Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành điện tự động công nghiệp ĐH Hàng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.84 KB, 24 trang )

Mục lục

1


Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển kinh tế cao, sản xuất hàng
hóa đẩy mạnh, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ sản xuất, chuyển hóa công nghệ,
áp dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất và đời sống xã hội.
Trước đòi hỏi thực tế của sản xuất và xã hội như vậy, đòi hỏi ngành ky
thuật phải có những bước phát triển vượt bậc để đáp ứng nhu cầu của sản xuất
và xã hội, bắt kịp xu thế.
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam,
Chúng em, những sinh viên ngành ky thuật, ngoài kiến thức đã được nắm bắt ơ
trường cần phải có những kiến thức thực tế ngoài xã hội. Thực tập là giai đoạn
quan trọng trong quá trình học tập, đó là thời gian chúng em có thể hiểu rõ và
sâu hơn, thực tế hóa lý thuyết được học trong trường và được bổ sung những
kiến thức mới, có thêm kinh nghiệm trong công việc.
Nhờ sự chỉ dạy tận tình của các anh chị cán bộ, nhân viên trong Công ty
cổ phần thương mại và sản xuất Vija Seiko, em đã hoàn thành tốt công việc
trong quá thực tập.
Do trình độ và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn về
kĩ năng và năng lực. Đồng thời giúp em nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng
nhiệm vụ công tác sau này.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Hiếu

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT VIJA SEIKO
1.1. Khái quát về đơn vị thực tập
Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Vija Seiko được thành lập năm
2015, đây là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và
thương mại công nghiệp.
Sau nhiều năm thành lập, Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Vija
Seiko có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các chi tiết máy, gia cơng vật liệu
cơ khí, xử lí và tráng phủ kim loại sử cho các đối tác trong những ngành công
nghiệp.
Địa chỉ công ty tại: 8/80 Lũng Bắc, phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải
Phòng.
1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính
Cơng ty cở phần thương mại và sản x́t Vija Seiko đã đăng kí doanh với
hơn 40 ngành nghề khác nhau, tuy nhiên lĩnh vực hoạt đợng chính của cơng ty là
gia cơng cơng cơ khí, xử lí và tráng phủ kim loại; sản xuất, gia công các chi tiết
máy theo yêu cầu.
Sản phẩm tiêu biểu của công ty là cung cấp sản xuất vật liệu chi tiết máy
con lăn hiện ảnh cho các hãng Sony, Samsung, Brother,... với độ chính xác cao,
chất lượng hoàn thiện cùng tiến đợ đảm bao yêu cầu, khảo sát tư vấn, lắp đặt
chuyên giao công nghệ gia công sản xuất chi tiết máy con lăn hiện ảnh genzo
1.3. Tìm hiểu nội quy cơng ty
a) Quy định khu vực làm việc và di chuyển trong nhà xương
- Khu vực làm việc:
• Khơng nói chụn riêng, đùa nghịch trong khu vực làm việc.
• Khơng sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc.
3



• Không nghe nhạc, sử dụng tại nghe trong giờ làm việc kể cả giờ nghỉ
giải lao chỉ được nghe nhạc ơ khu vực căng tin và không được vứt rác




ra khu vực làm việc.
Di chuyển trong nhà xương:
Di chuyển nhanh nhẹn, có hàng lối không chen lấn, xô đẩy.
Đi đúng phần đường quy định.
Không đi qua các phòng ban khác.

b) Quy định về phòng cháy chữa cháy
- Nghiêm cấm mang hóa chất dễ gây cháy nổ.
- Khi phát hiện thấy cháy phải thông báo ngay cho cấp trên của mình, hô to
để mọi người cùng biết sau đó tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của những
người có trách nhiêm hoặc của lực lượng phòng cháy, chữa cháy.
- Không chen lấn xô đẩy khi chạy thoát hiểm
c) Quy định về thời gian làm việc:
-

Thời gian làm việc 8 tiếng/ngày bắt đầu từ 8h
Trong 1 tháng được nghỉ 2 thứ 7 và 4 chủ nhật.
Mỗi ngày làm tăng ca không quá 3 tiếng.
Cần có mặt ơ nơi làm việc trước ít nhất 15 phút để chuẩn bị cho công
việc.

4



1.4. Hình ảnh thực thực tế tại cơng ty thực tập

Hình 1.1: Hình ảnh thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Vija
Seiko

5


CHƯƠNG 2: Q TRÌNH TÌM HIỂU NGHIÊN CỨU TẠI CƠNG TY
2.1. Tìm hiểu về thiết bị đóng cắt tại cơng ty
2.1.1. Nút ấn
Nút ấn hay còn gọi là nút điều khiển, là loại khí cụ dung để đóng cắt từ xa
các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu và để chuyển đổi các mạch
điện điều khiển, tín hiệu, tín hiệu, liên đợng, bảo vệ.
Theo hình dáng bên ngoài người ta chia ra làm 4 loại nút ấn: Loại hơ, loại
bảo vệ, loại chống nước chống bụi, loại bảo vệ chống nổ.
Theo yêu cầu điều khiển người ta chia ra thành loại một nút, loại ba nút,
loại ba nút.
Theo kết cấu bên trong người ta chia ra thành loại có đèn và loại khơng có
đèn.
2.1.2. Cầu chì
Cầu chì là mợt khí cụ điện dung để bảo vệ mạch điện khỏi bị ngắn mạch,
cầu chì sẽ tự động cắt mạch khi xảu ra sự cố quá tải (lớn) hoặc ngắn mạch.
-

