Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

08032022 Ban tin Phuc vu lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.97 KB, 22 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 08 tháng 3 năm 2022)
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19................................................................1
1. Đã đến lúc dừng công bố số ca COVID-19 mới?.................................................................1
2. Thay đổi “bản tin đếm ca”....................................................................................................3
3. Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh chỉ xét nghiệm 1 lần trong vòng 24 giờ đầu....................4
4. F0 tăng nhanh, nhiều địa phương chuyển sang học trực tuyến............................................4
5. BHXH Hà Nội: Yêu cầu giải quyết chế độ cho F0 kịp thời, không chậm trễ......................5
ĐỀ XUẤT CHO F0, F1 ĐI LÀM..............................................................................................5
6. Để không thiếu hụt lao động, đề xuất cho F0, F1 đi làm......................................................5
7. Chuyên gia nói gì về đề xuất cho F0, F1 đi làm?.................................................................7
8. F0 làm việc trực tuyến dựa trên tự nguyện, còn F1 đi làm được không?.............................8
9. Đề xuất F0 đi làm, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất................................................................10
10.Thanh Hóa: Lao động mắc COVID tăng, doanh nghiệp dừng nhiều dây chuyền sản xuất11
KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP........................................................................................11
11.Tăng trưởng kinh tế quý 1 kỳ vọng sẽ khả quan với sự hồi phục nhanh............................11
12.Nhà đầu tư ngoại liên tục rót vốn, kỳ vọng Việt Nam thành trung tâm logistics toàn cầu. 12
13.Năm 2021 người siêu giàu giảm khoảng 1%, còn người nghèo tăng hay giảm?...............13
14.Những kiến nghị “hóa giải” doanh nghiệp khơng bỏ cọc đấu giá đất................................14
QUẢN LÝ...............................................................................................................................16
15.5 trường hợp dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần sự đồng ý của chủ thể................16
16.Từng bước đổi mới quản lý theo vị trí việc làm.................................................................16
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.......................................................................................................18
17.Giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm đạt 8,61% kế hoạch......................................18
18.Cho vay trả lương phục hồi sản xuất: Chỉ giải ngân được nửa số tiền dự kiến..................18
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.........................................................................................................19
19.Gia Lai: Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm chủ tịch huyện vì sai phạm tiền tỷ....................19
20.Đắk Lắk: Nguyên Chủ tịch phường phủ nhận hành hung nhân viên y tế...........................20
THẾ GIỚI................................................................................................................................21
21.Omicron thúc đẩy ca nhiễm địa phương ở Trung Quốc tăng cao nhất 2 năm....................21
22.Nhiều nước thiếu lao động vì Omicron..............................................................................21


THƠNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19
Đã đến lúc dừng công bố số ca COVID-19 mới?
Theo các chuyên gia nhận định, số ca COVID-19 được báo cáo hằng ngày chỉ là bề nổi của
tảng băng chìm, vì vậy có thể dừng cơng bố ca mắc mới, tập trung tuyên truyền các biện
pháp dự phòng và đáp ứng dịch bệnh.
Đều đặn 18 giờ 30 phút hằng ngày, bà Lê Thị Tần (58 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ
cất tiếng hỏi con trai: "Hơm nay cả nước có bao nhiêu ca mắc mới, Hà Nội tăng hay giảm
vậy con?". Với bà Tần đó là thói quen từ ngày Việt Nam xuất hiện ca COVID thứ 17, cứ như
vậy, bà theo dõi số ca mắc mới đến tận bây giờ.
1
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều khơng được phép.


Bà nói, việc cơng bố số ca COVID-19 hằng ngày như một lời nhắc nhở người dân, giúp mọi
người nắm bắt tình hình dịch để tăng cường đề phịng và khơng chủ quan, lơ là trước dịch
bệnh. Nói rồi, bà thở dài: "Việt Nam đã ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm mỗi ngày, nhiều nơi
ghi nhận biến thể Omicron, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Riêng Hà Nội cũng ngót
nghét 30.000 ca, chúng tơi cũng lo lắm nên phải phịng dịch cẩn thận".
Tỏ ra bất ngờ với thơng tin Bộ Y tế đề xuất dừng thông báo số ca COVID-19 hằng ngày để
người dân tránh gây hoang mang, bà Tần cho rằng, nếu không công bố sẽ khiến mọi người
nghĩ rằng dịch đã chấm dứt, không thực hiện nghiêm quy tắc 5K và càng dễ lây lan dịch
bệnh. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nắm bắt xu hướng dịch bệnh, địa phương có số ca
nhiễm cao để hạn chế di chuyển đến.
"Nước ta tốc độ lây nhiễm đang tăng mạnh, theo tơi vẫn nên duy trì thơng báo để người dân
biết và tổ chức phòng tránh, chữa bệnh" - bà Tần nói.
Cịn anh Lê Xn Mạnh (29 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì cho rằng, không
công bố ca nhiễm là hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đây là bước đầu tiên để tiến tới xem
COVID-19 là bệnh đặc hữu. Theo đó, số ca nhiễm tuy nhiều nhưng đã tiêm phủ vaccine và
đa số đều là thể nhẹ và điều trị tại nhà (96%).
"Không công bố ca nhiễm nữa là hợp lý, tránh gây hoang mang cho người dân. Thông tin cần

quan tâm bây giờ là số ca tử vong và khả năng đáp ứng của ngành Y" - anh Mạnh nêu quan
điểm.
Trao đổi với Lao Động về vấn đề trên, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế
dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng
Việt Nam cho rằng, đề xuất dừng công bố ca COVID-19 là hợp lý.
Theo đó, hiện nay số ca mắc cộng đồng cao, con số thống kê chỉ tương đối, khó chính xác.
Thực tế, có nhiều trường hợp bị nhiễm nhưng không khai báo hoặc một số nơi y tế quá tải,
F0 khó liên hệ khai báo. Bên cạnh đó, việc dừng công bố ca nhiễm mới sẽ tránh gây tâm lý
hoang mang cho người dân.
Theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phịng, dừng cơng bố số ca nhiễm nhưng các nhà quản
lý và ngành y tế vẫn có thể áp dụng phương pháp giám sát dịch bệnh khác, ví dụ như giám
sát điểm hoặc báo cáo số liệu của từng địa phương, sau đó đưa ra dự báo để cảnh báo người
dân.
Nói cách khác, các nhà quản lý và ngành y tế vẫn phải nắm số ca nhiễm, từ đó mới đánh giá
được xu thế của dịch và có biện pháp xử trí phù hợp.
“Trong giai đoạn mở cửa, thích ứng linh hoạt, chúng ta nới lỏng chứ khơng bng trơi, thả
lỏng. Việc cảnh báo đến người dân có thể bằng nhiều cách như đưa ra các biện pháp hạn chế
hay nới lỏng, chứ không nhất thiết dựa vào cơng bố số ca nhiễm hàng ngày. Hoặc có thể công
bố hàng tuần, mức độ trầm trọng của việc phát sinh những ca nhiễm mới" - PGS Phu nói.
(Laodong.vn 07/3, Thiều Trang)Về đầu trang
2
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Thay đổi “bản tin đếm ca”
Chúng ta đã quen với Bản tin COVID-19 lúc 18h hằng ngày với các con số về ca mắc mới,
ca tử vong, số khỏi bệnh, tiến độ tiêm chủng... Bao nhiêu cảm xúc ở hai thái cực khác nhau,
từ lo lắng đến lạc quan... đều có thể bật ra qua "bản tin đếm ca".
Nay "bản tin đếm ca" có thể sẽ tạm dừng việc đếm ca khi có đề xuất của Bộ Y tế. Lý do số ca
nhiễm mới chỉ là 1 trong 8 yếu tố đánh giá cấp độ dịch, tạm dừng công bố ca mới để tránh

