Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

công tác lập dự án trong hoạt động đầu tư năng cao năng lực thi công tại công ty cổ phần sông đà 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.26 KB, 64 trang )

SV Nguyễn Thành Long
Lời nói đầu
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước liên tục phê duyệt và
khởi công những công trình lớn của đất nước nhằm đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Công ty cổ phần Sông Đà 9 thuộc Tổng công
ty Sông Đà cũng theo đó mà ngày càng được giao nhiều trọng trách hơn
trong công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời với việc đảm nhận các công
việc, công ty cũng tự tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực thuộc sở
trường của mình như đầu tư vào việc xây dựng, vận hành các công trình thuỷ
điện nhỏ. Ngoài ra trong những năm vừa qua còn có các dự án mới như dự
án xây dựng nhà chung cư, dự án xây dựng trụ sở công ty hay dự án năng
cao năng lực thiết bị thi công…Công tác lập dự án của công ty thường được
phối hợp giữa các phòng ban của công ty. Trong đó phòng kinh tế kế hoạch
giư vai trò chính trong việc phối hợp soạn thảo dự án.
Trong thời gian thực tập tại phòng Kinh tế- kế hoạch, Công ty cổ phần
Sông Đà 9, cùng quá trình tìm tòi tài liệu và tham khảo ý kiến của giáo viên
hướng dẫn cũng như các công chú, anh chị trong phòng Kinh tế - Kế hoạch
Công ty cổ phần Sông Đà 9 em nhận thấy công tác lập dự án cho đầu tư
năng cao năng lực thiết bị thi công của công ty Sông Đà 9 rất gần gũi với
những kiến thức em đã được học. Vì vậy em xin chọn đề tài này cho chuyên
đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề có tên: công tác lập dự án trong hoạt
động đầu tư năng cao năng lực thi công tại công ty cổ phần Sông Đà 9.
Chuyên đề gồm 2 chương: chương I nêu lên thực trạng của công tác lập dự
án năng cao năng lực thiết bị thi công, chương II bàn về các giải pháp năng
cao hiệu quả lập dự án đã được rút ra trong quá trình thực hiện dự án trên.
Những nhận xét về công tác lập dự án tại công ty chủ yếu dựa trên
những hiểu biết mà em đã tiếp thu và hoàn toàn mang tính chủ quan vì vậy
không tránh khỏi sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các
bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
1
SV Nguyễn Thành Long


Chương I : Quá trình lập dự án nâng cao năng lực thiết bị thi
công (lập vào tháng 12/2001)
I. Một số đặc điểm của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực thiết bị
thi công
1. Năng lực thi công l gì?à
Một cách khái quát nhất chúng ta có thể hiểu năng lực thiết bị thi công
của một công ty xây dựng như công ty CP Sông Đà 9 là toàn bộ máy móc
thiết bị, phương tiện kỹ thuật nhằm phục vụ cho hoạt động xây dựng và khả
năng thực hiện công việc của các phương tiện đó như khả năng vận chuyển,
bốc xúc, tháo dỡ, san lấp mặt bằng . Có thể kể tên một số máy móc thiết bị
đó như là các loại máy xúc, máy ủi, xe tải, máy đầm, cần cẩu, trạm trộn bê
tông…
2. Đặc điểm của đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công
 Đặc điểm của các thiết bị thi công
Qua hiểu biết về năng lực thiết bị thi công như trên ta có thể thấy nó
chính là một bộ phận của tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp vì vậy
năng lực thiết bị thi công cũng mang những đặc điểm chung của tài sản cố
định hữu hình và một số đặc điểm riêng của chúng như :
 Là những tư liệu mang tính vật chất, có giá trị lớn và được sử
dụng lâu dài ( lớn hơn mức quy định). Trong quá trình sản xuất kinh doanh
hình thái vật chất của chúng hầu như không thay đổi, còn giá trị giảm dần
trong suốt thời gian tồn tại.
 Các phương tiện máy móc này có tính lưu động, phần lớn các
phương tiện vận tải có phạm vi hoạt động rộng, có thể lưu động qua các địa
bàn khác nhau. Chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, phụ gia…) và phụ tùng thay
thế chiếm một tỷ trọng đáng kể trong quá trình hoạt động.
2
SV Nguyễn Thành Long
 Với xu hướng hiện đại hoá công nghệ, các máy móc hiện nay
được khấu hao ngày càng nhanh ( có thể chỉ 3-4 năm cho cả một hệ thống

dây chuyền, phương tiện hiện đại).
 Các phương tiện thi công thường xuyên gặp phải rủi ro, tai nạn
bất ngờ. Đặc biệt đối với các phương tiện cơ gioi phải thi công các công
trình thuỷ điện ở những vùng xa xôi hẻo lánh, địa hình núi đồi phức tạp thì
nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao. Vì vậy, vấn đề bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
tai nạn lao động cho người điều khiển là việc không nên bỏ qua
 Vai trò của các thiết bị thi công trong doanh nghiệp xây dựng :
 Là yếu tố tiền đề cho việc thành lập một doanh nghiệp trong lĩnh
vực xây dựng. Tuỳ vào quy mô vốn của chủ đầu tư mà mức độ trang bị các
thiết bị thi công là khác nhau, tuỳ vào thời gian hoạt động của doanh nghiệp
và lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp mà chủ đầu tư có thể đưa ra
nhiều phương án về thiết bị thi công cho doanh nghiệp.
 Đối với nhiều doanh nghiệp xây dựng, mức trang bị thiết bị thi
công có liên quan tới việc kêu gọi vốn đầu tư trong nước ( vốn Ngân sách
nhà nước) hay từ nước ngoài để tài trợ thêm cho doanh nghiệp; vì đối với
nhiều nhà đầu tư thì yếu tố sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng. Do đó,
nếu so sánh giữa hai doanh nghiệp, một có mức trang bị ban đầu trung bình,
máy móc thiết bị quá lạc hậu, có nghĩa là phải đầu tư từ đầu; và một doanh
nghiệp có mức đầu tư cơ sở ban đầu tương đối cao thì việc đầu tư sẽ thuận
lợi hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.
 Nội dung đầu tư vào các thiết bị thi công
 Chi phí mua sắm máy móc thiết bị
Chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí để mua sắm thiết bị, máy móc,
dụng cụ dung cho sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, thí nghiệm…
3
SV Nguyễn Thành Long
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ ( gồm cả thiết bị tiêu chuẩn
cần sản xuất, gia công, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc có
liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công.
Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí

lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho, chi phí gia công, sửa
chữa, kiểm tra máy móc thiết bị khi đưa vào lắp.
Thuế và phí bảo hiểm máy móc.
 Vốn đầu tư mua sắm máy móc
Chi phí này có thể chia thành
Thiết bị máy móc cần lắp toàn bộ hoặc từng phần trên nền bệ máy
cố định mới hoạt động được(một số loại cần cẩu)
Thiết bị, máy móc không cần lắp đặt trên nền bệ máy cố định cũng
có thể sử dụng được(ôtô, máy xúc, máy ủi…)
Các thiết bị, dụng cụ lao động và bảo hộ lao động
Một số yêu cầu liên quan đến nội dung này:
Xác định việc cần thiết phải trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động,
các đồ dung đáp ứng nhu cầu người lao động.
Mua sắm máy móc một cách đồng bộ, nguyên đai, nguyên kiện,
chống thiết thoát vốn trong quá trình mua sắm.
Mua sắm đổi mới trang thiết bị theo hướng hiện đại, nhập những
máy móc, thiết bị mang hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với khí hậu
trong nước và khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh
nghiêp nhà nước (vừa cổ phẩn hoá) như công ty CP Sông Đà 9 đây là một
yêu cầu có thể tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm công nghệ.
Xác định chi phí dự phòng cho các khoản chi phí cho mua sắm
thiết bị, đặc biệt cần lựa chọn các loại máy móc mà phụ tùng của chúng có
khả năng thay thế cao, dễ nhập khẩu.
4
SV Nguyễn Thành Long
Phải mua sắm các thiết bị, dụng cụ bảo dưỡng, phụ tùng thay thế
song song với mua sắm máy móc
Cần chú ý bảo hiểm cho máy móc, thiết bị
 Vốn đầu tư sửa chữa lớn máy móc thiết bi
Mục đích của nguồn vốn này là sửa chữa máy móc sau một thời

gian sử dụng: thay thế phụ tùng, linh kiện máy móc
II. Thực trạng công tác lập dự án
1. Công tác chuẩn bị nhân sự
Dự án được Giám đốc Công ty Sông Đà 9 giao cho phòng Kinh tế - Kế
hoạch phối hợp với các phòng ban khác như: phòng Kỹ thuật -Công nghệ -
Thị trường, phòng Quản lý Cơ giới - Vật tư, phòng Tài chính Kế toán cùng
thực hiện.Trong đó :
Phòng Kỹ thuật- Công nghệ- Thị trường cử ra hai nhân viên thực
hiện công việc khảo sát nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị thi công và
thiết kế các phương án kỹ thuật sử dụng máy móc.
Nội dung của công việc nghiên cứu thị trường máy móc là khảo sát giá
cả, kiểu dáng, các thông số kỹ thuật để thực hiện công việc, hình thức mua
bán, vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa, địa điểm nơi cung cấp phụ tùng thiết
bị của các loại máy móc hiện đang lưu hành trên thị trường.
Nội dung của công việc thiết kế phương án kỹ thuật sử dụng máy móc
là bố trí các máy móc cho các công trình một cách hợp lý đảm bảo tiến độ
thi công trên các công trình mà công ty Sông Đà 9 đang tham gia. Tránh tình
trạng nơi thừa máy, nơi thiếu máy gây ảnh hưởng đến công việc cũng như
hiệu suất sử dụng máy của dự án. Phân công lao động phục vụ cho công tác
vận hành, sửa chữa, cán bộ quản lý máy móc đúng người đúng việc và Thiết
kế dây chuyền công nghệ thi công.
5
SV Nguyễn Thành Long
Tóm lại các nhân viên phòng Kỹ thuật - Công nghệ- Thị trường thực
hiện công việc phân tích lựa chọn thiết bị công nghệ và phân tích phương án
quản lý khai thác và sử dụng lao động trong dự án.
Phòng Tài chính-Kế toán cử ra hai nhân viên phối hợp với các nhân
viên phòng Kinh tế - Kế hoạch lập các bảng phân tích tài chính của dự án.
Công việc này gồm các nội dung sau: dựa vào các văn bản hướng dẫn của
Bộ Tài Chính, dự tính các dòng doanh thu, trích khấu hao, dự toán ca máy,

tính toán các chi phí cần thiết để thực hiện dự án như chi phí nhân công, chi
phí sửa chữa lớn, tính toán các khối lượng công việc thực hiện, dự tính đơn
giá các sản phẩm của dự án, từ đó tính ra tổng doanh thu. Sau đó lập các
bảng doanh thu của dự án, bảng chi phí hang năm của dự án, bảng đơn giá
sản phẩm, lịch trình trả nợ.
Phòng Quản lý Cơ giới - Vật tư có nhiệm vụ tính toán các chi phí sử
dụng máy móc như chi phí nhân công, chi phí xăng dầu, phụ tùng, chi phí
sửa chữa máy móc thiết bị sau đó báo cáo lại cho phòng Tài chính - Kế toán
và phòng Kinh tế - Kế hoạch tổng hợp để đưa vào dự án. Công việc này
cũng được thực hiện bởi 2 nhân viên của phòng được điều động cho công tác
lập dự án
Phòng Kinh tế - Kế hoạch gồm 5 nhân viên và một trưởng phòng có
vai trò chủ chốt trong công tác lập dự án năng cao năng lực thi công này.
Trong đó, Trưởng phòng là ông Nguyễn Văn Phúc có trách nhiệm đôn đốc
nhân viên trong phòng và các nhân viên các phòng khác (trong thời gian tiến
hành lập dự án, các nhân viên các phòng khác được cử sang để lập dự án
thuộc quyền lãnh đạo của trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch) nhanh chóng
hoàn thành công việc và đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra tham gia vào công tác lập dự án này còn có rất
nhiều sự hỗ trợ của phòng Tổ chức Hành chính, Ban quản lý dự án của công
6
SV Nguyễn Thành Long
ty Sông Đà 9 và rất nhiều các ý kiến đóng góp của các cán bộ của phòng Kế
hoạch - Đầu tư của Tổng công ty Sông Đà.
2. Những căn cứ đầu tư
2.1. Căn cứ pháp lý
Những căn cứ pháp lý được dự án nêu lên là
Nghị định 51/1999/NĐ-CP về khuyến khích đầu tư trong nước
Quy chế đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định
52/1999/CP ngày 08/07/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP

Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Sông Đà 9
Nghị quyết 32/TCT-ĐU ngày 09/03/2001 của Đảng bộ Tổng
công ty Xây dựng Sông Đà quyết định về định hướng phát triển SXKD 5
năm 2001-2005 của công ty xây lắp thi công cơ giới Sông Đà 9
Các căn cứ pháp lý được nêu lên ở đây rất chính xác và hợp lý. Nhưng
căn cứ trên cho thấy việc thực hiện dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị
thi công phù hợp với các văn bản khuyến khích đầu tư trong nước đồng thời
đáp ứng được nhu cầu SXKD của công ty cũng như định hướng phát triển
mà cơ quan chủ quản của Công ty xây lắp thi công cơ giới Sông Đà 9 là
Tổng công ty Sông Đà đã vạch ra.
Do đó, dự án đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư cấp giấy chứng
nhận ưu đãi đầu tư số 222 BKH/DN trong đó nêu rõ các ưu đãi mà Công ty
XLTCCG Sông Đà 9 được nhận :
Được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%;
Được miễn một năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp trong 4 năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này
mang lại;
7
SV Nguyễn Thành Long
Không phải nộp thuế thu nhập bổ xung quy định tại điều 1
khoản 10 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp(thời điểm đó);
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tư
theo pháp luật về đầu tư phát triển.
Được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải (theo danh sách) để thực hiện dự án, tạo thành tài sản cố định của công ty
2.2. Tình hình xây dựng trong giai đoạn 2001-2010
Trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc
đầu tư phát triển các hệ thống giao thông, xây dựng các khu công nghiệp,
các công trình thuỷ diện, thuỷ lợi…luôn luôn được Đảng và nhà nước quan
tâm.nguồn vốn đầu tư các công trình này luôn chiếm tỷ lệ lớn trong kế hoạch

đầu tư hàng năm của cả nước.
Trong định hướng phát triển 10 năm 2001-2010, Tổng công ty xây
dựng Sông Đà có kế hoạch đầu tư một số dự án công nghiệp lớn như: Thuỷ
điện Sơn La, đường đến Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Sê San 3, Sê San Pô
kô, cải tạo nâng cao năng lực thiết bị thi công cấp quốc lộ 6, Nhà máy Xi
măng Hoành Bồ, nhà máy lắp ráp ôtô Sông Đà, nhà máy thép Hưng Yên…
Công tác đào đắp đất đá, thi công san nền bằng cơ giớicủa các dự án này có
khối lượng rất lớn, ước tính khoảng trên 10 triệu m3/năm.
Công ty xây lắp thi công cơ giới Sông đà 9 là đơn vị trực thuộc Tổng
công ty Sông Đà có năng lực thi công xây lắp các lĩnh vực : San lấp, đào
đắp, nạo vét bằnh cơ giới, xây dựng công trình công nghiệp, công trình công
cộng; xây dựng đường dây và trạm biến thế; xây dựng công trình thuỷ lợi,
sản xuất cấu kiện bê tông và cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng;
khoan nổ mìn, khai thác cát đá sỏi, nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp
nền, đào đắp công trình, thi công các loại móng công trình, lắp đặt cấu kiện
xây dựng, hoàn thiện xây dựng, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô
8
SV Nguyễn Thành Long
thị và khu công nghiệp. Với truyền thống và bề dày trên 40 năm kinh
nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thi công cơ giới của
Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 9 đã và đang thi công nhiều công
trình và hạng mục công trình quan trọng với các quy mô khác nhau như: Các
công trình thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Cần
Đơn, RyNinh 2, quốc lộ 1A, quốc lộ 10…đều đạt tiến độ và được chủ đầu tư
đành giá cao về chất lượng.
Hiện nay, Công ty Sông Đà 9 cũng đang tham gia các công trình trọng
điểm khác như: Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội-Bắc Ninh, Thuỷ điện Cần Đơn,
Thuỷ Điện RyNinh 2, quốc lộ 10 Thái Bình, đường Hồ Chí Minh đoạn
ARoàng-ATép thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế…Theo quy hoạch phát
triển của Việt Nam trong những năm đầu của thập kỷ này, sự tín nhiệm của

Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 9 dự kiến trong những năm tới thị
trường của công ty sẽ là các công trình trọng điểm của đất nước và của Tổng
công ty như: đường quốc lộ 6, đường giao thông vận tải phục vụ thuỷ điện
Sơn La, thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Sê San 3, thuỷ điện Sê San Pô Kô, thuỷ
điện Nậm Mu-Hà Giang, nhà máy ximăng Hoành Bồ…đúng như kế hoạch
định hướng phát triển 5 năm 2001-2005 đã được đảng uỷ Tổng công ty Sông
Đà quyết định.
Từ những nhận định về thị trường như trên, để đáp ứng nhu cầu tiến độ
chất lượng thi công các công trình trọng điểm khác theo định hướng phát
triển thì việc đầu tư bổ sung thiết bị thi công cơ giưói của công ty Sông Đà 9
là rất cần thiết. Công ty sẽ được tăng cường năng lực của nghề truyền thống,
không ngừng phát triển mở rộng sản xuất, mang lại doanh thu ngày càng lớn
hơn nữa đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.
9
SV Nguyễn Thành Long
2.3. Thực trạng máy móc thiết bị hiện có của công ty và cơ sở dẫn đến
nhu cầu đầu tư
Từ khi thành lập đến nay,Tổng công ty đã tập trung đầu tư cho công ty
Sông Đà 9 nhiều thiết bị thi công cơ giới hiện đại của các nước công nghiệp
phát triển để phục vụ thi công bằng cơ giới(đào, đắp, san lấp ) các công
trình thuỷ điện Hoà Bình, Yaly…Tại công trình thuỷ điện Yaly,khối lượng
thi công lớn, tiến độ căng thẳng nên thiết bị thi công được huy dộng sử dụng
tối đa, hiệu suất là việc cao hơn nhiều so với định mức quy định về sử dụng
máy.
Sau công trình Yaly các thiết bị hầu hết đã quá cũ không còn khả năng
tham gia thi công ( một số máy sản xuất trong những năm 80 của thế kỷ
trước), các máy ủi cũng phần lớn sản xuất từ những năm đầu của thập niên
90, một số máy của Liên Xô sản xuất từ thập niên 80. Một số ít máy xúc,
máy đầm, ôtô được đầu tư năm 2000 nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu sản
xuất. Tổng số năng lực đào xúc hiện có khi đó chỉ đáp ứng được 70% khối

