Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỲNH BẢO TRANG

QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN
ĐƯỢC SINH RA BẰNG KỸ THUẬT
HỖ TRỢ SINH SẢN

KHOÁ LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 – NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỲNH BẢO TRANG

QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN
ĐƯỢC SINH RA BẰNG KỸ THUẬT
HỖ TRỢ SINH SẢN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ NGÔ THỊ ANH VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 – NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại


trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn đã ln tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt q trình thực hiện khố luận này.
Do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân nên khố luận khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ Thầy
Cơ để khóa luận có thể được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

BLDS

Bộ luật Dân sự

Luật HNGĐ

Luật Hơn nhân và gia đình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN
ĐƯỢC SINH RA BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN .................................. 11
1.1. Khái niệm về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản ...................................................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm về quyền thừa kế.......................................................................... 11
1.1.2. Khái niệm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và các trường hợp sinh

con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản........................................................................... 15
1.2. Đặc điểm của quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản ...................................................................................................................... 17
1.3. Ý nghĩa của quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản .............................................................................................................................. 21
1.4. Pháp luật của một số quốc gia về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ............................................................................................ 25
1.4.1. Pháp luật của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về quyền thừa kế của cá nhân
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ............................................................ 25
1.4.2. Pháp luật của Hoa Kỳ về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản ............................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 30
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN
ĐƯỢC SINH RA BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN.............................................................................................................. 31
2.1. Nội dung quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản .............................................................................................................................. 31
2.1.1. Quyền để lại tài sản cho người khác sau khi chết của cá nhân được sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ................................................................................. 31


2.1.2. Quyền hưởng di sản do người khác để lại của cá nhân được sinh ra bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản ............................................................................................... 35
2.2. Điều kiện để cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có quyền
hưởng thừa kế ........................................................................................................... 37
2.2.1. Pháp luật hiện hành về điều kiện để cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản có quyền hưởng thừa kế...................................................................... 37
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện để cá nhân được sinh ra bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản có quyền hưởng thừa kế ....................................................... 44
2.3. Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong

mối quan hệ với các chủ thể có liên quan ................................................................ 53
2.3.1. Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong
mối quan hệ với người hiến tinh trùng, noãn ......................................................... 53
2.3.2. Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong
mối quan hệ với người được xác định là cha, mẹ................................................... 54
2.3.3. Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong
mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình.............................................. 56
2.3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hưởng thừa kế của cá nhân được
sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với những thành viên trong gia đình .... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 60
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, khoa học và công nghệ trên thế giới đã
đạt được những thành tựu nhất định. Điều này đã tạo ra bước tiến mới trong tất cả các
khía cạnh của đời sống xã hội. Ở lĩnh vực y học, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời đặt nền
tảng cho các phương pháp điều trị vô sinh hiện đại. Theo thống kê về các trường hợp
thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mỗi năm có khoảng nửa triệu trẻ em được sinh ra nhờ
thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới. Tại Việt Nam, kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản được áp dụng ngày càng phổ biến và mang đến cơ hội rộng mở hơn cho các
chủ thể có mong muốn trở thành cha, mẹ. Có thể thấy rằng, việc thực hiện kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản để sinh con khơng cịn là mong muốn của một nhóm người, mà dần trở thành
nhu cầu phổ biến đối với các chủ thể khơng có khả năng sinh con bằng cách thức tự
nhiên.
Trên cơ sở này, pháp luật hiện hành chính thức thừa nhận khả năng áp dụng một

số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.
Cùng với đó, vấn đề quyền thừa kế của các chủ thể có liên quan trở thành một trong
những mối quan tâm hàng đầu khi việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được pháp
luật ghi nhận. Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
không chỉ là quyền lợi về mặt tài sản một cách đơn thuần mà cịn đan xen các yếu tố tình
cảm, cũng như đạo đức xã hội. Vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp có liên quan cũng
là một vấn đề không đơn giản.
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chủ yếu được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015. Về cơ bản, quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
được pháp luật thừa nhận và đặt ra các biện pháp bảo vệ tương ứng. Mặc dù vậy, các vấn
đề xã hội mới phát sinh khiến cho pháp luật hiện hành có thể chưa đảm bảo một hành
lang pháp lý để điều chỉnh một cách đầy đủ. Tại thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015,
cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được ban hành, việc sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chưa thực sự phổ biến trên thực tế. Cũng vì thế, những quy


2

định về quyền thừa kế chỉ mang tính nguyên tắc và chưa có sự chuyên biệt đối với trường
hợp cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Quyền thừa kế là một trong những quyền quan trọng của các chủ thể trong lĩnh
vực dân sự. Vì vậy, việc bảo vệ quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản cũng hướng đến sự ổn định trong quan hệ pháp luật dân sự. Xuất phát từ
những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” để thực hiện khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là một vấn
đề thu hút sự quan tâm của xã hội trong những năm gần đây. Hiện nay, có khá nhiều các

nghiên cứu liên quan đến quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản, sau đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về
tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam: Giáo trình
đóng vai trị là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản về thừa kế trong quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành. Khi tiếp cận vấn đề quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, giáo trình chưa xem xét một cách chi tiết mà chỉ trình bày lồng
ghép với phần nội dung về người thừa kế.
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Hơn
nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam: Giáo trình phân
tích, làm rõ các quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình, trong đó có vấn đề xác định
cha, mẹ cho con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản – cơ sở cho quyền thừa kế
của các chủ thể này đối với di sản của nhau. Mặc dù vậy, vấn đề xác định cha, mẹ cho
con trong trường hợp con được sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết
chưa được đề cập cụ thể.
- Lê Minh Hùng (2003), Hoàn thiện chế định quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự
Việt Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh:
Trong luận văn này, tác giả trình bày các nội dung liên quan đến chế định quyền thừa kế


