1. MỞ ĐẦU
Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chất
lượng, hiệu quả lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng
và thắng lợi của cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng gần 90 năm qua đã chứng minh rằng khi đã có đường lối, chủ trương,
chính sách đúng đắn, có tổ chức, bộ máy, cán bộ có chất lượng, nhưng khơng tạo
lập được phương thức lãnh đạo phù hợp thì chất lượng, hiệu quả lãnh đạo sẽ
thấp, thậm chí khơng có hiệu quả. Tính đúng đắn, sự phù hợp của phương thức
lãnh đạo của Đảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khả năng nhận thức
và sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp, cách thức lãnh đạo của
Đảng đối với mỗi nhiệm vụ và ở từng thời kỳ. Bởi vậy, trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt, khi chuyển giao giai
đoạn cách mạng, hoặc khi lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ mới, trong những
điều kiện và hoàn cảnh mới, Đảng khơng thể sử dụng rập khn, máy móc
phương thức lãnh đạo của “ngày hôm qua”, mà phải đổi mới, cải tiến, hoàn thiện
các phương pháp, cách thức lãnh đạo của mình. Do đó, đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách quan đối với mỗi nhiệm vụ, mỗi đối
tượng lãnh đạo trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả
và tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
hệ thống chính trị”.
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với mục
tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa
đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện
được mục tiêu đó, việc xây dựng và củng cố phương thức lãnh đạo và quản lý là
vô cùng cần thiết. Thực tế cho thấy mặc dù đời sống xã hội và kinh tế đã thay đổi
rất nhiều, nhưng đâu đó vẫn cịn những cơ quan đơn vị thiếu sự giám sát, lãnh
đạo sâu sát đã dẫn đến nhiều hệ luỵ - mà cụ thể trong thời gian qua đã có rất
nhiều sự kiện nổi cộm được báo chí và truyền thơng đưa tin. Một số cấp ủy đảng
chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo và quản lý; việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá,
rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng không thường
xuyên, kịp thời; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ
chưa thực sự được coi trọng; chưa làm tốt công tác phát triển đảng trong thanh
niên. Chính quyền chậm thể chế hố và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị
quyết của Đảng; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài.
Do vậy, việc thực hiện đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý nên được triển
khai thường xuyên và trường kỳ - đặc biệt là công tác lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước đối với mọi hoạt động của đất nước. Bối cảnh trong nước và quốc tế ln
có những thay đổi theo nhịp phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, địi hỏi chúng
ta phải nhanh chóng nắm bắt và đổi mới không ngừng cả về lý luận cũng như
phương pháp tiếp cận thực tiễn; đồng thời triển khai những giải pháp đồng bộ
nhằm đẩy mạnh công tác lãnh đạo và quản lý, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Lãnh đạo
và Quản lý ở Việt nam hiện nay” làm bài thu hoạch cho mình.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm về lãnh đạo và quản lý.
2.1.1. Lãnh đạo
- Định nghĩa: Lãnh đạo là quá trình hành động gây ảnh hưởng đến người khác
nhằm khơi dậy cảm xúc, động lực và sự cam kết cùng hành động vì mục tiêu
chung.
Lãnh đạo gây ảnh hưởng đến các cá nhân, nhóm người hay cộng đồng xã hội và
qua đó ảnh hưởng đến các tiến trình xã hội.
Việc gây ảnh hưởng có thể thơng qua chức vị; tạo mối quan hệ tình cảm tốt đẹp;
tạo ra sự phát triển của tổ chức, của con người; là đại diện cho những giá trị tốt
đẹp
Đặc trưng của gây ảnh hưởng trong lãnh đạo là mang tính truyền cảm hứng, tạo
động lực, sự cam kết hành động vì mục tiêu chung.
Lãnh đạo là q trình hành động, có sự tương tác của 3 yếu tố là người lãnh đạo,
người ủng hộ và tình huống thực tế.
