Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

05122017-Ban-tin-Phuc-vu-lanh-dao-1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.6 KB, 17 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 05 tháng 12 năm 2017)

TIÊU ĐIỂM.............................................................................................................................
1. “Cấm ngặt” việc bổ nhiệm người nhà trong các lĩnh vực nhạy cảm..................................
2. Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?............................................
CHÍNH SÁCH MỚI................................................................................................................
3. Giảm phí cơng chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá...................................................
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP................................................................................
4. Doanh nghiệp tốn 15.000 tỷ đồng mỗi năm vì thủ tục hành chính.....................................
5. Doanh nghiệp than về thủ tục và thái độ của cơ quan công quyền.....................................
6. Sửa quy định về hoạt động kinh doanh vàng: Nhiều ý kiến trái chiều...............................
7. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ hỗ trợ doanh nghiệp................................................
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN....................................................................................................
8. Có lẽ từ giờ thì dân hiểu vì sao thuế, phí tăng nhiều như thế?!..........................................
QUẢN LÝ................................................................................................................................
9. Chính phủ sẽ kiên quyết xử lý nạn bạo hành trẻ em...........................................................
10.Muốn tinh giản biên chế cần sáp nhập các xã....................................................................
11.Hà Nội tiếp tục tinh giản gần 9000 biên chế......................................................................
12.TP.HCM cân nhắc điều chỉnh thuế, phí theo cơ chế đặc thù..............................................
13.Bà Rịa - Vũng Tàu: Tổ chức kiểm tra, sát hạch trình độ 148 cơng chức cấp xã
........................................................................................................................................
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH....................................................................................................
14.Dự kiến bãi bỏ 12 thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản.........................
15.Điện lực miền Nam chuẩn bị cung cấp tất cả dịch vụ điện trực tuyến...............................
PHÁP LUẬT............................................................................................................................
16.Hà Nội: Kỷ luật 51 cán bộ ngành xây dựng.......................................................................
THẾ GIỚI................................................................................................................................
17.Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế lớn nhất trong hơn 3 thập kỷ.....................................
18.Giữ chân nhà đầu tư, Israel giảm thuế doanh nghiệp theo Mỹ...........................................
TIÊU ĐIỂM


“Cấm ngặt” việc bổ nhiệm người nhà trong các lĩnh vực nhạy cảm

1 trong 8 nhóm giải pháp đề trong trong chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng (PCTN) đến năm 2020 là bố trí
lãnh đạo cấp tỉnh, huyện không phải là người địa phương; không đề bạt, bổ
nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm trong những lĩnh vực nhạy
cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

1


Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP về Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện cơng tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến năm
2020. Mục tiêu của Chương trình nhằm tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của
Chính phủ trong cơng tác PCTN nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020; khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo
chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng,
thực hiện tốt các chủ trương của Đảng; củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng
Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Chính phủ quán triệt, chương trình hành động và quá trình tổ chức thực hiện đặt
trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham
nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng là quan trọng, cấp bách. Chương trình hành
động kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên
quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che,
dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng.
Một nguyên tắc căn bản được nhấn mạnh là khơng có vùng cấm, khơng có ngoại
lệ, khơng có đặc quyền trong xử lý tham nhũng, bất kể người đó là ai.
Việc phịng chống tham nhũng cần tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với
những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Kiên
quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phịng ngừa để khơng thể tham

nhũng, cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng; cơ chế bảo đảm để
khơng cần tham nhũng.
Chính phủ đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ chủ yếu thực hiện từ nay đến năm 2020: 1Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2- Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ,
công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về cơng tác tổ
chức, cán bộ; 3- Kiểm sốt tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch
trong thực thi cơng vụ; 4- Hồn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm
bảo hiệu lực, hiệu quả của cơng tác phịng, chống tham nhũng; 5- Tăng cường
cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; nâng
cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham nhũng; 6- Nâng cao
nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội; 7- Kiện toàn tổ chức bộ
máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có chức năng phịng,
chống tham nhũng; 8- Nội luật hóa các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc
về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện và pháp luật Việt Nam; mở rộng
phạm vi điều chỉnh của Luật PCTN ra khu vực ngoài nhà nước và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế trong PCTN.
Nhằm tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, cơng chức, viên chức; hồn thiện,
thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ, trong thời gian tới,
Chính phủ sẽ khẩn trương rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập
trong công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định
cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân,
2


khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý; quy định
chức trách của từng vị trí cơng tác, nâng cao vai trị, trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc
cán bộ, công chức khơng được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ;

tăng thẩm quyền và trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ cơng
tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm, xác minh, kết luận khi có dấu hiệu tham
nhũng.
Quy định và thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán
bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận; khắc phục
những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí cơng tác nhằm phịng ngừa tham
nhũng; thực hiện hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo
cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương; khơng bố trí, đề bạt, bổ
nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm một số cơng việc, lĩnh vực
nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực... (Dân Trí 4/12, P.Thảo)Về đầu trang
Sao lại khơng phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy là nội dung
đáng chú ý trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi do Bộ GDĐT đề xuất.
Thông tin này đang vấp phải ý kiến trái chiều từ phía người dân và các chuyên
gia giáo dục.
Mới đây, tỉnh Quảng Ngãi đưa ra quy định cán bộ công tác ở các sở, ban ngành
của tỉnh này phải “cắp sách” đi học lại… đại học chính quy nếu muốn thăng
quan tiến chức. Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình với chủ trương này.
Bởi chất lượng đào tạo giữa hệ chính quy và tại chức ở Việt Nam vẫn là một
khoảng cách khá xa, từ đầu vào, thi cử đến đầu ra. Chính vì thế, trước đề xuất
của Bộ GDĐT sẽ khơng phân biệt bằng chính quy và tại chức, nhiều người bày
tỏ lo lắng.
“Có thực tế, nhiều người học tại chức chỉ đến ghi danh, “nộp tiền’ để qua các kỳ
thi. Nếu bằng tại chức và chính quy là như nhau, tơi cảm thấy khơng cơng bằng
với người học, nhất là con em nông dân, những người khơng có tiền và quan hệ”
– Hồng Hạnh (sinh viên ĐH Thương mại) chia sẻ.
Theo đánh giá của Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục
Đại học (Bộ GDĐT), đề xuất thống nhất văn bằng đại học của Bộ GDĐT thể
hiện sự tiến bộ, cập nhật xu hướng thế giới. Tuy nhiên, những lo lắng của người

dân về việc “vàng thau lẫn lộn” trong việc cấp văn bằng hồn tồn có cơ sở.