3

và thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định
quyền thừa kế. Đây là nguồn tài liệu rất có ý nghĩa đối với quá trình thực hiện đề tài của
tác giả, nhất là những vấn đề lý luận chung về quyền thừa kế.
- Nguyễn Văn Hợi (Chủ nhiệm đề tài) (2020), Bảo đảm quyền thừa kế của cá
nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội: Đề tài đã nghiên cứu pháp luật Việt Nam
về việc đảm bảo quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngồi có liên quan

đến vấn đề này và đề xuất kinh nghiệm cho Việt Nam như: ghi nhận quyền thừa kế của
con được sinh ra sau 300 ngày kể từ khi người cha về mặt sinh học chết; công nhận con
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là con đẻ của người áp dụng kỹ thuật này; xác
định thời điểm cá nhân được coi là thành thai và một cá nhân phải tồn tại bao lâu thì
được coi là sinh ra còn sống.
- Huỳnh Mai Yến (2021), Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh: Luận văn chỉ ra một số bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành
về điều kiện thành thai của người thừa kế, trường hợp cá nhân thành thai từ giao tử của
người đã chết và tư cách thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Tương ứng với đó, tác giả đưa ra các kiến nghị về việc bổ sung trường hợp con thành
thai sau thời điểm mở thừa kế được hưởng di sản của cha, mẹ đã chết; cho phép sinh con
sau khi một người chết với các điều kiện kèm theo như mối quan hệ di truyền, ý chí của
người đã chết, giới hạn thời gian sinh con, chủ thể được sử dụng vật liệu di truyền của
người đã chết để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; ghi nhận con sinh ra bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản được xem như con đẻ của người áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Nguyễn Minh Oanh (2020), “Bàn luận về quyền thừa kế của cá nhân được sinh
ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 4: Bài viết nghiên cứu
các quy định của pháp luật Việt Nam được áp dụng đối với người thừa kế là cá nhân
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị như:
ghi nhận con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vào hàng thừa kế hoặc thừa nhận con
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được coi như con đẻ của người được xác định


4

là cha, mẹ; trong trường hợp cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc thân vẫn có thể thụ thai
bằng nỗn hoặc tinh trùng của mình nhưng q trình thực hiện lại có sự sai sót và sau đó
phát hiện đứa trẻ khơng có cùng huyết thống với mình thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cũng cần hướng dẫn rõ ràng về việc xác định quan hệ cha, mẹ - con.

- Ngô Thị Anh Vân (2020), “Pháp luật về lấy, sử dụng noãn, tinh trùng của người
chết cho mục đích sinh sản”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 9: Bài viết thể hiện quan điểm
của tác giả về việc chấp nhận sử dụng noãn, tinh trùng của người chết để sinh con cho
chính người đó. Trong bài viết này, tác giả cũng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
điều kiện lấy noãn, tinh trùng của người chết; chủ thể có quyền sử dụng nỗn, tinh trùng
của người chết; thời hạn áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con và các hệ quả pháp
lý kèm theo.
- Nguyễn Phương Thảo (2017), “Quyền thừa kế của người thành thai và sinh ra
sau thời điểm mở thừa kế”, Tạp chí Tồ án nhân dân, số 20: Tác giả phân tích quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền thừa kế của người thành thai và sinh ra sau thời
điểm mở thừa kế và chủ yếu bàn luận về điều kiện để người con có quyền hưởng di sản
trong trường hợp sau khi một bên vợ, chồng chết, người còn lại vẫn sử dụng vật liệu di
truyền để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Nguyễn Văn Hợi, Hoàng Thị Loan (2020), “Một số vấn đề pháp lý về sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 43: Trong phạm vi một
bài viết tạp chí, tác giả chỉ tập trung xem xét trường hợp người vợ sinh con bằng tinh
trùng của người chồng đã chết. Theo tác giả, pháp luật nên sửa đổi theo hướng thừa nhận
quan hệ cha – con và ghi nhận quyền thừa kế cho con trong trường hợp này nếu có căn
cứ xác định trẻ có cùng huyết thống với người đã chết.
- Ngô Thị Anh Vân (Chủ nhiệm đề tài) (2018), Xác định cha, mẹ cho con được
sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Cơng trình nghiên cứu các quy
định của pháp luật hiện hành về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mà chủ yếu là
nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ - con. Trong đó, tác giả cũng đề cập đến vấn đề xác
định cha cho con được sinh ra sau 300 ngày kể từ ngày người chồng chết.


