Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

một số giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào tk - td - kt dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.67 KB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
TÌM KIẾM – THĂM DÒ – KHAI THÁC DẦU KHÍ.
1.1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VÀ CÔNG NGHIỆP DẦU
KHÍ VIỆT NAM.
1.1.1. Ngành Công nghiệp Dầu khí.
1.1.1.1. Đặc thù.
Đứng trên góc độ của nhà đầu tư, có thể rút ra các đặc trưng chính như
sau:
a) Công nghệ cao.
Dầu khí là ngành Công nghiệp trẻ ở Việt Nam nhưng là ngành Công
nghiệp phát triển trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển đó, lĩnh vực này
đã ứng dụng hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến đã được phát minh
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong hoạt động dầu khí, nếu không ứng
dụng được những công nghệ cao thì không thể thu được kết quả.
b) Vốn lớn.
Để ứng dụng được những công nghệ cao thì cần phải có một khối lượng
vốn đầu tư khá lớn. Mọi nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đều phải tính đến
khả năng sử dụng lượng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện
có.
c) Nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận cao.
 Nhiều rủi ro.
Các rủi ro trong hoạt động Dầu khí có thể kể đến như: rủi ro về tỉ giá hối
đoái, rủi ro về tỉ lệ lạm phát, rủi ro chính trị, giá cả, rủi ro địa chất, địa lí, rủi
ro về kĩ thuật, rủi ro về thị trường cũng như chất lượng dầu khí… Có những
quốc gia sau vài chục năm thăm dò dầu khí mới phát hiện được các mỏ dầu
khí có giá trị công nghiệp (Canada mất 40 năm, Việt Nam sau gần 30 năm tìm
kiếm thăm dò dầu khí mới phát hiện ra các mỏ dầu có giá trị công nghiệp).
Lê Vũ Sao Mai 1 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
Các loại rủi ro đó xuất hiện bất cứ lúc nào, trong bất cứ giai đoạn nào của


hoạt động Dầu khí. Ví dụ như có mỏ khai thác có triển vọng chứa dầu khí, có
các biểu hiện dầu khí nhưng không có giá trị công nghiệp; cũng có thể dầu thô
khai thác được lại có hàm lượng lưu huỳnh, phốt pho cao (S, P lớn hơn 0,1%)
… Rủi ro lớn nhất trong hoạt động dầu khí là rủi ro trong Tìm kiếm – thăm
dò. Trong đó, rủi ro về trữ lượng và khả năng khai thác là lớn nhất. Các hoạt
động trong các khâu khác (lọc, hóa dầu, xử lí, vận chuyển, phân phối, kinh
doanh sản phẩm dầu khí…) ít chịu rủi ro hơn trong chính bản thân khâu đó,
nhưng lại gián tiếp chịu rủi ro do khâu Tìm kiếm – thăm dò mang lại. Rủi ro
trong Tìm kiếm – thăm dò có thể làm mất toàn bộ vốn đầu tư, còn rủi ro trong
các khâu khác của hoạt động đầu tư (lĩnh vực lọc, hoá dầu và chế biến kinh
doanh) chỉ có thể làm giảm lợi nhuận của quá trình đầu tư đó.
Có thể tạm chia chúng ra làm 4 loại: rủi ro địa chất, rủi ro thương mại,
rủi ro kỹ thuật, rủi ro khác, trong đó rủi ro địa chất và rủi ro thương mại là các
rủi ro chủ yếu.
- Rủi ro địa chất: là những rủi ro liên quan đến địa chất mỏ khai thác, có
thể do xác định sai cấu tạo địa chất, xác định sai xác suất tồn tại một tích tụ
dầu khí và có khả năng khai thác
- Rủi ro thương mại: Để đánh giá hiệu quả từ việc khai thác dầu khí,
thường sử dụng chỉ tiêu NPV:
NPV =
trong đó: R
1
, R
2
, R
3
, R
n
– thu nhập ròng nhận được vào cuối năm
1,2,3 (đây là thu nhập sau khi đã trừ thuế và các khoản thu

khác).
i – lãi suất chiết khấu (%)
n - số năm đầu tư xác định theo thời hạn đầu tư trong hợp
đồng.
Việc khai thác dầu khí không đạt được hiệu quả kinh tế, tức là NPV âm,
thì được coi là rủi ro thương mại.
Lê Vũ Sao Mai 2 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
- Rủi ro kỹ thuật: Việc xác định các tham số cần thiết cho việc khai thác
dầu sẽ gây ra các rủi ro kỹ thuật. Các tham số (yếu tố) đó là: độ bão hoà dầu,
hiệu suất thu hồi, chiều dầy vỉa sản phẩm, hệ số co
- Rủi ro khác: đó là các rủi ro do sự cố xảy ra có tác động tiêu cực đến
thu chi tài chính gồm các rủi ro về thiên tai, hoả hoạn, thời tiết và các vấn đề
có liên quan đến chính trị.
 Lợi nhuận lớn.
Khi các phát hiện dầu, khí có tính thương mại và đưa vào phát triển, khai
thác thì sẽ thu được một khoản lợi nhuận lớn. Thông thường, nếu có phát hiện
thương mại, chi phí cho một thùng dầu chỉ bằng khoảng 1/3 giá bán. Chẳng
hạn, khu vực Trung Đông là khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, chi phí sản
xuất chỉ khoảng 1USD/thùng; trong khi đó giá bán có lúc đạt trên 30
USD/thùng, thậm chí tại thời điểm sốt dầu, giá bán đạt trên 70 USD/thùng.
Có thể nói nhờ đặc trưng rất hấp dẫn này mà các nhà đầu tư đã chấp nhận
rủi ro để bỏ vốn đầu tư vào hoạt động dầu khí.
d) Hợp tác quốc tế.
Xuất phát từ các đặc thù trên: nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho
nên hợp tác quốc tế trở thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu
khí. Rất khó có thể tìm thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu
khí lại không có hợp tác quốc tế.
Hợp tác quốc tế nhằm mục đích san sẻ rủi ro và tạo ra một khối lượng
vốn đầu tư đủ lớn cho hoạt động của mình. Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của