3


“Ở nước ta lâu nay, chương trình đào tạo giữa chính quy và tại chức có sự khác
nhau. Hệ chính quy đầu vào cao, học nghiêm túc hơn. Hệ vừa học vừa làm
chương trình học bị cắt xén, đánh giá lỏng lẻo hơn. Tôi nghĩ, khi chất lượng
không như nhau chưa thể cấp 1 loại văn bằng” – Tiến sĩ Lê Viết Khuyến chia sẻ.
Tiến sĩ Khuyến cho rằng, việc cần nhất là siết chặt chất lượng đào tạo. Nếu quy
định bằng chính quy và tại chức như nhau, trong khi chưa kiểm soát được chất
lượng đào tạo sẽ tạo điều kiện cho những người muốn lợi dụng bằng cấp để
thăng tiến.
Còn theo quan điểm của Giáo sư Huỳnh Mùi – Hiệu trưởng Trường Công nghệ
Thăng Long, việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức khơng quan trọng
bằng việc người tuyển dụng sử dụng văn bằng đó như thế nào. “Tôi thấy khá
nhiều người đi học tại chức cốt để lấy bằng, để đúng quy trình bổ nhiệm. Nên
mấu chốt không nằm ở giá trị tấm bằng, mà nằm ở việc xã hội sử dụng bằng cấp
đó như thế nào. Với nhiều nhà tuyển dụng, họ không phân biệt bằng cấp mà dựa
vào năng lực làm việc. Với họ, bằng chính quy hay tại chức khơng quan trọng
nữa” – Giáo sư Huỳnh Mùi chia sẻ.
Tuy nhiên, để hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh, Giáo sư Huỳnh Mùi cho
rằng, ngoài việc siết chặt việc kiểm định chương trình đào tạo, cần phải có chế
tài với những cơ sở đào tạo và tuyển dụng gian dối. Có như vậy mới lấy được
niềm tin của người dân. (Lao Động 4/12, Đặng Trung)Về đầu trang
CHÍNH SÁCH MỚI
Giảm phí cơng chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá

Bộ Tài chính vừa có thơng tư giảm phí cơng chứng hợp đồng mua bán tài sản
đấu giá.

Theo đó, mức phí mới được tính trên giá trị tài sản bán được. Cụ thể với giá trị
tài sản dưới 5 tỷ đồng, mức thu phí cơng chứng là 90.000 đồng/trường hợp; từ 5
tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng, mức thu phí là 270.000 đồng/trường hợp; trên 20
tỷ đồng, mức thu phí là 450.000 đồng/trường hợp.
Mức phí trên giảm so với trước từ 10.000 - 30.000 đồng/trường hợp. Quy định
có hiệu lực từ ngày 11/12/2017. (VTV.vn 4/12)Về đầu trang
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP
Doanh nghiệp tốn 15.000 tỷ đồng mỗi năm vì thủ tục hành chính

Con số này được Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ Mai Tiến Dũng
dẫn chứng, để nói về thủ tục hành chính đang làm giảm khả năng cạnh tranh của
cộng đồng doanh nghiệp.

4


Chiều 4/12, hội nghị đối thoại doanh nghiệp “Tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến
nghị về khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh”, do Ban
nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục
hành chính của Thủ tướng tổ chức tại TP.HCM. Tại hội nghị lần đầu tiên này,
các doanh nghiệp (DN) tiếp tục phản ánh chuyện gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo đánh giá của ơng Trương Gia Bình - Trưởng ban Ban nghiên cứu phát triển
Kinh tế tư nhân, thời gian qua, Ban đã thực thi một cuộc khảo sát với 2 câu hỏi
cơ bản: Rào cản cụ thể nào cản trở hoạt động doanh nghiệp. và đánh giá của
doanh nghiệp đối với nỗ lực gỡ vướng các rào cản đó của các cơ quan Chính
phủ.
Kết quả khảo sát với khoảng 100 DN tham gia cho thấy 73% DN quan tâm tới
yếu tố thủ tục hành chính rườm rà; 6% DN đánh giá thái độ khối công quyền khi
ứng xử với DN, có 46% DN quan tâm yếu tố chồng chéo quản lý, các vấn đề

