Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

“Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động góc của trẻ 45 tuổi theo hướng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.75 MB, 28 trang )

I. MỞ ĐẦU
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất,
trí tuệ, thẩm mĩ, tình cảm - xã hội, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố
đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của trẻ.
Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ phổ
thơng. Vì thế, cần tạo cho trẻ một mơi trường hoạt động để đáp ứng nhu cầu
mong muốn tự nhiên của trẻ và được cảm nhận khám phá một cách tích cực về
thế giới xung quanh. Q trình khám phá và học hỏi của trẻ diễn ra thông qua
nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Thơng
qua chơi kích thích sự ham hiểu biết, khám phá và trải nghiệm của trẻ về thế
giới bên ngồi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên
hơn.
Trong những năm gần đây giáo dục mầm non cũng đã có những bước
chuyển lớn trong việc đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Việc xây
dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm được đặt lên hàng đầu và được áp dụng
vào các hoạt động của trẻ đặc biệt là trong hoạt động chơi. Điều này giúp trẻ
phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ hứng thú với các hoạt
động trí óc như ham hiểu biết, kích thích trẻ khám phá, trải nghiệm. Hoạt động
vui chơi giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ở trẻ, các chức năng tâm lý
(nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, ý chí,…) và hình thành, phát triển các mặt của
nhân cách một cách tồn diện, chơi chính là cuộc sống thực của trẻ, là niềm vui,
hạnh phúc tuổi thơ. Vì vậy, tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở lứa tuổi này cực
kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức hoạt động vui chơi phải
phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một
cách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi, theo phương châm “học bằng chơi,
chơi mà học”
Và theo các nghiên cứu về tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non cũng cho
thấy “Vào tuổi mẫu giáo nhiều hình thức hoạt động phong phú đã suất hiện như:
vui chơi, học tập, lao động…, nhưng vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo
1



của lứa tuổi này. Vui chơi là hoạt động chủ đạo khơng phải vì trẻ mẫu giáo dành
nhiều thời gian cho nó mà chính trị chơi đã gây ra những biến đổi về chất trong
tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các hoạt động khác
làm cho chúng mang màu sắc độc đáo ở lứa tuổi mẫu giáo. Hình thức tổ chức
vui chơi trong hoạt động góc chính là nơi trẻ được thỏa mãn động cơ vui chơi
qua đó giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, nhận thức và các mối quan hệ xã
hội, là tiền đề của sự phát triển nhân cách cho trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển
toàn diện của trẻ ở lứa tuổi mầm non”.
Tóm lại, thơng qua các hoạt động góc hàng ngày giúp trẻ chia sẻ niềm vui
của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp
hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của trẻ sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo
suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và nhận thức cho trẻ.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy
tính tích cực trong hoạt động góc của trẻ 4-5 tuổi theo hướng xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

2


II. NỘI DUNG
1.Thời gian thực hiện: Từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018- 2019
2.Đánh giá thực trạng:
Để tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất nhằm đem lại kết quả cao
trong việc phát huy tính tích cực trong hoạt động góc của trẻ 4-5 tuổi theo hướng
xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, đầu năm học tôi tiến hành khảo
sát thực tế ở lớp tôi đang giảng dạy.
a) Kết quả khảo sát đầu năm học:

STT


Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Trẻ chơi hứng thú

18/38

47%

20/38

53%

2

Trẻ thành thạo các kỹ năng chơi


17/38

45%

21/38

55%

13/38

34%

25/38

66%

18/38

47%

20/38

53%

18/38

47%

20/38


53%

3
4
5

Trẻ tự chọn góc chơi và thỏa
thuận vai chơi
Trẻ giao tiếp mạnh dạn khi chơi
Trẻ tạo ra được sản phẩm khi
chơi

b) Những mặt còn hạn chế:
- Phương pháp tổ chức vui chơi cho trẻ chưa linh hoạt, cịn mang tính áp

đặt chưa phát huy tính tích cực của trẻ.
- Một số nội dung, cách sắp xếp, trang trí ở góc chơi theo chủ đề chưa phù
hợp với độ tuổi.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi cịn hạn chế, chưa đa dạng, phong phú
về màu sắc, hình dạng, thể loại, tính sáng tạo của đồ chơi chưa cao.
- Đa số trẻ có ít kinh nghiệm, vốn sống nên chưa hình thành kỹ năng chơi
với vai chơi và đồ dùng, đồ chơi của góc chơi. Trẻ cịn rụt rè chưa biết phối hợp
và tự thỏa thuận vai chơi trong nhóm chơi.
3


