Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quyền thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2015 việc áp dụng trường hợp người nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MƠN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

MÃ ĐỀ:.6.....

TIỂU LUẬN MÔN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Tên đề tài: Quyền thừa kế theo quy định của bộ luật Dân sự 2015. Việc áp dụng
trường hợp người nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung Di chúc.

Họ và tên: Trần Thị Thuý Hạnh
Mã sinh viên: 21810230411
Lớp: D16LOGISTICS2

MỤC LỤC


MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………………………………2
PHẦN 2: NỘI DUNG………………………………………………………………………………………………………………………4
CHƯƠNG I: QUYỀN THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015………………………………………………….
I.Các Khái Niệm…………………………………………………………………………………………………………………………….4
1.1Khái niệm luật dân sự………………………………………………………………………………………………………………...4
a.Khái niệm…………………………………………………………………………………………………………………………...4
b.Đối tượng điều chỉnh…………………………………………………………….………………………...………………………..4
c.Phương pháp điều chỉnh………………………………...…………………………………………………………………….…….5
1.2Khái niệm thừa kế………………………………………………………………………………..……………………...…………….5
1.3Khái niệm quyền thừa kế…………………………………………………………………………….……………………….......…...5
II. Một Số Quy Định Chung Về Quyền Thừa Kế.. ………………………………………………………………………………………..
2.1.Người để lại di sản thừa kế………………......…………...……………………………………………………………………….5


2.2 Di sản thừa kế………………………………………………………………………………………………….………………….5
2.3.Người thừa kế………………………………………………………………………………………………….…………………..5
4.Thời điểm mở thừa kế……….………………………………………………………………………………………….…………….5
5. Địa điểm mở thừa kế………………….……………………………………………………………………………….……………..6
6. Người quản lí di sản, nghĩa vụ và quyền của người quản lí di sản……………………………………………………………….…6
6.1. Người quản lí di sản………………………………………………………………………………………………...….………….6
6.2. Nghĩa vụ của người quản lí di sản…………………………………………………………………………………….……………6
6.3: Quyền của người quản lí tài sản……………………………………………………………………………………………………..
7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế………………………………………………………………………………..…….…………...…..7
8. Các hình thức thừa kế…………………………………………………………………………….…………………………….……7
8.1.Thừa kế theo di chúc………………………………………………………………………………………….……………….…….8
8.2. Thừa kế theo pháp luật……………………………………………………………………………………………………………..8
CHƯƠNG II: VIỆC ÁP DỤNG TRƯỜNG HỢP NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI
CHÚC…………………………………………………………………………………………………………………………………...…..9
1.

Quy định của pháp luật về trường hợp người nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc…………………………………………………………………….……..……………………..….…………..………………...9

2 Thực tiễn áp dụng trường hợp nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc………………………………………...10
PHẦN 3: KẾT LUẬN………………….………………………………………………………………………………………………….11
PHẦN 4: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………..………………………………………………………………………….11


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Pháp luật đại cương là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và khái quát nhất về đất nước và pháp luật. Là mơn học
có nội dung rất phong phú và đa dạng, môn học này nghiên cứu những khái niệm cơ bản, những phạm trù cơ bản nhất của đất nước và
pháp luật dưới góc độ pháp luật. Pháp luật đại cương gồm 8 chương và được chia làm hai phần. Phần 1: Lí luận chung về nhà nước và
pháp luật (bao gồm chương 1, 2, 3, 4), và phần 2 là: Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhà nước và pháp luật là những

