Đề án môn học
Lời nói đầu
Việc tin học hoá ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi tính ưu việt của nó
trong công tác quản lý, trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật.Nó đem lại không
ít những lợi ích cho con người. Tin học hoá đang trở thành một nhu cầu tất
yếu của cuộc sống.
Hàng năm có nhiều trường Đại học trên cả nước mở đợt tuyển sinh, với
số lượng học sinh ngày càng đông, công tác quản lý thường gặp khó khăn và
có thể dẫn đến những thiếu sót trong quá trình làm việc. Và trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân nói riêng đặc biệt đối với hệ đào tạo tại chức, vấn đề tin
học hoá chưa cao, làm thủ công vẫn còn nhiều.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tin học hoá nói chung và trong công
tác quản lý nói riêng, em đã chọn đề tài xây dựng phần mềm quản lý tuyển
sinh tại chức tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân với mục đích có thể quản
lý tốt vấn đề tuyển sinh tại trường và giúp cho người sử dụng có thể giảm
thiểu được thời gian. Em hy vọng phần mềm sẽ được đưa vào triển khai trong
thời gian gần nhất.
Nguyễn Anh Thuỳ 1 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
Chương I: Tổng quan về trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân và bài toán tuyển sinh tại chức
1.Tổng quan về trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
1.1 Trường Đại Học Kinh Tế, đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới
Trường được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1956 với những chức
năng nhiệm vụ như:
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh,
chuyên ngành luật kinh tế, khoa học máy tính và chuyên ngành ngoại ngữ
kinh tế bậc đại học.
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh bậc
sau đại học .
- Nghiên cứu khoa học, tư vấn về chính sách vĩ mô cho Đảng và nhà
nước
- Nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế
và quản trị kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Hiện trường có 1097 giáo viên,cán bộ, công nhân viên trong biên chế,
trong đó có 676 giáo viên cơ hữu(chiếm 61,6%), ngoài ra trường còn có 92
giáo viên hợp đồng.Trường hiện có 26 giáo sư, 87 phó giáo sư, 217 tiến sỹ và
4 tiến sỹ khoa học,299 thạc sỹ, Đảng bộ nhà trường hiện có 535 đảng viên
1.2 Khoa đại học tại chức của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa đại học tại chức của trường Kinh Tế Quốc Dân được thành lập
năm 1961, có chức năng tham mưu cho Hiệu Trưởng về công tác quản lý các
hình thức đào tạo tại chức và bồi dưỡng kiến thức kinh tế và kinh doanh,
Khoa đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
3(năm 1979), Huân chương lao động hạng nhì(năm 1996), Huân chương lao
động hạng nhất(năm 2002). Hiện nay khoa có 17 cán bộ quản lý.
Ban chủ nhiệm khoa nhiệm kỳ 2003-20082008
Nguyễn Anh Thuỳ 2 Lớp: Tin học 46B
Ban chủ nhiệm khoa
Trưởng khoa:GS.TS Mai Ngọc Cường
Phó trưởng khoa:TS. Nguyễn Thế Hệ
Bộ phận
kế hoạch
Bộ phận quản lý
giảng dạy và học
tâp
Bộ phận
tuyển sinh
Bộ phận
phục vụ
Đề án môn học
Các chuyên ngành tuyển sinh của khoa Đại Học Tại Chức trường Kinh
Tế Quốc Dân được thể hiện dưới bảng sau :
TT Ngành và chuyên ngành TT Ngành và chuyên ngành