khác cũng được quan tâm nhưng ở mức thấp hơn.
Ơng Trương Gia Bình cho biết tới 73% DN cho rằng vướng mắc phần lớn liên
quan 4 vấn đề, gồm nhập khẩu với quá nhiều thủ tục, giao đất, yếu tố cấp thẻ
APEC và là các thủ tục thành lập DN. Khó khăn thủ tục tiếp cận thông tin thông
qua khối cơ quan Nhà nước vẫn là chuyện DN bức xúc nhiều nhất. Ngồi ra,
việc hình sự hóa các vấn đề kinh tế cũng được nhiều DN lo ngại. Một số DN
cịn thơng tin việc cán bộ có biểu hiện gây khó khăn, lợi ích cục bộ, nhũng
nhiễu.
“Các vấn đề tiếp theo là cổ phần hóa, xử lý nợ xấu và thực hiện các chương trình
hỗ trợ DN. Tuy nhiên, các vấn đề được DN thông tin có tốt, có chưa tốt, phản
ánh nỗ lực cải cách, vượt qua khó khăn của cả nền kinh tế giai đoạn qua”, ơng
Bình nói.
Theo đánh giá của Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nhìn
chung, các DN đã tích cực tham gia và đánh giá cao trọng tâm cải cách thủ tục
hành chính của Thủ tướng, trong đó việc hội nhập quốc tế là một điều kiện nền
tảng đã thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề chồng chéo, rào cản chia sẻ
thông tin, tiếp cận thơng tin qua cán bộ… vẫn cịn lớn.
“Vừa qua tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các cơ quan liên bộ và nhận
thấy riêng trong lĩnh vực nhập khẩu, các DN 1 năm tiêu tốn thêm 15.000 tỷ đồng
chi phí kiểm tra chuyên ngành. Điều này cho thấy những rào cản cần tháo gỡ
vẫn cịn nhiều”, ơng Dũng nói.
Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ cũng dẫn việc xếp hạng cải thiện môi trường
kinh doanh của Việt Nam lên 16 bậc, đứng thứ 68 theo đánh giá của Báo cáo
Môi trường Kinh doanh của World Bank 2017, như một dẫn chứng cho thấy
5


những cải cách hành chính của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều tiến bộ
đáng kể. Trong 11 tháng năm 2017, cả nước có 110.000 DN hoạt động, dự kiến
kết thúc năm sẽ đạt con số khoảng 120.000 DN.

“Hội đồng tư vấn sẽ tiếp tục tiếp nhận, tổng hợp các kiến nghị, khó khăn của
cộng đồng DN, tiếp thu các đóng góp giải pháp để trình Thủ tướng để có những
thay đổi kịp thời hỗ trợ DN trong thời gian sớm nhất. Trước mắt là bằng mọi
cách giảm chi phí logistics xuống mức hợp lý nhất để tăng thêm sức cạnh tranh
trên thị trường”, ơng Dũng nói. (News.zing.vn 4/12)Về đầu trang
Doanh nghiệp than về thủ tục và thái độ của cơ quan cơng quyền

Đó là nội dung được nêu ra tại Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp (DN) do Ban
Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục
hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức tại TPHCM chiều ngày 4-12.
Tình trạng giao tiếp ứng xử tuỳ nghi, vòi vĩnh, lạm dụng thanh tra, kiểm tra với
DN vẫn rất phổ biến không chỉ riêng với khối kinh doanh nhà hàng, khách sạn
mà phần đông doanh nghiệp các ngành đều gặp vấn đề này. Bên cạnh đó, việc áp
dụng pháp luật cũng cịn khá tuỳ nghi, ít cơng khai minh bạch, thiếu thống nhất
trên dưới, giữa các bộ ngành, đặc biệt là ở cấp địa phương nơi vẫn theo nề nếp
cũ, bị động, ngại thay đổi để chuyển từ quản lý sang kiến tạo, đồng hành...
Tại hội nghị, ơng Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách hành
chính thủ tục hành chính đã cơng bố báo cáo kết quả khảo sát trước thềm hội
nghị trên 100 DN thuộc các lĩnh vực: du lịch, kinh tế số và khởi nghiệp sáng tạo,
nơng nghiệp, tài chính và một số lĩnh vực vực khác.
Kết quả cho thấy, 3 rào cản lớn liên quan đến cơ chế, chính sách, thủ tục hành
chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đó là: thủ tục hành chính cịn
rườm rà, gây mất thời gian cho DN (chiếm 73% ý kiến của các DN khảo sát);
thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ cơ quan nhà nước chưa đúng mực, còn nhũng
nhiễu (chiếm 64%); có sự chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước (chiếm 46%).
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ cho biết, các
hội nghị đối thoại DN là một trong những nội dung nhằm triển khai chỉ đạo của
chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để cải cách các cơ chế , chính sách, thủ tục
hành chính nhằm giúp DN tháo gỡ các rào cản, các khó khăn, vướng mắc trong
đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cắt giảm chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động.

Tinh thần này đã được Thủ tướng và các thành viên Chính phủ chỉ đạo quyết liệt
trong suốt thời gian qua và kết quả đầu ra có thể nhìn thấy từ năm 2016-2017,
nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội đã được trong nước
và quốc tế ghi nhận.

6


Điều này cũng thể hiện ở số liệu tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực cũng
như số liệu thành lập mới các DN, đầu tư của khu vực tư nhân ấn tượng.
Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, Thủ tướng Chính phủ vẫn
làm việc liên tục với các thành viên Chính phủ và lãnh đạo Hội đồng tư vấn, chỉ
ra những tồn lại lớn cần tiếp tục nỗ lực không ngừng để tháo gỡ, nhằm tạo động
lực thật sự cho cộng đồng DN.
Ông Mai Tiến Dũng cũng nhìn nhận, với kết quả khảo sát ý kiến trước thềm hội
nghị cho thấy sự chuyển biến chậm về tư duy, hành động của các cấp quản lý,
đặc biệt là ở các cấp chính quyền địa phương; sự chồng lấn về chức năng, nhiệm
vụ và thiếu cơ chế liên thông, chia sẻ dự liệu giữa các cơ quan hành chính Nhà
nước.
Các quy định thủ tục hành chính dù cắt giảm và cải cách nhiều nhưng vẫn rườm
rà, phức tạp chưa tạo điều kiện cho DN sản xuất kinh doanh. Q trình thực thi
chính sách cịn nhiều méo nó, gia tăng thêm gánh nặng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh; sự lạm dụng pháp luật và tuỳ nghi trong ứng xử của cơ quan công
quyền với người dân, DN.
Chính vì thế, những hội nghị đối thoại là kênh quan trọng giúp Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ tìm ra giải pháp tháo gỡ, minh bạch hóa khâu thực thi của các
bộ ngành, các cấp chính quyền nhằm gia tăng hiệu quả q trình cải cách. (Sài
Gịn Giải Phóng 4/12, Nhung Nguyễn)Về đầu trang
Sửa quy định về hoạt động kinh doanh vàng: Nhiều ý kiến trái chiều