Các phần tử cơ bản của cầu chì:
Dây chảy
Thiết bị dập hồ quang để dập tắt hồ quang sau khi dây chảy bị chảy đứt
Vỏ cầu chì
Các yêu cầu cơ bản đới với cầu chì:

Đặc tính Ampe – giây của cầu chì phải thấp hơn đặc tính Ampe – giây của

đối tượng cần được bảo vệ.
- Khi có ngắn mạch xảy ra cầu chì phải làm việc cso chọn lọc.
- Đặc tính làm việc của cầu chì phải ổn định.
- Công suất của thiết bị càng tăng, cầu chì càng phải có khả năng cắt cao
hơn.
- Việc thay thế dây chảy phải dễ dàng, tởn ít thời gian.
2.1.3. Aptomat

6


Aptomat là khí cụ điện dùng để tự đợng đóng cắt mạch điện khi xảy ra các
sự cố: quá tải, ngắn mạch, sụt áp,… Thường được gọi là aptomat không khí vì
hờ quang được dập tắt trong khơng khí. Aptomat thường được sử dụng trong các
mạch điện hạ áp có điện áp định mức tới 660V xoay chiều và 330V một chiều,
dòng điện định mức lên tới 6000A.
Aptomat gồm các bợ phận chính:
- Hệ thớng tiếp điểm
- Hệ thớng dập hồ quang,
- Cơ cấu chuyển động các tiếp điểm
- Các móc bảo vệ
Nguyên lý hoạt động của aptomat:
- Bảo vệ ngắn mạch: Aptomat hoạt động theo nguyên lý dòng điện, khi
mạch điện xảy ra ngắn mạch hay quá tải lớn sẽ sinh ra dòng điện lớn chạy
qua cuộn dây của nam châm điện, lực hút điện từ ơ nam châm điện sinh ra
lớn hơn lực lò xo làm cho nam châm điện sẽ hút phần ứng xuống, các tiếp
điểm của CB được mơ ra, mạch điện bị ngắt.
- Bảo vệ sụp áp: Aptomat hoạt động theo nguyên lý điện áp, khi ơ trạng thái

bình thường aptomat được giữ nhờ điện áp đặt vào cuộn dây đạt định
mức, khi đó lực điện từ thắng lực lò xo. Khi điện áp giảm xuống nhỏ hơn
hoặc bằng giá trị đặt thì tiếp điểm của CB sẽ nhả ra, mạch điện bị ngắt.
Lựa chọn aptomat: Việc lựa chọn aptomat chủ yếu dựa vào:
- Dòng điện tính toán đi trong mạch
- Dòng điện quá tải
- Dính thao tác có chọn lọc
Ngoài ra việc lựa chọn aptomat còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của
phụ tải là aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường
xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường của thiết bị như dòng điện
khơi động, dòng điện đỉnh trong quá trình công nghệ
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của bảo vệ Iaptomat không được nhỏ
hơn dòng điện tính toán Itt của mạch: Iaptomat > Itt
7


2.1.4. Contactor
Contactor là khí cụ điện dùng để đóng cắt thường xuyên các mạch điện
động lực từ xa bằng tay hoặc tự động. Việc đóng cắt contactor có thể thực hiện
bằng nam châm điện, thủy lực,hay bằng khí nén. Thơng thường ta hay gặp loại
bằng nam châm điện.
Contactor bao gồm các bợ phận chính như sau:
- Nam châm điện gờm có các chi tiết: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam
châm, lõi sắt, lò xo tác dụng đẩy phần nắp trơ về vị trí ban đầu.
- Hệ thớng dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện
làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.
- Hệ thống tiếp điểm: gờm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ:
+ Tiếp điểm chính có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm
chính là tiếp điểm thường hơ đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của
contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại. Tiếp điểm phụ có khả năng

cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A.
+Tiếp điểm phụ có hai trạng thái thường đóng và thường mơ. Tiếp điểm
thường đóng là loại tiếp điểm ơ trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa
hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ơ trạng thái nghỉ
(không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mơ ra khi contactor ơ trạng
thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường mơ. Như vậy, hệ thống tiếp
điểm chính thường được lắp trong mạch điện đợng lực, còn các tiếp điểm
phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.
− Nguyên lý hoạt động: Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với
giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên
phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di
động và hình thành mạch từ kín (lúc này lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò
xo). Contactor bắt đầu trạng thái hoạt động. Nhờ bộ phận liên động về cơ
giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng
8


lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (khi thường đóng sẽ mơ ra và
khi thường hơ sẽ đóng lại), trạng thái này sẽ được duy trì. Khi nguồn điện
ngưng cấp cho cuộn dây thì contactor ơ trạng thái nghỉ và các tiếp điểm
lại trơ về trạng thái ban đầu.
Cách tính chọn Contactor: Để lựa chọn Comtactor cho phù hợp ta phải
dựa vào dòng làm việc định mức của động cơ. Thông thường dòng làm việc của
Contactor Ilv = (1.2 ÷ 1.4) Idm
2.1.5. Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt là thiết bị dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá
tải, thường được sử dụng kèm với contactor hoặc khơi động từ
Cấu tạo: Rơ le nhiệt gồm các thanh lưỡng kim được hàn nối với nhau, tiếp
điểm thường đóng NC được nối trực tiếp với mạch động lực và tiếp điểm
thường mơ NO thường để nối với còi hoặc đèn báo.