I. Ngành kinh tế (mã số 401)
1 Kế hoạch 7 Kinh tế lao động
2 Kinh tế quốc tế(Kinh tế đối
ngoại)
8 Kinh tế đầu tư
3 Kinh tế Nông Nghiệp và PTNT 9 Quản lý kinh tế
4 Kinh tế và quản lý môi trường 10 Quản lý xã hội
5 Kinh tế bảo hiểm 11 Kinh tế và quản lý địa
chính
6 Kinh tế du lịch- khách sạn 12 Thống kê kinh tế xã hội
II. Ngành quản trị kinh doanh(mã số 402)
13 Quản trị nhân lực 17 Marketing
14 Thương mại quốc tế 18 Kinh doanh quốc tế
15 Quản trị kinh doanh 16 Quản trị thương mại
III. Ngành Tài Chính- Ngân hàng
20 Tài chính 21 Ngân hàng
IV. Ngàng kế toán (mã ngành 404)
22 Kế toán 23 Kiểm toán
V. Hệ thống thông tin(mã ngành 405)
24 Tin học kinh tế
VI. Khoa học máy tính (mã số 101)
25 Công nghệ thông tin
VII. Ngành luật học (mã số 501)
26 Luật kinh doanh
Số lượng sinh viên đã tốt nghiệp theo vùng qua các thời kỳ:
Thời
kỳ
Các tỉnh
trung du
miền núi
phía Bắc
Các tỉnh
Đồng
bằng Bắc
bộ
Các tỉnh
Bắc
Trung Bộ
Các tỉnh
Nam
Trung Bộ
Các tỉnh
Tây
Nguyên
Các Bộ,
Ban
ngành
Tại
trường
Tổng
1981-
1985
240 83 106 1950 2379
1986-
1990
197 57 92 84 164 1340 1934
1991-
2000
1837 812 954 324 638 1571 4488 10624
2001-
2004
3049 1069 783 182 207 1049 2614 8953
Cộng 6063 2602 2244 774 1137 2989 15654 31493
Nguyễn Anh Thuỳ 3 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
2. Giới thiệu bài toán tuyển sinh tại chức
Bài toán tuyển sinh tại chức
- Công tác tiền tuyển sinh
Bao gồm các công việc trước khi tổ chức thi tuyển cho thí sinh như thu
thập hồ sơ đăng ký dự thi, kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi, đánh số báo danh,
sắp xếp danh sách phòng thi, cụm thi, gửi giấy báo dự thi tới thí sinh…
Trong giai đoạn này trường làm công tác tuyển sinh hoặc xét tuyển tiến
hành thu thập hồ sơ của thí sinh thông qua phòng đào tạo tại chức của
trường.Khi nhận hồ sơ cán bộ thụ lý hồ sơ cần kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
thông qua các thông tin.
- Công tác chuẩn bị cho kỳ thi
Dồn túi đánh phách bài thi và tiến hành chấm thi . Dồn túi bài thi,
trước khi dồn túi bài thi hội đồng tuyển sinh tiến hành lập bảng hướng dẫn
dồn túi. Mỗi môn thi, mỗi ngành được dồn túi theo quy luật khác.
- Phúc khảo và kiểm tra việc phúc khảo
Sau khi công bố điểm thi, hội đồng tuyển sinh chỉ nhận đơn xin phúc
khảo các môn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố diểm thi và phải trả
lời chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận đơ. Nếu sau khi phúc khảo phải sửa
chữa điểm theo quy định thì hội đồng tuyển sinh hoàn lại khoản lệ phí này
cho thí sinh .
- Xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển
Dựa vào đối tượng và khu vực điểm thi, căn cứ vào quy định về khung
điểm ưu tiên và vùng tuyển. Căn cứ vào điểm do trường quy định . Ban thư
ký trình hội đồng tuyển sinh xem xét quyết định phản ánh trúng tuyển theo
bảng mẫu tại phụ lục của quy chế để tuyển đủ chỉ tiêu đựơc giao.
Nguyễn Anh Thuỳ 4 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
Chương II: Xây dựng phần mềm quản lý tuyển sinh tại
chức tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
2.1. Các chức năng cơ bản của phần mềm quản lý tuyển sinh tại chức
- Quản lý hệ thống:
Phần mềm quản lý tuyển sinh là một phần mềm đòi hỏi tính bảo mật cao.