gây hoang mang.
Theo Bộ Y tế, hiện nay 63 tỉnh thành đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch, như vậy
là đủ. Như vậy, có thể hiểu là ngành y tế vẫn đếm ca nhiễm mới để phịng chống dịch nhưng
sẽ khơng cịn cơng bố con số này nữa.
Trên thực tế, số ca nhiễm mới là một trong những chỉ số đáng chú ý nhất khi đánh giá cấp độ
dịch, bên cạnh số ca chuyển nặng, tử vong và khả năng đáp ứng của cơ sở y tế (với chỉ số
tiêm vắc xin thì hiện nay gần 100% người Việt Nam từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm chủng 2
mũi).
Giả sử, tới đây khơng cịn cập nhật cơng bố số ca nhiễm mới, thay vào đó là cập nhật bảng
màu cấp độ dịch, thử hỏi trong 2 chỉ số "bản đồ màu cấp độ dịch" và "số ca mới hằng ngày",
chỉ số nào gây ấn tượng và tác động mạnh đến ý thức trong phòng chống dịch của người dân
hơn?
Thực tế cho thấy đến lúc này, số ca nhiễm vẫn gây "ấn tượng" với người dân hơn là màu đỏ
hay cam. Và cũng chính số ca nhiễm mới lại góp phần nâng cao hành vi phòng chống dịch
hơn là lời kêu gọi phải tuân thủ 5K.
Cũng có ý kiến cho rằng độ phủ vắc xin cao, số ca nhiễm phần lớn là nhẹ, vì thế cũng cần
thay đổi hình thức cơng bố về dịch để người dân có biện pháp ứng xử phù hợp.
Nhưng cũng có ý kiến nói rằng chưa hẳn ca nhiễm mới tăng cao làm người dân hoang mang
bởi vì họ cịn đọc thêm một chỉ số khác, đó là ca nặng, ca tử vong mà những con số, nếu tính
theo tỉ lệ lại ngược chiều với đà tăng của ca nhiễm.
Trang Worldometer, nơi theo dõi số ca mắc mới, số tử vong... liên quan đến COVID-19 khắp
thế giới đang xếp Việt Nam ở vị trí số 21 về tổng số ca mắc mới. Ở thời điểm chống dịch tốt
nhất (giữa năm 2020), Việt Nam ở vị trí 174/200 quốc gia, vùng lãnh thổ được thống kê.
Trên trang này hiện có nhiều quốc gia vẫn đang cập nhật số mắc mới, số tử vong, số khỏi
bệnh, số đang điều trị như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Úc, Thái Lan, New Zealand...
Trong đó có quốc gia ghi nhận trên 240.000 ca mới trong ngày gần đây.
Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 ở Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn đại dịch sang bệnh lưu
hành vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất thường. Yếu tố bất thường ấy có thể là từ biến thể mới,
cũng có thể là từ hành vi phịng dịch của người dân. Mà hành vi ấy, lại phụ thuộc nhiều vào
nhận thức của mỗi người được hình thành từ những thơng tin về tình hình dịch bệnh. Người

3
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


dân sẽ tự giác tuân thủ hay nhắc nhau tuân thủ 5K khi họ "ấn tượng" về tình hình dịch bệnh,
từ đó góp phần làm giảm đà lây lan của dịch bệnh.
Vì vậy, hãy xác định hình thức cơng bố phù hợp về tình hình dịch bệnh để có thể lưu ý, nhắc
nhở người dân tiếp tục tự giác tuân thủ các biện pháp phịng chống dịch. Những nội dung
thơng tin chí ít cũng phải có tác động đến tâm lý người dân ngang ngửa như những con số ca
nhiễm mới đã phát huy tác dụng trong 2 năm qua. (Tuoitre.vn 07/3, L.Anh – D.Liễu)Về đầu
trang
Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh chỉ xét nghiệm 1 lần trong vòng 24 giờ đầu
Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh chỉ xét nghiệm 1 lần trong 24 giờ đầu, trừ trẻ dưới 2 tuổi.
Trong đề xuất vừa gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Bộ Y tế đề nghị người có kết
quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng
72 giờ hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 24 giờ (trừ trường hợp trẻ em dưới
2 tuổi) trước khi xuất cảnh về Việt Nam.
Trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), người nhập cảnh thực hiện xét nghiệm SARSCoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi).
Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính thì được rời khỏi nơi lưu trú nhưng phải thực hiện
nghiêm khuyến cáo 5K và các biện pháp phòng chống dịch khác của địa phương. Nếu kết
quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được
hướng dẫn xử lý kịp thời theo quy định. (VTV.vn 07/3)Về đầu trang
F0 tăng nhanh, nhiều địa phương chuyển sang học trực tuyến
Nhiều địa phương trên cả nước đã điều chỉnh lịch học trực tiếp từ 7/3 do số lượng F0 tăng
nhanh.
Tại Hà Nội, bắt đầu từ ngày 7/3, sẽ có thêm hơn 300 trường học sẽ chuyển sang học trực
tuyến hoàn toàn do các trường này nằm trong vùng dịch cấp độ 3 - vùng cam.
Tỉnh Bạc Liêu cũng đã cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học dừng đến trường từ hôm nay cho
đến khi có thơng báo mới. Học sinh THCS và THPT duy trì học trực tiếp, nếu có trên 50%
học sinh là F1 thì chuyển sang học trực tuyến trong 1 tuần.

Tại Đồng Nai, học sinh tại một số xã thuộc huyện Trảng Bom tạm dừng đến trường do nằm
trong vùng dịch cấp độ 3. Trước đó, từ ngày 1/3, TP Biên Hòa cũng quyết định tạm dừng đến
trường và chuyển sang học trực tuyến đối với 19 trường trên địa bàn phường Hiệp Hịa, Bửu
Long, Tân Hiệp vì có số ca mắc COVID-19 tăng cao.
TP Buôn Ma Thuột cũng cho học sinh lớp 9 và lớp 12 chuyển sang học trực tuyến cho đến
khi có thơng báo mới. Trước đó, UBND tỉnh quyết định cho trẻ mầm non, học sinh các khối
lớp khác trên địa bàn thành phố tạm dừng đến trường.
Mới đây, Sở GD&ĐT Bình Phước ra văn bản điều chỉnh việc dạy học trực tiếp tại các cơ sở
giáo dục trên địa bàn. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non ở cấp độ 2 (vùng vàng), cấp độ
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.

4


3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) không đón trẻ đến trường. Giáo viên phối hợp cha mẹ trẻ
để hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Với học sinh lớp 1 đến lớp 6 tại địa bàn thuộc cấp độ
2, trường thực hiện kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến, qua truyền hình. Tại địa bàn
thuộc cấp độ 3, 4, học sinh tạm dừng đến lớp, chuyển sang học online, qua truyền hình.
(VTV.vn 07/3)Về đầu trang
BHXH Hà Nội: Yêu cầu giải quyết chế độ cho F0 kịp thời, không chậm trễ
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội vừa có cơng văn về việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
đối với người lao động điều trị COVID-19.
Theo đó, đơn vị này yêu cầu bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã, các phòng nghiệp vụ
tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người điều trị COVID-19 theo quy
định kịp thời, không để hồ sơ chậm muộn, nghiêm cấm việc gây phiền hà, khó khăn đối với
người lao động.
Bảo hiểm xã hội các quận, huyện cũng cần chủ động phối hợp với Trung tâm y tế các quận,
huyện, thị xã hướng dẫn các Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cấp kịp thời giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động điều trị COVID-19
(F0).

Hướng dẫn các Trạm y tế cập nhật thông tin người điều trị COVID-19 đã được cấp giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội lên Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thực hiện đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký y, bác sĩ của các cơ sở khám chữa bệnh, trường hợp
ủy quyền ký thay thủ trưởng đơn vị thực hiện theo quy định tại mục c, khoản 5 Điều 26 của
Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017.
Đối với hồ sơ, giấy tờ do người lao động cung cấp chưa đúng quy định tại Thông tư
56/2017/TT-BYT, hướng dẫn người lao động đến cơ sở khám chữa bệnh điều trị bệnh nhân
để hoàn thiện và cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Hiện cả nước đang ghi nhận hàng trăm ca nhiễm COVID-19 mới mỗi ngày, trong đó có số
lượng lớn là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho
biết, trong trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm xã
hội nếu đảm bảo đủ điều kiện và hồ sơ theo quy định. (VTV.vn 07/3)Về đầu trang
ĐỀ XUẤT CHO F0, F1 ĐI LÀM
Để không thiếu hụt lao động, đề xuất cho F0, F1 đi làm
Bộ Y tế đề xuất các trường hợp F0, F1 được tham gia làm việc trong thời gian cách ly. Đây
được cho là giải pháp phù hợp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, công sở thiếu nhân lực
trầm trọng dẫn đến nguy cơ đứt gãy sản xuất, làm chậm tiến trình phục hồi kinh tế.
Báo cáo của Bộ Y tế cho hay, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả
nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
5
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Mặc dù số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng
qua (với khoảng 50.000-75.000 ca mỗi ngày, ngày cao nhất là hơn 125.000 ca), số trường
hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine, nhất là nhóm dưới 12 tuổi (tháng 1 là
18,4% và tháng 2 là 24,3%).
Tuy nhiên, do tỉ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, nên số ca trở nặng đã giảm

