Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

16032022 Ban tin Phuc vu lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.36 KB, 22 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 16 tháng 3 năm 2022)
THƠNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19................................................................1
1. Vắc xin phịng COVID-19 của Việt Nam: Nguy cơ lãng phí tiền nghiên cứu?...................1
2. Bộ Y tế: Khơng có chuyện F0 được ra khỏi nhà..................................................................2
3. Nhiều F0 ra đường, nay quy định không cho, được khơng?................................................3
4. TP Hồ Chí Minh đề xuất được mua thuốc Molnupiravir để phát miễn phí cho F0..............5
ĐỀ XUẤT CHO F0, F1 ĐI LÀM..............................................................................................5
5. TPHCM: F1 tại hầu hết doanh nghiệp có thể đi làm ngay...................................................5
TIN QUỐC HỘI........................................................................................................................6
6. Đề nghị làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế khi chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỉ đồng......................6
7. “Quân xanh - quân đỏ”, “xã hội đen” đe dọa người tham gia đấu giá đất............................7
KINH TẾ - ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP..........................................................................................8
8. Các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam.................................................8
9. Việt Nam chính thức mở cửa du lịch, hướng tới mục tiêu 5 triệu khách quốc tế.................9
10.Bộ Y tế xin ý kiến gấp về việc không cách ly khách du lịch..............................................10
11.Vì sao quá nửa số doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam báo lỗ?.....................................11
12.Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp mong chờ giải ngân sớm...............................12
13.Đánh thuế nhà và tài sản: Thời điểm này có phù hợp?.......................................................14
PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN...................................................................................................16
14.Cần cơ chế đặc biệt trong thu hút và trọng dụng nhân tài..................................................16
QUẢN LÝ...............................................................................................................................17
15.Định kỳ chuyển đổi 8 vị trí cơng tác trong lĩnh vực tổ chức cán bộ ở địa phương............17
16.Hà Nội đề xuất bịt “lỗ hổng” trong tiếp công dân..............................................................18
17.Quảng Trị gia hạn thanh tra mua sắm trang thiết bị y tế, kit test COVID-19.....................19
18.Hà Giang thanh tra việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Cơng ty Việt Á............20
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.........................................................................................................20
19.Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kiên Giang bị khai trừ Đảng......................................20
20.Kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với Bí thư Thành uỷ Thái Nguyên................................21
THẾ GIỚI................................................................................................................................21
21.Nhiều quốc gia mở cửa hồn tồn đón du khách................................................................21


22.Moscow cảnh báo thu hồi tài sản cơng ty rời Nga.............................................................22
THƠNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19
Vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam: Nguy cơ lãng phí tiền nghiên cứu?
Là một trong 3 loại vắc xin phòng COVID-19 nghiên cứu và phát triển trong nước, có kết
quả thử nghiệm lâm sàng tốt nhưng COVIVAC đang đứng trước nguy cơ “chết yểu”, gây
lãng phí một khoản tiền không nhỏ.
Vắc xin COVIVAC do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế nghiên cứu và
phát triển từ tháng 5/2020. Đây là loại vắc xin nội thứ hai được Bộ Y tế cấp phép thử nghiệm
lâm sàng, sau NanoCovax của Cty Nanogen.
Tháng 8 năm ngối, Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng 8,8 tỷ đồng từ nguồn Quỹ vắc
xin phòng COVID-19 để hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vắc xin COVIVAC.
1


Trao đổi với PV Tiền Phong, thành viên nhóm nghiên cứu COVIVAC cho biết: “Chúng tơi
đã có đủ kết quả giai đoạn 2, đối chiếu với vắc xin Astra Zeneca cho kết quả tốt, thậm chí ở
một số kết quả kháng thể trung hòa còn trội hơn vắc xin Astra Zeneca. Chúng tôi đã làm
miễn dịch qua trung gian tế bào cũng tạo được miễn dịch tế bào TH1 rất tốt. Hội đồng Đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã thông qua ngày 29/12/2021 cũng khẳng định đã
nghiệm thu.
Hiện nhóm nghiên cứu đã trình đề cương thử lâm sàng mũi nhắc lại chứ không “đi” 2 mũi cơ
bản như nghiên cứu ban đầu đề ra nữa”.
Tuy nhiên, hiện có 2 khó khăn. “Thứ nhất là kinh phí, chúng tơi cũng xin một ít kinh phí từ
nước ngồi nhưng chỉ đủ để thử nghiệm ở nước ngồi, cịn kinh phí triển khai trong nước
hiện khơng cịn.
Thứ 2, khó khăn lớn hơn là đến nay chưa có hướng dẫn cấp phép vắc xin tiêm mũi nhắc lại vì
hiện giờ chúng tôi đã bỏ qua giai đoạn tiêm liều cơ bản (2 mũi).
Mặc dù nhóm đã chuẩn bị đề cương khá chi tiết với sự hỗ trợ của quốc tế, bảng dự tốn kinh
phí nộp lên Bộ Y tế nhưng cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì mới đây
vẫn đang bàn đến việc Bộ quyết định xem hướng vắc xin nội tiêm mũi nhắc lại trong tương

lai như thế nào”, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Vị này cũng thừa nhận tình hình hiện nay rất khó khăn với vắc xin nội, nói đúng ra là “khơng
cịn đường” cho những vắc xin “made in Việt Nam”. Vị này buồn bã: “Chúng tơi đã tính đến
việc dừng khơng nghiên cứu nữa vì thực sự khơng thấy “lối ra”. Đơn cử như chúng tôi đã gửi
văn bản báo cáo lên Bộ từ tháng 1 nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được hồi âm”. Theo vị này,
tổng kinh phí chi ra để nghiên cứu COVIVAC đã lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Trả lời PV Tiền Phong, thạc sĩ Hồng Hoa Sơn, Phó trưởng Phịng Quản lí Khoa học công
nghệ (Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế) cho biết: “COVIVAC có kết quả đánh
giá giữa kì giai đoạn 2, nhưng giai đoạn 3 thì vướng phải vấn đề hiện nay tỷ lệ người đã tiêm
liều cơ bản tại Việt Nam gần như 100% nên đang xin nghiên cứu theo hướng liều nhắc lại.
Hiện Bộ đang xây dựng hướng dẫn, việc này cũng không đơn giản vì họ đi từ giai đoạn 2 lên
liều nhắc lại ln. Đây là điều chưa có tiền lệ nên chưa có hướng dẫn, cần phải nghiên cứu để
ban hành”. (Tienphong.vn 15/3, Hà Minh)Về đầu trang
Bộ Y tế: Không có chuyện F0 được ra khỏi nhà
F0 cần hạn chế ra khỏi phịng cách ly, cịn khơng được ra khỏi nhà. F0 cần có khơng gian
cách ly riêng, thơng thống, mở cửa sổ và không sử dụng máy lạnh trung tâm. Đây là yêu cầu
trong hướng dẫn mới nhất vừa được Bộ Y tế ban hành ngày 14/3 về quản lý F0 tại nhà.
Hướng dẫn mới cũng quy định những F0 đã được cơ sở y tế điều trị mà chưa đạt tiêu chuẩn
khỏi nhưng đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.
Trước nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung: "Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi
nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những

2


người khác", quy định trong Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19, do Bộ
Y tế ban hành ngày 14/3, Bộ Y tế thông tin cho biết, nơi cách ly ở đây là trong căn nhà,
khơng có chuyện F0 được ra khỏi nhà, ra ngoài đường.
Để tránh dư luận có nhiều cách hiểu khác nhau, Tổ biên tập hướng dẫn này cũng đã điều
chỉnh quy định trên thành "Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phịng cách ly,