Trong khi đó, có rất nhiều người sử dụng phần mềm này. Do đó, khi lập trình
cần có phương pháp quản trị hệ thống tốt, đảm bảo phân quyền cụ thể cho
từng đối tượng. Đồng thời tổ chức quản lý và theo dõi từng người sử dụng đã
thực hiện những công việc gì trong quá trình thao tác với hệ thống
- Quản lý danh mục :
Trong hệ thống quản lý tuyển sinh có rất nhiều thông tin cần đạt chuẩn.
Do đó, phần mềm quản lý tuyển sinh cần quản lý tốt hệ thống các danh mục
làm sao dễ thao tác , dễ liên kết để mang lại hiệu quả cao.
- Quản lý hồ sơ dự tuyển:
Trong cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý tuyển sinh gồm
nhiều bản ghi , các trường thông tin khác nhau. Cần thiết có phương pháp
thiết kế, quản lý thông tin tốt làm sao tiết kiệm được bộ nhớ đồng thời phải
đảm bảo tốt đựơc xử lý thông tin
- Đánh số báo danh và lập danh sách phòng thi:
Việc sắp xếp dữ liệu bằng phương pháp thủ công là hết sức khó khăn và
tốn nhiều công sức nhưng bằng sự hỗ trợ của máy tính nó đã trở nên đơn giản
và nhanh chóng
- Hướng dẫn dồn túi và đánh phách bài thi:
Đây là chức năng quan trọng nhất và khó khăn nhất của mỗi kỳ tuyển
sinh. Nó phải đảm bảo tính bảo mật cao nhằm nâng cao tính khách quan và
công bằng cho mỗi thí sinh. Đồng thời phải dễ hiểu và dễ thực hiện bởi nếu có
một phương pháp dồn túi phức tạp tuy đảm bảo tính khách quan nhưng lại rất
khó khăn cho những người thực hiện công việc dồn túi và đánh phách .
- Ghép phách lên điểm tuyển chọn:
Trong phương pháp quản lý thủ công và bán thủ công sau khi chấm thi
bộ phận chức năng sẽ có nhiệm vụ ghép điểm của các bài thi. Từ bảng kết quả
này sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu tiếp theo. Như vậy bằng phương pháp
này việc lên điểm cho mỗi thí sinh phải mất hai thao tác.
- Truy vấn thông tin quản lý tuyển sinh :
Trong quá trình sử dụng cần xác định đựơc các cơ chế truy vấn thông tin
hợp lý, nhanh chóng, trả về các kết quả cô đọng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ
thông tin khi người dùng yêu cầu.
- Lên báo cáo và thông báo kết quả tuyển sinh :
Nguyễn Anh Thuỳ 5 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
Thông báo kết quả tuyển sinh một cách kịp thời và chính xác đến bộ
GD-ĐT và bộ chủ quan là một chức năng cần thiết của phần mềm quản lý
tuyển sinh
2.2 Mô hình hoá yêu cầu hệ thống
- Sơ đồ luồng thông tin
Nguyễn Anh Thuỳ 6 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
-Sơ đồ BFD
Nguyễn Anh Thuỳ 7 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
-Sơ đồ DFD của hệ thống
Nguyễn Anh Thuỳ 8 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
Nguyễn Anh Thuỳ 9 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
Nguyễn Anh Thuỳ 10 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
Nguyễn Anh Thuỳ 11 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
2.3.Thiết kế phần mềm
Vai trò của thiết kế phần mềm: Thiết kế phần mềm là 1 quá trình qua đó
các yêu cầu được dịch thành một sơ đồ biễu diễn các quá trình của phần
mềm.Bắt đầu biểu diễn mô tả cho quan điểm toàn bộ về phần mềm. Việc làm
mịn tiếp theo sẽ dẫn tới một biểu diễn thiết kế gần với chương trình gốc.
