Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty thép việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.9 KB, 58 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp 1 Ngân hàng - Tài chính
LỜI NÓI ĐẦU
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường thì yếu tố đầu tiên giữ vai trò quan trọng đối với một
doanh nghiệp là vốn. Doanh nghiệp muốn thành lập, tồn tại và phát triển cũng
cần phải quan tâm tới vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu
quả nhất.
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung bao cấp, hầu hết vốn của doanh
nghiệp đều do Nhà nước cấp, do đó thường phát sinh tâm lý trông chờ ỷ lại,
công tác quản lý, sử dụng vốn không được chú trọng một cách đúng đắn dẫn
đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn thấp, không bảo toàn, phát triển đồng
vốn, thậm chí ở một số danh nghiệp đã xảy ra tình trạng lãi giả lỗ thật.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay,
khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại lớn nhất
hành tinh (WTO) thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao
nhất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng
phải quan tâm và thực hiện. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải xác định
được nhu cầu vốn cần thiết, cân nhắc, lựa chọn các hình thức thu hút vốn đầu
tư hợp lý.
Trên thực tế, những doanh nghiệp gặp phải khó khăn, lúng túng, có tình
trạng thua lỗ kéo dài đều có nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đó có
nhiều hạn chế trong việc tổ chức, huy động và sử dụng vốn. Nhận thức được
vai trò và tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp và từ thực tế nghiên
cứu tình hình sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam, đề tài “Nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt Nam” được lựa chọn
nghiên cứu.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 2 Ngân hàng - Tài chính
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.


Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty thép Việt
Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng
công ty thép Việt Nam.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2007.

Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 3 Ngân hàng - Tài chính
CHƯƠNG 1
VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn
Bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế đều cần có vốn. Có thể nói, vốn là điều kiện không thể thiếu để
thành lập doanh nghiệp và tiến hành sản xuất kinh doanh. Dù các doanh
nghiệp trong mỗi thời kỳ phát triển có những mục tiêu cụ thể khác nhau, song
không nằm ngoài mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu.Vốn
tham gia liên tục vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp.
Do đó doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì cần phải
hiểu thế nào là vốn và làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả. Hiện nay có
nhiều quan điểm về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, nhưng tựu trung lại các
định nghĩa đó đều có sự đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. “Vốn
của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư
vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.
Vốn là một trong những yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình sản xuất
kinh doanh. Vốn vừa là điều kiện để doanh nghiệp được phép thành lập vừa là
yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất kinh doanh của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được xem như một loại hàng hoá. Nó
vừa có điểm giống vừa có điểm khác với các loại hàng hoá khác: giống ở chỗ
nó có chủ sở hữu đích thực, khác vì chủ sở hữu có thể bán quyền sử dụng vốn

trong một thời gian nhất định. Giá của việc bán quyền sử dụng này chính là
lãi suất. Nhờ có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng nên vốn dễ
dàng lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh và sinh lời.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 4 Ngân hàng - Tài chính
Với bản thân mỗi doanh nghiệp thì vốn là một trong những điều kiện vật
chất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá
trình sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu
quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cho mình một cách hợp
lý. Và để đưa ra được những quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn, sử
dụng vốn ta cần nhận thức đầy đủ các đặc trưng cơ bản cơ bản của vốn:
• Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài
sản hữu hình và tài sản vô hình, như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên
vật liệu, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền phát minh sáng chế, …Trong thời đại
mà khoa học công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt thì các tài sản vô hình
càng mang một giá trị lớn.
• Vốn phải được vận động sinh lời: Đây là đặc trưng
thể hiện cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn có vận động sinh
lời thì doanh nghiệp mới kinh doanh có hiệu quả. Vốn từ hình thái ban đầu là
tiền, sau một quá trình vận động và biến đổi qua những hình thái vật chất
khác nhau, vốn lại trở về hình thái ban đầu là tiền nhưng với một lượng giá trị
lớn hơn, tức là đồng vốn đã “sinh lời”.
• Vốn phải có giá trị về mặt thời gian: giá trị theo thời
gian của tiền làm cho một đơn vị tiền tệ ngày hôm nay lớn hơn một đơn vị
tiền tệ đó vào ngày mai. Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh phải đảm bảo đem
lại một giá trị lớn hơn trong tương lai. Có như thế mới thúc đẩy doanh nghiệp
không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến công nghệ để tăng khả năng cạnh
tranh và hiệu quả sử dụng vốn.
• Vốn phải được gắn với chủ sở hữu để đảm bảo việc

quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, vốn không
chỉ là ‘đầu vào” của sản xuất mà đã trở thành một loại hàng hoá đặc biệt được
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 5 Ngân hàng - Tài chính
kinh doanh trên thị trường tài chính, tức là nó chỉ được bán quyền sử dụng mà
không bán quyền sở hữu trong một thời gian nhất định. Xác định cụ thể chủ
sở hữu của vốn mới tránh được tình trạng sử dụng vốn lãng phí và trách
nhiệm của chủ sở hữu đối với mỗi đồng vốn của doanh nghiệp.
1.1.1. Phân loại vốn
Để có thể tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp một cách cụ thể và chính xác, có thể phân loại vốn theo các tiêu thức
cụ thể sau:
- Theo tính chất sở hữu:
Vốn của doanh nghiệp được phân thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
• Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chi phối, chiếm hữu và
định đoạt. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có vốn chủ sở hữu khác nhau. Nếu
là doanh nghiệp Nhà nước thì vốn chủ sở hữu là số vốn mà Nhà nước giao
cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần
thì vốn chủ sở hữu là do các cổ đông đóng góp…
• Nợ phải trả: là các khoản vốn được vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn do doanh nghiệp đi chiếm dụng của các tổ chức, cá nhân,
đơn vị mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán. Sử dụng nợ vay với
tỷ lệ như thế nào là tuỳ vào sự lựa chọn của từng doanh nghiệp. Nợ vay có ưu
điểm là chi phí huy động thấp (do chi phí nợ vay được tính vào chi phí hợp lý
của doanh nghiệp và được khấu trừ thuế) nhưng bù lại nó lại rủi ro hơn vốn
chủ sở hữu.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp chịu tác động của bốn nhân tố sau: khả
năng tài chính của doanh nghiệp, chính sách thuế, rủi ro kinh doanh và cuối
cùng là sự “phóng khoáng” của nhà lãnh đạo. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà

Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 6 Ngân hàng - Tài chính
quản lý là phải luôn xác định mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào
để đảm bảo một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
- Theo phạm vi sử dụng vốn:
Vốn được phân thành vốn đầu tư tại doanh nghiệp và vốn đầu tư ra bên
ngoài.
•Vốn đầu tư tại doanh nghiệp: là số vốn được đầu tư trực tiếp phục vụ
sản xuất kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có toàn bộ
quyền quyết định với số vốn này (dùng để đầu tư vào những tài sản nào, với
tỷ lệ bao nhiêu là do bản thân doanh nghiệp tự quyết định mà không cần sự
đồng ý của một cá nhân hay tổ chức nào khác ngoài doanh nghiệp).
•Vốn đầu tư ra bên ngoài: là số vốn được sử dụng để đầu tư ra bên ngoài
doanh nghiệp hay còn gọi là đầu tư tài chính. Đầu tư ra bên ngoài doanh
nghiệp thường được thực hiện dưới các hình thức như: góp vốn liên doanh,
đầu tư mua cổ phần trái phiếu của các doanh nghiệp, tổ chức khác. Trong
trường hợp này việc quyết định đầu tư vào những tài sản nào còn tuỳ thuộc
vào tỷ lệ vốn mà doanh nghiệp đã đóng góp khi tham gia góp vốn cùng đối
tác.
- Theo đặc điểm luân chuyển của vốn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh
Đây là cách phân loại vốn chủ yếu nhất, có hiệu quả nhất trong việc quản
lý vốn.
Vốn được phân thành vốn cố định và vốn lưu động.
• Vốn cố định (VCĐ): là biểu hiện bằng tiền giá trị của toàn bộ tài sản
cố định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, VCĐ và tài sản cố định không phải là
một mà vẫn có sự khác nhau: lúc mới đưa vào hoạt động VCĐ có giá trị bằng
giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định; sau khi đi vào hoạt động giá trị của
VCĐ thường thấp hơn giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định do nó bị hao
mòn trong quá trình sử dụng.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C