Dự thảo sửa đổi quy định về hoạt động kinh doanh vàng đã tạo ra nhiều ý kiến
trái chiều.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến sửa đổi, bãi bỏ một số điều kiện kinh
doanh đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng.
Tại điều 4, dự thảo bổ sung thêm nội dung: Nhà nước độc quyền huy động vàng
từ tổ chức, cá nhân, kinh doanh vàng trên tài khoản. Cũng tại điều này, bỏ điều
kiện kinh doanh đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh doanh vàng trang sức,
mỹ nghệ. Ngoài ra, dự thảo mới bổ sung một số thủ tục trong cấp phép kinh
doanh vàng miếng.
Theo các chuyên gia, dự thảo mới có thể khiến hoạt động mua bán vàng trong
nước trở nên sôi động hơn. Tuy nhiên, Hiệp hội vàng lại cho rằng, nội dung thay
đổi trong dự thảo chưa giải quyết được vướng mắc trong điều kiện kinh doanh
mà doanh nghiệp gặp phải. Đồng thời, dự thảo mới không nới lỏng điều kiện
kinh doanh cho doanh nghiệp.

7


Dự kiến trong thời gian tới, Hiệp hội kinh doanh vàng sẽ có buổi làm việc trực
tiếp với Ngân hàng Nhà nước để làm rõ khái niệm "kinh doanh vàng khác";
đồng thời đóng góp ý kiến cho dự thảo lần này. (Kênh VTV1 – Bản tin Tài
Chính Kinh Doanh lúc 12h45 ngày 4/12)Về đầu trang
Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ hỗ trợ doanh nghiệp

Theo dự thảo Đề án Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ hỗ trợ DN đang được
Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, Đề án xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ hỗ
trợ và phát triển DN là rất cần thiết nhằm thúc đẩy và nâng cao trách nhiệm của
các Bộ, ngành và các địa phương trong chỉ đạo, điều hành hỗ trợ DN không
ngừng phát triển và phản ánh sự phát triển của khu vực DN tại các địa phương.
Theo Bộ KH&ĐT, để đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả của các chính sách hỗ

trợ DN của các Bộ, ngành và các địa phương và sự phát triển của các DN, cần
phải có bộ chỉ tiêu được tính tốn khoa học để lượng hóa chính xác các kết quả
đó.
Chính vì vậy, Đề án xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ hỗ trợ và phát triển DN
là rất cần thiết nhằm thúc đẩy và nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành và các
địa phương trong chỉ đạo, điều hành hỗ trợ DN không ngừng phát triển và phản
ánh sự phát triển của khu vực DN tại các địa phương.
Đề án cũng đặt ra yêu cầu phải đánh giá được tính khả thi, mức độ đi vào cuộc
sống của Luật hỗ trợ DNNVV năm 2017, các Luật khác liên quan đến DN, Nghị
quyết, các chính sách của Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương. Đồng thời,
đánh giá, xếp hạng mức độ hỗ trợ và phát triển DN đối với Bộ, ngành và các địa
phương phải đảm bảo tính khách quan và tính khả thi.
Về nội dung, Đề án có hai nội dung lớn. Một là, xây dựng bộ chỉ số đánh giá,
xếp hạng các Bộ, ngành và các địa phương về mức độ hỗ trợ DN.
Theo đó, sẽ lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá mức độ hỗ trợ DN đối với các bộ,
ngành và các địa phương tập trung vào các lĩnh vực: Cải cách thủ tục hành
chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển; Tạo dựng môi trường thuận lợi
hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo; Tiếp cận các nguồn lực (tín dụng,
đất đai,…); Giảm chi phí cho DN…
Xây dựng phương án thu thập thơng tin để tính toán các chỉ số thành phần đánh
giá mức độ hỗ trợ DN đối với các Bộ, ngành và các địa phương đối với từng nội
dung cụ thể.
Bên cạnh đó, sẽ tổng hợp, tính tốn chỉ số chung đánh giá mức độ hỗ trợ DN đối
với các Bộ, ngành và các địa phương trên cơ sở các chỉ số thành phần; Xếp hạng
các bộ, ngành và các địa phương căn cứ vào chỉ số chung đánh giá mức độ hỗ
trợ DN.
8


Nội dung thứ hai của đề án là xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển DN

đối với các địa phương. Theo đó, sẽ lựa chọn các chỉ tiêu đo lường mức độ phát
triển DN hằng năm của các địa phương như: Số DN đăng ký thành lập mới, thu
hút lao động, thu hút vốn đầu tư, doanh thu, giá trị gia tăng, lợi nhuận, đóng góp
cho ngân sách Nhà nước, đầu tư đổi mới công nghệ, sáng tạo, bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững…
Bên cạnh đó, sẽ tổng hợp chỉ số chung đánh giá mức độ phát triển DN các địa
phương trên cơ sở các chỉ số thành phần; Xếp hạng các địa phương căn cứ vào
chỉ số chung đánh giá mức độ phát triển DN; Công bố kết quả xếp hạng mức độ
phát triển DN đối với các địa phương. (Hải Quan 3/12) Về đầu trang
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN
Có lẽ từ giờ thì dân hiểu vì sao thuế, phí tăng nhiều như thế?!