- Công tác phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc hình thành một số kinh
nghiệm sống, rèn luyện các kỹ năng chơi cho trẻ còn hạn chế.
c) Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:

 Nguyên nhân đạt được:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sâu sát về chun mơn, thường
xun dự giờ thăm lớp góp ý để giáo viên rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ
chun mơn.
- Bản thân tơi được nhà trường tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn
tại Phòng giáo dục cũng như tại trường.
- Cha mẹ trẻ đã dần có nhận thức đúng về ngành học mầm non, và quan
tâm đến nhu cầu cũng như sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi của con mình.
- Bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, gần gũi trẻ, luôn năng động, sáng tạo
và rất thích tiếp cận phương thức giáo dục mới. Tận dụng những nguyên vật liệu
phế thải để làm đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, nhằm phát huy tốt tính tích
cực khi tham gia hoạt động góc ở trường mầm non.
 Nguyên nhân hạn chế:
- Bản thân là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt
các phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức phát huy tính tích cực hoạt động
góc cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
- Khi xây dựng kế hoạch vui chơi chưa chú trọng đến tình hình thực tế của
lớp, địa phương và của trẻ.
- Thời gian làm đồ dùng đồ chơi lại hạn chế, có ít đồ chơi sáng tạo, việc
thiết kế, sắp xếp các các góc chơi chưa phù hợp.
- Chưa đặt ra các tình huống có vấn đề trong lúc trẻ chơi để trẻ có thể giao
tiếp, xử lý tình huống đưa ra cách giải quyết phù hợp với nhiệm vụ chơi của
mình.

4


- Công tác phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc hình thành một số kinh
nghiệm sống, rèn luyện các kỹ năng chơi cho trẻ còn hạn chế.


III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Căn cứ thực hiện:

5


Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân căn cứ vào các nội
dung sau:
- Căn cứ vào Chương trình giáo dục Mầm non theo Thơng tư 28/2016/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành
kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009.
- Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường, căn cứ
vào sự hướng dẫn của Ban giám hiệu, đặc biệt là bộ phận chuyên môn.
- Căn cứ vào sách hướng dẫn thực hiện chương trình.
- Căn cứ vào chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
- Căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ,
và tình hình thực tế của lớp.
2. Nội dung giải pháp và cách thức thực hiện:
a) Nội dung, phương pháp:
 Nội dung
Nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động góc
của trẻ 4-5 tuổi theo hướng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài tôi chọn
các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê toán học

 Giải pháp thực hiện:


6


 Biện pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức hoạt động
góc.
Để nâng cao trình độ chun mơn đặc biệt là việc tổ chức hoạt động góc
cho trẻ tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do phòng, trường tổ chức,
tham gia các buổi sinh hoạt cụm, tìm hiểu và học bồi dưỡng thường xun.
Ngồi ra tôi cũng đăng ký các tiết dạy mẫu để rút ra kinh nghiệm, tham gia thi
giáo viên giỏi các cấp.
Nghiên cứu tài liệu, qua sách, báo, qua mạng liên quan đến việc tổ chức tốt
hoạt động vui chơi cho trẻ để từ đó tơi nắm rõ và phối hợp một cách linh hoạt
các phương pháp dạy học trong tổ chức hoạt động góc cho trẻ như: quan sát, trị
chuyện, đặt tình huống có vấn đề,.... Điều này có nghĩa là ‘‘Để đáp ứng nhu cầu
của trẻ khi chơi, tôi có thể trực tiếp tham gia vào các trị chơi ở các mức độ khác
nhau. Đây là biện pháp hướng dẫn trẻ chơi mang tính tình huống. Mỗi cách thức
tham gia có khả năng giải quyết một số tình huống nảy sinh như: Để làm rõ và
duy trì ý tưởng chơi, để phát triển nội dung của trò chơi, giúp trẻ học cách chơi
mới, học cách chơi cùng bạn, điều chỉnh hành vi chơi, hay thỏa mãn nhu cầu đồ
chơi của trẻ”.
Ví dụ: Khi trẻ chưa biết đó là góc chơi gì và chơi những gì trong góc đó thì
cơ giáo phải cung cấp, hướng dẫn giải thích rõ cho trẻ biết ‘‘Hơm nay các con sẽ
được chơi ba góc chơi đó là góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập. Ở góc
phân vai con sẽ đóng vai gia đình có ba, mẹ, con, mẹ đi chợ, con đi học....; góc
xây dựng con sẽ làm chú cơng nhân xây nhà cửa...”
Ví dụ: Khi trẻ vào góc phân vai nhưng chưa biết thỏa thuận là mình sẽ chơi
vai gì thì cơ giáo đặt tình huống như ‘‘Qy hàng đang tuyển nhân viên bán
hàng bạn nào thích có thể đến đó để thử việc xem sao!; Phòng khám cũng đang
thiếu bác sĩ và có rất nhiều bệnh nhân đang chờ khám vì thế cần một bác sĩ giỏi