Chuyên đề tốt nghiệp 7 Ngân hàng - Tài chính
VCĐ có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá
trị của nó được dịch chuyển dần vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh
doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản khấu hao hết hoặc hư
hỏng hoàn toàn phải loại khỏi quá trình sản xuất.
• Vốn lưu động (VLĐ): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu
động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
VLĐ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và dịch chuyển
toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm. VLĐ bao gồm: vốn dự trữ, vốn sản xuất,
vốn lưu thông. VLĐ là một yếu tố quan trọng, là điều kiện không thể thiếu đối
với quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp. Nó tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong cả lĩnh vực sản xuất và
lưu thông và để cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì doanh nghiệp cần
phải xác định VLĐ ở từng khâu sao cho hợp lý và đồng bộ, đảm bảo đủ VLĐ
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại vốn khác tuỳ thuộc vào các tiêu
thức được lựa chọn khác nhau như:
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn có: nguồn vốn thường
xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn có thể phân thành nguồn vốn bên
trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.

1.1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường với mức độ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, thêm vào đó là xu thế hội
nhập khu vực và toàn cầu hoá đang đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ
hội nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro. Vì vậy, vốn được xem như một
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 8 Ngân hàng - Tài chính

tiền đề quyết định giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Sẽ là không tưởng nếu nghĩ rằng có thể tiến hành sản xuất
kinh doanh mà không cần tới vốn.
Trước hết, vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập doanh nghiệp.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì Nhà nước có những đòi hỏi khác nhau
về số lượng vốn, nhưng không có bất kỳ doanh nghiệp nào được phép hoạt
động nếu không đáp ứng đủ số vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
Hai là, doanh nghiệp trong nền kinh tế được xem như là một cơ thể sống,
để nuôi sống nó cần phải có vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển. Vốn của doanh nghiệp được dùng để mua sắm các
tài sản như: máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân
viên…phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.
Ba là, vốn là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp chủ động thực hiện các
dự án mang lại lợi nhuận. Các cơ hội kinh doanh tốt sẽ bị bỏ qua nếu doanh
nghiệp không có vốn.
Bốn là, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển không ngừng như
hiện nay thì vốn là yếu tố giúp doanh nghiệp tăng khả năng đầu tư và đổi mới
công nghệ, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tầm quan trọng của vốn đối với mỗi doanh nghiệp là điều không thể phủ
nhận, song không phải doanh nghiệp nào có đủ vốn cũng tiến hành sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần phải sử dụng
vốn như thế nào cho hợp lý, có hiệu quả. Sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp gắn liền với sự bảo toàn và phát triển vốn. Nếu đồng vốn không sinh
sôi nẩy nở thì tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 9 Ngân hàng - Tài chính
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo đạt được
lợi ích của các nhà đầu tư, của người lao động và của Nhà nước về mặt thu

nhập và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác,
đó cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng trên thị trường
tài chính nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sử dụng vốn có hiệu quả
là lĩnh vực có tính chất quyết định.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn tuỳ
thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Hiệu quả sử dụng vốn có thể hiểu là doanh nghiệp bỏ ra chi phí thấp,
nhưng tạo ra được nhiều sản phẩm hơn, doanh thu cao hơn. Hoặc, thông qua
tốc độ quay vòng của vốn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ quay
vòng vốn càng nhanh thì việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng có hiệu
quả. Hoặc dựa vào điểm hoà vốn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, theo đó
hiệu quả sử dụng vốn được xác định căn cứ vào phần thu nhập vượt quá điểm
hoà vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có quan điểm đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn gắn với hiệu quả về mặt xã hội, việc sử dụng vốn lúc này không chỉ
mang lại ý nghĩa về mặt kinh tế cho nhà đầu tư mà còn mang tính nhân văn
đối với xã hội.
Từ những quan điểm trên, ta có thể hiểu khái quát hiệu quả sử dụng vốn
như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ,
năng lực khai thác và sử dụng vốn của doanh nghịêp vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí.
Hiệu quả sử dụng vốn được phản ánh bằng kết quả lợi nhuận mang lại từ
một đồng vốn so với chi phí huy động một đồng vốn . Thông thường, khi nói
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 10 Ngân hàng - Tài chính
đến hiệu quả sử dụng vốn, người ta thường so sánh tỷ lệ sinh lời trên vốn kinh
doanh với chi phí huy động vốn kinh doanh (lãi suất huy động vốn kinh
doanh trên thị trường). Nếu tỷ lệ sinh lời trên vốn kinh doanh cao hơn lãi suất
huy động vốn kinh doanh thì hoạt động sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả, số chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao.