Có lẽ đã đến lúc tất cả các bộ, đặc biệt là Bộ Tài chính cần có một cuộc tổng rà
sốt và tinh giản các đầu mối như Bộ Công thương vừa thực hiện để kéo con số
từ hơn 9.100 xuống chứ “nhiều quan thế, dân nào nuôi nổi”?!
Bộ máy cồng kềnh, làm việc kém hiệu quả, chồng chéo, lấn sân… Đó là những
cụm từ quen thuộc đã xuất hiện từ nhiều năm nay, ai cũng biết và bản báo cáo
nào liên quan đến vấn đề này cũng nói. Thế nhưng, cồng kềnh đến mức như một
cơng bố mới đây thì dân khơng chỉ giật mình mà cịn… ngã ngửa bởi khơng thể
tưởng tượng cái sự cồng kềnh nó lại khủng khiếp đến như vậy.
Theo con số Chính phủ báo cáo với Quốc hội trong quá trình thực hiện việc
giám sát tối cao về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011
– 2016 vừa qua thì đến hết tháng 12/2016, cả nước có tổng cộng 337 Cục
trưởng, 767 Phó Cục trưởng, 218 Vụ trưởng, 593 Phó Vụ trưởng, 4599 Trưởng
phịng và tương đương, 7021 Phó Trưởng phịng và tương đương để quản lý
tổng số cơng chức 69.813 người…
So sánh thời điểm 2011 với tháng 12/2016, tại các Tổng cục thuộc Bộ, cơ quan
ngang Bộ số công chức giữ vị trí quản lý từ cấp phịng trở lên (gồm cả hàm)
tăng từ 12.216 lên 13.556 người. Tương tự ở các Vụ, Cục thuộc Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng từ 3.871 lên 4.619.

Trong khi Chính phủ đang nỗ với tinh thần kiến tạo, phục vụ, cần đội ngũ cán bộ
gọn nhẹ và tinh nhuệ thì những con số trên cho thấy, số lượng cán bộ toàn tăng
và tăng với phương châm “năm sau cao hơn năm trước”.
Song, điều ngạc nhiên là đứng ở “top đầu” của danh sách gây chống với số
cơng chức lãnh đạo lại là “cái kho tài chính quốc gia”, đó là Bộ Tài chính. Theo
báo cáo trên, bộ này có 181 cục trưởng, 423 cục phó, 63 vụ trưởng và 239 phó
9


vụ trưởng; số lượng cấp trưởng phịng, phó trưởng phịng và tương đương lên tới
hơn 9.100 người.
Đành rằng tài chính cho một quốc gia là rất quan trọng. Thế nhưng chỉ một bộ
mà tổng số có tới… hơn 9.100 “ơng quan” thì kinh khủng thật.
Người viết bài này khơng biết lương, à quên, thu nhập của một ông cục trưởng,
cục phó, trưởng, phó phịng ban là bao nhiêu nên khơng có con số cụ thể. Tuy
nhiên, chỉ nhìn vào cái con số hơn 9.100 vị, đã đoan chắc rằng đó là con số
khủng, rất khủng, một số tiền khổng lồ!
Mà tiền ấy ở đâu ra nhỉ, nếu không phải từ tiền thuế của dân? Thể nào dạo này
giá cả rồi phí, thuế tăng kinh khủng khiếp thế, Bộ Tài chính cũng “năng động và
nhiệt tình” với các khoản tăng đến thế…Và cũng thể nào, công cuộc tinh giản
biên chế càng ngày bộ máy càng phình ra.
Có lẽ đã đến lúc tất cả các bộ, đặc biệt là Bộ Tài chính cần có một cuộc tổng rà
sốt và tinh giản các đầu mối như Bộ Công thương vừa thực hiện để kéo con số
từ hơn 9.100 xuống chứ “nhiều quan thế, dân nào ni nổi”?! (Dân Trí 3/12, Bùi
Hồng Tám)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Chính phủ sẽ kiên quyết xử lý nạn bạo hành trẻ em

Sáng 4/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đồn Đại biểu Quốc hội thành
phố Hải Phịng đã tiếp xúc cử tri thành phố.

Tại buổi tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định Chính phủ sẽ kiên quyết xử lý nạn bạo hành trẻ em.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng cho biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ sớm
có hướng dẫn về cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018.
(Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 12h ngày 4/12)Về đầu trang
Muốn tinh giản biên chế cần sáp nhập các xã

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các nghị quyết Trung ương
6 khoá XII mới đây, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương - đã phân tích Nghị quyết số
18 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Ông Phạm Minh Chính cũng đã nêu rõ về sự cồng kềnh của bộ máy so với một
số nước trên thế giới. Theo ơng Chính, việc cần thiết bây giờ là phải đổi mới sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả.
10


Trao đổi với Báo Lao Động, ơng Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Trưởng ban
Tổ chức Trung ương - cho rằng vấn đề tinh giản biên chế là cần thiết nhưng cịn
gian nan lắm, vì cái khó nhất là đụng đến con người. Bây giờ có nhiều bộ nhiều
vụ, cục quá, vậy sẽ giảm ai, việc tinh giản biên chế tơi cho rằng cịn khó hơn
chống tham nhũng.
“Tơi cho rằng việc cần thiết nhất là cần sắp xếp lại bộ máy nhà nước ở địa
phương, bằng việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp thơn, bản và cấp xã. Cịn
ở Trung ương thì nên sáp nhập lại các cục, vụ có cơng việc tương đồng, từ đó
mới tinh giản được biên chế. Bây giờ trước tiên để tinh giản biên chế, phải sáp
nhập bộ máy trước, sau đó mới tinh giản được vì như thế số người cũng giảm
theo. Điều quan trọng trong tinh giản biên chế là phải công khai nếu không sẽ