để khám bệnh, bạn nào có thể đến đó và vào vai bác sĩ; hoặc là theo các con
trong gia đình thì có những ai? Vậy ai làm bố! Ai làm mẹ! Ai làm các con!...

7


Hình 1:Trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình
Ví dụ: Khi trẻ vào vai bác sĩ nhưng chưa có bệnh nhân đến khám, trẻ ngồi
một chỗ, bị động lúc này cơ có thể đóng vai người bệnh đến khám. Có thể đặc
những câu hỏi để bác sĩ giao tiếp cùng cô và tạo cho trẻ sự hứng thú khi vào vai
chơi “Bác sĩ ơi hôm nay tôi thấy đau bụng, bác sĩ khám giúp tôi”, hoặc một trẻ
đến khám bệnh mà ngồi im khơng nói gì cơ sẽ gợi ý: “ Bác sĩ ơi có bệnh nhân
đến khám kìa, khơng biết bạn ấy đau gì mà ngồi im thế” từ đó giúp trẻ mạnh dạn
giao tiếp trong hoạt động chơi và vai chơi.

Hình 2:Trẻ đóng vai bác sĩ và người bệnh
8


 Biện pháp 2: Lựa chọn, sắp xếp, trang trí các góc chơi phù hợp
Theo như tâm lý học ở lứa tuổi mầm non mỗi độ tuổi khác nhau thì sự
phát triển về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm -xã hội
của trẻ là khác nhau và điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng, nhu cầu chơi
của trẻ. Chính vì vậy, các góc chơi trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù
hợp với từng độ tuổi. Tôi đã dựa vào mức độ nhận thức và khả năng chú ý có
chủ đích cũng như đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi ở lớp tôi
để lựa chọn nội dung chơi và sắp xếp các góc chơi sao cho phù hợp giúp trẻ phát
huy hết khả năng, năng lực vui chơi của mình, cụ thể:
Lựa chọn nội dung chơi theo độ tuổi và chủ đề ở các góc chơi phù hợp.
Tùy theo độ tuổi mà chủ đề chơi và nội dung chơi được mở rộng hơn, phong

phú hơn.
Ví dụ: Xây dựng nội dung chơi của một chủ đề Gia đình bé yêu
STT

Góc chơi

Nội dung chơi

Chuẩn bị đồ dùng

- Trẻ đến góc chơi xếp số -Tranh lơ tơ về gia đình,
lượng đối tượng tương ứng với thẻ số…
các thành viên trong gia đình.
- Thực hành sách
- Học tập
1

- Xem tranh ảnh về chủ đề

- Chuẩn bị sách sách toán,

- Làm mảng tường mở

chữ cái, tạo hình, bút màu
xốp, bút chì, gam.
-Tranh, tạp chí
- Tranh ảnh, sách báo… về
chủ đề, kéo, hồ dán…

- Vẽ, tơ màu người thân trong -Bút chì, bút màu, giấy

gia đình,…..

vẽ…

9


- Trẻ tưới nước trồng cây trong - Chuẩn bị một số cây các
sân trường, nhổ cỏ.

loại, ản mi ni, bình tưới
nước.