mỗi nước hay mỗi công ty mà chú ý nhiều hơn tới từng mục tiêu cụ thể. Với
các nước có tiềm lực lớn về vốn và mạnh về công nghệ thì hợp tác quốc tế
chủ yếu nhằm mục đích san sẻ rủi ro. Với Việt Nam, do hoạt động dầu khí
còn non trẻ nên hợp tác quốc tế vừa để san sẻ rủi ro, vừa để huy động vốn,
công nghệ và học tập kinh nghiệm của nước ngoài.
Tóm lại : Với quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và ngành Dầu khí
mới được hình thành như Việt Nam thì những đặc trưng trên càng được thể
Lê Vũ Sao Mai 3 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
hiện khá rõ nét. Khi quyết định đầu tư cho bất kì dự án dầu khí nào, nhà đầu
tư trước hết phải xem xét tới các đặc trưng trên và lượng hóa được các đặc
trưng đó (lượng hoá mức độ rủi ro, trình độ công nghệ, vốn đầu tư và lợi
nhuận có thể có…)
1.1.1.2. Các công đoạn chính của hoạt động Dầu khí.
Hoạt động dầu khí được chia thành 3 lĩnh vực chính:
 Hoạt động Tìm kiếm - thăm dò - khai thác : Còn gọi là lĩnh vực
Thượng nguồn, hoặc khâu đầu, hoặc UPSTREAM: được tính từ
khi bắt đầu các hoạt động khảo sát địa vật lý, xử lí tài liệu địa
chấn, khoan thăm dò… cho tới khi đưa dầu hoặc khí lên tới miệng
giếng.
 Hoạt động vận chuyển – tàng trữ dầu khí : Còn gọi là lĩnh vực
Trung nguồn, hoặc khâu giữa, hoặc MIDSTREAM: là khâu nối
liền khai thác với chế biến và tiêu thụ. Quá trình phát triển của nó
gắn liền với quá trình khai thác dầu khí, bao gồm các kho chứa,
các hệ thống vận chuyển bằng đường ống và tàu dầu.
 Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, kinh doanh, phân
phối sản phẩm…: Còn gọi là lĩnh vực Hạ nguồn, hoặc khâu sau,
hoặc DOWNSTREAM: Bao gồm các hoạt động lọc, hóa dầu, chế
biến dầu và khí. Nó được tính từ khi nhận dầu (hay khí) từ nơi
xuất của khu khai thác đến quá trình lọc, chế biến, hoá dầu và kinh

doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí đó.
Lê Vũ Sao Mai 4 Đầu tư 44C
Tìm kiếm –
thăm dò –
khai thác
Vận chuyển
– Tàng trữ
Chế biến –
kinh doanh
phân phối
sản phẩm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
Trên thế giới, mỗi công đoạn có sức hấp dẫn riêng của nó; có quan hệ
phụ thuộc hoặc quyết định chi phối lẫn nhau. Tuy vậy, hoạt động trong lĩnh
vực Thượng nguồn có sức hấp dẫn cao nhất (mặc dù có rủi ro lớn) vì thu được
nhiều lợi nhuận nhất. Trong lĩnh vực Hạ nguồn, đầu tư vào hoạt động kinh
doanh, bán lẻ có thể thu được lợi nhuận lớn; còn đầu tư vào lọc dầu ít có sức
hấp dẫn và lợi nhuận không cao (đôi khi còn bị lỗ), nhưng người ta vẫn đầu tư
vào khâu này vì nhiều mục đích khác nhau, trong đó quan trọng nhất là vì
chiến lược an toàn năng lượng và làm tiền đề cho các ngành công nghiệp khác
phát triển (ví dụ công nghiệp hoá chất, phân bón…).
Biểu đồ 1: Tỉ trọng thu nhập bình quân từ các khâu của các Tập
đoàn dầu khí lớn (giai đoạn 1985 – 2003)
1.1.2. Ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
So với các ngành công nghiệp khác trong nước, ngành Dầu khí được coi
là phát triển sau. Tuy nhiên với sự hấp dẫn của nó và sự quan tâm ưu tiên đặc
biệt của Đảng và Chính phủ, trong vòng 30 năm trở lại đây, ngành Công
nghiệp đặc thù này đã phát triển rất mạnh và trở thành một trong những ngành
có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân hiện nay.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã
không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn thử thách
lập nên những thành tựu trên chặng đường tìm kiếm, thăm dò và khai thác
Lê Vũ Sao Mai 5 Đầu tư 44C
Khai thác
65.0%
Hoá dầu
6,4%
Lọc dầu
28,6%
Chuyờn thc tp tt nghip GVHD. TS. Nguyn Hng Minh
ngun ti nguyờn vụ cựng quý giỏ ny, phc v cụng cuc phỏt trin kinh t -
xó hi ca t nc.
Cú th tm phõn chia tin trỡnh phỏt trin ca ngnh Du khớ Vit Nam
theo cỏc giai on nh sau:
Thi k trc 1975:
Trong giai on ny, trong iu kin t nc cũn chia ct, cỏc hot ng
thm dũ du khớ i theo hai hng khỏc nhau:
- min Bc, vi s giỳp v ti chớnh v k thut ca Liờn-xụ
v mt s nc XHCN ụng u (c), Tng cc a cht ó tin hnh mt s
hot ng thm dũ a vt lý, a cht ti vựng trng sụng Hng. Công tác
thăm dò đã đợc triển khai tơng đối rộng rãi ở khu vực miền võng Hà nội bao
gồm khảo sát địa vật lý và khoan thăm dò. Trong kho sỏt a vt lý ó ỏp
dng hu nh ton b cỏc k thut m Liờn Xụ cú lỳc by gi. Thời kỳ đầu
(1962-1970) chủ yếu chỉ khoan nông (khoảng dới 150m) nhng sau đó (1974-
1975) tiến hành khoan một số giếng khoan sâu (trờn 3000m) ở Thái Bình và
đã có một số phát hiện dầu khí.
- Trong khi ú min Nam, hot ng thm dũ din ra mnh m
hn: t khi chớnh quyn Nam Vit Nam ban hnh Lut khuyn khớch u t
nc ngoi (Lut s 011/70), mt lot cỏc cụng ty ca M, Nht, Canada ó