nhưng khơng được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng
cách với những người khác trong nhà". (VTV.vn 15/3)Về đầu trang
Nhiều F0 ra đường, nay quy định không cho, được khơng?
Ngày 14-3, Bộ Y tế có hướng dẫn cho F0 ra khỏi nhà, sau đó lại “đính chính” F0 chỉ được ra
khỏi phòng gây nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, dù Bộ Y tế có cho F0 ra khỏi nhà hay
khơng thì trong thực tế nhiều F0 vẫn buộc phải ra đường.
Tối 14-3, Bộ Y tế đã lên tiếng "đính chính" về thơng tin F0 sẽ được ra khỏi nhà. Theo Bộ Y
tế, cách hiểu cho F0 ra khỏi nhà là "hiểu nhầm".
Cụ thể, "nơi cách ly" trong hướng dẫn trước đó của Bộ Y tế cần được hiểu là phòng cách ly
trong nhà, F0 được rời khỏi phòng cách ly và đi lại trong nhà, với điều kiện đeo khẩu trang
và đảm bảo giãn cách với người trong nhà, không phải cho phép F0 rời khỏi nhà.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều F0 vẫn ra ngoài, đi làm, đi chợ, đi chơi, đi mua thuốc, đi
test COVID-19, "đi xác nhận F0"…
Sáng 15-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Lã Thị Lan - phó giám đốc CDC Hà Nội - cho
biết theo luật phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thì những trường hợp truyền nhiễm
nhóm A phải cách ly, khơng được ra ngồi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay "vì hồn cảnh bắt
buộc" nên một số F0 vẫn đi ra ngoài.
"Hiện nay số lượng F0 quá lớn, ngành y tế khơng thể chăm sóc tất cả tại nhà được, khi cần
xét nghiệm thì F0 có thể đeo khẩu trang đi thẳng tới nơi khám bệnh và không tiếp xúc với ai
trên đường đi. Theo luật truyền nhiễm là không được như thế, nhưng thực tế hiện nay có một
số F0 vẫn đi ra ngồi khám bệnh bởi trong những tình thế bắt buộc", bà Lan nói.
Bà Lan nêu ví dụ, có một số gia đình hiện tất cả thành viên đều là F0, thì trong số các ca
dương tính đó phải có một người đi lấy thuốc.
"Khơng trừ trường hợp có một số người dân rất vơ ý thức, là F0 nhưng vẫn đi ăn nhậu bình
thường, hay một số thanh niên nhiễm bệnh khơng có triệu chứng nên có tâm lý coi thường, đi
ra ngồi làm lây lan dịch bệnh. Với những người khơng có ý thức, cố tình làm lây lan dịch
bệnh như thế này thì buộc phải áp dụng pháp luật để răn đe", bà nói.
Về những biện pháp quản lý điều trị, cách ly F0 tại nhà, ngồi sự giám sát của chính quyền
địa phương, tổ COVID cộng đồng, vị lãnh đạo CDC Hà Nội mong muốn mỗi người dân tự
nâng cao ý thức, chủ động cách ly vì sức khỏe chung của cộng đồng.

"Tơi mong người dân đồng hành cùng chính quyền, ngành y tế, bởi hiện nay lực lượng rất
mỏng, không thể quản lý hết được tất cả các trường hợp F0", bà bày tỏ.

3


Trước tình hình thực tế như hiện nay, nhiều người dân cho rằng Bộ Y tế cũng nên có những
quy định "nới lỏng" cho F0 như F0 được đi khám chữa bệnh, hoặc F0 khơng có triệu chứng
vẫn có thể đi làm.
Hiện nay có một số F0 là nhân viên y tế vẫn đi làm việc để chăm sóc các F0 khác, bà Lan
cho rằng buộc phải làm như vậy, bởi "một trạm y tế có 5 người thì 5 người F0, nếu nghỉ hết
thì ai làm các thủ tục để xác nhận F0 và các giấy tờ, công việc khác để chăm sóc người
bệnh".
Thậm chí nhiều bệnh viện có đến 30-50% nhân viên y tế là F0, tình thế này khiến bệnh viện
buộc phải "khuyến khích" F0 khơng có triệu chứng hoặc chỉ số CT trên 30 đi làm, chăm sóc
các bệnh nhân F0 khác.
Nếu chiếu theo quy định "F0 chỉ được rời phòng cách ly nếu đeo khẩu trang, đảm bảo giãn
cách" thì những y bác sĩ này đều vi phạm quy định.
Trong khi trao đổi với PV, lãnh đạo một bệnh viện tuyến trung ương cho biết bệnh viện có
1.000 nhân viên nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay có hơn 300 người là F0; nữ nhân viên
cịn có ho, sốt vài ngày, nam giới thì khơng có triệu chứng gì và đều có thể làm việc.
Trên trang cá nhân, BS Trần Sĩ Tuấn - nguyên tổng biên tập báo Sức Khỏe và Đời Sống - băn
khoăn: "Bộ Y tế đính chính F0 được ra khỏi phịng nhưng khơng được ra khỏi nhà. Một văn
bản khác lại đề xuất F0 không triệu chứng được đi làm trực tiếp cơng việc chăm sóc người
bệnh F0. Tơi băn khoăn khơng hiểu ý quy định là gì?".
Ơng Tuấn băn khoăn có lý, bởi mới ngày 5-3 Bộ Y tế đề xuất tại cuộc họp Ban Chỉ đạo
phòng chống dịch quốc gia cho phép F0 khơng có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly,
chưa có kết quả xét nghiệm âm tính và tự nguyện làm việc được làm trực tuyến hoặc trực
tiếp ở vị trí người chăm sóc, theo dõi, điều trị người bệnh COVID-19 trong gia đình, cơ sở
lưu trú hoặc tại cơ sở điều trị bệnh COVID-19.

Đề xuất cũng nêu trong trường hợp này, F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân
đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại.
Nay Bộ Y tế lại chỉ cho F0 đi lại trong nhà thì đề xuất ngày 5-3 có thành "ơng nói gà, bà nói
vịt" hay khơng? Đó là chưa kể hiện có đến gần 2 triệu F0 đang cách ly, điều trị, trong đó có
đến 1,6 triệu người đang điều trị tại nhà. Với số lượng F0 lớn như thế này và tỉ lệ người
không triệu chứng rất cao, dù quy định không cho, F0 vẫn ra đường! (Tuoitre.vn 15/3, Nhóm
PV)Về đầu trang
TP Hồ Chí Minh đề xuất được mua thuốc Molnupiravir để phát miễn phí cho F0
Chiều 14/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh
tổ chức họp báo định kỳ thơng tin về tình hình phịng, chống dịch trên địa bàn thành phố.
Nhiều nội dung liên quan việc cung ứng thuốc Molnupiravir trị COVID-19 cho F0 và tình
hình mắc COVID-19 ở học sinh được đại diện các cơ quan chức năng thông tin.
4


Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở
vừa có đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố về việc mua thuốc Molnupiravir để cấp miễn phí
cho người mắc COVID-19 trên địa bàn. Theo bà Mai, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm
nhóm A, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị miễn phí. Do đó, thuốc điều trị cũng sẽ được
cấp miễn phí như thời gian vừa qua.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin, với thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế đã có những đợt thử
nghiệm lâm sàng, ghi nhận có kết quả tốt. Thế giới cũng công nhận hiệu quả của thuốc này.
Ngày 14/3, Sở Y tế có văn bản, xin chủ trương của UBND Thành phố được phép mua thuốc
Molnupiravir để cung ứng cho người dân.
"Thuốc sẽ được cấp miễn phí với các F0 cách ly tại nhà, đủ điều kiện sử dụng theo hướng
dẫn của Bộ Y tế, thông qua các trạm y tế, trạm lưu động. Sở Y tế hiện đang chờ chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân Thành phố về phương hướng triển khai đề xuất này", bà Nguyễn Thị Huỳnh
Mai cho hay.
TP Hồ Chí Minh hiện có 102.224 F0 đang theo dõi tại nhà, nhu cầu sử dụng thuốc
Molnupiravir gia tăng. Tuy nhiên, số lượng thuốc miễn phí do Bộ Y tế cung cấp hiện sắp hết.

(VTV.vn 15/3)Về đầu trang
ĐỀ XUẤT CHO F0, F1 ĐI LÀM
TPHCM: F1 tại hầu hết doanh nghiệp có thể đi làm ngay
Trước tình hình F0 tăng cao, các doanh nghiệp tại TPHCM đang rơi vào tình trạng thiếu cơng
nhân lao động. Đại diện ngành y tế thành phố khẳng định hầu hết người lao động tại doanh
nghiệp đã chích ngừa trên 80% nên có thể đi làm ngay.
Trước tình hình trên, ngày 14/3 ơng Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát
Bệnh tật TPHCM cho biết, việc Bộ Y tế đề xuất cho F0 và F1 đi làm rút ngắn thời gian cách
ly hoặc có thể đi làm ngay mới chỉ là đề xuất lên Chính phủ chứ chưa có quyết định chính
thức nên chưa có hướng dẫn cho các địa phương thực hiện.
F0 đi làm sẽ có các điều kiện liên quan, cụ thể F0 nếu đi làm sẽ thực hiện công việc ở cùng
khu vực với các F0 khác hoặc làm việc online tại nhà. Với F1 có thể đi làm ngay nhưng cũng
có những điều kiện ràng buộc như nhân sự đang là F1 là trường hợp cần thiết, cấp bách với
đơn vị, nơi làm việc phải được bố trí đảm bảo an tồn dịch.
Hiện nay, TPHCM đang thực hiện các phương án thích ứng linh hoạt trong tình hình mới nên
cũng có giải pháp mở hơn so với trước đây như với F0 đang tuân thủ quy định cách ly 7 ngày
của Bộ Y tế nhưng đến ngày thứ 7 nếu xét nghiệm âm tính sẽ được kết thúc cách ly trở lại
công việc. Tuy nhiên nếu kết quả cịn dương tính sẽ tự theo dõi thêm 3 ngày tiếp theo. Với
những trường hợp chưa tiêm chủng sẽ phải cách ly 14 ngày.
Đối với F1 thành phố có sự vận dụng thống hơn nhằm thích ứng an tồn với dịch bệnh, có
thể cho F1 đi làm ngay. Căn cứ theo công văn số 8095 của Sở Y tế với những doanh nghiệp
có trên 80% số người lao động trong doanh nghiệp đã được tiêm chủng đầy đủ thì F1 có thể
đi làm bình thường và xét nghiệm vào ngày 3 và ngày 7.
5


Hiện nay, trên mặt bằng chung hầu hết các doanh nghiệp tại TPHCM số lượng công nhân
tiêm chủng đã đạt trên 85%. Do đó, người lao động là F1 trên địa bàn TPHCM đang làm việc
tại các doanh nghiệp trên tồn địa bàn TPHCM có thể đi làm bình thường nhưng phải tuân
thủ các quy định về xét nghiệm, tuân thủ 5K.

