Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo Kết quả công tác THADS, HC 12 tháng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.18 KB, 16 trang )

TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Số: 130 /BC-THADS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 10 năm 2018

BÁO CÁO
Kết quả cơng tác thi hành dân sự, hành chính năm 2018
và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2019
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo kết quả công tác thi hành án
dân sự (THADS), hành chính năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ cơng tác năm 2019,
như sau:
I. KẾT QUẢ CƠNG TÁC
1. Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định
của Bộ trưởng, của Tổng Cục trưởng về thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2018 và
triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS
1.1. Tình hình quán triệt, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc
hội, Quyết định của Bộ trưởng ban hành Chương trình trọng tâm của Bộ Tư
pháp trong lĩnh vực THADS, Quyết định của Tổng cục trưởng về thực hiện chỉ
tiêu, nhiệm vụ năm 2018
Thực hiện sự chỉ đạo tại Quyết định số 2566/QĐ-BTP ngày 14/12/2017 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Chương trình cơng tác trọng tâm của Bộ Tư pháp
trong lĩnh vực THADS, hành chính năm 2018; Công văn số 3545/TCTHADS-VP
ngày 25/9/2017 của Tổng cục THADS về việc triển khai công tác năm 2018; Quyết
định số 1194/QĐ-TCTHADS của Tổng cục THADS giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các
cơ quan thi hành án dân sự địa phương năm 2018, Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế


đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 1, xây
dựng Kế hoạch công tác năm 20182; chỉ đạo, cho ý kiến đối với Kế hoạch công tác
năm 2018 của các Chi cục trực thuộc; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các Chi cục
THADS và Chấp hành viên trực thuộc3. Đồng thời, tổ chức Hội nghị triển khai công
tác THADS năm 20184 trên địa bàn toàn tỉnh và phát động thi đua quyết tâm thực hiện
đạt và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2018; Quán triệt triển khai thực hiện
nghiêm túc Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội, các chỉ đạo của Bộ Tư pháp,
của Tổng cục và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về cơng tác THADS.
1.2. Tình hình triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành

1

Công văn số 426/CTHADS-VP ngày 27/9/2017 của Cục THADS tỉnh

2

Kế hoạch công tác THADS đã được UBND tỉnh cho ý kiến tại Công văn số 77/UBND-TP ngày 05/01/2018 và
Tổng cục THADS phê duyệt tại Quyết định số 163/QĐ-TCTHADS ngày 30/01/2018.
3

Quyết định số 219/QĐ-CTHADS, số 220/QĐ-CTHADS ngày 27/12/2017 của Cục THADS tỉnh

4

Hội nghị được tổ chức ngày 14/12/2017.


- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, chấp hành viên thực hiện nghiêm túc
các quy định pháp luật liên quan đến công tác THADS nhằm đảm bảo triển khai hiệu

quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát những quy định liên quan đến hoạt động THADS
còn bất cập để đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Cử 14 đồng chí tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu tại Hà Nội để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác.
2. Kết quả đạt được
2.1. Kết quả thi hành án dân sự thực hiện theo Nghị quyết số 111/2015/QH13
a. Kết quả THADS về việc và về tiền (từ 01/10/2017 đến 30/9/2018)
- Về việc, đến hết tháng 9/2017, số cũ chuyển sang là 2.028 việc; từ 01/10/2017
đến 30/9/2018, thụ lý mới 3.580 việc, giảm 533 việc (12,95%) so với năm 2017. Như
vậy, tổng số thụ lý là 5.608 việc, giảm 432 việc (7,15%) so với năm 2017. Kết quả xác
minh, phân loại có: 4.231 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 75,91%), giảm 752
việc (24,09%) so với năm 2017 và 1.343 việc chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ
lệ 24,09%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 3.393 việc, đạt tỷ lệ 80,19%
(vượt 6,64% so với chỉ tiêu được giao).
Số việc chuyển kỳ sau 2.181 việc, trong đó số việc có điều kiện nhưng chưa thi
hành xong là 838 việc, so với số việc có điều kiện năm 2017 (1.022 việc) giảm 184
việc, tương ứng với giảm 18,00% (vượt 13,50% so với chỉ tiêu được giao).
- Về tiền, đến hết tháng 9/2017, số cũ chuyển sang là 534.205.153.000đồng; từ
01/10/2017 đến 30/9/2018, thụ lý mới 177.340.603.000đồng, giảm 27.982.902.000đ
(13,63%) so với năm 2017. Như vậy, tổng số tiền thụ lý là 711.545.756.000đồng, giảm
12.911.119.000đồng (1,78%) so với năm 2017. Kết quả xác minh, phân loại:
314.906.943.000đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 46,09%), giảm
103.427.217.000đồng (24,72%) so với năm 2017 và 368.296.301.000đồng chưa có điều
kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 53,91%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong
105.805.350.000đồng, đạt tỷ lệ 33,60% (vượt 1,60% so với chỉ tiêu giao).
Số tiền chuyển kỳ sau 577.380.894.000 đồng, trong đó số tiền có điều kiện nhưng
chưa thi hành xong là 209.101.593.000đồng, so với số tiền có điều kiện năm 2017
(226.231.682.000đồng), giảm 17.130.089.000, tương ứng với giảm 7,57% (vượt

4,57% so với chỉ tiêu giao).
- Về THA đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước, số việc phải giải
quyết loại này là 4.476 việc, giảm 530 việc (10,58%) so với năm 2017 và số tiền là
35.328.286.000đ, giảm 4.572.549.000đ (11,46%) so với năm 2017 (chiếm 79,81% về
việc và 4,97% về tiền so với tổng số việc và tiền thụ lý). Kết quả: đã giải quyết được
3.009việc, thu được số tiền là 13.261.563.000đ, đạt tỷ lệ 86,34% về việc và 69,03% về
tiền (so với cùng kỳ năm 2017, tăng 0,17% về việc và giảm 0,84% về tiền).
- Về tình hình giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng: số
việc phải giải quyết loại này là 117 việc, tăng 37 việc so với năm 2017 và số tiền là
456.561.616.000đồng, tăng 58.520.714.000đồng so với năm 2017 (chiếm 2,09% về việc
2


