Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

23112021 Ban tin Phuc vu lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.12 KB, 19 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 23 tháng 11 năm 2021)
THƠNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19................................................................1
1. Nhanh chóng bao phủ mũi 1, trả mũi 2................................................................................1
2. Thuyền viên khổ vì phải cách ly 2 lần, Bộ Giao thông vận tải đề nghị tháo gỡ...................2
3. Bác sĩ không hiểu cách chống dịch COVID-19 bằng việc cấm ra đường ban đêm.............3
4. Lâm Đồng buộc cán bộ công chức xét nghiệm 3 ngày/lần: Khắt khe, lãng phí?.................3
5. Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng lên tiếng về quy định xét nghiệm Covid-19 gây xơn xao.....4
6. Hà Nội chuyển hướng phịng, chống dịch............................................................................5
7. TPHCM vẫn duy trì cấp độ 2 trong kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19.......................6
TIN QUỐC HỘI........................................................................................................................6
8. Khai mạc Phiên họp thứ 5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội...............................................6
9. Quốc hội sẽ họp bất thường, xem xét 5 nội dung quan trọng...............................................7
KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP..........................................................................................8
10.Tỷ lệ lao động của Việt Nam cao nhất tại Đông Nam Á......................................................8
11.Coi Việt Nam là điểm đến chiến lược, FDI của Nhật Bản tăng trưởng sắc nét....................9
PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN....................................................................................................9
12.Ngăn ngừa vi rút “sợ trách nhiệm”.......................................................................................9
13.Phép thử hiệu quả điều hành...............................................................................................11
QUẢN LÝ...............................................................................................................................12
14.Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ cuối năm 2021............................................12
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH....................................................................................................14
15.Cơng an TP HCM nhận và trả kết quả trong ngày đối với các thủ tục nào?......................14
16.An Giang: Xây dựng chính quyền điện tử kiến tạo, phát triển, liêm chính........................15
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.........................................................................................................15
17.An Giang xử nghiêm cán bộ bao che, hùn hạp làm ăn.......................................................15
18.Gia Lai: Làm việc “mờ nhạt”, Chủ tịch xã bị đình chỉ cơng tác........................................16
19.Kỷ luật khiển trách giám đốc Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM......................................17
20.Vũng Tàu: Bắt cán bộ đô thị phường nhận 50 triệu đồng "ngó lơ" xây nhà trái phép.......17
THẾ GIỚI................................................................................................................................18
21.COVID ở châu Phi giảm nhanh đến mức... không hiểu nổi...............................................18


22.Trung Quốc dùng "truy vết thần tốc" để giảm test tồn dân...............................................19
THƠNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19
Nhanh chóng bao phủ mũi 1, trả mũi 2
Đến ngày 21/11, cả nước đã tiêm được gần 108 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Các địa
phương đang nỗ lực triển khai tiêm để nhanh chóng đạt độ bao phủ mũi 1 và trả mũi 2 cho
những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Hiện có 34 tỉnh, thành kiểm sốt bệnh nhân
COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà bằng thuốc kháng virus Molnupiravir.
Hiện tại trên cả nước tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là gần 90% và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều vắc
xin khoảng 56% dân số từ 18 tuổi trở lên. Bộ Y tế thống kê, có 58 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao
phủ ít nhất 1 liều vắc xin cho trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 20 tỉnh đạt tỉ lệ
trên 95%. Còn 5 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin dưới 70% dân số từ 18
tuổi trở lên là Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An, Nam Định và Quảng Bình. Bộ Y tế đang phân 1


bổ vắc xin cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng. Hiện có 29/63
tỉnh có tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó 4
tỉnh có tỉ lệ bao phủ trên 90% là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đồng Nai và Long An.
Cục Khoa học- Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), cho biết số tỉnh thành điều trị có kiểm sốt
bằng thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng
tại nhà hiện đã lên 34, tăng 12 địa phương so với đầu tháng 11. TPHCM là địa phương đầu
tiên trong cả nước sử dụng thuốc này cho điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà. Bộ Y
tế vừa cấp phát cho TP HCM thêm 5.000 liều thuốc Molnupiravir để kịp thời điều trị người
bệnh COVID-19. Ngồi ra, Sở Y tế TPHCM vừa có văn bản gửi Cục Khoa học Công nghệ và
Đào tạo xin cấp thêm 100.000 liều thuốc Molnupiravir dùng điều trị bệnh nhân COVID-19.
Tính từ khi TPHCM thí điểm điều trị có kiểm soát bằng thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế đã cấp
110.000 liều.
Các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình thí điểm điều trị có kiểm sốt thuốc
Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai tại 22
tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải
lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỉ lệ bệnh nhân

có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với chỉ số virus SARSCoV-2 trong cơ thể (CT) ở mức lớn hơn hoặc bằng 30 từ 72% - 99%. Tỉ lệ bệnh nhân có kết
quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%.
Tỉ lệ chuyển nặng rất thấp, từ 0,02%-0,06% và khơng có ca nào tử vong. Các kết quả rất khả
quan của chương trình đã đóng góp hiệu quả vào cơng tác phịng, chống dịch của TPHCM và
các địa phương có dịch. (Tienphong.vn 22/11, Hà Minh)Về đầu trang
Thuyền viên khổ vì phải cách ly 2 lần, Bộ Giao thông vận tải đề nghị tháo gỡ
Do thuyền viên sau thời gian làm việc trên tàu phải cách ly một lần, về địa phương lại cách ly
thêm 1 lần gây tốn kém chi phí, thời gian, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Y tế thống nhất
quy trình cách thuận tiện hơn.
Bộ Giao thơng vận tải cho biết như vậy trong công văn gửi Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành
phố về tạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương, cách ly thuyền viên Việt Nam.
Theo Bộ Giao thông vận tải, bộ này nhận được phản ánh của Hiệp hội chủ tàu Việt Nam,
Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam và một số doanh nghiệp việc thuyền viên Việt Nam
rời tàu ở một số địa phương sau khi hết thời hạn lao động trên tàu phải cách ly tại các khách
sạn với chi phí cao.
Khi rời khu cách ly về địa phương nơi cư trú, thuyền viên lại phải cách ly thêm 7 ngày hoặc
14 ngày tại khách sạn hoặc khu cách ly tập trung.
Như vậy, thuyền viên phải cách ly y tế 2 lần với chi phí tăng cao và thời gian kéo dài. Trong
khi đó, sau khi hết hạn nghỉ phép 30 ngày, thuyền viên sẽ trở lại tàu làm việc, thời gian cách
ly kéo dài đang ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng và chi phí logistics. (Tuoitre.vn
22/11, Tuấn Phùng)Về đầu trang