Nguyên lý hoạt động: Khi có dòng điện lớn đến ngưỡng tác động của rơ
le, thanh lưỡng kim sẽ được đốt nóng và cong lên tác động lên cơ cấu làm thay
đổi trạng thái của các tiếp điểm.
Cách lựa chọn rơle nhiệt phù hợp là chọn dòng định mức của rơle bằng
dòng định mức của động cơ điện cần được bảo vệ và role sẽ tác động ơ giá trị
(1,2 ÷ 1,3) Iđm . Tùy tḥc vào chế độ làm việc của phụ tải là liên tục hay ngắn
hạn mà xét đến hằng số thời gian phát nóng của rơ le khi có quá tải liên tục hay
quá tải ngắn hạn.
2.2. Tìm hiểu về động cơ điện
2.2.1. Động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha
Khái niệm: Động cơ không đồng bộ là động cơ điện xoay chiều hoạt động
theo nguyên lý cảm ứng điện từ với tốc độ quay của từ trường luôn lớn hơn tốc
độ quay của roto.
a) Động cơ không đồng bộ xoay chiều roto lồng sóc
9


Cấu tạo: Gồm 2 phần stato và roto, stato gồm vỏ máy lõi thép và dây
quấn.
- Vỏ máy được làm bằng gang hoặc nhôm để cố định máy trên bệ và lõi thép.
- Lõi thép được ép trong vỏ máy làm nhiệm vụ dẫn từ. Lõi thép stato hình trụ do
các lá thép ky thuật điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau tạo thành
các rãnh. Mỗi lá thép ky thuật đều được phủ sơn cách điện để giảm hao tổn do
dòng xoáy gây nên.
- Dây quấn: được làm bằng dây đồng bọc cách điện, đặt trong rãnh của lõi thép
Roto gồm 3 phần lõi thép, dây quấn và trục máy
-Lõi thép: gồm các lá thép ky thuật điện giống stato, các lá thép này lấy từ phần
ruột bên trong khi dập lá thép stato. Mặt ngoài có xẻ rãnh đặt dây quấn rôto ơ
giữa có lỗ để gắn với trục máy.
-Trục máy được gắn với lõi thép rôto và làm bằng thép tốt.

-Dây quấn: dây quấn được làm từ các thanh đồng hoặc nhôm xếp song song với
nhau và hơi lệch so với phương nằm ngang, 2 đầu được nối ngắn mạch vào 2
vòng tròn thành hình dạng giống như chiếc lồng sóc.
Nguyên lý điều chỉnh tốc độ:
-Thay đổi tần số
-Thay đổi điện áp
-Thay đổi số cặp cực
b) Động cơ không đồng bộ xoay chiều roto dây quấn
Cấu tạo roto gồm 3 phần: mạch từ trục máy và dây quấn, dây quấn của
roto dây quấn giống như dây quấn stato, 3 đầu dây quấn thường được đấu sao 3
đầu kia
10


đưa ra 3 vành trượt bằng đồng đặt cố định ơ 1 đầu trục máy thông qua chổi than
để nối với mạch điện trơ bên ngoài.
Nguyên lý điều chỉnh tốc độ: động cơ không đồng bộ roto dây quấn
thường được điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp thay đổi điện trơ roto.
2.2.2. Động cơ điện một chiều
Động cơ một chiều sử dụng cho dòng một chiều. Động cơ một chiều
được sử dụng trong các ứng dụng đặc biệt yêu cầu moomen khơi động cao hoặc
yêu cầu tăng tốc êm ơ một dài tốc độ rộng. Ưu điểm của động cơ điện một chiều
là moomen khơi động lớn, khả năng điều chỉnh tốc độ và ổn định độ cao, phạm
vi điều chỉnh tốc độ rộng, độ trơn điều chỉnh cao. Tuy nhiên, vận hành, bảo
dưỡng phức tạp, kích thước và trọng tải lớn.
Các phương pháp để khơi động động cơ điện một chiều:
− Khơi động trực tiếp
− Khơi động gián tiếp: thay đổi điện áp đặt vào phần ứng hoặc thay đổi R p
mắc nối tiếp vào mạch phần ứng.
Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều:

− Thay đổi điện trơ phụ
− Thay đổi từ thông
− Thay đổi U
2.3. Một số loại máy khác dùng ở công ty
2.3.1. Máy tiện

a)
-

Cấu tạo:
Hợp tớc đợ trục chính;
Cần điều khiển tớc đợ quay của trục chính;
Mâm cặp;
Ổ gá dao tiện;
Bàn trượt dọc trên;
Ụ đợng;
Trục vítme;
11


-

Trục trơn;
Trục khơi động;
Thanh răng;
Cần khơi động máy;
Bàn trượt dọc và hộp xe dao;
Thân máy;
Cần điều khiển tốc độ chạy dao;
Hộp chạy dao.