và 64,16% về tiền so với tổng số việc và tiền thụ lý). Kết quả: đã giải quyết được 16 việc,
thu được số tiền là 35.013.952.000đ 5, đạt tỷ lệ 17,02% về việc và 15,70% về tiền trên số
có điều kiện thi hành (so với cùng kỳ 2017, giảm 2,7% về việc và tăng 5,32% về tiền).
- Về kết quả xét miễn, giảm thi hành án, các cơ quan Thi hành án dân sự đã
phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, lập hồ sơ và đề nghị Tịa án
nhân dân có thẩm quyền xét miễn, giảm đối với 47 việc (tăng 7 việc (17,5%) so với
năm 2017) và số tiền 137.940.000đồng (tăng 79.928.000đồng (137,77%) so với năm
2017). Kết quả: đã thực hiện miễn, giảm được 47 việc với số tiền 137.940.000đồng
(So với cùng kỳ năm 2017, tăng 7 việc và tăng 79.928.000đồng).
- Về kết quả tổ chức thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự đối với
phạm nhân tại các Trại giam thuộc Bộ Công an: Năm 2018, tổng số việc, tiền phải
thi hành của người phải THA đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam là
664 việc, tương ứng với 46.033.083.000 đồng. Kết quả: Thi hành xong 232 việc, thu
được số tiền 8.487.675.000 đồng, đạt tỷ lệ 34,93% về việc và 18,43% về tiền (So với
cùng kỳ năm 2017, tăng 148 việc và tăng 3.392.176.000đồng; giảm 17,24% tỷ lệ về việc
và tăng 5,79% tỷ lệ về tiền).
- Về kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án, các cơ quan THADS đã ra quyết

định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 48 trường hợp, giảm 08 trường hợp so với
cùng kỳ, do có 01 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án, nên thực tế số việc
phải tổ chức cưỡng chế là 47 trường hợp, giảm 06 trường hợp so với cùng kỳ, trong
đó có 15 cuộc cưỡng chế có huy động lực lượng liên ngành, tăng 03 trường hợp so với
cùng kỳ.
Điển hình như vụ: ông Nguyễn Xuân Khoa và bà Nguyễn Thị Mai phải bồi
thường cho một số người dân số tiền 591.500.000đồng. Để đảm bảo việc THA, Chấp
hành viên đã tiến hành cưỡng chế kê biên nhà, đất của ông Khoa, bà Mai, có huy động
lực lượng khoảng 80 người. Đây là vụ việc cưỡng chế THA có huy động lực lượng lớn nhất
từng được tổ chức tại địa bàn huyện Nam Đơng, trong q trình cưỡng chế đương sự có thái
độ chống đối quyết liệt, tuy nhiên nhờ công tác chuẩn bị chu đáo, buổi cưỡng chế đã diễn ra
thành công theo kế hoạch đã ban hành.
- Về kết quả xử lý tài sản để bảo đảm thi hành án, ngày 28/2/2018 Cục THADS
tỉnh ban hành Quyết định số 42/QĐ-CTHADS về thành lập Tổ chỉ đạo, giải quyết các
vụ việc tài sản THA bán đấu giá nhiều lần nhưng không thành và đã bán đấu giá thành
nhưng chưa giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá; nhờ sự chỉ đạo quyết liệt
của Tổ chỉ đạo cho nên tất cả các vụ việc bán đấu giá thành đều đã tiến hành giao tài
sản cho người mua trúng đấu giá6.
Có 17 vụ bán đấu giá chưa thành, tương ứng số tiền 20.430.995.000đồng 7. Có
nhiều lý do bán đấu giá khơng thành, trong đó: Một số vụ việc tài sản bảo đảm là đất
và cơng trình xây dựng trên đất được giao cho mục đích giáo dục, tài sản thế chấp là
5

Một số đơn vị giải quyết được số tiền lớn đối với vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, như: Chi cục THADS
Tp.Huế là 28.995.331.000đ, Phú Vang là 3.643.589.000đ...
6

đã tổ chức giao tài sản cho người mua trúng đấu giá đối với 05 việc, tương ứng số tiền 2.228.800.000đồng.
Số việc bán chưa thành lần 1: 4 việc, tương ứng 2.125.577.000đ; lần 2: 3 việc, tương ứng 8.976.827.000đ; lần 4: 2
việc, tương ứng 1.196.838.000đ; lần 5: 3 việc, tương ứng: 1.535.011.000đ; lần 8: 02 việc, tương ứng:

2.407.643.000đ; lần 13: 01 việc, tương ứng 542.615.000đ; lần 16: 01 việc, tương ứng 390.000.000đ; Lần 20: 01
việc, tương ứng 3.256.484.000đ.
7

3


thiết bị y tế nên khi tổ chức bán đấu giá khơng có người mua; nhà, đất có diện tích
chồng lấn, cơng trình xây dựng lấn chiếm đất cơng, cá nhân tự nhập thửa để xây dựng
cơng trình, cá biệt có trường hợp tài sản thế chấp là nhà thờ của dòng họ; một số vụ
việc giá thẩm định cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản...
- Phân tích, đánh giá cụ thể kết quả thi hành các vụ án trọng điểm

Trong năm, Cục THADS tỉnh đã chỉ đạo các Chi cục xây dựng kế hoạch giải
quyết các vụ việc thuộc án trọng điểm. Hiện nay, toàn tỉnh có 46 việc thuộc diện án
trọng điểm, với số tiền 138.826.523.000đồng. Kết quả đã thi hành được 01 việc và số
tiền 2.297.838.000đồng. Kết quả thi hành loại việc này chưa cao do nhiều nguyên
nhân như: Đương sự đang thực hiện việc khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp
tài sản chung; Một số vụ việc cịn có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền,...
Điển hình như vụ: Cơng ty Hồng Kim phải trả cho Ngân hàng Kỹ Thương Việt
Nam 19 tỷ đồng (Chi cục THADS thị xã Hương Thủy). Tài sản thế chấp có diện tích
trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.208m 2, nhưng hiện trạng là: 1642.5m 2.
Diện tích biến động tăng: 434.5m 2 và có cơng trình xây dựng trên đất tăng. Vụ việc
này đã có nhiều phiên họp liên ngành nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm được. Về phía
cơ quan THADS đang tích cực tham mưu UBND thị xã Hương Thủy và Ban chỉ đạo
THADS hướng xử lý vụ việc trong thời gian tới.
- Tình hình, kết quả triển khai THA thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị
quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Tổ cơng tác xử lý nợ xấu của Cục THADS tỉnh tiếp tục được củng cố, kiện toàn

