Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

20092018-Ban-tin-Phuc-vu-lanh-dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.23 KB, 19 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 20 tháng 9 năm 2018)
TIÊU ĐIỂM...........................................................................................................2
1. TIÊU ĐIỂM......................................................................................................2
2. Liên quan đến vụ án Vũ "nhôm": Khởi tố thêm 4 quan chức ở TP.Đà Nẵng...2
3. Khám xét nhà nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín..........3
CHÍNH SÁCH MỚI..............................................................................................4
4. CHÍNH SÁCH MỚI.........................................................................................4
5. Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành
chính nhà nước.............................................................................................4
CHỈ THỊ MỚI........................................................................................................4
6. CHỈ THỊ MỚI...................................................................................................4
7. Đẩy mạnh bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm.........4
TIN QUỐC HỘI....................................................................................................5
8. TIN QUỐC HỘI...............................................................................................5
9. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các báo cáo về giám sát và chất vấn....5
10.Đại biểu Quốc hội mang sách Tốn lớp 1 để làm ví dụ tại phiên họp Thường
vụ Quốc hội..................................................................................................8
TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY......................................................................9
11.TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY................................................................9
12.Hiệu quả từ mơ hình “Làng 3 sạch” tại Bắc Ninh............................................9
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP.............................................................10
13.MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP........................................................10
14.Gần một nửa phải “bơi trơn”, “lót tay"...........................................................10
15.74% doanh nghiệp tăng thêm là siêu nhỏ.......................................................11
16.Doanh nghiệp FDI thu hút nhiều lao động nhất.............................................12
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN................................................................................12
17.PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN...........................................................................12
18.Cần bàn tay sạch!...........................................................................................12
QUẢN LÝ...........................................................................................................13
19.QUẢN LÝ......................................................................................................13


20.Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước sẽ diễn ra ngày
28/9.............................................................................................................13
21.Thu hút và sử dụng nhân tài...........................................................................13
22.Sau cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn “bình mới, rượu cũ”...15
23.Cả nước có 126.900 lao động trình độ đại học thất nghiệp............................16
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................................................................17
24.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH...........................................................................17
25.Quảng Ninh tiết kiệm 30 tỷ đồng mỗi năm nhờ chữ ký số............................17
26.Cà Mau cải thiện Chỉ số PCI: Thiếu giải pháp, khó thành cơng....................17
1


THẾ GIỚI............................................................................................................18
27.THẾ GIỚI.......................................................................................................18
28.Trung Quốc giám sát công dân bằng… Google.............................................18
TIÊU ĐIỂM
Liên quan đến vụ án Vũ "nhôm": Khởi tố thêm 4 quan chức ở TP.Đà Nẵng

Nguồn tin riêng của Lao Động cho biết, chiều 18.9, Văn phòng Cơ quan Cảnh
sát điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh khởi tố bị can đối với 4 cán bộ,
nguyên là cơng chức TP.Đà Nẵng vì liên quan đến những vụ án của ơng Phan
Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhơm").
Văn phịng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh khởi tố bị
can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với
các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại
Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm ơng Đào Tấn Bằng (SN 1975),
ngun Phó Chánh Văn phịng UBND TP Đà Nẵng, nay là Bí thư Đảng ủy khối
các Khu công nghiệp TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Thanh Bình, quận Hải
Châu, TP Đà Nẵng; Ông Nguyễn Viết Vĩnh (SN 1978), nguyên Trưởng phòng
Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, nay là Giám đốc Cảng vụ đường

thủy nội địa, hiện trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an cũng thực hiện quyết định
khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với các bị
can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 229
Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với ông Nguyễn Văn Cán (SN 1954), nguyên
Chánh Văn phịng UBND TP.Đà Nẵng; ơng Phan Xn Ít, (SN 1954), ngun
Phó Chánh Văn phịng UBND TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Khuê Trung,
quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
Các bị can được cho có liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, thẩm định
giá... trái luật, gây thất thoát tài sản nhà nước đối với 36 nhà công sản và 9 dự án
liên quan đến ông Vũ "nhôm" mà Bộ Công an đang điều tra.
Hiện công an đang thực hiện lệnh khám xét nhà ở đối với ông Đào Tấn Bằng tại
số nhà k37/27 Hải Hồ, phường Thanh Bình, quận Hải Châu và nhà ông Nguyễn
Viết Vĩnh tại số nhà 52, Đông Kinh Nghĩa Thục, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Liên quan đến vụ án Vũ "nhôm", cơ quan công an đã khởi tố bị can đối với 15
cán bộ, công chức, doanh nhân. Trong đó, từ năm 2017, Cơ quan Cảnh sát điều
tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam
đối với ông Phan Hữu Tuấn (SN 1955, trú tại quận Tây Hồ, TP.Hà Nội), nguyên
Phó Tổng cục trưởng Bộ Công an đã nghỉ hưu; khởi tố bị can và lệnh bắt bị can
để tạm giam đối với ông Nguyễn Hữu Bách (SN 1963, trú tại quận Hoàng Mai,
2


TP.Hà Nội), cán bộ Bộ Công an. Cả 2 bị khởi tố cùng về hành vi “Cố ý làm lộ bí
mật nhà nước” quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tiếp đó, tháng 4.2018, Bộ Cơng an đã ra quyết định khởi tố và cấm đi khỏi nơi
cư trú đối với 5 cựu quan chức thành phố Đà Nẵng. Trong đó có hai cựu Chủ
tịch UBND TP.Đà Nẵng là ông Văn Hữu Chiến và ông Trần Văn Minh, riêng
ông Trần Văn Minh bị bắt tạm giam.
Cùng với 2 cựu chủ tịch bị khởi tố trên, 3 bị can khác bị khởi tố để điều tra hành