2


Bác sĩ không hiểu cách chống dịch COVID-19 bằng việc cấm ra đường ban đêm
Giới y khoa đang có ý kiến với một số biện pháp chống dịch mà họ cho rằng khơng có hiệu
quả, khơng khoa học, ví dụ như việc cấm ra đường vào ban đêm ở Bạc Liêu và một số tỉnh
thành...
Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn - nguyên tổng biên tập báo Sức Khỏe & Đời Sống (Bộ Y tế) - băn khoăn

trên trang cá nhân: Không hiểu tại sao Bạc Liêu và một số tỉnh thành khác để đối phó với
dịch COVID-19 lại cấm người dân ra đường vào ban đêm?
Không lẽ ban đêm virus lây nhiễm nhiều hơn ban ngày? Cấm người dân ra đường vào ban
đêm, để giải quyết cơng việc thì có khi họ tập trung ra đường ban ngày nhiều hơn, tập trung
đơng hơn, khó thực hiện 5K hơn.
"Những quy định hành chính khơng dựa vào cơ sở khoa học, gây phiền phức cho người dân
cần phải được xóa bỏ để ban hành những quyết định hợp lý, hiệu quả hơn trong phòng chống
dịch COVID-19", bác sĩ Tuấn viết.
Các chuyên gia y tế chia sẻ biện pháp cách ly của Hà Nội hiện nay có điểm bất hợp lý. Trong
quy định ký hôm 19-11, TP Hà Nội cho phép F1 cách ly tại nhà, với các gia đình có đủ điều
kiện theo hướng dẫn ngày 14-7 của Bộ Y tế và được tổ thẩm định của ban chỉ đạo chống dịch
cấp phường xã thẩm định.
Tuy nhiên, các gia đình ở 4 quận Ba Đình, Hồn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng dù có đủ
điều kiện về nhà ở theo đúng hướng dẫn cũng khơng được áp dụng. "4 quận này thì khác gì
các quận khác nếu nhà ở đủ điều kiện? Mà hiện cả thế giới F1, F0 không triệu chứng, triệu
chứng nhẹ cũng được cách ly tại nhà rồi, tại sao Hà Nội lại phân biệt địa giới hành chính,
quan trọng hóa vấn đề?", một chuyên gia y khoa nêu ý kiến.
Theo thông báo của UBND TP Hà Nội, tỉ lệ F1 trở thành F0 của Hà Nội tăng cao, một trong
số nguyên nhân được đặt ra là nghi ngờ có lây nhiễm trong các khu cách ly tập trung, do gần
đây tỉ lệ ca mắc trong khu cách ly tập trung luôn ở mức 40 - 70%/tổng số ca mắc mới hàng
ngày ở Hà Nội. Đáng chú ý, số mắc mới trong khoảng 2 tuần trở lại đây ở Hà Nội bằng
khoảng 1/4 so với tổng số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 (từ 27-4 đến nay). (Tuoitre.vn 21/11,
Lan Anh)Về đầu trang
Lâm Đồng buộc cán bộ công chức xét nghiệm 3 ngày/lần: Khắt khe, lãng phí?
Ngày 22.11, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng xác nhận tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản về việc tăng
cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó
yêu cầu tại các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức tự xét nghiệm nhanh cho cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động 3 ngày/ lần.
Ngay sau khi quy định về phòng chống dịch mới của tỉnh Lâm Đồng được ban hành, nhiều
người dân, cán bộ, công chức, người lao động đã bày tỏ sự băn khoăn. Thậm chí nhiều người

cho rằng việc xét nghiệm 3 ngày/lần là quá khắc nghiệt, gây tốn kém, thậm chí không cần
thiết.

3


Nhiều người cũng mong muốn ngành y tế tỉnh Lâm Đồng quy định rõ về quãng thời gian xét
nghiệm cho phù hợp thay vì 3 ngày/lần. Cùng với đó, việc áp dụng quy định chống dịch cần
thống nhất hoặc vận dụng phù hợp với Nghị quyết 128 của Chính phủ...
Được biết, nguyên nhân của việc tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định về chống dịch trong tình
hình mới, trong đó có xét nghiệm 3 ngày/lần, là bởi dịch COVID-19 trong thời gian ngắn vừa
qua diễn biến hết sức phức tạp. Có nhiều người dù tiêm 2 mũi vaccine nhưng vẫn dương tính
với COVID-19. (Laodong.vn 22/11, Hữu Long)Về đầu trang
Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng lên tiếng về quy định xét nghiệm Covid-19 gây xôn xao
Quy định xét nghiệm nhanh 3 ngày/1 lần và chỉ những người có chứng nhận xét nghiệm
SARS-CoV-2 âm tính mới được vào địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang gây xơn xao dư luận. Ơng
Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, đã có cuộc trao đổi với phóng viên
báo Người lao động xung quanh vụ việc này.
Theo đó, ơng Thuận cho biết, khơng ảnh hưởng đến chi phí hay tốn kém gì như dư luận đang
xôn xao. Đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tại các công sở hoặc khi đến cơ
quan làm việc, liên hệ công tác... chỉ cần giấy test nhanh âm tính với Covid-19.
Hơn nữa, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp chỉ đạo nếu người dân đến cơ quan
làm việc mà chưa có test nhanh Covid-19 thì ngành y tế tỉnh phải chuẩn bị, chủ động bố trí
test nhanh cho người dân để chủ động phịng ngừa, khơng để bị động nữa!
Riêng người dân, người lao động giáp ranh tỉnh Lâm Đồng vào tỉnh làm việc, công tác vẫn
thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4.800 của Bộ Y tế. Việc xét
nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.
Khơng chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối
với người dân đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng phong toả và các trường hợp nghi
ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. Đối với người đã

tiêm đủ liều vắc-xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ…
Ông Thuận cho biết thêm, thực tế cho thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng trong thời gian ngắn vừa qua diễn biến hết sức phức tạp, theo thống kê hơn 40,3%
người đã tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19 dương tính trong cộng đồng là cực kỳ nguy hiểm.
Người ngoài tỉnh vào Lâm Đồng, không xét nghiệm, không cách ly y tế thì nguy cơ lây
nhiễm bệnh cao là điều khơng tránh khỏi. Trong trường hợp người ngoài tỉnh đến Lâm Đồng
đi rất nhiều nơi rồi mới tới đơn vị y tế nơi cư trú khai báo y tế, vậy có nghĩa nếu phát hiện
mắc Covid-19 thì là F0 trong cộng đồng rồi.
Hiện tại tình trạng tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 ở tỉnh Lâm Đồng đạt hơn 80%, thuộc nhóm
tiêm vắc-xin cao so với các tỉnh trong cả nước. Mục tiêu của Lâm Đồng là giảm tử vong do
Covid-19; chấp nhận "sống chung với F0", xong tiến tới bao phủ đủ 100% 2 mũi vắc-xin
ngừa Covid-19 và đủ thuốc điều trị miễn dịch cộng đồng xem như bệnh cúm mùa.
(Nld.com.vn 21/11, Nguyên Lâm)Về đầu trang
4


Hà Nội chuyển hướng phòng, chống dịch
Dù số lượng ca dương tính SARS-CoV-2 vẫn ghi nhận vài trăm ca một ngày, một số ổ dịch
phức tạp, Hà Nội mới đây quyết định cho cách ly F1 tại nhà ở 26 quận, huyện; yêu cầu
nghiên cứu cho học sinh các khối lớp trở lại trường trong thời gian sớm nhất.
Theo thống kê của Sở Y tế, Hà Nội hiện vẫn có hơn chục chùm ca bệnh, ổ dịch phức tạp,
nhiều chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Tuy nhiên, điều đáng mừng là một số ổ dịch lớn,
được đánh giá là nguy hiểm đã cơ bản được khống chế. Ổ dịch ở phường Phú Đô (Nam Từ
Liêm), ghi nhận tới 277 trường hợp dương tính, đã giảm từ cấp độ 4 về cấp độ 3. Ổ dịch ở xã
Tiến Thắng (Mê Linh) với hàng trăm ca bệnh đã giảm về cấp độ 2 - nguy cơ trung bình. Ổ
dịch khu vực La Thành (Giảng Võ, Ba Đình), với 159 ca mắc, cũng cơ bản được kiểm sốt.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND phường
Giảng Võ cho biết, đến nay, một số trường hợp F0 đã khỏi bệnh được xuất viện về nhà, một
số trường hợp F1 đã hết hạn cách ly. “Chúng tôi khoanh vùng, phong toả chặt khu vực ổ
dịch. Một mặt các lực lượng chức năng đảm bảo nhu yếu phẩm, đời sống cho bà con; đồng