theo quy định. Ngày 06/3/2018, Tổ công tác xử lý nợ xấu đã ban hành Kế hoạch số
22/KH-CTHADS để triển khai công tác trong năm 2018, qua đó tiếp tập chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc tổ chức thi hành án theo đúng quy định của Nghị quyết số
42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế tổ chức
Hội nghị công tác THADS liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn
tỉnh năm 2018. Hội nghị đã thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơng tác
THA tín dụng ngân hàng chưa đạt hiệu quả, cũng như thống nhất sớm ban hành Quy
chế phối hợp giữa hai ngành tại địa phương và xác định một số công việc cần tập
trung thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác THA liên quan đến các tổ chức tín
dụng, ngân hàng trong thời gian tới.
- Đánh giá tình hình và chỉ rõ nguyên nhân án tồn đọng, nhất là đối với
lượng án tồn đọng kéo dài
Trong năm 2018, Cục THADs tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc giải quyết án tồn đọng, nhờ đó án tồn đọng có điều kiện thi hành có chiều
hướng giảm (giảm 18% về việc và 7,57% về tiền), trong số này có một số vụ việc tồn
đọng do nguyên nhân khách quan, như: hoãn, tạm đình chỉ để chờ Tịa án xét xử (vụ
Cơng ty Làng xanh Lăng cô, vụ Trần Thị Kiều Sinh), tài sản đảm bảo đã bán đấu giá
nhiều lần nhưng không có người mua (vụ Cơng ty cơ khí XNK lao động - bán đấu giá
lần thứ 20, vụ Hồ Đắc Thịnh – bán đấu giá lần thứ 13),... Bên cạnh đó, có nhiều vụ
việc tồn đọng kéo dài chưa có điều kiện thi hành (Có 1.343 việc, với số tiền
4


368.296.301.000đ chưa có điều kiện thi hành chuyển sang năm 2019), điển hình là vụ
Cơng ty cổ phần thế kỷ mới phải thi hành hơn 200 tỷ đồng.
b. Về tình hình thực hiện một số chỉ tiêu khác theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội
- Chỉ tiêu về “ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản
án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật” được
các đơn vị thực hiện tốt.

- Chỉ tiêu về “bảo đảm chính xác, đúng pháp luật trong việc xác minh, phân
loại án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành” được các đơn
vị tổ chức thực hiện một cách cơ bản tuân thủ quy định.
- Chỉ tiêu “cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi
hành án” được các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc.
2.2. Công tác tiếp cơng dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tính đến 30/9/2018, các cơ quan THADS trên địa bàn đã tiếp 26 lượt cơng dân
(trong đó, Cục tiếp 09 lượt và Chi cục tiếp 17 lượt), giảm 25 lượt so với năm 2017.
Trong công tác tiếp công dân, các cơ quan THADS luôn lấy tuyên truyền, vận động,
giáo dục, thuyết phục làm trọng tâm để giải đáp, giải quyết các yêu cầu của người
dân. Nhờ đó, đã có nhiều đương sự rút đơn khiếu nại, tố cáo hoặc ra về với tâm trạng
yên tâm tin tưởng về việc khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh của mình sẽ
được giải quyết đúng quy định pháp luật.
Năm 2018, đã tiếp nhận 47 đơn (trong đó 36 đơn khiếu nại và 11 đơn tố cáo),
tăng 8 đơn so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: 46 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan THADS và 01 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết. Kết quả: đã giải
quyết xong 46 đơn8 và 01 đơn đang trong thời hạn giải quyết.
Việc khiếu nại của đương sự liên quan đến cưỡng chế kê biên tài sản là 20 vụ,
trong đó: Khiếu nại về áp dụng biện pháp bảo đảm là 7 vụ; Khiếu nại đến việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế là 3 vụ; Khiếu nại liên quan đến cưỡng chế kê biên tài sản
là 10 vụ.
Vụ việc điển hình, là trường hợp bà Hoàng Kim Cúc khiếu nại Chấp hành viên
kê biên tài sản ông Nguyễn Xuân Khoa và bà Nguyễn Thị Mai (là người phải thi hành
án). Bà Cúc cho rằng: nhà và đất bị kê biên đã được ông Khoa, bà Mai chuyển
nhượng cho bà từ năm 2013, mặc dù đến nay chưa đăng ký chuyển quyền sở hữu
nhưng bà đã trả đủ tiền cho ông Khoa, bà Mai và ông Khoa, bà Mai đã giao nhà, đất
cho bà được quyền sử dụng.
Căn cứ khoản 4 Điều 3 và khoản 1 Điều 141 Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung
năm 2014), Chi cục THADS huyện Nam Đông đã không thụ lý đơn khiếu nại do Quyết định
cưỡng chế của Chấp hành viên không tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của

bà Cúc. Sau đó, bà Cúc tiếp tục gửi đơn và đã được Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế giải
quyết không chấp nhận nội dung khiếu nại.
8

đã ban hành 03 Quyết định không chấp nhận nội dung đơn do khiếu nại không đúng; 02 Quyết định chấp nhận nội
dung đơn; 05 đơn sau khi tiếp công dân đương sự đã rút đơn khiếu nại và đã ban hành thơng báo đình chỉ; 02 đơn
ban hành Kết luận nội dung tố cáo khơng chấp nhận tồn bộ nội dung tố cáo do tố cáo khơng có cơ sở và 01 đơn ban
hành Thông báo không thụ lý giải quyết tố cáo tiếp; 12 đơn chuyển cơ quan THADS cấp dưới giải quyết, 06 đơn
ban hành Thông báo không thụ lý đơn khiếu nại; 06 đơn ban hành văn bản trả lời đương sự; 09 lưu đơn.

5


2.3. Cơng tác tổ chức, cán bộ
Tính đến thời điểm 30/9/2018, tổng số biên chế toàn tỉnh là 102/107 chỉ tiêu
được giao (trong đó Cục 23/24, các Chi cục 79/83) và 25 hợp đồng lao động, nam 82
người, nữ 45 người. Trong số cán bộ, cơng chức có: 44 Chấp hành viên (trong đó: 10
Chấp hành viên trung cấp, 34 Chấp hành viên sơ cấp); 10 Thẩm tra viên; 22 Thư ký
thi hành án và 26 công chức khác.
Tổ chức, bộ máy của các Chi cục và các phòng chuyên mơn thuộc Cục có 03 đơn
vị thiếu cấp phó, cịn lại cơ bản được kiện toàn. Đã được bổ nhiệm mới Cục trưởng,
01 Chi cục trưởng10 và bổ nhiệm lại 01 Trưởng phịng11, 02 Phó Chi cục trưởng12.
9

Đã xây dựng và triển khai phương án kiện toàn, sắp xếp, bố trí, điều động, ln
chuyển chuyển đổi vị trí cơng tác của các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể: Điều
động biệt phái 01 Chấp hành viên 13; điều động chuyển đổi vị trí cơng tác đối với 04
Chấp hành viên; Điều động theo nhu cầu bố trí, sử dụng của các đơn vị đối với 08
công chức.
Việc đánh giá và xếp loại công chức được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo

đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS. Đã
tiến hành bổ sung quy hoạch giai đoạn 2018-2021 và xây dựng quy hoạch giai đoạn
2021-2026 theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, nhiều lượt cán
bộ, công chức tham gia các lớp nghiệp vụ do Tổng cục tổ chức và các lớp lý luận
chính trị do tỉnh tổ chức, như: 14 công chức tham gia tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu
THADS, hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Hà Nội; 43 công chức tham gia
tập huấn phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức THA và báo cáo thống kê THA;
02 công chức tham gia lớp bồi dưỡng Chấp hành viên trung cấp; 04 công chức tham
gia lớp đào tạo Thư ký; 01 cơng chức tham gia lớp Cao cấp lý luận chính trị; 08 công
chức tham gia lớp Trung cấp lý luận hành chính...
2.4. Cơng tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và công tác kiểm tra
a. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
Trong năm 2018, không nhận được văn bản của Chi cục xin ý kiến hướng dẫn
nghiệp vụ THADS theo Quyết định số 824/QĐ-TCTHADS ngày 03/12/2014 của
Tổng cục trưởng Tổng cục THADS. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế, Cục THADS tỉnh đã có 01 văn bản 14 xin ý kiến và đã nhận được chỉ đạo của
Tổng cục.
Trong hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, Lãnh đạo Cục cùng các phịng
chun mơn bám sát Chi cục và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chi cục, tập
trung về cơ sở chỉ đạo quyết liệt các Chi cục bằng nhiều văn bản Thông báo kết luận
9

Chi cục THADS huyện A Lưới và phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

10

Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Hương Thủy.

11


Trưởng phòng Tổ chức cán bộ.

12

Phó Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Quảng Điền, Phong Điền.

13

Biệt phái Chấp hành viên Chi cục THADS huyện Nam Đông tăng cường cho thành phố Huế
Công văn số số 563/CTHADS-NV ngày 12/12/2017 về việc xin ý kiến chỉ đạo vụ Dương Thị Kim Bội.

14

6


cho ý kiến chỉ đạo giải quyết từng vụ việc khó, vụ việc phức tạp, vụ việc tồn đọng kéo
dài15. Đặc biệt, thành lập Tổ tư vấn nghiệp vụ các đơn vị chỉ tiêu đạt thấp hoặc có số
vụ việc phức tạp, giá trị lớn để cho ý kiến thực hiện công việc tiếp theo ở từng hồ sơ.
Bên cạnh đó, thơng qua cơng tác nắm tình hình tại cơ sở, Lãnh đạo Cục trực tiếp
chỉ đạo nhiều vụ việc mà Chi cục cịn gặp khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực
hiện, như: vụ Hợp tác xã Thuận Thành, vụ Công ty Hương Xuân, vụ Lê Kỳ Sớm
(Huế), vụ Hồng Xn Khoa (Nam Đơng), vụ Cơng ty thủy sản Phú Thuận An, vụ
Phan Chinh (Phú Vang), vụ Lê Thị Mai, vụ Nguyễn Văn Ấn, vụ Công ty Hương Việt,
vụ Công ty Làng Xanh Lăng Cô (Phú Lộc); vụ Công ty Sài gịn Đại Lợi, vụ Cơng ty
vật liệu số 7, vụ Cơng ty Hồng Kim (Hương Thuỷ); vụ Trần Thị Túy Loan, vụ
Huỳnh Ngọc Sơn (Phong Điền)…
b. Công tác kiểm tra
Ngày 15/11/2017, Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số

196/QĐ-CTHADS về ban hành kế hoạch kiểm tra công tác THADS năm 2018. Trong
năm, đã tổ chức kiểm tra toàn diện 02 đơn vị (Chi cục THADS huyện Phú Vang, Phú
Lộc vào tháng 11/2017), kiểm tra chuyên đề 04 đơn vị (Chi cục THADS huyện Nam
Đông, A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc) và kiểm tra đột xuất đối với chấp hành viên Chi
cục THADS thành phố Huế. Bên cạnh đó, cũng chỉ đạo các Chi cục nghiêm túc tiến
hành công tác tự kiểm tra theo Kế hoạch nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những
vi phạm (nếu có) và đã thực hiện báo cáo Tổng cục theo yêu cầu 16. Công tác kiểm tra
đã được thực hiện đúng quy định Quyết định số 83/QĐ-TCTHADS ngày 28/01/2015
của Tổng cục THADS về quy trình kiểm tra cơng tác THADS.
2.5. Cơng tác thi hành án hành chính
Ngày 09/3/2018, Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 48/QĐCTHADS về ban hành Kế hoạch cơng tác THA hành chính năm 2018, qua đó tiếp tục
chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện Luật tố tụng hành chính năm 2015
và Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về
thi hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định thời
hạn, trình tự, thủ tục THA hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi
hành bản án, quyết định của Tòa án. Trong năm 2018, phát sinh 02 vụ việc theo dõi
THA hành chính và đã thi hành xong.
2.6. Công tác bồi thường Nhà nước và bảo đảm tài chính
Năm 2018, tồn tỉnh khơng có phát sinh trường hợp phải bồi thường nhà nước.
2.7. Cơng tác tài chính, kế toán
Qua đợt kiểm tra, xét duyệt quyết toán của Vụ Kế hoạch tài chính - Tổng cục tại
tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước tiếp tục
được thực hiện theo đúng chế độ kế tốn tài chính.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường quản lý Kho vật chứng và tài sản tạm
giữ , bên cạnh đó đã triển khai đến các đơn vị trực thuộc chấn chỉnh công tác kế tốn
17

