Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

04032015 Ban tin Phuc vu lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.04 KB, 15 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 04 tháng 03 năm 2015)

CHÍNH SÁCH MỚI................................................................................................................
1. Cấm xuất khẩu một số sản phẩm nông, lâm nghiệp...........................................................
2. Nhiều hành vi bị nghiêm cấm với doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý
tài sản..............................................................................................................................
3. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.........................................................
CHỈ THỊ MỚI..........................................................................................................................
4. Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa
chính...............................................................................................................................
5. Nâng cao hiệu quả hợp tác với các nhà tài trợ ODA..........................................................
6. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở.............................................................
7. Rà soát vướng mắc cần sửa trong xử lý vi phạm hành chính của QLTT............................
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI.................................................................................................
8. Hịa Bình: Hiệu quả mơ hình “Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng”.....................................
PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN..................................................................................................
9. Tinh giảm biên chế: Không thể né tránh mãi......................................................................
10.Thay đổi tư duy cán bộ mới thay đổi được hiện trạng nền kinh tế.....................................
QUẢN LÝ................................................................................................................................
11.Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2: Sức mua của nền kinh tế tiếp tục
tăng.................................................................................................................................
12.Đất nông – lâm trường: Tràn lan sai phạm.........................................................................
13.Chậm rà soát nợ đọng xây dựng cơ bản..............................................................................
14.Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ tiếp công dân vào ngày 15 hàng tháng......................................
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH....................................................................................................
15.Làm thủ tục hành chính ở TP.HCM mất ít thời gian nhất nước.........................................
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.......................................................................................................
16.2 tháng, bội chi ngân sách Nhà nước 20,3 nghìn tỷ đồng...................................................
PHÁP LUẬT............................................................................................................................
17.Hải Phịng: Trưởng Cơng an xã chơi xóc đĩa giữa đình làng.............................................


TIN THẾ GIỚI.........................................................................................................................
18.Trung Quốc điều tra 14 quan chức Quân đội cấp cao........................................................

1


CHÍNH SÁCH MỚI
Cấm xuất khẩu một số sản phẩm nơng, lâm nghiệp

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định
187/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua
bán hàng hóa Quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia cơng và q cảnh
hàng hóa với nước ngồi trong lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,
trong đó quy định một số sản phẩm cấm xuất khẩu.
Thông tư quy định, cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các
trường hợp: gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước…
Về xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ
chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của
pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hóa với cơ quan Hải quan
về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Đối với động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, cấm xuất khẩu mẫu
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên khơng
được xuất khẩu vì mục đích thương mại gồm: Mẫu vật động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm thuộc nhóm IB, mẫu vật thực vật rừng thuộc nhóm IA theo quy định
của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của CITES.
Theo Thơng tư, xuất khẩu có giấy phép mẫu vật động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp, quý hiếm phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các
vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu
vật giữa các Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES các nước.

Đối với giống cây trồng, thương nhân không được xuất khẩu giống cây trồng có
trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn. Trong trường hợp xuất khẩu có giấy phép,
thương nhân xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục nguồn gen cây trồng
quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục nguồn gen cây
trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ NN&PTNT, phải
được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ.
Đối với giống vật nuôi, trường hợp xuất khẩu có giấy phép, thương nhân trao
đổi với nước ngồi những giống vật ni q hiếm có trong Danh mục giống vật
nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần
bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT quyết định. Đối với thủy sản, cấm xuất khẩu các loài

2


thủy sản có tên trong Danh mục các lồi thủy sản cấm xuất khẩu như trai ngọc,
cá anh vũ, cá hô, cá heo, cá voi, rùa biển, rùa da, đồi mồi, rùa đầu to…
Thơng tư này có hiệu lực thi hành từ 29/3/2015. (Báo Chính Phủ Điện Tử 3/3)
Về đầu trang
Nhiều hành vi bị nghiêm cấm với doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài
sản