thời rà soát, xét nghiệm triệt để để sớm kiểm sốt được dịch bệnh”, ơng Chiến nói.
Trong 3 ngày gần nhất, Hà Nội vẫn có hơn trăm ca dương tính SARS-CoV-2 ở cộng đồng.
Nhiều khu vực trên địa bàn thành phố phải phong toả, cách ly y tế tạm thời. Đơn cử như khu
phố Đỗ Hành, Vũ Hữu Lợi thuộc địa bàn phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) phải tạm
thời cách ly vì phát hiện nhiều ca dương tính, hay như hai tồ nhà HH2A và HH3C tổ hợp
chung cư HH Linh Đàm cũng phải tạm phong toả để rà soát các trường hợp liên quan
COVID-19. Theo nhận định, Hà Nội vẫn phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh tăng cao, xuất
hiện các chùm ca bệnh mới. Trong thời gian tới, nguy cơ đặc biệt tăng cao trong dịp Tết
dương lịch, Tết Nguyên đán.
Dù số ca dương tính SARS-CoV-2 tăng cao, nhưng theo thống kê, chủ yếu các bệnh nhân ở
thể nhẹ, khơng có triệu chứng. Tỷ lệ bệnh nhân nặng chỉ chiếm 0,5%. Thành phố đã chuẩn bị
kịch bản đáp ứng điều trị cho 100.000 bệnh nhân thể nhẹ, trong đó cấp thành phố chịu trách
nhiệm một nửa; cấp quận, huyện, xã, phường chịu trách nhiệm một nửa.
Sau nhiều ý kiến trái chiều xung quanh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, thành
phố Hà Nội đã có quyết định cho phép cách ly các trường hợp F1 tại nhà ở 26 quận, huyện
nếu đủ điều kiện. Riêng 4 địa bàn (gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa), các
F1 sẽ cách ly tập trung dưới sự điều phối của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Thành phố giao
nhiệm vụ cho lực lượng chức năng nghiên cứu thí điểm điều trị F0 không triệu chứng tại nhà.
Theo một số chuyên gia, đây là hướng đi đúng của thành phố nhằm tiết kiệm nguồn lực cơ sở
vật chất, giảm tải áp lực cho các cơ sở y tế.
Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, nếu xuất hiện 30.000 ca bệnh trở lên,
thành phố sẽ chia ra 4 cấp độ điều trị cho các F0. Cụ thể, tại bệnh viện thành phố là cấp độ 1;
Bệnh viện tuyến quận, huyện là cấp độ 2; trung tâm y tế xã, phường, thị trấn là cấp độ 3; cấp
độ 4 là khi đã quá tải, điều trị tại nhà.
Đáng chú ý, theo chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo thành phố, từ ngày 22/11, học sinh lớp 9 trên
địa bàn các huyện và thị xã được đi học trực tiếp. Thành phố yêu cầu sớm cho học sinh các
5


khối lớp đi học trở lại, đặc biệt, khối lớp 12 đi học trực tiếp không cần chờ tiêm vắc xin.

(Tienphong.vn 22/11, Trường Phong)Về đầu trang
TPHCM vẫn duy trì cấp độ 2 trong kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19
Ngày 22-11, UBND TPHCM vừa có thơng báo về cấp độ dịch trên địa bàn thành phố theo
Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời về ban
hành tạm thời “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch bệnh Covid-19".
Theo UBND TPHCM, kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM đến ngày
18-11, TPHCM đạt cấp độ 2.
Đối với cấp quận huyện, TP Thủ Đức có 11/22 địa phương đạt cấp độ 1 (tăng 1 địa phương
so với tuần trước); 11/22 địa phương đạt cấp độ 2.
Đối với cấp phường, xã, thị trấn, có 150/312 địa phương đạt cấp độ 1; 157/312 địa phương
đạt cấp độ 2; 5/312 địa phương đạt cấp độ 3.
UBND TPHCM đề nghị các sở, ban, ngành, UBND quận huyện, TP Thủ Đức căn cứ cấp độ
dịch được công bố để triển khai các biện pháp hành chính “Thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trong lĩnh vực và trên địa bàn phụ trách. (Sggp.org.vn
22/11)Về đầu trang
TIN QUỐC HỘI
Khai mạc Phiên họp thứ 5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Sáng 22/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 5 dưới
sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Thường
trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ,
ngành…
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung hai
dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2022, gồm dự án Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh
(sửa đổi). Cả hai dự án luật này đều là nhiệm vụ lập pháp đã được các cơ quan có thẩm
quyền giao, phê duyệt. Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đề xuất bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc
hội khóa XIV. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà dự án luật chưa được xem xét.
Tại nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 2, nghị quyết về kinh tế-xã hội cũng như nghị quyết về

chất vấn và trả lời chất vấn, Luật Khám bệnh, chữa bệnh là một trong những luật mà Quốc
hội yêu cầu sớm xem xét sửa đổi, bổ sung cùng với các luật có liên quan tới lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sự cần thiết sửa đổi,
bổ sung 2 dự án luật nêu trên, nhất là các dự kiến về những nội dung chính sách lớn. Chủ tịch
Quốc hội lưu ý phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương lập pháp trên tinh thần những dự án luật đã
được đưa vào danh mục thì cần chuẩn bị kỹ lưỡng, khắc phục tình trạng đưa vào "xếp chỗ
cho có", sau đó đưa vào rồi lại rút ra.
6


Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã
hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc. Đây là hiệp định toàn diện về bảo
hiểm xã hội song phương đầu tiên của Việt Nam và đã được Chính phủ hai nước đàm phán từ
năm 2015. Hiệp định được ký kết nhằm tránh tình trạng đóng bảo hiểm xã hội hai lần, bảo
đảm tối ưu hóa quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc tại hai quốc gia.
Trong các nội dung của hiệp định có hai vấn đề chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã
hội. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu
kỹ tài liệu để cho ý kiến vào các vấn đề này.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét về dự thảo nghị quyết giải thích một số
điều cua Bộ luật Hình sự, tạo cơ sở để các cơ quan thực hiện đúng, đầy đủ cam kết của Việt
Nam trong Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) về việc
xử lý hình sự và áp dụng hình phạt đối với một số hành vi vi phạm liên quan đến bí mật kinh
doanh.
Nội dung lớn thứ hai mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành là xem xét báo cáo kết quả
giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy
ban của Quốc hội để có cái nhìn tổng thể về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên cơ sở đó cần nghiên cứu giải pháp để xử lý những văn bản có nội dung sai hoặc chưa rõ
ràng, cách hiểu và áp dụng không thống nhất; có phương án giải quyết những khó khăn đã
được chỉ ra trong quá trình thực hiện và xem xét các kiến nghị để công tác này ngày càng