15

19 Thơng báo kết luận.


16

Báo cáo số 141/BC-CTHADS ngày 26/3/2018 của Cục THADS tỉnh

17

Công văn số 66/CTHADS-VP ngày 31/01/2018 của Cục THADS tỉnh

7


nghiệp vụ18 và xử lý khoản tiền tạm thu trên tài khoản tạm giữ theo đúng tinh thần chỉ
đạo của Tổng cục.
2.8. Công tác phối hợp trong THADS
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quy chế số 14/2013/QCLN ngày 09/10/2013 của Bộ
Tư pháp, Bộ Cơng an, Tịa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về
phối hợp liên ngành trong công tác THADS.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Cục
Thuế, Tịa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, UBND thị xã Hương Thủy,
thành phố Huế để giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc xử lý quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của vụ Phan Thị Lộc (Chi cục Tp.Huế), vụ Cơng
ty Hồng Kim (Chi cục Hương Thủy).
Phối hợp với Tịa án nhân dân tỉnh trong giải thích, đính chính Bản án, quyết
định để kịp thời tổ chức thi hành.
Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh để thống nhất nội dung nhằm ban
hành văn bản hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc trong việc ra quyết định thi hành
án, ủy thác thi hành án và thu phí thi hành án 19.
Việc tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTPBCA-BTC và Quy chế liên ngành số 911/QCLN-TCTHADS-TCTHAHS đã giúp
công tác phối hợp giữa cơ quan THADS trên địa bàn với các Trại giam, Trại tạm giam

gặp nhiều thuận lợi, có hiệu quả, thể hiện thông qua một số lĩnh vực như: Tống đạt văn
bản, giấy tờ THA và cung cấp thông tin tài sản lưu ký của người phải THA; xác minh
điều kiện THA, phối hợp xử lý tiền, tài sản của người phải THA là phạm nhân; kịp thời
xác nhận kết quả THA để người phải THA là phạm nhân được xét miễn, giảm án phạt
tù, sớm có cơ hội hịa nhập lại cộng đồng...
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc cung cấp
thông tin và rà sốt việc cung cấp thơng tin lý lịch tư pháp; phối hợp với Sở Tài chính,
Sở Khoa học cơng nghệ trong tiêu hủy, khảo sát giá tài sản, tang vật THA.
2.9. Một số mặt công tác khác
a. Hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS
Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham mưu UBND tỉnh kiện toàn lại Ban
chỉ đạo THADS20 theo đúng quy định Thông tư liên tịch số 05/2016. Trong năm 2018,
UBND tỉnh cũng đã quan tâm hỗ trợ kinh phí phục vụ hoạt động của Ban chỉ đạo. Tại các
huyện, Ban chỉ đạo THADS tiếp tục được củng cố, kiện toàn và tổ chức hoạt động
hiệu quả. Nhờ đó, đã tạo được sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành, các cơ quan
hữu quan và phát huy vai trị của người đứng đầu chính quyền các cấp, đặc biệt ở cấp
cơ sở trong công tác phối hợp THADS.
b. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phòng chống tham nhũng

18

Công văn số 107/CTHADS-VP ngày 06/3/2018 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

19

Công văn số 536/CTHADS-NV ngày 14/11/2016 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

20

Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 09/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh.


8


Trong năm, Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực
hiện nghiêm túc Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, đảm bảo phù hợp với tình hình
thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Chú trọng việc đổi mới phương thức,
nâng cao năng lực lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, Thủ trưởng đơn vị; đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể cơ quan; phát huy dân chủ, tính tiên
phong, gương mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo
hướng đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Cơng tác phòng chống tham nhũng được Cấp ủy Đảng, Lãnh đạo Cục chú trọng,
quan tâm triển khai thực hiện kịp thời, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,
đơn vị trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch phòng, chống tiêu cực tham nhũng.
Xây dựng chương trình hành động triển khai cơng tác phịng chống tham nhũng theo
tinh thần chỉ đạo tại Chương trình số 17/CTr-TU ngày 08/02/2017 của Ban thường vụ
Tỉnh ủy và Quyết định số 29/QĐ/BCSĐ ngày 02/8/2017 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư
pháp về Đề án “Thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư
pháp và bổ trợ tư pháp của Bộ Tư pháp”.
c. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Tập trung đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển
biến cơ bản trong nhận thức và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về THA trong
các tầng lớp nhân dân, nhất là những người được thi hành án, người phải thi hành án
và các đối tượng có liên quan nhằm triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước về THADS, THA hành chính; Hưởng ứng và
tham gia tích cực vào các hoạt động về “Ngày pháp luật Việt Nam”; Đưa công tác phổ
biến giáo dục pháp luật trở thành công cụ quan trọng tạo động lực góp phần thực hiện
đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Thường xuyên phối hợp với báo Pháp luật, báo Thừa Thiên Huế, Trang Thông
tin điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như thông qua Trang thông tin điện tử của

Cục để kịp thời đăng tải, thông tin đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về
những nội dung liên quan đến hoạt động THADS trên địa bàn và thực hiện hỗ trực
trực tuyến đối với một số trình tự thủ tục THADS 21.
3. Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
3.1. Tồn tại, hạn chế
(1) Một số Chi cục chỉ tiêu đạt thấp như: Phú Lộc, Phú Vang (đạt 1/4 chỉ tiêu);
Nam Đông, Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền (đạt 2/4 chỉ tiêu).
(2) Kết quả giải quyết thu hồi các khoản nợ của tổ chức tín dụng chưa đáp ứng
yêu cầu. Nhiều vụ việc liên quan đến án tín dụng ngân hàng có số tiền phải thi hành
lớn chưa có phương án giải quyết hiệu quả.
(3) Chất lượng và tinh thần trách nhiệm của một số công chức ngành THADS
tỉnh, kể cả cán bộ đang giữ chức vụ còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn hiện nay.

21

Cơ quan THADS tiến hành hỗ trợ trực tuyến đối với các thủ tục: Yêu cầu thi hành án dân sự; Yêu cầu xác nhận
kết quả thi hành án dân sự; Thủ tục khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.

9


Một số lãnh đạo Chi cục không nắm được tiến độ giải quyết việc thi hành án của
chấp hành viên trực thuộc; không tranh thủ được ý kiến tập thể đối với giải quyết vụ
việc khó khăn, vướng mắc; nhiều vụ việc có điều kiện chậm tổ chức thi hành.
Một số vi phạm, sai sót nghiệp vụ lặp lại nhiều lần, chậm được khắc phục, như:
Chậm tiến hành xác minh, biên bản xác minh còn chung chung, chỉ tập trung xác
minh nghề nghiệp, thu nhập mà không xác minh tài sản, ra quyết định về việc chưa có
điều kiện THA khi chưa có đủ căn cứ, nhiều vụ việc có điều kiện nhưng chậm tổ chức
thi hành, phiếu thu không đầy đủ chữ ký của thủ trưởng, thủ quỹ, người nộp tiền, hạch