1.2.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt
động tài chính của doanh nghiệp, vì vậy việc xem xét và đánh giá nó sao cho
chính xác phải dựa trên nhiều tiêu thức để tránh khỏi sự nhìn nhận phiến diện
và sai lệch. Thông thường, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta thường dùng
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của VCĐ, VLĐ và tổng vốn.
1.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
- Hệ số sinh lời tổng vốn
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ
một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc
sử dụng vốn càng có hiệu quả.
- Hệ số sinh lời của tổng tài sản


Đây là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng
vốn đầu tư, hay còn gọi là tỉ lệ hoàn vốn đầu tư. Nó cho biết một đồng vốn
đầu tư bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
LNST
Tổng vốn
Hệ số sinh lời tổng vốn =
LN trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản
Hệ số sinh lời của tổng tài sản =

LNST
Vốn chủ sở hữu
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Chuyên đề tốt nghiệp 11 Ngân hàng - Tài chính


Chỉ tiêu này cho biết nếu doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn chủ sở
hữu cho quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn, người ta còn sử
dụng các chỉ tiêu sau đây:
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không
phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng cách
lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn.
- Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán
ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ
ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một
giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
1.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng VCĐ là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong
quá trình khai thác , sử dụng VCĐ vào sản xuất và số VCĐ đã sử dụng để
đạt được kết quả đó.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Tài sản lưu động - Dự trữ
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
TSLĐ
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành =
Chuyên đề tốt nghiệp 12 Ngân hàng - Tài chính
Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ:
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Trong đó, =

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị TSCĐ được đầu tư vào sản xuất kinh
doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.
- Hàm lượng vốn
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đợn vị doanh thu cần sử dụng bao
nhiêu đơn vị vốn. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn càng
cao.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị VCĐ được đầu tư vào sản xuất kinh
doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (LNST). LNST tính ở đây là
phần lợi nhuận được tạo ra từ việc trực tiếp sử dụng TSCĐ, không tính các
khoản lãi do các hoạt động khác tạo ra như: hoạt động tài chính, góp vốn liên
doanh… Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng VCĐ càng có
hiệu quả.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
NG TSCĐ Đkỳ + NG TSCĐ Ckỳ
2
TSCĐ sử dụng bình
quân trong kỳ
Hiệu quả sd VCĐ trong 1 kỳ =
LNR (hoặc LNST)
VCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ
DT (hoặc DTT) trong kỳ
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong 1 kỳ =
Hàm lượng vốn =
Vốn sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong một kỳ
Chuyên đề tốt nghiệp 13 Ngân hàng - Tài chính

- Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng tổng tài sản thì có bao nhiêu đồng
giá trị còn lại của tài sản cố định. Nếu giá trị này thấp chứng tỏ TSCĐ của
doanh nghiệp đã cũ, lạc hậu, doanh nghiệp cần có kế hoạch mua sắm mới
TSCĐ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
1.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng VLĐ là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng
lực khai thác và sử dụng nguồn VLĐ của doanh nghiệp vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu
và tối thiểu hoá chi phí.
Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ:
- Vòng quay dự trữ, tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần luân chuyển hàng tồn kho trong
một thời kỳ nhất định. Số lần luân chuyển càng cao càng cho thấy tính hiệu
quả trong việc quản lý vật tư hàng hoá dự trữ của doanh nghiệp.
- Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của VLĐ trong một chu kỳ sản xuất.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh, hoạt động kinh
doanh càng có hiệu quả.
- Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động ( Vòng quay tài sản lưu động)
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Giá vốn hàng hoá
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Vòng quay dự trữ, tồn kho =
DTT
VLĐ bình quân trong kỳ
Vòng quay VLĐ =
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
GTCL của TSCĐ

Tổng tài sản
Chuyên đề tốt nghiệp 14 Ngân hàng - Tài chính
TSLĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSLĐ có ở đầu kỳ và
cuối kỳ. Kỳ tính vòng quay TSLĐ thường là một năm. Khi đó, TSLĐ sử dụng
bình quân trong kỳ được tính theo công thức:
- Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSLĐ. Nó cho biết cứ mỗi
đơn vị TSLĐ bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
- Kỳ thu tiền bình quân