Với những doanh nghiệp dưới 80% người lao động chưa tiêm chủng thì vẫn phải thực hiện
cách ly theo quy định. (Tiền phong 15/3, Vân Sơn)Về đầu trang
TIN QUỐC HỘI
Đề nghị làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế khi chưa phân bổ chi tiết 1.416 tỉ đồng
Sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà
nước nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại của nước ngồi (nguồn chi thường xuyên) năm 2020
và năm 2021.
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2020, khoản
viện trợ khơng hồn lại của nước ngồi là hơn 1.413 tỉ đồng đã được các cơ quan T.Ư thực
nhận nhưng chưa có dự tốn được giao. Tương tự, số vốn viện trợ đã tiếp nhận trong năm
2021 là khoảng 10.558 tỉ đồng.
Theo ông Phớc, đây là các khoản "tăng thu", thẩm quyền quyết định là của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội. Vì vậy, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung dự
toán ngân sách trung ương nguồn viện trợ nước ngoài (chi thường xuyên) năm 2020 hơn
1.413 tỉ đồng và năm 2021 hơn 4.217 tỉ đồng.
Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường
cho biết, đa số ý kiến ủy ban này cho rằng, về thẩm quyền, Chính phủ cần phải trình việc này
ra Quốc hội để quyết định chứ không phải Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Việc Chính phủ xác định đây là số tăng thu và thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội là chưa phù hợp với Luật ngân sách nhà nước", ông Cường nêu.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng các khoản viện trợ mà Chính phủ đề nghị bổ sung vào dự
tốn đều "rất minh bạch", và việc bổ sung này "chủ yếu là thủ tục".
Ơng Phớc cho rằng chỉ nên trình để Quốc hội quyết những quyết sách lớn, còn những khoản
như thế này đều được báo cáo thường xuyên, minh bạch, quản lý chặt chẽ thì trình Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quyết định.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khơng đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Phớc.
Ơng Huệ cho rằng, theo pháp luật về ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khơng có thẩm
quyền quyết định việc này mà chỉ chuẩn bị ý kiến trình Quốc hội quyết.
Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thống nhất Chính phủ chuẩn bị trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để

trình Quốc hội xem xét quyết định theo đúng thẩm quyền.
6


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách cho biết, các cơ quan trung ương và địa phương đề
nghị bổ sung dự toán năm 2021 là hơn 5.633 tỉ đồng. Sau khi giảm trừ 1.416 tỉ đồng đã được
Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của ngân sách trung ương
nhưng chưa được Bộ Y tế phân bổ chi tiết, Chính phủ kiến nghị bổ sung dự toán hơn 4.217 tỉ
đồng.
Thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách
nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết số vốn 1.416 tỉ đồng đã được Quốc hội
phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của ngân sách trung ương năm
2021. Ngồi ra, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ số liệu chênh lệch giữa số đề nghị bổ sung dự
toán (5.633 tỉ đồng) với số đã tiếp nhận (khoảng 10.558 tỉ đồng).
Chính phủ trình bổ sung dự tốn năm 2020 và xác định đây là khoản viện trợ phát sinh trong
năm, song báo cáo quyết toán niên độ ngân sách nhà nước năm 2019 đã xác nhận khoản thu,
chi này.
Như vậy, khoản hơn 1.413 tỉ đồng đã phát sinh từ năm 2019, không phải là khoản phát sinh
trong năm 2020, nhưng đến năm 2022 mới báo cáo bổ sung dự toán và phân bổ khoản chi
này là quá chậm.
"Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương xác định rõ trách nhiệm trong việc
không tuân thủ quy định của Luật ngân sách nhà nước. Đồng thời, báo cáo rõ về số liệu
chênh lệch 195 tỉ đồng so với báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019",
ơng Nguyễn Phú Cường nói. (Tienphong.vn 15/3, Trường Phong) Về đầu trang
“Quân xanh - quân đỏ”, “xã hội đen” đe dọa người tham gia đấu giá đất
Một số địa phương xuất hiện hiện tượng “cò đấu giá”, “quân xanh - quân đỏ”, “xã hội đen”
đe dọa cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá đất phải xin rút hồ sơ và có hiện tượng bỏ giá rất
cao một số lơ đất rồi bỏ cọc.
Đó là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà nêu trong báo cáo
một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội, vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo, thời gian qua, một số địa phương đã xuất hiện hiện tượng "cò đấu giá", "quân
xanh - quân đỏ", để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá trước khi cuộc đấu giá
diễn ra và tình trạng "xã hội đen" đe dọa cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xin rút hồ sơ.
Có hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng tạo mặt bằng giá ảo
để mua đi, bán lại nhiều lô đất đã trúng đấu giá khác hoặc bán ra các lô đất đã gom trong khu
vực nhằm thu lợi.
Một số nơi có hiện tượng thơng đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá
để "dìm giá" (như vụ đấu giá đất tại tỉnh Thái Bình năm 2020; tại huyện Đơng Anh, Hà Nội
năm 2021…).
Thời gian từ khi trúng đấu giá đất đến khi hủy quyết định trúng đấu giá do người trúng đấu
giá không nộp đủ tiền là khá dài (180 ngày như ở TP Thủ Thiêm) là một sơ hở để các công ty

7


tham gia đấu giá thực hiện các ý đồ như thổi giá bất động sản để tăng giá trị cổ phiếu, cơ cấu
lại khoản nợ trong các ngân hàng, bán hàng tồn đọng...
Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định, cần
thống nhất về mặt nhận thức trong công tác định giá đất. Giá đất trúng đấu giá là giá đặc thù,
cá biệt. Do đó, cần cân nhắc kỹ khi coi giá đất trúng đấu giá là thông tin đầu vào để xác định
giá đất cụ thể.
Bên cạnh đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan liên quan. Trong đó, Bộ Tư pháp với
trách nhiệm là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu giá tài
sản chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm pháp luật về đấu giá, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất.
Về giải pháp căn cơ, cần tổng kết, đánh giá sửa đổi, bổ sung Luật đấu giá tài sản, trong đó
chú trọng quy định cụ thể về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất.
Lãnh đạo bộ cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các

nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất để đảm bảo an tồn tín dụng.
Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo làm tốt công tác xác định giá khởi điểm để đấu
giá quyền sử dụng đất bảo đảm sát giá thị trường; quản lý chặt chẽ đối với hồ sơ đấu giá;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản.
Tăng cường mối quan hệ giữa tổ chức bán đấu giá với cơ quan công an để đảm bảo an ninh
trật tự tại các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất; áp dụng linh hoạt hình thức đấu giá, mở rộng
hình thức đấu giá trực tuyến… (Tuoitre.vn 15/3, Thành Chung) Về đầu trang
KINH TẾ - ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP
Các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang nhận được những đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế.
Trong báo cáo tháng 3, Ngân hàng Thế giới vẫn giữ nhận định khả quan đó là nền kinh tế
Việt Nam tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và hồi phục. Những chỉ số kinh tế mới nhất
được các báo cáo quốc tế đưa ra tiếp tục cho thấy sự vững vàng đi lên của nền kinh tế.
Mới đây, Khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố báo cáo kinh tế mới của
tháng 3 với tiêu đề "Vietnam at a glance: Động cơ cũ, sức bật mới". Trong đó, HBSC nhận
định kinh tế Việt Nam đã lấy lại thế chủ động nhờ tình hình xuất khẩu và thu hút FDI tăng
trưởng ổn định.
"Lạm phát của Việt Nam tương đối thấp trong khu vực và khơng q đáng lo ngại. Tuy
nhiên, tình hình thế giới hiện nay thay đổi rất nhanh, giá cả hàng hóa tăng cũng nhanh do vậy
phải thận trọng trong việc điều hành và tiếp tục quan sát", ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc
khối ngoại hối, vốn và chứng khoán, HSBC tại Việt Nam cho hay.
8