2

-Thiên
nhiên

- Chơi đất cát,in hình bàn tay,

- Chuẩn bị cát, nước, đá,

bàn chân.

sỏi, chai nhựa, phiểu, hình
bàn tay bàn chân in trên cát

3

- Đóng vai các thành viên


- Chuẩn bị 1 số đồ dùng đồ

trong gia đình

nấu ăn, đồ chơi như búp

- Phân vai - Nhóm gia đình nấu ăn
- Cửa hàng thực phẩm

bê, bình, ly....
- Một đồ dùng quày bán
hàng thực phẩm:

Trái

cây,rau, củ ,quả, cá, thịt…

4

- Bác sĩ, y tá
- Trẻ hát, múa, đàn, gõ trống

- Đồ dùng bác sĩ
- Nhạc cụ, đàn, trống,

- Góc

- Đọc thơ, kể chuyện, đóng


micaro…

nghệ

kịch…

- Trang phục

-Vẽ, nặn, tơ màu về chủ đề

- Giấy màu, đất nặn, bút

thuật
màu, bút chì, …

- Góc xây
5

dựng

- Làm một số món quà tặng

- Hột hạt, dây,giấy, kéo,

người thân trong gia đình
- Xây dựng nhà cho bé

hồ,keo, …
- Đồ dùng lắp ráp, cây cỏ,
hoa, gạch, cây xanh,…

-Cây ăn quả, rau,..

- Sắp xếp các góc chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tơi thực hiện theo các tiêu
chí sau:
10


+ Phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp. Các góc tĩnh và các góc động
khơng nên sắp sếp gần nhau, tuy nhiên khơng phải xếp hết các góc động gần góc
động hoặc góc tĩnh gần góc tĩnh và phải có một khoảng cách khơng gian trống
nhất định để trẻ chơi góc chơi của mình mà vẫn có thể giao lưu qua lại với bạn ở
góc chơi khác.
+ Chia diện tích cho các góc chơi một cách hợp lý, chẳng hạn góc xây dựng
chiếm nhiều vị trí nhất.
+ Do việc tiến hành các góc chơi hợp lý nên khi chơi trẻ không phải đi lại nhiều
làm ảnh hưởng đến góc chơi của bạn.
+ Trẻ đã quen dần với việc giao lưu cùng nhóm chơi khác và biết mở rộng nội
dung chơi, trẻ say sưa, hứng thú và thỏa mái trong khi chơi.
Ví dụ: Góc xây dựng gần với góc phân vai, bán hàng, bác sĩ để trẻ có thể đi lại
dễ dàng trao đổi mua bán đồ, hoặc qua chơi khám chữa bệnh khi thấy mệt…
nhưng vẫn đảm bảo một khoảng cách nhất định tránh sự ồn ào, lộn xộn khi trẻ
tiến hành chơi.

Hình 3: Bố trí góc chơi xây dựng- phân vai- học tập

11


+ Bên cạnh việc sắp xếp các góc chơi trong lớp hợp lý, tơi cịn trang trí các góc
chơi phù hợp với chủ đề theo hướng mở cung cấp vốn tri thức cho trẻ, giúp trẻ

phát triển tư duy, tính sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia các góc.
Mảng tường mở là nơi giúp trẻ nhận biết và hiểu về thế giới xung quanh.
Trẻ nhìn vào là biết đây là góc gì? Và chơi theo chủ đề gì? Vì thế tơi trang trí
mảng tường mở bằng việc tạo ấn tượng các góc chơi cho trẻ. Tơi thường sưu
tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng u, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý
và tiêu đề của góc có tên gần gũi với trẻ. Ngồi ra đây cũng là nơi trẻ được hoạt
động theo sở thích cá nhân phù hợp với chủ đề chơi ở mỗi giai đoạn. Trẻ có thể
cùng cơ cắt, dán, vẽ những hình ảnh về nội dung có liên quan đến chủ đề và tơi
sử dụng nó để trang trí góc chơi. Từ đó, tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham
gia hoạt động góc vì đó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó.
VD: Để góc nghệ thuật hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tôi đã lấy tên góc là: Bé u
âm nhạc, Ca sĩ tí hon, …và sử dụng những gam màu sáng để trang trí như những
bơng hoa tạo nền sân khấu phía trên mảng tường và có hình ảnh các bé đang
múa, hát, chơi đàn…ở phía dưới mảng tường. Trong đó có các sản phẩm do
chính tay trẻ làm để dán vào làm tranh trang trí cho góc đó.