u t di dng Hp ng Nhng a thm dũ du khớ trờn thm lc a
Nam Vit Nam, v kt qu l mt lot cỏc ging ó cú phỏt hin du, trong ú
ging cao nht cho lu lng khong 2.400 thựng du/ngy. Năm 1974 công
ty dầu khí Mỹ Mobil đã ký kết với chính quyền miền Nam cũ thăm dò và phát
hiện thấy dầu tại các mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng (sau này Xí nghiệp liên doanh
dầu khí Vietsovpetro tiếp nhận).
Giai on t 1975 n 1987:
õy l giai on t sau khi thng nht t nc n khi Lut u t
Nc ngoi ti Vit Nam c ban hnh.
Lờ V Sao Mai 6 u t 44C
Chuyờn thc tp tt nghip GVHD. TS. Nguyn Hng Minh
Trong giai on ny, hot ng thm dũ du khớ c y lờn mc cao
hn trờn ton lónh th Vit Nam, c bit l v t chc, quy mụ, chiu sõu k
thut sau khi Tng cc Du khớ c thnh lp vo thỏng 9/1975.
Tip theo ú cỏc cụng ty chuyờn ngnh ó c thnh lp: Cụng ty Du
khớ I, Cụng ty Du khớ II, Cụng ty a Vt lý, Vin Du khớ, Trng Cụng
nhõn K thut Du khớ, on ng bng Cu Long, Cụng ty Vt t Thit
b
Quy mụ v phm vi hp tỏc ó c m rng: ngoi vic Liờn Xụ giỳp
u t thm dũ mnh m hn vựng trng sụng Hng, phớa Nam ta cng t
u t khoan ging thm dũ ng bng sụng Cu Long. Nhp u t
thm dũ tng dn vi vic gi vn u t nc ngoi t cỏc cụng ty du khớ
quc t (ngoi M) di dng Hp ng Dch v. Các hoạt động dầu khí đợc
triển khai ra toàn quốc. Trong thời gian này, một số công ty t bản nớc ngoài
nh Deminex (Đức), BowValley (Canada), Agip (ý) đã vào thăm dò dầu khí ở
thềm lục địa phía nam. Mặc dù có một vài phát hiện dầu khí nhng do nhiều lý
do khác nhau các công ty này đều đã hoàn trả diện tích và rút lui.
nh im ca giai on ny l vic ra i ca Xớ nghip Liờn doanh
Vietsovpetro (1981) vi vic phỏt hin m du ln cho Vit Nam, m Bch
H (1986). Tn du thụ u tiờn ó c khai thỏc ti m Bch H vo thỏng

6/1986. õy l mt cỏi mc c bit quan trng ỏnh du s phỏt trin ca
ngnh Du khớ Vit Nam.
Bờn cnh cỏc hot ng sn xut, s nghip hp tỏc quc t trong t vn,
o to v nghiờn cu, mc dự cú s cm vn ca M, ó c chỳ trng v
y mnh. Nh cú Lut u t Nc ngoi ti Vit Nam (1987) v chớnh
sỏch m ca kinh t ca ng v Nh nc, ngnh Du khớ Vit Nam ó
bc vo mt thi k phỏt trin mnh m, c bit l i vi cụng tỏc thm
dũ khai thỏc.
Lờ V Sao Mai 7 u t 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
 Giai đoạn từ 1987 đến nay:
Tổng cục Dầu khí được chuyển đổi thành Tổng Công ty Dầu khí Việt
Nam, với tư cách là một Công ty Dầu khí Quốc gia, đã tiến hành ký hàng
chục hợp đồng hợp tác kinh doanh thăm dò dầu khí với các công ty dầu khí có
danh tiếng trên thế giới.
Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động dầu khí trong nền kinh tế thị
trường đã được hoàn thiện, đảm bảo cho việc đầu tư được ổn định (Luật Dầu
khí, Luật Thuế, Luật Lao động…).
Việc hợp tác thăm dò được mở rộng ra với các công ty Mỹ sau khi hết
cấm vận đã tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ cao trong thăm dò
khai thác.
Các hình thức hợp đồng được đa dạng hóa với việc ra đời các Liên doanh
Điều hành chung.
Tháng 4/1995, khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đã được đưa vào bờ để
phát điện tại nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, đánh dấu sự ra đời của ngành công
nghiệp khí Việt Nam với nhiều triển vọng to lớn.
Đặc biệt là với việc tăng nhanh sản lượng khai thác của mỏ Bạch Hổ và
các phát hiện dầu khí mới của các Nhà thầu đã và đang đưa vào khai thác đã
khẳng định vai trò quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam trong nền kinh tế
quốc dân.