2.3.1 Thiết kế giao diện
Tiến trình thiết kế giao diện bắt đầu bằng việc tạo ra các mô hình khác
nhau về chức năng hệ thống như cảm nhận từ bên ngoài.Trước hết phải phác
hoạ ra các nhiệm vụ mà con người và máy tính cần để đạt tới chức năng của
hệ thống, xem xét vấn đề thiết kế áp dụng cho mọi thiết kế giao diện,rồi sử
dụng các công cụ làm bản mẫu và cuối cùng là cài đặt cho mô hình thiết kế và
đánh giá có kết quả và chất lượng.
2.3.2 Phân tích và mô hình hoá nhiệm vụ thiết kế giao diện
Phân tích nhiệm vụ thiết kế đó là phân tích chức năng hay làm mịn dần
từng bước như cơ chế để làm mịn các nhiệm vụ xử lý cần cho phần mềm hình
thành một chức năng mong muốn nào đó. Có thể áp dụng việc phân tích
nhiệm vụ theo cách tiếp cận tổng thể tới phân tích nhiệm vụ dùng để thay thế
cho các hoạt động thủ công hay bán thủ công
2.3.3 Vấn đề thiết kế giao diện
-Khuồn dạng màn hình nhập liệu phải được thiết kế giống như khuôn
dạng của tài liệu gốc. Không bắt người sử dụng phải nhớ thong tin từ màn
hình này sang màn hình khác.
-Nên nhóm các trường thong tin trên màn hình theo một trật tự có ý
nghĩa, theo trật tự tự nhiên, theo tần số sử dụng, theo chức năng hoặc theo tầm
quan trọng
-Không bắt người dung phải nhập thong tin thứ sinh tức là những thong
tin có thể được tính toán hoặc suy luận ra từ các thong tin đã có
-Đặt tên cho các ô nhập liệu ở trên hoặc ở bên trái của ô
-Tự động cập nhật các giá trị ngầm định nếu có thể. Ví dụ như thong tin
về ngày ghi sổ, số thứ tự hoá đơn…
-Sử dụng phím TAB, phím Enter để chuyển tới các trường thong tin tiếp
theo
- Sử dụng tối đa là 3 màu trên 1 form chức năng và chỉ tô màu nhấn
mạnh những trường thong tin quan trọng
- Dùng định dạng nhất quán cho việc chọn thực đơn, hiển thị dữ liệu
- Dùng các động từ đơn giản hoặc cụm động từ ngắn gọn để chỉ tên lệnh
- Cho phép dễ dàng lần ngược nhiều hành động( undo, restore…)
- Giảm thiếu số hoạt động mà người dùng cần thực hiện
- Giảm thiểu các thông tin cần phải ghi nhớ giữa các hoạt động
Nguyễn Anh Thuỳ 12 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
2.3.4 Chu trình đánh giá thiết kế giao diện
Sau khi hoàn tất thiết kế sơ bộ, bản mẫu sẽ đựơc tạo ra, người dùng sẽ
đánh giá bản mẫu, cung cấp cho người thiết kế những ý kiến đóng góp trực
tiếp về tính hiệu quả của giao diện. Những sửa đổi về thiết kế được thực hiện
dựa trên những thông tin đó và bản mẫu tiếp theo được tạo ra . Chu trình đánh
giá tiếp tục cho đến khi không còn sửa đổi gì nữa.