mạnh, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ chết/số ca mắc trên
phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Đáng chú ý, cùng với biến thể Omicron, các ca F0 có xu hướng nhẹ, thậm chí khơng có triệu
chứng. Trong khi đó, các quy định trước đây, số thời gian cách ly của F0, F1 còn dài dẫn đến
tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng.
Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho rằng, số lượng
người lao động là F0 tăng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng tới sản xuất. Tuy nhiên, ông Thành
cũng cho rằng đa số người dân đã được tiêm 3 mũi vaccine nên thời gian khỏi bệnh nhanh,
chỉ trong 5-7 ngày nên doanh nghiệp phải chủ động bố trí lực lượng sản xuất phù hợp.
Giải quyết vấn đề này theo đúng tinh thần “thích ứng”, “linh hoạt” của nghị quyết 128, Bộ Y
tế đã đề xuất cho F1, F0 đi làm.
Khi thơng tin này đưa ra, có nhiều lo ngại bởi nếu cho đi làm ồ ạt thì khó kiểm sốt được
dịch bệnh. Trên thực tế, đề xuất của Bộ Y tế đi kèm với khá nhiều điều kiện.
Thứ nhất, với các F0, cơ sở đầu tiên là “sự tự nguyện” và “khơng có triệu chứng”. Đây chính
là hai yếu tố cơ bản để đề xuất trên không vi phạm Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội
và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Điều kiện thứ hai, F0 đi làm khơng có nghĩa là “thả ra cộng đồng” như một số ý kiến lo ngại
mà chỉ được “bố trí thực hiện các cơng việc trực tuyến, khơng tiếp xúc với người xung
quanh”. Ngồi ra, F0, nếu đi làm trực tiếp thì “được phép di chuyển bằng phương tiện cá
nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong q
trình di chuyển, họ khơng được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm thông điệp
5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khơng tiếp xúc gần với người xung quanh
trong q trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.
Tương tự với F1 chưa tiêm đủ liều vaccine, Bộ Y tế đề xuất cho phép tham gia các công việc
cấp bách của đơn vị, địa phương thơng qua hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp.
Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc
dành riêng cho các trường hợp là F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, khơng tập trung đơng
người và thống khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Nghĩa là về cơ bản vẫn là những đối tượng cách ly. Điều khác biệt ở đây là “cách ly nhưng
được làm việc” đối với người có nguyện vọng và khơng có triệu chứng.

6
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Khảo sát của một tờ báo điện tử trong ngày 6.3, thì có 55% số người được hỏi đồng ý với đề
xuất của Bộ Y tế, 43% chưa thống nhất.
Băn khoăn đầu tiên chính là khi F0 đi làm thì liệu quyền lợi có được đảm bảo như các F0
khác? Bởi lẽ hiện nay các F0 sẽ được nhận các chế độ bảo hiểm để đủ các thủ tục vậy khi đi
làm, các chế độ này có duy trì. Trên thực tế, vẫn chưa có báo cáo chính thức nào của bộ Y tế
về những di chứng hậu COVID-19 gây tác động đến sức khoẻ người lao động nên trong thời
gian dương tính - dù khơng có biểu hiện thì những tác động hậu COVID-19 vẫn còn.
Thứ hai, về cơ sở để xác định “có thể đi làm” là “sự tự nguyện” và “khơng có triệu chứng”
thì lại là một vấn đề cần bàn. Sẽ rất khó giám sát một doanh nghiệp hay một cơ quan có thực
sự cho người lao động F0 “tự nguyện” đi làm hay không. Hya vì để khơng thiếu hụt nhân sự,
lại đưa ra các chế tài ngầm bắt buộc các F0 phải làm việc. Ngồi ra, cơ sở “khơng triệu
chứng” dựa trên tiêu chí nào cần làm rõ. Không triệu chứng theo cảm nhận của người bệnh
hay kết luận của cơ quan y tế?
Trên thực tế, tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị việc F0, F1 đi làm đã diễn ra từ lâu nếu như đảm
bảo được các phương pháp phịng dịch hoặc có điều kiện làm việc trực tuyến. Thế nhưng khi
đã trở thành quy định lại là một việc khác, lúc đó lại phải có bộ tiêu chí về điều kiện làm việc
cho các F0, F1.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM, cố
vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, nới lỏng nhưng không thể chủ
quan. Mọi người vẫn cần thực hiện quy định 5K khi ra đường, đến nơi làm việc, nơi cơng
cộng. Nếu có triệu chứng thì tự test và điều trị tại nhà, khỏi bệnh lại tiếp tục đi làm. Ngành Y
tế chỉ cần tập trung cho những bệnh nhân nặng, bệnh nhân phải thở máy để hạn chế ca tử
vong.
Rõ ràng trong bối cảnh hiện nay, giải pháp cho F0, F1 đi làm là điều cần thiết không chỉ đáp
ứng yêu cầu công việc hằng ngày của doanh nghiệp, đơn vị mà cịn vì nhu cầu của những F0,
F1 tiến tới một bình thường mới.

Trong quá trình chờ đề xuất thơng qua, Bộ Y tế cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, các
tiêu chí để F0, F1 đi làm nhưng vẫn đúng Luật Lao động, Luật Bảo hiểm trên tinh thần
“khơng cầu tồn, khơng nóng vội, bám sát tình hình để tiếp tục rút kinh nghiệm, điều chỉnh
phù hợp” mà Thủ tướng Phạm Minh Chính u cầu tại cuộc họp về phịng chống dịch
COVID-19 hơm 5.3 vừa qua. (Laodong.vn 07/3, Nhóm PV)Về đầu trang
Chuyên gia nói gì về đề xuất cho F0, F1 đi làm?
Theo các chuyên gia, hiện nay F0 vẫn nên cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác, đặc
biệt là nhóm người yếu thế như trẻ em, người già, phụ nữ có thai...
Ngày 5/3, Bộ Y tế có đề xuất với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về
việc cho F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly. Đề xuất kể trên đang thu hút sự quan tâm của
dư luận và có nhiều ý kiến, tranh luận. Trong đó, có ý kiến cho rằng khơng để người F0 làm
việc là vi phạm quyền lợi của họ vì người mắc COVID-19 hiện là người bệnh vẫn đang được
xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm.
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.

7


PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, nếu người
bệnh nhiễm COVID-19 (F0) khơng có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, đau rát họng…,
thì có thể để họ được tự nguyện làm việc với hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, đó phải là điều
tự nguyện và trong suốt thời gian làm việc phải luôn theo dõi sức khỏe của mình.
PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, các F0, F1 đi làm nhưng phải thực hiện 5K tối đa, để
kiểm soát sự lây nhiễm, giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng. Nếu có triệu chứng cần xét
nghiệm ngay và cần có những biện pháp điều trị, cách li phù hợp.
Để có thể coi COVID-19 như là một bệnh lưu hành (cúm, sốt xuất huyết) thì phải có những
tiêu chí nhất định: Số ca mắc và tử vong ổn định hàng năm; Khả năng đáp ứng của hệ thống
y tế... Hiện nay, số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang tăng. Bên cạnh đó, khi F0
dương tính với COVID-19 mà khơng có triệu vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam lại cho rằng, COVID-19

vẫn là bệnh đặc biệt, bệnh mới nổi và có dịch, tác hại lớn và có thể lây lan. Cho đến hiện nay,
độ phủ vaccine tại Việt Nam đã rất cao (chỉ còn trẻ em chưa được tiêm) cho nên đã giúp giảm
số ca chuyển nặng, tử vong dù số ca mắc cao trên 100.000 ca/ngày.
Đặc biệt, ở nhóm người yếu thế, nguy cơ chuyển biến nặng khi mắc bệnh (phụ nữ có thai,
người cao tuổi, người nhiều bệnh lý nền, nhóm bệnh nhân đang điều trị bệnh lý cấp tính tại
bệnh viện)… Do vậy, việc không cách ly người bị nhiễm, lây lan bệnh cho nhóm người yếu
thế sẽ làm tăng nguy cơ tử vong
Nhóm F0 có thể đi làm chỉ nên áp dụng với nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID19. Hiện nay, dịch chưa lên tới đỉnh do số ca vẫn mắc vẫn đang tăng cao. Do vậy F0 vẫn cần
cách ly đề phòng ngừa lây nhiễm cho người khác. Đối với các trường hợp F0 không triệu
chứng có thể làm trực tuyến tại nhà.
Nếu F1 trong cùng một gia đình thì khả năng phơi nhiễm cao hơn nhiều so với các trường
hợp F1 tiếp xúc thoáng qua. Khi trong gia đình có 1 F0, thì nguy cơ lây nhiễm cho những
người khác có thể lên tới 70-80%.
Vì vậy, F1 vẫn phải phải theo dõi sức khỏe của mình. Đối với biến chủng Omicron, các triệu
chứng rất cơ bản: chảy nước mũi, đau mỏi người, rát họng… Do vậy, F1 cần lưu ý khi có
biểu hiện này cần phải xét nghiệm để biết mình có là F0 hay khơng, phịng nguy cơ lây cho
người khác. (VTV.vn 07/3)Về đầu trang
F0 làm việc trực tuyến dựa trên tự nguyện, còn F1 đi làm được không?
Cho người thuộc diện F0, F1 có thể đi làm là một trong những đề xuất của Bộ Y tế chuẩn bị
cho việc tiến tới xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cần
cân nhắc từng địa phương, không nên áp dụng đại trà.
Bác sĩ Võ Đức Chiến, giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), cho rằng vấn đề
chính hiện nay là việc tiêm ngừa để độ phủ vắc xin luôn được đảm bảo. Với việc lây nhiễm
8
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


bệnh ở cộng đồng là điều rất khó tránh khỏi. Có chăng việc phịng ngừa lây nhiễm chủ yếu
tập trung ở các nhóm yếu thế, giảm tổn thất về con người.
"Vấn đề cơ bản là tiêm ngừa, còn làm việc tùy thuộc từng nhu cầu, mong muốn của mỗi cá