Khối lượng công tác thăm dò thực hiện được trong vòng 18 năm trở lại
đây đã gấp hàng chục lần so với toàn bộ hoạt động trước đó với tổng số vốn
đầu tư ước chừng 7,2 tỷ USD.
Hiện nay, toàn bộ dầu thô Việt Nam được xuất bán cho các công ty nước
ngoài (Nhật, Singapor, Mỹ, Hàn Quốc ) nhưng sau này một phần sẽ được
đưa vào chế biến tại nhà máy lọc dầu số 1 ở Việt Nam với công suất 6,5 triệu
Lê Vũ Sao Mai 8 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
tấn/năm, tiếp theo là nhà máy lọc dầu số 2 cũng sẽ được xây dựng, làm cơ sở
cho công nghệ hoá dầu ở Việt Nam ngày càng phát triển.
Để xây dựng nền công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển một cách toàn
diện, ngoài những dự án có sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong khâu tìm
kiếm thăm dò khai thác và chế biến dầu khí, Tổng công ty dầu khí Việt Nam
cũng sẽ chú trọng những dự án phát triển năng lực dịch vụ kỹ thuật cao để
nâng cao tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ dầu khí của chính Tổng công ty dầu
khí Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước, mở rộng kinh doanh ở khâu
phân phối sản phẩm, tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ sản
xuất, chú trọng công tác đào tạo cán bộ, mở rộng hợp tác với các cơ sở khoa
học và doanh nghiệp trong nước, từng bước có sự lựa chọn tham gia đầu tư ở
nước ngoài, xây dựng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ngày càng hoàn thiện
và phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.1.2.2. Vai trò vị trí của ngành Dầu khí trong tiến trình phát triển và đổi
mới nền kinh tế đất nước.
Với mức đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước nói chung và kim
ngạch xuất khẩu nói riêng, ngành Dầu khí được biết đến là một ngành có
đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Đến tháng 6/2005,
toàn ngành Dầu khí Việt Nam đã khai thác 200 triệu tấn dầu quy đổi. Với sản
lượng khai thác như vậy, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã thu được 34 tỷ
USD từ xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
(NSNN) hơn 18 tỷ USD. Chỉ tính riêng 5 năm (2001 – 2005), tổng doanh thu

đạt 330 nghìn tỷ đồng, nộp NSNN 200 nghìn tỷ đồng. Tính bình quân mỗi
năm, ngành Dầu khí đóng góp khoảng 25% NSNN, đứng thứ 3 trong khu vực
Đông Nam Á về xuất khẩu và đứng thứ 4 về khai thác dầu thô. Hàng năm, thu
nhập do khai thác và xuất khẩu dầu thô đứng ở vị trí hàng đầu và chiếm
khoảng gần 1/4 trong tổng thu nộp NSNN.
Ngành Dầu khí được Đảng và Chính phủ xếp là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước,
Lê Vũ Sao Mai 9 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
Tổng công ty Dầu khí cũng được xếp hạng là doanh nghiệp Nhà nước hạng
đặc biệt. Điều đó phần nào cho thấy vai trò và vị trí của ngành Dầu khí đối
với tiến trình phát triển và đổi mới nền kinh tế đất nước.
Có thể tóm tắt một số đóng góp chính của ngành Dầu khí như sau:
- Mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Ngân sách Nhà nước thông
qua việc chia sản phẩm và các loại thuế (thuế tài nguyên, thuế thu nh);
- Thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dầu khí tại Việt Nam;
- Thu hút chuyển giao công nghệ và chuyển dịch kỹ thuật tiên tiến vào
Việt nam;
- Tạo ra công ăn việc làm đáng kể cho bản thân cán bộ công nhân viên
ngành Dầu khí cũng như một số ngành nghề dịch vụ cho Dầu khí;
- Phát triển mạnh quan hệ hợp tác quốc tế; chúng ta có quan hệ hợp tác
với nhiều nước, các công ty, các viện nghiên cứu liên quan đến hoạt động dầu
khí;
- Đội ngũ cán bộ của ngành Dầu khí, một bộ phận cấu thành của lực
lượng lao động xã hội, được đào tạo, rèn luyện và trưởng thành đáng kể.
30 năm qua, Ngành Dầu khí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh với
sản lượng dầu khai thác ngày càng tăng, cung cấp năng lượng cho Đất nước
và xuất khẩu, góp phần rất quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp
CNH, HĐH ở nước ta. Ngành Dầu khí Việt Nam đã đóng góp khoảng 400 tỷ
đồng xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, tu bổ các di tích lịch sử,

tích cực tham gia ''Quỹ đền ơn đáp nghĩa'', ''Quỹ vì người nghèo'', ''Quỹ nạn
nhân chất độc da cam'' và nhiều quỹ từ thiện khác.
1.1.3. Giới thiệu về Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
1.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngành dầu khí Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển hơn 30
năm. Trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong
công tác thăm dò và khai thác dầu khí, trở thành một ngành Công nghiệp mũi
Lê Vũ Sao Mai 10 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
nhọn trong cơ cấu kinh tế nước ta. Quá trình hình thành ngành Dầu khí nước
ta gắn liền với sự ra đời của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, trải qua những
mốc quan trọng như sau:
- Năm 1961: Thành lập Đoàn địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất,
làm nhiệm vụ tìm kiếm - thăm dò dầu khí;
- Năm 1969: Chuyển Đoàn địa chất 36 thành Liên đoàn Địa chất 36;
- Năm 1975: Thành lập Tổng cục Dầu khí Việt Nam trên cơ sở Liên
đoàn Địa chất 36 của Tổng cục Địa chất và một số bộ phận của Tổng cục hoá
chất;
- Năm 1977: Thành lập Công ty Dầu khí Việt Nam trực thuộc Tổng cục
Dầu khí làm nhiệm vụ hợp tác tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí với
nước ngoài tại Việt Nam;
- Tháng 4/1990: Sát nhập Tổng cục dầu khí vào Bộ công nghiệp nặng;
- Tháng 6/1990: Thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trên cơ sở
các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí;
- Tháng 5/1992: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ công
nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam có tên giao dịch quốc tế là PETROVIETNAM;
- Tháng 5/1995: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính
phủ ra quyết định là Tổng công ty Nhà nước, có tên giao dịch quốc tế là
PETROVIETNAM.

Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập, hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91,
được tiến hành các hoạt động dầu khí trên toàn lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa và hải đảo thuộc chủ quyền nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và được tiến hành các hoạt động dầu khí ở nước ngoài
khi Chính phủ cho phép. Mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí
của các tổ chức cá nhân khác tại Việt Nam chỉ được tiến hành trên cơ sở ký
kết hợp đồng với Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
Lê Vũ Sao Mai 11 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ.
Là công ty dầu khí quốc gia thuộc quyền quản lý của Nhà nước,
Petrovietnam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động
liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài
nguyên dầu khí tại Việt Nam, tiến hành các hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực
và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao phù hợp với pháp luật Việt
Nam.
1.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động.
Kể từ khi được thành lập, hoạt động kinh doanh của Petrovietnam đã
phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, mang lại hiệu quả cao từ khâu đầu đến các
khâu sau. Hiện nay PetroVietnam có hơn 30 đơn vị thành viên, triển khai các
hoạt động liên quan đến công nghiệp dầu khí không chỉ ở lãnh thổ Việt Nam
mà còn cả ở nước ngoài.
Các hoạt động chính của PetroVietnam bao gồm:
 Tìm kiếm, thăm dò, khai thác DK.
 Vận chuyển, tàng trữ và chế biến DK.
 Thương mại DK.
 Hoạt động tài chính.
 Dịch vụ Dầu khí.
 Nghiên cứu khoa học.

1.1.3.4. Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức hiện nay của PetroVietnam gồm nhiều đơn vị thành viên
và các công ty liên doanh, hoạt động kinh doanh phát triển bao trùm khắp
các lĩnh vực của ngành công nghiệp Dầu khí tại Việt Nam, từ thăm dò và
khai thác dầu khí, tàng chứa, vận chuyển, chế biến, phân phối sản phẩm dầu
khí, đến các hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính, bảo hiểm dầu khí.
Lê Vũ Sao Mai 12 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
 Các công ty thành viên trong lĩnh vực TDKT:
- Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP)
- Công ty Đầu tư & Phát triển Dầu khí (PIDC)
- Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro
Lê Vũ Sao Mai 13 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
Lê Vũ Sao Mai 14 Đầu tư 44C
TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
BỘ MÁY QUẢN LÍ TỔNG
CÔNG TY
ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN
PHỤ THUỘC
DNNN HẠCH TOÁN
ĐỘC LẬP
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÁC LIÊN DOANH
P. TCCB và ĐTạo
P. Kế hoạch
P. Tài Chính
P. Kế toán
P. Thương mại
P. HĐQT
P. Vận chuyển XL và

phân phối khí
P. KHCN và MT
P.Thăm dò và Khai thác
P. LĐ và TLương
P. Thanh tra
Văn phòng
Cty DVụ Kỹ thuật DK
Cty thiết kế XD DK
Cty Chế biến và KD sản
phẩm dầu
Cty DD khoan và hoá
phẩm DK
Cty Bảo hiểm
Cty Thương mại DK
Cty tư vấn ĐT XD DK
Cty TD -KT -DK
Cty Giám sát PSC
Trung tâm đào tạo và
CUNL DK
Viện Dầu khí
Trung tâm NCPT Chế
biến DK
Trung tâm NCPT An
toàn DK
XNLD Vietsovpetro
Cty NMLD Việt Nga
Các LD có vốn góp của
TCTy
P. Chế biến DK
Cty Dịch vụ du lịch DK

Trung tâm TTLLDK
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
1.1.3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm gần đây.
Năm 2005, toàn ngành Dầu khí đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 7 tỷ USD,
tăng hơn mức kỷ lục đã đạt năm 2004 gần 1,33 tỷ USD, Tổng doanh thu của
Tổng công ty tăng 34%. Ngành dầu khí cũng đã nộp ngân sách Nhà nước trên
50.000 tỷ đồng, tăng 1.850 tỷ đồng so với năm 2004, tăng khoảng 28% so với
năm 2004. Đây là năm thứ 5 trong giai đoạn 2001 – 2005, ngành Dầu khí dẫn
đầu các ngành kinh tế cả nước về kim ngạch xuất khẩu và nộp Ngân sách Nhà
nước.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, Tổng công ty dầu khí đóng góp hàng năm
khoảng 25% tổng thu ngân sách Nhà nước, doanh thu liên tiếp tăng và tăng
mạnh (xem bảng 1), tốc độ gia tăng trữ lượng dầu khí khá cao, góp phần quan
trọng bảo đảm an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế của đất nước cũng
như góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội năm
2005 và giai đoạn 2001 – 2005.
Lê Vũ Sao Mai 15 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
Bảng 1: Tổng hợp KQSXKD giai đoạn 2001 – 2005 (Đơn vị: Nghìn USD)
Lê Vũ Sao Mai 16 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
(Nguồn: Báo cáo hằng năm PetroVietnam )
Lê Vũ Sao Mai 17 Đầu tư 44C
2001 2002 2003 2004 2005
Doanh thu 1.084.655 1.904,090 3.173,709 3.058.126 3.314.902
Trừ: Doanh thu của các đối tác liên doanh (801.318) (827,122) (1.390,630) (1.259.272) (1.308.176)
Doanh thu thuần 1.084.655 1.076,968 1.783,079 1.798.854 2.006.726
Giá vốn hàng bán 478.720 (478,713) (685,903) (821.583) (1.015.012)
Lãi gộp 605.935 598,255 1.097,176 977.271 991.714