tốn sai tài khoản kế tốn... Cơng tác khắc phục sai phạm kế toán nghiệp vụ tại Chi
cục THADS thành phố Huế chậm, không hiệu quả, những cá nhân gây ra sai phạm
chưa thực sự quyết liệt, chưa có giải pháp khắc phục...
Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính chưa nghiêm, cịn có tình trạng cán
bộ không chấp hành phân công của lãnh đạo, phát ngôn thiếu chuẩn mực. Đã xem xét
kiểm điểm phê bình 02 tập thể, 03 cá nhân và xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo
01 cá nhân do vi phạm nội quy, quy chế cơ quan. Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm
người đứng đầu đối với 02 Thủ trưởng đơn vị quản lý các công chức này.
(4) Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật THADS để nâng cao nhận thức
chấp hành pháp luật của nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Việc triển khai hỗ
trợ trực tuyến chưa tạo được sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp, Trang
thông tin điện tử của Cục hầu như không nhận được tin, bài về hoạt động của các Chi
cục...
3.2. Khó khăn, vướng mắc
(1) Một số trường hợp tài sản bảo đảm trong Bản án, quyết định của Tòa án
tuyên không phù hợp với hiện trạng tài sản tại thời điểm tổ chức thi hành án (khơng
như thực tế). Ví dụ: Nhà, đất có diện tích chồng lấn, cơng trình xây dựng lấn chiếm
đất công, cá nhân tự nhập thửa để xây dựng cơng trình, có trường hợp Tịa án tuyên
không rõ ràng thứ tự xử lý tài sản bảo đảm, không xác định rõ phạm vi nghĩa vụ bảo
đảm của từng tài sản thế chấp, bảo đảm cho một hợp đồng tín dụng. Một số trường
hợp ngân hàng thẩm định giá trị tài sản cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của tài
sản, vì vậy tiền thu về không đủ. Một số vụ việc tài sản thế chấp là ơ tơ, máy móc
thiết bị, tổ chức tín dụng, ngân hàng khơng cung cấp được các động sản này ở địa chỉ
cụ thể nào để kê biên, xử lý.
(2) Một số trường hợp tài sản bảo đảm là đất và cơng trình xây dựng trên đất
được giao cho mục đích giáo dục khơng có người mua, cũng như người dân có tâm lý
ngại mua tài sản THA, cho nên nhiều vụ việc đã giảm giá nhiều lần vẫn khơng có
người mua, người được THA cũng khơng nhận tài sản để khấu trừ tiền THA.
(3) Có trường hợp tài sản là ô tô, đương sự đưa sang Lào theo đường tiểu ngạch,
khơng có căn cứ xác định địa chỉ để ủy thác sang cơ quan tư pháp của nước bạn Lào.

Bên cạnh đó, hoạt động ủy thác tư pháp theo con đường Bộ Ngoại giao, nhiều năm
qua chưa có trường hợp nào nước bạn trả lời.
(4) Vụ việc thi hành phần dân sự trong Bản án hình sự có số việc phải THA lớn
nhưng các đương sự đang phải chấp hành án phạt tù giam, khơng có tài sản để thi
hành án.
10


(5) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cịn hạn chế, chưa đáp ứng u cầu nâng cao
trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức.
3.3. Nguyên nhân
a. Về chủ quan
(1) Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo một số đơn vị chưa thực
sự quyết liệt, sâu sát, thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ; chưa thể hiện được
tính tiên phong gương mẫu, còn biểu hiện nể nang, ngại va chạm. Công tác kiểm tra,
tự kiểm tra, nhất là kiểm tra việc tổ chức thi hành án đối với từng Chấp hành viên, kiểm
tra cơng tác tài chính, kế tốn chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả còn hạn chế.
(2) Một số cơng chức, Chấp hành viên chưa tích cực học tập nghiên cứu, nhất là
các văn bản pháp luật về THADS.
(3) Một số đơn vị chưa chủ động, tích cực đề xuất tham mưu cho cấp ủy và chính
quyền địa phương, Ban Chỉ đạo THADS trong chỉ đạo, lãnh đạo công tác THADS, nhất
là tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện THA, có số tiền phải
thi hành lớn, có tính chất quyết định đến chỉ tiêu, nhiệm vụ. Công tác phối hợp giữa các
cơ quan trong THADS với một số cơ quan, ban, ngành đạt hiệu quả chưa cao.
(4) Ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án còn chưa cao, nhiều
vụ việc, người phải thi hành án trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ
thi hành án.
b. Về khách quan
(1) Chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý đối với công chức luân chuyển, biệt
phái về những địa bàn trọng điểm, cấp bách. Chưa có cơ chế bảo vệ đối với Chấp hành

viên.
(2) Một số vụ việc phải ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ để chờ việc xét xử của
Tịa án có thẩm quyền, dẫn đến chấp hành viên không thể tiếp tục xử lý tài sản để đảm
bảo thi hành án, trong khi đó theo quy định thì phải đưa các vụ việc này vào mục có
điều kiện thi hành của báo cáo thống kê.
Đánh giá chung: Năm 2018, Cục THADS tỉnh đã nghiêm túc tổ chức thực hiện
Kế hoạch công tác đã được phê duyệt và chỉ đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục, của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh. Tuy nhiên, vẫn cịn nổi lên một số mặt cơng tác cần được tập
trung khắc phục trong thời gian tới, như: Việc thực hiện chỉ tiêu chưa mang tính bền
vững, một số vụ việc có số tiền phải thi hành án lớn, vụ việc liên quan đến án tín dụng
chưa tìm ra biện pháp giải quyết hiệu quả, công tác chỉ đạo, điều hành tại một số đơn
vị cịn bị bng lỏng, chưa sâu sát, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm,
công tác đào tào, bồi dưỡng chưa theo kịp yêu cầu tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức
danh...
Trong thời gian tới, Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế phải tìm ra giải pháp khắc
phục những hạn chế, yếu kém nêu trên. Trước mắt, tập trung giải quyết vấn đề cốt lõi
là yếu tố con người, kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ đủ “tâm”, đủ “tầm” để
thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao
chất lượng các phong trào thi đua, tạo động lực phấn đấu trong đội ngũ cán bộ, công
11


chức, người lao động, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong
năm 2019.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU NĂM 2019
1. Phương hướng
Tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm xây dựng các cơ quan Thi hành án dân sự
tỉnh nhà trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đảm bảo góp phần giữ gìn an
ninh trật tự, an tồn xã hội của địa phương.