vi "Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai" gồm: Ông Nguyễn
Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài ngun Mơi trường thành phố Đà Nẵng; Trần
Văn Tốn, ngun Phó Giám đốc Sở Tài ngun Mơi trường Đà Nẵng và Lê
Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP.Đà Nẵng.
Và mới đây, ngày 9.8, thêm 4 người liên quan gồm các ông Nguyễn Công Lang,
nguyên Giám đốc Cty quản lý nhà Đà Nẵng; ông Phan Ngọc Thạch, nguyên
Tổng Giám đốc Cty CP Du lịch Đà Nẵng; ông Trần Phi, nguyên Tổng Giám đốc
Cty CP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng; và ông Huỳnh Tấn Lộc, Tổng Giám đốc Cty
Công nghệ phẩm Đà Nẵng cũng đã bị khởi tố với hành vi “Vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều
219 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Lao Động 19/9, PV)Về đầu trang
Khám xét nhà ngun Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Cơng an đã hồn tất việc khám xét nhà của ơng
Nguyễn Hữu Tín (SN 1957, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM, trú tại đường
Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM) vào lúc 20h tối
18.9.
Cuộc khám xét bắt đầu khoảng 18h cùng ngày, các cán bộ, chiến sĩ thuộc lực
lượng của Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của nguyên Phó
Chủ tịch UBND TPHCM. Lực lượng đi 1 xe chuyên dụng.
Quá trình khám xét được lực lượng chốt bảo vệ phong toả hồn tồn. Vì khu vực
nhà ơng Tín “khép kín”, nên việc khám xét rất cẩn trọng. Xung quanh khu vực
có hàng rào chắn cao lên.
Đến 20h cùng ngày, sau khi hoàn tất mọi thủ tục khám xét thì lực lượng Bộ
Cơng an đã di chuyển xe chuyên dụng đi về trụ sở cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Cơng an phía Nam.
Trong diễn biến khác, chiều cùng ngày, lực lượng Bộ Công an cũng đã tiến hành
khám xét khẩn cấp nơi ở của của nguyên Giám đốc Sở Tài ngun và Mơi
trường TPHCM, Phó Chánh Văn phịng Ủy ban nhân dân TPHCM, Trưởng
phịng Đơ thị, Văn phịng Ủy ban nhân dân TPHCM, vì liên quan đến vụ án Vũ

“nhôm”. (Lao Động 19/9, Phùng Bắc)Về đầu trang
3


CHÍNH SÁCH MỚI
Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính
nhà nước

Ngày 18-9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg về đẩy mạnh
bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công
chức, viên chức.
Theo đó, bảo đảm đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh
đạo, quản lý dưới 55 tuổi đối với nam, dưới 50 tuổi đối với nữ còn thiếu các
chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được bồi
dưỡng theo quy định; bảo đảm đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên
chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi
được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương trình Chính phủ xem xét, ban
hành nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ
quan hành chính nhà nước trong quý 4; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh thành tổ chức rà soát, tổng
hợp, đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng chức vụ lãnh đạo, quản
lý cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương; cấp vụ và tương đương;
cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản
lý nói trên; tập trung tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
lãnh đạo, quản lý hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước trong năm 2018 và năm 2019. (Sài Gòn Giải Phóng 19/9)Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Đẩy mạnh bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm


Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 28/CT-TTg về đẩy mạnh bồi dưỡng
trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên
chức.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức
đạt được nhiều kết quả tích cực; đã tập trung bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ
năng thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ; từng bước gắn bồi dưỡng với chức
danh, với quy hoạch và sử dụng cán bộ, cơng chức, viên chức. Chế độ, hình thức
đào tạo, bồi dưỡng được quy định cụ thể, rõ ràng. Hệ thống chương trình, tài
liệu được tổ chức biên soạn và ban hành đầy đủ, đồng bộ.
Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng cán bộ, cơng chức, viên chức lãnh đạo, quản lý
chưa đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng, còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng về lý
luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản
lý. Một số cán bộ, công chức, viên chức do chưa được trang bị, cập nhật những
kiến thức và kỹ năng cần thiết nên việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản
lý nhà nước chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.
4


Để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên và thực hiện có hiệu quả Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
cơng chức, viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, liêm chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động bồi
dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Bảo đảm đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản
lý dưới 55 tuổi đối với nam, dưới 50 tuổi đối với nữ còn thiếu các chứng chỉ bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được bồi dưỡng theo quy
định; bảo đảm đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải bồi
dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ
quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của hoạt động
bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cán bộ, công chức,
viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, nghiêm túc trong
việc học tập, bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; tăng
cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng, tính
chuyên nghiệp, tinh thần phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm, đạo đức cơng vụ
của cán bộ, cơng chức, viên chức... (Báo Chính Phủ Điện Tử 19/9, Minh
Hiển)Về đầu trang
TIN QUỐC HỘI
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các báo cáo về giám sát và chất vấn

Báo cáo của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ
đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV được Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH) xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 27 diễn ra vào sáng 19/9.
Tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về
việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ
đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV do Tổng Thư ký Quốc
hội, Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày đã làm rõ
những nội dung của các Báo cáo liên quan đến việc thực hiện các Nghị quyết
của Quốc hội về giám sát chuyên đề và việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc
hội về chất vấn ở các lĩnh vực.
Theo đó, trong thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề
đối với nội dung thực hiện Nghị quyết số 43/2017/QH14 về đẩy mạnh việc thực
hiện chính sách pháp luật về an tồn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020, tổng hợp
5



Báo cáo thẩm tra nhấn mạnh, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn
thực phẩm đã được ban hành tương đối đầy đủ, cơ bản phủ kín các đối tượng,
các công đoạn trong chuỗi sản phẩm. Việc phân cấp, phân quyền giữa trung
ương và địa phương đã hợp lý hơn. Công tác thanh, kiểm tra, xử lý phòng chống
ngộ độc thực phẩm được triển khai quyết liệt, đồng bộ. Công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật được đổi mới. Việc kinh doanh hàng hoá kém chất
lượng, không rõ nguồn gốc đã giảm. Việc quản lý an tồn thực phẩm theo chuỗi,
theo q trình sản xuất được đẩy mạnh. Tỷ lệ cơ sở được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện an toàn thực phẩm tăng.
Tuy nhiên, một số nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết còn chưa được
triển khai thực hiện nghiêm túc, một số nội dung chưa được làm rõ. Việc thực thi
pháp luật tại địa phương còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Một số tiêu chuẩn, quy
chuẩn đang trong q trình hồn thiện gây khó khăn trong triển khai thực hiện...
Về việc thực hiện Nghị quyết số 56/2017/QH14 về việc tiếp tục cải cách tổ chức
bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tổng hợp
Báo cáo thẩm tra cho rằng về cơ bản, nhiều nội dung về cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đã được Chính phủ
chỉ đạo quyết liệt.
Chương trình hành động về hồn thiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức
bộ máy hành chính nhà nước đã được Chính phủ ban hành, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện. Việc ban hành các nghị định, quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của một số Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã mang lại nhiều
kết quả tích cực.
Một số dịch vụ hành chính cơng bước đầu đã được chuyển cho các cá nhân,
doanh nghiệp thực hiện. Cơ chế một cửa liên thơng được triển khai có hiệu quả.
Nhiều thủ tục hành chính được cắt giảm và đơn giản hóa Đề án tổng thể sắp xếp
lại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021 đang được
triển khai. Nghị định mới về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức,
viên chức đang được nghiên cứu xây dựng. Ứng dụng công nghệ thông tin được
đẩy mạnh, hạ tầng công nghệ thông tin đã được quan tâm đầu tư.

Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế mới chỉ tập trung về số lượng mà chưa chú
trọng tới chất lượng và vị trí việc làm. Nhiều nội dung trong báo cáo của Chính
phủ chưa làm rõ hoặc không đánh giá việc thực hiện các nội dung trong Nghị
quyết của Quốc hội.
Nội dung lớn thứ hai là trong thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất
vấn. Cụ thể, đối với lĩnh vực công thương, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc khắc phục, xử lý các dự
án thua lỗ đến nay nhiều dự án đã từng bước giảm lỗ, dần đi vào ổn định và
bước đầu có lãi. Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm
6


2025, tầm nhìn 2035 đang được nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện. Nghị định về
quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được sửa đổi, ban hành.
Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 nói
chung và chiến lược, quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam nói
riêng được ưu tiên đầu tư phát triển. Công tác quản lý vận hành an toàn đập, hồ
chứa nước được chú trọng.
Tuy nhiên, một số dự án tiến độ còn chậm; việc xử lý tranh chấp tại các hợp
đồng EPC chưa được giải quyết. Một số dự án, doanh nghiệp khó khăn trong
việc vay vốn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, trong bán đấu giá. Tình hình bn
lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại gia tăng, có diễn biến phức tạp. Cơ
sở pháp lý xử lý các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh đa cấp còn thiếu...
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi
trường đã được Chính phủ quan tâm hồn thiện. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường
tiếp tục được rà sốt, đánh giá. Cơng tác tiếp nhận thơng tin, phản ánh kiến nghị
về ô nhiễm môi trường được quan tâm. Công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm
về bảo vệ môi trường được chú trọng. Nhiều vụ việc trọng điểm về ô nhiễm môi
trường đã được xử lý. Hệ thống xử lý nước thải tập trung trong các cụm, khu
cơng nghiệp tiếp tục được xây dựng, hồn thiện...

Tuy nhiên, một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa được điều chỉnh theo yêu
cầu thực tiễn. Hệ thống tiêu chí về mơi trường chưa cụ thể. Các giải pháp kiểm
sốt ơ nhiễm mơi trường cịn thiếu tồn diện, đồng bộ. Tình trạng ơ nhiễm mơi
trường diễn biến phức tạp. Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng còn hạn chế...
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, 14 đề án để thực hiện các nhiệm vụ được
giao trong Nghị quyết 29/TƯ đã được xây dựng, triển khai; đến nay 10 đề án đã
được ban hành, 2 đề án đã trình và 2 đề án đang hoàn thiện. Việc đổi mới tổ
chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hai trong một đã mang lại những kết
quả nhất định. Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng
cơ bản được thực hiện theo lộ trình. Việc quản lý dạy thêm, học thêm đã có
những chuyển biến. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học được tiếp tục
rà sốt, hồn thiện...
Tuy nhiên, kết quả kỳ thi Trung học phổ thơng quốc gia cịn để xảy ra sai phạm
ở một số địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Việc phân luồng học sinh phổ
thông, nhất là phân luồng sau trung học cơ sở chuyển biến chậm. Việc dạy và
học ngoại ngữ cịn những khó khăn nhất định... (Báo Chính Phủ Điện Tử 19/9,
Nguyễn Hồng)Về đầu trang

7


Đại biểu Quốc hội mang sách Toán lớp 1 để làm ví dụ tại phiên họp Thường vụ
Quốc hội

Sáng 19.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo tổng
hợp của Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tịa án NDTC, Viện KSNDTC và cá
nhân có liên quan việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề
và chất vấn tại kỳ họp, kết luận của UBTVQH về chất vấn tại phiên họp.
Liên quan đến vấn đề giáo dục, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng

Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, kết quả kỳ thi THPT quốc gia còn để xảy
ra sai phạm ở một số địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Việc phân luồng
học sinh phổ thông, nhất là phân luồng sau trung học cơ sở chuyển biến chậm.
Việc dạy và học ngoại ngữ cịn những khó khăn nhất định.
Ơng Phúc nêu vấn đề về tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định vẫn chưa
được khắc phục, công tác sửa đổi, phát hành sách giáo khoa (SGK) còn nhiều
bất cập. Dự thảo Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào
tạo giáo viên giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2035 không được công khai để
lấy ý kiến của người dân. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chưa gắn
với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
theo tinh thần Nghị quyết 29/TW.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã cầm một cuốn sách
Toán lớp 1 để dẫn chứng cho phần phát biểu của mình. Bà Nga cho biết trước
đây bài tập riêng, sách giáo khoa riêng, giờ Toán lớp 1 luyện tập chung với sách
giáo khoa. Các cháu làm bài tập, nối hình, kẻ thêm hình, ghi bài tập vào trong
đó. Như thế đương nhiên là khố sau khơng dùng được.
Bà Nga cho hay: Chúng tơi phản ánh lại ý kiến của cử tri, chuyển đến Bộ trưởng
Giáo dục và đào tạo là lý do tại sao? Mỗi một năm xuất bản khoảng 100 triệu
bản sách giáo khoa, xã hội chi khoảng 1.000 tỷ đồng nhưng đến năm sau không
dùng được nữa. Chúng tôi phản ánh lại về những nghi ngại xung quanh việc độc
quyền xuất bản của Nhà xuất bản Giáo dục.
Cùng chung quan điểm trên, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đặt
vấn đề: Có lợi ích nhóm giữa biên soạn và phát hành sách hay không? Bà Hải
cho rằng: Ở Mỹ vẫn dùng lại sách giáo khoa; bên cạnh đó, việc dùng lại sách
ngồi mục đích tiết kiệm cịn có ý nghĩa giữ gìn sách. Hiện nay nhiều trường
phải cho học sinh viết bút chì, sau tẩy đi để sang năm cịn dùng được. Cho nên
Chính phủ cần có đánh giá có việc lợi ích nhóm trong ban hành sách giáo khoa
hay khơng? (Lao Động 19/9, Thành Hải)Về đầu trang

8



TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY
Hiệu quả từ mô hình “Làng 3 sạch” tại Bắc Ninh