sinh ra tiêu cực, chạy chọt để được ở lại” - ông Hương nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương
Minh Hoàng cho rằng việc thực hiện tinh giản biên chế Bộ Chính trị cũng ban
hành Nghị quyết 39 và Trung ương 6 khóa XII cũng ban hành Nghị quyết “Một
số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Cùng với vấn đề này, Quốc hội cũng đã thực hiện việc giám sát chuyên đề và
giám sát tối cao, ban hành Nghị quyết thực hiện chun đề và theo tơi biết,
Chính phủ cũng đã ban hành chương trình hành động thực hiện vấn đề này. Như
vậy các công việc, bước triển khai thực hiện đã bài bản, trình tự thủ tục và
những vấn đề có liên quan thì rất bài bản và đầy đủ. Có điều q trình thực hiện
như kết quả báo cáo về thực hiện Nghị quyết 39 vừa qua, tôi cho rằng việc thực
hiện của các cấp, ngành, đơn vị chưa nghiêm.
Theo ơng Hồng, các bước thực hiện đã rõ, tuy nhiên ông mong rằng từng bộ,
ngành, địa phương và trách nhiệm của người đứng đầu. Ở từng nơi đó, các cấp
ủy Đảng, ở đây tơi muốn nhấn mạnh đến các Ban thường vụ, Ban chấp hành,
Ban cán sự Đảng đồn phải qn triệt triệt để.
Ơng Hồng cũng rất đồng tình việc sáp nhập các xã thiếu tiêu chí, cũng như việc
sáp nhập thôn, bản cũng như nên sắp xếp lại các cục, vụ ở các bộ ngành Trung
ương. “Tôi cho rằng, việc sáp nhập các xã, thôn, bản là việc nên làm, nên triển
khai ngay để chứng minh việc làm của mình từ các việc cụ thể, để giảm cho
bằng được số lượng biên chế hiện nay, giảm chi phí rất lớn cho hành chính sự
nghiệp. Việc tinh giản biên chế phải công khai, đưa ra tập thể bàn một cách cơng
khai, minh bạch, đó là một trong những yếu tố để thoải mái tư tưởng cho công
chức. Việc đánh giá một con người cần phải nhìn vào thời gian cống hiến, để
đánh giá thực chất...” - ông Hồng nói. (Lao Động 4/12, Xn Hải)Về đầu trang

11



Hà Nội tiếp tục tinh giản gần 9000 biên chế

Hà Nội sẽ giảm hơn 8.700 biên chế do chuyển đơn vị sang tự chủ chi thường
xuyên và giảm thêm 225 biên chế hành chính so với năm 2017.
UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình Hội đồng Nhân dân về tổng biên chế
hành chính sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2018. Năm 2017 là một năm mà
Hà Nội thực hiện đợt tinh giản biên chế lớn nhất từ trước tới nay với 1.260 biên
chế.
Cũng trong năm tới, số biên chế cũng sẽ giảm được ở những đơn vị thí điểm
khốn xe cơng.
Theo kế hoạch, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm
2018 sẽ được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua vào sáng 5/12. (VTV.vn
4/12, Ngọc Hà)Về đầu trang
TP.HCM cân nhắc điều chỉnh thuế, phí theo cơ chế đặc thù

TP.HCM đang trong giai đoạn cân nhắc tăng thuế, phí theo cơ chế đặc thù. Vậy
đâu là những loại thuế, phí có thể điều chỉnh và tác động như thế nào đến đời
sống người dân?
Nghị quyết về cơ chế đặc thù của TP.HCM vừa chính thức được Quốc hội thơng
qua. Một nội dung đáng chú ý và thu hút sự quan tâm của người dân đó là Nghị
quyết này cho phép TP.HCM thí điểm tăng thuế đối với một số hàng hóa chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường; tăng một số loại phí, lệ phí;
cũng như đề ra một số loại phí, lệ phí chưa có trong danh mục.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 8 triệu phương tiện cá nhân, trong đó 90%
là xe máy, cịn lại là ô tô. Trước áp lực lượng phương tiện cá nhân này gây ra
cho hạ tầng giao thông của thành phố, cộng với chính sách khuyến khích người
dân sử dụng phương tiện cơng cộng, những loại phí liên quan đến phương tiện
cá nhân là đối tượng đang được thành phố cân nhắc để tăng theo cơ chế đặc thù.
Tăng phí sử dụng lòng lề đường tại các khu vực trung tâm; Tăng thuế tiêu thụ
đặc biệt với rượu bia, thuế bảo vệ mơi trường; Tăng thuế với các loại hình kinh

doanh như quán bar, đây là những loại thuế, phí mà thành phố Hồ Chí Minh
đang xem xét, cân nhắc để điều chỉnh theo cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, thành phố
cũng khẳng định khơng chỉ vì mục đích tăng thu ngân sách, mà mục đích chính
là để quản lý, điều tiết có hiệu quả các vấn đề phát sinh tại một đơ thị đặc biệt
như Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước lo ngại mức tăng này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí đời sống của
người dân, chuyên gia Trần Hoàng Ngân cho rằng cơ chế cho phép tăng, nhưng
khơng có nghĩa mọi loại thuế, phí đều được xem xét điều chỉnh theo hướng tăng,
mà sẽ được điều tiết một cách cân bằng, phù hợp.
12


Sau khi Nghị quyết cơ chế đặc thù được thông qua, đại diện chính quyền Thành
phố Hồ Chí Minh cũng khẳng định sẽ thảo luận, phản biện và cân nhắc kỹ vấn
đề tăng thuế, phí theo cơ chế đặc thù, chứ khơng phải cứ có Nghị quyết là tăng
thuế và khơng tăng thuế, phí kiểu tràn lan. (VTV.vn 4/12)Về đầu trang
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tổ chức kiểm tra, sát hạch trình độ 148 cơng chức cấp xã

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức thí điểm kỳ kiểm tra, sát
hạch công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Tham gia kỳ kiểm tra, sát hạch có 148 cơng chức xã, thuộc 2 vị trí: Chức danh
cơng chức Địa chính - Nơng nghiệp - Xây dựng và Mơi trường (đối với xã) và
chức danh Địa chính - Đô thị - Xây dựng và Môi trường (đối với phường, thị
trấn) của 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ huyện đảo Côn Đảo và
TP.Vũng Tàu đã tự tổ chức kiểm tra, sát hạch cơng chức trước đó).
Sau kỳ kiểm tra, sát hạch này, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có sơ kết rút
kinh nghiệm và có kế hoạch triển khai chung cho cả tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND
các huyện, thành phố sẽ chủ động thực hiện công tác tự kiểm tra, sát hạch đối
với đội ngũ cơng chức tại địa phương mình định kỳ và coi đây là công tác
thường xuyên nhằm xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ công

chức xã trên địa bàn. (Lao Động 4/12, Chí Văn)Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Dự kiến bãi bỏ 12 thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn ni, thủy sản