Thu nhập hoạt động khác 7.359 10.672 15.248 16.101 14.687
Chi phí bán hàng 9.162 (17,734) (30,799) (28.521) (28.800)
Chi phí quản lý 11.546 (27,267) (27,267) (40.872) (49.034)
Chi phí hoạt động khác (8.194) (9.186) (11.952) (11.669) (14.076)
Lãi hoạt động 592.586 553,254 1.041,200 912.310 914.491
Chi phí tài chính 11.600 33,239 67,619 (3.194) (6,147)
Thu nhập đầu tư liên doanh (17.419) (9,046) (6,964) 65.729 81.341
Thu nhập đầu tư khác 9.173 18,505 2,805 16.614 22.674
Lợi nhuận trước thuế 598.405 595,952 1.104,660 991.459 1.012.359
Thuế thu nhập doanh nghiệp 229.383 (190,718) (424,451) (365.112) (403.602)
Lợi nhuận sau thuế 369.022 505,234 680,209 626.347 608.757
(Lỗ) Quyền lợi cổ đông thiểu số 164.704 (0,649) (0,657) 412 588
Lãi ròng hợp nhất 204.318 404,585 679,552 626.759 609.345
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
1.1.3.6. Mối quan hệ giữa hoạt động của TCT và vấn đề Đầu tư nước
ngoài.
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam vừa là đơn vị trực tiếp quản lí hợp hoạt
động của các Nhà thầu nước ngoài trong khi đầu tư vào ngành Dầu khí Việt
Nam, vừa là đơn vị cùng tham gia trực tiếp vào hoạt động đó dưới hình thức
hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh với những tỉ lệ % nhất định. Ngành
Dầu khí không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động dưới hình thức
doanh nghiệp 100%, mà trong tất cả các hợp đồng đều phải có mặt
PetroVietnam.
PetroVietnam chính là đơn vị hoạch định chính sách, quy hoạch, kế
hoạch liên quan đến đầu tư nước ngoài vào ngành Dầu khí Việt Nam, đồng
thời tổ chức quản lí giám sát hoạt động, thu hồi lãi dầu và phần lợi nhuận đã
thoả thuận, từ đó tổng hợp lại rồi mới nộp cho Nhà nước.
1.2 CÔNG TÁC TÌM KIẾM – THĂM DÒ – KHAI THÁC VÀ VẤN ĐỀ
ĐTNN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG NÀY.
1.2.1. Công tác Tìm kiếm – thăm dò – khai thác DK.

1.2.1.1. Mô tả.
Một quá trình đầu tư Tìm kiếm - thăm dò - khai thác có thể chia làm 3
giai đoạn chính, thể hiện trên sơ đồ sau:
Lê Vũ Sao Mai 18 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
a) Giai đoạn Tìm kiếm – Thăm dò.
a.1. Giai đoạn Thăm dò.
 Nghiên cứu địa chất.
- Tái xử lí, tái minh giải tài liệu.
- Thu nổ địa chấn (2D, 3D).
- Xử lí tài liệu địa chấn.
- Minh giải tài liệu địa chấn.
- Đánh giá triển vọng dầu khí (sinh, chắn, chứa…).
Lê Vũ Sao Mai 19 Đầu tư 44C
Giai đoạn
thăm dò
Đánh giá sơ bộ
triển vọng lô
hợp đồng
Chọn vùng
cấu tạo
triển vọng
Khảo sát ĐVL
nghiên cứu địa
chất
Khoan
thăm

N.cứu kết quả
khoan và đánh

giá phát hiện
Đánh giá đối
tượng và chọn
vị trí khoan
Thiết kế, gọi thầu
chế tạo phương
tiện thiết bị
Kế hoạch phát
triển, khai
thác thử
Lập kế hoạch
phát triển tổng
thể
Nghiên
cứu vỉa
Giai đoạn
phát triển
Tính
trữ
lượng
Thẩm
lượng
Hoạt động
khai thác
thứ cấp
Thu gom
xử lý,
tàng trữ
Vận hành
và bảo trì

giếng
Giai đoạn
khai thác
Khoan khai
thác
Lắp đặt
phương tiện
thiết bị
Vận hành
thử
Đo đếm và
giao bán sản
phẩm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
- Xác định vị trí giếng khoan.
 Xác lập và trình duyệt các báo cáo cần thiết.
- Báo cáo đánh giá tiềm năng.
- Xác định vị trí khoan và chương trình khoan.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Báo cáo thiết kế chi tiết giếng khoan.
 Khoan.
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị vật tư thiết bị (mua sắm ống chống, xi măng hoá
phẩm…)
+ Chuẩn bị căn cứ dịch vụ.
+ Khảo sát địa chất công trình.
+ Giải phóng mặt bằng, làm nền khoan…
+ Đấu thầu giàn khoan.
+ Đấu thầu tàu dịch vụ, trực thăng.
+ Các dịch vụ khác (thử vỉa, bơm trám, thả ống chống, dự