Hình 4: Trang trí góc nghệ thuật
12


Những kỹ năng về ca hát, múa, nhảy… sẽ được rèn luyện qua góc nghệ
thuật, tơi cũng sáng tạo ra nhiều đồ chơi, dụng cụ gõ, đàn, mũ, hoa…. từ ống
nhựa, phách tre, gáo dừa, lon bia…
Làm thẻ theo kí hiệu của trẻ khi trẻ có nhu cầu chơi ở góc nào thì sẽ cầm
thẻ của mình sang góc đó để chơi, nếu muốn đổi góc chơi chỉ việc cầm thẻ đó
sang góc khác giúp trẻ có tính chủ động, độc lập. Hoặc tôi làm một số thẻ lô tô
về các vai mà trẻ muốn chơi khi đến đó trẻ có thể thỏa thuận với bạn, mình sẽ
chơi vai này và gắn thẻ hình lên trên áo. Từ đó, trẻ ý thức được vai chơi mà trẻ
đang đóng.
Ví dụ: Trẻ đeo thẻ có vai bố thì phải hành động cư xử như thế nào cho phù

hợp… Khi chơi như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia chơi.
 Biện pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chơi của trẻ
Nói đến chơi khơng thể khơng nhắc đến đồ chơi. Đồ chơi là phương tiện
để chơi là người bạn thân thiết của trẻ thơ. Bên cạnh đó, tư duy của trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi trong giai đoạn này thường gắn liền với những hành động và tư duy
hình ảnh. Vì vậy, sự chuẩn bị đồ dùng của cơ là hình thức hấp dẫn để trẻ khám
phá và tham gia vào các vai chơi một cách hứng thú, tích cực nhất. Nhờ có đồ
dùng, đồ chơi ở các góc chơi mà trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, thể hiện lại xã hội
thu nhỏ qua vai chơi của mình và thỏa mãn nhu cầu được chơi của lứa tuổi.
Mỗi góc chơi, chủ đề chơi, nội dung chơi lại có các loại đồ dùng, đồ chơi
khác nhau đa dạng về màu sắc, kích thước, kiểu dáng, vật liệu...cụ thể:
Ở góc chơi xây dựng: Tơi xác định được nội dung chơi ở đây là gì?. Chơi
theo chủ đề gì?. Thường nội dung chơi là xây dựng nhà cửa, trang trại, nông trại,
trường học, bệnh viện, khu vui chơi, công viên, bãi biển, hay một di tích nào
đó… thì đồ dùng đồ chơi ở góc này thường là gạch, khối gỗ hàng rào, cây hoa,
con vật, sỏi, xích đu, cầu trượt…. Từ đó, tơi lên kế hoạch bổ sung đồ chơi theo
từng nội dung chơi và chủ đề cho phù hợp.

13


Hình 5. Đồ chơi tự làm ở góc xây dựng
Ví dụ: Tơi có thể sử dụng gạch, khối gỗ để trẻ xây tường rào, những hàng
rào nhỏ được làm bằng nhựa cắt ra từ chai comfort, cây ăn quả, hoa được làm từ
bitit, vải nỉ, kẽm, khăn bản, các nguyên liệu phế thải như nắp chai, hủ sữa nhựa,
đá cuội, bao nilon, phông nhà cũng được sử dụng làm đồ chơi tạo sự phong phú
đa dạng hấp dẫn trẻ khi chơi.
Đối với góc phân vai: Đây là góc chơi thể hiện nhiều vai chơi và hoạt
động chơi của trẻ cũng đa dạng nhất như: nhóm bác sĩ, nhóm bán hàng, nhóm
nấu ăn… Chính vì thế, đồ chơi ở góc này cũng rất hấp dẫn và phong phú. Những

nguyên liệu làm nên đồ dùng ở góc này vì thế mà cũng không kém phần đa dạng
như: Xốp, bitit, vải nỉ, chai, lọ nhựa, hộp giấy, vải vụn,….
Ví dụ: Nhóm bán hàng tôi làm một số thực phẩm mang đặc trưng của địa
phương như: mạch nha, bánh nổ, bánh tráng, bánh xèo, bánh mức ngày tết, một
số loại rau, củ quả, thức ăn hộp,… tất cả đều được làm dưới đôi bàn tay khéo léo
của cô giáo và một số đồ chơi cịn do chính trẻ làm.