hiện tượng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người, tuy nhiên nhà nước và
pháp luật được tổ chức theo ý chí con người, phục vụ nhu cầu con người và ý chí con người. Vì vậy, nhà nước và pháp luật có vai trị rất
quan trọng trong đời sống xã hội. Luật được áp dụng và giải quyết hầu hết các mối quan hệ trong xã hội. Biết, hiểu đất nước và pháp luật
có lợi cho con người làm việc gì, chấp hành chính sách, pháp luật của đất nước và mang lại cho xã hội những hình thức kỷ luật nghiêm
minh.
Trên cơ sở những điều trên, môn học này cho phép người học nắm được nội dung cơ bản của đất nước và pháp luật, bao gồm cả nội
dung cơ bản của các ngành luật ban đầu của hệ thống pháp luật Việt Nam như hiến pháp, hành chính, dân sự và hình sự. . Từ những cơ sở
đó giúp cho người học nâng cao hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng của đất nước và pháp luật trong cuộc sống, ln có thái độ nghiêm túc
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật quốc gia. Một công dân khi đặt chân đến đất nước cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình. Và biết cách áp dụng pháp luật trong cuộc sống và cơng việc của chính mình. Mơn học này có ý nghĩa quan trọng, khơng thể thiếu
đối với việc trang bị kiến thức cho người học ở bậc đại học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là môn học cơ bản đối với sinh viên.
Nhiều ngành khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau về nhà nước và pháp luật. Nhà nước vầ pháp luật là góc độ tổng thể, nên
đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề chung và cơ bản nhất như: nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của nhà nước và
pháp luật, hình thức nhà nước, hình thức pháp luật…Để người học hiểu biết và nhận thức cụ thể về nhà nước và pháp luật Việt Nam thì
cần phải nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện nay theo quan niệm chính trị pháp lí nhất định.
Là một hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền công dân vậy nên trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế
cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật. Chính vì vậy thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời
sống mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, và cả xã hội. Mỗi nhà nước đều có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một
quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong hiến pháp và quy định khá đầy đủ và chi tiết về vấn đề này.
Ở trong nước ta tranh chấp thừa kế được xem là loại án dân sự phổ biến nhất , phức tạp nhất, trong số đó có những vụ án tranh chấp kéo
dài hàng chục năm. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến làm cho tranh chấp thừa kế trở nên phức tạp hơn là vì đây là tranh chấp giữa
những người thân trong gia đình có quan hệ hơn nhân, huyết thống, ni dưỡng,... Ngồi ra sự chi phối và ảnh hưởng của các giá trị truyền
thống về văn hoá, đạo lý trong gia đình, cũng như khi giải quyết các quyền thừa kế đã gây xáo trộn không nhỏ đến các thuần phong mĩ tục
của nước
ta. Nên ngoài chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự còn liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật về sở hữu, về đất đai,…cần
được nghiên cứu và áp dụng.
Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập, với thực trạng kinh tế thị trường đang trên đà phát triển thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân
ngày càng phong phú và phức tạp. Đỉnh điểm là hàng năm Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết hàng nghìn vụ án liên quan đến
quyền thừa kế. Và đã có rất nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử rất nhiều lần mà tính thuyết phục lại khơng cao. Vậy nên cịn tồn tại
những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân tác động vào, trong số đó phải kể đến các nguyên nhân như: do các quy định của pháp luật về

thừa kế chưa được đồng bộ, cụ thể…
Vì những lí do cấp bách cần phải trên nên, nên đây chính là đề tài được giao để kết thúc môn học. Đây là một đề tài mang ý nghĩa cần
thiết quan trọng và cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn rất cao.


PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUYỀN THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
1.Các khái niệm
1.1. Khái niệm Luật Dân Sự
a. Khái niệm:
Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân
thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
b. Đối tượng điều chỉnh:
- Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ
sở bình đẳng, tự do ý chí và độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm ( tại Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015)
- Quan hệ tài sản: Là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng, hoặc dịch vụ
chuyển, sửa chữa tài sản đó trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng.
- Tài sản (được khái quát chung ở Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015) bao gồm như: Vật, tiền, giấy tờ có giá trị.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán.
*Đặc điểm của quan hệ tài sản:
- Quan hệ ý chí.
- Quan hệ mang hình thức hàng hố tiền tệ.
*Các nhóm quan hệ tài sản:
+ Quan hệ về sở hữu.
+ Quan hệ về hợp đồng.
+ Quan hệ về bồi thường những thiệt hại do có hành vi trái pháp luật.
+ Quan hệ về dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống (thừa kế ).
+ Quan hệ về chuyển giao công nghệ.
-Quan hệ nhân thân: Là quan hệ giữa người với người mà phát sinh do một giá trị tinh thần gắn liền với một người hoặc một tổ chức mà