được thực hiện hiệu quả, chất lượng, vì mục tiêu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tinh thần là biểu dương những việc tốt, như tình trạng chậm
ban hành văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng đã được khắc phục nhiều; đồng thời yêu cầu
các cơ quan giám sát phải tỏ rõ chính kiến về việc ban hành văn bản dẫn tới phải hủy bỏ, thu
hồi; tránh nêu và rút kinh nghiệm chung chung. (VTV.vn 22/11)Về đầu trang
Quốc hội sẽ họp bất thường, xem xét 5 nội dung quan trọng
Tại phiên họp chiều 22/11, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo Ủy ban Thường
vụ một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường và bước đầu việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3
(kỳ họp giữa năm 2022), Quốc hội khóa XV.
Liên quan đến việc tổ chức kỳ họp bất thường, theo Tổng Thư ký Quốc hội, sau khi có văn
bản đề nghị, đến nay đã nhận hồ sơ tài liệu 4/5 nội dung phục vụ kỳ họp bất thường, gồm:
Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật; Dự án xây dựng cơng trình đường bộ
cao tốc Bắc - Nam phía Đơng giai đoạn 2021- 2025; Đề án Thí điểm về việc tách giải phóng
mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư; Dự thảo Nghị quyết Thí điểm một số cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
Hiện còn thiếu hồ sơ tài liệu đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp
thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các ủy ban: Kinh tế, Tài
chính - Ngân sách đang phối hợp với các ủy ban có liên quan để tiến hành thẩm tra.
7


Về hình thức họp, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tổ chức kỳ họp theo hình thức trực tuyến
cả kỳ. Việc biểu quyết thực hiện qua phần mềm cài đặt trên iPad.
Về thời gian, theo dự kiến sẽ tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội vào tháng 12/2021.
Tuy nhiên, thời gian từ nay đến tháng 12/2021 không còn nhiều, các cơ quan phải tiến hành
rất nhiều hoạt động. Trong khi đó, các nội dung trình Quốc hội đều là những vấn đề lớn,
phức tạp, cần có thời gian để thẩm tra kỹ lưỡng.
Nếu cả 5 nội dung trên đã được cho ý kiến trong tháng 12/2021 và đủ điều kiện trình Quốc
hội, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho tổ

chức kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1/2022. Dự kiến tổng thời gian kỳ họp khoảng 4,5
ngày. Trong đó, thời gian thảo luận 3,5 ngày, phiên trù bị, khai mạc, bế mạc, trình bày một số
báo cáo và biểu quyết thông qua 1 ngày.
Về tổ chức kỳ họp bất thường, Tổng Thư ký Quốc hội trình 3 phương án. Trong đó, phương
án 1, dự kiến khai mạc ngày 4/1/2022 (ngay sau khi kết thúc đợt nghỉ lễ). Quốc hội làm việc
liên tục, không chia làm 2 đợt và kết thúc vào sáng 8/1.
Phương án 2, dự kiến khai mạc ngày 5/1 và được chia thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 khoảng 4
ngày (từ 5 – 8/1) để tiến hành phiên trù bị, khai mạc, trình và thảo luận tất cả các nội dung;
đợt 2 diễn ra trong 0,5 ngày (sáng 13/1) để biểu quyết thông qua và tiến hành phiên bế mạc.
Phương án 3, dự kiến khai mạc kỳ họp ngày 5/1, bế mạc sáng Chủ nhật, ngày 9/1. Trong đó,
đề nghị Quốc hội làm việc liên tục, không chia làm 2 đợt của kỳ họp và bố trí Quốc hội làm
việc 1 ngày thứ Bảy và sáng Chủ nhật để kết thúc kỳ họp bất thường sớm hơn.
Trong 3 phương án này, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị lựa chọn phương án 1.
Ông Cường cũng đề nghị các cơ quan cần khẩn trương hoàn thiện việc chuẩn bị các nội dung
kỳ họp để Ủy Thường vụ Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định việc tổ chức và triệu tập kỳ
họp bảo đảm đúng thời gian quy định (chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp).
(Tienphong.vn 22/11, Luân Dũng)Về đầu trang
KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP
Tỷ lệ lao động của Việt Nam cao nhất tại Đông Nam Á
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với mức
76,8%, độ tuổi từ 25-49 tuổi tham gia vào lực lượng lao động rất cao từ 95,2%-96,7%.
Cụ thể, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở phụ nữ là 76,8% cũng là tỷ lệ khá cao có thể bị
hiểu nhầm là một chỉ báo về mức độ bất bình đẳng giới tương đối thấp trong tham gia lực
lượng lao động khi tỷ lệ này ở nam giới cũng chỉ ở mức 81,9%.
Trong các vùng kinh tế, sự chênh lệch giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2019 ở
nam và nữ cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
của nữ là 66,1%, nam là 83,8% (chênh lệch 17,7 điểm phần trăm).
8



Tiếp đến là Đơng Nam Bộ có tỷ lên tương ứng là 64,2% và 79,1% (chênh lệch 14,9 điểm
phần trăm), vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có 75,2% và 83,3% (chênh lệch
8,1 điểm phần trăm).
Tại Tây Nguyên 80,3% và 87,7% (chênh lệch 7,4 điểm phần trăm), Đồng bằng Sông Hồng
70,8% và 76,8% (chênh lệch 6 điểm phần trăm), Trung du và miền núi phía Bắc có mức
chênh lệch thấp nhất cả nước là 3,5 điểm phần trăm khi các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 84,5%
và 88%. (Ngaynay.vn 22/11)Về đầu trang
Coi Việt Nam là điểm đến chiến lược, FDI của Nhật Bản tăng trưởng sắc nét
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 10/2021, Nhật
Bản đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngồi tại Việt Nam với
4.765 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 63,94 tỷ USD. Quy mơ dự án bình qn của
Nhật Bản là 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mơ dự án bình qn chung của cả nước là
11,7 triệu USD/dự án.
Phân tích về sự dịch chuyển dòng vốn FDI của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam,
chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu so sánh số liệu 10 tháng năm 2021 với
cùng kỳ năm ngoái. 10 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản là nhà đầu tư đứng vị trí thứ 4 với
tổng số vốn đăng ký cấp mới là gần 472 triệu USD và khoảng 50 dự án cấp mới.
Tuy nhiên, bước sang năm 2021, riêng trong 10 tháng, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư
150 dự án mới (gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước), điều chỉnh 105 lượt dự án và 170 lượt
dự án góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký 3,38 tỷ USD, đứng thứ 3/97 quốc gia và
vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam (chỉ sau Singapore và Hàn Quốc).
"Dòng vốn FDI từ Nhật vào Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, sắc nét, rất tích cực bất
chấp những khó khăn, thách thức do tác động của dịch COVID-19 thể hiện niềm tin của
doanh nghiệp FDI Nhật Bản và sức hút của thị trường Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt để
tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác đầu tư giữa hai bên trong bối cảnh mới", ông
Hiếu nhận định.
Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản chỉ ra
rằng, là một trong những đối tác đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản hiện đã
đầu tư tại 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Thanh Hóa là địa phương thu hút đầu tư nước
ngoài lớn nhất của Nhật Bản với số vốn là 12,5 tỷ USD chiếm 19,59% tổng vốn đầu tư.

