Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

(Luận án tiến sĩ) Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.87 MB, 245 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN TIẾN ĐỊNH

VAI TRỊ CỦA HỢP TÁC XÃ NƠNG
NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG
CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA Ở
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN TIẾN ĐỊNH

VAI TRỊ CỦA HỢP TÁC XÃ NƠNG
NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG
CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA Ở
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 9620115

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. VŨ THỊ MINH
2. TS. HOÀNG VŨ QUANG

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

PGS.TS. Vũ Thị Minh

Nguyễn Tiến Định


ii


LỜI CÁM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cám ơn đến:
- Cố PGS.TS. Vũ Đình Thắng, PGS.TS. Vũ Thị Minh và TS. Hoàng Vũ Quang
đã tận tình hướng dẫn để tơi có thể hồn thành bản luận án này.
- Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Viện Đào
tạo sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
- Lãnh đạo các Chi cục Phát triển nông thôn- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Liên minh Hợp tác xã; các hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ nông dân và các
doanh nghiệp ở 04 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Hậu Giang, An Giang,
Đồng Tháp, Bạc Liêu đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp thơng tin cho tơi trong q
trình điều tra, khảo sát.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ln động viên, khích lệ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Tiến Định


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRỊ CỦA HỢP TÁC
XÃ NƠNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN ..... 24
1.1. Khái niệm, nội dung liên kết xây dựng cánh đồng lớn ................................ 24
1.2. Lý luận về liên kết xây dựng cánh đồng lớn ................................................. 26
1.2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến liên kết xây dựng cánh đồng lớn ................. 26
1.2.2. Các hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn ......................................... 28
1.2.3. Hành động tập thể trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn ......................... 33
1.3. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn .. 35
1.3.1. Định nghĩa, bản chất và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã ................... 35
1.3.2. Vai trò hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nơng thơn ... 35
1.3.3. Vai trị của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn 39
1.3.4. Các hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn có sự tham gia của hợp tác
xã nơng nghiệp.................................................................................................... 42
1.4. Chỉ tiêu đánh giá vai trị, lợi ích hợp tác xã nông nghiệp đem lại trong liên
kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ............................................................ 44
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa................................................................... 44
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả, lợi ích đem lại cho các bên khi có hợp tác
xã nông nghiệp tham gia liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ............... 46
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa .................................................................. 47
1.5.1. Nhóm yếu tố bên trong hợp tác xã nơng nghiệp ......................................... 47

1.5.2. Nhóm yếu tố bên ngồi hợp tác xã nông nghiệp ........................................ 49
1.6. Kinh nghiệm hợp tác xã nơng nghiệp ở nước ngồi trong liên kết xây dựng
cánh đồng lớn sản xuất lúa .................................................................................. 50


iv
1.6.1. Kinh nghiệm hợp tác xã nông nghiệp Phi Mai ở Thái Lan ......................... 50
1.6.2. Mơ hình hợp tác xã nông nghiệp JA Niigata Mirai ở Nhật Bản ................. 53
1.6.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 55
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN
XUẤT LÚA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................... 56
2.1. Khái qt tình hình hợp tác xã nơng nghiệp trong liên kết xây dựng cánh
đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long................................... 56
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long ......... 56
2.1.2. Tổng quan chung về hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh
đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long .................................... 58
2.1.3. Tổng quan chính sách của Nhà nước về nâng cao vai trị của hợp tác xã
nơng nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn ............................................ 62
2.2. Giới thiệu đặc điểm các hợp tác xã nông nghiệp khảo sát ........................... 70
2.2.1. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã ................................ 70
2.2.2. Quản trị hợp tác xã nông nghiệp ................................................................ 72
2.2.3. Thành viên hợp tác xã nông nghiệp ........................................................... 73
2.2.4. Vốn, tài sản của hợp tác xã nông nghiệp .................................................... 73
2.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ...................... 74
2.3. Đánh giá thực trạng vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây
dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ................ 75
2.3.1. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn
sản xuất lúa ......................................................................................................... 75