không chuyển dịch được.
- Bao gồm: Quan hệ nhân thân phi tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản.
+ Quan hệ nhân thân phi tài sản: Là quan hệ khơng mang tính kinh tế, khơng tính được bằng tiền.
Ví dụ: Danh dự, nhân phẩm, uy tín…
*Đặc điểm của quan hệ nhân thân:
- Khơng tính ra được thành tiền.
- Khơng thể di chuyển được.
*Các nhóm quan hệ nhân thân:
- Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản
Ví dụ: Danh dự, uy tín, hình ảnh.
-Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản
Ví dụ: Quan hệ liên quan đến quyền sáng tác tác phẩm, bản nhạc,…
c. Phương pháp điều chỉnh:
- Bình đẳng, thoả thuận, tơn trọng trong quyền tự định đoạt các chủ thể.
1.2. Khái niệm thừa kế:


- Theo quy định của Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản mà người mất để
lại thì được gọi là di sản.
- Thừa kế cịn được chia thành 2 loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
+ Thừa kế theo di chúc là dịch chuyển tài sản của người đã chết để lại cho người còn sống theo sự định đoạt của người chết khi còn sống.
Thừa kế theo di chúc đã được quy định tại chương XVII của Bộ luật Dân sự năm 2015.
+ Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo quy định của pháp luật, nếu như
người chết không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật đã được quy định tại chương
XVIII của Bộ luật Dân sự năm 2015.
1.3.Khái niệm quyền thừa kế:
- Quyền thừa kế là một loại quan hệ dân sự, trong đó các chủ thể tham gia là những người được hưởng di sản của người chết để lại, theo
di chúc hoặc theo quy định của pháp luật hay là việc dịch chuyển tài sản của người chết sang người còn sống.
II: Một số quy định chung về quyền thừa kế:
1: Người để lại di sản thừa kế:

-Người để lại di sản thừa kế phải là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo nguyện vọng của họ được thể hiện trong
di chúc hay theo quy định của pháp luật.
- Tài sản thừa kế phải là di sản kinh tế, người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào như thành
phần xã hội và mức độ hành vi…
2: Di sản thừa kế:
-Di sản thừa kế bao gồm như: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
-Ví dụ:
+ Quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.
-Di sản thừa kế còn được bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người đã chết để lại như: Quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi
nợ, các quyền nhân thân gắn với tài sản như là: Quyền tác giả, các khoản bồi thường thiệt hại,…
3: Người thừa kế:
-Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã hình thành
được thai trước khi người để lại di sản qua đời. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế (Điều 613, Người thừa kế Bộ luật Dân sự 2015).
4: Thời điểm mở thừa kế:
-Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh ra quan hệ thừa kế. Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015, đã
quy định là thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản đã chết, hoặc trường hợp toà án ra tuyên bố người có tài sản đã chết thì thời
điểm mở thừa kế là ngày được Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Thời hiệu
khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
-Ví dụ: Trong một tai nạn ô tô, xe máy…theo yêu cầu của thân nhân người bị tai nạn, đề nghị Toà án tuyên bố người chết, mà qua điều tra
và xác minh. Nếu biết chính xác được ngày xảy ra tai nạn, thì Tồ án có thể tuyên bố ngày chết của người bị tai nạn là ngày xảy ra tai nạn.
5: Địa điểm mở thừa kế:
-Theo khoản 2 Điều 611 của Bộ luật Dân sự đã quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng cuả người để lại di sản, nếu không
xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tồn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”
- Địa điểm mở thừa kế thường được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn,…)
- Bộ luật Dân sự quy định địa điểm mở thừa kế, vì nơi đó phải tiến hành những công việc như: Kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (
trong trường hợp cần thiết ), xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật, người từ chối nhận di sản…


- Ngồi ra, nếu có người trong diện thừa kế từ chấp nhận di sản, thì phải thơng báo cho cơ quan Công chúng nhà nước hoặc UBND xã,