Thực hiện phong trào thi đua của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, thời gian
qua, Hội LHPN huyện Lương Tài đã thực hiện và nhân rộng hiệu quả mơ hình
“Làng 3 sạch” phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của từng xã, thị trấn. Mơ
hình đã góp phần giữ gìn và tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp,
xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Về thơn Hồng Kênh, xã Trung Kênh (huyện Lương Tài) vào một ngày đầu mùa
thu, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh làng xóm khang trang,
sạch đẹp, đường làng bê tông trải dài tăm tắp tận cánh đồng được tô điểm bởi
những luống hoa mười giờ rực rỡ sắc màu. Trong từng hộ gia đình, từ cổng vào
đến trong nhà luôn được sạch sẽ, đồ đạc được bố trí, sắp xếp ngăn nắp, khoa
học. Đây chính là “sản phẩm” của mơ hình “Làng 3 sạch” – Sạch nhà, sạch ngõ,
sạch đồng, được Chi hội phụ nữ thôn triển khai thành công.
Bà Đinh Thị Tuyết, Chủ tịch Hội LHPN xã Trung Kênh cho biết, thơn Hồng
Kênh (xã Trung Kênh) là một trong những đơn vị được Hội LHPN tỉnh lựa chọn
triển khai điểm mơ hình “Làng 3 sạch”. Thực hiện tiêu chí 3 sạch, các hội viên
phụ nữ đã đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động thực hiện phân loại rác
thải ngay tại nguồn và để rác đúng nơi quy định. Đồng thời tổ chức tổng vệ sinh
đường làng, ngõ, xóm, thu gom các chất thải như túi nilon, đồ vật gia dụng bị
vứt bỏ tại kênh mương, ngoài đồng ruộng, nhất là tiến hành trồng hoa hai bên
đường…
Cứ định kỳ 2-3 lần/tháng, không ai bảo ai, chị em trong thôn đều gác lại công
việc gia đình cùng nhau tham gia quét dọn vệ sinh và chăm sóc hoa dọc các
tuyến đường trong thơn. Từ mơ hình điểm của thơn Hồng Kênh, Hội LHPN xã
đã triển khai nhân rộng trong toàn xã; đến nay đã trồng được 10.000m đường
hoa mười giờ khu vực trong làng, ngoài đồng và trục đường liên thôn. Mọi

người dân, ai ai cũng cảm nhận được cảnh quan đường làng, ngõ xóm sạch sẽ,
thơm mát với sắc màu rực rỡ của các lồi hoa.
Với đặc thù là huyện thuần nơng, trình độ nhận thức của người dân cịn nhiều
hạn chế, do đó để mơ hình “Làng 3 sạch” đi vào thực chất, các chi hội phụ nữ
huyện đã lựa chọn những cách làm phù hợp. Bà Đỗ Thị Thủy, Chủ tịch Hội
LHPN huyện Lương Tài cho biết, trước khi thực hiện mô hình, Hội LHPN
huyện tiến hành rà sốt các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã chưa đạt và
đang phấn đấu về đích nơng thơn mới năm 2017, 2018. Từ đó lựa chọn những
đơn vị làm điểm mơ hình “Làng 3 sạch”, “Đường hoa”, “Đường cây phụ nữ”.
Đồng thời chỉ đạo các chi hội tuyên truyền, vận động theo phương châm “tuyên
truyền rộng, vận động sâu” nội dung các tiêu chí cũng như ý nghĩa, lợi ích thiết
thực từ mơ hình đến từng hộ gia đình.
9


Đặc biệt, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các xã lựa chọn ưu tiên thực hiện các tiêu
chí “Làng 3 sạch” gắn với tiêu chí 17 (mơi trường) trong Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nơng thơn mới, vì đây là tiêu chí góp phần làm thay đổi rõ
nét nhất tại nông thôn và nâng cao ý thức “sống sạch” từ trong mỗi gia đình.
Thơng qua mơ hình “Làng 3 sạch”, các hội viên phụ nữ huyện Lương Tài đang
cùng với các hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh tham gia giữ gìn và xây dựng mơi
trường sáng, xanh, sạch, đẹp, tạo mơi trường sống an tồn, lành mạnh cho nhân
dân, nhất là đóng góp tích cực trong việc nâng cao tiêu chí mơi trường trong
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng
Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.
(Bacninh.gov.vn 19/9, V.L)Về đầu trang
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP
Gần một nửa phải “bơi trơn”, “lót tay"

79% số lượng doanh nghiệp (DN) chấp nhận trả chi phí khơng chính thức. 52%

số DN thừa nhận có chi trả chi phí khơng chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm
tra. Nhưng cuối cùng thì sao? Cuối cùng thì tất cả được hạch tốn giá thành mà
người phải “móc túi” cuối cùng vẫn là người tiêu dùng.
Con số 79% trả chi phí khơng chính thức hay 52% phải “lót tay”cho thanh kiểm
tra là số liệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam- dựa trên một
cuộc khảo sát 10.000 DN trên cả nước và được Phó Giám đốc VCCI TPHCM
cơng bố trong một hội nghị chính thức.
Chi phí khơng chính thức, hay bơi trơn, hay lót tay, thực chất chính là đưa hối lộ.
Cái cay đắng ở chỗ nhiều khi phải chi để được yên ổn làm ăn.
Chi phí khơng chính thức khơng thể hạch tốn sổ sách, và để hợp thức, DN
khơng có cách nào khác là phải mua bán hoá đơn, phải tồn tại quỹ đen. Và cuối
cùng chi phí này được hạch tốn giá thành để người chi trả cuối cùng là người
tiêu dùng.
Cần công bằng rằng, Chính phủ đang rất nỗ lực trong việc gỡ khó cho DN. Hồi
giữa năm 2017, Chỉ thị 20 được ban hành chấn chỉnh các hoạt động thanh kiểm
tra đã được ban hành trong sự phấn khởi, tin tưởng của cộng đồng DN.
Phấn khởi, vì “phép vua”nói rằng chỉ được thanh, kiểm tra DN mỗi năm một
lần. Tin tưởng vì tinh thần “chỉ được thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu
vi phạm pháp luật”.
Từ sau Chỉ thị 20, tình trạng mỗi năm tiếp 7-8 đồn thanh kiểm tra rõ ràng đã
giảm đáng kể, nhũng nhiễu, phiền hà cũng đỡ hơn rất nhiều.