Ngày 16/2, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý,
thanh lý tài sản.
Nghị định quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên như:
Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành
nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; gợi ý hoặc
nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá

sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài
chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật; lợi dụng nhiệm vụ,
quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi; tiết lộ
thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được
doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định
khác…
Những hành vi nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như:
Thơng đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để
làm sai lệch các nội dung liên quan tới hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài
sản; gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền, hay lợi ích vật chất từ người tham
gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp để thu
lợi từ cá nhân, tổ chức ngồi chi phí doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được
nhận theo quy định pháp luật…
Nghị định có hiệu lực từ 6/4/2015. (Cơng An Nhân Dân 3/3) Về đầu trang
Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một
số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, trong đó quy định phạm vi hành
lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.
Cụ thể, phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trong trường hợp
luồng không nằm sát bờ: Đối với luồng đường thủy nội địa trên hồ, vịnh, cửa
sông ra biển, ven bờ biển và luồng cấp đặc biệt từ 20-25 m; đối với luồng đường
3


thủy nội địa cấp I, cấp II từ 15-20 m; đối với luồng đường thủy nội địa cấp III,
cấp IV từ 10-15 m; đối với luồng đường thủy nội địa cấp V, cấp VI là 10 m.
Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trong trường hợp luồng nằm

sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ ít nhất là 5 m; trường hợp
luồng nằm trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ
luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trùng với hành
lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng
được tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên và thực hiện theo quy định của pháp
luật về bảo vệ hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt. Trường hợp
phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trùng với hành lang an bảo
vệ luồng hàng hải thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang
luồng hàng hải.
Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trùng với phạm
vi bảo vệ các công trình phịng, chống thiên tai bảo vệ đê điều và các cơng trình
thủy lợi thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, bảo
vệ đê điều và pháp luật về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.
Nghị định cũng quy định điều kiện hoạt động của cơ sở đóng mới, hốn cải, sửa
chữa phục hồi phương tiện. (Báo Chính Phủ Điện Tử 2/3) Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo
địa chính có tọa độ, đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính, trích
đo địa chính có tọa độ, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để hoàn thành mục tiêu
theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội.
Để hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa
chính, trích đo địa chính có tọa độ theo Nghị quyết số 39/2012/QH13, Phó Thủ
tướng yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương
xác định kế hoạch đo đạc bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ và cấp
giấy chứng nhận đối với diện tích cịn lại. Đồng thời, rà soát, tổng hợp nhu cầu
khối lượng và kinh phí thực hiện đo đạc bản đồ địa chính, trích đo địa chính có

tọa độ, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương;
trên cơ sở đó phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng hỗ trợ các địa
phương có khó khăn.

4


Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu thực hiện, khả năng cân đối của ngân sách Nhà
nước, bố trí kinh phí hỗ trợ các địa phương theo quy định; chủ trì, phối hợp với
Bộ TN&MT trình Thủ tướng phương án hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh có khó
khăn. Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính theo chức năng nhiệm vụ
được giao tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn việc đo đạc lập bản
đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và việc sử
dụng ngân sách thực hiện các nhiệm vụ nêu trên tại các địa phương bảo đảm
chất lượng, tiến độ và hiệu quả. (Báo Chính Phủ Điện Tử 2/3) Về đầu trang
Nâng cao hiệu quả hợp tác với các nhà tài trợ ODA

Thủ tướng vừa có ý kiến chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam
và các nhà tài trợ ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới.
Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng
Báo cáo chuyên sâu về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, trong đó tập
trung xác định những mặt còn hạn chế, chỉ ra những ngành, lĩnh vực cần cải
cách và phương án cải cách nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh
doanh tại Việt Nam để đạt tiêu chuẩn ASEAN 6.
Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chủ động, tích
cực phối hợp với WB khẩn trương hồn tất việc chuẩn bị đầu tư Dự án đường
cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo hình thức PPP, khơng để kéo dài.
Thủ tướng giao các Bộ NN&PTNT, KH&ĐT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chủ động phối hợp với WB sớm hoàn tất việc chuẩn bị Dự án Phát triển nơng
thơn tổng hợp nhằm cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng

ĐBSCL, có mở rộng phạm vi Dự án bao gồm cấu phần trồng rừng phòng hộ,
rừng ngập mặn ven biển. Bộ KH&ĐT chủ động cung cấp các thông tin cần thiết
cho WB về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 5
năm, 10 năm tới để WB tham khảo, phối hợp với các cơ quan liên quan triển
khai xây dựng Báo cáo Việt Nam năm 2035.
Thủ tướng nhấn mạnh, các cơ quan chủ quản triệt để thực hành tiết kiệm trong
sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, đặc biệt là đối
với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật; hạn chế tối đa việc tổ chức các đoàn tham quan,
khảo sát ở nước ngoài; ưu tiên nguồn vốn cho các cấu phần đầu tư của Chương
trình, Dự án. (Báo Chính Phủ Điện Tử 2/3) Về đầu trang
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ
Xây dựng theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tiếp tục có các biện pháp
hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại
Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ về cho vay
hỗ trợ nhà ở.
5


Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo
điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu về nhà ở tiếp cận vốn vay với lãi suất
thấp, thời hạn phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan rà soát, đánh giá cụ thể kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQCP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ về cho vay hỗ trợ nhà ở; trên cơ
sở đó hồn thiện lại nội dung chương trình hỗ trợ nguồn vốn thực hiện việc cho
vay kích cầu hướng tới người mua nhà của các ngân hàng thương mại Nhà nước,
trong đó, tập trung làm rõ các nội dung về đối tượng áp dụng, lãi suất và thời
hạn cho vay, nguồn vốn hỗ trợ, bảo đảm khơng trùng lắp các chương trình đang
thực hiện, hạn chế việc lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đề đầu cơ, trục

lợi và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. (Báo Chính Phủ Điện
Tử 2/3) Về đầu trang
Rà sốt vướng mắc cần sửa trong xử lý vi phạm hành chính của QLTT

Thủ tướng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc phối hợp giải quyết một số khó khăn,
vướng mắc trong thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị
trường.
Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng Thương và các Bộ,
ngành liên quan khẩn trương rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và
kiến nghị phương án sửa đổi, bổ sung đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Chính phủ như phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giữa lực
lượng quản lý thị trường với các lực lượng chức năng khác trong các Nghị định
quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực.
Đối với những vấn đề quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính chưa rõ, như
thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm của tổ chức;
vấn đề giao quyền cho cấp phó ban hành các quyết định áp dụng biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt cũng như các quyết định hành
chính khác trong xử phạt vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp chủ trì rà sốt, tổng
hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích
theo thẩm quyền.
Đối với những vướng mắc, bất cập trong các quy định của Luật xử lý vi phạm
hành chính cần sửa đổi, bổ sung, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp tổng hợp, đề xuất
Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định. (Dangcongsan.vn 2/3) Về đầu
trang

6


TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI
Hịa Bình: Hiệu quả mơ hình “Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng”


Tại vùng đệm của khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Lng có 51 thơn,
xóm với 2.680 hộ gia đình, 13.500 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Mường. Ở đây,
đời sống của bà con cịn nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào rừng, tạo áp lực
lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trong khu bảo
tồn.
Theo ơng Bùi Bình n - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm khu Bảo tồn thiên nhiên
kiêm Giám đốc Ban quản lý khu Bảo tồn cho biết: Bên cạnh những giải pháp đã
thực hiện về hỗ trợ phát triển sinh kế, tăng cường công tác tuyên truyền về giá
trị của rừng, phối hợp với các Ban, ngành thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm
soát, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, Ban quản lý khu
Bảo tồn thiên nhiên đã xây dựng mơ hình cộng đồng tham gia bảo vệ rừng thông
qua thành lập các Ban tự quản lâm ngiệp thơn, xóm nhằm điều hành, tạo mối
gắn kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình trong thơn tham gia bảo vệ rừng.
Triển khai mơ hình từ năm 2013, bước đầu, việc thành lập các Ban tự quản lâm
nghiệp được Ban quản lý khu Bảo tồn phối hợp với UBND các xã Ngổ Luông
(Tân Lạc), Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do (Lạc Sơn), thí điểm thành lập 7 Ban tự
quản lâm nghiệp tại các xóm gồm Rì, Kháy, Trên - xã Tự Do, Đèn - xã Ngọc
Lâu; Khú, Rộc - xã Ngọc Sơn và Bo - Ngổ Lng. Mỗi Ban tự quản có từ 5 - 7
thành viên, hội viên là đại diện các hộ trong xóm, thôn.
Các Ban tự quản lâm nghiệp được UBND xã ra quyết định thành lập sau khi đã
tiến hành tuần tự các bước: Trưởng thôn tổ chức họp thôn và mở đại hội xã viên
bầu ra các thành viên của Ban tự quản, Trưởng, Phó Ban và các thành phần giúp
việc, xây dựng quy chế hoạt động và được trình thơng qua đại hội để biểu quyết
thông qua.
Từ căn cứ này, Ban tự quản xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động bảo về rừng
đặc dụng cho cộng đồng. Kế hoạch quy định cụ thể về khu vực tuần tra, thời
gian tuần tra trong ngày, lịch tuần tra trong tháng, số người tham gia, trách
nhiệm của từng thành viên tuần tra và trách nhiệm của xóm, thơn trong tham gia
tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng.