lượng yêu cầu ( khoảng từ 2,5-3 triệu m3/năm).
Thực tế các hợp đồng đã có trong năm 2001-2003 và dự kiến thị trường
trong những năm tiếp theo 2003-2010, công ty Sông Đà 9 phải thực hiện
khối lượng đào xúc đất đá khoản trên 5 triệu m3/năm do đó việc đầu tư thiết
bị là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tiến độ trước mắt và nâng cao
năng lực thiết bị thi công cao năng lực thi công của công ty trong những
năm tiếp theo.
Để đưa ra được thực trang máy móc của công ty thì các nhân viên lập
dự án của phòng Kinh tế - Kế hoạch và Phòng kỹ thuật- Công nghệ- Thị
trường đã phải thu thập về toàn bộ các thông tin về máy móc như: ngày
tháng bắt đầu sử dụng, tình hình khấu hao, số giờ làm việc, đã được sửa
chữa lớn hay chưa….sau đó tổng hợp và đánh giá lại khả năng làm việc của
10
SV Nguyễn Thành Long
chúng. Đồng thời, phải dựa trên các hợp đồng thi công đã và sẽ có trong
tương lai để dự đoán khối lượng công việc cần phải thực hiện trong 1 năm
rồi tính ra số máy móc cần đầu tư trong dự án này. Như vậy, việc nghiên cứu
thực trạng máy móc là một khâu quan trọng để tính đến các phương án đầu

2.4. Thị trường cung cấp máy xây dựng
Từ khi có chính sách mở cửa của Nhà nước,thị trường máy xây dựng
trong nước rất đa dạng và phong phú. Máy đào, máy ủi có các hàng sản xuất
nổi tiếng trên thế giới như Caterpillar(Mỹ); Nhật);DanKa(Nga);
Deawoo,Huyndai, SamSung(Hàn Quốc); máy khai thác đá có các hàng
ROCK, BOOMER các ũang này đã mở đại lý hoặc Văn phòng đại diện tại
Việt Nam nên việc bảo hành, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng tương đối
thuận tiện.
Nhóm dự án đã đưa ra được các tên tuổi rất có tiếng trong giớisản xuất
máy xây dựng bởi họ đã thu thập ý kiến của những công nhân trực tiếp điều
khiển nhiều loại máy của các hàng khác nhau và của các công ty xây dựng

khác trong và ngoài tổng công ty Sông Đà. Tuy nhiên trong khi tiến hành dự
án thì sau khi tổ chức đấu thầu, nhà thầu trúng thầu phần đông lại là các nhà
thầu ít có tên tuổi hơn và chưa được nhắc tới trong bản dự án. Như vậy
nhóm lập dự án tuy đã nắm được kinh nghiệm của những người sử dụng
máy xong lại chưa nắm bắt được xu hướng thay đổi của các máy xây dựng
và khả năng của các tên tuổi mới trong lĩnh vực này do đó dự án khi tiến
hành sẽ có thể thay đổi về giá cả (cao hoặc thấp hơn so với dự tính), định
mức nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế…sẽ thay đổi ảnh hưởng đến rất
nhiều mặt trong dự án.
11
SV Nguyễn Thành Long
2.5. Yêu cầu thiết bị cho khối lượng thi công
Phần lớn các dự án Công ty sẽ thực hiện trong các năm tới đêù nằm
trong các địa bàn phức tạp khó khăn, nhiều nới chưa có đường giao thông,
hoặc nếu có thì cũng xuống cấp trầm trọng, nhiều công trình nằm ở vùng núi
cao hiểm trở, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt, chủ yếu là
đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Địa bàn thi
công hiểm trở, nhiều công trình làm mới do vậy việc bố trí máy ủi, máy
khoan nổ mìn phá đá phải phụ thuộc phần lớn vào mặt bằng thi công.
Mặt khác, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiều công trình
phải khởi công và hoàn thành đúng mục tiêu đề ra. Như vậy khối lượng đào
ủi bình quân mỗi tháng khoảng 450.000 m3 chưa kể khối lượng phục vụ san
lấp, làm đường công vụ và mở tuyến thi công.
Bảng 1.1 Khối lượng công việc thi công của Công ty Sông Đà 9
trong những năm sắp tới
Danh mục công
viêc
ĐV Khối
lượng
Chia ra các năm

2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng KL xúc
chuyển
m3 22.053.573 1.759.795 4.173.88
4
5.273.507 5.115.099 3.883.91
8
1.897.370
Xúc chuyển đất
đá
m3 11.336.52
3
1.759.795 4.173.88
4
3.959.53
7
1.225.719 217.558
Xúc chuyển đá
dắp đâp
- 8.412.930 936.030 3.080.81
0
2.890.680 1.505.410
Xúc chuyển sét
đắp đập
- 1.641.780 243.860 554.940 544.670 271.310
Xúc chuyển
dăm lọc đắp
- 689.340 134.080 253.630 180.980 120.650