báo thời tiết).
- Thi công:
+ Giám sát toàn bộ quá trình thi công.
+ Cập nhật thông tin, so sánh với dự kiến.
+ Phân tích mẫu.
 Lập báo cáo tổng kết.
- Xác định tiềm năng dầu khí.
- Chương trình thăm dò tiếp theo.
- Tuyên bố phát hiện.
- Báo cáo hoàn trả diện tích.
a.2. Giai đoạn thẩm lượng.
Giai đoạn thẩm lượng thường kéo dài 3 – 5 năm, với mục đích xác định
chính xác các cấp trữ lượng dầu khí, các thông số kỹ thuật tầng chứa thuộc
khu vực thăm dò nhằm làm cơ sở cho việc thiết kế phát triển và khai thác mỏ.
Lê Vũ Sao Mai 20 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
Trong giai đoạn này nhà đầu tư phải thực hiện khối lượng rất lớn, đặc
biệt là khoan thẩm lượng. Các công việc chính phải làm cũng giống như giai
đoạn thăm dò song với mức độ chính xác và chi tiết hơn.
Kết thúc giai đoạn thẩm lượng, Nhà thầu (Chủ đầu tư) phải lập báo cáo
đánh giá trữ lượng (Reserves Accessment Report), rồi thông qua
PetroVietnam trình Hội đồng trữ lượng Nhà nước phê duyệt.
b) Giai đoạn phát triển.
Giai đoạn phát triển được bắt đầu khi hoàn tất RAR. Đây là giai đoạn cực
kì quan trọng, đòi hỏi Nhà đầu tư tập trung nhiều nhân lực và vốn nhất.
Để phát triển mỏ, trên cơ sở RAR được Chính phủ phê duyệt, Nhà thầu
phải lập kế hoạch phát triển mỏ FDP trình PV, bao gồm các nội dung:
- Trữ lượng (phân tích cụ thể các thông số địa chất).
- Giải pháp công nghệ tối ưu (đưa ra các phương án khai thác để lựa
chọn phương án tối ưu).

- Đánh giá tác động môi trường.
- Chi phí đầu tư (tổng mức đầu tư).
- Tổ chức triển khai (sơ đồ tổ chức, đào tạo nhân lực…)
- Tiến độ thực hiện: nhân lực, thời gian (thông qua chương trình
Microsoft Project).
- Đánh giá kinh tế: Hiệu quả kinh tế, độ nhạy…
c) Giai đoạn Khai thác.
Giai đoạn Khai thác bắt đầu từ khi có First Production (first oil, first
gas…). Trên thực tế phải cần một giai đoạn chuẩn bị trước từ 6 tháng – 1
năm.
Bước vào giai đoạn này, công việc chính của Nhà thầu là:
- Quản lí, giám sát, cập nhật thông tin trong quá trình khai thác.
- Đánh giá khả năng khai thác thực tế so với kế hoạch.
- Làm các thủ tục cần thiết (cầu, cảng) để xuất hoặc bán sản phẩm.
- Kiểm soát dòng tiền, tính chi phí thu hồi, lãi, thuế.
Lê Vũ Sao Mai 21 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
- Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế.
1.2.1.2. Đặc thù của một Dự án Tìm kiếm - thăm dò - khai thác Dầu khí.
Dự án Đầu tư Dầu khí là dự án có suất đầu tư lớn, rủi ro rất cao.
- Khi quyết định đầu tư Dự án vẫn chưa xác định được:
+ Quy mô đầu tư, thị trường tiêu thụ.
+ Công nghệ sản xuất, thị trường sản xuất.
+ Công suất, chủng loại và chất lượng sản phẩm.
- Toàn bộ chi phí đầu tư và vận hành đều được thu hồi lại dưới hình thức
thu hồi chi phí theo luật.
- Không áp dụng khấu hao tài sản như các dự án thông thường.
- Thời gian ngừng khai thác (đóng cửa mỏ) chỉ ước đoán.
- Các dự án đầu tư khác, giai đoạn đầu tư sẽ chấm dứt khi dự án chuyển
sang giai đoạn khai thác. Các dự án đầu tư dầu khí thì ngược lại, để tăng cao

hiệu quả đầu tư, giảm thiểu rủi ro…, hoạt động đầu tư thường thực hiện theo
hình thức cuốn chiếu.
- Để tính được việc đầu tư có hiệu quả hay không cần phải đầu tư một số
tiền khá lớn (vài chục triệu USD).
1.2.1.3. Kết quả TK – TD – KT đạt được.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng Dầu khí, với diện tích thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế gần 1 triệu km
2
bao gồm các bể trầm tích Đệ
Tam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, MaLay – Thổ Chu,
Tư Chính – Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa (Sơ đồ 2).
Lê Vũ Sao Mai 22 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
Sơ đồ 2: Các bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam
Hoạt động TKTD Dầu khí ở Việt Nam đã được bắt đầu triển khai ở miền
võng Hà Nội từ những năm 60 dưới sự giúp đỡ của Liên Xô cũ. Năm 1975,
mỏ khí Tiền Hải C đã được phát hiện ở miền võng Hà Nội và đưa vào khai
thác từ năm 1981 cho đến nay. Ở thềm lục địa phía Nam, hoạt động TKTD
được tiến hành từ những năm 1970 bởi các công ty Dầu khí nước ngoài như
Mobil, Pecten, Union Texas,…
Sau khi Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam thành lập vào năm 1975,
công tác TKTD được triển khai trên phạm vi cả nước, ở đất liền (miền võng
Hà Nội, Đồng bằng Sông Cửu Long) và thềm lục địa phía nam bằng các hợp
đồng đầu khí với các Công ty AGIP (Italia), DEMINEX (Đức) và
BOWVALLEY (Canada).
Năm 1981, VietsovPetro ra đời và đến năm 1986 dòng dầu công nghiệp
đầu tiên đã được phát hiện ở mỏ Bạch Hổ. Hai năm sau (1998) dầu tiếp tục
được phát hiện trong móng nứt nẻ trước Đệ tam. Sự phát hiện này làm thay
Lê Vũ Sao Mai 23 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