Tờ Modern Dilomacy đã dành cụm từ đặc biệt "quỹ đạo phát triển mạnh mẽ" để mô tả về
hiện trạng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam là một
trong những ngôi sao sáng ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng khá sau đại dịch.
Theo bài viết, năng lượng, kho bãi, truyền tải điện, hàng không và du lịch là những lĩnh vực
hợp tác tiềm năng của doanh nghiệp hai bên trong thời gian tới.
Ông Vũ Tú Thành - Phó Giám đốc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN nhận định: "Việt

Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong Đơng Nam Á trong tiến trình mở cửa trở lại
hậu COVID-19. Mặc dù số ca nhiễm, tỷ lệ nhiễm vẫn cịn cao nhưng yếu tố đó gần như
khơng gây rủi ro đe dọa q lớn bởi vì có cả một hệ thống các giải pháp, các chính sách đã
được ban hành và triển khai".
Với tiêu đề "Tại sao Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Mỹ" bài viết
của hãng tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates cho biết "các doanh nghiệp Hoa Kỳ coi
Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng tồn cầu và vai trị này được kỳ
vọng sẽ ngày càng được củng cố.
"Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải thiện về mơi trường đầu tư, đặc biệt là
trong cải cách hành chính, thúc đẩy Chính phủ điện tử và đổi mới sáng tạo. Đây là điều các
doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm", bà Mary Tarnowka - Giám đốc điều hành AmCham Việt
Nam cho hay. (VTV.vn 15/3)Về đầu trang
Việt Nam chính thức mở cửa du lịch, hướng tới mục tiêu 5 triệu khách quốc tế
Việt Nam chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Theo Bộ
VH-TT&DL, đây là thời điểm thích hợp để mở cửa thu hút khách du lịch quốc tế.
Bởi lẽ, đến thời điểm này, Việt Nam gần như hoàn thành chiến dịch tiêm chủng mũi 3
vaccine phòng COVID-19, đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Nếu triển khai mở cửa du lịch
chậm hơn thời gian trên sẽ làm giảm sức hấp dẫn, thu hút khách quốc tế của du lịch Việt
Nam vì nhiều quốc gia trong khu vực đã sớm có kế hoạch mở cửa từ trước
Đặc biệt, tháng tới sẽ là thời điểm Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á
(SEA Games 31). Việc mở cửa hoạt động du lịch quốc tế sẽ góp phần gia tăng thu hút khách
du lịch đến từ các nước trong khu vực ASEAN.
Trước đó, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc mở cửa lại hoạt động du
lịch bảo đảm an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam giao Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi các quy định, yêu cầu đối với khách du lịch nhập
cảnh cho phù hợp với tình hình mới theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 25/NQ-CP ngày
7/3/2022; gửi Bộ VH-TT&DL trước ngày 15/3 để tổng hợp, hồn thiện và cơng bố theo thẩm
quyền Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới theo tinh
thần "thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19".
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm

quyền được giao chủ động phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức triển khai các hoạt động du
lịch bảo đảm an toàn, hiệu quả, thuận lợi cho khách du lịch.
9


Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ giao Bộ Y tế tại Nghị quyết 25/NQ-CP
là chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị
định quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong
lĩnh vực y tế để phục vụ cơng tác phịng, chống dịch COVID-19, trình Chính phủ xem xét,
ban hành trong tháng 3/2022; khẩn trương tiếp nhận vaccine và chỉ đạo thực hiện tiêm cho
trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tập trung nghiên cứu, tham mưu việc tiêm vaccine phòng COVID19 mũi thứ 4, bảo đảm khoa học, an tồn, hiệu quả.
Chính phủ cũng giao Bộ Y tế rà soát, đánh giá lại các tiêu chí cấp độ dịch, các quy định về
quản lý người nhiễm SARS-CoV-2, người tiếp xúc gần với người nhiễm để kịp thời điều
chỉnh phù hợp, sát thực tế; đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh, tham khảo kinh nghiệm
quốc tế, từ đó có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem
COVID-19 là bệnh đặc hữu; sửa đổi ngay các quy định, yêu cầu đối với khách du lịch nhập
cảnh cho phù hợp với tình hình mới theo đúng các nội dung đã thống nhất tại cuộc họp ngày
15/2/2022 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thơng báo số 43/TB-VPCP ngày
16/2/2022. (VTV.vn 15/3)Về đầu trang
Bộ Y tế xin ý kiến gấp về việc không cách ly khách du lịch
Dự thảo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh mà Bộ Y tế vừa
có cơng văn xin ý kiến khẩn gửi các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phịng chống dịch
COVID-19 ngày 15-3 khơng còn quy định cách ly với khách nhập cảnh.
Bộ Y tế gửi văn bản khẩn sáng 15-3 và đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng
chống dịch COVID-19 gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản qua thư điện tử trước 17h cùng
ngày để tổng hợp ban hành sớm theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.
Văn bản cho biết dự thảo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh
(trong đó bao gồm cả khách du lịch) được Bộ Y tế xây dựng theo tinh thần "thích ứng an
tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

Theo đó, đối với người nhập cảnh theo đường hàng khơng: phải có kết quả xét nghiệm âm
tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh (chứ không phải trước khi
nhập cảnh vào Việt Nam như trước) trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RTPCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng
nguyên với virus SARS-CoV-2.
Khơng có quy định về việc khách phải cách ly sau khi nhập cảnh nữa. Đối với người nhập
cảnh theo các đường khác (đường bộ, đường thủy, đường sắt) thì cũng phải đáp ứng yêu cầu
như với khách đi bằng hàng khơng như trên.
Nếu chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 như quy định nêu trên, cần thực
hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP
hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, khách được rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp
phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay
cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

10


Như vậy khách nhập cảnh vào Việt Nam nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV2 là có thể rời nơi cư trú tham gia các hoạt động du lịch và hoạt động khác mà không phải
cách ly ở nơi cư trú nữa.
Cũng theo dự thảo này, trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa
được tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập
cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.
Tại cửa khẩu, khách khai báo y tế, nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 thì báo ngay cho
cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định. Sau khi nhập cảnh
khách cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong thời gian 10 ngày.
Đối với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh:
trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, hạn chế dừng, đỗ dọc
đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh, đặc biệt là người già (trên 65 tuổi), phụ nữ
có thai, người có bệnh nền.
Hiện Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đang chờ đợi hướng dẫn phòng, chống dịch COVID19 đối với người nhập cảnh được Bộ Y tế ban hành chính thức để có thể ban hành phương án

mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. (Tuoitre.vn 15/3, Thiên
Điểu)Về đầu trang
Vì sao quá nửa số doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam báo lỗ?
Trong năm tài chính 2020, có hơn 14.100 doanh nghiệp FDI, chiếm 56% tổng số doanh
nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam báo lỗ. Đáng lưu ý, có những doanh nghiệp
FDI được cho là kinh doanh thuận lợi vẫn báo lỗ.
Đó là những thơng tin được Bộ Tài chính đưa ra trong báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích
báo cáo tài chính năm 2020 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp
FDI), vừa gửi tới Thủ tướng.
Theo Bộ Tài chính, trong tổng số 25.171 doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt
Nam hiện nay, chỉ có 10.125 doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh lãi, đạt 40,2% tổng số
doanh nghiệp FDI.
Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp FDI có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 báo lỗ lên
tới 14.108 doanh nghiệp, tương đương với 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam. Số thua lỗ năm 2020 của các doanh nghiệp FDI ghi nhận lên tới khoảng
151.064 tỉ đồng.
Theo phân tích của Bộ Tài chính thì một số doanh nghiệp FDI kinh doanh trong mảng viễn
thông, phần mềm, được cho là hưởng lợi từ bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng báo lỗ nặng.
Năm 2020, doanh thu nhóm doanh nghiệp FDI ngành viễn thông, phần mềm đạt 43.985 tỉ
đồng, trong đó hai dự án FDI có doanh thu chiếm tỉ trọng lớn nhất nhóm ngành này là Cơng
ty Airpay đạt 4.555 tỉ đồng (chiếm 10,35%) và Công ty Shopee 2.329 tỉ đồng, chiếm 5,25%
tổng doanh thu nhóm ngành này.

