Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MƠN VẬT LÝ 10 NĂM 2021-2022
1. TĨM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN ĐỘNG LƯỢNG
a. Động lượng
Động lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi
công thức: p mv ( p cùng hướng với v )
Về độ lớn: p = mv
Trong đó: p: động lượng (kg.m/s)
m: là khối lượng (kg)
v là vận tốc(m/s)
b. Hệ cơ lập (Hệ kín)
Hệ nhiều vật được coi là cô lập nếu hệ không chịu tác dụng của ngoại lực hoặc nếu có các ngoại lực thì
chúng phải cân bằng nhau.
c. Định luật bảo tồn động lượng
Định luật: Vectơ tổng động lượng của hệ cô lập được bảo tồn:
pt ps
Trong đó:
pt : tổng động lượng của hệ trước tương tác
ps : tổng động lượng của hệ sau tương tác.
* Tương tác giữa 2 vật trong hệ kín:
Xét 2 viên bi cùng chuyển động trên mặt phẳng ngang không ma sát và va chạm nhau.
- Nếu hệ có 2 vật:
p1 p2 p1 p2 hay m1 v1 m2 v2 m1 v1 m2 v2
Trong đó:
m1,m2 : khối lượng của các vật [kg]
v1,v2 : vật tốc của các vật trước va chạm [m/s]
d. Cách phát biểu khác của định luật II Niu-tơn
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các
lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
Biểu thức : p F t hoặc: mv2 mv1 F t
Trong đó :
m: khối lượng [kg]
v1,v2 : vận tốc của vật[m/s]
F : ngoại lực tác tác dụng vào vật [N]
∆t: thời gian ngoại lực tác dụng vào vật
e. Va chạm mềm
Là loại va chạm mà sau va chạm hai vật dính vào nhau cùng chuyển động với vận tốc V
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 1
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Áp dụng ĐLBT động lượng:
m1v1 m2v2 [m1 m2 ]v
m{ _1}v1 m2v2 [m1 m2 ]v
Suy ra:
v
m1v1 m2 v2
m1 m2
Trong đó:
v1, v2: vận tốc 2 vật trước va chạm [m/s]
v: vận tốc 2 vật sau va chạm [m/s]
f. Chuyển động bằng phản lực:
Biểu thức:
mv MV 0 V
m
v
M
Trong đó: m,v: khối lượng khí phụt ra với vận tốc v
M,V: khối lượng M của tên lửa chuyển động với vận tốc V sau khi đã phụt khí.
1.2. Cơng và cơng suất
a.Cơng
Biểu thức:
A F.s.cos
Trong đó: F: lực tác dụng vào vật
: góc tạo bởi lực F và phương chuyển dời
s: chiều dài quãng đường chuyển động
b. Công suất:
- Khái niệm: Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
- Biểu thức:
P
A
W
t
với t là thời gian thực hiện công [s]
1.3. Cơ năng
a.Động năng
- Định nghĩa: Động năng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà
vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo cơng thức:
Wd
1 2
mv
2
Trong đó: m: khối lượng [kg]
v: vận tốc [m/s]
Wd : động năng [J]
-Định lí động năng:
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 2
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Wd2 Wd1 A
1 2 1 2
mv2 mv1 A
2
2
Trong đó:
v1: vận tốc lúc đầu [m/s]
v2: vận tốc lúc sau [m/s]
b. Thế năng:
* Thế năng trọng trường:
- Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào
vị trí của vật trong trong trường .
Wt mgh
Trong đó: m: khối lượng của vật [kg]
h: độ cao của vật so với gốc thế năng [m]
g =9,8 [m/s2]: gia tốc
- Định lí thế năng:
A W Wt1 Wt2
* Thế năng đàn hồi:
Wt
1
2
k l
2
Trong đó:
Wt : thế năng đàn hồi [J]
k: độ cứng của lò xo [N/m]
l : độ biến dạng của lò xo [m]
c. Cơ năng
- Định nghĩa : Cơ năng của một vậtlà tổng động năng và thế năng của vật.
- Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường:
W Wd Wt
1 2
mv mgh
2
-Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:
W Wd Wt
2
1 2 1
mv k l
2
2
-Trong một hệ cô lập cơ năng tại mọi điểm được bảo tồn.