- Thân máy: là bộ phận quan trọng, trên thân máy được lắp tất cả những bợ phận
chính yếu của máy, bộ phận quan trọng nhất là sống trượt, trên sống trượt lắp
những bộ phận máy có thể di động như : ụ động, giá đỡ, bàn trượt dọc. Kết cấu
máy rất đa dạng.
- Hợp trục chính: bao gồm có hộp tốc độ để điều chỉnh các cấp vận tớc cần thiết
của trục chính. Khi đó được gọi là hợp tớc đợ trục chính.
- Bàn dao: là bợ phận máy lắp trên hộp xe dao và di trượt trên sống trượt của
băng máy, bàn dao có nhiệm vụ kẹp chặt dao, thực hiện chuyển động chạy dao
dọc và chuyển động chạy dao ngang, bàn dao có 4 bộ phận chính : bàn trượt
dọc, bàn trượt ngang, bàn trượt dọc trên và oå gá dao.
- Bàn trượt dọc: di trượt trên sống trượt dẫn hướng của băng máy theo chiều dọc
thông qua bộ truyền thanh răng – bánh răng.
- Bàn trượt ngang: di trượt trên sống trượt đuôi én của bàn trượt dọc theo
phương ngang thông qua cơ cấu vít me – đai ớc ngang.
- Bàn trượt dọc trên: có thể xoay xung quanh trục của nó khi mơ hai ốc ơ hai bàn
quay trịn.
- Ổ dao: dùng để kẹp chặt dao tiện trong quá trình gia công, ổ dao dng trn my
tiện thường có hai dạng vng và oå dao tháo lắp nhanh.
- Ổ dao vuông : có thể lắp được 4 dao tiện trên 4 cạnh của ổ dao, lọai ổ này rất
mất nhiều thời gian.

12


- Ổ dao tháo lắp nhanh: lọai này chỉ có ưu điểm là gá lắp nhanh nhưng chỉ gá
được 1 dao.
- Ụ động: được dặt trên sống trượt của băng máy có thể di trượt dọc theo sống
trượt tới vị trí bất kỳ bằng tay. Dùng để đỡ các chi tiết dài hay cịn cĩ thể khoan
trên máy tiện


2.3.2. Máy cắt CNC
a) Thành phần cấu tạo
Máy cắt CNC bao gồm các thành phần
- Khung máy, hệ thống che chắn bảo vệ
- Hệ thống bàn máy, mâm cặp, gá đặt.
- Hệ thống mâm dao, thay dao tự động
- Đầu gắn dao, các loại dao
- Hệ thống làm mát bằng nước hoặc bằng khí, gá kẹp bằng khí.
- Hệ thớng điều khiển,
b) Ngun lí hoạt đợng
Sau khi khơi đợng máy, ng̀n điện sẽ nhận được tín hiệu khơi đợng và kích
hoạt điện áp khiến cho khí được vận chuyển lên đầu cắt. Qua đó l̀ng khí chạy
qua vòi phun và đi ra ngoài. Tại thời điểm này thì tia hồ quang và dòng điện vẫn
chưa được hình thành.
Sau khi ổn định dòng điện thì mạch hồ quang bắt đầu làm việc ơ tần số cao
có thể phóng ra tia lửa điện, khiến cho dòng khí bên trong máy cắt nhận được
ng̀n năng lượng lớn để ion hóa và trơ nên có khả năng dẫn điện. Những dòng
khí ion được hình thành trong quá trình này trơ thành đường dẫn điện giữa điện
cực và vòi phun tạo thành hồ quang plasma. Qua đó tia hồ quang được phóng ra
ngoài và tạo thành dòng hồ quang mồi.
Khi vòi phun được di chuyển đến bề mặt cắt thì dòng hồ quang mồi mới
được tạo thành sẽ đánh vào vật liệu. Bộ nguồn nhận biết dòng điện chạy qua vật
liệu và khi đó bộ khơi động hờ quang sẽ ngưng làm việc và dòng khí ion hóa
tiếp tục được duy trì bằng năng lượng của dòng 1 chiều.
13


Tia hồ quang plasma có nhiệt độ cao sẽ làm chảy vật liệu kim loại. Bằng các
dòng khí nóng chảy với tóc độ cao sẽ thổi vật liệu nóng chảy x́ng phía dưới

của đường cắt. Lúc này đầu cắt bắt đầu di chuyển và thực hiện cắt bề mặt theo
định hướng từ ban đầu.
Trong bộ điều khiển máy cắt plasma cnc có bộ điều khiến cảm ứng và khi
khơi động bộ điều khiển này thì máy cắt cnc sẽ di chuyển theo đúng định hướng
đã được lập trình sẵn đảm bảo sản phẩm cắt theo đúng bản vẽ

14


CHƯƠNG 3: CÁC SỰ CỐ KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ
CÁCH XỬ LÝ SỰ CỐ
3.1. Các sự cố khi vận hành hệ thống chiếu sáng
3.1.1. Đối với đèn huỳnh quang

-

Sự cố có thể xảy ra:
Hai đầu đèn đỏ và thân đèn không sáng, đèn sáng mờ
Đèn chớp nhiều lẩn rồi mới sáng hẳn
Khi bật lên tắc te không đỏ, đèn không chớp hay sáng
Đèn đang sáng thì tắt đi hoặc mới mơ lên thì chớp chớp vài cái rồi tắt hẳn

