Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

biểu hiện của nguyên tắc tự chủ của các cấp ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.4 KB, 3 trang )



Nêu biểu hiện của nguyên tắc tự chủ của các cấp NSNN

Ngân sách nhà nước là một kết hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được quốc hội biểu
quyết thơng qua trước khi thi hành. Đặc điểm nàu cho thấy việc thiết lập ngân sách nhà
nước không chỉ là vấn đề kĩ thuật nghiệp vụ kinh tế (lập dự toán các khoản thu và chỉ
định thực hiện trong một năm) mà cịn là vấn đề mang tính kĩ thuật pháp lí )nghĩa là phải
trải qua giai đoạn xem xét, biểu quyết thông qua tại quốc hội giống như việc ban hành
một đạo luật để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định cho các chủ thể
tham gia vào hoạt động ngân sách)
Ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà cịn là một
đạo luật. Theo thơng lệ, sau khi bản dự toán ngân sách nhà nước được soạn thảo bởi cơ
quan hành pháp thì nó sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét quyết định và
ban bổ dưới hình thức một đạo luật để thi hành. Q trình "luật hóa" bản dự tốn ngân
sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sự khác biệt về phương diện pháp lí giữa
ngân sách nhà nước so với các loại ngân sách của các chủ thể khác.
Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn tồn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích
chung cho tồn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc
thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào. Lợi ích chung là yếu tố ảnh hưởng mang
tính quyết định đến việc tiến hành các nghiệp vụ tài chính (nghiệp vụ thu, chi ngân sách)
của chính phủ mà ở đó chính phủ ln tìm cách thỏa mãn tối đa các nhiệm vụ chi, tiêu đã
được hoạch định và cho phép thực hiện bởi quốc hội.
Mỗi cấp chính quyền nhà nước đều phải thực hiện chức năng quản lí nhà nước trên địa
bàn của mình. Để đảm bảo các cấp chính quyền có thể chủ động trong việc thực hiện thì
mỗi cấp đều cần có nguồn vốn tiền tệ nhất định. Nói cách khác, các cấp chính quyền nhà
nước hay các cấp ngân sách cần có sự độc lập, tự chủ ở chừng mực nhất định trong quá
trình thực hiện chức năng của mình.1
Để bảo đảm ngân sách mỗi cấp được độc lập và tự chủ, một mặt cần phân giao các nguồn
1 Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước (2019), Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân.



thu và các nhiệm vụ chỉ cho các cấp ngân sách, mặt khác, cần cho phép mỗi cấp ngân
sahcs có quyền quyết định ngân sách của cấp mình. Việc làm này không dẫn đến hoạt
động của ngân sách địa phương nằm ngoài sự chỉ đạo của nhà nước trung ương và độc
lập với ngân sách nhà nước mà chỉ tạo ra sự độc lập cần thiết cho mỗi cấp ngân sách. Đây
là sự độc lập của các khâu ngân sách trong một hệ thống ngân sách thống nhất.
Theo Khoản 3,4 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước 2015:
“3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những
nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành
và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm
nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định
đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân
sách theo phân cấp.”
Theo Luật Ngân sách nhà nước 2015, hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định nhiệm
vụ thu, chi giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh quản lý với điều kiện quyết định đó
phải tuân thủ các nguyên tắc pháp lý quy định và đảm bảo các yêu cầu mà pháp luật đưa
ra.
Như vậy, mỗi cấp ngân sách đều đuộc phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể bởi
các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hoặc địa phương. Việc trao quyền cho cơ
quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân
sách trực thuộc năm ftreen địa bàn tỉnh cho thấy ở mức độ nhất định, cấp ngân sách địa
phương có sự độc lập, tự chủ trong tổ chức, dideuf hành ngân sách địa phương mình; tuy
nhiên, sự độc lập, tự chủ đó khơng được vượt quá những giới hạn của pháp luật.





×