1.3. CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ
a. Thuyết động học phân tử
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn khơng ngừng; chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí
càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 3
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
=> Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm còn khi ở xa
nhau thì khơng tương tác gọi là khí lí tưởng.
+ Số phân tử trong 1 mol một chất bất kỳ: NA = 6,02.1023mol-1 gọi là số Avogadro.
+ Ở điều kiện tiêu chuẩn [nhiệt độ 00C, áp suất 1atm], 1 mol chất khí bất kỳ bao giờ cũng có thể tích
22,4.
+ Số nguyên tử hay phân tử chứa trong một khối lượng chất:
m: khối lượng chất, : khối lượng mol của chất đó.
b. Q trình đẳng nhiệt. Định luật Bơilơ-Mariot.
- Định nghĩa: Là quá trình biến đổi trạng thái mà trong đó nhiệt độ khơng thay đổi [T = cosnt].
- Định luật: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
P~
1
hayPV const
V
- Hệ quả:
Gọi: p1, V1 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 1.
p2, V2 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 2
Đối với q trình đẳng nhiệt ta có:
PV
1 1 PV
2 2
- Đường đẳng nhiệt: đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt gọi là đường đẳng nhiệt. Đường đẳng nhiệt có
dạng khác nhau trong các hệ tọa độ khác nhau. Trong hệ trục tọa độ OpV đường đẵng nhiệt là đường
hypebol.
c. Quá trình đẳng tích. Định luật Sac-lo.
- Định nghĩa: Q trình biến đổi trạng thái khi thể tích khơng đổi gọi là q trình đẳng tích.
- Định luật: Trong q trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt
đối.
p
p
p
const hay 1 2
T
T1 T2
- Đường đẳng tích: Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể
tích khơng đổi.
d. Phương trình trạng thái khí lý tưởng. Qúa trình đẳng áp.
* Phương trình trạng thái khí lý tưởng:
- Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các thơng số trạng thái [nhiệt độ, thể tích, áp suất] của một
khối khí lý tưởng được gọi là phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
- Biểu thức:
pV
pV
pV
const hay 1 1 2 2
T
T1
T2
- Phương trình trạng thái áp dụng cho khối khí bất kỳ, sử dụng một trạng thái ở điều kiện tiêu chuẩn:
pV
m
RT
với R = 8,31J/[mol.K] là hằng số khí, như nhau đối với mọi chất khí.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 4
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
* Qúa trình đẳng áp:
- Định nghĩa: Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất khơng đổi gọi là q trình đẳng áp.
- Định luật: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt
đối.
- Biểu thức:
V1 V2
T1 T2
hay
V
const
T
1.4. CHƯƠNG VI: CƠ SỞ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
a. Nội năng và sự biến thiên nội năng
+ Trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phần tử cấu tạo
nên vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật: U = f[T, V].
+ Có thể làm thay đổi nội năng bằng các quá trình thực hiện công, truyền nhiệt.
+ Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình tuyền nhiệt là nhiệt lượng.
+ Nhiệt lượng mà một chất rắn hoặc chất lỏng thu vào hay tỏa ra khi thay đổi nhiệt độ được tính bằng
cơng thức: Q = mcDt.
b. Các nguyên lí của nhiệt động lực học
* Nguyên lí I nhiệt động lực học:
U A Q
- Quy ước dấu:
+ Q > 0 hệ nhận nhiệt Q; Q < 0 hệ nhả nhiệt Q
+ A > 0 hệ nhận công A, A < 0 hệ sinh công A
+ U > 0 nội năng tăng,
U < 0 nội năng giảm.
- Ứng dụng nguyên lý I: Cơng và nhiệt trong các q trình:
+ Đẳng tích:
A pV 0 nên U Q : toàn bộ nhiệt lượng hệ nhận được dùng để làm biến đổi nội năng của hệ.
+ Đẳng nhiệt:
U 0
nên Q = -A toàn bộ nhiệt hệ nhận được biến thành công mà hệ thực hiện.
+ Đẳng áp:
A pV p[V1 V2 ] nên Q U A : nhiệt lượng mà hệ nhận được, một phần biến thành công mà hệ
thực hiện, một phần làm biến đổi nội năng của hệ.