2.3.2. Nghiên cứu điển hình về vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long ........... 105
2.4. Thuận lợi, khó khăn và nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp thực hiện
liên kết xây dựng cánh đồng lớn ........................................................................ 117
2.4.1. Thuận lợi, khó khăn của hợp tác xã nơng nghiệp trong liên kết xây dựng
cánh đồng lớn ................................................................................................... 117
2.4.2. Nhu cầu hỗ trợ phát triển liên kết xây dựng cánh đồng lớn ...................... 119
2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp
trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long ............................................................................................................ 122


v
2.5.1. Các yếu tố bên trong hợp tác xã nông nghiệp .......................................... 122
2.5.2. Các yếu tố bên ngoài hợp tác xã nơng nghiệp .......................................... 129
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 133
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT
LÚA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................. 134
3.1. Bối cảnh, quan điểm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong
liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.. 134
3.1.1. Bối cảnh, yêu cầu vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây
dựng cánh đồng lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long..................................... 134
3.1.2. Quan điểm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh
đồng lớn ........................................................................................................... 140
3.2. Đề xuất hồn thiện mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp trong liên kết xây dựng
cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ................................. 145
3.2.1. Căn cứ đề xuất hồn thiện mơ hình.......................................................... 145
3.2.2. Đề xuất mơ hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng
lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ........................................... 146

3.2.3. Điều kiện thực thi hiệu quả mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp trong liên kết
xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ........... 150
3.3. Giải pháp nâng cao vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp trong liên kết xây
dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long .............. 152
3.3.1. Nhóm giải pháp 1: Hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo mơi trường
thuận lợi để HTX nông nghiệp hoạt động và phát huy vai trị trong liên kết chuỗi
giá trị nơng sản ................................................................................................. 152
3.3.2. Nhóm giải pháp 2: Tăng cường năng lực và điều kiện hoạt động cho hợp tác
xã nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn ............................... 158
3.3.3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cường vai trị của hợp tác xã nông nghiệp đại diện
cho hộ thành viên thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn............................ 162
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 167
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 168
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ . 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 172
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 179


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

CĐL


Cánh đồng lớn

CĐML

Cánh đồng mẫu lớn

CGT

Chuỗi giá trị

CP

Cổ phần

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DN

Doanh nghiệp

GCN

Giấy chứng nhận


HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KTHT

Kinh tế hợp tác

MH

Mơ hình

NCS

Nghiên cứu sinh

ND

Nơng dân

NN


Nơng nghiệp

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QTKT

Quy trình kỹ thuật

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTK

Tổng cục Thống kê

THT

Tổ hợp tác

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TV

Thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số lượng HTX, THT và hộ nông dân khảo sát của luận án............................ 19
Bảng 2.1: Số lượng HTX, THT, doanh nghiệp tham gia liên kết cánh đồng lớn sản
xuất lúa ở 4 tỉnh khảo sát vùng ĐBSCL năm 2016 ..................................................... 59
Bảng 2.2: Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý HTX......................... 71
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động SXKD của HTX trong năm 2016 ................................. 75
Bảng 2.4: Thực hành canh tác lúa của hộ nông dân trong liên kết cánh đồng lớn ....... 78
Bảng 2.5: Lí do hộ nơng dân áp dụng thực hành canh tác chung sản xuất lúa............. 79
Bảng 2.6: Cách thức HTX nông nghiệp tổ chức liên kết xây dựng CĐL .................... 80
Bảng 2.7: Vai trò của HTX/THT trong xây dựng CĐL sản xuất lúa theo đánh giá của
cán bộ quản lý HTX/THT .......................................................................................... 82
Bảng 2.8: Vai trò HTX/THT trong xây dựng CĐL sản xuất lúa theo đánh giá của hộ
thành viên .................................................................................................................. 83
Bảng 2.9: Hình thức hợp đồng liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp .................. 85
Bảng 2.10: Vai trò HTX/THT trong hợp đồng liên kết với doanh nghiệp theo đánh giá
của hộ nông dân thành viên........................................................................................ 90
Bảng 2.11: Mức độ tuân thủ hợp đồng liên kết của hộ nơng dân ................................ 92
Bảng 2.12: Lợi ích của hộ nông dân khi tham gia liên kết xây dựng CĐL .................. 93