(Cafef.vn 22/11)Về đầu trang
PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN
Ngăn ngừa vi rút “sợ trách nhiệm”
1. Thời gian qua, một vấn đề nổi lên được nhiều người quan tâm là có loại “dịch bệnh” âm
thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cấp, gây nguy cơ cho
sự phát triển đất nước. Đó là vi rút “sợ trách nhiệm”.
Trách nhiệm được hiểu là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; hay
được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng, nếu làm sai
thì phải chịu hậu quả… Nhưng vấn đề là có những người khi thực thi nhiệm vụ được giao, dù
9


biết là đúng căn cứ, đúng quy định pháp luật nhưng vẫn sợ và không dám quyết định các vấn
đề, chỉ vì để bảo đảm “an tồn” cho bản thân.
Trong đợt phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, sau khi một số cán bộ của Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật thành phố Hà Nội và một số địa phương bị xử lý hình sự do cố ý làm sai trong
đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, có tình trạng nhiều địa phương sợ mua sắm máy móc,
trang thiết bị, vật tư y tế do sợ bị kỷ luật. Thay vào đó, nhiều nơi trơng chờ, vận dụng bằng
cách kêu gọi tài trợ của doanh nghiệp, trong khi không phải địa phương nào cũng có doanh
nghiệp sẵn sàng tài trợ. Khi dịch bệnh vẫn hồnh hành thì thứ vi rút “sợ tránh nhiệm” này có
thể dẫn đến những hệ quả khó lường.
Khơng chỉ vậy, “căn bệnh” này cịn xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức,
viên chức. Đó là tình trạng nhiều việc thuộc thẩm quyền của cá nhân, địa phương, đơn vị
mình nhưng cũng “đá” lên cấp trên để… “xin ý kiến chỉ đạo”.
Từ năm 2015, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cũng đã cảnh báo việc cán bộ,
công chức, viên chức ngày càng… sợ trách nhiệm. Vì thế khơng dám đề xuất, không dám
sáng tạo áp dụng cái mới, hoặc có đề xuất cái mới thì rất lịng vịng, xin phép khắp nơi. Vấn
đề này cũng được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đó là biểu hiện sa sút ý

chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ
nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả…
2. Cần thẳng thắn nhìn nhận, một trong những nguyên nhân dẫn đến vi rút “sợ trách nhiệm”
trong cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức là vì những hạn chế, tồn tại về cơ chế, chính
sách và hệ thống pháp luật.
Tình trạng “luật khung, luật ống”; sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật vẫn
phổ biến. Quy định chung chung, hiểu theo nhiều cách khác nhau, thậm chí khó minh định
đúng sai vẫn cịn. Ví dụ, qua rà sốt tại 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ
xác định, hiện có đến 79 luật, 3 nghị quyết của Quốc hội, 188 nghị định của Chính phủ, 20
quyết định của Thủ tướng, 153 thơng tư... chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho đầu tư
sản xuất kinh doanh...
Vì vậy, hồn thiện hệ thống pháp luật, chống cài cắm “lợi ích nhóm” khi ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật là địi hỏi cấp thiết hiện nay. Do đó, nhất định phải rà soát tổng thể
để “bắt bệnh” chồng chéo, mâu thuẫn, chung chung của các quy định pháp luật hiện hành,
cũng là một giải pháp góp phần chống căn bệnh “sợ trách nhiệm” trong cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức.
Tuy nhiên, xét cho cùng, hệ thống pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng vẫn tồn tại những
hạn chế. Ngay cả những nước có truyền thống xây dựng pháp luật hàng trăm năm vẫn phải
thường xuyên đối mặt vấn đề này. Vì thế, song song với giải pháp nêu trên, giải pháp căn cơ
lại nằm ở chính nơi phát tác “căn bệnh”, đó là tinh thần trách nhiệm của cán bộ, mức độ dấn
thân, tấm lịng vì dân, vì nước đến đâu.
10


Để giải quyết vấn đề này, Bộ Chính trị (khóa XIII) vừa ban hành Kết luận số 14-KL/TƯ ngày
22-9-2021 về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích
chung”. Theo đó, khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả khơng đạt hoặc chỉ đạt một phần
mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải xác định rõ nguyên
nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp. Trường hợp cán
bộ thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn

hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Đây thực sự là một “liều thuốc” tốt để điều trị vi rút “sợ trách
nhiệm” trong cán bộ, đảng viên; là “cú huých” đối với tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám
làm, năng động, sáng tạo của đội ngũ công chức, viên chức.
Để Kết luận số 14-KL/TƯ đi vào cuộc sống, thực sự hiệu nghiệm đối với vi rút “sợ trách
nhiệm”, có 2 vấn đề cần tập trung giải quyết, xin được cùng trao đổi:
Thứ nhất, tập thể phải là “bệ đỡ” cho tinh thần trách nhiệm của cá nhân người cán bộ dám
nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Ở đâu có cán bộ dám nghĩ, dám làm thì ở đó có tổ chức Đảng
cơng bằng, khách quan để nhìn nhận, khuyến khích, đồng hành, bảo vệ hiện thực hóa những
ý nghĩ, cách làm mới, khác biệt, khác lạ, vượt tầm... vì lợi ích chung. Đặc biệt, phải “chủ
động phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời động viên, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc hoặc xem xét, điều chỉnh, có quyết định phù hợp với tình hình thực tế. Phát hiện sớm và
kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh sai sót, vi phạm”.
Thứ hai, chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung của
Đảng cần sớm được chuyển hóa vào các quy định pháp luật để vừa khích lệ tinh thần trách
nhiệm, cống hiến vì dân, vì nước, vừa ngăn chặn việc lợi dụng nhằm thu vén cá nhân, lợi ích
nhóm.
Làm được điều này cũng góp phần xóa quan niệm “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, khơng
làm khơng sai” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hiện nay. (Hà Nội
mới 22/11, Ngọc Miên)Về đầu trang
Phép thử hiệu quả điều hành
Theo Tờ trình số 519 của Chính phủ gửi Quốc hội báo cáo tiền khả thi dự án cao tốc Bắc
Nam phía Đơng (giai đoạn 2021 - 2025) thì 12 dự án cao tốc mới với tổng mức đầu tư
khoảng 146.990 tỷ đồng bằng vốn ngân sách sẽ do các địa phương có tuyến đường đi qua
làm chủ đầu tư, thay vì một chủ đầu tư là Bộ Giao thơng Vận tải.
Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, một số địa phương được giao quản lý, triển khai đầu tư
đường bộ cao tốc đã tạo tính chủ động, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc phát sinh trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu xây
dựng... Ngoài ra, việc phân cấp từ Bộ về địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh,
thành phố trong quy hoạch và phát triển không gian đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp
hai bên đường cao tốc...

Tuy nhiên, trái ngược với nhận định này, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại nếu giao cho địa phương
làm chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng tiến độ, chất lượng. Cụ thể, đại diện Viện Nghiên cứu quy
hoạch và phát triển (PDI), thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
(VUSTA) cho rằng, trong thời điểm hiện nay, việc sử dụng vốn ngân sách đầu tư hạ tầng giao
thơng là đúng vì triển khai theo phương thức đối tác cơng tư (PPP) sẽ rất khó huy động vốn.