phường, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Hơn nữa trong trường hợp có tranh chấp, thì Tồ án nhân dân nơi mở thừa kế
có thẩm quyền giải quyết.
- Xét trên thực tế, một người trước khi chết có thể có nhiều nơi ở khác nhau, do đó Bộ luật Dân sự quy định địa điểm mở thừa kế là nơi cư
trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tồn
bộ phần lớn di sản.
6: Người quản lí di sản, nghĩa vụ và quyền của người quản lí di sản
6.1: Người quản lí di sản ( Điều 616, Bộ luật Dân sự năm 2015 )- Người quản lí di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do
những người thừa kế thoả thuận cử ra.
- Trường hợp di chúc không chỉ định và những người thừa kế chưa tìm được người quản lí di sản thì người đang chiếm hữu, quản lý xử
dụng di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
- Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lí theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 616, Bộ luật
Dân sự năm 2015, thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
6.2: Nghĩa vụ của người quản lí tài sản:
- Theo quy định tại điều 617 của Bộ luật Dân sự, người quản lí di sản thừa kế có những nghĩa vụ cơ bản sau:
+ Lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà ngườii khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
+ Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, thế chấp, cầm cố và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác nếu khơng được
những người đồng ý bằng văn bản pháp luật.
-Người quản lí di sản thừa kế không phải là chủ sở hữu nên khơng có quyền định đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Việc định đoạt những
tài sản đó thuộc về người thừa kế, do đó nếu muốn bn bán, trao đổi, tặng cho… thì phải được tất cả những người thừa kế đồng ý bằng
văn bản.
- Thơng báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế:
+ Nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật thì phải thơng báo cho tất cả những
người có quyền thừa kế để họ biết cụ thể về di sản thừa kế, biết được quyền và nghĩa vụ của
họ liên quan đến việc thừa kế.
+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại.
+ Nghĩa vụ của người quản lí di sản là phải bảo quản tài sản, không làm hư hỏng, mất tài sản… Trường hợp người quản lí di sản có lỗi để
di sản bị tổn hại, mất… thì phải bồi thường cho những người thừa kế.
+ Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
+ Người quản lí di sản có quyền quản lí trong một thời gian nhất định theo thoả thuận của những người thừa kế. Trong trường hợp người

lập di chúc chỉ định người quản lí di sản thì người này sẽ quản lí đến khi nào tất cả những người thừa kế yêu cầu chuyển di sản để họ chia
nhau, người quản lí di sản phải giao lại di sản theo yêu cầu của họ
+ Mục đích của quản lí di sản là tránh sự mất mát, hư hỏng và có người bảo quản tài sản khi chưa chia.
6.3: Quyền của người quản lí tài sản
- Tại quy định khoản 1 Điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2015, người quản lí di sản theo thoả thuận hoặc theo người lập di chúc cử ra có các
quyền như sau:
+ Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế.
+ Thực tế người quản lí di sản là người đại diện cho những người thừa kế trong việc thu hồi, bảo quản, thanh toán các nghĩa vụ liên quan
đến tài sản đối với người thứ ba.
+ Được trả công, hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.


-Người đang quản lí, chiếm hữu, sử dụng di sản quy định tại Khoản 2 Điều 616 của Bộ luật Dân sự có các quyền sau:
+ Được thanh tốn chi phí bảo quản di sản.
+ Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.
+ Trường hợp không đạt được thoả thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lí di sản được hưởng một khoản thù lao
hợp lí.
+ Được tiếp xúc sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế.
-Tại Điều 618 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền của người quản lí di sản đã đảm bảo được quyền và lợi ích cơ bản của người quản
lí di sản trong việc thanh tốn chi phí bảo quản di sản. Bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế, cho đến khi di sản thừa kế được chia cho những
người thừa kế có quyền hưởng theo di chúc hoặc là theo pháp luật chính là một khoảng thời gian nhất định. Vì những lí do trên, nên việc
quản lí di sản thừa kế chưa chia là một điều cần thiết, tránh những rủi ro như: mất mát, hao hụt, hư hỏng… Để bảo quản di sản thừa kế
chưa chia, người quản lí di sản có thể tìm những giải pháp tốt nhất để bảo quản di sản còn nguyên vẹn như lúc đầu như là: mua sắm vật
liệu che mưa, che nắng, bảo quản tránh hư hỏng theo từng thời gian trong một môi trường cụ thể. Vì thế, cho nên pháp luật quy định người
quản lí di sản được hồn trả chi phí hợp lí để bảo quản di sản. ( Tại khoản 3 Điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2015)
7: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
- Theo Điều 623 tại Bộ luật Dân sự năm 2015, thì thời hiệu người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối
với độnng sản, bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết
để lại
là 3 năm. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lí di sản đó.