Cùng với kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã, Ban tự quản lâm nghiệp thôn
và cộng đồng đã tham gia xây dựng cam kết bảo vệ rừng, theo đó người dân
được phép hay bị cấm tác động vào rừng đặc dụng theo quy định pháp luật. Bản
cam kết cũng quy định rõ trách nhiệm của cộng đồng, ban tự quản, kiểm lâm địa
bàn, chính quyền địa phương trong phối hợp bảo vệ rừng. Kiểm lâm địa bàn còn

7


có nhiệm vụ hướng dẫn các Ban tự quản về kỹ năng tuần tra, nghiệp vụ cơ bản
trong ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm lâm luật.
Việc làm này nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của người dân, chính
quyền địa phương. Nhiều lần đi kiểm tra, tuần tra theo tuyến có sự tham gia của
lãnh đạo UBND xã. Nỗ lực trên đã góp phần giảm rõ rệt số vụ vi phạm Luật Bảo
vệ và phát triển rừng. (Báo Hịa Bình 28/2) Về đầu trang
PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN
Tinh giảm biên chế: Khơng thể né tránh mãi

Một con số “cực kỳ ấn tượng” vừa được công bố. Chỉ trong 365 ngày của năm
2014, Quảng Ninh đã giảm được 1.097 biên chế. Liền ngay với con số này là
300 tỉ đồng giảm chi thường xuyên mỗi năm. Và, cần nhấn mạnh, việc giảm
biên chế không những không làm ngừng trệ công việc, mà lại khiến bộ máy bớt
cồng kềnh.
Bài toán tinh giản đã được đặt ra từ rất lâu nhưng đồng nghĩa với “phép trừ tinh
giản” lại là cấp số cộng của những cái ghế công chức. Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi có lần đưa ra một con số “té ghế”:
Sau 5 năm tinh giản biên chế, bộ máy cơng chức Nhà nước… phình thêm 20%.
Thường niên, trong các báo cáo tinh giản hay sắp xếp bộ máy là sự cồng kềnh:
Sau 3 năm “tinh giản biên chế”, số biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
“giảm 28.000, tăng 69.000”. Hay sau khi sắp xếp bộ máy thì “giảm được 4 bộ”

nhưng số tổng cục tăng từ 82 lên thành 110. Trước Quốc hội, không kỳ nào vấn
đề sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế khơng bị lơi ra chất vấn gay gắt.
Có lẽ từ lá cờ đầu Quảng Ninh, đã đến lúc chúng ta khơng thể cứ mãi “né tránh”
- từ mà Phó Bí thư - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị
Hồng đã nói trước Quốc hội khi bà đề nghị nhất thể hóa Đảng và chính quyền.
Bởi, như bà Hoàng, việc nhất thể, sáp nhập này vừa đảm bảo tinh giản, vừa đảm
bảo sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức Đảng và Đảng viên, vừa tiết
kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân. (Lao Động 3/3) Về đầu
trang
Thay đổi tư duy cán bộ mới thay đổi được hiện trạng nền kinh tế

Khơng đổi mới được tư duy cán bộ thì khơng thể thay đổi hiện trạng của nền
kinh tế. Cải cách thể chế cuối cùng phải trở về điểm khởi đầu là đổi mới con
người.
Trong những năm gần đây rất nhiều văn bản pháp luật, khơng ít đề án cải cách,
nghiên cứu khoa học và Hội thảo được ban hành và tổ chức có liên quan tới lĩnh
vực đổi mới thể chế kinh tế, thể hiện ý chí và quyết tâm thay đổi mạnh mẽ của
8


Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần phải có sự thay đổi
ngay lập tức, theo các chuyên gia đó là tư duy của các nhà chức trách có liên
quan tới việc vận hành thể chế.
Có khơng ít trường hợp luật xây dựng rất cởi mở thơng thống, nhưng văn bản
hướng dẫn dưới luật thì lại thắt chặt, gây khó dễ cho người dân. Chưa kể, khơng
loại trừ những trường hợp vì lợi ích riêng tư các cán bộ thực thi lạm dụng quyền
hạn, sự mập mờ của văn bản luật mà đòi hỏi, nhũng nhiễu người dân. Do vậy,
theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh, "cần phải chấm dứt tư duy làm
quản lý là tơi có quyền quản anh và tơi có quyền u cầu anh mọi điều. Phải
chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ, vì doanh nghiệp, vì người dân vì