2. Nhiệm vụ trọng tâm
2.1. Tổ chức triển khai hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong
hoạt động THADS, hành chính.
2.2. Phấn đấu hồn thành đạt và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, THA hành
chính được giao.
2.3. Nêu cao tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp.
2.4. Nâng cao chất lượng công tác cán bộ.
2.5. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, tài sản công đúng quy
định và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
2.6. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
2.7. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách Tư pháp.
3. Giải pháp chủ yếu
3.1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Luật THADS, Luật Tố tụng
hành chính và các văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan đến cơng tác
THADS, THAHC. Đặc biệt là các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết Trung ương
4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 Khóa
XII về hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với thực
hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thi hành án dân sự; Chỉ thị số 08CT/TU ngày 17/11/2011 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác THADS; Chỉ thị số 62/2015/CT-UBND ngày 16/11/2015 của
UBND tỉnh về tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác THADS; Nghị
quyết số 31-NQ/BCSĐ ngày 05/4/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo
thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn
2018-2021 và các văn bản chỉ đạo của Tổng cục THADS.
- Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức chấp hành viên,
chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức, người lao động ngành Tư pháp trong hoạt
động THADS. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đội
ngũ công chức, người lao động. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng, rèn
luyện của cán bộ, công chức, người lao động trên địa bàn.

3.2. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 273/QĐ-CTHADS ngày 22/2/2017 của
Tổng cục THADS về việc ban hành quy trình tổ chức THA. Đảm bảo tổ chức THA
12


đúng quy trình, thủ tục, ra quyết định đúng thời hạn 100% Bản án, Quyết định về dân
sự đã có hiệu lực pháp luật; xác minh, phân loại chính xác án có điều kiện và chưa có
điều kiện thi hành. Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm trình tự, thủ tục đăng tải thơng
tin người phải THA chưa có điều kiện thi hành trên Trang Thông tin điện tử của Cục.
- Chú trọng công tác dân vận, áp dụng hiệu quả phương pháp giáo dục, thuyết
phục đương sự tự nguyện THA. Kiên quyết xử lý dứt điểm các vụ việc có điều kiện
thi hành, các vụ việc trọng điểm, phức tạp, có giá trị lớn ảnh hưởng đến an ninh chính
trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.
- Triển khai hiệu quả phần mềm quản lý THADS trong toàn tỉnh. Thực hiện
nghiêm chế độ sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin bảo đảm truyền tải kịp thời, sâu sát, quyết liệt, toàn diện các chỉ đạo, điều
hành của Lãnh đạo Cục trong việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu THADS.
- Lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản có năng lực, uy tín tham
gia quá trình xử lý tài sản kê biên, cũng như chú trọng công tác thông tin rộng rãi về
bán đấu giá tài sản thi hành án đến các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, qua đó rút
ngắn thời gian xử lý tài sản THA.
- Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Cục theo phương châm
“hướng về cơ sở”. Thực hiện đúng Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ THADS (ban hành
kèm theo Quyết định số 824/QĐ-TCTHADS ngày 03/12/2014 của Tổng cục trưởng
Tổng cục THADS). Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và đánh giá hiệu
quả hoạt động của từng Chi cục, từng phòng chuyên môn. Kịp thời cho ý kiến hướng
dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình tổ chức THA của các Chi cục;
hướng dẫn cho chấp hành viên toàn tỉnh giải quyết triệt để từng vụ việc. Tạo kênh
thông tin (điện thoại, hộp thư điện tử) để tiếp nhận và giải đáp nhanh về công việc,
vấn đề trên tất cả các mặt cơng tác mà cơ sở cịn gặp khó khăn, vướng mắc.

- Tăng cường trách nhiệm của Chi cục trưởng trong việc theo dõi, đôn đốc công
tác THA của các Chấp hành viên trong đơn vị mình, nâng cao hiệu quả hoạt động Hội
đồng Chấp hành viên các Chi cục, tập trung giải quyết các vụ việc có điều kiện thi
hành tránh tình trạng kéo dài thời gian THA hoặc chưa nghiên cứu kỷ đã xin hướng
dẫn chỉ đạo.
- Tiến hành kiểm tra toàn diện tối thiểu đối với 2/3 Chi cục trực thuộc; chỉ đạo
tất cả các Chi cục phải tiến hành tự kiểm tra và tăng cường công tác kiểm tra chuyên
đề, đột xuất về công tác thụ lý, xác minh và phân loại án. Thông báo rộng rãi Kết luận
kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và cảnh báo, phòng ngừa những vi phạm, thiếu sót.
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo THADS, nâng cao hiệu quả hoạt động
Tổ công tác xử lý nợ xấu, phối hợp chặt chẽ với cơ quan có liên quan, nhất là (i) Phối
hợp Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Quy chế phối
hợp và trong q trình tổ chức THA tín dụng, ngân hàng; (ii) Đề nghị Tòa án nhân dân
sớm đưa ra xét xử các vụ việc chia tài sản THA thuộc sở hữu chung, tài sản có tranh
chấp; (iii) Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, ban,
ngành thực hiện nghiêm túc yêu cầu, đề nghị của cơ quan THADS…
- Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động THA nhằm tranh
thủ sự ủng hộ của dư luận xã hội đối với công tác thi hành các vụ việc. Kiên quyết xử
13


lý nghiêm các sai sót, vi phạm và thường xuyên thơng tin đến tồn thể cán bộ, cơng
chức, người lao động những kinh nghiệm rút ra từ những sai phạm thường gặp hoặc
sai phạm mới phát hiện.
- Nâng cao hiệu quả tổ chức các phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng tập thể,
cá nhân có thành tích trong cơng tác, đặc biệt là đề ra được giải pháp hay nhằm rút
ngắn thời gian tổ chức thi hành các vụ việc khó khăn, phức tạp, vụ việc có ảnh hưởng
đến tình hình an ninh trật tự, an tồn xã hội.
3.3. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chú trọng
đối thoại với công dân, doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại tố cáo

ngay từ cơ sở. Thực hiện đăng tải trên Trang Thông tin điện tử Cục đối với Quyết định
giải quyết khiếu nại lần 2. Tổ chức rút kinh nghiêm chung về các sai phạm được phát
hiện thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Công khai số điện thoại, hộp thư điện tử của Cục trưởng, Chi cục trưởng để
tiếp nhận thông tin về khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh của người dân
trong quá trình THA.
- Thực hiện nề nếp, hiệu quả cơ chế một cửa, phải có văn bản xin lỗi và nêu rõ lý
do về việc giải quyết hồ sơ quá hạn. Thực hiện nghiêm túc việc nhận hồ sơ, trả kết
quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính cơng ích. Nâng cao hiệu quả
hỗ trợ trực tuyến THA, tiến tới cung cấp dịch vụ trực tuyến theo đúng chỉ đạo của
Tổng cục đối với một số thủ tục hành chính.
3.4. Phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo việc quán triệt triển
khai nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng tại các cơ quan THADS, cũng như
trong hoạt động THADS trên địa bàn; Chú trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng,
xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức cơ
sở Đảng và công chức, Đảng viên tại các cơ quan THADS trên địa bàn.
- Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân
chủ trong công tác cán bộ, quan tâm chú trọng công tác đánh giá cán bộ. Dân chủ,
công khai, minh bạch trong bố trí, sử dụng cán bộ.
- Kiện tồn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức các Chi cục trực thuộc và các phịng chun mơn thuộc Cục. Nâng cao chất
lượng và hoạt động của lực lượng cán bộ, công chức, người lao động, nhất là đội ngũ
công chức giữ chức danh Tư pháp. Tiếp tục thực hiện Thông báo số 401/KLCTHADS ngày 07/8/2018 về kết luận của Cục trưởng đối với công tác cán bộ nữ.
- Phân bổ chỉ tiêu, bố trí cơng chức cho các đơn vị trực thuộc tương ứng với khối
lượng công việc, số lượng án phải thi hành tại địa phương, đảm bảo đáp ứng được
nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của mỗi đơn vị.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cục, các Chi cục và các
phịng chun mơn thuộc Cục giai đoạn từ nay đến năm 2021 và xây dựng quy hoạch
cho giai đoạn 2021-2026.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác và luân