5

- Nguyễn Phương Thảo (Chủ nhiệm đề tài) (2018), Nghiên cứu so sánh người

thừa kế theo pháp luật tại Việt Nam và một số quốc gia, Đề tài khoa học và công nghệ
cấp trường, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Bên cạnh các vấn đề liên quan đến
người thừa kế theo pháp luật như hàng thừa kế, thừa kế thế vị, tác giả dành một phần nội
dung đề tài để đề cập đến quyền thừa kế của người thành thai và sinh ra sau thời điểm
mở thừa kế. Trong đó, tác giả tìm hiểu về điều kiện hưởng thừa kế, nội dung quyền và
nghĩa vụ của người thừa kế thành thai và sinh ra sau thời điểm mở thừa kế.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu nêu trên, cũng có một số tài liệu có giá trị
tham khảo như: Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2017), Pháp luật về thừa kế và thực
tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb. Tư pháp; Đoàn Thị Phương Diệp, Đoàn Thanh Hải
(2019), “Sinh con từ tinh trùng của người chết – So sánh pháp luật và những vấn đề đặt
ra cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 3; Nguyễn Hồ Bích Hằng (2015), Một số bất cập
của quy định về người thừa kế trong luật Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện, Hội thảo
Chế định thừa kế trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh; Nguyễn Hồ Bích Hằng, Ngơ Thị Anh Vân (2015), “Một số góp ý về người thừa
kế theo quy định của Bộ luật Dân sự - Bàn về tư cách hưởng thừa kế của người được
thành thai và sinh ra sau thời điểm mở thừa kế”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5; Nguyễn
Văn Lâm (2015), “Từ những quy định pháp luật về mang thai hộ - Quan niệm thế nào
về “huyết thống” và “mẹ””, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
- Lali Bagrationi (2017), “The Right of Inheritance and Modern Reproductive
Technologies”, European Scientific Journal, vol. 12, no. 10: Tác giả thảo luận về các
vấn đề xoay quanh quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
mà chủ yếu là mối quan hệ giữa cá nhân được sinh ra bằng biện pháp mang thai hộ với
người nhờ mang thai hộ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất ghi nhận quyền thừa kế của
người được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thành thai và sinh ra sau khi cha, mẹ
chết, nếu đáp ứng các điều kiện nhất định.
- Cassandra M. Ramey (2017), “Inheritance Rights of Posthumously Conceived
Children: A Plan for Nevada”, Nevada Law Journal, vol. 17, no. 3: Thông qua việc phân
tích pháp luật bang Nevada – Hoa Kỳ, tác giả làm rõ những vấn đề pháp lý đặt ra khi cá



6

nhân có thể được sinh ra rất lâu sau khi cha, mẹ chết, nhờ việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản. Từ đó, tác giả chỉ ra những bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm đảm
bảo quyền thừa kế của cá nhân thành thai và sinh ra sau khi cha, mẹ chết. Ngoài ra, một
số tranh chấp về quyền thừa kế cũng được đề cập và phân tích trong bài viết này.
- Jean Denise Krebs (2018), “Any Man Can Be a Father, but Should a Dead Man
Be a Dad: An Approach to the Formal Legalization of Posthumous Sperm Retrieval and
Posthumous Reproduction in the United States”, Hofstra Law Review, vol. 47, no. 2: Tác
giả tìm hiểu một cách khái quát quan điểm pháp lý của các quốc gia như Anh, Pháp,
Israel về vấn đề công nhận quyền thừa kế của cá nhân thành thai và sinh ra từ tinh trùng
của người cha đã chết. Bài viết cũng giới thiệu nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế liên quan
đến vấn đề này. Cùng với đó, pháp luật Hoa Kỳ hiện hành được tác giả phân tích nhằm
đưa ra một số đề xuất về việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc sinh con từ tế bào sinh
sản của người đã chết.
- Justin d’Almaine, Frederick Noel Zaal (2018), “Inheritance Rights for
Posthumously Procreated Children: A Growing Challenge for the Law”, Potchefstroom
Electronic Law Journal, vol. 21: Bài viết phân tích các vấn đề lý luận về quyền thừa kế
của cá nhân thành thai và sinh ra sau khi cha, mẹ đã chết trong pháp luật Cộng hoà Nam
Phi. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu một số vụ việc có liên quan và so sánh, đối chiếu
với pháp luật Hoa Kỳ, Canada.
- Jeffrey Walters (2014), “Thawing the Inheritance Rights of Maybe Babies: An
Answer to Indiana’s Statutory Silence on Posthumously Conceived Children”,
Valparaiso University Law Review, vol. 48, no. 4: Tác giả phân tích những điểm phù
hợp và những bất cập còn tồn tại trong pháp luật bang Indiana – Hoa Kỳ về quyền thừa
kế của cá nhân thành thai sau khi cha, mẹ chết. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị ghi nhận
quyền thừa kế của cá nhân thành thai sau khi cha, mẹ chết nếu giữa họ có mối quan hệ
di truyền và người đã chết đồng ý về việc trẻ được sinh ra.
- Ying Tan, Xingxing Tao, Huachao Deng, Yue Zhang, Ni Qi, Ya Zhang, Yajing

Luo, Ziyi Lin, Yuqing Zhang (2020), The Current Status and Enlightenment of Legal
Regulation of Artificial Reproduction After Death in China and Foreign Countries,
Proceedings of the 2020 International Conference on Management, Economy and Law


7

(ICMEL 2020): Bài viết mang đến cái nhìn khái quát về việc công nhận quyền thừa kế
của cá nhân được thành thai và sinh ra sau khi cha, mẹ đã chết nhờ việc thực hiện kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản ở các quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Tây Ban Nha…
Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất mang tính định hướng phù hợp với bối cảnh xã hội
Trung Quốc hiện nay.
- 朱晓峰 (2016), “评最高人民法院指导案例 50 号: 兼论生育权保护”, 西安电