* Nguyên lý II nhiệt động lực học
+ Nguyên tắc hoạt động: tác nhân nhận nhiệt lượng Q1 từ nguồn nóng, thực hiện cơng A đồng thời truyền
cho nguồn lạnh một nhiệt lượng Q2: Q1 = Q2 + A
+ Hiệu suất của động cơ nhiệt:
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 5
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
H
A Q1 Q2
Q1
Q1
Trong đó :
Q1 : nhiệt lượng cung cấp cho bộ phận phát động [nhiệt lượng toàn phần]
Q2 : nhiệt lượng tỏa ra [nhiệt lượng vơ ích]
A = Q1 – Q2 : phần nhiệt lượng chuyển hóa thành cơng
+ Hiệu suất cực đại [đối với động cơ nhiệt lý tưởng]:
H max
T1 T2
T1
1.5. CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
a. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình
+ Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định. Tinh thể là cấu
trúc bởi các hạt [nguyên tử, phân tử, ion] liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo
một trật tự hình học khơng gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt ln ln dao động nhiệt
quanh vị trí cân bằng của nó.
+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn kết tinh có tính dị hướng,
cịn chất rắn đa tinh thể có tính đẵng hướng.
+ Chất rắn vơ định hình khơng có cấu trúc tinh thể, khơng có dạng hình học xác định, khơng có nhiệt độ
nóng chảy [hoặc đơng đặc] xác định và có tính đẵng hướng.
b. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Sự nở dài
- Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt.
- Độ nở dài Dl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu l o của vật đó.
l l l0 l0 t
Với là hệ số nở dài của vật rắn[ K-1]
Giá trị của a phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.
b. Sự nở khối
- Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
- Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẵng hướng được xác định theo công thức :
V V V0 V0 t
Với là hệ số nở khối, » 3a và cũng có đơn vị là K-1.
c. Ứng dụng
- Phải tính tốn để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt.
- Lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo các băng kép dùng làm rơle
đóng ngắt điện tự động...
Lực căng bề mặt
- Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng ln ln có phương
vng góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt
của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 6
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
f l
- Với là hệ số căng mặt ngồi, có đơn vị là N/m.
Hệ số phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: s giảm khi nhiệt độ tăng.
Hiện tượng dính ướt và khơng dính ướt
- Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng
mặt khum lồi khi thành bình khơng bị dính ướt.
- Ứng dụng: Hiện tượng mặt vật rắn bị dính ướt chất lỏng được ứng dụng để làm giàu quặng theo
phương pháp “tuyển nổi”.
Hiện tượng mao dẫn
- Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ ln dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn
so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.
- Các ống trong đó xẩy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.
- Hệ số căng mặt ngồi
càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn.
- Ứng dụng:
+ Các ống mao dẫn trong bộ rễ và thân cây dẫn nước hồ tan khống chất lên ni cây.
+ Dầu hoả có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy.
VI. Sự chuyển thể.
1. Sự nóng chảy: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
a. Đặc điểm:
- Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.
- Các chất rắn vô định hình khơng có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đơng đặc.
- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngồi.
b. Nhiệt nóng chảy
- Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong q trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy : Q m
Với là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg.
c. Ứng dụng: Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, luyện gang thép.
2. Sự bay hơi
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.
- Q trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và ln kèm theo sự ngưng tụ.
3. Hơi khơ và hơi bão hồ
Xét khơng gian trên mặt thống bên trong bình chất lỏng đậy kín :
- Khi tốc độ bay hơp lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi
khô.
- Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bão hồ có áp suất đạt giá
trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hồ.
- Áp suất hơi bảo hồ khơng phụ thuộc thể tích và khơng tn theo định luật Bơi-lơ – Ma-ri-ơt, nó chỉ phụ
thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 7
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
- Ứng dụng:
+ Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây
cối phát triển.
+ Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
+ Sự bay hơi của amôniac, frêôn, … được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh.
4. Sự sôi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
a.Đặc điểm:
- Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi.
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí
càng lớn, nhiệt độ sơi của chất lỏng càng cao.
b. Nhiệt hoá hơi: Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hố hơi của
khối chất lỏng ở nhiệt độ sơi : Q = Lm.
Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi[J/kg].
V. ĐỘ ẨM CỦA KHƠNG KHÍ
1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
a. Độ ẩm tuyệt đối
- Độ ẩm tuyệt đối a của khơng khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa
trong 1m3 khơng khí.
- Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3.
b. Độ ẩm cực đại
- Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của khơng khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A
tăng theo nhiệt độ.
- Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3.
2. Độ ẩm tỉ đối
- Độ ẩm tỉ đối f của khơng khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực
đại A của khơng khí ở cùng nhiệt độ :
f
a
.100%
A
hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi
nước bảo hoà trong khơng khí ở cùng một nhiệt độ.
f
p
.100%
pbh
- Khơng khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
- Có thể đo độ ẩm của khơng khí bằng các ẩm kế : ẩm kế tóc, ẩm kế khơ – ướt, ẩm kế điểm sương.
3. Ảnh hưởng của độ ẩm khơng khí
- Độ ẩm tỉ đối của khơng khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
- Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng
các máy móc, dụng cụ...
- Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thơng gió, …
2. LUYỆN TẬP
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 8
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 2: Hệ thức nào sau đây phù hợp với q trình làm lạnh khí đẳng tích ?
A. ΔU = A với A > 0
B. ΔU = Q với Q > 0
C. ΔU = A với A < 0
D. ΔU = Q với Q < 0
Câu 3: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng tăng 2. 105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của
lượng khí đó tăng 5. 105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ khơng đổi, áp suất và thể tích ban đầu
của khí là:
A. 2. 105 Pa, 8 lít.
B. 4. 105 Pa, 12 lít
C. 4. 105 Pa, 9 lít.
D. 2. 105 Pa, 12 lít.
Câu 4: Trường hợp làm biến đổi nọi năng khơng do thực hiện cơng là?
A. Đun nóng nước bằng bếp.
B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
C. Nén khí trong xilanh.
D. Cọ xát hai vật vào nhau.
Câu 5: Vật nào sau đây khơng có cấu trúc tinh thể?
A. Chiếc cốc thuỷ tinh.
B. Hạt muối ăn.
C. Viên kim cương.
D. Miếng thạch anh.
Câu 6: Một xe tải chạy đều trên đường ngang với tốc độ 54 km/h. Khi đến quãng đường dốc, lực cản tác
dụng lên xe tăng gấp ba nhưng công suất của động cơ chỉ tăng lên được hai lần. Tốc độ chuyển động đều
cảu xe trên đường dốc là
A. 10 m/s.
B. 36 m/s.
C. 18 m/s.
D. 15 m/s.
Câu 7: Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 [6 atm, 4l, 270K] sang trạng thái 2 [p, 3l, 270K]. Giá
trị của p là:
A. 8 atm.
B. 2 atm.
C. 4,5 atm.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 9
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
D. 5 atm.
Câu 8: Câu nào sau đây là đúng?
A. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo nên hệ.
B. Nhiệt lượng truyền cho hệ chỉ làm tăng động năng của chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ.
C. Công tác động lên hệ có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên
hệ và thế năng tương tác giữa chúng.
D. Nói chung, nội năng là hàm của nhiệt độ và thể tích, nên trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã
thay đổi thì nội năng của hệ phải thay đổi.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?
A. Bong bóng xà phịng lơ lửng trong khơng khí.
B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
C. Nước chảy từ trong vịi ra ngồi.
D. Giọt nước động trên lá sen.
Câu 10: Tìm câu sai. Động năng của một vật khơng đổi khi
A. chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động cong đều.
D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 11: Một ống thủy tinh tiết diện đều S, một đầu kín một đầu hở, chứa một cột thủy ngân dài h = 16cm.
Khi đặt ống thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều dài của cột khơng khí là l1 = 15cm, áp suất khí quyển
bằng po = 76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh nghiêng một góc α = 30° đối với phương thẳng đứng, đầu hở ở
trên thì chiều cao của cột khơng khí trong ống bằng:
A. 14cm
B. 15cm
C. 20cm
D. 22cm
Câu 12: Trong q trình chất khí nhận nhiệt và sinh cơng thì A và Q trong biểu thức ΔU = Q + A phải có
giá trị nịa sau đây ?
A. Q < 0, A > 0
B. Q > 0, A < 0
C. Q > 0, A > 0
D. Q < 0, A < 0
Câu 13: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :
A. Làm tăng diện tích mặt thống của chất lỏng.
B. làm giảm diện tích mặt thống của chất lỏng.
C. Giữ cho mặt thống của chất lỏng ln ổn định.
D. Giữ cho mặt thống của chất lỏng ln nằm ngang.
Câu 14: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g
= 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện cơng việc đó là
A. 40 s.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 10
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
B. 20 s.
C. 30 s.
D. 10 s.
Câu 15: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A. động năng đạt giá trị cực đại.