Bảng 2.13: Thay đổi năng suất lúa của hộ khi tham gia liên kết CĐL ........................ 94
Bảng 2.14: Nguyên nhân thay đổi năng suất lúa của hộ khi tham gia liên kết CĐL .... 95
Bảng 2.15: Thay đổi giá bán lúa tươi của hộ khi tham gia liên kết CĐL..................... 96
Bảng 2.16: Thay đổi chi phí sản xuất lúa của hộ khi tham gia liên kết CĐL ............... 97
Bảng 2.17: Nguyên nhân giảm chi phí sản xuất lúa khi tham gia liên kết kết CĐL..... 98
Bảng 2.18: So sánh hiệu quả sản xuất lúa của hộ khi tham gia liên kết CĐL ............ 100
Bảng 2.19: Hộ nông dân được nhận các hỗ trợ của doanh nghiệp ............................ 101
Bảng 2.20: Lợi ích HTX/THT nơng nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ................ 104
Bảng 2.21: Hỗ trợ của doanh nghiệp cho HTX nông nghiệp và THT trong liên kết xây
dựng CĐL................................................................................................................ 105
Bảng 2.22: Nhu cầu cần hỗ trợ của các HTX chưa xây dựng CĐL ........................... 121
Bảng 2.23: Mức độ tương quan vai trị HTX nơng nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL
theo đánh giá của HTX và hộ nông dân ................................................................... 123


viii
Bảng 2.24: Kết quả phân tích các yếu tố bên trong HTX ảnh hưởng đến vai trị của
HTX nơng nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ...................................................... 126
Bảng 2.25: Kết quả phân tích các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến vai trị của HTX
nơng nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ............................................................... 131

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: HTX nơng nghiệp có các quy chế hoạt động .......................................... 72
Biểu đồ 2.2: Tài sản và trang thiết bị của hợp tác xã nông nghiệp .............................. 74
Biểu đồ 2.3: Các dịch vụ HTX thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL ...................... 81
Biểu đồ 2.4: Lí do HTX nơng nghiệp khơng xây dựng CĐL ...................................... 84
Biểu đồ 2.5: Vai trò HTX trong ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết CĐL .............. 89
Biểu đồ 2.6: Mức hỗ trợ của doanh nghiệp cho hộ nông dân .................................... 102
Biểu đồ 2.7: Thời điểm thỏa thuận giá bán lúa của hộ nông dân............................... 103
Biểu đồ 2.8: Thuận lợi của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ............ 117

Biểu đồ 2.9: Khó khăn của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ............ 118
Biểu đồ 2.10: Nhu cầu hỗ trợ của HTX trong liên kết xây dựng CĐL ...................... 120
Biểu đồ 2.11: Đánh giá của cán bộ QLNN về các yếu tố bên trong HTX ảnh hưởng
đến vai trò của HTX trong liên kết xây dựng CĐL ................................................... 127
Biểu đồ 2.12: Đánh giá của cán bộ QLNN về các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của
HTX trong liên kết xây dựng CĐL........................................................................... 132

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung phân tích của luận án ......................................................................... 15
Hình 1.1: Các hình thức và mức độ liên kết theo hợp đồng ........................................ 32
Hình 1.2: Hợp tác xã làm trung gian liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp ............ 42
Hình 1.3: Hợp tác xã hợp đồng mua đứt bán đoạn giữa nông dân và doanh nghiệp .... 43
Hình 1.4: Hình thức liên kết tiêu thụ tập trung qua hợp tác xã.................................... 43
Hình 3.1: Vai trị của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL..................... 141
Hình 3.2: Đề xuất mơ hình HTX nơng nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất
lúa ở vùng ĐBSCL .................................................................................................. 147