子科技大学学报 (社会科学版), 第 26 卷第 5 期 (Zhu Xiao Feng (2016), “Bình luận
về Hướng dẫn Án lệ số 50 của Tòa án nhân dân tối cao: Về bảo vệ quyền sinh sản”, Tạp
chí Trường Đại học Xidian (Ấn bản khoa học xã hội), Tập 26, số 5): Trong bài viết này,
tác giả tập trung phân tích, bình luận về hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao
trong Án lệ số 50 của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về quyền hưởng di sản thừa kế của
người con được sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ
cách hiểu về điều kiện để xác định quan hệ cha, mẹ - con giữa cặp vợ chồng thực hiện
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và trẻ được sinh ra.
- 刘士国 (2016 年), “中国胚胎诉讼第一案评析及立法建议”, 当代法学学报,
2 期 (Liu Shi Guo (2016), “Phân tích và đề xuất lập pháp về trường hợp tranh chấp phôi
thai đầu tiên ở Trung Quốc”, Tạp chí Pháp luật đương đại, số 2): Bài viết giới thiệu tranh
chấp xảy ra tại Trung Quốc giữa Bệnh viện với cha mẹ của người đã chết về quyền định
đoạt phôi đông lạnh của người này. Tác giả phân tích rất chi tiết các cơ sở pháp lý mà
Toà án đã áp dụng để giải quyết vụ việc. Đồng thời, quan điểm của tác giả về khả năng
sử dụng phôi đông lạnh của người đã chết để sinh con cũng được thể hiện trong bài viết.
Ngồi ra, có thể kể đến một số bài viết như: Allison Stewart Ellis (2012),

“Inheritance Rights of Posthumously Conceived Children in Texas”, St. Mary’s Law
Journal, vol. 43, no. 2; Christine E. Doucet (2013), “From en Ventre Sa Mere to Thawing
an Heir: Posthumously Conceived Children and the Implications for Succession Law in
Canada”, Dalhousie Journal of Legal Studies, vol. 22; Colette Archer (2002),
“Scrambled Eggs: Defining Parenthood and Inheritance Rights of Children Born of
Reproductive Technology”, Loyola Journal of Public Interest Law, vol. 3, no. 2; Sheldon
F. Kurtz, Lawrence W. Waggoner (2009), “The UPC Addresses the Class-Gift and
Intestacy Rights of Children of Assisted Reproduction Technologies”, ACTEC Journal,


8

vol. 35, no. 1; Kristine S. Knaplund (2012), “Children of Assisted Reproduction”,
University of Michigan Journal of Law Reform, vol. 45, no. 4; Jane Marie Lewis (2012),
“New-Age Babies and Age-Old Laws: The Need for an Intent-Based Approach in
Tennessee to Preserve Parent-Child Succession for Children of Assisted Reproductive
Technology”, University of Memphis Law Review, vol. 43, no. 2.
Những cơng trình nghiên cứu này đã phân tích các quy định về quyền thừa kế của
cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong đó, một số cơng trình đề cập
đến trường hợp sinh con sau khi một người đã chết từ vật liệu di truyền của họ và đưa ra
quan điểm về việc có cơng nhận quyền thừa kế của người con đối với di sản của cha, mẹ
đã chết hay khơng.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu kể trên chủ yếu xoay quanh quyền hưởng
thừa kế của người con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với di sản của người
được xác định là cha, mẹ, mà chưa đi sâu vào mối quan hệ với các chủ thể khác. Nhiều
cơng trình tập trung vào trường hợp sinh con sau khi cha, mẹ đã chết và giải quyết những
hệ quả có thể phát sinh sau đó như quyền lợi về mặt nhân thân và về mặt tài sản, trong
đó có quyền thừa kế. Đây là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo cả về mặt lý luận và thực
tiễn đối với việc thực hiện đề tài của tác giả. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên,
có thể thấy rằng các cơng trình chưa thực sự tập trung khai thác một cách toàn diện về

quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Vì vậy, tác giả sẽ
tập trung làm rõ vấn đề này thông qua đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng đến việc tìm hiểu
các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Thứ hai, dựa trên cơ sở lý luận, tác giả chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong thực
tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện để cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
có quyền hưởng thừa kế và quyền thừa kế của người này trong mối quan hệ với các chủ
thể có liên quan.


9

Thứ ba, từ những bất cập đã tìm được, tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp
luật để bảo vệ tốt hơn quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản và hạn chế những tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến quyền thừa kế của cá nhân
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được tác giả phân tích và tìm ra những bất cập
cịn tồn tại.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, trong đề tài này tác giả sẽ tập trung phân tích và làm rõ các vấn
đề tồn tại ở Việt Nam.
Về nội dung, tác giả chủ yếu tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện

hành về quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản. Với quyền để lại tài sản của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tác
giả chỉ dừng lại ở việc phân tích một cách khái quát các vấn đề lý luận chung. Đối với
các vấn đề như thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, người quản lý di sản thừa kế, thời
hiệu thừa kế… pháp luật về thừa kế khơng có sự phân biệt giữa các chủ thể, vì vậy, trong
phạm vi khoá luận, tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung có tính chun biệt về
quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài một cách hiệu quả, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này
để phân tích các khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đồng thời, phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được