11


Công ty Airpay và Công ty Shopee là hai doanh nghiệp FDI có doanh thu tăng mạnh trong
năm 2020, mức tăng doanh thu của cả hai doanh nghiệp này là 2.964 tỉ đồng, đóng góp 58%
tăng trưởng doanh thu của ngành.
Tuy doanh thu tăng cao, quy mô vốn đầu tư lớn (Cơng ty Shopee) và có sự mở rộng về quy

mô (Công ty Airpay), nhưng hai doanh nghiệp FDI này vẫn báo lỗ, trong đó Cơng ty Shopee
bị lỗ mất vốn, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước hạn chế. Số nộp ngân sách nhà
nước của hai doanh nghiệp này lần lượt đạt khoảng 67 tỉ đồng và 48 tỉ đồng.
Từ thực tế này, Bộ Tài chính đánh giá: "Việc thu hút doanh nghiệp FDI có quy mơ vốn lớn
chưa hẳn là đã có đóng góp tích cực hơn vào nguồn thu ngân sách nhà nước, cũng như tác
động tích cực đối với các chỉ tiêu tài chính của ngành". (Tuoitre.vn 15/3)Về đầu trang
Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp mong chờ giải ngân sớm
Sau hơn 2 tháng kể từ khi chương trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 – 2023 (với
tổng số tiền 350.000 tỷ đồng) được thông qua, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đang ngóng
chờ từng ngày được tiếp cận chính sách hỗ trợ. DN bày tỏ kỳ vọng sớm tiếp cận nguồn vốn
giá rẻ để được tiếp sức, vực dậy sau đại dịch.
Ơng Nguyễn Đức Qn, giám đốc một cơng ty chuyên thiết kế, sản xuất đồ thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu tại Thanh Hóa cho biết, bắt đầu từ giữa năm 2021, thị trường xuất khẩu của
ngành đồ gỗ bắt đầu phục hồi. Số đơn hàng xuất khẩu từ đầu năm 2022 tăng mạnh. Tuy
nhiên, kể từ đầu năm tới nay, đa số giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá xăng
liên tiếp tăng, khiến cước vận tải hàng hóa đường biển trở thành gánh nặng, tăng chi phí sản
xuất.
“Thị trường phục hồi, đơn hàng nhiều thêm nhưng cái khó nhất của doanh nghiệp hiện nay là
tiếp cận nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Hơn 2 năm vật lộn với dịch bệnh, mọi khoản
tiền tích luỹ của doanh nghiệp đã chi gần hết để cầm cự qua dịch. Chúng tơi đang rất ngóng
chờ sớm được tiếp cận nguồn vốn vay mới từ gói chính sách phục hồi, phát triển kinh tế
350.000 tỷ đồng vừa được Quốc hội thông qua”, ông Quân cho biết.
Theo ông Lê Ngọc Hùng, giám đốc một doanh nghiệp cơ khí tại Hà Nội cho biết, từ đầu năm
2022 đến nay, nhiều đối tác xây dựng, mở rộng nhà xưởng nên đơn hàng của cơng ty tăng
khoảng 30%. Cái khó nhất của doanh nghiệp hiện nay là khó tiếp cận thêm nguồn vốn vay.
Sau khi biết thơng tin về chính sách hỗ trợ giảm lãi suất 2%, ông Hùng và nhiều DN khác rất
mừng bởi với nhu cầu vay vốn của mình, các DN sẽ được tiếp cận nguồn tiền ngân hàng với
lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, đến nay đã sang tháng 3, hầu hết DN chưa được tiếp cận nguồn
vốn này.
“Điều cần nhất của chúng tôi hiện nay là có thêm vốn để mua nguyên vật liệu cũng như tái

đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hầu hết các DN đều đã vay ngân hàng, lãi suất huy
động lại đang có xu hướng tăng lên, chúng tơi lại lo sẽ khó vay vốn hơn khi lãi suất tăng.
Việc cấp bù lãi suất là chính sách rất cần thiết nhưng cần triển khai càng sớm càng tốt”, ông
Hùng nói.
12


Để “tiếp sức” cho DN, ơng Nguyễn Hồi Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam kiến nghị, Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ cần thiết cho DN
và người dân để chủ động phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua
khó khăn, phục hồi và phát triển bền vững, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường
mới. Đặc biệt cần sớm giải ngân gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng để tiếp sức cho doanh nghiệp.
“Chúng tơi mong Chính phủ tiếp tục kéo dài gói hỗ trợ cho DN vay vốn trả lương ngừng
việc, trả lương phục hồi sản xuất đến hết 31/12/2022 và mở rộng điều kiện vay vốn, tăng
mức cho vay lên tối đa 6 tháng lương tối thiểu vùng/người lao động”, ông Nam kiến nghị.
Một trong các gói thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 350.000 tỷ đồng
được cộng đồng DN trơng đợi và góp phần hỗ trợ DN là gói bù lãi suất 2%/năm cho các DN,
hợp tác xã, hộ kinh doanh… khoảng 40.000 tỷ đồng. Việc cấp bù lãi suất này hiện chưa được
đưa vào thực tế, đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến, phấn đấu sẽ trình chính phủ
ngay trong tháng 3.
Theo ơng Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, gói hỗ trợ lãi
suất sẽ khơng chỉ tác động đến các DN được vay vốn, mà cịn tác động tích cực đến cả cộng
đồng DN. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, bản thân DN
cũng phải tái cơ cấu mơ hình kinh doanh.
Chun gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, việc quan trọng nhất của chính sách hỗ trợ là đầu
tư vào dự án khả năng hấp thụ ngay, giúp nền kinh tế phục hồi và lan toả. Điều này sẽ giúp
tác động kép tới nền kinh tế. Ví dụ, chính sách giảm 2% thuế VAT giúp người dân giảm chi
phí khi mua sắm và kích cầu tiêu dùng. Chỉ cần tăng thêm 1 điểm % tiêu dùng sẽ giúp GDP
tăng 0,12%.
Trong tổng số vốn hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, có khoảng 1/3 nguồn vốn này dành cho phát triển

hạ tầng. Nguồn vốn này thực hiện công trình, dự án cấp bách, có tính lan tỏa, tạo động lực
cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là vốn mồi để các bộ, ngành, địa phương tiếp tục
có điều kiện tiếp tục huy động thêm các nguồn lực khác cho đầu tư phát triển. Theo Bộ
KH&ĐT, trong tổng số gần 114.000 tỷ đồng dành cho hạ tầng, dự kiến, sẽ có khoảng 70.000
tỷ đồng dành cho cao tốc Bắc - Nam. Phần còn lại sẽ phân bổ cho một số cơng trình khác
trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, y tế và chuyển đổi số...
“Khoản ngân sách được bổ sung từ chương trình phục hồi (113.000 tỷ đồng) trước mắt sẽ chi
ngay cho các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã đủ điều kiện để giải
ngân. Từ đó, tạo động lực cho nền kinh tế”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho
biết.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, các DN
rất phấn khởi khi biết thông tin Quốc hội và Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh dự án đầu tư hạ
tầng nhằm tạo việc làm cho rất nhiều DN xây dựng. Tuy nhiên, để đẩy nhanh dự án đầu tư
công, vướng mắc lớn nhất ở các nghị định về định mức. Các nghị định về định mức đang sử
dụng không phù hợp, khiến nhà thầu xây dựng Việt Nam đắn đo trước khi tham gia dự án.
“Trong dự án hạ tầng, hợp đồng trọn gói trong thời gian dài sẽ khiến DN khó làm nhất là khi
giá cả biến động. DN mong muốn cơ quan chức năng sửa đổi các quy định cho phù hợp, để

13


tạo điều kiện cho DN tham gia xây dựng gói kết cấu hạ tầng trong chương trình 350.000 tỷ
đồng, từ đó tạo cơ hội cho DN phục hồi cùng nền kinh tế”, ông Hiệp kiến nghị.
(Tienphong.vn 15/3)Về đầu trang
Đánh thuế nhà và tài sản: Thời điểm này có phù hợp?
Theo chuyên gia, việc đánh thuế bất động sản với mục tiêu tạo nguồn thu ổn định và lâu dài,
thay cho thu chủ yếu từ giao đất, cho thuê đất hiện nay là điều cần thiết. Tuy nhiên, đây là
sắc thuế rất phức tạp, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương cho ý kiến về nội
dung sửa đổi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