8: Các hình thức thừa kế:
- Có hai hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự hiện nay là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
* Thừa kế theo di chúc:
- Khái niệm: là thừa kế theo ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản trước khi qua đời.
- Đối tượng thừa hưởng của thừa kế: Được theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc trước khi qua đời. Người thừa kế là cá
nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để
lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải là tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Hình thức: phải bắt buộc được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng ( Tại Điều
627 Bộ luật Dân sự năm 2015)
- Phân chia di sản thừa kế: Việc phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân thơng qua di chúc.
- Áp dụng thừa kế thế vị: Thừa kế theo di chúc không áp dụng cho trường hợp thừa kế thế vị.
- Phân chia di sản:
+ Theo Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015, phân chia di sản sẽ được thể hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Nếu di chúc không thể
xác định rõ phần của những người thừa kế thì di sản sẽ được chia đều cho từng người được chỉ định rõ trong di chúc, trừ khi có trường
hợp có thoả thuận khác.
+ Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỉ lệ đối với tổng giá trị trong khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di
sản.
+ Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật, kèm theo hoa lợi, lợi nghĩa là
phải thu được hiện vật đó hoặc phải chịu phầ giá trị của hiện vật bị giảm sút, tính theo thời điểm phân chia di sản. Nếu như hiện vật đó bị
tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
*Thừa kế theo pháp luật:
- Khái niệm: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. ( Tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015)
- Đối tượng được thừa hưởng thừa kế:


+ Cá nhân có quan hệ huyết thống, hoặc ni dưỡng đối với người để lại di sản. ( Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự )
+ Theo Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cha mẹ, vợ chồng, con cái chưa thành niên hoặc con cái đã thành niên nhưng mất khả năng
lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
-Hình thức di chúc:
+ Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tồ án về việc phân chia tài sản.

+ Văn bản thoả thuận có cơng chứng về việc phân chia tài sản của những người thừa kế.
-Phân chia di sản thừa kế:
+ Di sản thừa kế được phân chia theo hàng thừa kế.
+ Những người cùng hàng thừa kế sẽ được chia phần di sản bằng nhau.
-Áp dụng thừa kế thế vị:
+ Trường hợp nếu như con của người chết để lại di sản chết trước hoặc là cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu sẽ được hưởng nếu như còn sống.
+ Nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng với thời điểm với người để lại di sản, thì chắt sẽ
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu như còn sống.
-Phân chia di sản:
+ Theo Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong quá trình phân chia di sản, nếu như có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng
chưa được sinh ra thì phải dành lại một phần di sản mà bằng với phần mà người thừa kế khác cũng được hưởng để nếu người thừa kế đó
cịn sống khi sinh ra được hưởng, hoặc nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
+ Tuy nhiên những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, hoặc nếu như khơng thể chia đều bằng hiện vật thì
những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận với người có thể nhận biết được hiện vật. Nếu khơng thoả
thuận được thì hiện vật đó có thể bán hoặc chia.
-Ví dụ: A và B kết hơn và có hai người con là C, D, C kết hơn với H và có một người con là G. C chết năm 2010, năm 2018 A chết và
không để lại di chúc, như vậy sẽ chia tài sản thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế của A là C và D. Tuy nhiên, C đã chết trước A
nên tài sản mà đáng lẽ ra C được hưởng sẽ do G là đứa con của C thừa kế kế vị tài sản này.
CHƯƠNG II: VIỆC ÁP DỤNG TRƯỜNG HỢP NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC.
1: Quy định của pháp luật về trường hợp người nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
-Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi cá nhân
đó chết.
- Quyền của người lập di chúc chính là chỉ định những người thừa kế, hoặc tước đi quyền thừa kế của những người thừa kế, và phân chia
tài sản thừa kế cho từng người thừa kế, có thể dành một phần di sản để thừa kế, hiến tế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, quản lí và chia
tách được chỉ định khác của sự kế thừa. Qua những điều đó người có tài sản có quyền định đoạt tài sản theo ý thích của mình, nhưng khơng
thể có tồn quyền trong việc định đoạt này.
- Ví dụ: Vợ chồng ơng A và bà B có 400 triệu, ơng A để lại di chúc trong đó chia tài sản cho hai con trai là C và D mỗi người 50% di sản.
Theo đó, ơng A có di chúc nên việc phân chia tài sản của ông A sẽ được phân chia theo di chúc. Vậy nên mỗi người con của ông A và bà
B sẽ được nhận 200 triệu từ phần di sản mà ông A để lại.

- Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định cịn hạn chế quyền định đoạt tài sản của người thừa kế, trong số đó có trường hợp người thừa kế
khơng căn cứ vào nội dung của di chúc.
-Để bảo vệ quyền lợi và tính mạng của một số người thừa kế trong những trường hợp nhất định như tại điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005
quy định những người sau đây vẫn được hưởng hai phần ba những người được thừa kế theo quy định của pháp luật. Theo như quy định
của pháp luật, người lập di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc chỉ được hưởng dưới hai phần ba xuất thừa kế, hoặc trừ trường hợp
họ từ chối nhận di sản hoặc không hưởng di sản, đặc biệt như là:


- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
- Người lớn và trẻ em mất đi khả năng lao động.
+ Quy định tại khoản 1 điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy
định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự, hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân
sự.
-Theo pháp luật, cách tính hai phần ba xuất của một người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
+ Nếu khơng có di chúc, thì một xuất được chia theo pháp luật cho người thừa kế tại hàng thừa
kế thứ nhất có quyền hưởng là bao nhiêu sẽ nhân với hai phần ba của xuất đó.
+ Theo pháp luật, những người sau đây khơng được tính để nhân vào với xuất hai phần ba của
một xuất thừa kế là: Người khơng có quyền hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, Người từ chối hưởng
theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Người thừa kế theo pháp luật trong hàng được hưởng nhưng đã chết hoặc cùng
chết tại một thời điểm với người để lại di sản mà chưa có trường hợp thừa kế thế vị.
- Ví dụ: Ơng A chết đi và để lại di sản là 100 triệu.Trước khi chết, ông A có lập di chúc để lại hết số tài sản của mình cho anh C (29 tuổi)
là con chung của ông A và vợ là bà B. Theo di chúc này thì bà B khơng được hưởng một phần di sản nào. Nhưng tuy nhiên, áp dụng vào
quy định về “ Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” thì bà B sẽ được hưởng hai phần ba xuất của một người thừa kế theo
pháp luật. Có nghĩa là nếu di sản của ông A được chia theo pháp luật thì hàng ghế thứ nhất chỉ có bà B và anh C. Do đó, 100 triệu sẽ được
chia hai phần, mỗi người sẽ được hưởng 50 triệu. Vì vậy, khi áp dụng quy định về “Thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc”
thì bà B sẽ được hưởng hai phần ba của 50 triệu, tức là khoảng 33,3 triệu đồng. Sau khi chia cho bà B xong thì anh C sẽ được hưởng tất
cả phần còn lại theo nội dung của di chúc mà ông A đã định đoạt từ trước.
2: Thực tiễn áp dụng trường hợp nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
-Tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng, hoặc người lớn và trẻ em bị mất đi khả năng lao động
vẫn sẽ được hưởng di sản bằng hai phần ba xuất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản đó được chia theo pháp luật. Nhưng

trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho họ hưởng một phần di sản ít hơn hai phần ba của xuất
đó.