Thật vậy, các dự án thuỷ điện hầu hết nằm ở những vùng núi cao khó

khăn như dự án đã nhận định vì vậy thiết bị lựa chọn cho công tác thi công
phải phù hợp với điều kiện địa hình, thời tiết, dân cư…ở nơi thi công. Nhận
định của dự án là phù hợp do chúng được dựa trên kinh nghiệm xây dựng
12
SV Nguyễn Thành Long
thuỷ điện qua 40 năm của công ty và dựa trên các bản khảo sát các dự án sắp
tiến hành mà nhà nước đã phê duyệt xây dựng.
3. Lựa chọn hình thức đầu tư
3.1 Nội dung và lợi ích của dự án đầu tư
3.1.1 Nội dung của dự án đầu tư
Công ty Sông Đà 9 là doanh nghiệp nhà nước (tại thời điểm lập dự án)
–đơn vị thành viên của tổng công ty Sông Đà. Qua 40 năm hoạt độngcông ty
từng bước trưởng thànhvà hiện là đơn vị đứng đầu của Tổng công ty trong
công tác thi công đất đá bằng cơ giới, đã hoàn thành tốt, đúng tiến độ các
hạng mục công trình có khối lượng lớn, tiến độ thi công căng thẳng, điều
kiện kỹ thuật thi công phức tạp. Công ty đã được nhà nước và các cấp tặng
nhiều phần thưởng cao quý, nhiều công trình được tặng huy chương vàng
chất lượng cao nghành xây dựng, đặc biệt năm 2000 công ty đã được nhà
nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới. Với đội ngũ
hơn 200 kỹ sư giàu kinh nghiệm thi công và quản lý, trên 900 công nhân kỹ
thuật lành nghề và hơn 250 đầu xe máy thiết bị hiện đại, Công ty đã thực
hiện được khối lượng thi công đào xúc, vận chuyển san đầm hàng năm từ 2
triệu m3 đến 3,5 triệu m3.Thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển kinh
tế giai đoạn 2001-2010 của nghị quyết BCH Đảng bộ Tổng công ty khoá
VIII đề ra là “ tích cực đổi mới, thực hiện đa dạng hoá nghành nghề, đa dạng
hoá sản phẩm nhưng không qua xa so với sở trường.” Trong 5 năm tới công
ty Sông Đà 9 xác định bước đi của mình là :
“Giữ vững nghành nghề truyền thống và trọng tâm, phát triển công ty
thành công ty thi công cơ giới mạnh. Đồng thời phát triển thêm các nghành
nghề khác như: khoan nổ mìn, thi công bê tông, thi công mặt đường, xây

dựng dân dụng và công nghiệp, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, máy xây
13
SV Nguyễn Thành Long
dựng; xuất nhập khẩu vật tư thiết bị công nghệ, đầu tư thuỷ điện nhỏ…Phát
huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực thiết bị thi công cao năng
lực cạnh tranh, giải quyết việc làm và không ngừng nâng cao năng lực thiết
bị thi công cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.”
Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ Tổng công ty, nhằm mở rộng quy
mô sản xuất hiện có của công ty, nâng cao năng lực thiết bị thi công cao
năng lực thi công, tăng công suất đào, xúc từ 3 triệu m3/năm lên đến 5 triệu
m3/năm, đáp ứng yêu cầu trước mắt của công trình trọng điểm nhà nước như
thuỷ điện Sơn La , đường quốc lộ 6, thuỷ điện Sê San 3, thuỷ điện Sê San Pô
Kô, thuỷ điện Nậm Mu, Thuỷ điện Na Hang-Tuyên Quang…tất cả các công
trình đều mang ý nghĩa chiến lược của đất nước; cũng như tiến độ tại các
công trình mà công ty đang tham gia thi công như QL1A, QL10, thuỷ điện
Cần Đơn, đường Hồ Chí Minh… Công ty Sông đà 9 xác định nội dung đầu
tư là:
“Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công xây lắp” chủ yếu là các thiết
bị đào, xúc, ủi, đầm, khoan nổ mìn và một số máy phục vụ thi công.
3.1.2 Lợi ích của dự án đầu tư
 Lợi ích trước mắt:
Đảm bảo uy tín của tổng công ty và công ty bằng việc đáp ứng yêu
cầu các tiến độ công trình như thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Sê San, thuỷ điện
Sê San Pô Kô các công trình đều mang ý nghĩa chiến lược của cả nước; tiến
độ thuỷ điện Cần Đơn-công trình BOT do tổng công ty làm chủ đầu tư và
các công trình khác như QL1A,QL10, đường Hồ Chí Minh
Phát huy hết năng lựcquản lý chỉ đạo sản xuất của đội ngũ hơn 200
cán bộ kỹ sư giàu kinh nghiệm và tay nghề của hơn 900 công nhân kỹ thuật
lành nghề.
 Lợi ích lâu dài

14
SV Nguyễn Thành Long
Tăng năng lực thiết bị thi công cơ giới-ngành nghề truyền thống
của công ty và là một thế mạnh của tổng công ty
Thay thế dần một số thiết bị đã quá cũ không còn khả năng tham
gia thi công
Tạo thế chủ động cho công ty và tổng công ty trong cạnh tranh đấu
thầu thi công các công trình lớn, trọng điểm, có tính chuyên nghành.
Giữ vững, nâng cao năng lực thiết bị thi công cao tay nghề và ổn
định đời sống cho đội ngũ công nhân cơ giới.
Qua nội dung và lợi ích mà dự án đưa ra ta có những nhận xét:
Nội dung của dự án mới chỉ đề cập đến khía cạnh kỹ thuật của dự án
mà chưa đề cập đến các khía cạnh kinh tế-xã hội, lợi ich của dự án cũng chỉ
mới đề cập đến các lợi ích liên quan đến công ty mà chưa đề cập chi tiết đến
các lợi ích của đất nước của toàn xã hội như mà chỉ nói chung chung. Nếu
thực hiện tốt mặt này thì dự án sẽ mang thêm nhiều ý nghĩa xã hội hơn.
3.2 Lựa chọn hình thức đầu tư
Định hướng phát triển công ty trong những năm tới là tiếp thị đấu thầu
tìm kiếm các công việc phù hợp với ngành nghề truyền thống là thi công cơ
giới. Cơ cấu các công trình thi công cơ giới chiếm bình quân trên 70% tổng
sản lượng sản xuất kinh doanh hàng năm. Công ty luôn đặt mục tiêu tiến độ
và yêu cầu kỹ thuật chất lượng của công trình là trên hết, nên việc đầu tư bổ
sung trang thiết bị là hết sức cần thiết tránh tình trạng phụ thuộc vào các yếu
tố khách quan trong việc thuê thiết bị.
Vì vậy, Công ty xác định rõ hình thức đầu tư của dự án :”Nâng cao
thiết bị thi công xây lắp” là: Đầu tư mua mới thiết bị
15
SV Nguyễn Thành Long
3.3 Lựa chọn hình thức vay vốn
Dự án sẽ đựoc thực hiện bằng hình thức vay vốn tín dụng để đầu tư