nhân và doanh nghiệp. Hiện giờ, với bệnh cảm cúm thông thường nếu người bệnh muốn xin
nghỉ thì họ được nghỉ thôi, họ vẫn được hưởng chế độ đau ốm và COVID-19 cũng được thế",
ơng Chiến chia sẻ.
Đồng thời, cũng có những băn khoăn về yếu tố diễn tiến sức khỏe của bệnh nhân khi nhiễm
bệnh. Một bác sĩ chuyên khoa nhiễm có quan điểm rằng hiện nay COVID-19 vẫn là một
bệnh truyền nhiễm nhóm A, vẫn có mức độ nguy hiểm nhất định.
Với bệnh nhân F0 dù khơng có triệu chứng nhưng khơng thể phủ nhận cơ thể đang có virus
xâm nhập, khơng thể khẳng định liệu có diễn tiến nặng hơn khơng. Chính vì vậy, người mắc
COVID-19 nên được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 2-3 ngày sau phơi nhiễm.
"Theo đề xuất người F0 làm việc trực tuyến, mặc dù công ty cho phép nhân viên tự nguyện
đăng ký làm việc hoặc nghỉ ngơi, nhưng nếu họ chọn nghỉ ngơi họ lại có tâm lý quan ngại
đánh giá của đơn vị. Hoặc có thể xảy ra tình trạng một số đơn vị, doanh nghiệp thiếu nguồn
lực và họ bắt người F0 vẫn phải làm việc để đáp ứng nhu cầu nhân sự", vị bác sĩ này chia sẻ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện các doanh nghiệp (DN) ở TP.HCM đều cho rằng việc Bộ Y tế
đề xuất cho người F1 đi làm trực tiếp sẽ tạo điều kiện cho DN vận dụng linh hoạt để đáp ứng
nhu cầu sản xuất của mình nếu đề xuất này được thơng qua.
Cụ thể, đại diện một DN FDI tại TP.HCM cho biết thời gian qua DN này quy định những
người F1 (sống cùng nhà, cùng phòng trọ với người F0) nghỉ 3 ngày để theo dõi sức khỏe,
nếu khơng có triệu chứng có thể quay trở lại nhà máy sản xuất. Còn chiếu theo đề xuất mới
nếu được phê duyệt, DN có thể xem xét tùy tình hình nhu cầu cho phép người này được tiếp
tục đi làm.
"Về yêu cầu phải có khu vực riêng cho F1, theo tơi, cũng nên linh hoạt theo từng nhà máy,
quan trọng là giãn cách và tuân thủ các quy định về phòng dịch" - vị này nói.
Trong khi đó, ơng Nguyễn Văn Bé - chủ tịch Hiệp hội Các DN KCN TP.HCM - cho biết đề
xuất cho F1 đi làm trực tiếp nhận được sự đồng tình của DN. Ơng Bé cho hay TP.HCM hiện
có hơn 350.000 cơng nhân trong các KCN với tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 2 gần 100%, nhiều
người đã tiêm mũi tăng cường (mũi 3). Nếu áp dụng rập khn người F1 phải cách ly ít nhất
5 ngày sẽ kéo theo nhà máy khơng có cơng nhân đi làm.
Với những người xác định là F1, chỉ cần bố trí họ làm việc ở vị trí sản xuất giãn cách giữa
người với người trên 2m và có sự giám sát của quản lý nhà máy. Đến ngày thứ 5, nếu xét

nghiệm vẫn là âm tính, cơng nhân đó được hịa nhập lao động bình thường.
Đồng quan điểm, ơng Phạm Văn Việt - phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM - cho
rằng việc nới quy định về làm việc cho F1 sẽ tạo điều kiện tốt cho DN có lao động sản xuất.
(Tuoitre.vn 07/3, Cẩm Nương)Về đầu trang
9
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Đề xuất F0 đi làm, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất
Thời điểm này nhiều doanh nghiệp khủng hoảng nhân lực. Các doanh nghiệp đề xuất cho F0,
F1 đáp ứng điều kiện đi làm sẽ giúp họ vượt qua khó khăn.
Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho rằng, việc cách ly F1, F0, không
triệu chứng gây lãng phí nguồn nhân lực, khiến cơ quan, cơng xưởng rơi vào tình trạng thiếu
lao động, cơng việc trì trệ.
Theo đại diện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, việc cho F0, F1 đi làm là không thể chậm trễ,
đặc biệt khi các ca COVID-19 thể nặng nhập viện nhiều hơn. Do đó, Bệnh viện đã yêu cầu
các y bác sĩ F0 không triệu chứng, sau 4 ngày điều trị có thể quay lại phục vụ điều trị
COVID-19. Đây là biện pháp bắt buộc để đảm bảo nhân lực cho bệnh viện thời điểm này.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, cơ sở đang điều trị hơn 400 bệnh nhân
COVID-19, đa số là người cao tuổi, có bệnh lý nền, chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều
vắc xin. Dù chỉ tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 thể nặng nhưng bệnh viện đang gặp khó
khăn do hao hụt nhân sự vì y bác sĩ mắc COVID-19 khá nhiều. Tính đến thời điểm này Bệnh
viện có đến 200 y bác sĩ mắc COVID-19, ảnh hưởng đến hoạt động điều trị cho bệnh nhân.
“Do đó, việc cho F0 khơng triệu chứng đi điều trị bệnh nhân COVID-19 là rất cấp bách tránh
khủng hoảng nhân sự”, đại diện Bệnh viện nói.
Trước đó, trong hướng dẫn cách li và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế, thời gian cách li tại
nhà của F1 hiện nay là 5 ngày với người đã tiêm đủ liều vắc xin và 7 ngày với người chưa
tiêm đủ liều. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất chuyển F1 sang theo dõi sức khỏe 10
ngày tính từ ngày phơi nhiễm thay vì cách li. Đáng chú ý, Bộ Y tế đề xuất F1, F0 đang trong
thời gian cách li được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách li đến

khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong q trình di chuyển khơng được tiếp
xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm 5K.
Với F1 tiếp xúc gần F0 nhưng chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm
vắc xin phòng COVID-19 được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa
phương mình thơng qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp
làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các
trường hợp là F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thống khí
để giảm nguy cơ lây nhiễm. Những người này được phép di chuyển bằng phương tiện cá
nhân, đi thẳng từ nơi cách li đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại.
Trao đổi với PV Tiền Phong về đề xuất này của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục
trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: “Đây là đề xuất hợp lí. Bởi lẽ hiện nay
trường hợp F0 và F1 nhiều nên có thể gây q tải, khơng có người làm việc. Tuy nhiên nới
lỏng nhưng không được buông xuôi. Chúng ta muốn kiểm sốt được dịch thì phải thả lỏng,
phải chuyển từ việc cấm đoán sang kiểm soát rủi ro”.
Theo ông Phu, Bộ Y tế đề xuất là một việc nhưng quyết định thế nào lại do các cơ quan,
doanh nghiệp. Chuyên gia dịch tễ đặc biệt lưu ý các F0, F1 đi làm nhưng phải thực hiện 5K
tối đa, để kiểm soát sự lây nhiễm, giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng. Nếu có triệu chứng
cần xét nghiệm ngay và cần có những biện pháp điều trị, cách li phù hợp. “Nếu không thực 10
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, cả cơ quan đó nhiễm bệnh trở thành F0 hết thì sẽ khơng
cịn ai đi làm”, TS Phu nói. (Tienphong.vn 07/3)Về đầu trang
Thanh Hóa: Lao động mắc COVID tăng, doanh nghiệp dừng nhiều dây chuyền sản
xuất
Nhiều doanh nghiệp tại Thanh Hoá đang đối mặt tình trạng khó khăn do số lao động nhiễm
COVID-19 gia tăng. Khơng ít doanh nghiệp đã dừng dây chuyền sản xuất tại các phân
xưởng.
Công ty TNHH Sakurai Việt Nam hiện tại có trên 12.000 cơng nhân, lao động. Từ sau Tết
Nguyên đán đến nay có thời điểm số lao động là F0 và F1 tại công ty lên đến 8.000 người.