10


Nhưng thực tế vẫn có tình trạng thanh tra chồng thanh tra, kiểm tra dẫm chân
kiểm tra. Như lời than của một DN “chúng tơi tiếp đồn kiểm tra của huyện,
đồn liên ngành của thành phố, đồn Cơng an mơi trường, bên quản lý thị
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Nhưng thực tế vẫn tồn tại khơng thay đổi tình trạng “bơi trơn” mà tỉ lệ 52% hay

79% nói trên là thực tế khơng ít trầm trọng.
Thanh kiểm tra là những hoạt động quản lý nhà nước bình thường để phát hiện,
chấn chỉnh, xử lý những sai phạm. Thanh kiểm tra khơng sai. Cái sai nếu có
thuộc về q trình thanh kiểm tra, thuộc về các công chức nhà nước có thẩm
quyền.
Muốn ngăn chặn tình trạng đến ngót 80% DN phải trả phí bơi trơn, hay 50%
phải lót tay thanh tra, muốn chấm dứt câu chuyện “chi phí khơng chính thức” rất
vơ lý, có lẽ, việc kiểm tra lại q trình kiểm tra, thanh tra lại cơng tác thanh tra
như Bộ Công thương vừa tiến hành sau vụ Con Cưng cần phải được đẩy mạnh
như một hoạt động thường xuyên, nhất là khi có những bất thường.
Cơ quan thanh kiểm tra cũng có sai, có tiêu cực và cũng cần phải bị xử lý. Chỉ
khi nào điều đó là bình thường thì DN, thì người dân mới đỡ khổ. (Lao Động
19/9, Anh Đào)Về đầu trang
74% doanh nghiệp tăng thêm là siêu nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh nhất về số lượng, trong đó doanh nghiệp
quy mơ siêu nhỏ chiếm đến hơn 74%.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh nhất về số lượng nhưng doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thu hút nhiều nhất về lao động. Đây là
thông tin vừa được Tổng cục Thống kê đưa ra tại buổi họp báo cơng bố kết quả
chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2017 diễn ra sáng 19/9.
Số doanh nghiệp tăng thêm là hơn 176.000, tổng số doanh nghiệp là 517.000,
trong đó doanh nghiệp quy mơ siêu nhỏ chiếm đến hơn 74%. Trong khi doanh
nghiệp tư nhân tăng mạnh, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm trung bình
mỗi năm 4 doanh nghiệp. Điều này cho thấy chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại
các doanh nghiệp nhà nước đã có tiến triển dù vẫn cịn chậm.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước đang giảm, nhưng nguồn vốn của khu
vực này lại chiếm tới gần 1/3 tổng nguồn vốn của toàn khu vực doanh nghiệp,
cao hơn cả nguồn vốn của khối doanh nghiệp FDI.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI cũng có mức tỷ suất lợi

nhuận trên doanh thu khá cao, trong khi tỷ lệ này ở doanh nghiệp ngoài nhà
nước rất thấp chỉ ở mức 1,9%.
11


Đáng chú ý, dù tăng về số lượng và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các
ngành dịch vụ nhưng hiệu suất sinh lời cao nhất vẫn thuộc về khu vực nông lâm
nghiệp thủy sản, thấp nhất lại là khu vực dịch vụ. (VTV.vn 19/9)Về đầu trang
Doanh nghiệp FDI thu hút nhiều lao động nhất

Doanh nghiệp FDI thu hút nhiều nhất về lao động. Đây là 1 trong những nội
dung đáng chú ý trong kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 được Tổng cục Thống
kê công bố sáng 19/9.
Cụ thể, trong 5 năm, số doanh nghiệp FDI tăng tới 54% và lao động tăng tới hơn
62%. Bình quân năm, số doanh nghiệp FDI tăng 9% và lao động tăng 10,2%,
cao hơn 2 lần so với doanh nghiệp nhà nước.
Cũng theo kết quả Tổng điều tra kinh tế, doanh nghiệp khơng chỉ tăng về số
lượng, mà cịn tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề mới, đẩy mạnh tái cơ
cấu, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả sản xuất kinh doanh. (VTV.vn 19/9)Về đầu trang
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN
Cần bàn tay sạch!

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành... là công cụ sắc bén để ngăn chặn, cảnh báo
tham nhũng và thao túng quyền lực. Nhưng khơng thể khơng giật mình về con
số khảo sát của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) với trên
10.000 doanh nghiệp thì tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả “phí khơng chính thức”
lên tới 52%!
Mới hiểu doanh nghiệp “sợ” thanh tra, kiểm tra đến thế nào. Thơi thì đủ thứ để
“thanh”, để “kiểm”; là chuyện đồn này ra, đồn kia vào. Có khi là đồn này

chưa ra, đồn kia đã vào. Đến nỗi có doanh nghiệp từng phải kêu: Tháng nào
cũng thanh tra, kiểm tra thì thời gian đâu mà làm ăn? Thêm hay nhiều cuộc
thanh tra, kiểm tra của bộ nọ, ngành kia còn chồng chéo. Thêm hiểu người đứng
đầu các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, các chủ doanh nghiệp cũng đủ
“nỗi niềm” khi đón tiếp các đồn thanh tra, kiểm tra.
Có hay khơng việc “mua” sự im lặng, ngó lơ của thanh tra, kiểm tra? Có hay
khơng một số cán bộ thực thi chỉ nhăm nhắm vào mục đích được doanh nghiệp
“lót tay”? Đã có cả chuyện doanh nghiệp phải “chọn người” tiếp các đoàn, các
cán bộ kiểm tra, thanh tra sao cho “hợp gu”... Tất nhiên, những vụ việc tai tiếng
ấy chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, làm xấu hình ảnh đội ngũ thanh tra,
kiểm tra nhưng khơng thể khơng nói.
Trở lại con số hơn 50% doanh nghiệp phải “chi phí khơng chính thức” - cần
gióng lên hồi chng cảnh báo tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp dựa trên
danh nghĩa thanh tra, kiểm tra. Vậy nhưng, cũng có khơng ít vấn đề cần suy xét.
12


Đó là vì sao sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp lại “lịi” ra chuyện lợi ích
nhóm? Như việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn với cái giá quá rẻ, đến giờ mới
được các cơ quan chức năng chỉ ra. Đã có cuộc thanh tra, kiểm tra, thẩm định tài
sản nào của bộ, của tỉnh trước khi cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn chưa mà để xảy
ra chuyện như vậy?
Càng thấy việc đặt tiêu chuẩn rất cao trong việc chọn người trong các cơ quan
phòng, chống tham nhũng; trong ngành thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiểm
toán... rất đúng và trúng. Nếu đi chống tham nhũng mà lại tham nhũng; nếu đi
thanh tra, kiểm tra mà lại tiêu cực thì sao có được kết luận chính xác và trung
thực?
Cuộc sống luôn vận động! Đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng càng đặt trên
vai những người làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… trách nhiệm nặng
nề hơn. Chỉ khi thật sự trong sáng, cơng tâm mới có thể tạo ra cơng khai, minh

bạch. Chỉ có vơ tư, khách quan, không bị bất cứ yếu tố nào chi phối thì người
làm thanh tra, kiểm tra… mới giữ được thanh danh của nghiệp, của nghề! Càng
thấy, trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn cần có những “bàn tay sạch”,
thậm chí “bàn tay sắt” là địi hỏi tất yếu! (Đại Biểu Nhân Dân 19/9, tr1, Hà
Phương)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước sẽ diễn ra ngày 28/9