11


Tuy nhiên, với 12 dự án cao tốc dự kiến giao cho địa phương thực hiện, do năng lực quản lý
dự án của mỗi tỉnh, thành phố khác nhau có thể dẫn đến tiến độ không đồng đều...
Hơn nữa, dù đầu tư theo hình thức PPP thì Nhà nước vẫn phải bỏ 50% vốn chứ khơng phải
100% xã hội hóa, dự án vẫn có nguy cơ chậm tiến độ do phụ thuộc vốn tín dụng. Ngồi ra, vì
nhà đầu tư tư nhân phải đi vay vốn sẽ dẫn đến chi phí dự án tăng, mức phí cao và thời gian
hồn vốn lâu. Nếu Nhà nước đầu tư sẽ rút ngắn thời gian, giảm giá thành, phí đường bộ sẽ
thấp, xã hội được hưởng lợi.
Ý kiến khác cũng cho rằng, nếu triển khai 12 dự án cao tốc này theo hình thức PPP sẽ rất rủi
ro vì nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách của loại hình đầu tư này chưa được tháo gỡ,
nhất là ở khâu huy động vốn. Đây là nguyên nhân chính khiến 5 dự án PPP cao tốc Bắc Nam
giai đoạn 2017 - 2020 không thể lựa chọn được nhà đầu tư, phải chuyển sang dùng vốn ngân
sách. Mặt khác, các dự án cao tốc phải thực hiện các khâu khảo sát phức tạp, thi công kỹ
thuật cao, khi giao dự án cho địa phương dù có thể giúp chủ động về giải phóng mặt bằng,
nguồn ngun vật liệu nhưng chất lượng cơng trình phụ thuộc vào năng lực quản lý của địa
phương. Tuyến đường sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư khai thác vận hành sau này nếu chất
lượng khơng tốt...
Ở góc nhìn khác, đại diện một doanh nghiệp tán thành với phương án đầu tư cơng 12 dự án
cao tốc Bắc Nam vì Nhà nước có thể phát hành trái phiếu để đầu tư. Lãi suất trái phiếu thấp
hơn nhiều so với lãi suất nhà đầu tư vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó sẽ
tiết giảm chi phí đầu tư dự án. Nếu địa phương chưa đủ năng lực có thể thuê các ban quản lý
chuyên nghiệp để vận hành, thực hiện công tác quản lý đầu tư đúng quy định.

Cần nhấn mạnh rằng, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội
Khóa XV diễn ra vừa qua, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm được Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lý giải rằng phần lớn do khâu thực hiện tại địa phương,
quy định pháp luật khơng vướng. Ngồi ra, Bộ trưởng cũng nêu hàng loạt nguyên nhân, cả
chủ quan, khách quan; rằng dự án giao cho cơ quan nào thì cơ quan đó phải chịu trách
nhiệm; dự án của địa phương thì địa phương chịu trách nhiệm, dự án của Trung ương thì
trách nhiệm thuộc về Trung ương...
Thế nhưng thực tế, giải ngân vốn đầu tư cơng vẫn chậm. Do đó, điều quan trọng, theo Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là phải trả lời được câu hỏi vì sao trong cùng một thể chế,
pháp luật như nhau lại có đơn vị giải ngân cao, đơn vị giải ngân thấp. Nguyên nhân khách
quan, chủ quan, cốt lõi là gì, giải pháp là gì?
Vậy nên, với việc dự kiến giao 12 dự án cao tốc cho địa phương làm chủ đầu tư có thể sẽ là
phép thử hiệu quả điều hành. (Đại biểu nhân dân 22/11)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ cuối năm 2021
Có 4 mức đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ cuối năm 2021 là hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hồn thành nhiệm vụ và khơng hồn thành nhiệm vụ. Mỗi mức
xếp loại đều có bộ tiêu chí riêng để đánh giá.
12


Việc đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ cuối năm là công việc thường xuyên của các đơn vị,
cơ quan. Đây là cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ cuối năm 2021 được quy định tại Nghị định
90/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành.
Theo quy định, có 4 mức đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ cuối năm 2021 là hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và khơng hồn thành
nhiệm vụ.
Mỗi mức xếp loại đều có bộ tiêu chí riêng để đánh giá. Cụ thể, bộ tiêu chí đánh giá xếp loại
chất lượng cán bộ, được quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định 90 như sau:

Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Cán bộ đạt
được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ:
Thực hiện tốt các quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Điểm a Khoản 5
Điều 3 Nghị định 90/2020. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo cơng việc cụ thể được giao đều hồn thành đúng tiến
độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao.
Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực cơng tác
được giao phụ trách hồn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu,
nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.
100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá
hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hồn thành tốt hoặc hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: Cán bộ đạt được
tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hồn thành tốt nhiệm vụ: Đáp ứng
các tiêu chí quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều 3
Nghị định 90/2020.
Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra
hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu
quả.
Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực cơng tác
được giao phụ trách hồn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn
thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá
hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ mức hoàn thành nhiệm vụ: Cán bộ đạt được tất
cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ: Đáp ứng các tiêu
13


chí quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều 3 Nghị định

90/2020.
Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra
hoặc theo cơng việc cụ thể được giao đều hồn thành, trong đó có khơng q 20% tiêu chí
chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.
Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác
được giao phụ trách hồn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Có ít nhất 70% cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hồn thành nhiệm
vụ trở lên.
Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ mức khơng hồn thành nhiệm vụ: Cán bộ có
một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức khơng hồn thành nhiệm vụ: Có
biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo
đánh giá của cấp có thẩm quyền.Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo
quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo
đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới
50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý
trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Có hành vi vi phạm trong q trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
(Danviet.vn 22/11)Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Cơng an TP HCM nhận và trả kết quả trong ngày đối với các thủ tục nào?
Công an TP HCM cho biết từ ngày 22 đến 28-11, Công an TP HCM sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả trong ngày đối với 9 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của đơn vị này.
Cụ thể, 2 thủ tục thực hiện tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, gồm trình báo mất hộ chiếu
phổ thông và thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngồi cư trú tại TP HCM qua trang
thơng tin điện tử.
Hai thủ tục thực hiện tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, gồm thủ tục
đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; thủ tục thơng báo khai báo vũ khí thơ sơ.
Một thủ tục thực hiện tại Phịng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt là cấp giấy phép
sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

Một thủ tục thực hiện tại công an quận, huyện và TP Thủ Đức là đăng ký cấp biển số xe và 3
thủ tục thực hiện tại công an phường, xã, thị trấn, gồm khai báo tạm trú cho người nước
ngoài cư trú tại TP HCM bằng Phiếu khai báo tạm trú, đăng ký tạm trú tại công an cấp xã,
đăng ký thường trú trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.

14


Công an TP HCM yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ phải phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức
phục vụ nhân dân, nhằm hỗ trợ, xử lý nhanh chóng, kịp thời các thủ tục hành chính liên quan
đến người dân và doanh nghiệp. (Nld.com.vn 22/11, Phạm Dũng)Về đầu trang
An Giang: Xây dựng chính quyền điện tử kiến tạo, phát triển, liêm chính
UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Cơng văn số 1249/UBND-TH yêu cầu các sở, ban,
ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên mơi
trường điện tử; trên quan điểm đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp
làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng phát triển chính
quyền điện tử, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng cơng nghệ thơng tin với cải cách
hành chính. Thực hiện hóa quyết tâm xây dựng Chính quyền điện tử kiến tạo, phát triển, liêm
chính, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung
nguồn lực nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; 100% hồ sơ tiếp
nhận (kể cả hồ sơ tiếp nhận bên ngoài trụ sở) được cập nhật vào Hệ thống thơng tin một cửa
điện tử của tỉnh; ngồi việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, phải đồng thời trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính bản điện tử cho tổ chức, cá nhân tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân
trên Cổng dịch vụ cơng của tỉnh.
Trước đó, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh An Giang được
đưa vào vận hành chính thức tại địa chỉ . Cổng dịch vụ
công được xây dựng tập trung, thống nhất đáp ứng các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ
thuật theo quy định để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực

tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
Đến nay, Cổng dịch vụ công cung cấp đầy đủ thông tin thủ tục hành chính của các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn tỉnh với tổng số thủ tục hành chính là 2.109 thủ tục, trong đó số dịch vụ
cơng mức độ 3 là 467 dịch vụ, dịch vụ công mức độ 4 là 912 dịch vụ. Số lượng hồ sơ giải
quyết thủ tục hành chính được thực hiện qua hệ thống hơn 399.443 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết hồ
sơ đúng hẹn và trước hẹn đạt 97,3%. (Noichinh.vn 22/11, Quỳnh Trang)Về đầu trang
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH
An Giang xử nghiêm cán bộ bao che, hùn hạp làm ăn
Sau cuộc họp của thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực
(Ban Chỉ đạo) hôm 18-11 ở Hà Nội, cơ quan chức năng ở các tỉnh An Giang, Phú n... cho
biết sẽ xử lý nghiêm "khơng có vùng cấm" các hành vi tiêu cực của cán bộ, đảng viên đúng
như tinh thần chỉ đạo của cuộc họp.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh An Giang - cho biết
chuyên án "trùm buôn lậu Mười Tường" và chuyên án "đánh bạc" được Ban Chỉ đạo u cầu
sớm xử lý nghiêm, "khơng có vùng cấm, không loại trừ ai".
Trùm buôn lậu Mười Tường đã thành lập nhiều công ty, sử dụng tiền bất hợp pháp và trốn
thuế rất lớn. Vụ "rửa tiền" sau khi bắt thượng tá Nguyễn Văn Võ (53 tuổi) - cựu trưởng
Phịng hồ sơ Cơng an tỉnh An Giang - "lộ" ra rất nhiều "người liên quan" nên Công an tỉnh 15


An Giang đã áp dụng các biện pháp hành chính phong tỏa tạm thời các tài sản, tài khoản do
phạm tội mà có để khơng cho dịch chuyển trong q trình điều tra.
Theo thơng tin mới nhất, đại tá Đinh Văn Nơi đã ký quyết định đình chỉ cơng tác 3 người,
gồm 2 lãnh đạo cấp phòng và 1 cán bộ điều tra thuộc Công an tỉnh An Giang, do liên quan
đến trùm buôn lậu Mười Tường.
"Theo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư là "trên nóng, dưới phải nóng", vì vậy An Giang phải đi
đầu, tiên phong xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên biến chất, bảo kê, tiếp tay, bao che và
hùn hạp làm ăn. Chúng tơi sẽ làm kiên quyết xử lý nghiêm, khơng có vùng cấm, khơng có
ngoại lệ" - đại tá Nơi nói.

Lãnh đạo Ban nội chính Tỉnh ủy An Giang cho biết sắp tới sẽ khẩn trương cùng công an xử
lý nghiêm các vụ án đang thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo. "Quan điểm của Tỉnh ủy An
Giang là xử lý nghiêm, tránh bỏ sót lọt tội phạm. Đặc biệt là khơng có vùng cấm, bất kể
người vi phạm là ai cũng đều bị xử lý nghiêm" - lãnh đạo Ban nội chính Tỉnh ủy An Giang
nói.
Trong khi đó, liên quan đến vụ án lộ đề thi công chức tỉnh Phú Yên, một lãnh đạo Tỉnh ủy
Phú Yên cho hay tỉnh Phú Yên đã và đang thực hiện các quy trình xử lý vụ việc này.
"Vụ án đã được TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm; một số cán bộ, đảng viên đã bị Ủy ban
kiểm tra Tỉnh ủy thi hành kỷ luật Đảng và hiện Ban thường vụ Tỉnh ủy đang xem xét thực
hiện quy trình kỷ luật các cán bộ thuộc diện quản lý có vi phạm trong vụ việc này theo đề
nghị của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy.
Hiện nay Ủy ban Kiểm tra trung ương đang kiểm tra trách nhiệm của Ban thường vụ Tỉnh ủy
Phú Yên nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có nội dung liên quan đến vụ lộ đề thi này" - vị lãnh
đạo Tỉnh ủy Phú Yên cho hay.
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên xét xử theo thủ
tục giám đốc thẩm để xem xét kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao liên quan đến
quyết định tha tù trước thời hạn đối với Phan Sào Nam.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã ra quyết định chấp nhận toàn bộ kháng nghị của viện
kiểm sát. Cơ quan tố tụng xác định TAND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định giảm thời gian
chấp hành án đối với phạm nhân Phan Sào Nam là khơng đủ điều kiện và khơng có căn cứ
pháp luật.
TAND cấp cao đã tuyên hủy các quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù số 587 và số
80 của TAND tỉnh Quảng Ninh đối với Phan Sào Nam, đồng thời quyết định giám đốc thẩm
cũng tuyên Phan Sào Nam phải chấp hành bản án trở lại. (Tuoitre.vn 22/11, Nhóm PV)Về
đầu trang
Gia Lai: Làm việc “mờ nhạt”, Chủ tịch xã bị đình chỉ cơng tác
Ngày 22/11, ông Lê Trọng - Chủ tịch huyện Mang Yang (Gia Lai) cho biết vừa ký quyết định
tạm đình chỉ cơng tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Hữu Nghiệp - Chủ tịch UBND xã Đak Jơ
Ta.


16


Bà Hồng Thị Lan Anh - Phó chủ tịch UBND huyện Mang Yang, cho hay, ơng Nghiệp bị tạm
đình chỉ cơng tác do nhiều việc gộp lại. Theo đó, dù huyện chỉ đạo rất quyết liệt, đề nghị xã
phải tiêm bao phủ vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân, nhưng xã khơng làm được, vắc
xin cịn tồn buộc phải đưa sang xã khác. Khi huyện truy vấn thì ơng Nghiệp trả lời rằng: “Do
người dân đi làm rẫy, nên không vận động được”.
Ngồi ra, thời gian qua, sơng Ayun đoạn chảy qua xã Đak Jơ Ta do ông Nghiệp làm chủ tịch
xã bị nhiều cá nhân “nắn sông” để khai thác cát. Theo quy định, khu vực này chỉ có một
doanh nghiệp được tỉnh cấp phép khai thác. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại “chặt khúc” bán
vị trí cho nhiều cá nhân khác cùng khai thác. Chỉ 1km có gần 20 máy nổ, đầu bơm đua nhau
hút cát, tận thu khoáng sản.
“Trong thời gian làm chủ tịch xã, anh Nghiệp điều hành công việc rất mờ nhạt, thiếu trách
nhiệm, không đột phá. Nhiều lý do gộp lại nên huyện tạm đình chỉ cơng tác đối với ơng
Nghiệp”, bà Hồng Thị Lan Anh trao đổi. (Tienphong.vn 22/11, Đình Văn)Về đầu trang
Kỷ luật khiển trách giám đốc Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở Y tế TP.HCM đã có quyết định thi hành kỷ luật ơng Lê Thanh
Chiến - giám đốc Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM - bằng hình thức khiển trách, do vi phạm
trách nhiệm người đứng đầu về thu chi tài chính.
Trước đó, vào cuối năm 2020, Thanh tra TP.HCM đã kết luận tại khoa bỏng - tạo hình thẩm
mỹ Bệnh viện Trưng Vương xảy ra nhiều sai phạm trong việc hành nghề và thu chi tài chính
từ năm 2012-2018.
Trong khoảng thời gian này, có 11 bác sĩ ở khoa bỏng Bệnh viện Trưng Vương thực hiện
3.010 ca phẫu thuật, song tại thời điểm phẫu thuật lại khơng có chứng chỉ hành nghề phẫu
thuật thẩm mỹ.
Nghiêm trọng nhất là sai phạm trong thực hiện thu chi tài chính từ năm 2012-2018. Giai đoạn
này, khoa bỏng - tạo hình thẩm mỹ thu từ hoạt động thẩm mỹ và các hoạt động khám, chữa
bệnh bỏng là hơn 71 tỉ đồng.
Lợi dụng các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật thẩm mỹ có sử dụng vật liệu nhân tạo, các