14


Hình 6. Đồ chơi tự làm ở góc phân vai
Góc học tập là nơi trẻ được củng cố lại những kiến thức đã học như hoạt
động học đếm số lượng, sắp xếp theo quy tắc, hình học…, hay đơn giản là nơi
trẻ được thỏa sức sáng tạo với các hình khối, với những nét vẽ trên giấy, với
những trò chơi rèn kỹ năng sống từ những đồ chơi sáng tạo. Vì đặc trưng của
góc cũng mang tính “học tập” nhưng với trẻ ở độ tuổi này thì việc “chơi bằng
học, học bằng chơi” chính là nguồn cảm hứng để tơi có thể sáng tạo các đồ chơi
cho góc học tập giúp trẻ thực sự yêu thích, tích cực, chủ động hoạt động cá
nhân, hoạt động nhóm một cách độc lập. Trẻ nhìn vào trị chơi có thể hiểu ngay
rằng chúng cần chơi như thế nào, thực hiện làm sao cho đúng.

Hình 7. Đồ chơi sáng tạo với vải nỉ giúp trẻ học toán (chủ đề thực vật)
15


Với những hoạt động phát huy sự sáng tạo của trẻ ở góc học tập như vẽ,
nặn, lắp ráp… thì tôi chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng như giấy vẽ, đất nặn, bút chì,
bút màu,… để trẻ thể hiện và tạo ra sản phẩm của mình, bên cạnh đó tôi cũng
gợi ý, khơi gợi đề tài để trẻ suy nghĩ sáng tạo theo cách riêng của mình.


Hình 8. Một số sản phẩm ở góc học tập
Góc thiên nhiên được thiết kế sao cho trẻ có thể trải nghiệm và vui chơi
một cách thỏa mái nhất. Các chậu cây được thiết kế từ chai nhựa cắt ra và trồng
nhiều loại cây, phù hợp an tồn khơng có gai nhọn…, một số trị chơi với cát,
nước cũng khơng kém phần hấp dẫn sáng tạo.

Hình 9. Góc thiên nhiên
16


Hình 10. Trẻ trải nghiệm góc thiên nhiên, chơi với cát, với nước.
 Biện pháp 4: Rèn luyện kỹ năng chơi ở các góc
Chơi ở hoạt động góc là một hoạt động mang tính tự tập của trẻ. Hơn bất
cứ hoạt động nào trong trò chơi trẻ mẫu giáo biểu hiện rõ nhất ý thức làm chủ.
Trẻ hoạt động hết mình, tích cực, độc lập sáng tạo, nảy sinh những sáng kiến
theo cách riêng của mình. Chính vì thế, trong hoạt động góc người lớn khơng thể
áp đặt hay chơi hộ trẻ, mà chỉ có thể gợi ý hướng dẫn mà thơi. Nhận thức được
điều này nên tơi đã có một số hình thức hỗ trợ rèn kỹ năng chơi ở các góc cho
trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cụ thể là cung cấp vốn sống, vốn kinh nghiệm và giúp trẻ
trau dồi vốn sống qua các trò chơi. Nếu vốn sống của trẻ mờ nhạt và thiếu hụt sẽ
khiến cho trò chơi của trẻ trở nên đơn điệu, nghèo nàn cũng như là “Kỹ năng
chơi còn chưa thành thạo do thiếu kinh nghiệm sống” đây cũng là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ khơng có hứng thú, bỏ dở cuộc chơi.
Ngược lại vốn sống, kinh nghiệm phong phú sinh động không những là nguồn
chất liệu nuôi dưỡng các trò chơi mà còn là động lực thúc đẩy trẻ đến với những
đề tài, tình tiết ngày càng khác lạ, độc đáo và phong phú hơn, có nghĩa là “Kỹ
năng chơi sẽ được bồi đắp thêm lên”.
17