Do số lượng lao động nghỉ quá nhiều nên cơng ty rơi vào tình trạng thiếu nghiêm trọng người
làm việc. Công ty đang cố gắng hoạt động cầm chừng chờ công nhân lao động khỏi bệnh đi
làm trở lại. Thời điểm này, cơng ty có hơn 6.000 cơng nhân đi làm trở lại, khoảng 6.000
người đang nghỉ ở nhà (trong đó có 1.700 người nghỉ chế độ, cịn lại là các trường hợp F0 và
F1). Phía cơng ty cho biết, dự kiến đến giữa tháng 3/2022, tồn bộ cơng nhân sau khi khỏi
bệnh sẽ đi làm bình thường trở lại.
Ơng Nguyễn Văn Tý, Chủ tịch Cơng đồn Cơng ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam (Doanh
nghiệp FDI chuyên sản xuất giầy da xuất khẩu) cho biết, công ty hiện giải quyết việc làm cho
trên 18.000 cán bộ, công nhân, lao động. Hiện tại, cơng ty có khoảng 4.000 trường hợp cơng
nhân, lao động là F0 nên xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ và ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động sản xuất. Do thiếu hụt lao động, nhiều dây chuyền sản xuất tại công ty phải dừng
hoạt động nên năng suất lao động thấp, đơn hàng giảm.
Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam đang tiếp tục tuyển công nhân và lên kế hoạch thay
đổi chính sách nhằm giữ chân người lao động có tay nghề. Cụ thể, cơng ty đã tăng 6% lương
cơ bản cho lao động từ tháng 2/2022, đồng thời xem xét điều chỉnh các chế độ tốt hơn nhằm
giữ chân lao động. Ngồi ra, cơng ty cũng động viên công nhân là F0 sớm trở lại làm việc
sau khi điều trị khỏi; tiếp tục triển khai hàng loạt các biện pháp phòng, chống COVID-19
như khoanh vùng F0, khử khuẩn, sàng lọc lao động nhiễm COVID -19; khuyến cáo 5K, tránh
tiếp xúc…
Ơng Ngơ Thế Anh, Chủ tịch Cơng đồn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp cho
biết, số lượng lao động phải nghỉ việc để điều trị, cách ly lớn không những gây khó khăn
trong q trình sắp xếp lao động tại các dây chuyền trong nhà máy mà còn ảnh hưởng đến
sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp xuất khẩu cịn gặp khó nhiều hơn vì vẫn phải đảm bảo
về sản lượng, tiến độ đơn hàng… (Tienphong.vn 07/3)Về đầu trang
KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP
Tăng trưởng kinh tế quý 1 kỳ vọng sẽ khả quan với sự hồi phục nhanh
“Cùng với việc triển khai đồng bộ các chính sách, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, tình hình kinh tế-xã hội trong quý 1 có thể tin tưởng sẽ khả
quan với sự hồi phục nhanh, từ đó tạo đà cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2022,” bà Đỗ Thị
Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê

trao đổi với báo VietnamPlus.
11
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Theo bà Ngọc, tình hình kinh tế-xã hội trong hai tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích
cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại,
thơng qua thích ứng an toàn và linh hoạt với dịch bệnh. Trên thị trường, lạm phát được kiểm
sốt ở mức phù hợp, CPI bình quân 2 tháng tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước và lạm
phát cơ bản tăng 0,67%.
Trong nền kinh tế, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Hai tăng trở lại với mức trên 8% so
cùng kỳ năm trước và tính chung hai tháng đầu năm, chỉ số này đã tăng 5%; trong đó ngành
chế biến, chế tạo tăng 6%.
Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa hai tháng đã đạt 108 tỷ USD, tăng
13% so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 54 tỷ USD, tăng 10% và kim
ngạch nhập khẩu đạt 55 tỷ USD, tăng 16% (chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất, chiếm đến
94% tổng kim ngạch). Mặt khác, số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại
hoạt động của hai tháng đạt gần 43.000 doanh nghiệp, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.
Theo bà Ngọc, đây là tín hiệu khả quan cho phát triển doanh nghiệp trong năm 2022. “Thời
gian qua, các giải pháp, chính sách điều hành của Chính phủ đã tạo sự yên tâm, tin tưởng cho
cộng đồng doanh nghiệp vào khả năng phục hồi, phát triển của nền kinh tế trong thời gian
tới,” bà Ngọc nhấn mạnh.
Cùng với đó, kết quả triển khai vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong hai tháng
qua ước đạt 9% so với kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu thống kê cũng
cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục phục hồi, trong đó vốn đăng ký điều
chỉnh tăng cao (cụ thể tăng 124%).
“Điều này minh chứng việc nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư
Việt Nam và mở rộng sản xuất kinh doanh trong bối cảnh các chương trình phục hồi, phát
triển kinh tế-xã hội được triển khai thực hiện,” bà Ngọc cho hay. (TTXVN/VietnamPlus.vn
07/3)Về đầu trang

Nhà đầu tư ngoại liên tục rót vốn, kỳ vọng Việt Nam thành trung tâm logistics tồn cầu
Báo chí thế giới và khu vực những ngày qua đã đưa ra nhận định tích cực về cơ hội của
ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam đã tăng 3 bậc về chỉ số logistics, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 thị trường mới
nổi, theo Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận
hàng đầu thế giới Agility vừa công bố.
Dịch bệnh đang mở ra hy vọng hợp tác logistics của Việt Nam và châu Âu. Đó là nhận định
được đưa ra sau thông tin về việc Viêt Nam tổ chức các chuyến tàu chuyên container chạy
thẳng từ Đà Nẵng đi châu Âu. Thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang châu Âu chỉ mất 25
ngày so với 35 ngày của đường biển.
Tờ Sputnik của Nga ngày mùng 2/3 đã đưa ra nhận định, đây là một hướng đi đúng đắn trong
bối cảnh đại dịch.
12
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều khơng được phép.


Mạng Tin tức thương mại Trung Quốc cũng cho rằng, thị trường logistics của Việt Nam đang
sôi động. Nhiều nhà đầu tư nước ngồi tiếp tục rót vốn với kỳ vọng xây dựng Việt Nam
thành trung tâm logistics toàn cầu. Các công ty chuyển phát nhanh không chỉ đầu tư vào hệ
thống trung tâm phân loại, mà cịn tích cực đầu tư vào các kho trung chuyển.
Giám đốc hoạt động của Best Express Việt Nam cho biết, công ty đã đầu tư 20 triệu USD để
xây dựng các trung tâm phân loại hàng hóa tại Bắc Ninh và Củ Chi đây sẽ trở thành 2 trung
tâm phân loại hàng hóa lớn nhất Đơng Nam Á của tập đồn.
"Nhiều cơng ty logistics đang có ý định thâm nhập và đầu tư vào Việt Nam. Châu Á là khu
vực thương mại lớn thứ 3 của Liên minh châu Âu và tôi thực sự tin rằng có nhiều tiềm năng
cho nhiều ngành cơng nghiệp, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ như vận tải và hậu cần. Có
thể thấy lượng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang tăng trưởng ổn
định. Vì vậy, đối với các cơng ty logistics, đây là thời điểm tốt để đầu tư vào thị trường Việt
Nam", ông Juergen Weber, Chủ tịch Tiểu ban Vận tải và Hậu cần, Hiệp hội Doanh nghiệp
châu Âu tại Việt Nam, cho biết.

Nhu cầu vận chuyển nội địa cũng sẽ phục hồi, trong khi nguồn cung tàu đang khan hiếm và
tình hình này dự kiến sẽ kéo dài trong ít nhất 2 năm. Trung tâm Tư vấn Đầu tư SSI Research
ước tính tốc độ tăng trưởng sản lượng cảng cả năm 2022 sẽ đạt khoảng 10 - 20%.
Tờ The Star cũng cho rằng ngành vận tải cảng biển của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ
vào hoạt động xuất nhập khẩu sơi động, thêm vào đó là thơng tin về những điều chỉnh tăng
của phí xếp dỡ cảng biển trong dự thảo Bộ Giao thông Vận tải đang trình Chính phủ.
(VTV.vn 07/3)Về đầu trang
Năm 2021 người siêu giàu giảm khoảng 1%, còn người nghèo tăng hay giảm?
Trong năm 2021, Việt Nam có 1.234 người siêu giàu sở hữu trên 30 triệu USD, cùng với đó
tổng số hộ nghèo trên phạm vi toàn quốc là 609.049 hộ.
Theo Báo cáo Thịnh vượng năm 2022 của công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, năm
2021, lượng dân số siêu giàu, những người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên, tại Việt Nam năm
2021 là 1.234 người. Bên cạnh đó, số người siêu giàu của Việt Nam năm 2020 là 1.247
người. Do đó, năm 2021, số người siêu giàu ở Việt Nam giảm khoảng 1,04% so với năm
2020.
Cũng theo báo cáo của Knight Frank, số triệu phú sở hữu trên 1 triệu USD năm 2021 tại Việt
Nam là 72.135 người. Theo nghiên cứu mới nhất của Knight Frank, số người siêu giàu tại
Việt Nam dự báo sẽ tăng khoảng 26% mỗi năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2026, đạt
1.551 người. Cùng với đó, số triệu phú năm 2026 dự kiến là 114.807 người.
Bên cạnh những người giàu và siêu giàu, thì người nghèo cũng là nhóm người cần được đặc
biệt quan tâm. Theo Nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025, chuẩn
hộ nghèo tại khu vực nông thôn là những hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu người/tháng
từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
13
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Còn tại khu vực thành thị, theo quy định, hộ nghèo là những gia đình có thu nhập bình qn
đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt

dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Đối với chuẩn hộ cận nghèo, tại khu vực nơng thơn, đó là những hộ gia đình có thu nhập
bình qn đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Và tại khu vực thành thị, hộ cận nghèo là những hộ
gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là
2,75% với tổng số hộ nghèo là 761.322 hộ và tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,71% với 986.658 hộ.
Trong khi đó, năm 2021, tổng số hộ nghèo cả nước là 609.049 hộ với tỷ lệ hộ nghèo là 2,23%
và tổng số hộ cận nghèo là 850.202 hộ với tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,11%. Như vậy, năm 2021,
tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi 0,52% và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm đi 0,6%.
Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư, nhân khẩu bình qn 1 hộ của nhóm hộ nghèo là 4
người. Do đó, với số hộ nghèo năm 2020 là 761.322 hộ thì Việt Nam có khoảng 2,7 triệu
người nghèo, với số hộ nghèo năm 2021 là 609.049 hộ thì Việt Nam có khoảng 2,4 triệu
người nghèo. Do đó, số người nghèo năm 2021 đã giảm đi khoảng 20% so với năm 2020.
(Cafef.vn 07/3)Về đầu trang
Những kiến nghị “hóa giải” doanh nghiệp không bỏ cọc đấu giá đất
Thời gian qua có nhiều vụ trúng đấu giá đất cao sau bỏ cọc được dư luận quan tâm và buộc
các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc. Để hạn chế tình trạng này, mới đây Viện nghiên
cứu phát triển TPHCM kiến nghị nếu doanh nghiệp có hành vi bỏ cọc sẽ không được phép
tham gia đầu tư dự án trong vịng 2 năm.
Đấu giá đất nhằm tạo sự bình đẳng, minh bạch trong tiếp cận nguồn lực đất đai, hạn chế cơ
chế xin cho và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua, có
nhiều vụ đấu giá cao rồi bỏ cọc dễ gây nhiễu loạn thị trường. Vậy cần giải pháp cụ thể nào để
phát huy hiệu quả công cụ đấu giá quyền sử dụng đất.
Mới đây nhất, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM có một số kiến nghị đến UBND Thành
phố nhằm hồn thiện các quy định về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu
tư của các dự án đầu tư có sử dụng đất nói chung và tại Khu đơ thị mới Thủ Thiêm nói riêng.
Theo Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, đơn vị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của
chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý trong các lĩnh vực liên quan sau vụ việc đấu giá đất

tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Các chuyên gia cho rằng, về phương thức đấu giá, ngoài việc tổ chức đấu giá trực tiếp bằng
lời nói tại buổi đấu giá thì cần xem xét áp dụng các hình thức khác như đấu giá bằng cách bỏ
phiếu trực tiếp hoặc bỏ phiếu gián tiếp.

14
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Viện nghiên cứu phát triển TPHCM cho biết, cần rà soát, nghiên cứu để điều chỉnh các quy
định liên quan đến việc xác định năng lực của nhà đầu tư tham gia đấu giá đất, nhất là năng
lực tài chính và kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự.
Ngoài ra, Viện nghiên cứu phát triển TPHCM đề xuất UBND TPHCM xem xét, kiến nghị
Chính phủ cho phép TPHCM được chủ động xác định giá khởi điểm đấu giá; được ấn định tỷ
lệ đặt cọc, ký quỹ cho lô đất cần đấu giá.
Bổ sung các quy định để chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá
như phải kê khai các dự án đang triển khai, kinh nghiệm tham gia đấu giá, năng lực điều
hành, báo cáo tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá.
Cần điều chỉnh các biện pháp chế tài như thông báo công khai về hành vi bỏ cọc của doanh
nghiệp, không được phép tham gia đầu tư dự án trong vòng 2 năm nếu doanh nghiệp có hành
vi bỏ cọc.
PGS-TS. Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho
rằng, đúng là hệ thống pháp luật của chúng ta đã có cơ chế. Tuy nhiên, câu chuyện đặt ra ở
đây, chính là với hệ thống như vậy, khi áp dụng vào thực tế, thì có hiệu quả hay không.
Tại sao cơ chế đầy đủ rồi, nhưng khi áp dụng lại không thể đạt được những mục đích của
việc tổ chức đấu giá. Doanh nghiệp đấu giá cao, nhưng nhà nước về cơ bản chỉ thu được tiền
cọc.
“Nhân dịp này, chúng ta cần phải rà soát lại, nếu quy định nào chưa phù hợp, thì sửa đổi, bổ
sung. Nếu khơng làm sớm, thì chắc chắn, những câu chuyện như vậy sẽ còn tái diễn. Cụ thể,
hiện tại quy định về giá đất trong luật đất đai có những bất cập, mà tơi cho rằng là điểm trừ

lớn, trong đó bao gồm hình thức quy định giá đất”, ơng Tuyến nhấn mạnh.
Trong khi đó, TS. Dương Đăng Huệ - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư
pháp nói, cần phải khẳng định lại rằng, pháp luật không cấm việc doanh nghiệp bỏ cọc, chấm
dứt hợp đồng. Các bên có quyền ký, và có quyền hủy. Hiện tại, theo pháp luật, chúng ta đã có
những cơ chế, chế tài để xử lý việc này.
Tuy nhiên, theo Huệ các quy định còn nhiều hạn chế, chưa bám sát với thực tế. Trong thời
gian sắp tới, cần tăng cường nghiên cứu, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp phạt nghiêm
khắc hơn về kinh tế.
“Nếu việc doanh nghiệp mất tiền cọc là khơng đủ, thì theo tơi, cần phải bổ sung việc phạt
hành chính theo phần trăm trên hợp đồng đã ký, giá đã trúng đấu giá (khoảng 10%)”, nguyên
Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp chia sẻ thêm. (Laodong.vn 07/3, Cao
Nguyên)Về đầu trang

15
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


QUẢN LÝ
5 trường hợp dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần sự đồng ý của chủ thể
Ngày 7-3, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành nghị quyết của Chính phủ về
việc thơng qua hồ sơ xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo đó, Chính phủ quyết nghị đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần sự
đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp sau:
Việc xử lý là cần thiết để ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe
hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác. Bên kiểm soát dữ liệu, bên xử lý dữ
liệu, bên kiểm soát và xử lý dữ liệu, bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật. Việc xử lý là cần thiết vì yêu cầu quốc
phòng, an ninh quốc gia, do các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật khác thực
hiện.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của

luật. Dữ liệu cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý với mục đích phục vụ hoạt
động của cơ quan nhà nước theo quy định của luật.
Chính phủ quyết nghị thơng qua nội dung dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, giao bộ
trưởng Bộ Cơng an thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại khoản 3 điều 19 Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Bộ Cơng an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật bảo vệ dữ
liệu cá nhân. (Tuoitre.vn 07/3, Danh Trọng)Về đầu trang
Từng bước đổi mới quản lý theo vị trí việc làm
Bộ Nội vụ vừa hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương đối với dự thảo Nghị
định sửa đổi, bổ sung các quy định của Chính phủ về cán bộ, công chức, viên chức. Xung
quanh vấn đề này, PV Báo Sài Gịn giải phóng đã có cuộc trao đổi với ơng Nguyễn Tư Long,
Phó Vụ trưởng Vụ Cơng chức, Viên chức (Bộ Nội vụ).
Theo đó, ơng Long cho biết: Sau thời gian thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng,
quản lý công chức, viên chức, người quản lý, người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp nhà
nước cũng như đánh giá, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, để tiếp tục thực hiện chủ
trương đổi mới quản lý công tác cán bộ, Bộ Nội vụ đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ
cho phép xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định trong công tác cán bộ. Dự
thảo nghị định lần này tập trung vào 3 nội dung lớn:
Thứ nhất, tập trung giải quyết triệt để khó khăn, vướng mắc của bộ, ngành, địa phương phản
ánh trong thời gian vừa qua về cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác cán bộ,
giảm thiểu văn bằng, chứng chỉ trong tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.

16


Thứ ba, từng bước đổi mới quản lý theo vị trí việc làm, tiếp tục chủ trương liên thơng và
phân cấp trong cơng tác quản lý cán bộ.