trước ngày 15/4.
Cụ thể, trong đề cương tổng kết các chính sách thu với bất động sản để làm cơ sở sửa Luật
thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp, Bộ Tài chính đề
nghị các bộ, ngành, địa phương đánh giá chính sách thu hiện hành liên quan đến bất động
sản.
Nội dung đánh giá cụ thể trong từng nhóm vấn đề, nêu rõ quy định hiện hành của từng chính
sách, đánh giá tình hình thực hiện, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân (nếu có).
Đồng thời, đề xuất sửa đổi nội dung cụ thể tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng như bổ sung nội dung mới cần quy định tại luật, gồm
nội dung đề xuất có gộp hai luật hay khơng, bổ sung đánh thuế đối với nhà, nghiên cứu xây
dựng Luật thuế tài sản hay bất động sản (nếu có)…
Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với BizLIVE, Gs.Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được Quốc hội
thông qua và có hiệu lực từ 2010. Từ đó đến nay, Việt Nam vẫn thu thuế bất động sản bằng
luật này. Đồng thời, giao cho thơn, xóm ở nơng thơn và tổ dân phố ở đô thị thu trực tiếp.
Cách thu thủ cơng và kết quả chẳng đáng bao nhiêu.
Do đó, bây giờ, Bộ Tài chính lấy ý kiến về các chính sách thu thuế bất động sản, bao gồm
việc đánh thuế nhà và tài sản thì cần khẳng định rằng đây là thời điểm rất thích hợp để đề
xuất thuế bất động sản, trong bối cảnh tổng thu thuế liên quan đến nhà đất ở Việt Nam còn
quá thấp.
Để dẫn chứng, Gs.Đặng Hùng Võ cho biết, hiện tổng thu từ thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp chưa đánh thuế nhà ở ta chỉ bằng 0,034% GDP; trong khi đó Indonesia đạt 0,42%,
Thái Lan đạt 0,25% và Philippines đạt 0,84% (nhóm nước trung bình thuộc khối ASEAN).
Nhìn rộng ra thế giới, thuế bất động sản của nhóm các nước G7 đều đạt 1- 4% GDP.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, hiện nay tổng thu từ đất ở ta là tốt nhưng chủ yếu từ tiền sử dụng
đất - khi Nhà nước giao đất ở và tiền thuê đất - khi Nhà nước cho thuê đất sản xuất, kinh
doanh. Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong tổng thu từ đất có 85% thu từ giao đất, cho thuê
đất.
14



Tuy nhiên, nói là giao đất, cho thuê đất nhưng thực chất là thu hồi đất nông nghiệp để giao,
cho th đất phi nơng nghiệp; có thể hình dung là một quyết định hành chính cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, có thể kiếm ra rất nhiều tiền mà không liên quan tới bất kỳ
hoạt động sản xuất, kinh doanh nào.
Cách thu như vậy là không bền vững, nhất là khi chúng ta đang trong giai đoạn hồn thành
cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Việc tập trung vào thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tạo ra
tình trạng đầu cơ đất đai, bong bóng, giá ảo và lạm phát. Mặt khác, đây cũng là nguyên nhân
của các bất ổn định xã hội, có liên quan đến cơ chế Nhà nước thu hồi đất mà không lo được
sinh kế mới cho nơng dân.
Vì vậy, việc đánh thuế bất động sản với mục tiêu tạo nguồn thu ổn định và lâu dài, thay cho
thu chủ yếu từ giao đất, cho thuê đất hiện nay là điều cần thiết. Tuy nhiên, đây là sắc thuế rất
phức tạp, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu luật đưa ra không hợp lý sẽ không đạt các
mục tiêu trên, không giải quyết được vấn đề của thị trường, thậm chí khơng ngăn được đầu
cơ đất đai.
Ngoài ra, một điều đáng suy ngẫm khác hiện nay liên quan tới hệ thống hành chính thuế là
việc chuyển từ hệ thống thu thủ cơng sang hệ thống thu đúng, thu đủ, thu hợp lý trong kỷ
nguyên 4.0 là cả vấn đề lớn. Hệ thống quản lý bất động sản phải được công khai, minh bạch,
phát hiện được tất cả những trường hợp đứng tên hộ các tài sản.
Đây không chỉ là vấn đề lớn trong việc thu thuế bất động sản mà còn để phát hiện những
trường hợp người Việt Nam đứng tên hộ người nước ngoài, liên quan đến an ninh quốc gia,
đã là tiêu điểm của nhiều cuộc thảo luận trên công luận trước đây. Do đó, Bộ luật Dân sự
cũng phải sửa đổi để tiếp nhận cơ chế giải trình về nguồn gốc tài sản và các chế tài kèm theo.
(Cafef.vn 15/3)Về đầu trang
PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN
Cần cơ chế đặc biệt trong thu hút và trọng dụng nhân tài
Hỗ trợ kinh phí từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng cho đội ngũ bác sĩ, giáo viên có trình độ học vấn
cao về công tác đã và đang là một trong những chính sách được nhiều địa phương đưa ra
nhằm thu hút, trọng dụng nhân tài... Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để các chính sách thu
hút nhân tài thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế, cần có các tiêu chí cụ thể, rõ ràng nhằm

xác định thế nào là nhân tài, đồng thời tạo môi trường làm việc tốt và đãi ngộ phù hợp để
nhân tài có thể phát huy tối đa thế mạnh.
Theo Dự thảo chính sách thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vừa được
UBND TP Hà Nội lấy ý kiến, sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, người có trình độ
thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực y tế nếu có nguyện vọng về cơng tác tại Thủ đơ sẽ được hỗ trợ 1
lần bằng 80 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được tuyển dụng (lương cơ sở hiện nay là 1,5
triệu đồng). Những trường hợp trên nếu đăng ký xét tuyển vào các chuyên ngành y tế, giáo
dục và đào tạo tại xã miền núi, khu vực khó khăn sẽ được hưởng mức hỗ trợ một lần bằng
100 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, sau một năm công tác, cán bộ thuộc diện đãi ngộ sẽ được cử đi đào tạo sau đại học
ở trong nước hoặc nước ngoài, hỗ trợ nghiên cứu khoa học sau tiến sĩ. Những lĩnh vực Hà

15


Nội ưu tiên tuyển dụng gồm nghiên cứu về khoa học cơ bản, nông nghiệp công nghệ cao,
công nghệ sinh học, xây dựng và quản trị đô thị thông minh. Cùng với các chính sách đãi
ngộ, Hà Nội yêu cầu người được xét tuyển dụng phải cam kết làm việc tại cơ quan, đơn vị
thuộc thành phố ít nhất 5 năm sau khi hồn thành khố đào tạo được thành phố cử đi học.
Các trường hợp tự ý vi phạm sẽ phải trả lại kinh phí đã được hỗ trợ.
Một số địa phương khác còn “mạnh tay” hơn khi hỗ trợ từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng để thu hút
người có trình độ cao về địa phương làm việc. Đơn cử như tại Bắc Ninh, HĐND tỉnh đã ban
hành 1 Nghị quyết quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên gia
về công tác tại trường THPT chuyên Bắc Ninh và 8 trường THCS trọng điểm. Trong đó, quy
định các thầy cơ có học hàm giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) hoặc tiến sỹ ở ngoài tỉnh Bắc
Ninh được tiếp nhận giảng dạy tại trường THPT Chuyên Bắc Ninh và có cam kết lâu dài (ít
nhất 10 năm) thì được hỗ trợ kinh phí nhà ở trị giá 1 tỷ đồng (tương đương giá trị 1 căn nhà ở
xã hội trên địa bàn TP Bắc Ninh có diện tích khoảng 70m2).
Tương tự, UBND tỉnh Hịa Bình cũng vừa trình lên HĐND tỉnh dự thảo nghị quyết thu hút,
khuyến khích giáo viên cơng tác tại trường THPT chuyên với nội dung hỗ trợ 1 tỷ đồng cho

GS, PGS và 300 triệu đồng cho tiến sĩ cam kết cơng tác trong 10 năm.
Trước đó, vào năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành Nghị quyết về một số
chính sách đặc thù xây dựng đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2021 - 2025. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ một lần 600 triệu đồng cho các tiến sĩ, bác sĩ chuyên
khoa cấp II khi về làm việc cho tỉnh; thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp I được hỗ
trợ 400 triệu đồng; giáo viên, giảng viên có trình độ đại học được hỗ trợ 300 triệu đồng; sinh
viên tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên được hỗ trợ 150 triệu đồng.
Không chỉ các địa phương mà ngay cả các trường đại học cũng đang xây dựng chính sách thu
hút người có trình độ cao vào đào tạo ở bậc sau đại học. Đơn cử như tại Trường ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, năm 2022 cũng là năm đầu tiên nhà trường mạnh
dạn xem xét miễn học phí cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc, đồng thời,
đề nghị ĐHQG Hà Nội cấp học bổng tối đa 100 triệu đồng/người/năm theo kết quả học tập,
nghiên cứu trong thời gian đào tạo chuẩn. Thực tập sinh được xét cấp học bổng tối đa 120
triệu đồng/người/năm.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc các địa phương đưa ra các điều kiện đãi ngộ tốt nhằm thu hút
người có trình độ cao về cơng tác là xu hướng phù hợp bởi trong bối cảnh hiện nay nguồn
nhân lực chất lượng cao chính là một trong những yếu tố then chốt góp phần thúc đẩy sự phát
triển nhanh, bền vững. Tuy vậy, dường như chính sách thu hút nhân tài hiện nay đang quá
chú trọng về bằng cấp khi mà tiêu chí xác định để tuyển dụng, thu hút nhân tài chủ yếu là
thông qua bằng cấp như: tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc; có học vị thạc sĩ, tiến sĩ;
có chức danh khoa học như GS, PGS mà thiếu đi năng lực thực tiễn. Trong khi đó, trên thực
tế, người có các tiêu chí đó khơng phải khi nào cũng đồng nghĩa với nhân tài.
Bên cạnh đó, mặc dù rất chú trọng khâu thu hút, nhưng một số địa phương lại chưa quan tâm
đúng mức khâu bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân tài. Thực tế cho thấy, nhân tài thực sự thường
rất quan tâm đến mơi trường làm việc, ln mong muốn có mơi trường tốt để phát huy năng
lực. Tuy nhiên, môi trường làm việc thiếu tính năng động hiện nay đã làm hao hụt trí tuệ,
giảm đi sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của nhân tài.