đổi phân bố trữ lượng và đối tượng khai thác tại mỏ Bạch Hổ, góp phần tăng
nhanh sản lượng khai thác hàng năm đồng thời đưa ra quan điểm địa chất mới
trong thăm dò Dầu khí ở bể Cửu Long nói riêng và ở thềm lục địa Việt Nam
nói chung.
Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài (29/12/1987) và Luật Dầu khí
(6/7/1993), đã có hàng chục công ty, tập đoàn Dầu khí lớn trên thế giới đầu tư
vào TKTD trên toàn thềm lục địa Việt Nam. Ngoài các hoạt động TKTD do
các Nhà thầu Dầu khí nước ngoài, trong những năm qua PetroVietnam đã và
đang tích cực đầu tư, tự điều hành các dự án TKTD ở trong nước và đã có
những bước đi ban đầu trong việc đầu tư TKTD Dầu khí ở nước ngoài. Cho
đến nay, nhiều đề án dầu khí ở nước ngoài đã được ký kết và đang được thực
hiện trong đó có các đề án mà PetroVietnam là nhà điều hành. Đây là mốc
đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của PetroVietnam trên con đường trở
thành tập đoàn Dầu khí có hoạt động cả ở trong và ngoài nước.
Ở trong nước, đến nay 50 hợp đồng Dầu khí PSC, JOC và BCC đã
được ký kết, trong đó 27 hợp đồng đang hoạt động. Tổng số vốn đầu tư
TKTD cho đến nay đạt trên 7 tỷ USD. Nhiều kỹ thuật và công nghệ mới
tiên tiến được áp dụng đã đem lại thành quả to lớn, tiếp theo việc phát hiện
dầu trong móng nứt nẻ trước Đệ tam tại mỏ Bạch Hổ đã phát hiện nhiều mỏ
dầu mới như các mỏ Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử
Vàng, Sư Tử Trắng (bể Cửu Long), Đại Hùng (bể Nam Côn Sơn) và B10
(miền võng Hà Nội).
Ngoài việc tham gia cùng với các Nhà thầu trong các hợp đồng Dầu khí, trong
thời gian qua PetroVietnam đã và đang tích cực đầu tư, tự điều hành dự án
TKTD ở Tư Chính – Vũng Mây, miền Võng Hà Nội, Vịnh Bắc Bộ, Vùng biển
miền Trung (bể Phủ Khánh) và đang khai thác mỏ Đại Hùng, Tiền Hải C; đã khảo
sát khoảng 30.000 km địa chấn 2D, 830 km
2
địa chấn 3D, và khoan hơn 10 giếng
khoan TKTD và thẩm lượng với tổng chi phí khoảng 150 triệu USD và 200 tỷ

VNĐ. Công tác tự đầu tư đã cho phép đi trước 1 bước trong giải quyết các mục
Lê Vũ Sao Mai 24 Đầu tư 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh
tiêu các điều tra cơ bản đánh giá tiềm năng Dầu khí phục vụ hoạch định chiến
lược TKTD tiếp theo cũng như tạo cơ sở kêu gọi đầu tư nước ngoài. Bên cạnh
một số kết quả TKTD ban đầu đáng khích lệ (hai phát hiện khí, giếng khoan thẩm
lượng 05 – 1 – ĐH 14X cho kết quả 650 tấn dầu/ngày), công tác tự đầu tư đã góp
phần nâng cao năng lực điều hành của PetroVietnam.
Bảng 2: Các đề án tự đầu tư TKTD Dầu khí
TT Tên dự án Năm Khối lượng
1 Địa chấn 2D, khoan – Tư Chính
1993 , 1995 12.000km
1GK
2 Địa chấn 2D – VBB 1995, 1998 7600km
3 Khoan TD MVHN
2002
2004 - 2005
2GK
2GK
4 Khoan khai thác TH – 02 2002 1GK
5 Thu nổ địa chấn 3D – VBB 2003 831km
2
6 Thu nổ địa chấn 2D PK&TC - VM 2003 9.672km
7 Đại Hùng (khoan TD) 2003 - 2004 2GK
Nhiều chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành với
hàng trăm đề tài - nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai công nghệ đã được thực
hiện, góp phần định hướng và giải quyết các vấn đề khoa học – công nghệ do
thực tế TKTD đặt ra, có đóng góp nhất định vào thành tựu trong TKTD Dầu
khí của PetroVietnam.
Qua hơn 40 năm hoạt động TKTD trên lãnh thổ và thềm lục địa Việt

Nam, Ngành Dầu khí và các công ty Dầu khí nước ngoài đã tiến hành khảo
sát gần 300.000km tuyến địa chấn 2D, khoảng 30.000km
2
địa chấn 3D,
khoan trên 600 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác (biểu đồ 3,
4) với tổng chi phí trên 7 tỷ USD. Đã phát hiện trên 70 mỏ/phát hiện trong
đó có 10 mỏ đang khai thác với tổng sản lượng đang khai thác từ các mỏ này
đến tháng 12 – 2005 đạt trên 195 triệu m
3
dầu và 22 tỷ m
3
khí. Nhiều phát
hiện Dầu khí khác (ở các bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, MaLay –
Thổ Chu) đã và đang được thẩm lượng và phát triển.
Lê Vũ Sao Mai 25 Đầu tư 44C

×