10

sử dụng để tìm hiểu, đánh giá việc áp dụng quy định của pháp luật hiện hành vào các vụ
việc xảy ra trong thực tiễn. Từ đó, tác giả chỉ ra những vấn đề còn bất cập trong pháp
luật Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong cả Chương 1 và Chương
2 của đề tài.
Thứ hai, phương pháp so sánh, đối chiếu: Tác giả đã thực hiện việc so sánh, đối
chiếu pháp luật Việt Nam hiện hành với pháp luật các quốc gia như: Hoa Kỳ, Canada,
Trung Quốc… Đây là những quốc gia tiêu biểu có quy định điều chỉnh cụ thể vấn đề
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị phù hợp với bối
cảnh ở Việt Nam. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2 và một số
nội dung của Chương 1.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài mang đến kiến thức về quyền thừa

kế nói chung và quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
nói riêng, liên quan đến nội dung quyền thừa kế, điều kiện để có quyền hưởng di sản,
quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong mối quan hệ
với các chủ thể có liên quan.
Về mặt thực tiễn, đề tài là một nguồn tài liệu tham khảo trong lĩnh vực dân sự.
Thông qua đề tài, tác giả đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt
Nam. Từ đó, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể trong xã hội.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia thành hai chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Chương 2. Pháp luật hiện hành về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và kiến nghị hoàn thiện


11

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ
CỦA CÁ NHÂN ĐƯỢC SINH RA BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
1.1. Khái niệm về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản
1.1.1. Khái niệm về quyền thừa kế
Quan hệ thừa kế là một trong những quan hệ xã hội đã xuất hiện từ rất lâu. Việc
dịch chuyển tài sản của người chết cho người cịn sống đã làm hình thành nên quan hệ
xã hội tương ứng là quan hệ thừa kế1. Khi chưa có Nhà nước, thừa kế chỉ đơn thuần là
sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống theo phong tục, tập quán. Đến khi
Nhà nước xuất hiện, quan hệ thừa kế mới chịu sự chi phối bởi ý chí của Nhà nước thơng
qua pháp luật2. Thừa kế là một quan hệ phổ biến và có tác động sâu sắc đến mọi mặt của
đời sống xã hội. Việc dịch chuyển tài sản của người chết không chỉ liên quan trực tiếp

đến quyền lợi của người thừa kế, mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.
Vì vậy, quan hệ thừa kế cần được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật. Vấn đề thừa kế
chịu sự chi phối rất lớn bởi truyền thống, văn hoá, điều kiện kinh tế, xã hội của quốc gia.
Tương ứng với mỗi xã hội khác nhau, quy định về thừa kế luôn chứa đựng những sự
khác biệt nhất định.
Theo nghĩa thông thường, “thừa” là “nhận lấy” và “kế” là “tiếp tục”, “tiếp nối”.
Từ điển tiếng Việt xác định “thừa” và “kế” đều có nghĩa là “nối tiếp”, “tiếp theo”3. Vì
vậy, “thừa kế” thường được hiểu là “hưởng của người chết để lại cho”4. Từ đây, có thể
hiểu rằng, thừa kế là sự dịch chuyển khối tài sản từ người đã chết sang người cịn sống5

1

Lê Minh Hùng (2003), Hồn thiện chế định quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện
hành, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 6.
2
Nguyễn Phương Thảo (Chủ nhiệm đề tài) (2018), Nghiên cứu so sánh người thừa kế theo pháp
luật tại Việt Nam và một số quốc gia, Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 10.
3
Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr. 1784.
4
Viện Ngơn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr. 895.
5
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 235.


12

hoặc sự truyền lại tài sản và các lợi ích khác của cá nhân đã chết cho con cháu trực hệ

và cho những người khác6.
Trong lĩnh vực pháp lý, có quan điểm cho rằng: “Thừa kế là sự chuyển dịch tài
sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế luôn gắn với chủ sở hữu, sở hữu
là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở
hữu”7. Tương tự như vậy, thừa kế cũng có thể được hiểu là “một phạm trù kinh tế, phản
ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, nhằm để duy
trì quyền sở hữu của tư nhân”8; hoặc thừa kế là “việc dịch chuyển tài sản của người chết
cho một chủ thể - đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân – theo ý chí của người để lại di
sản hoặc theo các quy tắc của xã hội, mà mỗi chế độ xã hội khác nhau có những quy tắc
khác nhau do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội… quyết định”9.
Theo tác giả, có thể hiểu một cách chung nhất rằng, thừa kế là việc dịch chuyển
tài sản của cá nhân đã chết cho một hoặc nhiều chủ thể đang tồn tại, theo ý chí của
người có tài sản hoặc theo quy định của pháp luật. Trong đó, thừa kế theo pháp luật là
“thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”10. Đúng
với tên gọi của mình, thừa kế theo pháp luật được phát sinh trên cơ sở quy định của pháp
luật mà không thông qua sự định đoạt của người để lại di sản. Cơ sở cho hình thức thừa
kế này là mối quan hệ gần gũi giữa người để lại di sản và những chủ thể được xác định
là người thuộc diện thừa kế. Khác với thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc là sự
thể hiện ý chí của người có tài sản, bằng di chúc xác định tài sản của mình sẽ được dịch
chuyển cho những chủ thể nào sau khi họ chết.
Ở Việt Nam, quan hệ thừa kế chủ yếu được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật
Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015). Bên cạnh các quy định về quyền sở hữu và quyền
khác đối với tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng, pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có
6

Lê Minh Hùng, tlđd (1), tr. 6.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb. Cơng an nhân
dân, tr. 123.
8
Lê Minh Hùng, tlđd (1), tr. 7.