họ là những người đóng thuế. Bộ máy quản lý có trách nhiệm phải tạo điều kiện
thuận lợi nhất làm sao cho họ hài lịng nhất”.
Rõ ràng, khơng đổi mới được tư duy cán bộ thì khơng thể thay đổi hiện trạng
của nền kinh tế và cải cách thể chế cuối cùng phải trở về điểm khởi đầu là đổi
mới con người. Khơng phải vơ tình mà ngay từ những ngày đầu của chính quyền
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng từ "cơng
bộc” khi nói về thái độ, trách nhiệm của cán bộ cơng chức nhà nước đối với dân.
Đó chính là tuyên ngôn rõ ràng nhất về sự công nhận quyền lực cao nhất trong
xã hội thuộc về người dân. Từ tư tưởng nền tảng này, việc tổ chức, hoạt động
của chính quyền, trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ cơng chức phải được thể
chế hóa trên tinh thần phục vụ những người chủ đích thực của đất nước, những
người xây dựng nên chính quyền nhân dân, đóng thuế và ni dưỡng chính
quyền này vận hành vì lợi ích của Quốc gia, dân tộc. (Đại Đoàn Kết 3/3) Về đầu
trang
QUẢN LÝ
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2: Sức mua của nền kinh tế tiếp tục tăng

Ngày 2/3, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 2. Chiều cùng ngày, Văn phịng
Chính phủ tổ chức họp báo về phiên họp.
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, 2 tháng đầu năm, đã đạt
được kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Đây là những tín hiệu tích cực
để chúng ta có thêm cơ sở nhằm phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề nổi lên như
cần phân tích rõ tình hình, ngun nhân và bản chất số doanh nghiệp ngừng hoạt
động lớn; tình hình thu ngân sách từ dầu khí giảm; cải cách hành chính, cải thiện
mơi trường đầu tư kinh doanh có bước tiến nhưng so với yêu cầu còn chậm; số
vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông cịn cao; tình hình
9



tội phạm còn diễn biến phức tạp; vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội còn nhiều bất
cập.
Với tinh thần chung là phải nỗ lực cao nhất để đạt và vượt kế hoạch đã đề ra,
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó
khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục giữ
ổn định kinh tế vĩ mô; nghiên cứu để sớm giảm tiếp lãi suất cho vay để tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp.
Tại phiên họp lần này, nhiều vấn đề mà xã hội quan tâm cũng được Chính phủ
thảo luận và được giải đáp ở cuộc họp báo.
Liên quan đến phương án tăng giá điện, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng
Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, trong 3 phương án điều chỉnh giá điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các Bộ, ngành đều nhất trí với phương án
cao nhưng Chính phủ vẫn chỉ đạo phải rà soát lại. Các phương án đề nghị điều
chỉnh giá điện của EVN lần này nằm trong phạm vi từ 7% đến dưới 10% và
trong khung giá quy định; do đó, thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Công
Thương. Bộ Công Thương đang kiểm tra, thẩm định phương án giá điện năm
2015 do EVN đề xuất, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3.
Nói về vấn đề giá xăng dầu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho hay, thời gian tới,
Liên Bộ Tài chính – Cơng Thương tiếp tục kiên trì thực hiện điều hành giá xăng
dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đúng các nguyên
tắc, quy định. Tùy theo diễn biến của tình hình thị trường thế giới và trong nước,
chủ động, linh hoạt điều hành đồng bộ các biện pháp về thuế, Quỹ BOG, giá bán
lẻ để bình ổn giá xăng dầu. Trong một số trường hợp có thể điều chỉnh lợi nhuận
định mức trong cơ cấu giá cơ sở, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mơ, kiểm sốt lạm phát; bảo đảm hài hịa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp
và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước... (Sài Gịn Giải Phóng 3/3) Về đầu trang
Đất nông – lâm trường: Tràn lan sai phạm

Được Nhà nước giao quản lý một số diện tích rất lớn nhưng các nông – lâm

trường lại buông lỏng, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật đất đai phổ biến ở
hầu hết các nơng lâm trường. Điều này địi hỏi các nhà quản lý cần có các giải
pháp để quản lý, sử dụng hiệu quả.
Các cuộc thanh tra việc sử dụng đất của các nông – lâm trường và các Công ty
được chuyển đổi từ các nông – lâm trường trên phạm vi cả nước của Bộ
TN&MT cho thấy có nhiều sai phạm như tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất
đai, cho thuê mượn trái pháp luật diễn ra khá phổ biến; tình trạng cho phép
chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền và giao đất không đúng quy định;
chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính...
10