2.3.5 Mã hoá chương trình
Sau khi hoàn thành các thiết kế sẽ được tiến hành lập trình. Lập trình
được coi là khâu cuối cùng trong giai đoạn thiết kế phần mềm. Nó bao gồm
các bước:
- Xác định tài liệu chương trình gốc
- Khai báo dữ liệu
- Xây dựng câu lệnh
2.3.6 Thử nghiệm chương trình và kiểm tra lỗi
Mục đích chính của kiểm thử là phát hiện ra những khiếm khuyết trong
phần mềm
2.3.7 Cài đặt phần mềm và đưa vào triển khai
Triển khai là trung tâm của giai đoạn cuối trong quy trình thiết kế của
một phần mềm. Sau khi kết thúc kiểm thử( không còn thấy xuất hiện lỗi ) thì
sẽ bắt tay vào quá trình triển khai phần mềm . Triển khai phần mềm là việc
đưa sản phẩm được tạo ra bởi các nhóm người lập trình đến đối tượng sử
dụng phần mềm đó là những người thực hiện giá trị sản phẩm trí tuệ được gọi
là người sử dụng cuối cùng
2.3.8 Đào tạo người sử dụng
Phần mềm được thiết kế ra nhằm mục đích trợ giúp cho con người làm
việc trong lĩnh vực đó. Phần mềm sau khi tạo ra phải được sử dụng ít nhất bởi
một người hoặc một nhóm người nào đó. Khi người kỹ sư xây dựng nền phần
mềm là hoàn toàn bằng trí tưởng tượng và theo những tư duy logic của cá
nhân. Chính vì vậy, khi triển khai phần mềm để đưa đến người sử dụng cuối
cùng thực hiện thì phải hướng dẫn cho người đó biết sử dụng sản phẩm của
mình .
Nguyễn Anh Thuỳ 13 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
2.3.9 Đề xuất quá trình tin học hoá công tác quản lý tuyển sinh tại trường
ĐHKTQ
Tài liệu
Thu
thập HS
HS dự
thi
Tệp HS
dự thi
Giấy
báo dự
thi
D/S thí
sinh dự
thi
Bài thi Bài thi
đánh
phách
Biên bản
chấm thi
Số điểm D/S
trúng
tuyển
Giấy
báo
nhập
học
Phiếu
điểm
Thu thập HS TC
Kiểm tra HS TC
Cập nhật HS NM
Đánh SBD THH
Lên DS phòng
thi
THH
In giấy báo dự
thi
THH
DS thí sinh dự
thi thực tế
TC
Làm bài thi TC
Đánh phách TC
Biên bản
chấm thi
TC
Lập sổ điểm
thi
THH
Lên DS trúng
tuyển
NM
In giấy nhập
học
THH
In phiếu điểm
thi
THH
2.4 Thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh
2.4.1 Thiết kế đầu vào
Cập nhật dữ liệu đòi hỏi phải thoả mãn các tính năng của quá trình nhập
liệu thông thường như thêm mới một bản ghi, xóa bỏ một bản ghi, chỉnh sửa
nội dung bản ghi. Ngoài ra nó còn đảm bảo tính thuận lợi cho người sử dụng
cung cấp các lựa chọn, hỗ trợ hợp lý giúp cho việc nhập dữ liệu được nhanh
chóng thuận tiện.
- Cập nhật các danh mục :
Các cửa sổ nhập liệu của phần cập nhật danh mục được thiết kế tương tự
nhau về hình thức cũng như các chức năng thêm mới bản ghi, xoá bỏ bản ghi.
Đồng thời trong quá trình nhập liệu có nhiều trường thông tin được máy tính
tự động hỗ trợ làm giảm thời gian và công sức của người dùng. Các Form này
được sử dụng cho người dùng ở cấp độ 2 dễ cập nhật các danh mục vào đầu
kỳ tuyến sinh.
Nguyễn Anh Thuỳ 14 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
- Cập nhật hồ sơ thí sinh dự thi :
Trong cửa sổ cập nhật hồ sơ thí sinh có các chức năng thêm mới bản ghi,
xoá bỏ một bản ghi, sửa chữa thông tin của một bản ghi,tìm kiếm nhanh.
Đồng thời máy tính cung cấp một số thông tin bổ trợ giúp người dùng không
phải nhập liệu từ máy tính (được lấy từ các danh mục và được hiển thị trong
các hộp văn bản để người sử dụng chọn khi nhập liệu ). Cửa sổ này được
người dùng cấp 2 sử dụng thường xuyên trong quá trình cập nhật hồ sơ đăng
ký dự thi của thí sinh .