Trong đó,


Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải
thu, chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao.
- Mức đảm nhiệm tài sản lưu động
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Doanh thu thuần trong kỳ
TSLĐ bình quân trong kỳ
Vòng quay TSLĐ trong kỳ =
Lợi nhuận sau thuế
TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ =
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Vòng quay các khoản phải thu
TSLĐ sử dụng
bình quân
= trong năm
∑TSLĐ sử dụng

bình quân các quý
trong năm
Số quý trong năm
(4 quý)
∑TSLĐ sử dụng
bình quân các
tháng trong năm
12 tháng
=
Vòng quay khoản
phải thu trong kỳ
Doanh thu bán hàng trong kỳ
Các khoản phải thu bình quân
=
Mức đảm nhiệm TSLĐ =
TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Chuyên đề tốt nghiệp 15 Ngân hàng - Tài chính

Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp
phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu
quả kinh tế càng cao.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.3.1 . Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp, như: chi phí vốn, cơ cấu vốn, nhân tố con người (trình độ của người
lao động, năng lực quản lý của nhà lãnh đạo…), …Các nhân tố này có thể có
tác động tích cực giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển nhưng cũng có thể
là các nhân tố tiêu cực làm hạn chế và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng
vốn trong doanh nghiệp. Vì thế các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn quan

tâm đến vấn đề này để có những biện pháp xử lý phù hợp.
- Nhân tố chi phí vốn
Vốn là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Doanh nghiệp muốn
có vốn để sản xuất thì phải bỏ ra khoản chi phí nhất định. Những chi phí trả
cho việc có được số vốn này được gọi là chi phí vốn.
Chi phí vốn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn.
Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm
hoặc thậm chí là sản phẩm không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng, chậm thu hồi,
từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Chi phí vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có hai nhân tố
quan trọng nhất vượt ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp là thuế và lãi
suất. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tác động tới chi phí vốn thông qua chính
sách cơ cấu vốn, chính sách cổ tức và chính sách đầu tư.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 16 Ngân hàng - Tài chính
Chi phí vốn là căn cứ khi quyết định đầu tư, bởi lẽ nó quyết định quy mô
huy động vốn của doanh nghiệp; càng nhiều vốn được huy động thì chi phí
của các nhân tố cấu thành vốn tăng lên và chi phí bình quân gia quyền của
vốn (WACC) cũng tăng, đến một lúc nào đó chi phí vốn sẽ bằng hoặc lớn hơn
tỷ suất doanh lợi của doanh nghiệp. Và như thế nếu doanh nghiệp tiếp tục
tăng quy mô huy động vốn để kinh doanh thì sẽ bị thua lỗ.
- Nhân tố cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng các
nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng tài
sản. Nói cách khác, nó là tỷ trọng giữa các khoản nợ với tổng số vốn của
doanh nghiệp.
Chính sách cơ cấu vốn bao hàm sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Sử
dụng thêm nợ làm tăng mức độ rủi ro của các dòng thu nhập của doanh
nghiệp, nhưng một hệ số nợ cao hơn thông thường sẽ dẫn tới mức lợi tức kỳ

vọng cao hơn.
Việc xác định cơ cấu vốn nhằm điều hòa các khoản nợ vay để gia tăng
lợi nhuận cho đơn vị. Khi doanh lợi tổng vốn nhỏ hơn lãi suất huy động thì tỷ
trọng nợ càng cao, đơn vị khả năng sẽ bị lỗ lớn, và càng vay càng bị lỗ, vốn
chủ sở hữu sẽ bị giảm sút nhiều. Ngược lại, doanh lợi tổng vốn lớn hơn lãi
suất huy động, nếu vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lớn
thì đơn vị có lợi được sử dụng một lượng tài sản lớn , khi đó vốn đóng góp ít
nhưng lại tạo ra lợi nhuận cao, đồng thời làm tăng khả năng sinh lời của vốn
chủ sở hữu.
Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xác định và đảm bảo kết cấu vốn tối ưu
bằng việc phối hợp giữa nợ vay và phát hành cổ phiếu sao cho chi phí bình
quân gia quyền của vốn (WACC) là nhỏ nhất. Khi đó hiệu quả sử dụng vốn là
cao nhất, tức là đạt cơ cấu vốn tối ưu nhất.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 17 Ngân hàng - Tài chính
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp không giống nhau do chịu ảnh hưởng
của các nhân tố với mức độ khác nhau. Có thể khái quát các nhân tố đó như
sau:
+) Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: Lợi nhuận mong đợi
càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao. Tỷ trọng các khoản nợ cao hay thấp là
tuỳ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo.
+) Tỷ trọng tài sản cố định, tài sản lưu động trong tổng tài sản của doanh
nghiệp quyết định tỷ trọng của vốn dài hạn, vốn ngắn hạn trong tổng vốn của
doanh nghiệp.
+) Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp: chu kỳ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tỷ trọng giữa giá trị TSCĐ và TSLĐ của doanh
nghiệp (vốn dài hạn thường được dùng để đầu tư vào TSCĐ còn vốn ngắn hạn
thường được dùng để đầu tư vào TSLĐ).
+) Sự ổn định của tổng doanh thu và lợi nhuận: nhân tố này ảnh hưởng
trực tiếp đến quy mô của vốn huy động, từ đó ảnh hưởng tới tỷ trọng của vốn