thiết bị thi công, vốn vay hoàn trả khi dự án kết thúc.
Hình thức vay vốn này thường rất khó đối với dự án của các doanh
nghiệp nhỏ, nhưng với bề dầy hoạt động hơn 40 năm, uy tín, tài sản hiện có
của Tổng công ty Sông Đà cũng như công ty Sông đà 9 là đủ để thực hiện
khoản vay cho dự án này (84,9 tỷ đồng).Tuy nhiên, theo ngân hàng dự án
cần điều chỉnh lại một số điểm và phải có bản tường trình về kế hoạch trả nợ
hàng năm để việc theo dõi được dễ dàng thuân tiện. Những yêu cầu trên sau
này cũng được công ty thực hiện đầy đủ và chặt chẽ để có thể thực hiện dự
án đúng theo lịch trình, tiến độ đã định (lịch trình này sẽ nêu ở phần sau ).
4.Phân tích và lựa chọn thiết bị công nghệ
4.1 Những thông số chính của dây chuyền công nghệ thi công đào đắp đất
đá bằng cơ giới
4.1.1 Dây chuyền thi công đào đắp đất đá bằng cơ giới
Yêu cầu chung đối với xây dựng công trình thuỷ điện, giao thông nói
chung và công tác đào đắp đất đá bằng cơ giới là phải trên cơ sở đảm bảo
chất lượng công trình và hạ giá thành, hoàn thành đúng hoặc vượt mức tiến
độ đề ra.
Để thực hiện được yêu cầu trên, trong tổ chức thi công cần giải quyết
các yếu tố: nâng cao năng lực thiết bị thi công cao năng suất thiết bị xe
máy , sử dụng hợp lý các nguồn vật liệu, tổ chức tốt việc điều hành sản xuất
và bảo quản tốt vật liệu, bán thành phẩm, kết hợp việc sản xuất và khai thác
vật liệu, tăng mức độ cơ giới hoá trong thi công, tăng hiệu suất sử dụng máy,
giảm thời gian chờ việc của máy và người lao động.
4.1.2 Trình tự công việc
16
SV Nguyễn Thành Long
Khi tổ chức thi công phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên, tình hình
máy móc thiết bị nhân lực hiện có mà tiến hành phối hợp các trình tự với
nhau theo một kế hoạch nhất định trong thiết kế tổ chức thi công. Các bước
chính là:

Công tác đào nền đường
Công tác thi công móng đường
Tổ chức dây chuyền thi công đào dắp bằng cơ giới:
Nếu thi công - đào xúc chuyển đất đá bằng cơ giới thì lấy máy xúc
làm chủ đạo, năng suất ôtô vận chuyển còn phụ thuộc vào cự ly vận chuyển,
máy ủi phục vụ căn cứ vào năng suất máy xúc để tính số máy yêu cầu.
Nếu thi công đắp là chủ yếu thì lấy máy đầm là chủ đạo Tuỳ chất
đất, loại vật liệu và yêu cầu kỹ thuật của công trình mà chọn máy đầm cho
thích hợp. số lượng máy đầm đảm bảo san vật liệu đắp theo đúng chiều dày
lớp đắp yêu cầu và phụ thuộc vào các máy thi công.
Nhân công:Chủ yếu bố trí ở công đoạn chỉnh biên mốc thiết kế,
dọn mặt bằng, làm rãnh thoát nước, hoàn thiện mái
Trên đây là tóm tắt các phương pháp tiến hành thi công của dự án.
Chúng mang tính kỹ thuật là chủ yếu. Phần này của dự án được lập nhờ sự
hỗ trợ chủ yếu của phòng Kỹ thuật-Công nghệ. Trên cơ sở những phân tích
đó thì dự án đưa ra sự lựa chọn thiết bị
4.2 Lựa chọn thiết bị xe máy
Khi thi công công trình giao thông, thuỷ điện, các khu công nghiệp
bằng cơ giới phải tiến hành công tác đào đắp, san, đầm lèn phù hợp với yêu
cầu thiết kế nên phải thường dung các loại máy có tính năng khác nhau phối
hợp với nhauđể thực hiện các công tác đó. Trong đó các công tác chính với
khối lượng lớn như đào, vận chuyển, đầm đắp và các công tác phụ như xới,
san, bạt mái hoàn thiện nên cũng cần phân biệt máy chính và máy phụ. Tuy
17
SV Nguyễn Thành Long
cùng một loại máy nhưng khi dung vào công việc chính thì gọi là máy chính,
khi dung vào công việc phụ thì có thể coi là máy phụ. Nghĩa là máy móc có
thể dùngở nhiều công tác khác nhau. Khi chọn máy phải tính đến khả năng
sử dụng vào nhiều việc khác nhau trên nguyên tắc có thể tận dụng ttối đa
tính năng tác dụng và công suất của máy, đồng thời phải xét đến tính chất