9
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền
sở hữu và thừa kế, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 396.
10
Điều 649 BLDS năm 2015.
7


13

yếu tố nước ngoài… thừa kế là một trong những nội dung quan trọng của BLDS. Nếu
thừa kế là một hiện tượng xã hội thì quyền thừa kế là một hiện tượng pháp luật. Sự tác
động của pháp luật vào quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người sống
được gọi là quyền thừa kế11. Quyền thừa kế được quy định tại Điều 609 BLDS năm 2015,
theo đó: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Hiểu theo nghĩa khách quan, quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự,
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh quá trình dịch
chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống12. Theo nghĩa chủ quan, có
ý kiến cho rằng quyền thừa kế là “quyền của chủ thể được để lại tài sản của mình cho
người khác hưởng sau khi chết và quyền của chủ thể được hưởng di sản của người khác
để lại”13 hoặc quyền thừa kế là một quyền năng dân sự cụ thể, quyền này được thể hiện
dưới hai khía cạnh là quyền để lại di sản thừa kế của người có tài sản sau khi người này
chết và quyền được hưởng di sản thừa kế từ những người đã chết14. Quyền thừa kế cũng
có thể được hiểu là “quyền dân sự cụ thể của người để lại di sản và những người nhận di
sản thừa kế”15. Nhìn chung, các quan điểm về khái niệm quyền thừa kế vừa nêu mặc dù
có sự khác biệt, nhưng vẫn thể hiện rõ ràng bản chất của quyền thừa kế là quyền của chủ
thể trong việc định đoạt tài sản sau khi chết và được nhận phần di sản do người khác để
lại cho mình, thơng qua một trong hai hình thức: theo ý chí của người có tài sản thể hiện
trong di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, cá nhân có tồn quyền định đoạt.
Thơng thường, việc định đoạt tài sản có thể được thực hiện thơng qua việc chủ sở hữu
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy vậy, khi cá nhân chết đi thì năng lực pháp luật
11

Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2017), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh
chấp, Nxb. Tư pháp, tr. 7.
12
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Chế định quyền thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”, Tạp
chí Tồ án nhân dân điện tử, [ (Truy cập ngày 24/4/2022).
13
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (9), tr. 398.
14
Nguyễn Phương Thảo, tlđd (2), tr. 11.
15
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm
2015, Nxb. Công an nhân dân, tr. 925.


14

dân sự của họ cũng chấm dứt16. Tài sản của người này vì thế khơng thể tiếp tục được
dịch chuyển theo cách thức thông thường như mua bán, trao đổi hay tặng cho… như khi
cịn sống, mà chỉ có thể được định đoạt trước thơng qua một hình thức đặc biệt là di chúc.
Ở chiều ngược lại, những chủ thể được cá nhân đã chết mong muốn để lại tài sản cũng
có quyền hưởng di sản. Quyền để lại tài sản của cá nhân đã chết là cơ sở cho quyền
hưởng di sản của các chủ thể được chỉ định. Ý chí của người để lại di sản về cơ bản
không thể thực hiện được nếu quyền hưởng di sản không được thừa nhận. Như vậy,
quyền để lại tài sản cho người khác và quyền hưởng di sản do người khác để lại là hai
nội dung không thể tách rời của quyền thừa kế.

Quyền thừa kế và quyền sở hữu mặc dù là hai quyền dân sự độc lập nhưng vẫn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này trước hết thể hiện qua việc Hiến pháp năm
2013 ghi nhận việc bảo hộ quyền sở hữu và quyền thừa kế đồng thời trong cùng một điều
khoản17. Quyền sở hữu là cơ sở để thừa nhận quyền thừa kế của các chủ thể. Xuất phát
từ việc thừa nhận quyền sở hữu, cá nhân mới có quyền định đoạt tài sản của mình khi
cịn sống và sau khi đã chết. Ngược lại, quyền thừa kế là một công cụ để người có tài sản
củng cố quyền sở hữu của mình. Quyền định đoạt là một trong những nội dung của quyền
sở hữu. Xác định di sản thừa kế sẽ được dịch chuyển cho chủ thể nào sau khi chết chính
là việc chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản. Khi tài sản được dịch chuyển
từ người chết sang cho người sống, quyền thừa kế đóng vai trị là công cụ để nối dài
quyền sở hữu đối với tài sản. Mặt khác, quyền sở hữu của những người thừa kế cũng
được củng cố thông qua quyền thừa kế. Việc hưởng di sản thừa kế là căn cứ để người
thừa kế xác lập quyền sở hữu đối với tài sản mà mình được nhận18. Thơng qua quyền
thừa kế, quyền sở hữu tư nhân được củng cố và duy trì.
Tóm lại, thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của cá nhân đã chết cho một hoặc
nhiều chủ thể đang tồn tại, theo ý chí của người có tài sản hoặc theo quy định của pháp
luật. Từ đó, có thể rút ra khái niệm về quyền thừa kế như sau: quyền thừa kế là quyền