Ví dụ: Trước khi trẻ đóng vai bác sĩ cơ sẽ khai thác kinh nghiệm của trẻ
như đặt các câu hỏi: Con đã đi khám bác sĩ chưa?; Vì sao con cần gặp bác sĩ?;
Bác sĩ khám như thế nào?... Sau đó tơi cũng có thể cung cấp kinh nghiệm nếu trẻ
chưa biết rõ thơng qua việc xem hình ảnh, video để trẻ biết một bác sĩ cần làm
gì. Từ đó trẻ bước vào vai chơi một cách mạnh dạng. Trẻ đóng vai bác sĩ thì trẻ
bắt chước bác sĩ: Mặc quần áo blouse trắng, đeo tai nghe, cầm kim tiêm và cặp
nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân cần, chu đáo hỏi thăm bệnh
nhân, bác sĩ có thể tiêm thuốc, kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Cịn bệnh nhân thì
biết ngồi im lặng làm theo hướng dẫn khám bệnh của bác sĩ...
Ví dụ: Khi chơi đóng vai người bán hàng thì trẻ biết người bán hàng sẽ
phải niềm nở, tươi cười khi có khách đến mua hàng và biết cân, đong, thu tiền
và trả tiền thừa.

Hình 11. Trẻ chơi bán hàng
 Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh về các mặt nhằm phát huy
tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoat động góc theo hướng lấy
trẻ làm trung tâm.
* Xây dựng kế hoạch phối hợp:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực trong hoạt
động góc của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo hướng xây dựng trường mầm non lấy
18


trẻ làm trung tâm là một vấn đề thiết yếu đáp ứng nhu cầu được chơi, được thể
hiện những kinh nghiệm vốn sống của mình qua xã hội thu nhỏ là trị chơi. Đáp
ứng nhu cầu phát triển tồn diện các mặt của trẻ dưới hình thức chơi mà học,
học bằng chơi nên ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch phối kết hợp
với phụ huynh trong việc xây dựng, củng cố, bổ sung các đồ chơi cần thiết ở các
góc theo chủ đề.
* Hình thức phối hợp:

Thông qua cuộc họp phụ huynh học sinh tôi triển khai hoạt động chăm sóc
giáo dục nói chung và vấn đề cần thiết của hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi nói
riêng đến phụ huynh. Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động
chơi ở các góc đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Để trẻ chơi tốt vai chơi của
mình thì tơi cũng hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ có thêm kinh nghiệm sống để
áp dụng vào trò chơi, đây cũng là cách để phụ huynh gần gũi hiểu con mình hơn.
Khơng những thế cịn giúp phụ huynh có thể giáo dục các cháu những hành vi,
thái độ cư xử đúng mực trong xã hội, đem lại hiệu quả giáo dục cao.
Huy động phụ huynh học sinh tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng
cây xanh, sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi.
Lớp cũng xây dựng góc tuyên truyền, đưa những hình ảnh về các hoạt động
trong ngày, sản phẩm của trẻ đặc biệt là hoạt động chơi của trẻ ở các góc để phụ
huynh biết trẻ đã có những kỹ năng gì, có hành vi chơi ra sao, trẻ có hứng thú,
có tích cực hay khơng…

Hình 12. Góc tun truyền phụ huynh cần biết
19


IV. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được
Trong quá trình triển khai thực hiện: “Một số biện pháp phát huy tính tích
cực trong hoạt động góc của trẻ 4-5 tuổi theo hướng xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm”, đã tạo cho bản thân tôi sự tự tin, mạnh dạng và khơi dậy
sự sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy, hình thức tổ chức mơi trường hoạt
động góc cho trẻ.
Đặc biệt hơn tôi nhận thấy các biện pháp đã phát huy tốt tính tích cực của
trẻ trong hoạt động góc theo hướng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm. Trẻ thực sự hứng thú và bị lơi cuốn vào những trị chơi ở góc chơi, trẻ chủ
động hơn, tự giải quyết tình huống chơi và thể hiện sự sáng tạo của mình trong

khi chơi một cách hiệu quả.Từ đó, hình thành ở trẻ tính tự lập, có kỹ năng giải
quyết tình huống, giao tiếp tốt với bạn bè, làm việc nhóm…, là tiền đề cho việc
phát triển nhân cách của trẻ. Điều này chứng minh rằng các biện pháp trên có
tính khả thi và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Những biện pháp trên đã mang lại kết quả tốt sau thời gian áp dụng tại lớp
tôi giảng dạy, chất lượng về tham gia hoạt động góc của trẻ được nâng cao rõ
rệt.
Thơng qua bảng khảo sát ta thấy sự hứng thú của trẻ khi tham gia chơi ở
góc được được nâng cao, đồng nghĩa với việc kỹ năng chơi cũng dần thành thạo
hơn. Trẻ đã có thể chủ động độc lập chọn góc chơi, biết phối hợp cùng bạn thỏa
thuận vai chơi, nội dung chơi. Khả năng giao tiếp mạnh dạn của trẻ trong hoạt
động chơi cũng được phát huy khá tốt. Và những sản phẩm của trò chơi ở trẻ rất
sáng tạo ngỗ nghĩnh mang nét trẻ thơ.