Theo kế hoạch, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước sẽ
được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28/9 tới.
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng
Nguyễn Xn Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh
Đình Dũng chủ trì.
Mục đích hội nghị này tập trung vào rà soát và đánh giá 2 năm nhiệm kỳ 2016 2020, xét về công tác cổ phần hóa, thối vốn, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước; đồng thời, đánh giá, tổng hợp những vướng mắc, đặc biệt những hạn chế
để kịp thời khắc phục, đảm bảo hồn thành cơng cuộc sắp xếp đổi mới doanh
nghiệp Nhà nước. (VTV.vn 19/9)Về đầu trang
Thu hút và sử dụng nhân tài

Để tạo bước phát triển mọi mặt trong giai đoạn từ nay đến 2022 và các năm tiếp
theo, mới đây UBND TP Hồ Chí Minh xây dựng Đề án chính sách thu hút, bồi
dưỡng và phát triển người có tài năng đặc biệt.
Thực tế khơng phải tới bây giờ, những đề án như vậy mới xuất hiện. Hơn 12
năm trước, Đà Nẵng bắt đầu triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao (Đề án 922). Để thực hiện Đề án này, TP Đà Nẵng đã bỏ ra khoản
kinh phí lớn, hơn 680 tỷ đồng, đào tạo 616 học viên. Tuy nhiên, chỉ có 460
13


người trở về làm việc, cịn 156 người khơng rõ đi đâu. Đặc biệt, trong số 460

người trở về làm việc thì có tới gần 100 người đã làm đơn xin rút khỏi Đề án, rất
nhiều trong số đó đã phải giải quyết việc chấm dứt cam kết thông qua tòa án.
Hay chỉ trong năm 2017, gần chục cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh
học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam rời viện ra bên ngoài làm.
Sự việc xảy ra ở Đà Nẵng hay các viện nghiên cứu đem đến nhiều bài học trong
chính sách đào tạo, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, hay còn
gọi là “nhân tài”. Cái thiếu được nhiều người chỉ ra, không phải những ưu đãi
vật chất. Bởi khơng ít địa phương mạnh dạn đưa chính sách khuyến dụ nhân tài,
chiêu hiền đãi sĩ, cấp tiền, trao nhà, giao chức, tăng lương. Vậy nhưng, thu hút
được nhưng chưa thể giữ chân được nhân tài. Họ ra đi có thể vì muốn được thử
thách ở vị trí hấp dẫn hơn, song cũng có nguyên nhân từ việc các sở, ban, ngành
địa phương bố trí cơng việc khơng phù hợp với năng lực, trình độ.
Đem chính sách tiền bạc, vật chất để đãi ngộ cho thấy sự quan tâm rất thực tế và
coi trọng người tài. Song, có lẽ người tài cần nhiều hơn thế. Đơn cử như tạo mơi
trường làm việc để người tài đóng góp ý tưởng mà không phải vượt qua quá
nhiều rào cản vô lý của tư duy cũ, của môi trường làm việc thiếu sự sáng tạo,
không dám chấp nhận thay đổi. Nhân tài cần được soi mình vào cơng việc và
hiệu quả thực tế, chứ khơng hẳn thích đo đếm tài năng bằng tài chính, vật chất.
Bởi thế, ngay khi góp ý cho Đề án chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát triển
người có tài năng đặc biệt của TP Hồ Chí Minh, nhiều chun gia muốn nhấn
mạnh tới vai trị của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị sử dụng nhân tài. Đặc biệt,
trong việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ của nhân tài, định
kỳ 3 tháng một lần và việc đánh giá sẽ do chính lãnh đạo của cơ sở nơi sử dụng
nhân tài đánh giá. Có người băn khoăn về tính khách quan, trung thực và hiệu
quả của quy định này, khi việc đánh giá hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của người
lãnh đạo. Quy định như vậy có thể khiến người tài khơng dám thể hiện chính
kiến, nhất là trong trường hợp ý kiến của nhân tài khơng giống, thậm chí khác
biệt với ý kiến của đa số, của lãnh đạo. Thực tiễn tuyển dụng và sử dụng nhân
tài thời gian qua cho thấy, một số người tài sau khi được tuyển dụng vào làm
việc, khơng có cơ hội để phát huy năng lực, sở trường do có sự khác biệt đối với

quan điểm của lãnh đạo cấp trên.
Việc thu hút nhân tài về làm việc mới chỉ là bước đầu. “Dụng nhân như dụng
mộc”, việc đặt nhân tài vào vị trí phù hợp, bảo đảm môi trường hấp dẫn để giữ
chân họ ở lại, cần nhiều những giải pháp mang tính đột phá. Suy cho cùng,
nguồn nhân lực chất lượng cao là “vốn liếng” q giá của bộ máy hành chính
cơng, vì vậy ni dưỡng, phát huy “tài sản” này như thế nào, phụ thuộc nhiều
vào các đơn vị sử dụng, tiếp nhận. (Đại Biểu Nhân Dân 19/9, tr2, Đỗ Quyên)Về
đầu trang

14


Sau cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn “bình mới, rượu cũ”