Quy định này khơng chỉ áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng

có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự. Qua những điều trên, những người được nêu trên tương đương
được hưởng hai phần ba xuất của một người thừa kế theo pháp luật quy định mà khơng phụ thuộc vào việc họ có được di chúc phân chia
tài sản hay không.Tuy nhiên, xét trên thực tế khi triển khai luật này vẫn cịn có rất nhiều vướng mắc phát sinh với những trường hợp xác
định cha đẻ, mẹ đẻ của chính người để lại di chúc còn sống hay đã chết vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế của người để lại di chúc sẽ tiến hành các thủ tục mở thừa kế khi người để lại di chúc qua đời (thường là tại văn
phịng cơng chứng hoặc Văn phong cơng chứng) theo đúng như pháp luật. Theo đó cơng chứng viên phải phải xác định thật chính xác và
rõ ràng minh bạch những người sẽ được hưởng thừa kế. Như đã nêu trên cha đẻ, mẹ đẻ, là những người đương nhiên sẽ được hưởng thừa
kế mà sẽ không bị phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Vì thế, nếu như cha đẻ, mẹ đẻ, vẫn còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ bắt
buộc phải chia di sản cho những người này. Nhưng nếu khi cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc cũng đã qua đời thì quy định trên sẽ
khơng được thực hiện.Theo đúng pháp luật quy định, khi tiến hành thủ tục mở thừa kế những người thừa kế khi đến sẽ phải xuất trình giấy
Trích lục khai tử của người qua đời có để lại di chúc và trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc cũng đã qua đời thì cịn
phải cung cấp thêm Trích lục khai tử của những người này. Nếu như không cung cấp đủ giấy tờ này, Công chứng viên sẽ không thể nào
xác định tiến hành các thủ tục mở thừa kế vì khơng thể xác định rõ ràng việc đây có phải là cha đẻ, mẹ đẻ, của người để lại di chúc đã qua
đời thật hay chưa. Tuy nhiên thực tế có một vướng mắc rất lớn đó là nếu như cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã qua đời từ rất lâu
rồi thì việc xin cấp Trích lục khai tử gần như khó có thể thực hiện được. Bởi các kì trước, việc tiến hành các thủ tục cấp “Trích lục khai
tử” dường như rất còn xa lạ đối với phần lớn số người dân Việt Nam và chính quyền, cơng tác quản lí chính quyền vẫn cịn chưa thực sự
quan tâm đến việc này. Nói theo một cách khác thì các vấn đề liên quan trực tiếp đến thủ tục quản lí hộ tịch nói chung và thủ tục khai tử


nói riêng thì cịn khơng được quản lí chặt chẽ, làm việc cịn sơ sài, lỏng lẻo. Cũng chính vì lí do đó mà đã có rất nhiều những gia đình khi
có người qua đời thì họ cũng chỉ báo qua với xã, phường, và xã, phường cũng không yêu cầu tiến hành làm thêmm các thủ tục nào khác.
Nhưng bây giờ, việc quản lí hộ tịch lại rất chặt chẽ q mức, đã có nhiều nơi cịn áp dụng cả máy móc, cơng nghệ vào làm việc. Chính vì
lí do đó đã làm phát sinh khơng ít những mâu thuẫn giữa việc quản lí hộ tịch qua những giai đoạn khác nhau. Điều gây khó khăn, làm cản
trở lớn nhất cho những người thừa kế hợp pháp và việc giải quyết trở nên bế tắc vì khơng thể tìm được căn cứ chứng minh xác thực là việc
xác minh cha đẻ, mẹ đẻ của người thừa kế đã qua đời hay chưa.


PHẦN 3: KẾT LUẬN

Tóm lại quyền thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc áp dụng trường hợp nhận di sản thừa kế khơng phụ thuộc vào
nội dung của di chúc có rất nhiều những mặt ưu điểm, nhưng vẫn còn tồn tại những mặt nhược điểm, hạn chế. Vì thế nên cần phải biết
phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Chính vì lí do này, nên việc nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện các quy định
về thừa kế theo pháp luật luôn phải được quan tâm và xem xét kĩ càng trong các mối quan hệ với nhau, trong đó có việc phát sinh ra các
mối quan hệ mới của đời sống xã hội.Trách nhiệm đó khơng chỉ đặt ra với những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà đó cịn là trách nhiệm
đối với mỗi công dân Việt Nam chúng ta. Cố gắng phát huy và làm được như vậy thì vấn đề thừa kế nói chung và vấn đề thừa kế khơng
phụ thuộc vào di chúc nói riêng mới thật sự đem lại quyền lợi chính đáng cho mỗi cá nhân cũng như mang lại tính hiệu quả cao trong cơng
tác xét xử tại Tồ án thể hiện được rõ tính minh bạch, rõ ràng của pháp luật Việt Nam.


PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1: Văn bản Bộ luật Dân sự năm 2015 (đã được thông qua ngày 24 tháng 11năm 2015)
2: GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TẬP 1 (chủ biên PGS.TS.ĐINH VĂN THANH và TS.NGUYỄN MINH TUẤN
3: Bài viết của TS.NGUYỄN VINH HƯNG, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
4: Bài viết của Ph.S. PHAN THỊ HỒNG Trường Đại học Luật, Đại học Huế
5: Tài liệu môn Pháp luật đại cương (được cung cấp bởi giáo viên giảng dạy Phạm Thị Thu Thuỷ)



×