bác sĩ mua vật liệu nhân tạo trực tiếp từ các công ty và "ăn" tiền chênh lệch giá. Kết luận
thanh tra chỉ ra, trong 12/14 bác sĩ tham gia thủ thuật, phẫu thuật, có 6 bác sĩ đã thu lợi trái
pháp luật với số tiền gần 4 tỉ đồng.
Trong cuộc chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sau kết luận của Thanh tra TP.HCM về sai phạm trên,
ơng Chiến từng nói: "Trách nhiệm người đứng đầu tôi xin nhận hết sai sót này. Tơi khơng né
tránh, sai thì nhận hết". (Tuoitre.vn 22/11, Xuân Mai)Về đầu trang
Vũng Tàu: Bắt cán bộ đô thị phường nhận 50 triệu đồng "ngó lơ" xây nhà trái phép
Tối 21-11, Công an TP Vũng Tàu đã bắt Trần Minh Hải (39 tuổi, cán bộ tổ quản lý đô thị,
xây dựng thuộc UBND Phường 11) để điều tra về hành vi "nhận hối lộ”. Công an cũng bắt
Châu Thị Thuận (38 tuổi) để điều tra hành vi "đưa hối lộ".
17


Đầu tháng 11-2021, Châu Thị Thuận mua một mảnh đất tại đường Đô Lương (Phường 11, TP
Vũng Tàu) và biết mảnh đất này không được phép xây dựng nên đã nhiều lần đến gặp Trần
Minh Hải để đặt vấn đề xây nhà trái phép ở mảnh đất trên.
Cán bộ đô thị phường ra giá 50 triệu đồng cho bà Thuận, đồng thời yêu cầu trước khi xây nhà
phải dùng tôn che kín xung quanh để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Bà Thuận đã
đưa cho Hải 30 triệu đồng, 20 triệu đồng sẽ đưa tiếp khi căn nhà được xây dựng hồn thành.
(Tuổi trẻ 22/11, Đơng Hà – Quỳnh Giang)Về đầu trang
THẾ GIỚI
COVID ở châu Phi giảm nhanh đến mức... không hiểu nổi
Khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện, các quan chức y tế thế giới lo ngại đại dịch sẽ
quét qua châu Phi, giết chết hàng triệu người bởi đó là châu lục có điều kiện sống và y tế
kém. Song kịch bản bất ngờ đã xảy ra.
Mặc dù vẫn chưa rõ con số tử vong cuối cùng của dịch COVID-19 sẽ là bao nhiêu, nhưng
kịch bản thảm khốc đó vẫn chưa thành hiện thực ở Zimbabwe hoặc phần lớn châu Phi, theo
Hãng tin AP.
Tại một khu chợ sầm uất ở một thị trấn nghèo bên ngồi thủ đơ Harare của Zimbabwe, anh
Nyasha Ndou để khẩu trang trong túi. Cùng hàng trăm người khác không đeo khẩu trang, anh

chen lấn mua bán trái cây và rau quả bày trên bàn gỗ và tấm nhựa.
Cũng như ở phần lớn Zimbabwe, tại đây câu chuyện về dịch COVID-19 nhanh chóng bị lãng
qn. "Các cuộc mittinh chính trị, những buổi hòa nhạc và cuộc tụ họp tại gia đã quay trở lại.
COVID-19 đã biến mất", anh Ndou nói.
Đầu tuần này, cả nước Zimbabwe chỉ ghi nhận 33 trường hợp COVID-19 mới và khơng có
trường hợp tử vong nào. Số liệu này phù hợp với sự sụt giảm gần đây của dịch COVID-19
trên khắp châu Phi. Dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy các ca nhiễm dịch ở
châu lục này đã giảm kể từ tháng 7.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng việc thu thập dữ liệu COVID-19 có thể chưa chính xác.
Đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi với hệ thống giám sát chắp vá. Đồng thời, cảnh báo xu
hướng dịch COVID-19 đang suy giảm có thể dễ dàng bị đảo ngược.
Bà Wafaa El-Sadr, chủ nhiệm bộ môn y tế toàn cầu tại Đại học Columbia (Mỹ), cho biết:
"Châu Phi khơng có vắc xin và các nguồn lực để chống lại COVID-19 như ở châu Âu và Mỹ.
Song bằng cách nào đó, họ có vẻ đang sống tốt hơn".
Chưa tới 6% người dân châu Phi được tiêm chủng. Trong các báo cáo hằng tuần về đại dịch,
WHO đã mô tả châu Phi là "một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng COVID-19 nhất trên
toàn cầu".
Một số nhà nghiên cứu cho biết dân số của lục địa này rất trẻ, độ tuổi trung bình là 20 so với
khoảng 43 ở Tây Âu. Ngồi tỉ lệ đơ thị hóa thấp hơn, xu hướng dành thời gian ở ngồi trời
nhiều có thể giúp người dân tránh được tác động của virus SARS-CoV-2 nhiều hơn.

18


Một số nghiên cứu đang thăm dị xem liệu có thể có những giải thích khác, bao gồm cả lý do
di truyền hoặc quá khứ nhiễm các bệnh ký sinh trùng hay không.
Dữ liệu của WHO cho thấy số ca tử vong ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số ca tử vong tồn
cầu. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong ở châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 46% và 29%. (Tuoitre.vn
22/11, Gia Minh)Về đầu trang
Trung Quốc dùng "truy vết thần tốc" để giảm test toàn dân

Trung Quốc đang dùng phương pháp truy vết "tiếp xúc không gian - thời gian" tại một số khu
vực. Cách tiếp cận mới này có thể tốt hơn so với việc phải xét nghiệm diện rộng người dân
của cả một thành phố.
Thông tin về cách tiếp cận mới trong truy vết ca nhiễm nói trên được chia sẻ trên Đài CGTN
(Trung Quốc) ngày 21-11.
Chẳng hạn, Cơ quan y tế thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc đã
áp dụng phương pháp "tiếp xúc không gian - thời gian". Theo đó, thơng qua tín hiệu điện
thoại di động, nhà chức trách sẽ xác định những người có mặt trong phạm vi 800m 2 quanh
bệnh nhân COVID-19 (F0) chỉ trong vòng 10 phút.
Tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, cũng đã áp dụng cách tiếp cận mới. Một số người
dân ở thành phố Trịnh Châu của tỉnh này gần đây nhận được tin nhắn trên điện thoại, với nội
dung cho biết họ được xác định là trường hợp "tiếp xúc không gian - thời gian" với các ca
nhiễm.
Giới chức y tế địa phương cho hay những người này sẽ được yêu cầu xét nghiệm COVID-19
hai lần trong 3 ngày và phải tự cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính.
Một số khu vực khác như thủ đô Bắc Kinh hay tỉnh Phúc Kiến cũng áp dụng cách tiếp cận
nói trên, nhưng yêu cầu xét nghiệm tại từng địa phương có sự khác nhau.
Các chuyên gia tin rằng phương pháp mới nói trên giúp nhanh chóng xác định những người
có nguy cơ lây nhiễm và giảm tải cơng việc cho nhân viên y tế. (Tuoitre.vn 22/11, Bình
An)Về đầu trang./.

19



×