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến sẽ bãi bỏ 12 thủ tục hành chính
và quy định trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản. Các thủ tục và quy định này nằm
rải rác trong nhóm thủ tục hành chính (TTHC) từ khi nuôi, sử dụng con giống
đến phân phối, xuất khẩu.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, hiện có 83 TTHC
trong nhóm này. Trong đó, lĩnh vực chăn ni có 23 TTHC, lĩnh vực thú y có 43
TTHC và lĩnh vực quản lý chất lượng nơng lâm sản và thủy sản có 17 TTHC.
Trong số 12 thủ tục xem xét bãi bỏ gồm 7 thủ tục ở lĩnh vực chăn nuôi, 1 thủ tục
trong lĩnh vực thú y và thủ tục của lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản.
Một số thủ tục điển hình được xem xét bãi bỏ như cấp giấy phép nhập khẩu
giống vật ni ngồi danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh;
cấp giấy phép nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi; kiểm tra giảm chất lượng
thức ăn chăn ni nhập khẩu có thời hạn; các thủ tục về thẩm định điều kiện vệ
sinh thú y (được quy định các dạng cơ sở cụ thể) do Trung ương và địa phương
quản lý...

13


Ngồi 12 thủ tục đề nghị bãi bỏ trong nhóm thủ tục liên quan đến sản xuất, kinh
doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nơng thơn đang dự kiến đơn giản hóa 49 thủ tục khác trong lĩnh vực này. Ước
tính tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa TTHC nhóm này khoảng 27%, tổng chi phí
tuân thủ TTHC tiết kiệm được hơn 483 tỷ đồng/năm. (Đại Biểu Nhân Dân 4/12)
Về đầu trang

Điện lực miền Nam chuẩn bị cung cấp tất cả dịch vụ điện trực tuyến

Tổng Công ty Điện lực miền Nam đang khẩn trương chuẩn bị để hướng tới cung
cấp tất cả dịch vụ điện trực tuyến trong tháng 12/2017.
Theo đó, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng, công
nghệ thông tin, chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai thực hiện, rà soát nhiều
nội dung quan trọng để cung cấp dịch vụ điện trực tuyến.
Cụ thể, đơn vị liên quan có nhiệm vụ phối hợp vận hành ổn định mạng nội bộ,
hoàn thành phần mềm quản lý, hoàn thành nâng cấp trang web chăm sóc khách
hàng. 21 cơng ty điện lực tỉnh, thành phố có nhiệm vụ khẩn trương chuyển tất cả
cuộc gọi từ phòng giao dịch khách hàng của các đơn vị điện lực về Trung tâm
chăm sóc khách hàng, rà sốt hoạt động của trang web chăm sóc khách hàng,
đảm bảo cung cấp đầy đủ 19 dịch vụ điện theo quy định. (VTV.vn 4/12, Công
Trung)Về đầu trang
PHÁP LUẬT
Hà Nội: Kỷ luật 51 cán bộ ngành xây dựng

Đó là con số được nêu trong báo cáo thực hiện kết luận của chủ tọa tại phiên
chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 4 (HĐND Hà Nội khóa XV) gửi đến kỳ
họp thứ 5 HĐND TP Hà Nội khai mạc sáng 5.12.
Theo đó, từ năm 2014 đến nay, TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng thanh tra,
kiểm tra công vụ đối với 30 đội thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã, trong đó
phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực này và xem xét kỷ luật đối với 51 cán
bộ.
Cụ thể, Sở Xây dựng phát hiện, xem xét kỷ luật bằng các hình thức khiển trách
34 cán bộ, cảnh cáo 8, hạ bậc lương 3, giáng chức 2 và buộc thơi việc 4 cán bộ.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng Hà Nội đang tiếp tục kiểm tra, xem xét trách nhiệm
của các bộ phận, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong
thực thi công vụ, để xảy ra các vi phạm trật tự xây dựng mà chưa được phát
hiện, xử lý kịp thời.

Đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng liên quan đến
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên theo kết luận của Ủy ban
Kiểm tra Thành ủy và các cấp có thẩm quyền, Thành ủy Hà Nội đã kỷ luật bằng
14


hình thức khiển trách ơng Nguyễn Đức Hải – Trưởng ban Dân vận quận Hồng
Mai và ơng Nguyễn Anh Cường – Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận Hoàng Mai, do
thiếu trách nhiệm chỉ đạo, xử lý trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Theo quyết định, trong thời gian làm Phó Chủ tịch UBND quận Hồng Mai, ơng
Nguyễn Đức Hải trực tiếp phụ trách quản lý trật tự xây dựng, đã thiếu trách
nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, dẫn đến 8 dự án vi phạm trật tự xây
dựng (TTXD) trên địa bàn.
Đối với ông Nguyễn Anh Cường, trong thời gian giữ chức vụ Chánh Thanh tra
xây dựng quận, Đội trưởng Đội TTXD, đã thiếu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát dẫn
đến các dự án VP3, VP5, VP6 vi phạm TTXD, không chỉ đạo lập hồ sơ vi phạm
dự án VP3 và có trách nhiệm trong việc để mất 27 hồ sơ vi phạm TTXD tại
phường Hoàng Liệt.
Trước đó, tháng 3.2016, Sở Xây dựng đã tiến hành kỷ luật nhiều cán bộ liên
quan đến sai phạm tại cơng trình 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình,
Hà Nội). Theo đó, ơng Nguyễn Cương Quyết, Đội trưởng Đội Thanh tra xây
dựng quận Ba Đình và ơng Phạm Hùng Phương, Phó Đội trưởng bị giáng chức,
điều chuyển cơng tác khác. Cịn ơng Hồng Ngọc Vinh, Phó Chánh thanh tra và
ơng Lê Văn Đức, chun viên Phịng Quản lý cấp phép Sở Xây dựng Hà Nội,
phải nhận hình thức kỷ luật là khiển trách.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng cũng ra quyết định buộc thôi việc đối với ông
Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổ trưởng Thanh tra xây dựng phường Điện Biên.
Các ông Phạm Quốc Hùng, An Quốc Việt và Nguyễn Ngọc Anh, cán bộ Thanh
tra xây dựng quận Ba Đình, bị áp áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo, chuyển
công tác. (Lao Động 4/12, Tiến Lê)Về đầu trang