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Để thực hiện nhiêm vụ “đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh
tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều
rộng và chiều sâu” đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, ngày 10/6/2013,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg về phê duyệt đề án
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững” (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Đề án đã xác định xây dựng các HTX nông
nghiệp, phát triển liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là một trong các giải
pháp để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và nâng cao

giá trị gia tăng. Đề án đã chỉ rõ 03 nội dung quan trọng mà các HTX nơng nghiệp cần
thực hiện đó là: cung cấp dịch vụ đầu vào sản xuất, sơ chế, chế biến và liên kết tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp.
Thực tế hiện nay, yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang là xu hướng phát triển trên tất cả các
ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước. Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã ban hành “Quyết định số 1777/QĐ-BNN-KH ngày 17/5/2015 (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2015) về kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số
458/QĐ-TTg ngày 9/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ” (Thủ tướng Chính phủ, 2015),
đã xác định: “đổi mới và nhân rộng các mơ hình liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi
giá trị có năng suất, hiệu quả cao phù hợp với từng ngành hàng, lĩnh vực… thúc đẩy
hợp tác, liên kết theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn, trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng
chính sách cho các lĩnh vực khác”.
Nhằm thúc đẩy liên kết xây dựng CĐL, thời gian qua, Chính phủ và các bộ
ngành Trung ương đã ban hành nhiều chính sách như: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
(Thủ tướng Chính phủ, 2013a; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014); Quyết định số
1050/QĐ-NHNN (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014); Nghị quyết số 14/NQ-CP
(Chính phủ, 2014); Nghị định số 55/2015/NĐ-CP (Chính phủ, 2015). Theo báo cáo
của Bộ Nơng nghiệp và PTNT, tính đến hết năm 2016, cả nước có 48/63 tỉnh triển khai
với 2.262 điểm xây dựng CĐL, trong đó chủ yếu là CĐL đối với sản xuất lúa (có
1.661 CĐL lớn sản xuất lúa, chiếm 73,4% tổng số CĐL các loại). Tổng diện tích liên
kết CĐL sản xuất lúa cả nước đạt 556.000 ha, trong đó vùng ĐBSCL có diện tích lúa
liên kết CĐL lớn nhất với 450.000 ha (chiếm 81% tổng diện tích). Thơng qua thực
hiện liên kết xây dựng CĐL, nhiều doanh nghiệp đã liên kết với các HTX nông nghiệp


2
theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Riêng ở vùng ĐBSCL mỗi hecta
lúa sản suất theo CĐL có thể giảm chi phí sản xuất từ 10-15% và giá trị sản lượng có
thể tăng 20-25%, thu lời thêm từ 2,2-7,5 triệu đồng/ha. Tham gia liên kết xây dựng