( xảy ra với đèn chấn lưu điện tử)
 Cách xử lý sự cố:
- Khi bật lên tắc te không đỏ, đèn không chớp hay sáng
+ Nguyên nhân:
 Tắc- te hỏng, không phóng điện được
 Các tiếp điểm bị hơ khi chỉ cần vừa chạm tay vào bóng đèn hoặc tăc te là
nó bắt đầu sáng lên
+ Khắc phục

 Kiểm tra lại chân tắc te xem đã gắn chắc chưa
 Nếu gắn chắc rồi thì hỏng ơ tắc te, ta thay cái mới
- Đèn chớp chớp
+ Nguyên nhân
 Tắc te hỏng nên khi đèn đã phát sáng rồi, tự tắc te lại mồi sáng trơ lại làm
cho đèn chớp chớp
 Bóng đèn đã quá tuổi thọ nên không còn khả năng phóng điện ổn định,
đèn sẽ tắt rồi tắc te lại mồi sáng nên đèn chớp chớp. Nếu thấy hai đầu
bóng đèn đã ngả màu đen thì khả năng này rất lớn
 Điện thế yếu làm dòng điện không đủ để phóng điện ổn định qua đèn
+ Cách khắc phục:
 Thay tắc te
 Thay bóng đèn
 Kiểm tra lại nguồn cấp
- Hai đầu đèn đỏ và thân đèn không sáng:
+ Nguyên nhân
 Tắc te hỏng làm hai cực của tắc te chạm vào nhau và không rời ra nữa
+ Cách khắc phục:
 Thay tắc te mới
- Đèn chớp nhiều lần rồi mới sáng hẳn
15


+ Ngun nhân:
 Do tắc te khơng thích hợp với bóng đèn
 Thời gian mồi ban đầu không đủ làm nóng hai dây tóc nên đèn khó phóng
điện
+ Cách khắc phục:
 Thay loại tắc te phù hợp
- Sự cố ơ chấn lưu điện tử vì không có tắc tê nên không gặp sự cố với tắc te

nhưng có thể gặp tình trang hỏng chấn lưu, làm cho đèn đang sáng thì tắt đi
hoặc mơ lên thì chớp chớp vài cái rồi tắt hẳn  thay chấn lưu mới

3.1.2. Đối với đèn cao áp
 Sự cố có thể xảy ra:
- Đèn cao áp không sáng, thay bóng đèn tốt vẫn không sáng
- Bóng đèn có lúc sáng lúc không
- Bóng đèn mới nhưng chuyển sang màu xanh nhạt
- Bóng sáng tốt, nhưng phụt tắt sau khoảng 30 phút
- Khơi động được nhưng liên tục ngắt, rồi tự khơi động lại
- Đèn nhấp nháy thấy rõ bằng mắt thường
 Cách xử lí sự cố:
- Đèn cao áp không sáng, thay bóng đèn tớt vẫn khơng sáng
+ Tính năng ngắt an toàn của ballast vẫn hoạt động bình thường nên dòng
điện ra đèn đã bị ngắt. Cắm điện lại xem bóng đèn có sáng không. Với bóng
đèn metal halide (ánh sáng trắng), nếu đã phát sáng trước đó cần có thời gian
nguội bớt trước khi khơi động lại
+ Kiểm tra lắp bóng đèn metal halide đúng công suất của ballast. Nếu không
đúng thì lắp lại bóng đèn phù hợp
+ Kiểm tra điện áp nguồn đúng với dải điện áp ghi trên nhãn chấn lưu. Nếu đã
xảy ra quá điện áp, cầu chì trong ballast đã đứt, phải thay chấn lưu khác
+ Ngắt điện nguồn, do điện trơ giữa 2 điểm tiếp xúc của đui đèn với đất điện
trơ phát rất lớn. Nếu không, có thể đui đèn,dây nối đui đèn, hoặc vỏ thiết bị có
16


vấn đề. Kiểm tra tất cả các mối nối, dây dẫn, vít siết, các điểm tiếp xúc trong
bợ đèn cao áp. Có thể có dây mỏng, hoặc điểm tiếp xúc với nhau không tốt,
gây rò rỉ hoặc ngắn mạch
- Bóng đèn có lúc phát sáng, lúc không