THẾ GIỚI
Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế lớn nhất trong hơn 3 thập kỷ

Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật cải cách thuế có phạm vi lớn nhất trong
3 thập kỷ trở lại đây, đánh dấu chiến thắng vang dội đầu tiên của Tổng thống
Trump trên con đường biến những lời cam kết khi tranh cử trở thành hiện thực.
Sau một phiên họp kéo dài nhiều giờ, cuối cùng với tỷ lệ sít sao 51 phiếu thuận
và 49 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã vượt qua các bất đồng trong nội bộ đảng
Cộng hòa và sự phản đối từ các thành viên đảng Dân chủ đối với những sửa đổi
dự luật được viết bằng tay vào phút chót, theo Reuters.
Với cuộc cải cách được xem là lớn nhất về chính sách thuế kể từ năm 1986,
Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa muốn bổ sung 1.400 tỷ USD vào
khoản nợ cơng 20.000 tỷ USD trong vịng 10 năm để hỗ trợ tài chính cho những
thay đổi mà họ cho là sẽ giúp kích thích nền kinh tế đang tăng trưởng.
15


Sau cuộc bỏ phiếu, ông Trump viết trên Twitter rằng bản thân đang mong chờ sẽ
sớm được ký vào bản thảo cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Để điều đó
xảy ra, các nhà làm luật Mỹ cần phải giải quyết những điểm khác biệt giữa bản
dự thảo vừa được Thượng viện thông qua và bản mà Hạ viện đã thơng qua tháng
trước.
Tiến trình này có thể bắt đầu ngay từ thứ hai tuần sau. Mặc dù 2 bản này có
nhiều điểm giống nhau về các yếu tố cơ bản, có một số điều khoản cụ thể sẽ gây
ra nhiều khó khăn. Sản phẩm cuối cùng sẽ trở thành vấn đề trọng tâm trong các
cuộc bầu cử năm 2018, sự kiện quyết định đảng nào sẽ kiểm soát Quốc hội.
Hồi tháng 9, Tổng thống Trump đã công bố đề xuất cải cách thuế quy mơ nhất
trong vịng 3 thập kỷ tại Mỹ. Theo đề xuất này, Mỹ sẽ hạ thuế thu nhập cá nhân
cho những người thu nhập cao từ 39,6% xuống cịn 35%; tăng gấp đơi mức khấu
trừ thuế tiêu chuẩn; đưa ra quy định về một khoản thu nhập nhất định khơng

phải đóng thuế cho tất cả người dân.
Đối với đề nghị của ông Trump về giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ
35% cuống còn 20%, cả Thượng viện và Hạ viện đều nhất trí. Nhưng Thượng
viện muốn giảm thuế từ năm 2019, muộn hơn 1 năm so với ý kiến của Hạ viện.
Một điểm khác biệt nữa là bản của Thượng viện chỉ giảm thuế thu nhập cá nhân
đến năm 2026 chứ không phải vĩnh viễn. Cả hai bản đều dự đoán thâm hụt ngân
sách liên bang sẽ tăng thêm 1.400 tỷ USD trong 10 năm nữa vì các chính sách
cải cách thuế (chưa tính đến yếu tố tăng trưởng kinh tế).
Hai bên có một chút khác biệt về mức thuế đánh vào phần lợi nhuận ở hải ngoại
của các tập đoàn đa quốc gia. Hạ viện muốn đánh thuế 14% đối với lợi nhuận
bằng tiền mặt và 7% đối với các tài sản kém thanh khoản hơn. Bản của Thượng
viện không đề cập trực tiếp đến mức thuế suất, nhưng 1 nguồn tin thân cận cho
biết con số lần lượt là 14,5% và 7,5%.
Tổng thống Trump tuyên bố chính sách mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tầng
lớp trung lưu, hỗ trợ người lao động và kiến tạo việc làm. Tuy nhiên, phe chỉ
trích cho rằng chính sách này chỉ làm lợi cho các cơng ty và tầng lớp người giàu,
có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ.
(Tapchitaichinh.vn 4/12, An Nhi)Về đầu trang
Giữ chân nhà đầu tư, Israel giảm thuế doanh nghiệp theo Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Israel đã lên tiếng cho biết, nước này sẽ giảm thuế doanh
nghiệp từ 24% xuống còn 23% ngay trong tháng này.

16


Sau khi dự luật cải cách thuế của Mỹ vừa được thơng qua, Bộ trưởng Tài chính
Israel cũng lên tiếng cho biết nước này cũng sẽ giảm thuế doanh nghiệp từ 24%
xuống còn 23% ngay trong tháng này.
Một mức thuế thấp hơn, hấp dẫn hơn là bước đi quan trọng để Israel giữ chân

được các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, vốn hoạt động tại Mỹ nhưng
đặt trụ sở nghiên cứu tại Israel.
Ngành công nghiệp công nghệ cao của Israel chỉ đứng sau thung lũng Silicon
của Mỹ, chiếm 14% sản lượng kinh tế đất nước, 50% giá trị xuất khẩu và 10%
lực lượng lao động. (VTV.vn 4/12)Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

17



×