lưu động trong tổng vốn của doanh nghiệp.
+) Thái độ của người cho vay: bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn đầu tư
vào các dự án có lợi nhuận cao nhưng rủi ro thấp. Họ thường thích đầu tư vào
những doanh nghiệp có cơ cấu vốn với tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao hơn các
khoản nợ, vì đó là sự hứa hẹn một cam kết trả nợ đúng hạn, một sự an toàn
cho đồng vốn họ bỏ ra.
Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp , nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chi phí vốn, đến khả năng đầu tư kinh doanh và ảnh hưởng đến
khả năng sinh lời của đồng vốn. Do đó, việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu,
một cơ cấu vốn hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí vốn, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp mình.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 18 Ngân hàng - Tài chính
- Trình độ quản lý của lãnh đạo
Bộ máy lãnh đạo là người có toàn quyền quản lý và sử dụng tài sản, tiền
vốn của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm, quyết định mọi vấn đề tài
chính của doanh nghiệp. Nếu quyết định của nhà lãnh đạo đúng đắn, phù hợp
với xu hướng phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi,
đồng vốn được sinh sôi nảy nở, mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu quyết
định đó là sai lầm, không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho doanh nghiệp.
- Trình độ chuyên môn của người lao động
Lực lượng lao động trực tiếp sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng vì
đây là nhân tố tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, trình độ
người lao động được nâng cao, số lượng người lao động có trình độ chuyên
môn ngày càng nhiều hơn. Đây cũng là cơ hội cho người lãnh đạo doanh
nghiệp lựa chọn được nhiều hơn các ứng viên đáp ứng các vị trí công việc.
- Các mối quan hệ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh hiệu quả thì một yếu tố không

thể thiếu đó là tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng và với nhà cung ứng.
Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng giúp doanh nghiệp tiêu thụ
được sản phẩm với số lượng nhiều hơn, tốc độ thu hồi vốn nhanh hơn. Với
nhà cung ứng, nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt sẽ mua được nguyên vật
liệu với chi phí thấp hoặc được ưu tiên về thời gian thanh toán. Đây cũng là
một lợi thế so với các đối thủ khác vì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí,
hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị
trường.
Ngoài ra, còn một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp như: Phương pháp tổ chức huy động vốn, quy
trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 19 Ngân hàng - Tài chính
Huy động vốn với chi phí huy động hợp lý, tránh lãng phí vốn và tổ chức
một quy trình sản xuất có khoa học, tận dụng tối đa năng lực sản xuất của
máy móc thiết bị, tránh sự chồng chéo giữa các khâu, các phòng ban để đẩy
nhanh tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn, từ đó làm
tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Đây là các nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp nhưng có
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế, khi quyết định bắt tay vào sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải
quan tâm đến các yếu tố này để có quyết định kinh doanh cho phù hợp.
- Môi trường tự nhiên
Các yếu tố của môi trường tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai… có
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tính đến sự ảnh hưởng của các yếu tố này
để đưa ra sự lựa chọn cho phù hợp. Chẳng hạn như: một nhà máy thuỷ điện
không thể đặt ở nơi không có sông ngòi.