+ Có thể lúc này đén phát sáng, lúc khác thì không. Đây là hiện tượng đặc
trưng của bóng đèn sắp hỏng hoặc sử dụng sai dây dẫn điện, hoặc bóng đèn
không phù hợp. Nên kiểm tra để thay bóng đèn, tránh trường hợp đang sử
dụng thì đèn không sáng nữa
- Bóng đèn mới nhưng phát ra ánh sáng màu xanh nhạt
+ Công suất ballast nhỏ hơn công suất của bóng đèn cao áp, nên bóng đèn cao
áp bị thiếu năng lượng, nhiệt độ màu ánh sáng ngả về màu xanh. Ví dụ bóng
70W dùng chấn lưu 35W thì ánh sáng màu xanh nhạt
- Bóng đã phát sáng tốt, nhưng phụt tắt sau khoảng 30 phút
+ Tính năng ngắt ći t̉i thọ của tăng phơ cao áp được kích hoạt, ngắt điện
ra đèn. Có thể đèn sắp hỏng, gây ra hiện tượng chỉnh lưu hoặc điện áp
tăng/giảm bất thường. Thay bóng đèn cao áp mới. Bật điện lại để chắc chắn cả
bộ đèn cao áp hoạt động bình thường
+ Chắc chắn không lắp nhầm bóng sợi đốt hoặc halogen có cùng hình dáng
với bóng metal halide (thông thường bóng PAR sẽ trông gần giống với HCIPAR). Thay bóng đèn ngay nếu phát hiện lắp nhầm, vì sự cố có thể làm hỏng
chấn lưu rất nhanh.
- Khơi động được nhưng liên tục ngắt, rồi tự khơi động lại
+ Kiểm tra lại điện áp nguồn có ổn định không, phù hợp với điện áp cho phép
của tăng phô cao áp hay không. Nếu điện áp ổn định, hãy nghĩ đến việc thay
ballast có điện áp phù hợp với điện áp nguồn
+ Kiếm tra bộ đèn có lắp trong khu vực có nhiệt độ cao bất thường không (lò
hơi, lò sấy). Chu kỳ sáng – tắt khoảng 2-4 giờ. Di chủn bợ đèn sang vị trí
mát hơn, hoặc thông gió cho khu vực, hoặc chuyển hướng nguồn nhiệt, ảnh
hương đến bộ đèn cao áo.
+ Nếu đây là bộ downlight, kiểm tra xem có bóng đèn phụ nào đang phát sáng
đồng thời không. Tháo bóng đèn phụ xem bợ đèn chính hoạt đợng bình
thường khơng. Nếu đúng thế, thì sửa chữa cảm biến trên mạch đèn phụ. Liên

17



hệ với nhà sản xuất để biết bóng đèn phù hợp. Một số trường hợp hãn hữu,
điện trơ dây dẫn làm giảm điện áp mối đèn. Thay dây dẫn phù hợp
- Đèn nhấp nháy thấy rõ bằng mắt thường
+ Chắc chắn không lắp nhầm bóng sợi đốt hoặc halogen có cùng hình dáng
với bóng metal halide. Thay bóng đèn ngay nếu phát hiện lắp nhầm, vì sự cố
có thể làm hỏng chấn lưu rất nhanh
+ Chắc chắn bộ đèn không lắp với bộ điều chỉnh độ sáng (dimmer). Trong
một số trường hợp, mạch điều chỉnh độ sáng gây nhấp nháy bóng đèn metal
halide. Tháo bỏ mạch điều chỉnh độ sáng ngay lập tức

3.1.3.



Đối với hệ thống điện
Các sự cố có thể xảy ra:
Mất điện đột ngột
Mất pha
Tăng, giảm áp đột ngột
Tăng, giảm áp kéo dài
Biến tần, trượt tần, méo hài
Nhiễu trên đường dây
Đảo pha
Cách xử lí sự cớ:
- Mất điện đột ngột: Nguồn điện bị mất đột ngột, điện áp ngay lập tức
giảm còn 0V. Nguyên nhân chủ yếu thường do hoạt động cắt điện của
công ty điện lực, sự cố quá tải làm nhảy Áp-tô-mát, sự cố đứt, chạm
chập trên đường dây dẫn điện
- Điện áp giảm thấp đột biến trong một khoảng thời gian rất ngắn do cắt

giảm, sự cố ơ trạm máy biến áp và máy phát điện, các sự cố trên đường
dây truyền tải điện, nhưng đại đa số là do đóng ngắt các thiết bị phụ tải
trên đường dây điện sinh ra để khắc phục ta cũng sử dụng ổn áp để ổn
định điện áp
- Tăng áp kéo dài, điện áp tăng cao kéo dài từ vài phút đến cả ngày do sự
tăng trương thiết bị phát điện hòa vào điện lưới, sự cắt giảm thiết bị phụ
tải, các sự cố trên đường dây truyền tải điện. Gây hư hỏng nặng cho
motor và các thiết bị điện, điện tử làm tăng nguy cơ cháy nổ
18


- Giảm áp kéo dài điện áp thấp kéo dài từ vài phút đến cả ngày do cắt
giảm, sự cố ơ trạm máy phát, sự tăng thêm phụ tải, các sự cố trên
đường dây truyền tải điện. Sự cố làm thiết bị giảm tuổi thọ, hư hỏng do
nhiệt độ phát sinh tăng cao. Nguy cơ gây cháy nổ…
- Biến tần do máy phát điện không ổn định, do chất lượng nguồn điện
không đảm bảo …
- Sự thay đổi tần số điện dẫn hệ thống bị đụng, hư thiết bị
- Nhiễu tạp trên đường dây điên, các tần số cao xuất hiện trong nguồn điện
gây ra bơi các bộ EML, các nguồn phát ra sóng hài như biến thê, moto
điện, thiết bị HVAC (hệ thóng điện lạnh thông gió) vận hành.. Sinh ra
nhiệt cao gây hư hỏng thiết bị, hỏa hoạn và nguy cơ cháy nổ, âm thầm
diễn biến trong nhiều năm mà rất khó bị phát hiện. Ngoài ra, nhiễu trên
đường dây làm giảm chất lượng nguồn điện, ảnh hương nhiều đến
những thiết bị cần nguồn điện chuẩn và chất lượng cao
- Mất pha: là do sự cố nguồn cấp hoặc sự cố về dây dẫn, làm hư hỏng các
thiết bị motor, quạt, đèn ... ngắt tải ra khỏi lưới điện và tiến hành
khoanh vùng sửa chữa
3.1.4. Các sự cố đối với cáp lực
 Các sự cố có thể xảy ra:

- Ngắn mạch, chạm đất, hơ mạch
 Cách xử lí sự cố:
+ Các sự cố như ngắn mạch, chạm đất, hơ mạch, ta phán đoán sự cố để chọn
3.2.

phương pháp đo phù hợp, tổng hợp theo các bước sau:
Cô lập cáp khỏi vận hành, tiếp đất
Phân tích sự cớ và đo điện trơ cách điện
Định vị sơ bộ sự cố
Định tún cáp
Xác định chính xác điểm sự cớ
Tiến hành sửa chữa
Thí nghiệm khi sửa chữa
Đóng điện trơ lại
Một số biện pháp để nâng cao chất lượng của hệ thống cung cấp điện

chiếu sáng
− Nâng cao chất lượng của thiết bị vận hành: Sử dụng các thiết bị có chất
lượng vận hành tớt và có tính tự đợng hóa cao. Lên kế hoạch và từng bước
19


thay thế các thiết bị có suất hư hỏng cao bằng các thiết bị có suất hư hỏng
thấp
− Trong thiết kế, mua sắm, lắp đặt cần sử dụng các vật tư, thiết bị và áp
dụng các giải pháp phù hợp với điều kiện vận hành hệ thống điện nhằm
giảm bớt các sự cố có tác nhân từ bên ngoài
− Tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, thiết bị vận hành
trên lưới để ngăn ngừa sự cố chủ quan. Trang bị đầy đủ phương tiện phục
vụ cho công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng như thiết bị kiểm tra phát

nóng. Đào tạo để nâng cao kiến thức và tay nghề cùng tính kỷ luật cho
nhân viên vận hành.
3.3.

Các lỗi hỏng thường gặp của động cơ không đồng bộ 3 pha sử dụng

trong nhà máy
− Động cơ không thể khơi động:
Đây là một trong những sự cố phổ biến nhất của động cơ điện. Sự cố này có
thể được xảy ra do một cầu chì bị ngắt hoặc do sự cố của nguồn cung cấp
điện. Để khắc phục vấn đề này, trước tiên, hãy kiểm tra các nguồn cung cấp
điện. Nếu nguồn điện vẫn hoạt động tốt, hãy làm nguội động cơ và làm sạch
các bộ phận của chúng. Bạn có thể sử dụng mợt máy nén khí để làm sạch nó.
Trong trường hợp động cơ điện vẫn không khơi động ngay cả sau khi đã đươc
làm sách và bật lại nguồn điện, hãy xem xét đến việc thay thế chúng
− Động cơ bị quá nóng:
Tình trạng quá nóng của động cơ có thể do hệ thống thông gió lâu ngày không
được bảo trì hoặc nguồn cug cấp khơng khí làm mát kém. Để khắc phục vấn
đề này, hãy làm sạch các cánh quạt bị bụi bẩn tích tụ. Nếu các hệ thống quạt
làm mát vẫn hoạt động tốt, thì vẫn đề này cố thể xảy ra do lỗi động cơ. Khi
đó, cần tham khảo thêm ý kiến của thợ chuyên nghiệp
− Động cơ điện hoạt động gây ra tiếng ồn và rung mạnh:
Tiếng ồn quá lớn là dấu hiệu của các sự cố liên quan đến động cơ điên. Tiếng
ồn của động cơ thường liên quan đến hiện tương rung của động cơ, nó gây ra
hư hỏng cho các cuộn dây và vòng bi. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn thường là
do một liên kết trục bị lỗi hay do sự mất cân bằng trong hệ thống điện hoặc cơ
20


học. Đề khắc phục sự cố này, hãy kiểm tra các vòng bi bị hư hỏng, lắp lỏng và

các liên kết trục
Bảo trì động cơ điện thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các sự cố trên. Một só
bước bảo trì động cơ điện cơ bản bao gồm làm sạch bụi bẩn, bôi trơn các
vòng bi và cách điện cho cuộn dây
3.4. Cách kiểm tra cuộn dây động cơ điện 3 pha
Khi cuộn dây động cơ điện 3 pha bị ngắn mạch, dưới tác động của dòng
điện ngắn mạch rất lớn, nhanh chóng động cơ điện 3 pha sẽ bốc khói. Sự phát
nóng cục bộ sẽ làm cho một trong các cuộn day bị cháy
Trường hợp cuộn dây có nhiều vòng thì sớ vòng dây bị chập mạch ít thì đợng
cơ có thể quay thêm một thời gian ngắn nữa. Ngay lúc này thì động cơ điện
có tiếng ù rất lớn, dòng điện 3 pha không cân bằng, tốc độ quay giảm, có hiện
tượng phát nóng cục bô.
 Ngừng, tháo động cơ điện ra
- Kiểm tra bên ngoài: khi tháo động cơ điện ra thì thấy chỗ cách điện bị cháy
xém, ngửi thấy mùi khét, khi dùng tay sờ thấy được chỗ đập mạch rất nóng
- Dùng Mega-Ohm đo điện trơ cách điện giữa hai cuộn dây bất kỳ. Nếu điện
trơ cách điện gần như bằng 0 thì chứng tỏ hai pha đã chạm điện
- Dùng VOM để thang đo X1, X10, X100 nếu đo các đầu đều lên 0 là hư. Còn
nếu là động cơ 1 pha vì có 2 cuộn riêng biệt đo từng cuộn có giá trị nào khác
0 thì còn được, 3 pha thì đo 3 cuộn
- Với động cơ 3 pha roto lồng sóc, bóc tách các đầu dây riêng ra, dùng VOM
đo R từng cuộn, kết quả 3 cuộn tương đương nhau là được ( động cơ lớn khi
đo R nó cho kết quả bằng 0 vì vậy dùng đồng hoog Mili Ohm, Micro Ohm kế
hoặc dùng phương pháp Volt/Ampe mới đo được), sau đó dùng Mega Ohm đo
cách điện giưã 3 cuộn dây với nhau và 3 cuộn với vỏ, kết quả không nhỏ hơn
0,5 Mega Ohm là được.
 Sửa chữa
Sự cố chập mạch của cuộn dây phần lớn là do bị bung mối hàn ơ đệm cách
điện tam giác giữa các cuộn dây pha gây ra. Có thể dùng dòng điện hoặc máy
sấy tóc làm cho lớp sơn tẩm cuộn dây bị mềm đi. Sau đó dùng dụng cụ