CĐL, người nông dân được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ
thuật và trong nhiều trường hợp còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư đầu
vào khơng tính lãi. Các doanh nghiệp thì có được vùng ngun liệu ổn định với chất
lượng bảo đảm và tiết kiệm chi phí thu mua, vận chuyển.
Mặc dù vậy, hiện vẫn có rất ít các mơ hình liên kết xây dựng CĐL thành cơng,
việc thực hiện liên kết gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là thiếu các HTX
nông nghiệp hoạt động hiểu quả để liên kết với doanh nghiệp, có thể giúp doanh
nghiệp chuyển giao, đào tạo nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật (QTKT) sản xuất.
Cũng theo báo cáo của Bộ Nơng nghiệp và PTNT, thì hiện cả nước chỉ có khoảng 10%
HTX nơng nghiệp (trong tổng số gần 11 nghìn HTX nơng nghiệp) có liên kết với
doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân. Phần lớn, người nơng dân phải tự
lo liệu tìm cách tiêu thụ sản phẩm cho các thương lái, dẫn đến gặp nhiều rủi ro, ảnh
hưởng đến thu nhập của người nông dân.
Với những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cho thấy, việc hỗ trợ nâng cao năng lực và
hiệu quả hoạt động cho các HTX nông nghiệp để phát triển liên kết xây dựng CĐL là
yêu cầu cấp bách. Nâng cao vai trị của HTX nơng nghiệp trong liên kết xây dựng
CĐL phù hợp với định hướng của Đảng, nhà nước và những yêu cầu thực tiễn phát
triển sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng cần liên kết với HTX
nơng nghiệp để có đủ ngun liệu đầu vào, sản phẩm có chất lượng, quy chuẩn để có
thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường.
Trên phương diện lý luận, với bản chất là tổ chức kinh tế tập thể, HTX nơng
nghiệp giúp khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thúc đẩy phát triển sản
xuất nông nghiệp theo hướng hàng hố tập trung quy mơ lớn. HTX nông nghiệp là đơn
vị điều phối, tổ chức các hành động tập thể trong sản xuất kinh doanh cho các thành
viên của mình để có thể sản xuất ra khối lượng sản phẩm đủ lớn, đồng đều về chất
lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. HTX nông nghiệp cịn là tác nhân trung gian
chủ đạo, đóng vai trị khâu nối và thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị, giúp doanh nghiệp có
nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, đảm bảo chất lượng phục vụ chế biến và kinh
doanh. Kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng liên kết xây dựng
CĐL có HTX nơng nghiệp sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia: Doanh

nghiệp thu mua được nguyên liệu ổn định với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng, đồng
thời giảm bớt chi phí, cơng sức liên kết. Người nơng dân giảm được chi phí sản xuất,


3
bán được sản phẩm thuận lợi, đồng thời tăng vị thế, tiếng nói của mình đối với doanh
nghiệp. Các HTX nông nghiệp tổ chức sản xuất quy mô lớn, hoạt động hiệu quả trong
điều kiện tư liệu đất đai thuộc quyền sử dụng lâu dài của các hộ thành viên.
Thời gian qua đã có rất nhiều các bài viết, các cơng trình nghiên cứu liên quan
đến vai trị của HTX nông nghiệp, hoặc liên quan đến phát triển liên kết sản xuất, tiêu
thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Mặc dù vậy, có rất ít cơng trình nghiên cứu một cách
bài bản về vai trị của HTX nơng nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL. Đã có rất nhiều
bài viết trên các trang báo, hoặc một số nghiên cứu khẳng định sự cần thiết của HTX
nông nghiệp trong phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, hầu hết
các nghiên cứu đều chưa luận giải được có sở lý luận cũng như thực tiễn về vai trò của
HTX nông nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng
lớn như thế nào? Sự tham gia tích cực của HTX nơng nghiệp liệu có giúp liên kết và
xây dựng CĐL trở lên dễ dàng, thuận lợi hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn so với các
hình thức liên kết khác khơng? Những vấn đề này hiện vẫn còn bỏ ngỏ và rất cần được
luận giải, chứng minh khoa học trong thực tiễn.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn nhất cả
nước với khoảng 1,8 triệu ha diện tích đất canh tác lúa, tương đương 3,8 triệu ha gieo
trồng lúa hàng năm. Mỗi năm sản lượng lúa của ĐBSCL đạt xấp xỉ 29 triệu tấn, bằng
40% tổng sản lượng lúa gạo của cả nước và đóng góp đến 90% sản lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ (gần 2 triệu hộ sản xuất
lúa, trung bình chỉ 0,87 ha/hộ), sản xuất khơng xuất phát từ tín hiệu thị trường nên chất
lượng gạo không đồng đều và chất lượng chưa cao, dẫn đến sức cạnh tranh kém trên
thị trường quốc tế, nhất là về giá bán. Bên cạnh đó, việc hình thành các chuỗi liên kết
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân, các doanh
nghiệp cịn có nhiều hạn chế. Việc liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa gặp rất nhiều