- Môi trường kinh tế
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cũng phải
ở trong một môi trường kinh tế nhất định, đó chính là môi trường kinh doanh.
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều
nguy cơ bất ổn của thị trường như: lạm phát, rủi ro tỷ giá hối đoái, lãi suất,
tốc độ tăng trưởng kinh tế… buộc doanh nghiệp phải có các biện pháp kịp
thời, thích hợp điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp để thích ứng với sự
biến đổi đó. Khi lãi suất tăng thì các doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn để mở
rộng quy mô sản xuất; hoặc khi tỷ giá tăng, tức là giá trị của đồng nội tệ giảm
thì sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hoá của
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 20 Ngân hàng - Tài chính
mình ra nước ngoài, ngược lại, khi tỷ giá giảm sẽ khuyến khích nhập khẩu,
hàng hoá nước ngoài sẽ vào thị trường trong nước nhiều hơn, đại bộ phận dân
cư sẽ được tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu với chất lượng tốt hơn và giá cả
thấp hơn.
Mặt khác, môi trường cạnh tranh cũng có ảnh hưởng đến việc sử dụng
vốn trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh thì để
giữ vũng và phát triển thị trường của mình đòi hỏi doanh nghiệp ngoài việc
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn phải sử dụng các
biện pháp như: chiết khấu, tín dụng thương mại, hạ giá…Điều này làm giảm
doanh thu đồng thời cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Vì vậy, sự ổn định của thị trường sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận
lợi, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định, vững chắc cho doanh nghiệp, từ
đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Môi trường pháp lý
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,có rất nhiều loại hình doanh
nghiệp đang hoạt động nhưng dù Doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức
nào, doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên
doanh, đều hoạt động trong một khuôn khổ nhất định của pháp luật, đều chịu

sự chi phối của các văn bản luật, các quy định chủ trương, chính sách của Nhà
nước…Nếu Nhà nước có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thông thoáng thì sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp tích cực hơn trong sản xuất kinh doanh,
ngược lại, một Nhà nước mà các văn bản luật chồng chéo nhau sẽ gây khó
khăn cho doanh nghiệp và làm gia tăng các tiêu cực như lách luật, trốn thuế…
Có thể nói, môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định
chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị
trường.
- Môi trường văn hoá – chính trị
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 21 Ngân hàng - Tài chính
Mục tiêu của doanh nghiệp là đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu đa
dạng của khách hàng. Ở mỗi vùng khác nhau đều mang một bản sắc văn hoá
khác nhau, dẫn đến thói quen tiêu dùng của dân cư ở đó cũng khác nhau. Vì
thế, những yếu tố về văn hoá, phong tục tập quán có tác động lớn đến hoạt
động của doanh nghiệp. Ví dụ như một doanh nghiệp sản xuất các loại thức
ăn chế biến từ thịt bò thì không thể bán được mặt hàng đó tại Ấn Độ.Do vậy,
khi tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm hiểu các phong tục
tập quán của mỗi thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới để có sự phân
tích đánh giá đúng đắn nhất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
- Môi trường khoa học – công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ, yếu tố kỹ thuật
ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất,
giảm thiểu lao động, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao bao giờ cũng có ưu
thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 22 Ngân hàng - Tài chính
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty thép Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam
Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 255/TTg
ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty thép Việt Nam
thành lập là sự hợp nhất giữa Tổng công ty thép và Tổng công ty kim khí theo
Quyết định số 344/TTg ngày 04/07/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng
công ty là một trong 17 Tổng công ty 91 được thành lập và hoạt động theo mô
hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm
1995. Mục tiêu của Tổng công ty là xây dựng và phát triển mô hình kinh
doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.
Ngày 25/01/1996, Chính phủ có nghị định số 03/CP phê chuẩn điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam, là một pháp nhân kinh
doanh, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Sau khi kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự chủ chốt theo
mô hình tổ chức mới có Hội đồng quản trị, ngày 16/03/1996 Tổng công ty
thép Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
Tổng công ty thép Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Steel Corporation, viết tắt là VSC
Trụ sở chính đặt tại Số 91, Đường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 23 Ngân hàng - Tài chính
Sơ đồ tổ chức sản xuất của Tổng công ty thép Việt Nam
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
HĐQT Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Cơ quan văn phòng
Tổng công ty
CTy Gang thép Thái Nguyên

