Luật Quang Huy. [Trực tuyến]
Available at: />[Đã truy câ ™p 25 11 2021].
Tế, B. Y., 2020. Bộ Y Tế. [Trực tuyến]
Available at: />inheritRedirect=false
[Đã truy câ ™p 25 11 2021].
14


Thắng, M. Q., 2019. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. 1 biên tâp™ viên Hà Nội:
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trang, B. T. N., 2021. Đảng bộ TP Hồ Chí Minh. [Trực tuyến]
Available at: />[Đã truy câ ™p 25 11 2021].
Wikipedia, 2021. Wikipedia. [Trực tuyến]
Available at: />%E1%BB%8Bch_COVID-19_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam
[Đã truy câ ™p 25 11 2021].

15



×