khó khăn, vướng mắc. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017: diện tích
lúa liên kết CĐL của tồn vùng ĐBSCL tính đến hết năm 2016 mới chỉ đạt 11% tổng
diện tích canh tác lúa của vùng; tỷ lệ thành công hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa trên
CĐL mới chỉ đạt 30% do tình trạng doanh nghiệp hoặc nơng dân “bẻ kèo” vẫn còn phổ
biến. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu vai trị của các HTX nơng
nghiệp. ĐBSCL là vùng có phong trào HTX phát triển mạnh, tuy nhiên, theo số liệu
thống kê từ báo cáo của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL thì đến năm 2016 tồn vùng
mới chỉ có 110 HTX (chiếm 8,8% tổng số HTX nông nghiệp cả vùng) thực hiện liên
kết xây dựng CĐL sản xuất lúa. Do thiếu các tổ chức nông dân đủ mạnh như các HTX


4
nông nghiệp nên người nông dân trồng lúa vẫn chủ yếu phải tự sản xuất và bán sản
phẩm cho thương lái, do đó người nơng dân chịu nhiều thua thiệt và rủi ro.
Với những lý do đó, nghiên cứu “Vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp trong
liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long” là
cần thiết. Nghiên cứu nhằm luận giải rõ các những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam về vai trị của HTX nơng nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở
vùng ĐBSCL. Nghiên cứu góp phần luận giải những tồn tại, khó khăn trong phát triển
HTX nơng nghiệp, xây dựng CĐL hiện nay, cũng như trong liên kết sản xuất và tiêu
thụ các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Theo Eaton, C. and Shepperd (2001), có 07 hình thức liên kết giữa nông dân
với thị trường: i) liên kết giữa nông dân với thương lái; ii) liên kết giữa nông dân với
người bán lẻ; iii) liên kết thông qua đại diện nông dân; iv) liên kết thông qua HTX; v)
liên kết giữa nông dân và nhà chế biến; vi) liên kết giữa nông dân và nhà xuất khẩu;
vii) liên kết theo hợp đồng.
Như vậy, vai trị của HTX nơng nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông
sản là một hình thức của liên kết kinh tế. Tuy nhiên, vai trị của HTX nơng nghiệp

trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nơng sản có những vấn đề riêng của nó. Thời gian
qua, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chủ đề này, điển hình là:
Nghiên cứu vai trị của HTX nơng nghiệp trong sản xuất lúa gạo bền vững và
xố đói giảm nghèo ở bang Guilan của Iran trong giai đoạn 2005-2007, Mohammad
Karim Motamed (2010) đã thực hiện điều tra khảo sát 300 hộ nông dân trồng lúa,
trong đó 150 hộ là thành viên của các HTX và 150 hộ không là thành viên của HTX
nào để so sánh. Dữ liệu thu thập được tác giả phân tích bằng cách sử dụng số liệu
thống kê mơ tả và suy luận. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa
những hộ thành viên HTX với những hộ không là thành viên HTX. Theo đó, HTX
giúp những hộ thành viên HTX khai thác tối đa hiệu quả diện tích đất trồng lúa, giúp
tăng thu nhập cho người nông dân nhờ việc tiêu thụ lúa cho các hộ thành viên thông
qua HTX với giá cao hơn, qua đó, giúp tăng thu nhập hàng năm cho hộ nông dân.
Thông qua HTX cũng giúp hộ dân tham gia vào các hoạt động ngành nghề thủ công ở
địa phương, qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong thời kỳ sản xuất lúa. Từ
các kết quả phân tích, tác giả khẳng định, các HTX đóng vai trò rất quan trọng trong
việc sản xuất lúa gạo bền vững và xóa đói giảm nghèo ở bang Guilan, vì thế, các HTX