Cụ thể, sau khi thanh tra 41/55 tỉnh, thành có nông – lâm trường trên cả nước,
với 79/99 nông – lâm trường được thanh tra, đã phát hiện hàng loạt sai phạm
liên quan tới việc chuyển đổi mục đích đất trái pháp luật.
Theo đó, 27/79 nơng – lâm trường tự do cho phép hoặc để tổ chức, cá nhân sử
dụng đất chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp với gần 250 trường hợp, diện tích
vi phạm là 1.068ha đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đáng lưu ý là có
4 đơn vị được UBND tỉnh cho phép, 23 đơn vị cịn lại tự ý chuyển đổi trái phép.
Nhiều nơng – lâm trường cũng bị phát hiện đem thế chấp quyền sử dụng đất tại
các ngân hàng hoặc tự ý góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trái pháp luật. 7
đơn vị đã đem thế cháp giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng, với diện tích
38.205ha. Đặc biệt, về sai phạm do lấn chiếm đất đai lâm trường có tới 60/79
(hơn 63%) đơn vị đã bị hơn 4.800 hộ gia đình, cá nhân, 105 tổ chức lấn chiếm
đất đai với tổng diện tích hơn 10.800ha.
Nguyên nhân cơ bản của những sai phạm trên là do một số cơ quan quản lý Nhà
nước có chức năng liên quan chưa quyết liệt trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.
Thậm chí, nhiều địa phương cịn có biểu hiện buông lỏng việc quản lý đất đai tại
khu vực nông – lâm trường. Cơng tác giao khốn đất trước đây tại các địa
phương còn thiếu cụ thể, chủ yếu trên giấy tờ, dẫn tới độ chính xác thấp, bao

trùm lên đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khác đang sử dụng.
Thực tế, hiệu quả hoạt động kinh tế của các nông – lâm trường rất thấp. Theo Bộ
NN&PTNT, tính đến tháng 4/2013, cả nước có 148 Cơng ty lâm nghiệp, trung
bình mỗi Cơng ty lâm nghiệp quản lý 14.000ha rừng. Tuy nhiên, chỉ có trên 72%
số lâm trường làm ăn có lãi, cịn lại trên 27% lâm trường thua lỗ. Lãi bình quân
của mỗi lâm trường chỉ là 796 triệu đồng/năm, nghĩa là bình quân mỗi ha đất
lâm trường quản lý chỉ sinh tới 66.000 đồng/năm. Trong khi đó, người dân địa
phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc sống gần rừng lại rất thiếu tư liệu sản xuất
dẫn tới sự lấn chiếm, tranh chấp đất đai tràn lan. Nhất là do các lâm trường
thường giao hợp đồng khốn và bảo vệ rừng cho người ngồi cộng đồng, thường
là những người “giàu” mà không giao cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, nếu quyết định thu hồi đất từ lâm trường về giao lại cho người dân sử
dụng mà chỉ nói “thu hồi đất lâm trường làm ăn khơng hiệu quả” là rất sơ hở.
Bởi, qua một số nghiên cứu thực tế trước đây cho thấy, có một số nơi đã thu hồi
đất lâm trường và giao lại cho người dân. Đó tồn là đất xấu, đất đồi núi, xa khu
dân cư. Khi đó, lâm trường giải thích đó là dất làm ăn không hiệu quả, không
làm được nên giao lại cho địa phương để địa phương giao cho dân.
Để quản lý đất nông – lâm trường hiệu quả, Bộ TN&MT cho rằng, phải thống
nhất một số cơ chế cho thuê đất phải trả tiền hàng năm thay vì cơ chế giao đất có
11


thu tiền sử dụng đất, bởi các đơn vị này sử dụng diện tích quy mơ lớn, giá đất
cho th sẽ xác định phù hợp với từng vùng và đặc thù sử dụng đất. Đối với đất
quy hoạch sử dụng cho mục đích rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, vùng bảo vệ
sinh thái, phải thống nhất chuyển giao cho Ban quản lý rừng và chỉ thực hiện cơ
chế giao đất không thu tiền sử dụng đất để đảm bảo cho việc bảo vệ, phát triển
rừng. Đối với các nông – lâm trường vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
phải có chính sách quản lý đặc thù riêng để đảm bảo thúc dẩy phát triển kinh tế
vùng, đảm bảo an ninh quốc phịng. (Tài Ngun & Mơi Trường 3/3) Về đầu