B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không.
D. thế năng bằng động năng.
Câu 16: Một bọt khí có thể tích 1,5 cm 3 được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m dưới
mực nước biển. Hỏi khi bọt khí này nổi lên mặt nước sẽ có thể tích là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ của bọt
khí là khơng đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 103 kg/ m3 , áp suất khí quyển là p o = 105 Pa và g
= 10 m/ s 2 .
A. 15 cm 3
B. 15,5 cm 3
C. 16 cm 3
D. 16,5 cm 3
Câu 17: Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu tồn bộ động
năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng
A. 1125 J.
B. 14580 J.
C. 2250 J.
D. 7290 J.
Câu 18: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60%
khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển
động của mảnh thứ hai là
A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Câu 19: Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó:
A. Nước đơng đặc thành đá
B. tất cả các chất khí hóa lỏng
C. tất cả các chất khí hóa rắn
D. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại
Câu 20: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 142°C vào một cốc đựng
nước ở 20°C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 42°C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết
nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.
A. 0,1kg
B. 0,2kg
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 11
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
C. 0,3kg
D. 0,4kg
Câu 21: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khơng khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Khơng khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong khơng khí càng nhiều.
C. Khơng khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong khơng khí càng gần trạng thái bão hồ.
D. Cả 3 kết luận trên
Câu 22: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi
A. lực vng góc với gia tốc của vật.
B. lực ngược chiều với gia tốc của vật.
C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
Câu 23: Ở 7°C áp suất của một khối khí bằng 0,897 atm. Khi áp suất khối khí này tăng đến 1,75 atm thì
nhiệt độ của khối khí này bằng bao nhiêu, coi thể tích khí khơng đổi:
A. 273°C
B. 273°K
C. 280°C
D. 280°K
Câu 24: Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 4 kg nước ở nhiệt độ 20°C. Người ta thả vào bình một
miếng sắt có khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 500°C. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 896
J/kg.K; của nước là 4,18. 103 J/kg.K; của sắt là 0,46. 103 J/kg.K. Nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân
bằng nhiệt là:
A. 42,9°C.
B. 22,6°C.
C. 32,9°C.
D. 39,9°C.
Câu 25: Hiện tượng mao dẫn:
A. Chỉ xảy ra khi ống mao đặt vuông góc với mặt thống của chất lỏng.
B. Chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn khơng bị nước dính ướt.
C. Là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mức chất
lỏng bên ngoài ống.
D. Chỉ xảy ra khi ống dẫn là ống thẳng.
Câu 26: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống tầng
thứ 10 cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/ s 2 . Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, thì thế năng của thang
máy ở tầng cao nhất là
A. 588 kJ.
B. 392 kJ.
C. 980 kJ.
D. 598 kJ.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 12
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Câu 27: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27°C để thể tích của nó giảm chỉ cịn 4 lít, q trình nén nhanh nên
nhiệt độ tăng đến 60°C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần:
A. 2,78
B. 3,2
C. 2,24
D. 2,85
Câu 28: Chất khí trong xy lanh nhận nhiệt hay tỏa nhiệt một lượng là bao nhiêu nếu như thực hiện công
170J lên khối khí và nội năng khối khí tăng thêm 170J ?
A. Khối khí nhận nhiệt 340J
B. Khối khí nhận nhiệt 170J.
C. Khối khí tỏa nhiệt 340J
D. Khối khí khơng trao đổi nhiệt với môi trường.
Câu 29: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?
A. Cọ xát vật lên mặt bàn.
B. Đốt nóng vật.
C. Làm lạnh vật.
D. Đưa vật lên cao.
Câu 30: Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, khơng khí khơ nặng hơn hay khơng khí ẩm nặng hơn? Tại sao?
Cho biết khối lượng mol của khơng khí là μ = 29 g/mol
A. Khơng khí khơ nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì khơng khí có khối lượng lớn hơn.
B. Khơng khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.
C. Khơng khí khơ nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì khơng khí khơ có khối lượng riêng lớn hơn
khối lượng riêng của khơng khí ẩm.