5
rất cần được hỗ trợ để phát triển. Tuy vậy, điểm hạn chế của nghiên cứu này là đã
không phân tích được các HTX nơng nghiệp có vai trị như thế nào trong tổ chức sản
xuất, kinh doanh dịch vụ phục vụ cho các thành viên của mình trong sản xuất lúa.
Salvatore Di Falco, Melinda Smale (2008), khi nghiên cứu về vai trị của HTX
nơng nghiệp đối với việc đa dạng hóa và tăng năng suất lúa mỳ ở miền Nam Italia đã
khẳng định: những HTX có thể giúp những người nông dân sản xuất riêng lẻ thu được
nhiều giá trị từ sản phẩm cuối cùng hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
địa phương thông qua việc giảm chi phí giao dịch. HTX thực hiện liên kết giúp các hộ
thành viên tăng khả năng đàm phán với với các cơ sở cung ứng vật tư đầu vào sản xuất
và các nhà thu mua sản phẩm nông nghiệp. HTX nông nghiệp giúp các hộ nông dân
quy mô sản xuất nhỏ có khả năng tiếp cận được thị trường dễ dàng hơn. Ngoài ra, bằng

cách sử dụng hàm sản xuất Cobb Douglas, tác giả đã chứng minh rằng ở khu vực tập
trung nhiều HTX cũng chính là khu vực có sự đa dạng về các giống lúa mỳ. Đồng thời,
chính sự đa dạng này ảnh hưởng tích cực đến năng suất lúa mỳ, qua đó giúp các hộ
nơng dân thành viên của HTX thu được nhiều hơn giá trị gia tăng sản phẩm, giảm
đáng kể các chi phí tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Điểm hạn chế của nghiên cứu đó là
chưa làm rõ được các HTX đóng vai trị như thế nào trong việc đa dạng hóa và tăng
năng suất lúa mỳ ở miền Nam Italia. Kết quả nghiên cứu mới chỉ tập trung đánh giá
được kết quả, lợi ích của HTX đối với hộ nơng dân thành viên sản xuất lúa mỳ. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng chưa làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của HTX
nơng nghiệp đối với việc đa dạng hóa và tăng năng suất lúa mỳ.
Yuniarati Pratiwi (2015) đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính khi
nghiên cứu vai trò của HTX trong phát triển chuỗi giá trị cà phê ở khu vực miền Đông
Nusa Tenggara của Indonesia đã chỉ ra ngành cà phê đã đóng góp đáng kể cho đời
sống của người dân nơng thơn ở Indonesia. Tuy nhiên, tác giả cũng cảnh báo rằng
những hộ nông dân quy mô nhỏ trong ngành hàng cà phê thường gặp phải những rào
cản và thách thức để nâng cao vị thế của họ trên thị trường quốc tế. Tình huống khơng
thuận lợi của nơng dân quy mơ nhỏ đã trở thành động lực thúc đẩy họ tham gia vào
HTX. Các HTX đóng vai trị giúp nơng dân phát triển sản xuất, chế biến thông qua
chức năng của HTX như: tiếp cận nguồn tài chính, cung cấp đầu vào cho nông trại;
kiến thức và thông tin thị trường. Sự hợp tác, liên kết giữa HTX với các tác nhân khác
trong chuỗi giá trị là cơ sở để chuỗi giá trị cà phê vận hành có hiệu quả. Do đó, HTX
của nơng dân có thể là một đơn vị trung tâm để duy trì hệ thống phân phối trong chuỗi
giá trị cà phê. Nghiên cứu cũng khẳng định những lợi ích mà các hộ nơng dân thành
viên mong muốn được HTX đáp ứng đó là: tiếp cận tín dụng, cung cấp vật tư đầu vào













×