trang
Chậm rà soát nợ đọng xây dựng cơ bản

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh, một số Bộ, ngành, địa phương chưa
rà soát chi tiết số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản (dù hạn cuối là 31/12/2014).
Vì vậy, ông Vinh vừa có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quán triệt
nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về xử lý nợ đọng; rà soát kỹ, chốt chính xác
tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến hết ngày 31/12/2014; dự kiến nguồn
vốn và kế hoạch thanh tốn số nợ đọng đó trong giai đoạn 2016-2020 và trong
từng năm cụ thể.
Trước đó, dự kiến, kế hoạch đầu tư công trung hạn của các bộ, ngành, địa
phương phải gửi Bộ KH&ĐT trước ngày 31/12/2014 nhưng phải hoãn tới
31/3/2015.
Theo quy định tại Luật Đầu tư công, từ ngày 1/1/2015, luật có hiệu lực; cơ quan,
đơn vị nào để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản là vi phạm. Do đó, theo Bộ
KH&ĐT, việc xác định số nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 31/12/2014 là yêu
cầu bắt buộc. (Tiền Phong 3/3) Về đầu trang
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ tiếp công dân vào ngày 15 hàng tháng

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường vừa ký ban hành Nội quy tiếp công dân
của Bộ Tư pháp. Theo đó, thời gian tiếp cơng dân thường xun của Bộ Tư pháp
được thực hiện từ 8h đến 11h30 sáng và từ 13h30 đến 17h chiều các ngày trong
tuần. Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: Nghỉ theo quy định.
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp đặt tại trụ sở của Bộ, địa chỉ: Số 12 phố
Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Theo Nội quy này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ trực tiếp hoặc tùy theo nội dung
phân công Thứ trưởng tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại địa
điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp, nếu ngày tiếp công dân định kỳ của Bộ
trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực
hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

12


Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công không thể thực hiện
việc tiếp công dân theo lịch đã cơng bố vì lý do khách quan thì lùi lịch tiếp công
dân sang thời gian khác.
Nội quy cũng quy định Chánh Thanh tra Bộ tiếp công dân vào thứ Năm hàng
tuần, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp công dân vào thứ Ba
hàng tuần. Trong trường hợp ngày tiếp công dân của Chánh Thanh tra, Tổng cục
trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trùng vào ngày tiếp cơng dân của Bộ
trưởng hoặc vì lý do khách quan không thể trực tiếp tiếp công dân theo lịch đã
định thì sẽ thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. (Pháp Luật Việt Nam 3/3) Về
đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Làm thủ tục hành chính ở TP.HCM mất ít thời gian nhất nước

Thông tin này được đề cập tại buổi "Gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố với doanh
nghiệp năm 2015", do UBND TP.HCM tổ chức sáng 3/3.
Theo đó, hiện tại số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử tại thành phố
đạt 98%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp là 167 giờ/năm; thời gian thông
quan đối với hàng nhập khẩu 14 ngày, hàng xuất khẩu 0,5 ngày; thời gian nộp
bảo hiểm xã hội 108 giờ/năm; thủ tục hành chính giải thể doanh nghiệp là 7
ngày; thành lập doanh nghiệp mới 3 ngày; thời gian tiếp cận điện năng của
doanh nghiệp đối với trạm 220-110KV là một năm, trạm 22,15KV là một tháng.
Trong khi so với cả nước, số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 95%; thời
gian nộp bảo hiểm xã hội 235 giờ/năm; thủ tục hành chính giải thể doanh nghiệp
7 ngày, thành lập mới 17 ngày, thời gian tiếp cận điện năng 70 ngày... (Tuổi Trẻ
3/3) Về đầu trang
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
2 tháng, bội chi ngân sách Nhà nước 20,3 nghìn tỷ đồng


Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tốc độ tăng thu ngân sách trong 2 tháng đầu năm
2015 đạt mức cao hơn so với tốc độ chi ngân sách, giúp cho mức bội chi đứng ở
mức thấp, bằng khoảng 9% mức dự toán năm.
Báo cáo cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt
gần 151,9 nghìn tỷ đồng, bằng 16,7% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng
kỳ năm 2014. Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 172,2 nghìn tỷ
đồng, bằng 15% dự toán và tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, ngân sách Nhà nước ghi nhận mức bội chi 20,3 nghìn tỷ đồng, bằng
khoảng 9% mức dự toán năm.