- Các hoạt động lãnh đạo cơ bản là:
+ Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ của
nhân viên ở mức độ cao nhất
+ Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác nghiệp và
giám sát nhân viên thực hiện.
+ Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố gắng của
nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong việc
lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ hội để thoả mãn cao nhất trong cơng
việc.
+ Đơn đốc: Thúc đẩy nhân viên hồn thành công việc
+ Làm gương trong mọi sự thay đổi
+ Uỷ quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyết vấn đề cho
nhân viên.
- Chức năng của lãnh đạo tạo ra sự thay đổi, mà cụ thể là:
+ Kiến tạo một tầm nhìn để tạo ra hướng đi, hoạch định đường lối, chính sách;
+ Xây dựng thể chế, văn hố để dẫn dắt hành động;
+ Xây dựng và phát triển đội ngũ, tạo động lực để gắn kết mọi người, động
viên và truyền cảm hứng;
+ Đổi mới để thích nghi.
- Người làm lãnh đạo cũng phải có được các phẩm chất như
. Sự tin cậy: Mọi người sẽ không đi theo nhà lãnh đạo trừ khi anh ta cho họ cho
thấy sự nhất quán và kiên định.
. Sự bình dị: Những nhà lãnh đạo thành công nhất là những người xem bản thân
như là người hỗ trợ cho nhân viên của mình chứ khơng phải là buộc nhân viên
làm việc cho mình.
. Bình tĩnh: Lãnh đạo tốt khơng làm rối tung mọi vấn đề như thể thế giới sắp sập
đến nơi khi có một vấn đề rắc rối nào đó xảy ra. Họ sẽ đưa ra những câu kiểu
như “Chúng ta có thể giải quyết việc này”.
. Rõ ràng: Những lãnh đạo thực sự biết cách làm sáng tỏ vấn đề. Họ khơng làm
cho nó trở nên phức tạp.
. Tự chủ: Những nhà lãnh đạo thành công nhất biết họ là ai và sẽ khơng cố gắng
“uốn” mình để trở thành những người không phải là họ.
2.1.2. Khái niệm quản lý
- Định nghĩa: Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự
nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để
thực hiện, hồn thành mục tiêu chung. Cơng việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ
(theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm sốt.
Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài
chính, cơng nghệ và thiên nhiên.
- Nhiệm vụ cơ bản của quản lý
+ Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong
tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau...) và lên các
kế hoạch hành động.
+ Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế
hoạch.
+ Bố trí nhân lực: phân tích cơng việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân cho
từng công việc thích hợp.
+ Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt
được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức).
+ Kiểm sốt: Giám sát, kiểm tra q trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có
thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).
2.1.3. Phẩm chất của nhà lãnh đạo, quản lý
Người lãnh đạo, quản lý cần có các tố chất:
- Có học vấn cao, có kinh nghiệm về chun mơn và về đời sống xã hội
- Linh hoạt
- Có nghị lực, suy nghĩ lành mạnh, sáng suốt
- Trung thực, có sức khỏe tốt.
- Trí tuệ cao, có năng lực đạt được mục tiêu đề ra
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân
- Có khả năng đóng vai trị là một cố vấn và tư vấn sáng suốt
- Có tính tự tin, bình tĩnh khi gặp rắc rối về quan hệ hoặc khi có sự cố về tổ chức.
- Có tính kiên trì, thần kinh vững và có chí theo đuổi mục đích đến cùng, thái
độ giao tiếp niềm nở, thân mật nhưng dứt khoát với mọi người.
2.1.4. Vai trò của nhà lãnh đạo, quản lý
2.1.4.1. Vai trò của lãnh đạo
a. Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp
Là người đứng đầu doanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay mặt doanh
nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng
mà doanh nghiệp đạt được.
Chịu trách nhiệm trước pháp lý: Trước các cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo là
người chịu trách nhiệm hồn tồn về q trình thành lập, hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp.
Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối của doanh nghiệp: Là
người điều hành doanh nghiệp, vì vậy kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt
được đều là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp từ những quyết định của nhà lãnh
đạo doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp kinh doanh thành cơng thì cơng đầu tiên
thuộc về lãnh đạo, và khi doanh nghiệp thua lỗ thì tội đầu tiên cũng thuộc về
lãnh
đạo.
b. Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp
Với vai trò là người chỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được
tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt
mục
tiêu đó, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu.
c. Nhà lãnh đạo là người thực hiện các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau và giữa
doanh nghiệp với hệ thống bên ngồi. Để làm tốt vai trị này, họ phải duy trì
được quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ chốt trong tất cả các đơn vị
trong và ngoài doanh nghiệp, phải biết lắng nghe và thu nhận ý kiến.
d. Nhà lãnh đạo là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý doanh nghiệp. Họ phải xây dựng,
thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ
thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Với vai trò này, nhà lãnh đạo chỉ thực hiện
quản lý ở cấp cao, chứ không rơi vào quản lý tiểu tiết.
2.1.4.2. Vai trò của quản lý: Henry Mintzberg nghiên cứu các hoạt động của nhà
quản lý và cho rằng mọi nhà quản lý đều phải thực hiện 10 vai trò khác nhau và
được phân thành 3 nhóm như sau:
a. Nhóm vai trị quan hệ với con người
Vai trò quan hệ với con người giúp các nhà quản trị xây dựng mạng lưới làm
việc cần thiết để thực hiện các vai trị quan trọng khác.
b. Nhóm vai trị thơng tin
Vai trị thơng tin gắn liền với việc tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin sao
cho nhà quản trị thể hiện là trung tâm đầu não của tổ chức.
c. Nhóm vai trị quyết định
Nhóm vai trị quyết định bao gồm việc ra những quyết định quan trọng có ảnh
hưởng đến tổ chức.
2.2. Lãnh đạo trong bối cảnh Việt nam hiện nay
Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế và tồn cầu hố trên mọi lĩnh vực;
cùng với sự trổi dậy của các trào lưu, khuynh hướng mới trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống.
Về kinh tế: các nền kinh tế thế giới luôn có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc
lẫn nhau, trong đó nền kinh tế non trẻ của Việt nam rất dễ bị tổn thương và phụ
thuộc vào nền kinh tế của các nước lớn.
Về văn hoá – xã hội: tình trạng biến động dân cư với sự di dân từ khu vực nông
thôn đến khu vực thành thị, sự phân hố giàu nghèo có khuynh hướng gia tăng,
vấn đề dân chủ hố trong đời sống chính trị xã hội ngày càng phức tạp và đơi chỗ
có biểu hiện q lố và khó kiềm chế; tâm lý xã hội và người dân mất niềm tin
vào giới chức lãnh đạo cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc lãnh đạo và quản lý.
Về thể chế: Việt nam đang từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế trị trường và nhà
nước pháp quyền XHCN nhưng đồng thời cũng chịu sự tác động của các thể chế,
và các luật lệ quốc tế như các điều luật ràng buộc của ASEAN, AFTA, TPP,…
Các vấn đề quốc tế và trong khu vực diễn biến phức tạp và ln có sự thay đổi
mạnh mẽ, địi hỏi phải có sự khéo léo xử lý, nhằm duy trì sự ổn định tình hình
khu vực và trong nước.
Tất cả các điều trên đòi hỏi lãnh đạo cần tập trung vào các vấn đề cốt lõi,
các quá trình lớn. Cần phải đổi mới cách tiếp cận trong nhận diện, khám phá và
nắm được bản chất vấn đề. Trau dồi và hồn thiện khả năng nhìn nhận, nắm bắt
các yếu tố cốt lõi, các liên hệ bản chất của các thách thức. Lãnh đạo cần tư duy
theo hệ thống động để đối diện với tính phức hợp ngày càng tăng của thế giới,
bên cạnh tư duy phân tích để nhận biết mức độ phức tạp của vấn đề.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 với ba khâu đột phá, gồm:
(1) Xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN mà trọng
tâm là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải phóng triệt để lực lượng sản xuất,
mở rộng thị trường trong và ngoài nước
(2) Tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, mà trọng
tâm là công tác giáo dục và đào tạo, đẩy nhanh sự phát triển khoa học và công
nghệ.