16

Khoản 3 Điều 16 BLDS năm 2015.
Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế
được pháp luật bảo hộ”.
18
Điều 234 BLDS năm 2015.
17


15


của chủ thể trong việc định đoạt tài sản sau khi chết và được nhận phần di sản do người
khác để lại, theo ý chí của người có tài sản hoặc theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và các trường hợp sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Với sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ nói chung, cũng như lĩnh vực y học nói
riêng trong những năm gần đây, các cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân
đã có cơ hội thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con. Dưới góc độ y học, “các kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản liên quan đến các thao tác với tinh trùng và trứng hoặc phơi trong
ống nghiệm với mục đích tạo thành thai”19. Có thể hiểu một cách chung nhất rằng, kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản là những kỹ thuật y sinh học được áp dụng để điều trị vơ sinh.
Dưới góc độ pháp lý, có thể tham khảo khái niệm về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được
ghi nhận trong pháp luật Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa như sau: “Thuật ngữ công nghệ
hỗ trợ sinh sản ở người dùng để chỉ việc thao tác nhân tạo giao tử, hợp tử và phôi bằng
các kỹ thuật và phương pháp y tế để đạt được mục đích thụ thai, được chia thành thụ tinh
nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm – công nghệ chuyển phôi và các công nghệ phái
sinh khác”20. Liên quan đến vấn đề này, cũng có ý kiến cho rằng “hỗ trợ sinh sản hay
còn gọi là sinh sản nhân tạo là việc sử dụng các phương pháp nhân tạo để sinh con”21.
Trong khi đó, pháp luật Canada xác định kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là các kỹ thuật hỗ trợ,
thao tác sinh học tác động đến quá trình sinh sản tự nhiên ở con người nhằm điều trị vô
sinh22.
Pháp luật Việt Nam hiện hành đưa ra khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản tại khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HNGĐ năm 2014)

19

Robert W. Rebar (2020), “Assisted Reproductive Techniques”, MSD Manual Professional
Version,
[ (Truy cập ngày 25/4/2022).
20
Điều 24 Các biện pháp quản lý công nghệ hỗ trợ sinh sản ở người Cộng hoà Nhân dân Trung

Hoa ngày 01/8/2001.
21
刘士国 (2014 年), “人工生殖与自然法则”, 人民司法学报, 13 期, 31 页 (Liu Shi Guo (2014),
“Sinh sản nhân tạo và quy luật tự nhiên”, Tạp chí Tư pháp nhân dân, số 13, tr. 31).
22
Điều 3 Luật Hỗ trợ sinh sản Canada năm 2004.


16

như sau: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”. Đây là hai kỹ thuật được sử dụng phổ biến
trong y học và được pháp luật nhiều quốc gia ghi nhận khả năng các chủ thể áp dụng để
sinh con. Thông qua các khái niệm về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cũng như quy định có
liên quan, có quan điểm cho rằng, “sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là quá trình
áp dụng các phương pháp khoa học để mang thai và sinh con”23. Về quan điểm của
mình, tác giả đồng tình với ý kiến nêu trên. Khác với sinh con theo cách thức tự nhiên,
việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện với sự tham gia của các kỹ
thuật y học để can thiệp vào quá trình thụ thai, từ giai đoạn xử lý tế bào trứng, tế bào tinh
trùng hoặc phôi, cho đến khi con được sinh ra. Mục đích của việc áp dụng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản là nhằm giúp cho chủ thể khơng có khả năng mang thai và sinh con theo
cách thức tự nhiên, có thể sinh con.
Từ khái niệm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, có thể thấy thụ tinh trong
ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo là hai phương pháp quan trọng mang lại hi vọng sinh
con cho cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân. Thụ tinh nhân tạo là “thủ thuật
bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ
có nhu cầu sinh con để tạo phôi”24. Tinh trùng sẽ được lọc rửa và bơm trực tiếp vào
buồng tử cung của người phụ nữ để tạo phơi. Trong khi đó, “thụ tinh trong ống nghiệm
là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi” . Với kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm, tinh trùng được cho thụ tinh với nỗn trong mơi trường bên

ngồi cơ thể, phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông
lạnh để sử dụng sau25. Ngồi ra, pháp luật hiện hành cịn cho phép cặp vợ chồng vô sinh
23

Ngô Thị Anh Vân (Chủ nhiệm đề tài) (2018), Xác định cha, mẹ cho con được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11.
24
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/02/2003 về sinh con
theo phương pháp khoa học. Mặc dù Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định số
10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/01/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên, Nghị định số
10/2015/NĐ-CP lại không đưa ra khái niệm về thụ tinh nhân tạo. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP
vì vậy vẫn có giá trị tham khảo đối với vấn đề này.
25
Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 57/2015/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30/12/2015 quy định chi
tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/01/2015 quy định về