16



Ngồi ra, chính sách đãi ngộ vật chất đối với nhân tài dù cao hơn rất nhiều so với trước đây
song vẫn còn thấp so với mặt bằng xã hội hiện nay. Tiền lương với nhân tài vẫn nằm trong hệ
thống thang, bảng lương chung dẫn đến thu nhập chưa đủ tái sản xuất sức lao động giản đơn
và chưa thực sự dựa trên kết quả công việc của nhân tài. Sự cách biệt tiền lương giữa các
ngạch, bậc chưa phản ánh thỏa đáng mức chênh lệch về trình độ cũng như địi hỏi của cơng
việc; việc nâng bậc lương chủ yếu dựa vào yếu tố thời gian (thâm niên) mà không chú trọng
đến yếu tố hiệu quả công việc nhân tài đang đảm nhận.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả của chính sách thu hút, sử dụng nhân tài, cần có một cơ chế
đặc biệt gồm thống nhất các tiêu chí xác định nhân tài như năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn
và hiệu quả công việc; tạo mơi trường làm việc tốt và có chế độ đãi ngộ nhân tài phù hợp,
đồng thời tiếp tục đổi mới trong quản lý nhà nước đối với nhân tài. Trong đó, nhân tài cần
được giao nhiệm vụ tương xứng và phù hợp với tài năng của họ; được tôn trọng, ghi nhận,
tôn vinh cống hiến của họ. (Cand.com.vn 15/3, Huyền Thanh)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Định kỳ chuyển đổi 8 vị trí công tác trong lĩnh vực tổ chức cán bộ ở địa phương
Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa ký ban hành Thông tư số 03/2022/TT-BNV quy định danh mục và
thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và
giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ ở địa phương. Thơng tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/6/2022.
Thông tư quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với
công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết
công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Theo đó, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực
tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ ở địa phương từ đủ 03
năm đến 05 năm.
Các vị trí cơng tác phải định kỳ chuyển đổi gồm thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm
quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, viên chức, thi thăng hạng chức danh nghề

nghiệp viên chức; thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy,
biên chế; thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và
doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.
Vị trí thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các
cấp; thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen
thưởng, kỷ luật; phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo; quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cũng phải định kỳ chuyển đổi vị trí cơng
tác. (TTXVN/Baotintuc.vn 14/3, Chu Thanh Vân) Về đầu trang
Hà Nội đề xuất bịt “lỗ hổng” trong tiếp cơng dân
Để tránh tình trạng cấp trưởng làm nhiều vai, các đại biểu đề xuất luật hóa cấp phó tiếp dân
giải quyết những vấn đề mình phụ trách.
17


Tại buổi giám sát chuyên đề về việc thực hiện pháp luật về việc tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà
Nội mới đây, Chánh Thanh tra thành phố Nguyễn An Huy cho biết, giai đoạn 2016-2021,
Thanh tra thành phố đã tiếp 3.930 lượt công dân; tiếp nhận, xử lý 6.910 đơn, thư. Hơn 70%
nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến lĩnh vực quản lý
đất đai, việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất…
Tuy nhiên, qua giám sát công tác tiếp công dân cũng cho thấy cịn khơng ít bất cập. Đại biểu
Quốc hội Nguyễn Tuấn Thịnh cho rằng, cịn tình trạng giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp
huyện và chủ tịch UBND cấp xã ủy quyền cho cấp phó tiếp cơng dân thay (theo quy định của
Luật Tiếp công dân, chủ tịch UBND phải trực tiếp tiếp cơng dân). Ngồi ra, việc phân loại
đơn thư còn chưa đúng, ghi chép sổ sách không đầy đủ, theo dõi thiếu chặt chẽ, nhất là thời
hạn giải quyết, trả lời...
Cùng chung nhận định trên, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn chia sẻ, thực tiễn trên địa bàn
thành phố cho thấy, hoạt động tiếp công dân đa số chủ tịch UBND các địa phương giao cho
cấp phó tiếp, qua đó thể hiện có “lỗ hổng” trong công tác này.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại đang đặt ra, theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường,

việc phân loại đơn thư từ đầu nguồn tiếp nhận rất quan trọng, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ,
năng lực chun mơn, kỹ năng xử lý. Thực tiễn, tiêu đề của đơn không ghi là tố cáo, nhưng
nội dung là tố cáo thì cũng cần chuyển đơn giải quyết theo quy định.
Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn đề xuất, Quốc hội nên sửa đổi quy
định về số ngày cấp trưởng tiếp công dân. Hiện nay, chủ tịch UBND các địa phương tham gia
rất nhiều “vai”, cả cấp ủy và chính quyền nên quá nhiều việc, vì thế cần quy định là chủ tịch
UBND tiếp cơng dân 1 ngày/tháng, cịn lại giao cấp phó tiếp. Ở một số lĩnh vực, cấp phó
được phụ trách mảng, lĩnh vực thì việc nắm bắt, trả lời ngay được các vấn đề tại cơ sở sẽ dễ
dàng hơn.
Đồng tình với việc giao cấp trưởng tiếp cơng dân 1 ngày/ tháng, cịn cấp phó tiếp 3 ngày/
tháng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân
cho rằng, có vụ việc chủ tịch UBND giải quyết được ngay, nhưng có việc cấp phó cũng giải
quyết được theo lĩnh vực phụ trách. Tuy nhiên, cần phải “luật hóa” vấn đề này mới dễ thực
hiện.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên cho rằng, để tránh trùng lặp
đơn thư, phần mềm tiếp công dân của thành phố cần sớm được củng cố. Việc này ngành
Thanh tra thành phố sớm tham mưu với UBND thành phố để triển khai rộng, nhằm xử lý
thông tin nhanh, không trùng lặp, giảm nhân lực. (Tienphong.vn 15/3, Trần Hoàng)Về đầu
trang
Quảng Trị gia hạn thanh tra mua sắm trang thiết bị y tế, kit test COVID-19
Ngày 15/3, thông tin từ Thanh tra tỉnh Quảng Trị cho biết, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Trị
Nguyễn Trí Kiên đã ra quyết định gia hạn thời gian thanh tra theo quyết định số 69/QĐ-TTr
ngày 24/1 của Chánh thanh tra tỉnh về thanh tra chuyên đề mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế,
sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch COVID-19. Thời gian gia hạn là
30 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày 17/3.

18


Trước đó vào ngày 27/1, tại Sở Y tế Quảng Trị, Thanh tra tỉnh Quảng Trị đã công bố quyết

định thanh tra chuyên đề nêu trên.
Theo Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị Đỗ Văn Hùng, việc thanh tra không phải là đột xuất, mà
mọi năm vẫn diễn ra. Sau khi công bố quyết định thanh tra, các đơn vị liên quan sẽ giao sổ
sách, tài liệu liên quan để Thanh tra tỉnh Quảng Trị kiểm tra về quy trình mua sắm…
Trước đó, báo Tiền Phong thơng tin, q trình phòng chống dịch COVID-19, CDC Quảng Trị
và Sở Y tế Quảng Trị đã dùng ngân sách mua hơn 30 tỷ đồng mua kit xét nghiệm COVID-19
Công ty cổ phần Công nghệ (Cty) Việt Á tại Công ty Cổ phần thiết bị Y tế và Dược phẩm
tỉnh Thừa Thiên-Huế (thực chất đây là một chi nhánh của Cty Việt Á). Trong đó, Trung tâm
kiểm sốt bệnh tật (CDC) Quảng Trị mua hơn 14,4 tỷ đồng. Sở Y tế Quảng Trị mua gần 16 tỷ
đồng. Việc mua các gói thầu kit test theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Quá trình mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19, Sở Y tế Quảng
Trị cho hay đã tham khảo giá từ các gói thầu đăng tải trên trang công khai giá của Bộ Y tế,
các hợp đồng tương tự, 3 báo giá của các nhà cung cấp, văn bản của Bộ Y tế và chứng thư
thẩm định giá của cơ quan thẩm định giá của Bộ Tài chính (đóng tại TP Đà Nẵng) cấp phép.
(Tienphong.vn 15/3, Hữu Thành) Về đầu trang
Hà Giang thanh tra việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á
Theo kế hoạch, dự kiến cuối tháng 3/2022, Thanh tra tỉnh Hà Giang sẽ có kết luận để báo cáo
Thanh tra Chính phủ liên quan nội dung này.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang, Thanh tra tỉnh Hà Giang đang khẩn
trương triển khai thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit
xét nghiệm, vaccine, thuốc phịng, chống dịch COVID-19 của Cơng ty Cổ phần Công nghệ
Việt Á trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Các cơ quan, đơn vị được thanh tra gồm Sở Y tế Hà Giang; các đơn vị y tế tuyến tỉnh; Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Phổi; Bệnh viện Y dược cổ
truyền; Trung tâm y tế 11 huyện, thành phố; Bệnh viện Đa khoa các huyện Quản Bạ, Đồng
Văn, Mèo Vạc, Vị Xun, Bắc Mê, Quang Bình, Xín Mần; Bệnh viện Đa khoa khu vực: Bắc
Quang, Hồng Su Phì, n Minh, Nà Trì.
Được biết, trong năm 2021, Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Hà Giang (CDC Hà Giang) đã
ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn Công ty Việt Á trúng thầu gói thầu mua sinh phẩm,
vật tư tiêu hao xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 và kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty

Việt Á với số tiền nhiều tỷ đồng. (VTV.vn 15/3)Về đầu trang
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH
Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kiên Giang bị khai trừ Đảng
Ngày 15/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí
thư để xem xét, thi hành kỷ luật Đại tá Nguyễn Thế Anh, Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Đảng uỷ,
Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
19


Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy, ơng
Nguyễn Thế Anh trong thời gian giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống ma tuý và
tội phạm, Bộ đội Biên phịng, Phó Chánh Văn phịng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy
trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy
chế làm việc, thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Ơng Nguyễn Thế Anh còn nhận hối lộ, vi phạm quy định về những điều đảng viên không
được làm; vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ,
trong quản lý, sử dụng tài chính, trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, tiêu
cực, bn lậu và gian lận thương mại.
Những vi phạm của ông Nguyễn Thế Anh gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại tiền và
tài sản của Nhà nước; ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và lực lượng Bộ đội
Biên phịng, mất uy tín cá nhân.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm theo Quy định của Đảng
về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức
khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Thế Anh. (Tienphong.vn 15/3, Luân Dũng) Về đầu
trang
Kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với Bí thư Thành uỷ Thái Nguyên
Ngày 15/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí
thư để xem xét, thi hành kỷ luật ông Phan Mạnh Cường, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí
thư Thành uỷ Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy, ơng Phan
Mạnh Cường trong thời gian giữ chức vụ Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Trưởng Ban Quản lý
các khu cơng nghiệp Thái Nguyên kiêm Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng
khu công nghiệp (giai đoạn 2013 - 2019), đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng
và quy chế làm việc; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm…
Những vi phạm của ông Phan Mạnh Cường gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại tiền,
tài sản của Nhà nước; gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; ảnh hưởng xấu đến
uy tín của tổ chức đảng, mất uy tín cá nhân. Trong q trình kiểm điểm, không tự giác nhận
vi phạm, khuyết điểm.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm theo quy định của Đảng
về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức
Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phan Mạnh Cường. (Tienphong.vn 15/3, Luân Dũng) Về
đầu trang
THẾ GIỚI
Nhiều quốc gia mở cửa hồn tồn đón du khách
Trong những tuần qua, các quốc gia lần lượt mở cửa cho khách du lịch nước ngoài, miễn
cách ly, thậm chí khơng cần giấy xét nghiệm âm tính.
20


Malaysia sẽ mở cửa biên giới hoàn toàn và bắt đầu chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là
bệnh đặc hữu từ 1/4 tới. Cũng từ thời điểm này, du khách quốc tế đã tiêm đủ vaccine
COVID-19, chứng nhận PCR âm tính là có thể nhập cảnh Malaysia, khơng cần cách ly.
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết: "Du khách nước ngồi có giấy tờ thơng
hành hợp lệ có thể nhập cảnh mà không cần xin cấp thẻ my travel pass đã bị bãi bỏ. Họ chỉ
cần tải xuống và kích hoạt ứng dụng My sejahtera và hồn thành biểu mẫu trước khi khởi
hành thông qua chức năng dành cho khách du lịch trong ứng dụng".
Ngày càng nhiều quốc gia châu Á miễn kiểm dịch với khách quốc tế, sau hơn hai năm chống
chọi với COVID-19. Từ 14/3, Bali (Indonesia) chính thức miễn cách ly với khách quốc tế
nhập cảnh và cấp visa tại cửa khẩu cho khách quốc tế từ 23 nước.

Trước đó, từ ngày 10/2, Philippines đã mở cửa trở lại với du khách nước ngoài, du khách
cũng chỉ cần tiêm đầy đủ vaccine hoặc có chứng nhận âm tính.
Cũng chỉ cần tiêm vaccine đầy đủ là du khách do thể nhập cảnh vào Australia và New
Zealand, hai quốc gia từng có những biện pháp kiểm sốt biên giới nghiêm ngặt nhất trên thế
giới.
Tại châu Âu, ngay từ đầu tháng 3 này, tất cả cơng dân ngồi châu Âu nhập cảnh Italy chỉ cần
đáp ứng một trong các điều kiện như: chứng nhận tiêm chủng ngừa COVID-19, chứng nhận
khỏi bệnh COVID-19 hoặc xét nghiệm âm tính. Thậm chí các nước như Hy Lạp, Pháp, Bồ
Đào Nha, Thụy Điển và Na Uy, cũng đã bỏ yêu cầu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại
điểm đến đối với những du khách đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Hãng sản xuất máy bay Airbus cho biết, ước tính trong thời gian từ quý 4/2022 đến quý
3/2024, hoạt động đi lại bằng đường hàng không toàn cầu sẽ đạt mức trước khi bùng phát
dịch. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dự báo du lịch hàng không sẽ đạt mức
trước năm 2019 vào quý I/2023. (VTV.vn 15/3)Về đầu trang
Moscow cảnh báo thu hồi tài sản công ty rời Nga
Các công tố viên Nga cảnh báo có thể bắt giữ lãnh đạo hoặc thu hồi tài sản của các doanh
nghiệp phương Tây rút khỏi nước này, theo Wall Street Journal.
Theo nguồn tin của Wall Street Journal, tuần qua, công tố viên Nga đã gửi cảnh báo đến hàng
loạt công ty như: Coca-Cola, McDonald's, Procter & Gamble Co., International Business
Machines và chủ sở hữu KFC - Yum Brands. Các doanh nghiệp này bị dọa kiện hoặc tịch thu
tài sản, bao gồm cả nhãn hiệu.
Những lời cảnh báo này khiến ít nhất một trong các công ty bị nhắm đến phải hạn chế giao
tiếp giữa chi nhánh ở Nga và các chi nhánh còn lại do lo ngại tin nhắn, email bị chặn. Các
doanh nghiệp khác đã điều chuyển lãnh đạo cao cấp khỏi Nga.
Hiện người phát ngôn của Coca-Cola, IBM, P&G và McDonald's từ chối bình luận về vấn đề
này. Người phát ngơn của Yum cũng từ chối nói thêm ngồi những tun bố trước đây về
việc dừng hoạt động các nhà hàng KFC và Pizza Hut ở Nga.
21



Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, hàng loạt doanh nghiệp phương Tây đã đóng
cửa hoặc thu hẹp quy mô hoạt động tại Nga. Nhiều công ty, nhất là các nhà bán lẻ và sản
xuất, cho biết quyết định ngừng hoạt động của họ chỉ là tạm thời. Một số cho rằng rất cần
thiết bởi các lệnh trừng phạt gây gián đoạn chuỗi cung ứng.
Cũng theo nguồn tin của Wall Street Journal, bất chấp cảnh báo của cơng tố viên, một số
doanh nghiệp khơng có ý định thay đổi kế hoạch dừng hoạt động hoặc rời đi khỏi Nga.
Hôm 10/3, phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với các thành viên chính phủ, Tổng thống
Vladimir Putin cho biết, Nga có thể tìm ra những biện pháp khả thi về mặt pháp lý để tịch thu
tài sản của các cơng ty nước ngồi dừng hoạt động tại nước này để trả đũa, CNN đưa tin.
"Chúng ta cần hành động quyết đoán đối với những doanh nghiệp dừng hoạt động sản xuất
của họ (tại Nga)", Tổng thống Putin nói, "và chuyển giao các doanh nghiệp này cho những
người thực sự muốn làm việc. Nga có đủ cơng cụ pháp lý và thị trường cho việc đó".
(VTV.vn 15/3)Về đầu trang./.

22



×