(3) Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị,
trọng tâm là cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững
mạnh.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2020, Đảng ta đã
xác định 3 khâu đột phá, gồm:
(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập
mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập
trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát
triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ;
(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tng đồng bộ, với một số công trình hiện đại,
tập trung vào hệ thống giao thơng và hạ tầng đô thị lớn.
Một số đường hướng quan trọng cho lãnh đạo trong tương lai
Trong thời đại hiện nay, người lãnh đạo cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc thực
thi những phẩm chất mới để có thể thực hiện lãnh đạo một cách hiệu quả. Người
lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và rộng; sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong q trình
hoạt động và có thể thích ứng cao độ trước những thay đổi nhanh chóng của xã
hội. Lãnh đạo phải luôn tập trung, đặt trọng tâm vào đổi mới; phải thể hiện được
các giá trị, mục tiêu và văn hoá của tổ chức và phải ý thực cao độ về các yếu tố
môi trường. Lãnh đạo phải làm việc trên quan điểm dựa vào sức mạnh của tập
thể. Lãnh đạo phải có quan điểm mới về quyền lực; khơng cịn suy nghĩ đến việc
thống trị cấp dưới mà phải xây dựng các kỹ năng làm việc mới và tạo được sự tin
cậy nơi cấp dưới. Cần quan tâm nhiều hơn đến tư duy chiến lược và đến các hoạt
động tri thức ở tầm cao nhất của tổ chức. Lãnh đạo phải là người tiếp sinh lực
cho những người khác hành động, biến những người ủng hộ thành người lãnh
đạo và làm chuyển biến các thành viên của tổ chức thành các tác nhân thay đổi.
3. KẾT LUẬN
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ
đề được quan tâm đặc biệt. Sự thành cơng của tổ chức địi hỏi những người đứng
đầu các tổ chức phải giỏi cả Quản trị lẫn Lãnh đạo. Các đơn vị hành chánh và sự
nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các đơn vị vừa và nhỏ. Chúng ta lại
đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam
đang đứng trước những cơ hội và cả những thách thức to lớn. Nền kinh tế đang
chuyển mình thay đổi theo xu thế chung của thế giới. Việt Nam phải đương đầu
với những thay đổi lớn để thích nghi với nền kinh tế hội nhập. Hơn lúc nào hết,
vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng và cần thiết trong mỗi đơn vị,
mỗi tổ chức và mỗi doanh nghiệp. Họ cần phải chèo lái con thuyền của mình
đứng vững và tiến ra biển lớn. Muốn làm được như vậy, những người đứng đầu
cần phải có những năng lực, kỹ năng của những nhà lãnh đạo thực thụ để có thể
đương đầu với những tập đồn lớn của nước ngồi đang “nhịm ngó” thị trường
trong nước. Họ cần phải có những kiến thức về kỹ năng lãnh đạo để đương đầu
với sự thay đổi của nền kinh tế, học hỏi rút kinh nghiệm từ những nhà lãnh đạo
kiệt xuất trên thế giới, tránh việc lãnh đạo theo kiểu tự phát, bị động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết 17, Hội nghị Trung ương 5 Khố X
2. Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc (khố X, XI)
3. Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII
4. Hoàng Xuân Cừ (2011), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các
cơ quan Trung ương, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.
5. Trần Đình Huỳnh (2001), Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước, NXB Chính
trị quốc gia, Hà nội.
6. Trần Đình Huỳnh (2012), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí
Xây dựng Đảng, (12), tr. 2 - 4.
7. Đỗ Ngọc Ninh (2007), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình
hình mới, Tạp chí Xây dựng Đảng , (1), tr.8-10.
8. Nguyễn Sỹ Nồng (2007), Phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.