Nguyễn Anh Thuỳ 15 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
- Lên danh sách phòng thi :
Sau khi đánh số báo danh cho thí sinh,căn cứ vào số thí sinh đăng ký dự
thi mỗi ngành cán bộ ở bộ phận tuyển sinh ( người sử dụng mức 2) tiến hành
lên danh sách phòng thi.
- Cập nhật thông tin sai sót của thí sinh dự thi:
Cửa sổ cập nhật thông tin sai sót cho phép người dùng tìm đến thí sinh
có sai sót thông tin thông qua số báo danh sau đó tiến hành cập nhật lại các
thông tin đó. Để tìm đến thí sinh có thông tin bị sai sót trong quá trình cập
nhật hoặc xử lý hồ sơ, người dùng tiến hành nhập số báo danh của thí sinh
vào ô” SBD” và gõ phím Enter để xác nhận, máy tính sẽ tìm đến bản ghi có
số báo danh được nhập. Người dùng tiến hành sửa chữa nội dung thông tin bị
sai sót sau đó xác nhận bằng cách nhấn vào nút “Lưu”. Sau khi làm việc xong
nhấn vào nút “Thoát” để đóng cửa sổ làm việc.
Nguyễn Anh Thuỳ 16 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
-Thông tin tuyển sinh: Form này có chức năng cung cấp thông tin tuyển
sinh, muốn biết về mã ngành , chỉ tiêu đào tạo là bao nhiêu.Ngoài ra nó còn
cung cấp chức năng khi trường mở thêm khoa mới, ta có thể nhấn vào nút “
Thêm” để thêm vào mã ngành, tên ngành và chỉ tiêu mà trường muốn đào tạo.
Nguyễn Anh Thuỳ 17 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
- Cập nhật thí sinh vi phạm quy chế thi :
Giai đoạn cập nhật thí sinh vi phạm được người sử dụng cấp 2 cập nhật
các số báo danh của những thí sinh đã vi phạm quy chế thi theo từng môn
thi.Người dùng cần lựa chọn môn thi mà thí sinh đã vi phạm quy chế và nhập
số báo danh của thí sinh đã vi phạm quy chế trong số báo danh. Xác định hình
thức kỷ luật đối với thí sinh đã vi phạm quy chế trong trường hợp “Hình thức
kỷ luật”. Sau khi nhập hết thông tin để lưu lại nhấn nút “Lưu”. Trong trường
hợp cần sưả chữa thông tin hình thức kỷ luật cho thí sinh thì người dùng tiến
hành chọn lại hệ thống kỷ luật và nhấn lại nút “Lưu” để thay đổi thông tin.
Nguyễn Anh Thuỳ 18 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
- Cập nhật điểm thi:
Người sử dụng cần nhập điểm thi của thí sinh qua số báo danh.Sau đó
chỉ tiếp tục nhập điểm thi theo từng môn của mỗi thí sinh. Nhấn nút tổng
điểm để máy lưu tổng điểm của thí sinh lại và xét duyệt theo điểm chuẩn. Sau
khi nhập dữ liệu xong, người sử dụng nhấn vào nút “Thêm” máy sẽ tự động
lưu vào và cho phép tiếp tục cập nhật
Nguyễn Anh Thuỳ 19 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
- Lọc số thí sinh đạt theo ngành đào tạo :
Người sử dụng nhập số thí sinh cần tuyển trong trường hợp “ chỉ tiêu”
và nhấn nút “ Lọc thí sinh đó”. Chương trình tiến hành tính tổng điểm thi của
mỗi thí sinh bằng tổng điểm thi ba môn và điểm cộng nếu có kế tiếp chương
trình tiến hành lọc số thí sinh đạt trong kỳ thi theo trình tự lấy từ trên xuống
dưới của tổng điểm thi và chỉ lấy những thí sinh không bị điểm liệt. Nếu số
thí sinh cần lấy không đủ chương trình sẽ đưa ra thông báo và yêu cầu người
dùng nhập lại số chỉ tiêu tuyển sinh. Trong trường hợp còn lại chương trình sẽ
đưa ra điểm chuẩn của số thí sinh cần lọc đồng thời đưa ra số thí sinh đạt
điểm chuẩn đó.