Tổng số doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa hiện đạt khoảng 92% song
trong thực tế, chỉ có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được chuyển đổi sang tư
nhân nắm giữ. Do đó, giai đoạn tiếp theo, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo hướng thực chất, hiệu quả hơn nhằm huy
động nguồn vốn từ trong xã hội đồng thời nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy
hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.
Về cơ sở pháp lý, theo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Chính
phủ, các bộ, ngành đã hồn thiện cùng với đó các giải pháp về cổ phần hóa cũng
được đưa ra.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Nâng hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch
thông tin, đổi mới quản trị” do Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ tổ chức, ngày
18/9, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài
chính cũng thừa nhận, sau cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt hoạt
động quản trị, cịn duy trì tình trạng “bình mới, rượu cũ.”
Nối tiếp vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện
Chiến lược phát triển cho rằng, “mập mờ thông tin” là căn bệnh cố hữu của các

doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Trong bối cảnh hội nhập cùng với việc tuân
thủ các luật lệ quốc tế, hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không
nhấn mạnh vào công khai minh bạch và quản trị hiệu quả là không đúng yêu cầu
đặt ra. “Các doanh nghiệp Nhà nước cần thay đổi tư duy và cung cách làm việc,
có như vậy mới tạo ra các hoạt động kinh doanh lành mạnh, công ty phát triển
hiệu quả và bền vững,” ơng Hồ nói.
Đồng tình với nhận định trên, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy
ban kinh tế Quốc hội nhấn mạnh, “sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp khơng
muốn niêm yết trên thị trường chứng khốn, khơng muốn cơng khai tình hình
sản xuất, kinh doanh và các hoạt động diễn ra trong một nhóm là điều khơng
bình thường”.
Và, ơng Hùng cho rằng, Chính phủ cần phải xem xét từng doanh nghiệp cụ thể
để có những giải pháp kịp thời yêu cầu các công ty này tuân thủ theo đúng các
chủ trương và quy định của Nhà nước.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia và nhà quản lý đã đưa ra những ý kiến trao đổi
thẳng thắn, nhằm xác định rõ thực trạng của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
Bên cạnh đó, các diễn giả cũng đề xuất với Chính phủ, cơ quan chức năng, cả
các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước các giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao hiệu
quả của đơn vị này. Các ý kiến đóng góp tại Tọa đàm nhằm hướng tới Hội nghị
của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước, vào ngày 28/9 tới đây.

15


Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp không làm
tốt sẽ phải thúc đẩy lên thị trường chứng khoán. Sự giám sát quyết liệt của nhà
đầu tư sẽ khiến doanh nghiệp đó phải thay đổi về quản trị và đảm bảo tính cơng
khai minh bạch theo đúng thông lệ thị trường.
Hơn thế, doanh nghiệp đăng ký giao dịch hoặc niêm yết sẽ được các Sở giao
dịch chứng khốn hỗ trợ về quản trị đồng tính thanh khoản của cổ phiếu cũng

được gia tăng, nhờ đó doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn từ thị trường với
mức chi phí thấp hơn so với vay thương mại. (VietnamPlus.vn 19/9, Hạnh
Nguyễn)Về đầu trang
Cả nước có 126.900 lao động trình độ đại học thất nghiệp

Trong quý II.2018, cả nước có số người thất nghiệp trình độ đại học là 126.900
người, giảm 15.400 người so với quý I.2018. Thông tin được công bố tại bản tin
cập nhật thị trường lao động quý 2.2018 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội tổ chức chiều 18.9.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho biết, trong quý II.2018 có 54,02
triệu người có việc làm, tăng 29.900 người so với quý 1.2018. Xét theo ngành
kinh tế, tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản tiếp tục giảm cịn 38,21%.
Thơng tin chi tiết về thị trường lao động quý 2.2018, ông Đào Quang Vinh –
Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cho biết thêm, tín hiệu đáng
mừng là số lượng và tỉ lệ lao động trong độ tuổi thất nghiệp giảm nhẹ so với quý
1.2018. Cụ thể, cả nước đã có 1.061.500 người khơng có việc, giảm 5.600 người
so với q I.2017.
Số người thất nghiệp trình độ “đại học trở lên” giảm xuống còn 126.900 người,
giảm 15.400 người so với quý I.2018, chiếm 2,47%. Nhóm trình độ “cao đẳng”
có 70.800 người thất nghiệp, giảm 18.000 người, chiếm 3,82%.
Trong khi đó, nhóm trình độ “sơ cấp nghề” thất nghiệp lại tăng 3.500 người với
số lượng là 23.600 người và chiếm tỷ lệ 1,31%. Đáng lưu ý, trong quý này có
511.200 thanh niên thất nghiệp, tăng nhẹ 400 người so với quý I.2018.
Về vấn đề này, ơng Đào Quang Vinh giải thích, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên
tăng lên nhưng ở mức nhỏ. Bên cạnh đó, thất nghiệp ở nhóm trình độ “sơ cấp”
chỉ tăng hơn 3.000 người nhưng nhóm trình độ “cao đẳng” giảm đi 18.000 người
thì bức tranh chung cho thấy tỉ lệ thất nghiệp giảm đi.
Về triển vọng thị trường lao động trong quý III.2018, bản tin dự báo tổng số
người có việc làm sẽ đạt khoảng 54,26 triệu người. Một số ngành tiếp tục tăng

nhu cầu lao động với mức tăng trên 7% so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất
đồ uống, dệt, in, sản xuất sản phẩm từ cao su... Một số ngành dự báo nhu cầu lao
16


động sẽ giảm như: Nông lâm thủy sản, khai thác dầu thơ và khí đốt, sản xuất xe
có động cơ. (Lao Động 19/9, LH)Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Quảng Ninh tiết kiệm 30 tỷ đồng mỗi năm nhờ chữ ký số

Đó là chia sẻ của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong khuôn khổ Hội nghị Thượng
đỉnh Thành phố thông minh ASOCIO ngày 18/9.
Tại phiên thảo luận Các ứng dụng và giải pháp cho thành phố thông minh hôm
18/9, ông Đinh Sỹ Ngun, Phó Giám đốc Sở Thơng tin&Truyền thơng tỉnh
Quảng Ninh khẳng định, xây dựng đô thị thông minh là xu thế tất yếu, phù hợp
với định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Theo đó, chính quyền Quảng
Ninh xác định việc xây dựng thành phố thông minh không chỉ dành cho các
thành phố đã phát triển mà dành cho tất cả các tỉnh, địa phương với những giải
pháp độc đáo riêng để áp dụng công nghệ thông tin vào phát triển.
Về phía Quảng Ninh, trong thời đại đơ thị hóa, gần 60% dân số của tỉnh đang thí
điểm xây dựng khu Kinh tế- Hành chính đặc biệt Vân đồn. Với vị trí địa lý đặc
biệt, Quảng Ninh cũng là một trong những cửa ngõ để Việt Nam hội nhập kinh
tế sâu rộng với khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Được triển khai từ năm
2012 tới nay, đề án chính quyền điện tử của Quảng Ninh đã thu được nhiều kết
quả.
Về cơ sở hạ tầng, 100% cán bộ, cơng chức, viên chức có trang thiết bị đầu cuối
phục vụ công việc, 100% các cơ quan từ cấp xã trở lên có mạng LAN, WAN và
Internet. Về phần mềm ứng dụng, 564 đơn vị trên địa bàn tỉnh sử dụng Hệ thống
Quản lý văn bản và điều hành; 224 đơn vị sử dụng hệ thống một cửa… Tỉnh
cũng triển khai 15 trung tâm hành chính cơng, cổng thơng tin điện tử duy nhất