chuyên dụng tách vòng dây có sự cố ơ đầu cuộn dây để sửa chữa, tẩm sấy
chất cách điện mới và tăng thêm đệm lót vào chỗ chập mạch
21


Động cơ điện 3 pha bị hỏng cách điện
Phần lớn sự cố động cơ điện là xảy ra do hỏng cách điện của cuộn dây stator
và dây quấn
 Hiện tượng:
Động cơ điện 3 pha đang làm việc thì có mùi khét, có khói bốc lên kèm theo
động cơ điện nóng dữ dội. Đó là cách điện cuộn dây của động cơ điện bị hỏng
gây ra chạm mạch bối dây với vỏ hoặc giữa các bối dây pha với nhau, chạm
chập vòng dây trong một bối dây
 Nguyên nhân:
- Cách điện bị ẩm ướt
- Cuộn dây bị bụi bẩn, dầu mỡ hoặc bụi kim loại
- Va chạm cơ học làm xước cách điện bối dây
- Trong môi trường làm việc có hóa chất ăn mòn cách điện
- Động cơ điện bị quá tải lâu dài làm cho cách điện bị giòn
- Lão hóa lớp cách điện
 Kiểm tra, phát hiện và sửa chữa
Trường hợp cuộn dây bị ẩm
- Kiểm tra bằng Mega Ohm. Chú ý dùng Mega Ohm:
- Động cơ điện sử dụng điện áp định mức tới 500V thì dùng Ohm kế 500V
- Động cơ điện sử dụng điện áp cao (tới 6000V) thì dùng Ohm kế từ 1000V2500V
Khi đo điện trơ cách điện giữa pha với vỏ và pha nhỏ hơn 0.4 Mega Ohm và
thấp hơn 0.5 Mega Ohm đối với cuộn dây rotor của động cơ điện ruột quấn
thì cách điện của động cơ điện bị ẩm cần sấy lại c̣n dây
Dùng khí nén (áp śt nhỏ hơn 4kg/cm2) thổi sạch bụi bẩn. Khi thổi có thể
tháo rời rotor ra khỏi stator để tiện kiểm tra có các vết xước hỏng cách điện

do va chạm cơ học. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ để quyết định quét lớp sơn
cách điện hoặc tẩm lại cuộn dây.
Trường hợp đã xác định là không có chạm chập pha với vỏ hoặc pha với pha
mà động cơ điện vẫn có hiện tượng kêu và quá nóng cục bộ. Khi đo dòng điện
3 pha thấy mất cân bằng ngay cả khi không tải. Đây là nguyên di chạm chập
vòng dây
Trường hợp bị bụi bẩn có nhiều cách như: Bằng đèn điện, bằng khí nóng, tẩm
sơn bằng cách dợi hoặc qt,.. Hiện đại như: tẩm sấy trong lò chân không có
áp lực.
22


Thực tế trong sửa chữa người ta thường dùng: dòng điện chạy trực tiếp trong
cuộn dây của động cơ điện, sấy bằng dòng cảm ứng gián tiếp,..

23


KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu, em nhận thấy thời gian thực tập và
tìm hiểu thực tế là một giai đoạn hế sức quan trọng, nhất là đối với sinh viên
chuẩn bị ra trường. Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ dạy nhiệt tình của các anh
chị cán bộ nhân viên trong Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Vija Seiko
đã giúp đỡ em nắm được thực tế, củng cố hoàn thiện kiến thức lý luận đã tiếp
thu được trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình
thực tế công tác.
Sau quá trình thực tập em mình được tiếp thu những kiến thức hoàn toàn
mới , những ky năng làm việc hữu ích như giao tiếp , liên hệ , làm báo cáo công
việc .Những kinh nghiệm đố sẽ giúp em rất nhiều trong quá trình phát triển
trong .tương lai

Tuy vậy, do khả năng và trình độ có hạn, thời gian thực tập còn hạn hẹp,
kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập của em
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự giúp
đỡ và góp ý kịp thời của thầy giáo để báo cáo của em được hoàn thiện và đầy đủ
hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ, nhân viên
Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Vija Seiko đã giúp em hoàn thành báo
cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

24



×