Ví dụ như, thời gian qua, chúng ta hoàn thiện quy định về cơ chế hội đồng trường trong các
trường đại học. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản dưới đang thiếu quy định về xác định người
đứng đầu khi có cả chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng. Trong khi đó, khái niệm người
đứng đầu rất quan trọng trong công tác cán bộ. Ở nghị định này đã được bổ sung khái niệm
để giải quyết vướng mắc trong thực tiễn.
Hoặc, trong cơng tác đánh giá, có trường hợp quyết định xử lý kỷ luật đảng và chính quyền
ban hành trong 2 năm đánh giá khác nhau nên dự thảo lần này bổ sung rõ quy định chỉ đánh
giá khơng hồn thành nhiệm vụ trong 1 năm cơng tác. Bên cạnh đó, quy định về kỷ luật cũng
làm rõ nguyên tắc thế nào là kỷ luật chính quyền, đồn thể “tương xứng” với kỷ luật đảng, do
thực tế các hình thức kỷ luật cịn chưa trùng khớp nhau.
Cùng với đó, sẽ sửa đổi quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với trường hợp cán bộ,
công chức, viên chức đã chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi
phạm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ và vẫn còn trong thời hiệu xử lý; sửa đổi quy định về bổ
nhiệm lại không quá 2 lần chỉ áp dụng đối với trường hợp có quy định của đảng hoặc của
pháp luật để tránh cách hiểu và áp dụng khác nhau trong thực tiễn.
Trong dự thảo, vấn đề này được giải quyết và thể hiện tới đâu? Ông Long giải đáp: Đổi mới
phương thức quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm là một trong
những nội dung được triển khai hết sức quyết liệt trong thời gian qua. Lần sửa đổi này, chúng
tôi đã bước đầu tiếp cận theo hướng quản lý theo vị trí việc làm kết hợp với ngạch, lấy vị trí
việc làm là trung tâm.
Nếu trước đây chúng ta coi ngạch, bậc là tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm vào một vị
trí, thì quản lý theo vị trí việc làm là phải xác định được tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc
làm; kết quả, sản phẩm yêu cầu đối với từng loại vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, làm việc ở vị
trí việc làm nào sẽ được bổ nhiệm và ngạch tương ứng với vị trí việc làm đó. Dự thảo nghị
định quy định cụ thể trường hợp: Nếu một người đang làm việc ở vị trí việc làm yêu cầu
ngạch chuyên viên và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm đó thì được bổ
nhiệm vào ngạch chuyên viên mà không cần phải thi nâng ngạch.
Đối với một số vị trí lãnh đạo, quản lý, hiện nay Bộ Nội vụ cũng đang xây dựng dự thảo nghị
định về tiêu chuẩn, điều kiện chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính
nhà nước và cũng được tiếp cận theo hướng này. Tức là, không coi việc giữ ngạch là tiêu

chuẩn để bổ nhiệm, mà làm việc ở vị trí việc làm nào thì được bổ nhiệm vào ngạch tương
đương và hưởng lương ở ngạch đó. Đồng thời, dự thảo nghị định cũng quy định không phải
bổ nhiệm vào ngạch là giữ ngạch và hưởng lương theo ngạch đó suốt đời mà phụ thuộc vào
vị trí việc làm đang làm. Việc bổ nhiệm vào ngạch thực hiện theo nguyên tắc có lên, có
xuống căn cứ vào vị trí việc làm được phân cơng đảm nhiệm. (Sggp.org.vn 07/3, Đỗ
Trung)Về đầu trang
17
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
Giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm đạt 8,61% kế hoạch
Trong 2 tháng đầu năm 2022, cả nước giải ngân được trên 44.612 tỷ đồng, đạt 8,61% kế
hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (5,09%).
Trong số đó, vốn trong nước đạt 9,22% (cùng kỳ năm 2021 đạt 5,68%), vốn nước ngoài đạt
0,20% (thấp hơn cùng kỳ năm 2021 là 0,38%).
Theo Bộ Tài chính, hiện có 7 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%. Một số bộ,
địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
là 32,65%, Thái Bình là 31,7%, Lai Châu là 27,3%.
Bộ Tài chính nhận định, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn 2 tháng đầu năm 2022 tuy cao hơn
cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn đạt thấp so với tổng kế hoạch vốn được giao.
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân là trong tháng 1, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương
tập trung thanh toán khối lượng hoàn thành của kế hoạch vốn năm 2021 đến hết thành
31/1/2022 và khiển khai phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ
giao.
Bên cạnh đó, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trong tháng 2 và dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức
tạp tại số địa phương đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư
công.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Bộ Tài chính đang tiếp tục đề nghị các Bộ, ngành, địa
phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2022 khẩn trương thực hiện phân bổ vốn chi tiết

cho các dự án theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp vượt thẩm quyền,
đề nghị các bộ, ngành, địa phương có báo cáo và đề xuất cụ thể để có cơ sở xem xét, quyết
định. (VTV.vn 07/3)Về đầu trang
Cho vay trả lương phục hồi sản xuất: Chỉ giải ngân được nửa số tiền dự kiến
Dù dự kiến Nhà nước sẽ tái cấp vốn để cho doanh nghiệp vay ưu đãi trả lương ngừng việc và
phục hồi sản xuất lên tới 7.500 tỷ đồng và sắp tới hạn dừng chính sách hỗ trợ này nhưng thực
tế đến nay các ngân hàng chỉ giải ngân được phân nửa.
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn
khoảng 7.500 tỷ đồng để Ngân hàng chính sách xã hội cho người sử dụng lao động vay ưu
đãi lãi suất 0% để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Thời hạn giải ngân các
gói vay hỗ trợ tới hết tháng 3/2022. Chính sách này từng được áp dụng năm 2020, nhưng
không mấy thành cơng, khi tỷ lệ doanh nghiệp được vay rất ít, lần thứ 2 chính sách được áp
dụng tỷ lệ cho vay có tăng, nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng rất nhiều.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến ngày 23/2/2022, ngân hàng này đã giải ngân
cho doanh nghiệp vay ưu đãi để trả lương được gần 4.000 tỷ đồng, đạt hơn 53% tổng kinh
phí dự kiến cho vay. Số tiền được giải ngân cho hơn 3.100 doanh nghiệp vay để trả lương
cho hơn 1 triệu lượt người lao động.
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.

18


Trong đó, vay trả lương ngừng việc đã giải ngân được 259 tỷ đồng (chiếm 3,5% tổng số tiền
vay); vay trả lương phục hồi sản xuất giải ngân được hơn 3.500 tỷ đồng (chiếm gần 47%
tổng số tiền vay); giải ngân cho các doanh nghiệp thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi dịch COVID-19 (giao thông, du lịch, lưu trú…) cũng chỉ được 227 tỷ đồng (chiếm 3%
tổng số tiền đã giải ngân).
Số tiền vay đã giải ngân tập trung chủ yếu ở Đồng Nai (hơn 900 tỷ đồng), TPHCM (hơn 500
tỷ đồng), Bình Dương (hơn 400 tỷ đồng), Hà Nội (hơn 200 tỷ đồng), Bắc Ninh (hơn 200 tỷ
đồng).

Con số giải ngân tiền vay ưu đãi trên cho thấy, số tiền cho vay cũng chỉ tập trung vào các
doanh nghiệp còn hoạt động, khả năng phục hồi tốt. Trong khi đó, nhóm bị ảnh hưởng nặng
nề, phải cắt giảm lao động, thậm chí tạm dừng hoạt động (vay trả lương ngừng việc, 5 ngành
chịu ảnh hưởng nặng) vẫn khó tiếp cận được vốn ưu đãi.
Đánh giá về chính sách cho vay ưu đãi trên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, chính sách đã thể
hiện được sự chia sẻ của Nhà nước với khó khăn của doanh nghiệp; nguồn vốn để hỗ trợ
doanh nghiệp vượt qua khó khăn đại dịch, ổn định cuộc sống người lao động.
Tuy nhiên, bộ này cũng nhìn nhận, giai đoạn đầu việc triển khai cịn chậm do vướng mắc về
thủ tục, điều kiện để được vay (xác định lao động ngừng việc theo yêu cầu của cơ quan Nhà
nước, điều kiện về không nợ xấu, đã quyết tốn thuế). Sau đó, các quy định này phải sửa đổi
cho sát thực tế.
Bên cạnh đó, đơn vị đề xuất chính sách cũng nhìn nhận, tỷ lệ giải ngân còn thấp, chưa đạt
mục tiêu đặt ra khi tới nay chỉ giải ngân được hơn 53% tổng số tiền so với dự kiến ban đầu,
đặc biệt các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng số tiền được vay cịn thấp.
Trước đó, năm 2020, chính sách cho doanh nghiệp vay ưu đãi để trả lương ngừng việc vì ảnh
hưởng dịch COVID-19 cũng từng được áp dụng (theo gói an sinh 62 nghìn tỷ đồng). Khi đó,
chính sách này cũng được xây dựng với nhiều kỳ vọng lớn, số tiền dự kiến cho vay lên tới
khoảng 16.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới hết năm 2020, thực tế chỉ giải ngân cho vay được số
tiền chưa tới 42 tỷ đồng (chỉ 245 doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay ưu đãi). (Tienphong.vn
07/3, Lê Hữu Việt) Về đầu trang
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH
Gia Lai: Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm chủ tịch huyện vì sai phạm tiền tỷ
Ngày 7/3, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã đề nghị UBND
huyện Kông Chro chỉ đạo giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện và Chủ tịch
UBND của 14 xã, thị trấn trên địa bàn có sai phạm chịu trách nhiệm thu hồi số tiền sai phạm
hơn 3,7 tỷ đồng từ năm 2017-2020.
Thanh tra tỉnh Gia Lai chỉ rõ, trong q trình quản lý, điều hành cơng tác đầu tư xây dựng
của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện và UBND các xã, thị trấn được giao làm chủ
đầu tư cịn nhiều thiếu sót, nhất là khâu kiểm tra hồ sơ thiết kế - dự toán, công tác giám sát
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