tổng hợp của công trình, điều kiện thi công, thiết bị máy móc hiện có kết
hợp với so sánh kinh tế kỹ thuật.
4.2.1 Lựa chọn máy ủi
Khi thi công công trình, máy ủi thường là thiết bị đầu tiên triển khai thi
công, máy ủi thực hiện các công việc: dọn mặt bằng;bóc phủ đất hưu cơ,làm
đường công vụ, đường thi côngcho các thiết bị khác di chuyển đến địa điểm
thi công và thực hiện các công việc trong quá trình thi công. Vì vậy máy ủi
phải có công suất phù hợp với điều kiện địa chất và quy mô từng công trình.
Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất máy ủi với chủng loại
công suất rât phong phú đa dạng. với kinh nghiệm thi công và quản lý thiết
bị nhiều năm qua trên khắp các công trình, công ty Sông Đà 9 nhận thấy loại
máy ủi có công suất từ 140cv-180cv là phù hợp với nhiều tầng địa chất của
công trình và loại địa hình thi công.Mặt khác có thể sử dụng máy trong
nhiều công đoạn khác nhau của dây chuyền thi công cơ giới như: dọn mặt
bằng, phục vụ máy xúc đào đất đá, dọn bãi khoan, đào ủi, san lấp, san lấp
mặt bằng, kéo máy đầm.
Có rất nhiều hãng của các nước công nghiệp phát triển sản xuất máy ủi.
Đúc kết kinh nghiệm sử dụng máy ủi nhiều năm qua, công ty Sông Đà 9
thấy rằng: Với máy ủi do Liên Xô cũ nay là Liên Bang Ngẩn xuất có độ bền
tương đối cao, giá thành vừa phải, vật tư phụ tùng rẻ, dễ thay thế. Mặt khác
các máy ủi do Nhật, Mỹ sản xuất có gia thành rất cao, nhưng độ bền cũng rất
18
SV Nguyễn Thành Long
cao, máy có thể làm việc ở những địa bàn rất khó khăn. Vì vậy lựa chọn cả
hai loại máy này dể bổ xung tương trợ cho nhau, đảm bảo tiến độ thi công.
4.2.2 Lựa chọn máy đào
Ở các công trình lớn, việc khai thác đất đá tập trung tại các mỏ theo quy
hoạch như thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Yaly người ta dung máy đào xúc
có công suất lớn ( từ 3-5 m3) để tăng năng suất, các máy này có năng suất
cao nhưng ít cơ động, chỉ di chuyển trong phạm vi khai thác hẹp. các máy có

công suất cực lớn như EKG 4,6 m3/gầu lại sử dụng điện lưới 6KV, nên việc
di chuyển vận hành không thuận lợi cho các công trình có quy mô khối
lượng nhỏ không tập trung. Thực tế hiện nay tại các công trình công ty đã và
đang thi công chỉ có điện chiếu sang chứ không có hệ thống điện cao áp, nên
các máy đào phải rất cơ dộng, di chuyển thuận tiện, công suất phù hợp với
tầng đào đất đá và hoàn thiện mái. Qua nghiên cứu kỹ thuật và thiết kế bản
vẽ thi công, công ty Sông Đà 9 nhận thấy sử dụng, bố trí máy đào gầu sấp có
dung tích gầu từ 1,4 - 2,3 m3 là phù hợp với thực tế công trình. mặt khác
loại máy này cũng sử dụng linh hoạt cho các công trình đào đắp khác.
Các loại máy này có nhiều hãng của nhiều nước sản xuất, giá thành
cũng rất đa dạng. Các laọi máy của Hàn Quốc có giá thành thấp nhưng độ
bền không cao, cường độ làm việc thấp. qua thực tế sử dụng ở đơn vị, sau 3
năm các máy này đã phải đưa vào sửa chữa lớn. Các máy Nhật, Mỹ có giá
thành cao gấp 2 lần so với máy Hàn Quốc nhưng có độ bền và cường độ làm
việc cao, thực tế ở đơn vị các máy này qua sử dụng 5 năm mới phải đem đi
sửa chữa lớn, các hư hỏng nhỏ cũng ít xảy ra. Vì vậy, các công trình thi công
ở vùng núi cao hẻo lánh xã các trung tâm bảo hành, điều kiện cung cấp phụ
tùng thiết bị khó khăn thì việc sử dụng các máy do Nhật, Mỹ sản xuất sẽ
đảm bảo được tiến độ thi công.
19
SV Nguyễn Thành Long
Máy xúc lật có dung tích gầu 1,8 - 2,3 m3 thích hợp cho công tác xúc
vật liệu rời như đá dăm, cát tại các trạm nghiền, trạm sản xuất vật liệu. Công
ty Sông Đà 9 lựa chọn và bổ xung 3 loại máy xúc này để cơ động và chủ
động trong việc cung cấp vật liệu phục vụ thi công móng mặt đường.
4.2.3 Lựa chọn máy đầm rung
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy đầm rung của nhiều hãng
khác nhau như CAT, BITHEOLI, DINAPAC, BOAC công suất cũng đa
dạng phụ thuộc vào tự trọng và tần số rung, thông thường có các loại tự
trọng từ 10 tấn đến 25 tấn. Qua kinh nghiệm thi công đầm đất đá tại các

công trình thuỷ lợi, giao thông và các khu công nghiệp, Công ty Sông Đà 9
nhận thấy rằng máy đẩm rung có tự trọng từ khoảng 10 đến 18 tấn sẽ phù
hợp với công tác thi công đắp đập, đắp nền đường và đắp nền công trình.
•Một số nhận xét: Tuy mang tính kỹ thuật là chủ yếu song phần trình
bày về phương án lựa chọn thiết bị công nghệ của dự án là mạch lạc, dễ hiểu
đối với bất kì độc giả nào không thuộc lĩnh vực thi công. Các phương án lựa
chọn chủ yếu dựa trên thực tế sử dụng các loại máy của công ty nên độ chính
xác và tin cây của các đánh giá trên là rất cao. Công ty co thể hoàn toàn dựa
vào phân tích này mà lụă chọn thiết bị, tuy nhiên cán bộ lập dự án cân tham
khảo thêm nhiều nguồn thông tin khác về các sản phẩm mới, các nhà cung
cấp mới. các sản phẩm mà công ty sử dụng đã thuộc về 2-3 thập niên cuối
của thế kỷ trước do đó những đánh giá trên là chính xác nhưng chưa đủ. Với
20- 30 năm những công nghệ cũ có thể đã bị thay thế hoàn toàn về tính năng
tác dụng, cũng như tính chất làm việc. các máy móc thiết bị mới có khả năng
sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mà Công ty đưa ra. Vì vậy việc tham khảo thị
trường máy móc là điều cần thiết để có thể đổi mới công nghệ vận chuyển,
xuc, ủi đầm…có thể tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả công việc
cao hơn mong đợi.
20
SV Nguyễn Thành Long
Qua bảng khối lượng công việc bên trên dự án cung đưa ra được bẳng
tính các loại máy cần đầu tư cho khối lượng công việc cần hoàn thành như
sau:
21
SV Nguyễn Thành Long
Bảng 1.2 Bảng số lượng máy xúc và khối lượng xúc dự kiến
TT Chủng loại máy xúc,
đào
SL thực
làm việc