D. Khơng khí ẩm nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì khơng khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn
khối lượng riêng của khơng khí khơ.
Câu 31: Hai vật có cùng khối lượng, chuyển động cùng một tốc độ nhưng theo hai phương khác nhau.
Tìm câu sai
A. Hai vật có cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau.
B. Động lượng của hệ hai vật gấp đôi động lượng của mỗi vật.
C. Độ lớn động lượng hai vật bằng nhau vì chúng có cùng khối lượng và vận tốc.
D. Động năng của hệ hai vật gấp đôi động năng của mỗi vật.
Câu 32: Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhau bằng một ống nằm ngang. Một
giọt thủy ngân nằm đúng giữa ống ngang. Nhiệt độ trong các bình tương ứng là T 1 và T2. Tăng gấp đơi
nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt Hg sẽ chuyển động như thế nào:
A. nằm yên không chuyển động
B. chuyển động sang phải
C. chuyển động sang trái
D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 13
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Câu 33: Một lượng khơng khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tơng có
thể dịch chuyển được. Khơng khí nóng dãn nở đẩy pit-tơng dịch chuyển. Nếu khơng khí nóng thực hiện
một cơng có độ lớn là 2000 J thì nội năng của nó biến đổi một lượng bằng
A. 2000 J.
B. – 2000 J.
C. 1000 J.
D. – 1000 J.
Câu 34: Để xác định suất căng mặt ngoài của rượu người ta làm như sau: Cho rượu vào trong bình, chảy
ra ngồi theo ống nhỏ giọt thẳng đứng có đường kính d = 2 mm. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia ∆t = 2
giây. Sau thời gian t = 780 giây thì có m = 10 g rượu chảy ra. Tính suất căng mặt ngồi của rượu. Lấy g =
10 m/ s 2 .
A. 45,5. 10 3 N/m.
B. 49,3. 10 3 N/m.
C. 40,8. 10 3 N/m.
D. 30,4. 10 3 N/m.
Câu 35: Một vật có khối lượng 2 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1 = 500 J.
Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = - 900 J. Lấy g = 10 m/ s 2 . So với mặt đất vật đã rơi từ độ
cao
A. 50 m.
B. 60 m.
C. 70 m.
D. 40 m.
Câu 36: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?
A. Chuyển động hỗn loạn khơng ngừng.
B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
C. Chuyển động hoàn toàn tự do.
D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng khơng cố định.
Câu 37: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Câu 38: Hai phịng kín có thể tích bằng nhau thơng với nhau bằng một cửa mở. Nhiệt độ khơng khí trong
hai phịng khác nhau thì số phân tử trong mỗi phịng so với nhau là:
A. Bằng nhau
B. Ở phịng nóng nhiều hơn
C. Ở phịng lạnh nhiều hơn
D. Tùy kích thước của cửa
Câu 39: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là SAI?
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 14
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
A. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
D. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
Câu 40: Trong chuyển động bằng phản lực, cả khối lượng và vận tốc của tên lửa đều thay đổi. Nếu khối
lượng của tên lửa giảm một nửa, còn vận tốc của nó tăng lên gấp đơi thì động năng của tên lửa
A. tăng gấp đôi.
B. tăng gấp bốn.
C. không đổi.
D. giảm một nửa
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1C
2D
3C
4A
5A
6A
7A
8B
9C
10D
11B
12B
13B
14B
15A
16D
17A
18B
19D
20A
21C
22A
23B
24C
25C
26A
27A
28A
29D
30C
31B
32A
33B
34C
35C
36D
37C
38C
39B
40A
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 15
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh, nội
dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi
về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh
tiếng.
I.
Luyện Thi Online
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
-
Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng
xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học.
-
Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các
trường PTNK, Chuyên HCM [LHP-TĐN-NTH-GĐ], Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường
Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức
Tấn.
II.
Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia
-
Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS
THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt
điểm tốt ở các kỳ thi HSG.
-
Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp
dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh
Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc
Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
III.
Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí
-
HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả
các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư
liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.
-
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi
miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và
Tiếng Anh.
W: www.hoc247.net
F: www.facebook.com/hoc247.net
Y: youtube.com/c/hoc247tvc
Trang | 16