13


Theo Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2015 mới được Bộ Tài chính cơng bố,
tổng thu ngân sách của năm nay dự kiến ở mức 911,1 nghìn tỷ đồng, trong đó
thu nội địa 638,6 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thơ 93 nghìn tỷ đồng, thu từ xuất
nhập khẩu 175 nghìn tỷ đồng, thu viện trợ 4,5 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả 10
nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn từ năm 2014 thì tổng thu ngân sách Nhà nước
năm 2015 là 921,1 nghìn tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách dự tính là 1.147,1 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát
triển 195 nghìn tỷ đồng, chi thường xuyên 777 nghìn tỷ đồng (bao gồm chi cải
cách tiền lương 10 nghìn tỷ đồng), chi trả nợ và viện trợ 150 nghìn tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 dự tốn ở mức 226 nghìn tỷ đồng,
tương đương 5% GDP, giảm 0,3% so với năm 2014.
Dự kiến đến ngày 31/12/2015, dư nợ công đứng ở mức khoảng 64% GDP, dư nợ
Chính phủ khoảng 48,9% GDP, dư nợ nước ngoài của Quốc gia khoảng 42,6%
GDP, trong giới hạn Quốc hội cho phép. (NDH.vn 3/3) Về đầu trang
PHÁP LUẬT
Hải Phòng: Trưởng Cơng an xã chơi xóc đĩa giữa đình làng


Theo tin từ cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng, chiều 2/3, Công an huyện bắt
tang 11 người đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa tại khu vực đình làng Tiên
Đơi Ngoại (xã Đồn Lập).
Tại hiện trường, Cơng an thu giữ một số dụng cụ đánh xóc đĩa cùng số tiền đánh
bạc khoảng 10 triệu đồng.
Trong số 11 con bạc có 5 người là Đảng viên, trong đó có ơng Đinh Văn Thoảng
(43 tuổi) - Trưởng Cơng an xã Đồn Lập, ông Đinh Văn Điện (42 tuổi) - Công
an viên và ơng Phạm Văn Anh (43 tuổi) - Bí thư Chi bộ thôn Tiên Đôi Ngoại.
Một số cán bộ, người dân tập trung tại đình làng để chơi xóc đĩa sau buổi liên
hoan trưa 2/3. (Tiền Phong 3/3) Về đầu trang
TIN THẾ GIỚI
Trung Quốc điều tra 14 quan chức Quân đội cấp cao

Bộ Quốc phịng Trung Quốc ngày 2/3 thơng báo đang điều tra tham nhũng 14
quan chức Quân đội cấp cao, trong đó có con trai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy
Trung ương (CMC) Quách Bá Hùng là Thiếu tướng Qch Chính Cương.
Ngồi ra, danh sách điều tra mới cịn có ơng Châu Hịa Bình - cựu Thư ký của
Thượng tướng Trương Vạn Niên, từng là Phó Chủ tịch CMC, vừa mất ngày

14


14/1. Những người còn lại bao gồm lãnh đạo các Ban chỉ huy quân sự tỉnh và
các quan chức hải quân, tên lửa, Đại học Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, ơng Qch Chính Cương (45 tuổi, giữ
chức Phó Chính ủy Qn đội tỉnh Chiết Giang, miền Đơng Trung Quốc) bị điều
tra vì "vi phạm kỷ luật" - cụm từ ám chỉ tham nhũng. Từ tháng trước, thông tin
ông Cương bị điều tra trên thực tế đã nổi lên nhưng đến nay Bộ Quốc phịng
Trung Quốc mới chính thức xác nhận.

Việc ông Cương bị điều tra khiến dư luận đặt câu hỏi liệu cha ông là ông Quách
Bá Hùng (giữ chức Phó Chủ tịch CMC từ tháng 3/2003, về hưu tháng 3/2013)
có bị điều tra hay khơng. Các chun gia qn sự suy đốn, ơng Qch Bá Hùng
sẽ bị soi xét kỹ vì ơng Hùng được cho là có quan hệ thân thiết với tướng Từ Tài
Hậu - một cựu Phó Chủ tịch khác của CMC (đảm nhiệm chức vụ từ tháng
9/2004-11/2012), bị điều tra về tội nhận hối lộ vào tháng 3/2014 và bị khai trừ
khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 6/2014.
Truyền thông Trung Quốc ngày 2/3 cho rằng, quyết định điều tra một loạt quan
chức Quân đội cấp cao lần này nhằm tái khẳng định quyết tâm của Trung Quốc
đối với chiến dịch chống tham nhũng trong Quân đội. (Thời Báo Kinh Tế Sài
Gòn 3/3) Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×