đến thang
10/2001
SL được
đầu tư
theo quyết
định của
TCT
Công
suất
máy(m3)
Năng suất
đào,
xúc/ca(m3)
Hiệu suất
sử
dụng(%)
Khối
lượng
thực hiện
năm
Năm 2002 Năm 2003
Số máy
đầu tư
KL xe
mới thực
hiện(m3)
Số máy
đầu tư
KL xe
mới thực

hiện(m3)
1 CAT 330B 4 7 1,5 325 0,7 955.500 6 720.000 1 120.000
2 PC 450LC-6 4 1,8 400 0,8 384.000 5 750.000
3 PC 650-3 1 2,8 500 0,8 120.000
4 ROBEX 320LC 5 1,4 500 0,7 525.000
5 ROBEX 200W-2 4 0,87 500 0,7 420.000
6 Xúc lật 1 3,2 500 1 150.000
Tổng cộng 2.554.500 1.470.000 120.000
Tổng KL thực hiện
năm
4.024.500 4.144.500
Khối lượng đào xúc năm 2002: 3.811.780 m3
Khối lượng đào xúc năm 2003: 4.092.240 m3
Khối lượng đào xúc năm 2004: 2.982.000 m3
Khối lượng đào xúc năm 2005: 1.068.200 m3
Khối lượng đào xúc năm 2006: 152.600 m3
Bảng 1.3 Bảng số lượng xe ôtô và khối lượng thực hiện dự kiến
22
SV Nguyễn Thành Long
TT Chủng loại xe
máy
SL thực
làm việc
đến thang
10/2001
Công
suất
máy(m3)
Năng suất
ca(m3)

Hiệu suất
sử
dụng(%)
Khối
lượng thực
hiện năm
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số máy
đầu tư
KL xe mới
thực
hiện(m3)
Số
máy
đầu tư
KL xe
mới thực
hiện(m3)
Số
máy
đầu tư
KL xe
mới thực
hiện(m3)
I Xe tải 150
1 Belaz 29 15 270 0,7 1.664.300 3 243.000
2 Kpaz 32 7 112 0,7 752.640
3 Kamaz 17 7 112 0,8 456.960
4 FAW 30 5 80 0,9 648.000
5 Huyndai 270 32 10.6 190.8 0,8 1.465.344 3 171.720 6 343.440 8 457.920

6 Volvo FL10 10 15 270 0,75 607.500 6 486.000 6 486.000 8 648.000
Tổng cộng 5.574.744 12 900.720 12 829.440 16 1.105.920
Tổng KL thực
hiện năm
6.475.464 7.104.904 8.210.824
Khối lượng cần thực hiện năm 2002: 6.462.400 m3
Khối lượng cần thực hiện năm 2003: 6.948.900 m3
Khối lượng cần thực hiện năm 2004: 8.144.500 m3
Khối lượng cần thực hiện năm 2005: 5.456.000 m3
Khối lượng cần thực hiện năm 2006: 2.462.000 m3
Bảng 1.4 Bảng tính số lượng máy đầm và khối lượng đầm dự kiến
23
SV Nguyễn Thành Long
TT Chủng loại máy SL thực
làm việc
đến thang
10/2001
SL được
đầu tư theo
QĐ124 của
TCT
Năng
suất
ca(m3)
Khối
lượng thực
hiện năm
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số máy
đầu tư

KL xe mới
thực
hiện(m3)
Số
máy
đầu tư
KL xe
mới thực
hiện(m3)
Số máy
đầu tư
KL xe
mới thực
hiện(m3)
1 Đầm rung 9 2 600 1.494.000 2 360.000 2 360.000 2 360.000
2 Đầm lốp 1 450 135.000
Tổng cộng 1.629.000 360.000 360.000 360.000
Tổng KL thực
hiện năm
2.709.000
Khối lượng đầm cần thực hiện năm 2002:1.141.500m3
Khối lượng đầm cần thực hiện năm 2003:1.370.200m3
Khối lượng đầm cần thực hiện năm 2004:3.884.500m3
Khối lượng đầm cần thực hiện năm 2005:3.930.000m3
Khối lượng đầm cần thực hiện năm 2006:2.424.000m3
Bảng 1.5 Bảng tính số lượng máy ủi và khối lượng đào, san dự kiến
24
SV Nguyễn Thành Long
TT Chủng loại
xe máy

SL thực
làm
việc đến
thang
10/2001
SL
được
đầu tư
theo
QĐ số
124
TCT
Công
suất
máy
Hiệu
suất
sử
dụng(
%)
Khối lượng ủi do số
xe cũ thực hiện
Khối lượng san do
số xe cũ thực hiện
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
NS ủi
đào/ca
(m3)
KL thực
hiện

NS
ủi
san/
ca
KL thực
hiện
Số
máy
đầu

KL xe
mới thực
hiện(m3)
Số
máy
đầu

KL xe
mới thực
hiện(m3)
Số
máy
đầu

KL xe
mới thực
hiện(m3)
1 T130+T170 19 8 160HP 0,75 400 1.335.000 500 1.548.750
2 D6R 5 2 165HP 0,75 500 431.250 700 431.250 3 450.000 3 450.000 3 450.000
3 D7H 1 215HP 0,75 500 56.250 700 78.750

4 D10N 1 520HP 0,75 900 101.250 800 90.000
KL thực
hiện
1.923.750 2.148.750 450.000 450.000 450.000
Tổng KL
thực hiện
năm
Khối lượng đào thực hiện năm 2002: 1.509.120 m3 Khối luợng san thực hiện năm 2002: 1.141.500m3
Khối lượng đào thực hiện năm 2003: 1.586.460 m3 Khối luợng san thực hiện năm 2003: 1.370.200m3
Khối lượng đào thực hiện năm 2004: 1.278.000 m3 Khối luợng san thực hiện năm 2004: 3.884.400m3
Khối lượng đào thực hiện năm 2005: 457.800 m3 Khối luợng san thực hiện năm 2005: 3.930.000m3
Khối lượng đào thực hiện năm 2006: 65.400 m3 Khối luợng san thực hiện năm 2006: 2.424.000m3
25

×