20


Bảng kết quả khảo sát:
Đạt
STT
1
2

3

4

5

Tiêu chí

Trẻ chơi hứng thú
Trẻ thành thạo các kỹ năng
chơi
Trẻ tự chọn góc chơi và
thỏa thuận vai chơi
Trẻ giao tiếp mạnh dạn khi
chơi
Trẻ tạo ra được sản phẩm
khi chơi

Chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

35/38

92%

3/38

8%

35/38


92%

3/38

8%

33/38

87%

5/38

13%

30/38

79%

8/38

21%

30/38

79%

8/38

21%


* Đối với giáo viên:
Mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, lựa chọn
nội dung chơi bám sát với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi. Qua đó, hình
thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức
các hoat động ở trường cho trẻ.
* Đối với cha mẹ trẻ:
Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của ngành giáo dục Mầm non trong
thời đại mới và có sự thay đổi cách nhìn về việc học và chơi của con em mình.
Có nhiều sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu.
2. Phạm vi áp dụng
Sau 2 năm thực hiện các giải pháp trên đã đạt được kết quả cao nên được
nhân rộng và áp dụng toàn khối cũng như các độ tuổi trong trường.
Trong quá trình thực hiện bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm
quý báu sau:
21


- Hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng hoạt động vui chơi nói chung và hoạt
động góc nói riêng đối với lứa tuổi mầm non. Từ đó, xây dựng kế hoạch nội
dung thực hiện hoạt động góc phù hợp với chủ đề và độ tuổi đang giảng dạy.
- Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng phương pháp
dạy học lấy trẻ làm trung tâm vào tổ chức hoạt động góc để đem lại hiệu quả
cao.
- Sáng tạo, làm đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn tạo mơi trường góc chơi
thu hút đối với trẻ.
- Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Cung
cấp kinh nghiệm sống để giúp trẻ hình thành kỹ năng chơi; Khen chê đúng mức,
động viên khích lệ kịp thời.
- Ln giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ các
nguyên vật liệu mở, cũng như khuyến khích phụ huynh bồi đắp thêm vốn sống,

kinh nghiệm sống cho trẻ.
- Luôn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thay đổi kịp thời nhằm
nâng cao nghiệp vụ sư phạm của giáo viên là biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất
tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
3.Kiến nghị.
- Đối với nhà trường :
Quan tâm đầu tư hơn nữa về xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp một số
nguyên vật liệu cần thiết như bitit, vải nỉ…để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi bổ
sung ở các góc.
Thường xuyên tổ chức các đợt chun đề nhằm nâng cao trình độ chun
mơn cho giáo viên.
Thường xuyên tổ chức các hội thi về làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để giáo
viên có cơ hội cọ sát, học hỏi lẫn nhau về cách thức làm đồ dùng đồ chơi, tran g
trí góc đẹp sinh động thu hút trẻ.
Trên đây là một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động góc
của trẻ 4-5 tuổi theo hướng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm của
22


bản thân tơi. Kính mong nhận được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo
giúp tơi có thêm kinh nghiệm và hồn thành nhiệm vụ của mình.
XÁC NHẬN CỦA

Đức Hiệp, ngày …. tháng … năm 2019

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng kiến
bản thân thực hiện, không sao chép nội
dung của người khác, nếu vi phạm chịu xử

lý theo qui định./.

Lê Thị Kim Ngân

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Thị Thanh Hà - Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non
- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2011
2. Mai Thị Nguyệt Nga - Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Trường
cao đẳng sư phạm mẫu giáo trung ung ương, 2007
3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa – Tâm lý
học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi) – Nhà xuất bản Đại học sư
phạm, 1994
4.Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai – Sự phát triển tâm lý trẻ em
lứa tuổi mầm non- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2009
5.Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam, 2017
6.Tâm lý học trẻ em - Nhà xuất bản giáo dục, 1997
7. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
8. Kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục – Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam
9. Chương trình giáo dục Mầm Non – Nhà xuất bản giáo dục Mầm non, 2016

24


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN

…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
25



×