Nguyễn Anh Thuỳ 20 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
2.4.2 Thiết kế CSDL
Quản lý tuyển sinh tại chức được chia thành các bảng:
- Bảng hồ sơ thí sinh
- Bảng danh sách nơi nộp hồ sơ
- Bảng mã hệ đào tạo
- Danh mục dân tộc
- Danh mục giới tính
- Danh mục tỉnh thành
- Danh mục quận huyện
- Danh mục đối tượng
- Danh mục khu vực
- Danh mục điểm chuẩn
- Danh mục thí sinh vi phạm quy chế
- Danh sách phòng thi
- Mã ngành đăng ký dự thi
- Hồ sơ thi
Nguyễn Anh Thuỳ 21 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
2.4.3 Thiết kế đầu ra
- Giấy báo dự thi cho thí sinh :
Trong quá trình quản lý người sử dụng chương trình phân mức độ can
thiệp của người dùng vào cơ sở dữ liệu làm ba cấp. Cấp 1 là người sử dụng
cấp cao nhất cấp quản trị, cấp 2 là người dùng mức tác nghiệp có quyển cập
nhật, thay đổi , xoá dữ liệu, lên báo cáo,in ấn tài liệu. Cấp 3 là người có
quyền tìm kiếm, tra cứu thông tin.
Sau lên danh sách phòng thi người sử dụng cấp 2 tiến hành in giấy báo
dự thi kiêm thẻ dự thi và gửi cho thí sinh. Để in giấy báo dự thi cần vào thực
đơn “In” và chọn lệnh “ In giấy báo dự thi ”
Nguyễn Anh Thuỳ 22 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
- Biên bản chấm thi :
Sau khi dồn túi và đánh phách bài thi , chủ tịch hội đồng tuyển sinh giao
bài thi cho bộ phận chấm thi chấm. Đồng thời trong mỗi túi bài thi có phách
có đính kèm mẫu biên bản chấm thi của túi đó. Mẫu biên bản này đã có số
phách của các bài thi trong túi được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của số
phách, điểm thi bằng số, bằng chữ, điểm sửa chữa nếu có, ký tên đóng dấu
nếu sưả điểm. Sau khi chấm thi xong bộ phận chấm thi lên điểm vào biên bản
chấm thi và gửi lại cho bộ phận tuyển sinh để cập nhật điểm thi thông qua số
phách.
- Số điểm thi đại học :
Sau khi lên điểm thi của thí sinh bộ phận tuyển sinh cần lập số điểm thi
đại học của hội đồng thi năm đó. Trong cửa sổ điểm này cần đảm bảo các
thông tin như số báo danh, họ tên thí sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính , hộ
khẩu, đối tượng,khu vực dự thi,mã hồ sơ đăng ký dự thi, điểm môn thi từng
môn…
- Danh sách thí sinh trúng tuyển :
Đảm bảo các thông tin sau: số báo danh, họ tên thí sinh ,ngày tháng năm
sinh ,giới tính,hộ khẩu , đối tượng,khu vực dự thi, mã hồ sơ đăng ký dự thi,
điểm thi từng môn,tổng điểm 3 môn, mã ngành đăng ký dự thi nếu có.
Nguyễn Anh Thuỳ 23 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
Nguyễn Anh Thuỳ 24 Lớp: Tin học 46B
Đề án môn học
-Giấy báo nhập học :
Sau khi gửi phương án xét tuyển lên bộ GD-ĐT và được bộ chấp thuận
phản ánh xét tuyển và số thí sinh trúng tuyển . Hội đồng tuyển sinh tiến hành
gửi giây báo nhập học đến các thí sinh trúng tuyển . Để in giấy báo trúng
tuyển người dùng cấp2 cần dựa vào thực đơn “In” và chọn lệnh “Giấy báo
nhập hoc”.
Nguyễn Anh Thuỳ 25 Lớp: Tin học 46B