17

nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là một trường hợp đặc biệt áp dụng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm, “bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người
chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện
mang thai để người này mang thai và sinh con”26.
Như vậy, từ khái niệm về quyền thừa kế và khái niệm về sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản đã trình bày, tác giả xác định: quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là quyền dân sự của người được sinh ra bằng kỹ thuật thụ
tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm, trong việc để lại tài sản của mình cho
người khác và được hưởng di sản do người khác để lại, theo ý chí của người có tài sản

hoặc theo quy định của pháp luật.
1.2. Đặc điểm của quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản
Quyền thừa kế có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong lĩnh vực dân sự.
Thông qua BLDS năm 2015, quan hệ thừa kế đã được điều chỉnh một cách cụ thể và
tương đối toàn diện. Trong pháp luật hiện hành, các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế
của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được giải quyết thông qua những
quy định chung về thừa kế. Mặc dù vậy, sự tồn tại của nhu cầu sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản không chỉ làm thay đổi cách hiểu về mối quan hệ cha, mẹ - con truyền
thống mà còn tác động đến quan hệ thừa kế. Điều này khiến cho quyền thừa kế của người
được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản một mặt mang những đặc trưng chung của
quyền thừa kế, mặt khác cũng thể hiện một số điểm khác biệt nhất định.
Một là, quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
cũng mang những đặc điểm của quyền thừa kế nói chung.
Thứ nhất, quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
mang tính bình đẳng giữa các chủ thể. Trong quan hệ thừa kế, mọi cá nhân đều được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền thừa kế mà khơng có bất cứ sự phân biệt nào về dân

sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo.
26
Khoản 22 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014.


18

tộc, giới tính, tơn giáo, điều kiện kinh tế, hay địa vị xã hội… Điều này được thể hiện một
cách rõ nét tại Điều 610 BLDS năm 2015 như sau: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền
để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật”. Quyền bình đẳng về thừa kế có thể được hiểu là mọi cá nhân dù được sinh ra

theo cách thức tự nhiên hay nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đều được bảo đảm quyền thừa
kế như nhau, ở cả phương diện để lại tài sản cho người khác và hưởng di sản.
Thứ hai, quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
được thừa nhận và bảo vệ ngay cả khi cá nhân chưa được sinh ra. Về nguyên tắc, năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết27. Tuy
vậy, quyền thừa kế là một trường hợp ngoại lệ về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Theo Điều 613 BLDS năm 2015, cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Trong trường hợp này, pháp luật đã ghi nhận cho cá nhân chưa được sinh ra có quyền
thừa kế. Điều này một mặt bảo vệ quyền lợi cho những chủ thể có mối quan hệ thân thiết
với người để lại di sản, mặt khác cũng tạo điều kiện cho tài sản của người đã chết được
duy trì bởi thế hệ sau của họ.
Thứ ba, quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là
quyền do pháp luật quy định. Quyền thừa kế được ghi nhận trong văn bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất là Hiến pháp năm 201328. Trên cơ sở đó, BLDS năm 2015 đã cụ thể
hoá quyền thừa kế là một quyền dân sự cơ bản. Thông qua quy định của pháp luật, quyền
thừa kế được thừa nhận và bảo vệ bằng nhiều phương thức khác nhau. Quyền thừa kế
được pháp luật thừa nhận thể hiện qua việc cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho
người thừa kế và quyền hưởng di sản. Đồng thời, pháp luật cũng đặt ra cơ chế để bảo vệ
quyền thừa kế khi quyền này bị xâm phạm. Chẳng hạn, cá nhân có thể tự mình bảo vệ
bằng mọi biện pháp khơng trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội hoặc yêu cầu
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định công nhận và bảo đảm quyền thừa kế của

27
28

Khoản 3 Điều 16 BLDS năm 2015.
Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013.



19

mình, buộc người có hành vi xâm phạm quyền thừa kế phải chấm dứt hành vi xâm phạm
hoặc áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật29.
Hai là, quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
là hệ quả của việc áp dụng các nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Về nguyên tắc, sự tồn tại của quan hệ cha, mẹ - con là tiền đề để xác định quyền
thừa kế của các chủ thể có liên quan. Nói cách khác, các chủ thể muốn có quyền thừa kế
di sản của nhau thì họ phải được xác định là cha, mẹ - con, kéo theo đó là quyền thừa kế
đối với các thành viên khác trong gia đình. Đối với cá nhân được sinh ra theo cách thức
tự nhiên, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con được xác định theo nguyên tắc suy đoán pháp
lý căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của vợ chồng30. Mặc dù pháp luật khơng có quy định cụ
thể, nhưng trên thực tế, giữa cha mẹ và con đẻ đều có mối quan hệ về mặt huyết thống.
Tương tự như vậy, quan hệ huyết thống cũng tồn tại giữa cháu ruột, chắt ruột và các
thành viên khác trong gia đình.
Trong khi đó, việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản áp dụng những thành
tựu khoa học, cơng nghệ nên có thể khơng tn theo những quy luật tự nhiên. Vì vậy,
việc xác định quan hệ cha, mẹ - con trong các trường hợp này đã được pháp luật dự liệu
cụ thể31. Khác với trường hợp sinh con theo cách thức tự nhiên, mối quan hệ giữa cha,
mẹ và con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định theo những nguyên tắc rất
khác biệt, mà không chỉ căn cứ vào mối quan hệ về mặt di truyền một cách đơn thuần.
Tuỳ vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện bằng việc sử dụng noãn, tinh trùng (hoặc
nhận phôi) từ nguồn nào mà con sinh ra có thể có cùng huyết thống với người được xác
định là cha, mẹ hoặc khơng. Cũng vì lẽ đó, quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không thể xác định căn cứ vào quan hệ huyết thống, mà phải dựa
trên mối quan hệ cha, mẹ - con được pháp luật thừa nhận.

29


Điều 11 BLDS năm 2015.
Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014.
31
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình
Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 271.
30


×