19


thi cơng, kiểm tra hồ sơ hồn cơng, thanh quyết tốn và nghiệm thu cơng trình chưa chặt chẽ
nên để xảy ra những sai phạm.
Đơn cử như Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Kông Chro quyết toán sai hơn 126
triệu đồng, UBND xã Yang Nam quyết toán sai hơn 492 triệu đồng, UBND xã Yang Trung
hơn 367 triệu đồng, UBND xã Sơ Ró hơn 354 triệu đồng…
Tổng số tiền sai phạm qua thanh tra việc quản lý, sử dụng ngân sách trong công tác đầu tư
xây dựng cơ bản tại huyện Kông Chro từ năm 2017-2020 hơn 3,7 tỷ đồng.
Từ các sai phạm trên, Thanh tra tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh kiểm điểm trách nhiệm của Chủ
tịch UBND huyện Kông Chro trong công tác quản lý điều hành, kiểm tra, giám sát.
Cùng với đó, thanh tra đề nghị UBND huyện Kông Chro tổ chức kiểm điểm và xem xét xử lý
trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm trong việc thẩm định hồ sơ,
thiết kế dự tốn và có biện pháp xử lý theo quy định; xem xét năng lực, trách nhiệm của
Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện được giao thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán đối với các cơng
trình do UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư đã để xảy ra các sai phạm trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng.
Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Gia Lai cũng đề nghị UBND huyện Kông Chro tổ chức kiểm điểm
và xử lý trách nhiệm đối với trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng, trưởng phòng Tài chính – Kế
hoạch, giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện; chủ tịch UBND các xã, thị trấn
và các cá nhân có liên quan vì đã để xảy ra các sai phạm, gây thất thoát ngân sách.
(Tienphong.vn 07/3, Tiền Lê)Về đầu trang
Đắk Lắk: Nguyên Chủ tịch phường phủ nhận hành hung nhân viên y tế
Ngày 6/3, anh P.B.A.K - nhân viên Trạm y tế phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk,
cho biết đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị xem xét xử lý ông N.Đ.D (nguyên Chủ
tịch UBND phường Tự An) về hành vi xúc phạm nhân phẩm, gây rối và hành hung nhân viên
y tế đang làm nhiệm vụ.
Theo anh K., vào khoảng 15h ngày 5/3, trong khi anh đang làm nhiệm vụ xét nghiệm

COVID-19 tại trạm y tế phường Tự An, ơng D. có đến hỏi về việc tiêm vắc xin COVID-19
mũi 3. Lúc này, anh K giới thiệu ông D. qua trường học gần đấy đang tổ chức tiêm vắc xin
AstraZeneca. Nghe vậy, ông D. hỏi đợt này có tiêm vắc xin Pfizer khơng. Anh K trả lời
khơng có.
Cũng theo anh K, khi ơng D. đưa giấy tiêm vắc xin, trong đó ghi nhận mũi 1 ơng này tiêm
AstraZeneca và mũi 2 tiêm Pfizer, anh K giải thích: Nếu mũi 2 tiêm Pfizer, sẽ không tiêm
mũi 3 loại AstraZeneca được.
Anh K cho biết, thời điểm đó, ơng D. đã có hành vi giật kính chắn giọt bắn ném xuống đất,
lấy điện thoại của anh (đặt trên bàn) đập xuống bàn. “Tơi nói dừng lại, nhưng ơng D. tiếp tục
lấy điện thoại của tơi đập thêm vào gị má bên trái gần thái dương làm tơi bị chống váng và
điện thoại thì bị hỏng”, anh K. nói.
20
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Anh K. cho biết thêm, có người đã quay lại được clip đơi bên tranh cãi. Anh đã trình báo vụ
việc lên Công an phường Tự An.
Về phần ông N.Đ.D., qua trao đổi với báo giới, ông này cho biết, ông không hành hung và
không làm hỏng điện thoại của anh K.. “Đây là sự việc đáng tiếc, bùng phát và khiến tôi bức
xúc đập điện thoại của tôi xuống. Lỗi nóng giận này tơi xử lý chưa đúng vì khơng thể kìm
được trong thời điểm đó”, ơng D. thừa nhận.
Ơng D. cho rằng, sở dĩ ơng nổi nóng là do thái độ của nhân viên y tế (anh K.) trả lời hết sức
khó chịu: “Ơng lên Bộ Y tế mà hỏi”. “Tôi cầm điện thoại của tôi để dằn xuống bàn và có lấy
tay gạt tấm kính chắn ở mặt cậu ấy ra để hỏi vì sao lại trả lời với một người già như thế”, ông
D. cho hay. (Tienphong.vn 06/3, Vũ Long)Về đầu trang
THẾ GIỚI
Omicron thúc đẩy ca nhiễm địa phương ở Trung Quốc tăng cao nhất 2 năm
Theo Reuters, dữ liệu do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 7.3 cho thấy, nước
này đã báo cáo 214 ca COVID-19 có triệu chứng do lây truyền trong nước, được xác nhận
vào ngày 6.3.

Con số này đánh dấu mức lây nhiễm hằng ngày cao nhất kể từ khi chính quyền Trung Quốc
vào tháng 3.2020 bắt đầu thống kê riêng rẽ các ca nhiễm trong nội bộ địa phương và các ca
nhập khẩu từ bên ngoài đại lục.
Đợt bùng phát mới nhất của Trung Quốc có quy mô rất nhỏ so với nhiều quốc gia khác trên
tồn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc đang theo đuổi chính sách "quét sạch COVID-19", yêu
cầu chính quyền địa phương nhanh chóng xác định và cách ly mọi trường hợp lây nhiễm
cũng như những người tiếp xúc gần với mầm bệnh, áp đặt các hạn chế đi lại để cắt đứt chuỗi
lây truyền.
Phần lớn trong số 214 ca mắc địa phương ngày 6.3 được phát hiện ở các tỉnh Quảng Đông,
Cát Lâm và Sơn Đông. Nguyên nhân được cho là do biến thể Omicron thúc đẩy.
Số ca khơng có triệu chứng lây truyền tại địa phương tăng lên 312 ca vào ngày 6.3. Đây là
con số hàng ngày cao nhất kể từ cuối tháng 3.2020 - đánh dấu mốc thời gian Trung Quốc bắt
đầu phân loại ca nhiễm khơng có triệu chứng riêng biệt với ca nhiễm được xác nhận.
Tính đến ngày 6.3, Trung Quốc đã báo cáo tổng cộng 111.195 ca mắc COVID-19 có triệu
chứng, trong đó số ca tử vong vẫn giữ nguyên không đổi là 4.636 người. (Laodong.vn 07/3,
Bảo Châu)Về đầu trang
Nhiều nước thiếu lao động vì Omicron
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lao động trong các ngành vận
tải, sản xuất và nông nghiệp tại Anh. Đây không phải là vấn đề của một mình nước Anh.
Dịch bệnh kéo dài đã gây ra tác động tiêu cực tới nguồn lao động trên khắp thế giới. Nhiều
cơng ty đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực vì người lao động hoặc mắc COVID-19, hoặc
phải nghỉ ở nhà vì tiếp xúc với nguồn lây.
21
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.


Tại Ấn Độ, một cuộc khảo sát do hãng nhân sự Teamlease Services thực hiện cho thấy gần
một nửa trong số khoảng 850 cơng ty thuộc 21 ngành nghề có kế hoạch th thêm nhân cơng
trong vịng ba tháng tới, nhưng nhiều lĩnh vực đang "ngày càng khó tìm kiếm nguồn lao
động".

Singapore cũng khơng nằm ngồi cuộc khủng hoảng nhân lực hiện nay. Theo báo Straits
Times, Singapore đã khuyến cáo các nhà tuyển dụng xem xét lại các kế hoạch kinh doanh để
đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân viên trong ngắn hạn.
Bộ Nhân lực Singapore, Đại hội Liên minh Thương mại quốc gia, Liên đoàn Người sử dụng
lao động quốc gia Singapore và Bộ Y tế Singapore đã đưa ra khuyến nghị này trong văn bản
chung, công bố hơm 4-2.
Các khuyến cáo trong đó cịn bao gồm việc thường xuyên xét nghiệm nhân viên làm việc tại
văn phòng, triển khai nhân viên thành các nhóm chia nhỏ để giảm rủi ro gián đoạn hoạt động.
Các công ty tại Singapore cũng được khuyến cáo phát triển các chính sách về việc nghỉ phép
và tiền lương nếu công ty tạm ngừng hoạt động do thiếu vắng nhân lực.
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn nhấn mạnh các doanh nghiệp sẵn sàng kế hoạch duy trì
hoạt động, bao gồm đối sách truyền thơng đến khách hàng trong trường hợp phải trì hoãn
việc cung cấp dịch vụ.
Các khuyến cáo trên nhằm hướng dẫn người sử dụng lao động trong việc lập kế hoạch và
ứng phó với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, giữa bối cảnh số ca nhiễm biến thể
Omicron tại Singapore đang gia tăng. (Tuoitre.vn 07/3, Nguyên Anh)Về đầu trang./.

22
Dịch vụ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Vĩ An và Khách hàng. Mọi hình thức cung cấp cho bên thứ 3 đều không được phép.



×