chuyển cán bộ… một cách cụ thể. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
ngạch, chức danh và bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ THADS.

14


3.5. Quản lý sử dụng ngân sách, tài sản công đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và đảm
bảo phục vụ tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc Quy
chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công đã ban hành. Đảm bảo nguyên tắc
công bằng, minh bạch, kịp thời, đúng pháp luật trong việc thực hiện dự toán ngân sách
nhà nước năm 2019 được giao.
- Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của chính quyền địa phương về kinh phí, cơ sở vật
chất, phương tiện làm việc.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, giám sát tình hình chấp
hành quy định của pháp luật trong quản lý tài chính, tài sản, kế toán và đầu tư xây
dựng cơ bản. Tập trung kiểm tra công tác thu, chi thi hành án và xử lý nghiêm những
trường hợp vi phạm trong hoạt động này.
3.6. Giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính theo tinh thần của Chỉ thị số 26/CTTTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế
làm việc, Quy chế dân chủ tại đơn vị, bảo đảm nguyên tắc thứ bậc, kỷ cương và trật tự
hành chính. Nghiêm túc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới của Thủ
trưởng đơn vị để xảy ra công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi
vi phạm.
- Người đứng đầu có trách nhiệm nêu gương trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ
cương hành chính; hồn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; trong chỉ đạo, điều hành;
trong hoạt động chống tiêu cực, tham nhũng, gây phiên hà cho người dân, doanh
nghiệp trong q trình thi hành cơng vụ và các vi phạm pháp luật khác.
3.7. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách Tư pháp. Đẩy mạnh
cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, đồng thời nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền pháp luật về THADS cho người dân và doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, thuyết phục, nâng cao ý thức chấp hành các

bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng phổ biến
giáo dục pháp luật của tỉnh có biện pháp, kế hoạch cụ thể tuyên truyền về pháp luật
THADS, hành chính và pháp luật có liên quan. Thường xun phối hợp Báo Thừa
Thiên Huế, Báo Pháp luật Việt Nam tại Huế, Trang Thông tin điện tử của tỉnh Thừa
Thiên Huế trong định hướng dư luận xã hội, kịp thời thơng tin những đóng góp của
hoạt động THADS đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước; những khó
khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động THADS; lên án, phê phán những trường
hợp trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ THA...
- Tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong phát ngơn và cung cấp thơng
tin cho báo chí; nâng cao tính chuyên nghiệp, nhạy bén trong việc phản ứng, đăng ý
kiến phản hồi trước một số thơng tin báo chí chưa chính xác.
- Tiếp tục duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trang Thông tin
điện tử của Cục. Thực hiện nề nếp, hiệu quả cơ chế một cửa, cũng như việc tiếp nhận
hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính cơng ích.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với Tổng cục

15


- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 09/10 trụ sở làm việc được xây
dựng trước năm 2008, dẫn đến nhiều trụ sở đã xuống cấp, hư hỏng nặng; chỉ 04/10
đơn vị có kho vật chứng, dẫn đến tình trạng phải sử dụng phịng làm việc để cất giữ
vật chứng, lưu trữ hồ sơ THA và đặc biệt có trụ sở (Chi cục THADS huyện Nam
Đơng) đang nằm trong diện quy hoạch cần phải giải tỏa của địa phương; bên cạnh đó,
các đơn vị đã được cấp xe ơ tơ đều khơng có gara để cất giữ, vì vậy đề nghị Bộ Tư
pháp quan tâm cấp kinh phí đầu tư các hạng mục nêu trên, giúp cho địa phương tháo
gỡ khó khăn.
- Hoạt động ủy thác tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có trường
hợp nào có văn bản trả lời, dẫn đến việc THA bị chậm, khơng thể giải quyết, vì vậy đề

nghị Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ địa phương trong công
tác này.
- Việc cập nhật và sử dụng phần mềm quản lý THADS gặp nhiều khó khăn do
tốc độ xử lý quá chậm, trung bình nhập một hồ sơ THA mất khoảng 15 phút, có
trường hợp đã lưu nhưng sau đó bị mất, vì vậy đề nghị Tổng cục cho nâng cấp tốc độ
xử lý của phần mềm hoặc xây dựng phần mềm theo hướng không sử dụng trên môi
trường Internet; đến kỳ báo cáo, các đơn vị gửi file dữ liệu để Tổng cục tổng hợp
(theo hình thức giống như đối với phần mềm Kế toán nghiệp vụ).
- Đề nghị Tổng cục THADS quan tâm cấp kinh phí sửa chữa trụ sở cơ quan Cục
và mua sắm trang thiết bị cho đồng chí Cục trưởng mới được bổ nhiệm đúng theo tiêu
chuẩn quy định (Cục đã có Tờ trình gửi Tổng cục).
2. Đối với Cấp ủy, chính quyền địa phương
- Đề nghị Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, tạo điều
kiện hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố Huế hỗ trợ kinh phí cho
hoạt động của các cơ quan THADS tại địa phương.
Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế kính báo cáo Tổng cục THADS biết và chỉ
đạo./.
Nơi nhận:
- Tổng cục THADS;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND;
Để
- UBND tỉnh;
báo
- Văn phịng Tỉnh uỷ;
cáo
- Ban Nội chính Tỉnh uỷ;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các thành viên BCĐTHADS tỉnh;

- Lãnh đạo Cục;
- Các Chi cục THADS cấp huyện;
- Các Phịng chun mơn;
- Lưu: VT, VP.

16



×