cùng các cổng tổng hợp, cổng du lịch, cổng doanh nghiệp và 221 Cổng thông tin
thành phần của các quan nhà nước từ tỉnh đến xã.
Cũng theo ông Đinh Sỹ Nguyên, Quảng Ninh là 1 trong 2 tỉnh/thành phố đầu
tiên trong cả nước thực hiện liên thông 4 cấp với trên 95% văn bản sử dụng chữ
ký số để trao đổi hoàn toàn trên hệ thống, giúp tiết kiệm 30 tỷ đồng/năm.
Trong giai đoạn 2017-2020, Quảng Ninh chọn 8 lĩnh vực: chính quyền điện tử, y
tế, giáo dục, du lịch, giao thông, tài nguyên và môi trường, xây dựng thông minh
làm trọng tâm trong đề án xây dựng thành phố thông minh. (Kinh Tế & Đô Thị
Online 18/9)Về đầu trang
Cà Mau cải thiện Chỉ số PCI: Thiếu giải pháp, khó thành cơng

Cà Mau đang thể hiện quyết tâm cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI). Quyết tâm này thể hiện qua nhiều động thái: Tháng 8 vừa qua, UBND
tỉnh này đã phối hợp với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tổ chức
hội nghị bàn giải pháp cải thiện, nâng cao PCI năm 2018.
17


Qua đó, đã yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện tiếp thu ý kiến tư
vấn của các chuyên gia; đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp và bài học kinh
nghiệm, mơ hình thực tiễn tốt tại các địa phương khác trong cải thiện PCI để tổ
chức thực hiện. Cải cách hành chính, tạo mơi trường kinh doanh ngày càng
thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng được chỉ đạo phải đẩy mạnh.
Trước đó (tháng 6.2018), kế hoạch cải thiện và nâng cao PCI năm 2018 cũng đã
được ban hành. Kế hoạch này phân tích, đánh giá kết quả PCI năm 2017 của
tỉnh; nhất là đối với nhóm chỉ số thành phần thấp điểm hơn trung bình cả nước
và giảm điểm so với năm 2016 như các chỉ số về tính minh bạch, thiết chế pháp
lý, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, tính năng động, tiếp cận đất
đai. Việc cải thiện các chỉ số thành phần được giao nhiệm vụ cho từng sở, đơn vị
liên quan với yêu cầu đề ra các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.

Đó là điều dễ hiểu, bởi kết quả xếp hạng PCI của Cà Mau giai đoạn 2013 - 2017
nằm trong các tỉnh, thành thuộc nhóm trung bình với thứ hạng lần lượt là 56, 58,
59, 54, 51; trong đó năm 2017 xếp thứ 51/63 tỉnh thành trên cả nước và đứng
cuối bảng xếp hạng trong 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ấy
nhưng, mới đây UBND tỉnh Cà Mau đưa ra nhận định: Tại hội nghị bàn giải
pháp cải thiện, nâng cao PCI năm 2018 diễn ra ngày 23.8 cho thấy, các sở, ban,
ngành vẫn chưa có giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả để cải thiện các chỉ tiêu
của các chỉ số thành phần được giao theo kế hoạch của tỉnh, Vì vậy, phải khẩn
trương xây dựng bổ sung kế hoạch chi tiết, cụ thể, đảm bảo tính khả thi, có giải
pháp sâu và thực tế để cải thiện các chỉ tiêu trong thời gian tới.
Có thể thấy, việc cải thiện PCI hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, khâu tổ chức thực
hiện là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trước hết phải có giải pháp sát hợp tình
hình, có tính khả thi cao; nếu khơng dù triển khai thực hiện... rầm rộ cỡ nào thì
kết quả cũng sẽ không như mong muốn! (Lao Động 19/9, Tâm Phúc)Về đầu
trang
THẾ GIỚI
Trung Quốc giám sát công dân bằng… Google

Google được cho là đang giúp các quan chức Trung Quốc giám sát cơng dân
bằng cách phát triển cơng cụ tìm kiếm mới có tên Dragonfly.
Theo The Intercept, với Dragonfly, Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ theo dõi
hành vi của người dân cũng như kiểm duyệt nội dung dễ dàng hơn. Tuy nhiên,
hiện tại cơng cụ tìm kiếm này chỉ có thể hoạt động trên điện thoại sử dụng hệ
điều hành Android.
"Những năm qua, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều để giúp người dùng tại Trung
Quốc, từ việc phát triển các ứng dụng dành cho thiết bị di động như Google
18


Translate, Files Go đến các phần mềm hỗ trợ lập trình viên. Nhưng cơng cụ tìm

kiếm vẫn chỉ đang dừng ở bước phát triển. Phải rất lâu nữa nó mới thực sự sẵn
sàng đưa vào ứng dụng tại Trung Quốc", phát ngôn viên Google trả lời phỏng
vấn tờ Fortune.
Google đang lập kế hoạch tái đầu tư vào thị trường công cụ tìm kiếm ở Trung
Quốc, một trong số đó là phát triển sao cho không vi phạm luật kiểm duyệt
nghiêm ngặt ở nước này. Ngồi ra, việc đặt văn phịng và trung tâm dữ liệu mới
ở Trung Quốc cũng là thách thức lớn không kém với những người điều hành.
Hiện tại, trụ sở Google ở Hong Kong vẫn đang vận hành một cơng cụ tìm kiếm
cho phép truy cập các nội dung bị chặn ở Trung Quốc.
Những năm trở lại đây, Trung Quốc đã chặn truy cập với các trang mạng xã hội
lớn trên thế giới và kiểm duyệt các blog, trang web nghiêm ngặt hơn.
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã yêu cầu các công ty Internet phải thu thập tên
thật của người sử dụng. Nhưng việc tuân thủ chưa được đồng nhất.
Ông Eric Harwit là Giáo sư nghiên cứu châu Á của trung tâm Đơng Tây có trụ
sở ở Hawaii chuyên theo dõi hoạt động trên mạng ở Trung Quốc cho biết, dù các
quy định không phải là mới mẻ, nhà cầm quyền dường như gửi đi một tín hiệu
rằng người sử dụng sẽ bị trừng phạt nếu họ đi quá xa.
Trung Quốc từng phát động chiến dịch thanh lọc nội dung mạng. Rất nhiều công
ty ở nước này như Sina Corp, Tencent và Baidu từng bị phạt vì những vi phạm
với mạng Internet. (VTV.vn 18/9)Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×