CTy thép Miền Nam
CTy thép Đà Nẵng
CTy thép tấm lá Phú Mỹ
CTy vật liệu chịu lửa Trúc Thôn
CTy cơ điện Luyện kim
CTy Kim khí Hà Nội
CTy Kim khí TP.Hồ Chí Minh
CTy Kim khí Miền Trung
CTy cổ phần kim khí Bắc Thái
Viện luyện kim đen
Trường đào tạo nghề cơ điện
luyện kim
Khối nghiên
cứu đào tạo
Khối lưu thông
Khối sản xuất
Chuyên đề tốt nghiệp 24 Ngân hàng - Tài chính
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Tổng công ty thép
Việt Nam đi đầu ngành công nghiệp về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam. Bên cạnh tự đầu tư, Tổng công ty và công ty Thép Miền Nam,
công ty Gang thép Thái Nguyên còn góp vốn liên doanh với các tập đoàn
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Malaysia, và các tỉnh, doanh
nghiệp trong nước thành lập 16 công ty liên doanh với tổng vốn đầu tư 722 tỷ
đồng.
Qua hơn mười năm thành lập, Tổng công ty thép Việt Nam đã liên tục
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Đặc biệt là trong giai đoạn 2000-
2006, Tổng công ty đã đạt được những thành tựu :
• Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 đạt 5328,4 tỷ đồng, tăng 147%
so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 7 năm đạt 16,53%;
• Sản lượng thép cán năm 2006 đạt 1248 nghìn tấn, tăng 138% so với

năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 7 năm đạt 15,58%, góp phần cùng
ngành Thép cả nước hoàn thành sớm 2 năm về chỉ tiêu sản lượng tháp cán
(2,8 triệu tấn) do Đại hội Đảng IX đề ra.
• Sản lượng phôi thép năm 2006 đạt 11649,2 tỷ đồng, tăng 82,32% so
với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,24%, trong đó doanh thu
sản xuất công nghiệp đạt 10,792 tỷ đồng.
• Kim ngạch nhập khẩu đạt 258,5 triệu USD, trong đó phôi thép đạt 289
nghìn tấn, thép tấm lá đạt 1665,4 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu thép thành
phẩm đạt 42,8 triệu USD.
• Tiêu thụ thép cán đạt 1,306 triệu tấn, bằng 100% kế hoạch; trong đó
thép cán dài đạt 1,096 triệu tấn, bằng 100% kế hoạch; thép cán dẹt là 210
nghìn tấn, bằng 97,2% kế hoạch.
• Nộp Ngân sách Nhà nước đạt 741,5 tỷ đồng, tăng 251,42% so với năm
2000.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C
Chuyên đề tốt nghiệp 25 Ngân hàng - Tài chính
• Tổng số lao động bình quân trong năm 2006 là 12.859 người (tăng 779
người, giảm 3256 người so với năm 2005). Thu nhập bình quân của người lao
động năm 2006 đạt 2,579 triệu đồng/người/tháng, tăng gấp 3 lần so với ngày
đầu thành lập Tổng công ty năm 1995.
Trong những năm qua, các liên doanh với Tổng công ty đã có nhiều
đóng góp cho nền kinh tế đất nước, sản lượng thép cán, ống thép, tôn mạ và
lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm, góp phần vào sự tăng trưởng chung
của ngành công nghiệp Thép Việt Nam.
Ngoài ra Tổng công ty đã chuyển 2 công ty thành viên và 10 bộ phận
doanh nghiệp để thành lập 12 Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp với
tổng số vốn điều lệ là 99,7 tỷ đồng. Đó là,
Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Hải Phòng
Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn
Công ty cổ phần vận tải Gang thép Thái Nguyên

Công ty cổ phần Thép Thăng Long
Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
Công ty cổ phần Phương Nam
Công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép
Công ty cổ phần Lưới thép Bình Tây
Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái
Công ty cổ phần đàu tư và xây dựng Miền Nam
Công ty cổ phần Kim khí Hải Phòng.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã và đang được đa dạng hoá, bên cạnh
phôi thép và thép cán (thép thanh, thép dây), Tổng công ty có thêm các sản
phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, vật liệu luyện kim và vật liệu xây
dựng… Trình độ công nghệ sản xuất của một số nhà máy mới đạt mức tiên
tiến trong khu vực và thế giới với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Nguyễn Thị Hồng Ánh TCDN45C

×